- Tham gia
- 3/9/14
- Bài viết
- 3
- Điểm tương tác
- 5
- Điểm
- 3
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Xin kính chào các Đại Đức đồng tu
Thật hoan hỷ khi được kết duyên lành cùng các vị Thiện Tri Thức và sớm hôm nghe lời dạy bảo. Nay Tôi xin được phép trình bày cái biết thô thiển của mình về Phật pháp kính mong chư Thiện Tri Thức minh giám
Đức Phật thị hiện ở đời cũng vì muốn giúp chúng sanh " Ngộ nhập Phật tri kiến " tức là giúp chúng sanh giác ngộ được " Chân Tâm " và " An Trụ Chân Tâm " vậy.
Chân Tâm của chúng sanh hay còn gọi là Phật Tánh , Như Lai Tàng ..... vốn không thể dùng tay để chỉ , dùng lời để nói cho được. Nhưng ở đây cũng xin dùng lời nói luận bàn để chỉ ra cái Chân Tâm Thanh Tịnh vậy. Ví như một người muốn chỉ Mặt Trăng cho người khác xem. Người đó dùng Ngón Tay chỉ lên Mặt Trăng và nói " Đây là Mặt Trăng ". Người kia phải nương theo hướng ngón tay nhìn lên sẽ thấy Mặt Trăng chứ không được nhìn Ngón Tay mà nghĩ Ngón Tay đó là Mặt Trăng. Thế nên phải biết Đức Phật thuyết Ba Tạng Kinh Điển cũng chỉ là phương tiện, cũng như " Ngón Tay " của ví dụ trên nhằm chỉ cho Chúng Sanh biết cái Bản Tâm Thanh Tịnh. Chúng ta đọc Kinh Luận phải biết dụng ý của Phật là muốn chúng ta suy nghĩ để nhận ra Bản Tâm chứ không nên chấp Kinh Luận là Phật Pháp , là mục đích của tu hành để hằng ngày chăm chỉ đọc tụng mà không chịu y theo Kinh Sách hồi quang phản chiếu nhân tâm để nhận ra được Bản Tâm của mình.
Bản Tâm Thanh Tịnh trong mỗi chúng ta ai cũng giống ai. Ở Bậc Thánh Hiền không thêm một chút , Ở Bậc Phàm Nhân cũng không giảm một chút. Chỉ có khác một điều là những Bậc giác ngộ đã xâm nhập và an trụ được trong Chân Tâm còn Bậc Phàm Nhân thì còn bị Vô Minh che lấp. Vậy làm sao Hiển Lộ được Bản Tâm của mình và Bản Tâm đó dài ngắn ra làm sao ?
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ Huệ Năng có nói " Lúc không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác. Cũng không nghĩ mình đang không nghĩ thiện , không nghĩ ác. Chính vào lúc đó Chân Tâm của chúng ta đang hiển lộ và soi sáng." Thật vậy như trích dẫn trên chúng ta hãy bình tâm suy nghĩ và thực hành một lần sẽ thấy được Bản Tâm của mình. Lúc đó phải chăng chúng ta vẫn soi sáng vạn vật mà tuyệt nhiên Tâm không lay động , không phân biệt. Lúc đó phải chăng việc gì đến thì ứng đối trôi chảy mà tuyệt nhiên Tâm không dính mắc vào bất cứ việc gì. Lúc đó phải chăng chúng ta thấy vạn Pháp vốn không hề dính mắc với Tâm. Đã không dính mắc thì Vạn Pháp sao làm Tâm mình thay đổi cho được. Chân Tâm vốn lìa tất cả Tướng thế nên cho dù Tướng của Vạn Pháp có thay đổi gì đi nữa thì đó là chuyện của Vạn Pháp còn Tâm chúng ta không vì thế mà thay đổi. Trong Chân Tâm vốn không lập được một pháp thế nên nó chỉ không trúng mà nói cũng không nhằm. Tự mỗi chúng ta Hồi Quang Phản Chiếu sẽ nhận ra được ví như người uống nước nóng lạnh tự mình biết.
Nhận ra được Bản Tâm Thanh Tịnh đó thật cũng chẳng có gì khó vì nó vốn là " Tâm Bình Thường " mà. Nhiều người tu tốn bao nhiêu thời gian , đọc tụng bao nhiêu là Kinh Điển nhưng cũng vì lầm chấp " Ngón Tay là Mặt Trăng " nên chưa nhận ra được bản tâm. Đến khi vì một tiếng gió thổi , một cành hoa.... nhận ra được Bản Tâm Thanh Tịnh thì thấy nó thật " Bình Thường " mới thốt lên " à thì ra là vậy ". Nhưng khoan vội mừng nhận ra được Bản Tâm đó cũng chưa gọi là Chứng được đạo hay Giải Thoát gì đâu nếu như không An Trụ hay Thể Nhập Chân Tâm đó.
Đức Phật có nói " Dùng Vọng Tâm mà tu hành thì chẳng khác gì người nấu cát mà muốn thành cơm. Cho dù nấu vô số Kiếp cũng không thể thành được". Nay chúng ta nhận được Bản Tâm Thanh Tịnh đó ví như đã có Gạo rồi . Dùng Chân Tâm mà tu hành thì cũng như dùng Gạo mà nấu Cơm chắc chắn sẽ có ngày thành công vậy.
Có người nghĩ rằng Đạo Phật thậm thâm vi diệu sao nói đơn giản quá vậy?
Thưa đừng nghĩ nhận ra được Bản Tâm Thường Trú là cao xa mà nên biết rằng an trụ được Bản Tâm Thanh Tịnh đó. Tức là lúc nào cũng hiện diện Chân Tâm mà đối nhân xử thế mới là khó. Nhận ra đó rồi mà lại mê đi theo Lục Trần trong phút chốc mới biết Đường Tu còn dài còn gian nan lắm. Nhưng hãy cố gắng lên , tinh tấn lên vì diệu dụng của Bản Tâm Thanh Tịnh là kết quả hoàn toàn xứng đáng cho công lao của chúng ta. Chẳng phải Lục Thông , Giải Thoát ..... đều là diệu dụng của Bản Tâm Thanh Tịnh đó sao. An Trụ Chân Tâm , Thể Nhập Chân Tâm càng sâu thì càng biết những diệu dụng bất khả tư nghì của nó.
Tiếp xúc Lục Trần mà không rời Chân Tâm thì là Giác. Ngược lại bị Lục Trần xoay chuyển che mờ Chân Tâm thì là Mê. Đã biết thế nào là Giác , thế nào là Mê thì làm Phật hay làm Chúng Sanh tự mình quyết định.
" Một niệm giác một niệm Phật
Một niệm mê một niệm Chúng Sanh
Niệm niệm giác niệm niệm Phật
Niệm niệm mê niệm niệm Chúng Sanh "
Kinh Pháp Bảo Đàn
Trên đây là những hiểu biết thô thiển của Tôi khi nghe Kinh " Pháp Bảo Đàn " và một số kinh điển khác. Kính mong các vị Thiện Tri Thức Công Đức cao dày minh giám cho.
Kính chúc Chư Vị Đại Đức thường gieo duyên lành với nhau, đời đời là Thiện Tri Thức của nhau để dìu dắt nhau tinh tấn tu hành sớm thành Đạo Quả.
Một niệm mê một niệm Chúng Sanh
Niệm niệm giác niệm niệm Phật
Niệm niệm mê niệm niệm Chúng Sanh "
Kinh Pháp Bảo Đàn
Trên đây là những hiểu biết thô thiển của Tôi khi nghe Kinh " Pháp Bảo Đàn " và một số kinh điển khác. Kính mong các vị Thiện Tri Thức Công Đức cao dày minh giám cho.
Kính chúc Chư Vị Đại Đức thường gieo duyên lành với nhau, đời đời là Thiện Tri Thức của nhau để dìu dắt nhau tinh tấn tu hành sớm thành Đạo Quả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật