Xin hỏi về chánh niệm.

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Tin Tin xin hỏi quý hữu cùng các vị tôn túc về chánh niệm.
Tin Tin thường nghe các sư thầy nói về việc giữ vững chánh niệm. Đặc biệt là ở Tịnh độ tông mọi người thường bảo nhau khi gần vãng sanh hãy giữ vững chánh niệm.
Tin Tin khó nghĩ chánh niệm cần giữ đó là niệm gì?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Tin Tin xin hỏi quý hữu cùng các vị tôn túc về chánh niệm.
Tin Tin thường nghe các sư thầy nói về việc giữ vững chánh niệm. Đặc biệt là ở Tịnh độ tông mọi người thường bảo nhau khi gần vãng sanh hãy giữ vững chánh niệm.
Tin Tin khó nghĩ chánh niệm cần giữ đó là niệm gì?

Kính thưa người bạn quý Tin Tin.

Chánh Niệm là 1 trong 8 Chánh Đạo:

1. Chánh kiến.
2. Chánh Tư duy.
3. Chánh ngữ
4. Chánh Nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh Tinh tấn.
7. Chánh Niệm.
8. Chánh định.

Đức Phật dạy. Chánh Niệm là ghi nhớ chân chánh, nền tảng của Chánh niệm là pháp quán Tứ Niệm Xứ. Đó là:

- quán thân bất tịnh.
- quán Tâm vô thường
- Quán pháp vô ngã
- quán Thọ là khổ.

* Ở kinh điển Nguyên thỉ. Đức Phật dạy:

- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

+ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác,chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

+ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi,ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

+ Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.


* Ở Tịnh Độ Tông. Chánh niệm là nhớ rõ ràng từng câu niệm Nam mô A Di Đà Phật, không tán loạn, không quên lãng.

Kính chúc Quý hữu hằng gìn Chánh niệm.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83


Kính thưa người bạn quý Tin Tin.

Chánh Niệm là 1 trong 8 Chánh Đạo:

1. Chánh kiến.
2. Chánh Tư duy.
3. Chánh ngữ
4. Chánh Nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh Tinh tấn.
7. Chánh Niệm.
8. Chánh định.

Đức Phật dạy. Chánh Niệm là ghi nhớ chân chánh, nền tảng của Chánh niệm là pháp quán Tứ Niệm Xứ. Đó là:

- quán thân bất tịnh.
- quán Tâm vô thường
- Quán pháp vô ngã
- quán Thọ là khổ.

* Ở kinh điển Nguyên thỉ. Đức Phật dạy:

- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

+ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác,chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

+ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi,ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.

+ Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.


* Ở Tịnh Độ Tông. Chánh niệm là nhớ rõ ràng từng câu niệm Nam mô A Di Đà Phật, không tán loạn, không quên lãng.

Kính chúc Quý hữu hằng gìn Chánh niệm.

Kính thưa trưởng bối Vô Ưu!
Mục đích của giữ chánh niệm là gì?
Theo tứ niệm xứ thì chánh niệm là quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ là khổ. Liệu ngày nay có ai thực hiện các pháp quán đó không? Ví như là trưởng bối chẳng hạn.
Sao lại có sự khác biệt về chánh niệm giữa tứ niệm xứ và tịnh độ tông. Vậy chánh niệm của người học Phật có sự sai khác sao?
Kính!
Trưởng bối Tin Tin có cao kiến gì?
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính thưa trưởng bối Vô Ưu!
Mục đích của giữ chánh niệm là gì?
Theo tứ niệm xứ thì chánh niệm là quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ là khổ. Liệu ngày nay có ai thực hiện các pháp quán đó không? Ví như là trưởng bối chẳng hạn.
Sao lại có sự khác biệt về chánh niệm giữa tứ niệm xứ và tịnh độ tông. Vậy chánh niệm của người học Phật có sự sai khác sao?
Kính!
Trưởng bối Tin Tin có cao kiến gì?

Thưa cùng quý hữu latuan!
Tin Tin là chúng sinh mang bệnh nên đành trông chờ các vị tôn túc, quý hữu hồi đáp, chỉ mong góp nhặt được điều lợi lạc từ mọi người.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Mục đích của giữ chánh niệm là gì?
Theo tứ niệm xứ thì chánh niệm là quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ là khổ. Liệu ngày nay có ai thực hiện các pháp quán đó không? Ví như là trưởng bối chẳng hạn.
Sao lại có sự khác biệt về chánh niệm giữa tứ niệm xứ và tịnh độ tông. Vậy chánh niệm của người học Phật có sự sai khác sao?

* Phiên bản giới- định- huệ.

Kính thưa Hiền giả latuan.

Theo thiển kiến của Vô Ưu, thì, Chánh niệm nói riêng, 8 Chánh đạo nói chung.- Là phiên bản khác của Tam Vô lậu học Giới- Định- Huệ.

- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhiếp về GIỚI HỌC.

- Chánh Tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định nhiếp về ĐỊNH HỌC.

- Chánh kiến, nhiếp về HUỆ HỌC.

Tam Vô Lậu học (giới- định- huệ), để hóa giải Tam Độc (tham, sân, si).

* Như vậy mục đích giữ Chánh Niệm là để thực hành Định học.

* Chẳng những chánh niệm giữa các Tông phái có những điểm đại đồng tiểu dị, là để khế hợp với bệnh cơ của chúng sanh khác nhau, nên thuốc dùng để đối trị cũng gia giảm khác nhau.

* Ngày nay, ngày xưa hay ngày mai sau sẽ vẫn có người thích hợp với từng pháp môn mà sẽ thực hành để tiến đến an định niết bàn.

Kính .

 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* Phiên bản giới- định- huệ.

Kính thưa Hiền giả latuan.

Theo thiển kiến của Vô Ưu, thì, Chánh niệm nói riêng, 8 Chánh đạo nói chung.- Là phiên bản khác của Tam Vô lậu học Giới- Định- Huệ.

- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhiếp về GIỚI HỌC.

- Chánh Tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định nhiếp về ĐỊNH HỌC.

- Chánh kiến, nhiếp về HUỆ HỌC.

Tam Vô Lậu học (giới- định- huệ), để hóa giải Tam Độc (tham, sân, si).

* Như vậy mục đích giữ Chánh Niệm là để thực hành Định học.

* Chẳng những chánh niệm giữa các Tông phái có những điểm đại đồng tiểu dị, là để khế hợp với bệnh cơ của chúng sanh khác nhau, nên thuốc dùng để đối trị cũng gia giảm khác nhau.

* Ngày nay, ngày xưa hay ngày mai sau sẽ vẫn có người thích hợp với từng pháp môn mà sẽ thực hành để tiến đến an định niết bàn.

Kính .


Kính trưởng bối Vô Ưu! Chánh niệm, bát chánh đạo là phiên bản khác của Giới - định - huệ? Mục đích của chánh niệm là định học? Có thể thế sao?
Tín đồ Công giáo, Hồi giáo một lòng giữ niệm hợp thể cùng Đấng quyền năng mà họ tôn thờ; Người đời lấy niệm mưu sinh chân chính,... Lẽ nào đấy cũng là chánh niệm?
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Kính trưởng bối Vô Ưu! Chánh niệm, bát chánh đạo là phiên bản khác của Giới - định - huệ? Mục đích của chánh niệm là định học? Có thể thế sao?
Tín đồ Công giáo, Hồi giáo một lòng giữ niệm hợp thể cùng Đấng quyền năng mà họ tôn thờ; Người đời lấy niệm mưu sinh chân chính,... Lẽ nào đấy cũng là chánh niệm?

* Nền tảng của Chánh niệm là 4 niệm xứ.

Kính thưa Hiền giả latuan.

Theo mình mục đích của Chánh niệm là để đưa hành giả vào các cảnh giới thiền.

Chánh niệm là nhân tố đưa đến các thiền chi Tầm và Tứ (giác và Quán), bước đầu để vào sơ thiền.

Còn về giáo lý của Đạo Chúa, đạo Hồi, hay người đời v.v... thì Vô Ưu nghĩ Hiền giả nên hỏi ngay nơi các vị ấy sẽ chính xác hơn.

Rất kính ngài, Hiền giả ạ.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* Nền tảng của Chánh niệm là 4 niệm xứ.

Kính thưa Hiền giả latuan.

Theo mình mục đích của Chánh niệm là để đưa hành giả vào các cảnh giới thiền.

Chánh niệm là nhân tố đưa đến các thiền chi Tầm và Tứ (giác và Quán), bước đầu để vào sơ thiền.

Còn về giáo lý của Đạo Chúa, đạo Hồi, hay người đời v.v... thì Vô Ưu nghĩ Hiền giả nên hỏi ngay nơi các vị ấy sẽ chính xác hơn.

Rất kính ngài, Hiền giả ạ.

Thưa cùng trưởng bối Vô ƯU!
Khi nói đến chánh niệm thì nên chăng xét đến là chánh niệm của ai?
Ai cũng có chánh niệm cả. Ví như gà mẹ nuôi con thì chánh niệm của gà mẹ là tìm mồi cho con, người khát nước chánh niệm là tìm nước uống, tín đồ Hồi giáo, Công giáo chánh niệm của họ là được hợp thể với đấng quyền năng, người đời vì việc mưu sinh mà chánh niệm của họ là ra sức làm việc...
Thế nên chánh niệm mà trưởng bối đưa ra là định học, là đưa hành giả vào cõi thiền thì thật không tột lý.
Đạo Phật lấy việc thoát khổ, giải thoát hoàn toàn nên đấy chính là chánh niệm của người học Phật. Chánh niệm của người học Phật có hai: Về mặt tục đế chánh niệm là việc thoát khổ, về mặt thế đế chánh niệm là việc giải thoát hoàn toàn. Khi hành nhân thường "nhắc nhỡ" mình bằng chánh niệm thoát khổ, giải thoát hoàn toàn họ sẽ sống tỉnh giác, đoạn trừ tham sân si mạn nghi, tà kiến mà có đời sống an lạc, tự tại, tâm minh, trí sáng, chánh niệm tinh thuần thì hoa khai kiến Phật.
Tịnh độ tông lẽ ra chánh niệm là việc vãng sanh. Đáng tiếc...
Ít lời vụng tỏ bày. latuan thật không nên muốn rìu trước mắt thợ.
Kính!
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Thưa cùng trưởng bối Vô ƯU!
Khi nói đến chánh niệm thì nên chăng xét đến là chánh niệm của ai?
Ai cũng có chánh niệm cả. Ví như gà mẹ nuôi con thì chánh niệm của gà mẹ là tìm mồi cho con, người khát nước chánh niệm là tìm nước uống, tín đồ Hồi giáo, Công giáo chánh niệm của họ là được hợp thể với đấng quyền năng, người đời vì việc mưu sinh mà chánh niệm của họ là ra sức làm việc...
Thế nên chánh niệm mà trưởng bối đưa ra là định học, là đưa hành giả vào cõi thiền thì thật không tột lý.
Đạo Phật lấy việc thoát khổ, giải thoát hoàn toàn nên đấy chính là chánh niệm của người học Phật. Chánh niệm của người học Phật có hai: Về mặt tục đế chánh niệm là việc thoát khổ, về mặt thế đế chánh niệm là việc giải thoát hoàn toàn. Khi hành nhân thường "nhắc nhỡ" mình bằng chánh niệm thoát khổ, giải thoát hoàn toàn họ sẽ sống tỉnh giác, đoạn trừ tham sân si mạn nghi, tà kiến mà có đời sống an lạc, tự tại, tâm minh, trí sáng, chánh niệm tinh thuần thì hoa khai kiến Phật.
Tịnh độ tông lẽ ra chánh niệm là việc vãng sanh. Đáng tiếc...
Ít lời vụng tỏ bày. latuan thật không nên muốn rìu trước mắt thợ.
Kính!

Thưa quý hữu latuan!
Do đâu mà quý hữu cho rằng chánh niệm phải hiểu như thế... như thế? Kinh sách nào minh chứng lời của quý hữu là tột lý? Xin quý hữu mở lòng vì chúng sinh bệnh Tin Tin.
Mến
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Thưa quý hữu latuan!
Do đâu mà quý hữu cho rằng chánh niệm phải hiểu như thế... như thế? Kinh sách nào minh chứng lời của quý hữu là tột lý? Xin quý hữu mở lòng vì chúng sinh bệnh Tin Tin.
Mến

Kính trưởng bối Tin Tin!
Ngôn phong của trưởng bối tinh minh, lịch lãm. Thật không giống một chúng sinh bệnh, nếu thật là chúng sinh bệnh thì bệnh hẳn không hề nhẹ!
latuan không câu thúc bởi kinh điển nên không ngại nạn vấn của các vị bằng hữu. Trưởng bối Tin Tin đã hỏi vậy thì latuan xin hầu tiếp.
Theo trưởng bối kinh điển là chánh pháp sao? Với latuan là không vậy.
Sở dĩ chánh niệm latuan diễn giải như thế là vì chánh pháp vốn lưu xuất từ tâm, chư Phật 3 thời cũng từ tâm mà thành tựu. latuan lấy vô minh làm giác ngộ, lấy phiền não làm bồ đề thế nên chánh niệm không y tựa nơi kinh sách mà nương nơi như nó là.
Người học Phật ngày nay tham vô minh, đắm ngộ. Y tựa dăm câu kinh bất liễu nghĩa tự nhận duyên phận bọt bèo, sinh nhầm thời mạt pháp nên nương kinh kệ chỉ mong hội tụ phước báu, chí liễu thoát sinh tử gửi nơi đầu môi, chót lưỡi, chí nguyện kỳ thực chỉ là nguyện kiếp mai hậu tướng hảo quang minh, tiền tài dồi dào. Tiếc rằng chút phước báu vun bồi nơi hiện kiếp khó mong tìm được thân như ý ở đời sau vì cộng nghiệp của thế gian do vô minh đang hủy hoại dần nguồn sống của trái đất. Thế nên chút phước báu nhỏ nhoi làm sao cứu được kẻ mê lầm.
Trưởng bối hẳn biết Phật pháp khó tin, thân người khó được! Bảo trọng!
Kính!
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính trưởng bối Tin Tin!
Ngôn phong của trưởng bối tinh minh, lịch lãm. Thật không giống một chúng sinh bệnh, nếu thật là chúng sinh bệnh thì bệnh hẳn không hề nhẹ!
latuan không câu thúc bởi kinh điển nên không ngại nạn vấn của các vị bằng hữu. Trưởng bối Tin Tin đã hỏi vậy thì latuan xin hầu tiếp.
Theo trưởng bối kinh điển là chánh pháp sao? Với latuan là không vậy.
Sở dĩ chánh niệm latuan diễn giải như thế là vì chánh pháp vốn lưu xuất từ tâm, chư Phật 3 thời cũng từ tâm mà thành tựu. latuan lấy vô minh làm giác ngộ, lấy phiền não làm bồ đề thế nên chánh niệm không y tựa nơi kinh sách mà nương nơi như nó là.
Người học Phật ngày nay tham vô minh, đắm ngộ. Y tựa dăm câu kinh bất liễu nghĩa tự nhận duyên phận bọt bèo, sinh nhầm thời mạt pháp nên nương kinh kệ chỉ mong hội tụ phước báu, chí liễu thoát sinh tử gửi nơi đầu môi, chót lưỡi, chí nguyện kỳ thực chỉ là nguyện kiếp mai hậu tướng hảo quang minh, tiền tài dồi dào. Tiếc rằng chút phước báu vun bồi nơi hiện kiếp khó mong tìm được thân như ý ở đời sau vì cộng nghiệp của thế gian do vô minh đang hủy hoại dần nguồn sống của trái đất. Thế nên chút phước báu nhỏ nhoi làm sao cứu được kẻ mê lầm.
Trưởng bối hẳn biết Phật pháp khó tin, thân người khó được! Bảo trọng!
Kính!

Thưa quý hữu latuan!
Rất cảm ơn quý khách hữu chỉ điểm. Là Tin Tin thuyền nhỏ không thể ra sông lớn, đành làm chúng sinh bệnh nương nhờ lời đúng pháp của các bậc thiện trí thức tìm lối sang sông.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên