- Tham gia
- 21/4/12
- Bài viết
- 336
- Điểm tương tác
- 168
- Điểm
- 43
Chương X TRẦN THÁI TÔNG
KHÓA HƯ LỤC
Sau đây là nội dung của sách Khóa Hư Lục do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ ấn hành tại Hà Nội năm 1943 dưới sự bảo trợ của trường Viễn Đông Bác Cổ:
Quyền Thượng:
Tứ Sơn
Phổ Thuyết Sắc Thân
Khuyến Phát Tâm Văn
Giới Sát Sinh Văn
Giới Thâu Đạo Văn
Giới Sắc Văn
Giới Vọng Ngữ Van
Giới Tửu Văn
Giới Định Tuệ Luận
Thụ Giới Luận
Niệm Phật Luận
Tọa Thiền Luận
Tuệ Giáo Giám Luận
Thiền Tông Chỉ Nam Tự
Kim Cương Tam Muội Kinh Tự
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi Tự
Bình Đẳng Lễ Sám Văn Tự
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ
Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ
Niệm Tụng Kệ
Quyền hạ:
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi
Chữ Khóa (trong Khóa hư) có nghĩa là hành trì học tập. Chữ Hư có nghĩa là với thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều. Như yếu của Khóa là sự siêng năng thực tập thiền học không để cho thời gian luống qua: nhu yếu của Hư là thái độ phá chấp tự do không kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và khai phóng của đạo Phật: thực hiện một cách tinh tiến đạo lý giác ngộ trong tinh thần phá chấp tự do và vô niệm. Điều này được thấy rõ trong đoạn văn sau đây trích từ bài Phổ Thuyết Sắc Thân:
“Nếu chưa đạt được tâm Phật và ý Tổ thì trước hết hãy trì gới, niệm kinh. Đến khi đạt tới trình độ Phật cũng không mà Tổ cũng không thì còn giới nào cần trì, kinh nào cần niệm? Lúc đó thì dù cư trú trong thế giới ảo sắc mà thật ra đã là cư trú trong thế giới chân sắc, ở trong phàm thân mà thực đã ở trong pháp thân”.
Trong ý hướng dẫn đạo sự tu hành thực tiễn ấy, Thái Tông thu góp một số bài vở mình đã viết liên hệ tới sự hướng dẫn thực hành và đặt cho chúng cái tên là Khóa Hư. Trước hết là hai bài Tứ Sơn và Phổ Thuyết Sắc Thân nhằm mục đích diễn tả tính cách vô thường, khổ và vô ngã của thực tại để gợi ý tỉnh thức. Tiếp đó là bài Khuyến Phát Tâm Văn, đề nghị người đọc phát tâm quyết chí tu tập đạo giải thoát. Rồi đến năm bài văn về sự giữ gìn năm giới luật căn bản của người Phật tử; Không sát sinh, không thâu đạo, không tà dâm, không vọng ngữ và không say rượu. Đây là khởi điểm thực tế của sự hành đạo, không phải là lý thuyết suông. Tiếp đến là những bài nói về phương pháp tu thiền.
Giới Định Tuệ Luận: trình tự thực hiện tuệ giác.
Thụ Giới Luận: sự cần thiết của sự nhận giữ giới luật
Niệm Phật Luận: phương pháp giản dị nhất để khởi chính niệm và diệt trừ tam nghiệp tham sân si.
Tọa Thiền Luận: nguyên tắc ngồi thiền
Tuệ Giáo Giám Luận: về liên hệ giữa định và tuệ.
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi: sáu nghi thức sám hối áp dụng sáu lần trong ngày nhằm mục đích thanh lọc tâm lý.
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ: lời gợi ý về một đề tài thiền định trong sách Bàn Sơn Thùy Ngữ: “Một con đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền”.
Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ: những lời Thái Tông trao đổi với các môn đệ, do môn đệ ghi chép lại.
Niêm Tụng Kệ: 43 công án thiền, do Thái Tông nêu cử, gợi ý và làm lời kệ tụng. Chính trong ba mục cuối vằ kể mà ta thấy được trình độ đạt thiền của Trần Thái Tông.
Ngoài ra sách Khóa Hư Lục còn in lại những bài tựa của ba cuốn sách do Thái Tông viết: đó là bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam, bài tựa sách Kim Cương Tam muội Kinh Chú Giải, bài tựa sách Bình Đẳng Lễ Sám Văn. Những bài tựa này được in trong Khóa Hư chung với các tiểu luận về thiền. Điều này cũng dễ hiểu bởi nội dung bài này cũng liên hệ tới việc hành thiền.
Trong bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943, có một lời tiểu dẫn cho biết rằng trước kia có một ấn bản ở chùa Đống Cao tỉnh Bắc Ninh, nhưng bản này không có các mục từ “Giới Sát Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”; sau đó có một vị tăng ở chùa Quất Tụ, huyện Yên Thế, đã theo bản in của thiền sư Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử và tạo thành bản in năm Đinh mão (1850, Tự Đức tam niên) (*), trong đó có cá bài từ “Giới Sát Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”.
(*) Thực ra đây chỉ là bản in năm Đinh Mão, Tự Đức năm thứ 21 (1867). Xin xem thêm Thơ văn Lý-Trần tập I, phần “Khảo luận văn bản”; Nxb Kho học xã hội, Hà Nội, 1997; tr. 109 (N.H.C.)
Các bản AB. 268, A. 1531, A. 1426 và AB. 367 của Thư Viện Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội đều chỉ có các mục Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc Thân, Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tam Văn và Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi, nghiã là tương tự như ấn bản chùa Đống Cao mà bài tiểu dẫn nói trên miêu tả. Một điều đáng chú ý là trong các bản lưu tại Thư Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội, có một bản chép tay chép lại một bản in năm 1631. Bản này có mang lời tựa của thiền sư Huệ Duyên chùa Sùng Quang, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường viết ngày rằm tháng Mười một năm Tân mùi, niên hiệu Long Đức thứ ba (1631). Sách này cũng mang theo lời dịch và giảng nghĩa bằng chữ Nôm của thiền sư Thận Trai, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh tự làVô Dật, viết vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười bảy (*).
(*) Xem thêm Trần Thị Băng Thanh: Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lý-Trần, Tạp chí Văn học, số 5-1972 (N.H.C.).
Ta không biết bản in của thiền sư Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa yên núi Yên Tử được thực hiện vào năm nào, chỉ biết bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943 đã căn cứ trên bản in của chùa Quất Tụ năm 1850, mà bản chùa Quất Tụ đã căn cứ trên bản chùa Hoa Yên. Xét về nội dung, ta thấy những bài như bài tựa Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải, bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam, Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ, Niêm Tụng Kệ, Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ đều có mang khí sắc Trần Thái Tông một cách rõ rệt. Những lời trao đổi giữa Thái Tông với các môn đệ (Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ) cũng thấy có in trong sách Thánh Đăng Lục.
Đọc kỹ toàn thể văn Khóa Hư Lục ta thấy rõ sách này chỉ là tuyển tập nhiều đoạn văn được sáng tác vào những thời gian khác nhau, chứ không phải là một tác phẩm được viết ra dưới một chủ đề duy nhất. Cái danh từ Khóa Hư dùng để làm đầu đề cho tuyển tập cũng gợi ý ấy. So sánh về nội dung, ta thấy tư tưởng của bài Tứ Sơn thật khác xa với tư tưởng Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ hay tư tưởng Bình Đẳng Lễ Sám Văn Tự. Tư tưởng bài Tứ Sơn cũng như tư tưởng trong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam còn mang nhiều dấu vết tổng hợp tư tưởng Phật Nho, chú trọng nhiều về hình thái văn từ hơn nội dung Thiền học. Tư tưởng Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niệm Tụng kệ chẳng hạn chứng tỏ một kiến thức thâm sâu và thuần túy về Thiền, như là các bài này đã được viết hai mươi năm sau bài Tứ Sơn và Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn. Các bài Niệm Phật Luận, Tọa Thiền Luận và Tuệ Giáo Giám Luận với giọng văn đơn giản đi thẳng vào đề tại thực tế chắc chắn cũng thuộc về một số những sáng tác đi sau Tứ Sơn. Về khoa nghi sám hối, chắc chắn Bình Đẳng Sám Hối Khoa Nghi, trong đó ý niệm sám hối được tạo dựng trên căn bản triết học pháp tính vô tính, chắc chắn cũng được sáng tác sau Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi.
Căn cứ trên những nhận xét ấy ta có thể nói rằng những đề mục sau đây trong Khóa Hư Lục đã được sáng tác trong buổi đầu, và có thể là đã được trích ra từ sách Thiền Tông Chỉ Nam.
Tứ Sơn: bốn bài thơ nói về bốn ngọn núi tượng trưng cho sinh, lão, bệnh, tử và những lời tựa cho bốn bài thơ ấy.
Các lời tựa này viết theo thể văn biền ngẫu, rất nhiều hình ảnh thi ca. chú trọng đến tính cách vô thường, khổ và vô ngã của thực tại.
Phổ Thuyết Sắc Thân: Nói về sinh mệnh con người cũng là văn biền ngẫu, có nhiều giá trị thi ca, và cũng nhấn mạnh đến tính cách vô thường và khổ đau của hiện hữu.
Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn: cùng lối văn biền ngẫu, cũng nói về vô thường, vô ngã của thực tại và khuyên người phát tâm tu đạo.
Các bài Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niêm Tụng Kệ tuy cũng có nội dung hướng dẫn sự thực hành Thiền học nhưng tư tưởng già dặn và thuần túy về Thiền của chúng cho ta thấy chúng không thể nằm trong Thiền Tông Chỉ Nam chung với những bài như ba bài trên được. Ta cũng có thể nói rằng Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi đã được sáng tác sau Thiền Tông Chỉ Nam không lâu: Thái Tông rất chú trọng về việc sám hối, đã sáng tác khoa nghi này để tự mình sử dụng và sau đó lưu hành cho người khác sử dụng. Việc Thái Tông bị ép cưới vợ đã có mang của anh ruột, theo tiêu chuẩn luân lý Khổng Mạnh đã được chính Thái Tông cho như là “thương luân bại lý” cùng việc phải chấp nhận điều Trần Thủ Độ ép làm trong mục đích trừng trị, chinh phạt... chắc góp phần trong ý hướng sám hối của vua.
KHÓA HƯ LỤC
Sau đây là nội dung của sách Khóa Hư Lục do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ ấn hành tại Hà Nội năm 1943 dưới sự bảo trợ của trường Viễn Đông Bác Cổ:
Quyền Thượng:
Tứ Sơn
Phổ Thuyết Sắc Thân
Khuyến Phát Tâm Văn
Giới Sát Sinh Văn
Giới Thâu Đạo Văn
Giới Sắc Văn
Giới Vọng Ngữ Van
Giới Tửu Văn
Giới Định Tuệ Luận
Thụ Giới Luận
Niệm Phật Luận
Tọa Thiền Luận
Tuệ Giáo Giám Luận
Thiền Tông Chỉ Nam Tự
Kim Cương Tam Muội Kinh Tự
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi Tự
Bình Đẳng Lễ Sám Văn Tự
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ
Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ
Niệm Tụng Kệ
Quyền hạ:
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi
Chữ Khóa (trong Khóa hư) có nghĩa là hành trì học tập. Chữ Hư có nghĩa là với thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều. Như yếu của Khóa là sự siêng năng thực tập thiền học không để cho thời gian luống qua: nhu yếu của Hư là thái độ phá chấp tự do không kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và khai phóng của đạo Phật: thực hiện một cách tinh tiến đạo lý giác ngộ trong tinh thần phá chấp tự do và vô niệm. Điều này được thấy rõ trong đoạn văn sau đây trích từ bài Phổ Thuyết Sắc Thân:
“Nếu chưa đạt được tâm Phật và ý Tổ thì trước hết hãy trì gới, niệm kinh. Đến khi đạt tới trình độ Phật cũng không mà Tổ cũng không thì còn giới nào cần trì, kinh nào cần niệm? Lúc đó thì dù cư trú trong thế giới ảo sắc mà thật ra đã là cư trú trong thế giới chân sắc, ở trong phàm thân mà thực đã ở trong pháp thân”.
Trong ý hướng dẫn đạo sự tu hành thực tiễn ấy, Thái Tông thu góp một số bài vở mình đã viết liên hệ tới sự hướng dẫn thực hành và đặt cho chúng cái tên là Khóa Hư. Trước hết là hai bài Tứ Sơn và Phổ Thuyết Sắc Thân nhằm mục đích diễn tả tính cách vô thường, khổ và vô ngã của thực tại để gợi ý tỉnh thức. Tiếp đó là bài Khuyến Phát Tâm Văn, đề nghị người đọc phát tâm quyết chí tu tập đạo giải thoát. Rồi đến năm bài văn về sự giữ gìn năm giới luật căn bản của người Phật tử; Không sát sinh, không thâu đạo, không tà dâm, không vọng ngữ và không say rượu. Đây là khởi điểm thực tế của sự hành đạo, không phải là lý thuyết suông. Tiếp đến là những bài nói về phương pháp tu thiền.
Giới Định Tuệ Luận: trình tự thực hiện tuệ giác.
Thụ Giới Luận: sự cần thiết của sự nhận giữ giới luật
Niệm Phật Luận: phương pháp giản dị nhất để khởi chính niệm và diệt trừ tam nghiệp tham sân si.
Tọa Thiền Luận: nguyên tắc ngồi thiền
Tuệ Giáo Giám Luận: về liên hệ giữa định và tuệ.
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi: sáu nghi thức sám hối áp dụng sáu lần trong ngày nhằm mục đích thanh lọc tâm lý.
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ: lời gợi ý về một đề tài thiền định trong sách Bàn Sơn Thùy Ngữ: “Một con đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền”.
Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ: những lời Thái Tông trao đổi với các môn đệ, do môn đệ ghi chép lại.
Niêm Tụng Kệ: 43 công án thiền, do Thái Tông nêu cử, gợi ý và làm lời kệ tụng. Chính trong ba mục cuối vằ kể mà ta thấy được trình độ đạt thiền của Trần Thái Tông.
Ngoài ra sách Khóa Hư Lục còn in lại những bài tựa của ba cuốn sách do Thái Tông viết: đó là bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam, bài tựa sách Kim Cương Tam muội Kinh Chú Giải, bài tựa sách Bình Đẳng Lễ Sám Văn. Những bài tựa này được in trong Khóa Hư chung với các tiểu luận về thiền. Điều này cũng dễ hiểu bởi nội dung bài này cũng liên hệ tới việc hành thiền.
Trong bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943, có một lời tiểu dẫn cho biết rằng trước kia có một ấn bản ở chùa Đống Cao tỉnh Bắc Ninh, nhưng bản này không có các mục từ “Giới Sát Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”; sau đó có một vị tăng ở chùa Quất Tụ, huyện Yên Thế, đã theo bản in của thiền sư Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử và tạo thành bản in năm Đinh mão (1850, Tự Đức tam niên) (*), trong đó có cá bài từ “Giới Sát Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”.
(*) Thực ra đây chỉ là bản in năm Đinh Mão, Tự Đức năm thứ 21 (1867). Xin xem thêm Thơ văn Lý-Trần tập I, phần “Khảo luận văn bản”; Nxb Kho học xã hội, Hà Nội, 1997; tr. 109 (N.H.C.)
Các bản AB. 268, A. 1531, A. 1426 và AB. 367 của Thư Viện Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội đều chỉ có các mục Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc Thân, Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tam Văn và Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi, nghiã là tương tự như ấn bản chùa Đống Cao mà bài tiểu dẫn nói trên miêu tả. Một điều đáng chú ý là trong các bản lưu tại Thư Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội, có một bản chép tay chép lại một bản in năm 1631. Bản này có mang lời tựa của thiền sư Huệ Duyên chùa Sùng Quang, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường viết ngày rằm tháng Mười một năm Tân mùi, niên hiệu Long Đức thứ ba (1631). Sách này cũng mang theo lời dịch và giảng nghĩa bằng chữ Nôm của thiền sư Thận Trai, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh tự làVô Dật, viết vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười bảy (*).
(*) Xem thêm Trần Thị Băng Thanh: Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lý-Trần, Tạp chí Văn học, số 5-1972 (N.H.C.).
Ta không biết bản in của thiền sư Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa yên núi Yên Tử được thực hiện vào năm nào, chỉ biết bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943 đã căn cứ trên bản in của chùa Quất Tụ năm 1850, mà bản chùa Quất Tụ đã căn cứ trên bản chùa Hoa Yên. Xét về nội dung, ta thấy những bài như bài tựa Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải, bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam, Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ, Niêm Tụng Kệ, Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ đều có mang khí sắc Trần Thái Tông một cách rõ rệt. Những lời trao đổi giữa Thái Tông với các môn đệ (Ngữ Lục Vấn Đáp Môn Hạ) cũng thấy có in trong sách Thánh Đăng Lục.
Đọc kỹ toàn thể văn Khóa Hư Lục ta thấy rõ sách này chỉ là tuyển tập nhiều đoạn văn được sáng tác vào những thời gian khác nhau, chứ không phải là một tác phẩm được viết ra dưới một chủ đề duy nhất. Cái danh từ Khóa Hư dùng để làm đầu đề cho tuyển tập cũng gợi ý ấy. So sánh về nội dung, ta thấy tư tưởng của bài Tứ Sơn thật khác xa với tư tưởng Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ hay tư tưởng Bình Đẳng Lễ Sám Văn Tự. Tư tưởng bài Tứ Sơn cũng như tư tưởng trong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam còn mang nhiều dấu vết tổng hợp tư tưởng Phật Nho, chú trọng nhiều về hình thái văn từ hơn nội dung Thiền học. Tư tưởng Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niệm Tụng kệ chẳng hạn chứng tỏ một kiến thức thâm sâu và thuần túy về Thiền, như là các bài này đã được viết hai mươi năm sau bài Tứ Sơn và Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn. Các bài Niệm Phật Luận, Tọa Thiền Luận và Tuệ Giáo Giám Luận với giọng văn đơn giản đi thẳng vào đề tại thực tế chắc chắn cũng thuộc về một số những sáng tác đi sau Tứ Sơn. Về khoa nghi sám hối, chắc chắn Bình Đẳng Sám Hối Khoa Nghi, trong đó ý niệm sám hối được tạo dựng trên căn bản triết học pháp tính vô tính, chắc chắn cũng được sáng tác sau Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi.
Căn cứ trên những nhận xét ấy ta có thể nói rằng những đề mục sau đây trong Khóa Hư Lục đã được sáng tác trong buổi đầu, và có thể là đã được trích ra từ sách Thiền Tông Chỉ Nam.
Tứ Sơn: bốn bài thơ nói về bốn ngọn núi tượng trưng cho sinh, lão, bệnh, tử và những lời tựa cho bốn bài thơ ấy.
Các lời tựa này viết theo thể văn biền ngẫu, rất nhiều hình ảnh thi ca. chú trọng đến tính cách vô thường, khổ và vô ngã của thực tại.
Phổ Thuyết Sắc Thân: Nói về sinh mệnh con người cũng là văn biền ngẫu, có nhiều giá trị thi ca, và cũng nhấn mạnh đến tính cách vô thường và khổ đau của hiện hữu.
Phổ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn: cùng lối văn biền ngẫu, cũng nói về vô thường, vô ngã của thực tại và khuyên người phát tâm tu đạo.
Các bài Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niêm Tụng Kệ tuy cũng có nội dung hướng dẫn sự thực hành Thiền học nhưng tư tưởng già dặn và thuần túy về Thiền của chúng cho ta thấy chúng không thể nằm trong Thiền Tông Chỉ Nam chung với những bài như ba bài trên được. Ta cũng có thể nói rằng Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi đã được sáng tác sau Thiền Tông Chỉ Nam không lâu: Thái Tông rất chú trọng về việc sám hối, đã sáng tác khoa nghi này để tự mình sử dụng và sau đó lưu hành cho người khác sử dụng. Việc Thái Tông bị ép cưới vợ đã có mang của anh ruột, theo tiêu chuẩn luân lý Khổng Mạnh đã được chính Thái Tông cho như là “thương luân bại lý” cùng việc phải chấp nhận điều Trần Thủ Độ ép làm trong mục đích trừng trị, chinh phạt... chắc góp phần trong ý hướng sám hối của vua.
Sửa lần cuối: