- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,095
- Điểm tương tác
- 1,038
- Điểm
- 113
Vô tự Chân kinh. Bài 17.- Thiền phái Vô Ngôn Thông.- Dùng THOẠI ÐẦU để ra khỏi cái bẩy "ngôn ngữ".
Không thấy ghi chép trường hợp Vô Ngôn Thông sử dụng thoại đầu để dạy đệ tử, nhưng ta được biết Cảm Thành, đệ tử ông, đã biết sử dụng phương pháp ấy. Ðây là một cuộc vấn đáp giữa Ngộ Ấn (mất năm 1090) và một vị tăng:
Vị tăng: Thế nào là đại đạo?
Ngộ Ấn: Ðường lớn.
Vị tăng: Kẻ học nhân này hỏi về đại đạo, hòa thượng lại nói về đường lớn; như vậy ngày nào kẻ học nhân này mới đạt được đại đạo?
Ngộ Ấn: Mèo con chưa biết bắt chuột đâu.
Vị tăng: Mèo con có Phật tính không?
Ngộ Ấn: Không.
Vị tăng: Tất cả các loại có hàm linh, loại nào cũng có Phật tính cả, tại sao hòa thượng lại không có Phật tính?
Ngộ Ấn: Ta không phải hàm linh.
Vị tăng: Nếu không phải hàm linh thì hòa thượng là Phật chăng?
Ngộ Ấn: Ta không phải Phật cũng không phải hàm linh.
Lời bàn;
Mẩu đối thoại trên đây cho thấy sự cố gắng của cả thiền sư lẫn đệ tử trong việc khai mở trí tuệ của người đệ tử.
Bắt đầu ta thấy vị tăng đưa ra câu hỏi về “đại đạo” − đối tượng của giác ngộ, và muốn nghe lời giải thích của Ngộ Ấn về đối tượng của sự chứng đắc này.
+ Ngộ Ấn thấy rằng đưa cho vị tăng một mớ ý niệm trừu tượng bằng "ngôn ngữ" về đại đạo thì chẳng có ích lợi gì cho ông ta cả, nên chỉ nói: đường lớn.
Câu trả lời này làm vị tăng thất vọng, bởi ông này đang chờ đợi những giải thích bằng "ngôn ngữ" có tính cách khái niệm và trừu tượng.- Ðường lớn là một hình ảnh cụ thể, là sự sống hiện thực mà không phải là những khái niệm triết học trừu tượng (vô ngôn).
Vào trường hợp của một căn cơ bén nhạy, hình ảnh này có thể gây xúc chạm để gợi ý chứng ngộ. Nhưng ở đây, vị tăng chỉ tỏ vẻ thất vọng suông: Mũi tên thứ nhất không bắn trúng đích.
+ Ngộ Ấn liền nói: “Mèo con chưa biết bắt chuột đâu”;
mục đích để cho vị tăng chiêm nghiệm thêm về thoại đầu “con đường lớn”. Nhưng vị tăng lại nghĩ rằng vị thiền sư chê mình không đủ khả năng để hiểu những lời giải thích về đại đạo nên đã không chịu giải thích.
Ông ta liền đem giáo lý Đại thừa ra để chặn thiền sư: “Mèo con có Phật tính không?”.
Ngộ Ấn là người giác ngộ, đâu còn bị ràng buộc bởi kinh điển giáo lý nữa, ông nói: “Không”.
Vị tăng bắt đầu nghĩ rằng Ngộ Ấn đi lệch khỏi giáo lý nhà Phật, bèn gạn hỏi lại, lần này một cách thiếu cung kính: “Kinh nói tất cả hàm linh đều có Phật tính, tại sao hòa thượng nói hòa thượng (thay vì con mèo) lại không có Phật tính?”.
Thiền sư Ngộ Ấn vẫn còn kiên nhẫn: “Ta không phải hàm linh” và sau câu hỏi “Thế ngài là Phật chăng?” ông còn cố gắng lần chót: “Ta không phải Phật cũng không phải hàm linh”.
Ta thấy ngay sự khác nhau giữa hai đàng: Một đàng thì muốn nghe (bằng "ngôn ngữ"những tư tưởng về đại đạo, một đàng thì muốn kéo người đối thoại trở về thế giới sinh hoạt thực tại (Vô Ngôn) và nhấn mạnh rằng đại đạo không nằm trong thế giới tư tưởng mà nằm trong thế giới sinh hoạt thực tại.
Một người thì đi tìm những định nghĩa căn cứ trên sự phân biệt, (văn tự ngôn ngữ) một người thì cố gắng đập gãy lề lối thói phân biệt để hiển lộ thực tại vốn thoát ly danh từ và sự phân biệt.(Vô Ngôn).
Thoại đầu không cần phải dài dòng bởi thoại đầu là dụng cụ tháo gỡ sự đạt ngộ mà không phải là những giải thích về đạt ngộ.
Pháp thoại trên là chủ đích đưa vào Vô Ngôn.
++++++
(Thiền cơ Vân Phong)
Vân Phong hỏi Thiện Hội :
Vân Phong: Làm sao tránh khỏi sinh tử?
Thiện Hội: Ði vào chỗ vô sinh tử.
Vân Phong: Chỗ vô sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội: Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong: Làm sao hiểu được?
Thiện Hội: Ði đi, mai sẽ tới gặp lại.
Lời bàn:
Thiện Hội đưa cho Vân Phong một chiếc chìa khóa “Vô sinh tử nằm ngay sinh tử”. Vân Phong không hiểu được, đòi Thiện Hội giải thích. Nhưng làm thế nào để giải thích một chiếc chìa khóa? Làm thế nào để giải thích một thoại đầu? Nếu Vân Phong có thể hiểu, là ông đã hiểu ngay khi đó; nếu ông không hiểu, đó là vì tâm trí của ông chưa chín, dù có nói thêm hai ba chục câu nữa ông cũng không hiểu. Thà rằng ông về phòng còn hơn. Sáng mai, qua một đêm thiền quán, có lẽ ông sẽ có thể bừng tỉnh được nhờ câu thoại đầu ấy.
Tu viện không phải là một Phật học Viện: Người hành giả phải sống điều mình học và sống bằng thiền quán. Nếu định lực đã mạnh, nếu căn cơ đã thuần thục, thì câu thoại đầu đưa ra có thể khơi mở giác ngộ; nếu căn cơ chưa thuần thục, thì phải trở về với đời sống thiền quán. Một mũi tên bắn ra thì một là trúng đích, hai là trật đích: Nếu hành giả không đạt ngộ ngay lúc đó, là thoại đầu không có hiệu lực. Dù có giải thích cũng vô ích.
Một hôm thiền sư Ðịnh Hương (mất năm 1051) hỏi đệ tử là Cứu Chỉ (mất năm 1067) “Nghĩa cứu cánh[15] là gì, ngươi có biết không?”. Cứu Chỉ trả lời “Không”. Ðịnh Hương nói: “Nghĩa cứu cánh là cái mà ta vừa mới trao cho ngươi đó”. Cứu Chỉ còn đang nghĩ ngợi thì Ðịnh Hương nói: “Ngươi đã bước trượt qua mất rồi!”.
Thoại đầu là thế; thoại đầu như một con sào do thiền sư đưa ra để người đệ tử nắm bắt, có khi bắt được, có khi không bắt được. Mỗi khi “bước trượt qua” là người đệ tử phải trở về với đời sống thường nhật để gia tăng công phu.
(hết trích)
Ý thiền sư Vô Ngôn Thông là thiền hay thiền sư không phải là một cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Thiền là sự tỉnh thức, sự sinh hoạt trong thế giới thực tại, chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải.
Thiền phái Vô Ngôn Thông.- Dùng THOẠI ÐẦU (như thế) để đưa hành giả ra khỏi cái bẩy "ngôn ngữ".
Không thấy ghi chép trường hợp Vô Ngôn Thông sử dụng thoại đầu để dạy đệ tử, nhưng ta được biết Cảm Thành, đệ tử ông, đã biết sử dụng phương pháp ấy. Ðây là một cuộc vấn đáp giữa Ngộ Ấn (mất năm 1090) và một vị tăng:
Vị tăng: Thế nào là đại đạo?
Ngộ Ấn: Ðường lớn.
Vị tăng: Kẻ học nhân này hỏi về đại đạo, hòa thượng lại nói về đường lớn; như vậy ngày nào kẻ học nhân này mới đạt được đại đạo?
Ngộ Ấn: Mèo con chưa biết bắt chuột đâu.
Vị tăng: Mèo con có Phật tính không?
Ngộ Ấn: Không.
Vị tăng: Tất cả các loại có hàm linh, loại nào cũng có Phật tính cả, tại sao hòa thượng lại không có Phật tính?
Ngộ Ấn: Ta không phải hàm linh.
Vị tăng: Nếu không phải hàm linh thì hòa thượng là Phật chăng?
Ngộ Ấn: Ta không phải Phật cũng không phải hàm linh.
Lời bàn;
Mẩu đối thoại trên đây cho thấy sự cố gắng của cả thiền sư lẫn đệ tử trong việc khai mở trí tuệ của người đệ tử.
Bắt đầu ta thấy vị tăng đưa ra câu hỏi về “đại đạo” − đối tượng của giác ngộ, và muốn nghe lời giải thích của Ngộ Ấn về đối tượng của sự chứng đắc này.
+ Ngộ Ấn thấy rằng đưa cho vị tăng một mớ ý niệm trừu tượng bằng "ngôn ngữ" về đại đạo thì chẳng có ích lợi gì cho ông ta cả, nên chỉ nói: đường lớn.
Câu trả lời này làm vị tăng thất vọng, bởi ông này đang chờ đợi những giải thích bằng "ngôn ngữ" có tính cách khái niệm và trừu tượng.- Ðường lớn là một hình ảnh cụ thể, là sự sống hiện thực mà không phải là những khái niệm triết học trừu tượng (vô ngôn).
Vào trường hợp của một căn cơ bén nhạy, hình ảnh này có thể gây xúc chạm để gợi ý chứng ngộ. Nhưng ở đây, vị tăng chỉ tỏ vẻ thất vọng suông: Mũi tên thứ nhất không bắn trúng đích.
+ Ngộ Ấn liền nói: “Mèo con chưa biết bắt chuột đâu”;
mục đích để cho vị tăng chiêm nghiệm thêm về thoại đầu “con đường lớn”. Nhưng vị tăng lại nghĩ rằng vị thiền sư chê mình không đủ khả năng để hiểu những lời giải thích về đại đạo nên đã không chịu giải thích.
Ông ta liền đem giáo lý Đại thừa ra để chặn thiền sư: “Mèo con có Phật tính không?”.
Ngộ Ấn là người giác ngộ, đâu còn bị ràng buộc bởi kinh điển giáo lý nữa, ông nói: “Không”.
Vị tăng bắt đầu nghĩ rằng Ngộ Ấn đi lệch khỏi giáo lý nhà Phật, bèn gạn hỏi lại, lần này một cách thiếu cung kính: “Kinh nói tất cả hàm linh đều có Phật tính, tại sao hòa thượng nói hòa thượng (thay vì con mèo) lại không có Phật tính?”.
Thiền sư Ngộ Ấn vẫn còn kiên nhẫn: “Ta không phải hàm linh” và sau câu hỏi “Thế ngài là Phật chăng?” ông còn cố gắng lần chót: “Ta không phải Phật cũng không phải hàm linh”.
Ta thấy ngay sự khác nhau giữa hai đàng: Một đàng thì muốn nghe (bằng "ngôn ngữ"những tư tưởng về đại đạo, một đàng thì muốn kéo người đối thoại trở về thế giới sinh hoạt thực tại (Vô Ngôn) và nhấn mạnh rằng đại đạo không nằm trong thế giới tư tưởng mà nằm trong thế giới sinh hoạt thực tại.
Một người thì đi tìm những định nghĩa căn cứ trên sự phân biệt, (văn tự ngôn ngữ) một người thì cố gắng đập gãy lề lối thói phân biệt để hiển lộ thực tại vốn thoát ly danh từ và sự phân biệt.(Vô Ngôn).
Thoại đầu không cần phải dài dòng bởi thoại đầu là dụng cụ tháo gỡ sự đạt ngộ mà không phải là những giải thích về đạt ngộ.
Pháp thoại trên là chủ đích đưa vào Vô Ngôn.
++++++
(Thiền cơ Vân Phong)
Vân Phong hỏi Thiện Hội :
Vân Phong: Làm sao tránh khỏi sinh tử?
Thiện Hội: Ði vào chỗ vô sinh tử.
Vân Phong: Chỗ vô sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội: Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong: Làm sao hiểu được?
Thiện Hội: Ði đi, mai sẽ tới gặp lại.
Lời bàn:
Thiện Hội đưa cho Vân Phong một chiếc chìa khóa “Vô sinh tử nằm ngay sinh tử”. Vân Phong không hiểu được, đòi Thiện Hội giải thích. Nhưng làm thế nào để giải thích một chiếc chìa khóa? Làm thế nào để giải thích một thoại đầu? Nếu Vân Phong có thể hiểu, là ông đã hiểu ngay khi đó; nếu ông không hiểu, đó là vì tâm trí của ông chưa chín, dù có nói thêm hai ba chục câu nữa ông cũng không hiểu. Thà rằng ông về phòng còn hơn. Sáng mai, qua một đêm thiền quán, có lẽ ông sẽ có thể bừng tỉnh được nhờ câu thoại đầu ấy.
Tu viện không phải là một Phật học Viện: Người hành giả phải sống điều mình học và sống bằng thiền quán. Nếu định lực đã mạnh, nếu căn cơ đã thuần thục, thì câu thoại đầu đưa ra có thể khơi mở giác ngộ; nếu căn cơ chưa thuần thục, thì phải trở về với đời sống thiền quán. Một mũi tên bắn ra thì một là trúng đích, hai là trật đích: Nếu hành giả không đạt ngộ ngay lúc đó, là thoại đầu không có hiệu lực. Dù có giải thích cũng vô ích.
Một hôm thiền sư Ðịnh Hương (mất năm 1051) hỏi đệ tử là Cứu Chỉ (mất năm 1067) “Nghĩa cứu cánh[15] là gì, ngươi có biết không?”. Cứu Chỉ trả lời “Không”. Ðịnh Hương nói: “Nghĩa cứu cánh là cái mà ta vừa mới trao cho ngươi đó”. Cứu Chỉ còn đang nghĩ ngợi thì Ðịnh Hương nói: “Ngươi đã bước trượt qua mất rồi!”.
Thoại đầu là thế; thoại đầu như một con sào do thiền sư đưa ra để người đệ tử nắm bắt, có khi bắt được, có khi không bắt được. Mỗi khi “bước trượt qua” là người đệ tử phải trở về với đời sống thường nhật để gia tăng công phu.
(hết trích)
Ý thiền sư Vô Ngôn Thông là thiền hay thiền sư không phải là một cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Thiền là sự tỉnh thức, sự sinh hoạt trong thế giới thực tại, chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải.
Thiền phái Vô Ngôn Thông.- Dùng THOẠI ÐẦU (như thế) để đưa hành giả ra khỏi cái bẩy "ngôn ngữ".