Xin Ngài Ba Tuần chỉ điểm

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
ha hahah [smile]

cho nên HVT cũng không hiểu mình PHỤC ỔNG chỗ nào [smile] ... bởi vì ỔNG CÓ QUÁ NHIỀU CỤ THỂ [smi
--> điều này đúng chứ [smile]


Một Tiểu kiếp có hai thời: thời giảm và thời tăng. Thời giảm khởi đầu từ thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm, rồi cứ mỗi một trăm năm giảm đi một năm, giảm mãi đến khi thọ mạng của người ta chỉ còn có 10 năm. Hết cái khoảng trăm năm mà người ta chỉ sống có 10 năm, thì sang thời tăng. Bắt từ đây trở đi, cứ 100 năm lại tăng lên một năm, tăng mãi đến khi thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm như lúc đầu. Vậy thì:

Mỗi thời giảm hay mỗi thời tăng có:

(8.4000 - 10) x 100 = 8.399.000 năm.

Mỗi Tiểu kiếp (hiệp lại là 1 thời giảm với 1 thời tăng) có: 8.399.000 x 2 = 16.798.000 năm.


cho nên ... cứ nói KINH NGHIỆM "DUY THỨC" của 1 đời người ... là 1 TRĂM NĂM ... thì 1 tiểu kiế[ đã chứa đú kinh nghiệm của "167,980" kiếp NGƯỜI rùi [smile]

1 đại kiếp có tới 80 tiểu kiếp ... 12 đại kiếp ... là tổng cộng 167,980*80*12 = là số lượng KIẾP NGƯỜI QUÁ DÀI [smile]


như vậy ... [smile ]

--> SỰ KHÁC BIỆT VỀ "KINH NGHIỆM" VỀ KHÔNG trên phương diện DUY THỨC đó BAO LỚN VẬY ?

Ai cũng nói PHẬT PHÁP THẬM THÂM VI DIỆU ... nhưng có ai nói tới nó --> BAO LỚN và VI DIỆU cỡ nào không ? [smile]

*** nếu chúng ta dùng MỖI CON SỐ trong đống số nhiều kinh khủng đó .. diễn đạt 1 CON NGƯỜI .. trong số người đang sống chung cùng 1 THẾ GIỚI [smile]

--> thì đủ thấy ... THẾ GIỚI HOA TẠNG --> LỚN CỠ NÀO rùi [smile]


ờ mà đúng hông ?

KLL

Hi hi...

Chúc lão huynh một ngày vui vẻ!

Hôm nay tiểu đệ có chuyện phiền não trong gia đình nên cũng không có gì để giao lưu Phật Pháp.

Tiểu đệ nghĩ phàm là người sống ở đời những chuyện phiền não nhiều như biển rộng muốn tránh cũng chẳng được. Vì vậy chỉ có thể đối mặt!

Có những khi ở vào hoàn cảnh thật khó xử. Mỗi lần như vậy tiểu đệ lại phải xem lại cách hành xử của mình đã ổn chưa? Thật sự là tiểu đệ cảm thấy nếu những hoàn cảnh như vậy không xuất hiện thì tốt biết bao nhưng mà chỉ là mong ước.

Phải làm gì trong những hoàn cảnh khó xử? Tiểu đệ vẫn còn đang bế tắc và phiền não.

Lão huynh từng trải nhiều có thể cho tiểu đệ lời khuyên ứng xử mỗi khi vào thế khó đỡ được không?

Haizzz . Có lẽ phiền não hiện chỉ đành thưởng thức vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khi chưa viên mãn PHIỀN NÃO, thì chưa chứng sự diệt tận của PHIỀN NÃO.

Nên nghĩ rằng: Những phiền não đều do bám chấp tự ngã.
Vì vậy không nên bám chấp tự ngã này là ngã và ngã sở.

Ngã và ngã sở lúc nào cũng PHÂN BIỆT đến CÓ và KHÔNG trong thân lẫn ngoài thân- Như là trong ngoài lẫn lộn CÓ cái THÂN này với cái PHÁP THÂN.

Phải suy nghĩ rằng THÂN và PHÁP THÂN đều chỉ là danh tự, cho nên là cả hai không có quyết định tính.


Thế nào là cắt đứt bám chấp tự ngã? Bằng vô sở đắc.

Nếu là vô sở đắc, thì không có bám chấp tự ngã.
Vô sở đắc là rời xa hai cái CÓ, và cái KHÔNG - Như là CÓ cái PHÁP THÂN vốn là KHÔNG.

Tại sao phải NÓI về cái KHÔNG???
KHÔNG là cái gì đó KHÔNG THỂ NÀO nói "CÓ hay KHÔNG!"

KHÔNG chỉ có thể TRỰC NHẬN từ kinh nghiệm của cá nhân mỗi khi TỰ GIÁC ra cái LÝ KHÔNG trong mọi vấn đề phiền não nan giải.

Duy-ma-cật nói: “Hết thảy quốc độ của chư Phật
đều không,”.
Lại hỏi: “Quốc độ của chư Phật do cái gì mà
không?”
Lại đáp: “Vì Không nên không”.
Lại hỏi: “Đã Không, cần gì Không nữa?”
Lại đáp: “Vì vô phân biệt Không, cho nên
Không”

Lại hỏi: “Không, có thể phân biệt ư?”
Lại đáp: “Mọi phân biệt cũng Không”.

Lại hỏi: “Phải tìm Không ở đâu?”
Lại đáp: “Phải tìm trong sáu mươi hai kiến
chấp“.
Lại hỏi: “Sáu mươi hai kiến chấp phải tìm ở đâu?”
Lại đáp: “Nên tìm trong giải thoát của chư Phật”.
Lại hỏi: “Tìm sự giải thoát của chư Phật ở đâu?”
Lại đáp: “Nên tìm trong tâm hành của hết thảy
chúng sinh”.


Không làm được điều này thì sự tu trị không có sự sắc bén của trí tuệ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kinh nghiệm về Lý KHÔNG:

Thiền sư Duy Tín đời Tống nói về hành trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, với ba câu ngắn như sau:

“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông”.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... [smile]

Kính bạn HVT 1 ly trà [smile]

HVT nói có phiền não .. thì Tương Ưng Bộ có đoạn chép về Tương Ưng Phiền Não như sau:

dục tham đối với mắt --> là tùy phiền não của tâm

Dục tham đối với tai --> là tùy phiền não của tâm.

Dục tham đối với mũi --> là tùy phiền não của tâm.

Dục tham đối với lưỡi --> là tùy phiền não của tâm.

Dục tham đối với thân --> là tùy phiền não của tâm.

Dục tham đối với ý --> là tùy phiền não của tâm.

4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.



Phương Pháp loại trừ thì cũng có nhiều ... nhưng Trong Kinh Trường Bộ thì đức Phật phân nó thành bốn loại luôn gọi là:

Dục như ý thần túc,

Tâm như ý thần túc,

Tinh tấn như ý thần túc,

Tư duy như ý thần túc


Bi giờ nói tới chữ DỤC NHƯ Ý THẦN TÚC đi ... như chúng ta đã nhìn thấy ở trên .. trong DỤC thì có 6 loại dục ... bi giờ đối với bên ngoài .. thì Ta là Chủ Thể .. và Bên Ngoài Cảnh là Đối Tượng ... nhưng trong bất kỳ sự TƯƠNG TÁC nào

thì ngoài TA là Chủ Thể --> nhìn thấy --> Đối Tượng

Ta còn là Đối Tượng --> BỊ THẤY --> bởi Chủ Thể nữa [smile]

cả 2 CHỦ THỂ đều vui --> thì mới có SỰ ĐẦY ĐỦ ... gọi là THẦN TÚC về thọ tưởng và hành ...

*** rùi thì BỊ XÚC, BỊ NGHE, BỊ HỬI, BỊ SỜ [smile] .... cũng vậy luôn [smile]


nói tới TÂM như Ý Thần Túc .. thì là ... phương pháp đã mở rông luôn tới những "phương pháp tâm học",

tinh tấn như ý thần túc ... là nói sự tương tác ... đối tượng chủ thể .. chủ thể đối tượng có sự tiến bộ ... thay đổi ..

và nói tư duy như ý thần túc .. là nói tới Ý Thức Giới và Pháp Giới phát triển [smile --> Chánh Tư Duy [smile]

*** Vi Diệu Pháp cũng có ghi chép việc thực hành bốn thần túc này tương đối chi tiết và cụ thể [smile]


Nhưng ở Kinh Tương Ưng Bộ [smile] đức Phật có đưa ra 1 ví dụ cụ thể về cái DỤNG của PHÁP THÂN tương đối đặc biệt:


VIII. Miếng Ðá Vụn - (Tạp, Ðại 2,355a)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), tại vườn Nai (Maddakucchi) 2) Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải.

Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt.

Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú.

Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác --> nhẫn chịu --> không phiền não.


Nếu là người bình thường thì chúng ta nói:

- tôi dẫm trúng mảnh đá bị đau ... bị nhức, khó chịu ... --> TÔI ĐAU KHỔ, TÔI PHIỀN NÃO

vậy tại sao đức Phật lại nói là:

- tôi dẫm trúng mảnh đá, bị đau, bị nhức, khó chịu --> NHẪN CHỊU --> TÂM KHÔNG PHIỀN NÃO [smile]


Đó là vì ngay trong lúc có 1 CÁI TÔI PHIỀN NÃO XUẤT HIỆN ... vẫn có 1 CÁI TÂM KHÔNG PHIỀN NÃO THƯỜNG TRÚ [smile]

và cái TÂM KHÔNG PHIỀN NÃO đó .. cái định xuất thế (hỏng phải là CÁI TÔI kia) .. bất tăng bất giảm .. bất cấu bất tịnh [smile]


và ý nghĩa TÂM NHƯ Ý THẦN TÚC, TƯ DUY NHƯ Ý THẦN TÚC --> "CHƠN TÂM" vốn đã đầy đủ [smile]

và nó có thể làm được gì ? [smile]

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm,

hướng tâm --> đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác --> từ nơi thân này --> cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
- Kinh Trường Bộ



Định Mạng --> Chánh Định

Kinh Trường Bộ nói tới 1 nguyên lý quan trọng đó là Định Mạng .. có thể nói là Mạng nào thì Định Mạng đó quyết định cái định của mạng đó có bền vững, hay không bền vững . có rung động với cảnh này hay cảnh nọ hay không

cho nên ... trong Kinh Tương Ưng Bộ [smile] --> đức Phật nói tới 1 ĐỊNH MẠNG trong bài kệ dưới trong đoạn kinh Đá Vụn rất là hay

Các vị Bà-la-môn,

- Tinh thông năm Vệ-đà,

- Dầu tu tập khổ hạnh,

- Cho đến hàng trăm năm,

- Tâm họ không có thể,

--> Chơn chánh được giải thoát.


Tự tánh quá hạ liệt, [smile ... chưa hoàn toàn thấu NGHĨA KHÔNG ]


Không đến bờ bên kia,

Bị khát ái chi phối,

Bị giới cấm trói buộc,

Dầu tu tập khổ hạnh,

Cho đến hàng trăm năm,

Tâm họ không có thể,

Chơn chánh được giải thoát.

Tự tánh quá hạ liệt,

Không đến bờ bên kia.

Ở đời không nhiếp phục,

Kiêu mạn cùng các dục,

Tâm không được an tịnh,

Không tu tập Thiền định.

Ở trong rừng cô độc,

Nhưng tâm tư phóng dật,

Vị ấy khó vượt khỏi,

Sự chinh phục tử thần.

Nhiếp phục được kiêu mạn,


Khéo tu tập Thiền định, [trực chỉ chơn tâm ... ĐỊNH MẠNG --> CHÁNH ĐỊNH ]

Tâm tư khéo an tịnh,

Giải thoát được viên mãn,

Ở trong rừng cô độc,

Tâm tư không phóng dật,

Vị ấy khéo vượt khỏi,

Sự chinh phục tử thần.


ờ mà đúng không ?
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Cùng cùng cùng...
Dìu nhau đi... dưới Bóng nợ nần.!!!

Chán quá ngồi thừ nhìn...
,,, ... Tình cờ MÌNH lại gặp nhau!!!

Âm vang đâu đây...
"Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì"???

Hề hề... cái Tôi này luôn phiền não???
Chẳng biết chẳng biết...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cùng cùng cùng...
Dìu nhau đi... dưới Bóng nợ nần.!!!

Chán quá ngồi thừ nhìn...
,,, ... Tình cờ MÌNH lại gặp nhau!!!

Âm vang đâu đây...
"Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì"???

Hề hề... cái Tôi này luôn phiền não???
Chẳng biết chẳng biết...
CÓ Ý mới nói lời này. Còn Ý thì còn NGÃ.
CÓ biết mới nói Chẳng Biết! Biết nói Chẳng Biết là NGÃ nói.

Thế nào là Bản Giác BIẾT? Không danh tự.

Thế nào là BIẾT không danh tự? THƯỜNG BIẾT rõ ràng xưa nay không một vật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hồi đó ... lúc tui đọc kinh Trung Bộ .. bữa đó .. mở cái MỤC LỤC ra nhìn .. thấy có 3 bài kinh CÓ TỰA ĐỀ HẾT XẢY

cho nên mở ra đọc liền .. và trong đó [smile] --> mới biết đức Phật có cái gì hay [smile] --> để ĐỐI TRỊ PHIỀN NÃO [smile]

đố bạn BTO biết là mấy kinh gì [smile] ?

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Dạ kính đạo hữu HVT.

Ủa, hướng đạo vô vi, thì trong cái thấy biết đâu có người thấy biết; trong cái kinh nghiệm đâu có người kinh nghiệm, phải không???

Dẫn lời Lục Tổ dạy: "Ngay niệm lìa niệm, là vô niệm!!! Ngay tướng lìa tướng, là vô tướng!!!" Chứ không phải là không có niệm có tướng. Trực chỉ XẢ LY.

Cũng như thế, kinh Kim Cang cũng nói về Nghĩa Ba Câu??? Thấm nghĩa này thì danh xưng, tướng hiện phải hoạt dụng, không có khẳng định. Trực chỉ XẢ LY tướng - pháp và danh - ngã!!!

Lời trên chẳng phải cái Tôi này.
Tự hối tự hối.

Cung kính.
Thế nào là Vô Ngã nói? ?? Nói cái KHÔNG BIẾT.

Thế nào là nói cái KHÔNG BIẾT??? Tự trả lời.

Tự hối là NGÃ MẠN
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
CÓ Ý mới nói lời này. Còn Ý thì còn NGÃ.
CÓ biết mới nói Chẳng Biết! Biết nói Chẳng Biết là NGÃ nói.

Thế nào là Bản Giác BIẾT? Không danh tự.

Thế nào là BIẾT không danh tự? THƯỜNG BIẾT rõ ràng xưa nay không một vật.

Có Không, không Có, bây giờ... Có Không???

Thế mới biết tướng của văn tự nhiều ảnh hiện, nhúc nhích là biến liền. Nhưng làm sao thoát được tứ cú của người.

Thôi về đi... đường trần đâu có gì...
Còn ai với... nồng nàn, BIẾT MÌNH BIẾT.!!!

Đùa vui tí mà, lời cái Tôi này dành cho ý hội, chẳng phải hiện tướng cho người xét, vậy nha.

Cung kính.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
ha ha ha [smile]

hồi đó ... lúc tui đọc kinh Trung Bộ .. bữa đó .. mở cái MỤC LỤC ra nhìn .. thấy có 3 bài kinh CÓ TỰA ĐỀ HẾT XẢY

cho nên mở ra đọc liền .. và trong đó [smile] --> mới biết đức Phật có cái gì hay [smile] --> để ĐỐI TRỊ PHIỀN NÃO [smile]

đố bạn BTO biết là mấy kinh gì [smile] ?

ờ mà đúng hông ? [smile]

Dạ kính đạo hữu khuclunglinh.

Nữa, nữa nhé đạo hữu, cứ tiếp tục giúp người hữu duyên.
Cái Tôi này luôn đọc những gì đạo hữu viết, nhờ vậy mà tiếp thu kha khá...,,, mà này, khi lưu tâm chuyển tải ý, đạo hữu viết hay lắm nha.

Đúng như lời Phật dạy: cùng khắp pháp giới đều là Thiện Tri Thức.

Cái Tôi này luôn phiền não... nhờ đạo hữu chỉ bày lời Phật dạy.!!!

Cung kính.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Thế nào là Vô Ngã nói? ?? Nói cái KHÔNG BIẾT.

Thế nào là nói cái KHÔNG BIẾT??? Tự trả lời.

Tự hối là NGÃ MẠN

Dạ kính đạo hữu VM.

Cái Tôi này mắt có bụi, nên thấy nơi nào có thuốc chữa là hỏi liền, hỏi cho rõ biết. Mong được thuốc hay... biết đâu hết bệnh cho người... ba thời.

Lời nói, nhiều khi chẳng chuyển được ý hoặc không hợp thời, cái Tôi này sợ NÓ làm... Khổ người nên... Tự Hối vậy mà.

Kính mong đạo hữu truyền đạt những gì trải nghiệm, nhằm lợi lạc cho người hậu học vậy. Thật, muốn lắm thay.!!!

Cung kính.
BTO.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Dạ kính đạo hữu VM.

Cái Tôi này mắt có bụi, nên thấy nơi nào có thuốc chữa là hỏi liền, hỏi cho rõ biết. Mong được thuốc hay... biết đâu hết bệnh cho người... ba thời.

Lời nói, nhiều khi chẳng chuyển được ý hoặc không hợp thời, cái Tôi này sợ NÓ làm... Khổ người nên... Tự Hối vậy mà.

Kính mong đạo hữu truyền đạt những gì trải nghiệm, nhằm lợi lạc cho người hậu học vậy. Thật, muốn lắm thay.!!!

Cung kính.
BTO.

Tại sao Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả???

Vì vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như HUYỄN, nên thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả

Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Có Không, không Có, bây giờ... Có Không???

Thế mới biết tướng của văn tự nhiều ảnh hiện, nhúc nhích là biến liền. Nhưng làm sao thoát được tứ cú của người.

Thôi về đi... đường trần đâu có gì...
Còn ai với... nồng nàn, BIẾT MÌNH BIẾT.!!!

Đùa vui tí mà, lời cái Tôi này dành cho ý hội, chẳng phải hiện tướng cho người xét, vậy nha.

Cung kính.
BIẾT MÌNH BIẾT thì KHỔ mình, KHỔ người.
Nói BIẾT MÌNH BIẾT là CÓ cái ngã BIẾT mình làm KHỔ mình KHỔ người.

Con người vốn VÔ TRI KHÔNG BIẾT!
Phải dựa vào DANH TỰ. Sau đó mới MẤP MÁY MÔI LƯỠI tạo ra cả ngàn ÂM THANH (NGÔN TỰ) khác nhau.


Như vậy:

DANH TỰ , NGÔN TỰ vốn được tạo ra từ căn bản VÔ TRI, KHÔNG BIẾT nên VÔ NGHĨA, VÔ LÝ, VÔ GIÁ TRỊ.

Nói năng hỏi đáp trích dẫn giải thích Phật Pháp chỉ là khoe khoang khoác lác cái NGÃ MẠN.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
BIẾT MÌNH BIẾT thì KHỔ mình, KHỔ người.
Nói BIẾT MÌNH BIẾT là CÓ cái ngã BIẾT mình làm KHỔ mình KHỔ người.

Con người vốn VÔ TRI KHÔNG BIẾT!
Phải dựa vào DANH TỰ. Sau đó mới MẤP MÁY MÔI LƯỠI tạo ra cả ngàn ÂM THANH (NGÔN TỰ) khác nhau.


Như vậy:

DANH TỰ , NGÔN TỰ vốn được tạo ra từ căn bản VÔ TRI, KHÔNG BIẾT nên VÔ NGHĨA, VÔ LÝ, VÔ GIÁ TRỊ.

Nói năng hỏi đáp trích dẫn giải thích Phật Pháp chỉ là khoe khoang khoác lác cái NGÃ MẠN.

Chào đạo hữu Vo Minh,

"Nói năng hỏi đáp trích dẫn Phật Pháp" là mục đích của việc tạo ra một Diễn Đàn Phật Giáo, là nơi để mà mọi người được nói, chia sẻ cái Tri kiến cá nhân do học tập hoặc do kinh nghiệm mà biết được. Nếu bỏ cái này đi, hả chẳng phải bỏ cả Vo Minh đi hay sao ? Thế thì làm sao để cho giáo pháp được "tuyên lưu" trường cửu.

Danh tự, ngôn ngữ là do con người tạo ra để xã hội loài người gắn kết, tồn tại. Loài người quả vốn "vô tri không biết" thì cái liễu tri cũng sẽ chẳng thể đến với tất cả loài người. Há chẳng phải đức Phật Thích Ca đã mang thân người với địa vị Thái tử con Vua hay sao, vậy mà vẫn tuyên lưu giáo pháp thượng thừa:
Tri bất tri, liễu vô tri,
hành vô hành, tuyệt đối đãi.

Như lời Phật dạy: Vô vô minh diệt, vô vô minh tận; Vô khổ tập diệt đạo; Vô trí diệc vô đắc.
Hay như:
Không không, không một, không hai
Không dời không đổi không phai không mờ
Không thêm bớt không nhơ không sạch
Không thủy chung, không diệt không sanh.

Cũng đều là tướng danh tự cả.

Khoe khoang khoác lác là đức tính nên bỏ, nhưng tuyệt luận cố hành chẳng phải là việc ép người nên theo.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
BIẾT MÌNH BIẾT thì KHỔ mình, KHỔ người.
Nói BIẾT MÌNH BIẾT là CÓ cái ngã BIẾT mình làm KHỔ mình KHỔ người.

Con người vốn VÔ TRI KHÔNG BIẾT!
Phải dựa vào DANH TỰ. Sau đó mới MẤP MÁY MÔI LƯỠI tạo ra cả ngàn ÂM THANH (NGÔN TỰ) khác nhau.


Như vậy:

DANH TỰ , NGÔN TỰ vốn được tạo ra từ căn bản VÔ TRI, KHÔNG BIẾT nên VÔ NGHĨA, VÔ LÝ, VÔ GIÁ TRỊ.

Nói năng hỏi đáp trích dẫn giải thích Phật Pháp chỉ là khoe khoang khoác lác cái NGÃ MẠN.

Hi hi...

Chào VM!

Đã vô ngã thì cũng chẳng thể tu cho thành có!

Vì kiến, văn, giác, tri vốn đã vô ngã lại còn đi chê trách cái gì nữa?

Tất cả công dụng dụng đều là tập khí hiện bày ( nghiệp ). Suốt ngày sinh mà chẳng sinh, suốt ngày diệt mà chẳng diệt lại có việc gì khác?

Chỉ là nghiệp lành hay độ nghiệp ác!

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu cho thấu đáo và chuyển hết tà nghiệp thành thiện nghiệp thì hơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tại sao Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả???

Vì vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như HUYỄN, nên thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả

Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!

Tại sao Đức Phật nói: "Chớ cho rằng đức Như-Lai NGHĨ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh???

Bởi vì:
Phật là chúng sanh! Chúng Sanh là Phật!
CÓ chúng sanh rồi mới CÓ Phật nên Phật chẳng hóa độ chúng sanh thành Phật!
Chúng sanh lại chẳng hóa độ được ai thành Phật.


Lý luận theo LÝ DUYÊN KHỞI là:
"CÓ chúng sanh mới CÓ Phật! KHÔNG CÓ chúng sanh thì CÓ cái quái khỉ gì là Phật!???"


Như vậy:
Lý DUYÊN KHỞI chứng minh quá rõ ràng

"NHÂN DUYÊN tương tác khi nào chúng sanh là Phật!"

NHÂN DUYÊN chưa tới thì hoàn toàn không có cái quái khỉ gì là "GIÁC NGỘ"


Còn "TỰ ĐỘ! ĐỘ THA!" hay "Ta là Phật đã thành! Chúng sanh là Phật sẽ thành???!"
Chỉ có dụ dỗ con nít ham chơi xe lớn Đại Thừa, Tịnh Độ ra khỏi nhà đang bị LỬA cháy.

Đức Phật nói:
Ta nhận thấy các giáo điều của thế gian đều như những cảnh hư ảo của các nhà ảo thuật.
Ta suy nghiệm ra quan niệm tối cao của sự giải thoát như gấm thêu vàng trong một giấc mộng, và nhìn thánh đạo của các bậc đã giác ngộ như những bông hoa hiện ra trong mắt người ta.
Ta thấy thiền định như một cột trụ của núi non, cõi Niết bàn như là một cơn ác mộng lúc ban ngày.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hi hi...

Chào VM!

Đã vô ngã thì cũng chẳng thể tu cho thành có!

Vì kiến, văn, giác, tri vốn đã vô ngã lại còn đi chê trách cái gì nữa?

Tất cả công dụng dụng đều là tập khí hiện bày ( nghiệp ). Suốt ngày sinh mà chẳng sinh, suốt ngày diệt mà chẳng diệt lại có việc gì khác?

Chỉ là nghiệp lành hay độ nghiệp ác!

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu cho thấu đáo và chuyển hết tà nghiệp thành thiện nghiệp thì hơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Đừng có nói khơi khơi như vậy!

CÓ cái quái khỉ gì là Vô Ngã mang ra chứng minh coi???

Con chó có VÔ NGÃ không???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha hahah [smile]

vậy là VỪA HẾT TẬP 1 ... bạn VM đăng thêm vài đoạn TẬP II [smile] --> tui cũng muốn tiếp bạn đọc những trang hay nào [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tại sao Đức Phật nói: "Chớ cho rằng đức Như-Lai NGHĨ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh???

Bởi vì:
Phật là chúng sanh! Chúng Sanh là Phật!
CÓ chúng sanh rồi mới CÓ Phật nên Phật chẳng hóa độ chúng sanh thành Phật!
Chúng sanh lại chẳng hóa độ được ai thành Phật.


Lý luận theo LÝ DUYÊN KHỞI là:
"CÓ chúng sanh mới CÓ Phật! KHÔNG CÓ chúng sanh thì CÓ cái quái khỉ gì là Phật!???"


Như vậy:
Lý DUYÊN KHỞI chứng minh quá rõ ràng

"NHÂN DUYÊN tương tác khi nào chúng sanh là Phật!"

NHÂN DUYÊN chưa tới thì hoàn toàn không có cái quái khỉ gì là "GIÁC NGỘ"


Còn "TỰ ĐỘ! ĐỘ THA!" hay "Ta là Phật đã thành! Chúng sanh là Phật sẽ thành???!"
Chỉ có dụ dỗ con nít ham chơi xe lớn Đại Thừa, Tịnh Độ ra khỏi nhà đang bị LỬA cháy.

Đức Phật nói:
Ta nhận thấy các giáo điều của thế gian đều như những cảnh hư ảo của các nhà ảo thuật.
Ta suy nghiệm ra quan niệm tối cao của sự giải thoát như gấm thêu vàng trong một giấc mộng, và nhìn thánh đạo của các bậc đã giác ngộ như những bông hoa hiện ra trong mắt người ta.
Ta thấy thiền định như một cột trụ của núi non, cõi Niết bàn như là một cơn ác mộng lúc ban ngày.


Tại sao Đức Phật nói: "Chớ cho rằng đức Như-Lai NGHĨ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh???

Bởi vì Đức Phật là Chúng Sanh!
Mỗi chúng sanh được sanh ra trong cõi phiền não khổ đau này đều có viên ngọc báu nầy.

Chúng sanh nào VIÊN MÃN PHIỀN NÃO KHỔ ĐAU mới nhận ra viên ngọc báu của mình! Sống AN NHIÊN TỰ TẠI là Phật.

Còn chúng sanh nào vẫn tiếp tục VUI SỐNG TẠM BỢ với PHIỀN NÃO KHỔ ĐAU, với HẠNH PHÚC, với Ý NGHĨ cho rằng CÓ một đấng CỨU THẾ GIÁC NGỘ để ĐỘ trước sau cũng thành Phật thì đâu cần thiết phải tìm viên ngọc báu của mình.


Còn PHIỀN NÃO KHỔ ĐAU thì vẫn là chúng sanh.
VIÊN MÃN PHIỀN NÃO KHỔ ĐAU thì được AN NHIÊN TỰ TẠI là Phật.



Kinh Pháp Hoa có nói tới viên ngọc đó.

Do TẬN CÙNG PHIỀN NÃO KHỔ ĐAU! Cùng tử mới phải TỰ tìm kiếm ra viên ngọc quý!
Rồi thì người cùng tử nghèo đói trở nên hết nghèo đói..
Cái chuổi ngày dài cơ cực bị khinh khi, bị đói khát, bị đau đớn đã là bài học rất thấm thía, rất giá trị cho người cùng tử và từ đó anh ta biết sử dụng viên ngọc qúy và biết dùng nó làm vốn liếng để gây lại sự nghiệp, đã sống cuộc đời rất hạnh phúc và tiếp nhận trọn vẹn gia tài bí mật của cha để lại. Gia tài đó là viên ngọc, nhưng cũng là sự hiểu biết, tinh thần trách nhiệm và cái lề lối sống để có hạnh phúc.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Dạ kính chư vị đạo hữu.

Thầy huyễn hóa nói với trò huyễn hóa, hay ngược lại, hay là gì gì đi nữa... v.v. Tất cả chỉ là câu chuyện trong chiêm bao, vai diễn nào chúng ta cũng đổi cho nhau vậy mà, phải không.???

Câu chuyện huyễn hóa là có thật.!!! Không phải là chuyện xa xôi, chuyện của các bậc thánh. Ở ngay đây, ngay trong đời sống này, ngay khi cái Tôi này đang gõ bàn phím. Chỉ là trong vai diễn của trò huyễn hóa mà chẳng tự biết. Nên nói Phàm - Thánh chỉ khác nhau ở mê và giác.

Phật dạy trong kinh đoạn giảm, các ông nên luôn tự tri: "cái này không phải của Tôi, không phải Tôi, không phải tự ngã của Tôi". Trực chỉ hạnh XẢ LY.
Cũng như kinh Viên Giác, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát, Phật dạy: "tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện./ ly huyễn tức giác, diệt vô tiệm thứ". Trực chỉ xa lìa Huyễn.

Cái Tôi này nói lên đây, chỉ là thương nhau mà nhắc nhở, vì chúng ta đang bị mắc kẹt trong mộng mị này, trong những khổ đau chấp thật này. Nếu nhận thức điều này thì những lời trái tai sẽ chuyển ái ngữ, chánh ngữ... vì vậy cuộc thoại không đem đến lợi ích cho người thì nên im lặng cho qua. Nếu lời khen hoặc chê làm tăng bản ngã hoặc ngã kiến cho người thì cũng cẩn trọng khi nói.

Cái Tôi này xin kể lại câu chuyện huyễn hóa đã trải nghiệm qua, để làm chi vậy? để chư vị biết cái Tôi này huyễn hóa ra sao.!!! Cái mà Tổ nói "tuyệt hậu tái tô" và trở thành người khác là sao?
Sáng hôm nọ thức dậy, thình lình thấy bản ngã buông ra (thọ - tưởng - hành tách ra khỏi MÌNH và dòng vọng tâm tương tục ấy vẫn đang chuyển động). Khi ấy trực nhận lại MÌNH là xưa nay đây sao? thử hướng tâm lên cõi trời thấy chẳng thêm, hướng tâm xuống địa ngục thấy chẳng bớt, lại tự tri thấy bất sanh bất diệt, bất nhiễm ô, chẳng xức mẻ một chút gì xưa nay, lại tự tri thấy lòng thanh tịnh là như vậy à, không giống lòng yên lặng bình thường khi ngồi thiền, có lẽ yên lặng tuyệt đối mới là thanh tịnh.
Nhìn xung quanh căn phòng vẫn thấy biết nào là trần nhà, máy lạnh, bàn ghế, giường gối...v.v. Lúc này niềm sung sướng vô bờ tràn về, chỉ muốn hét lên cho thỏa thích.
Lại tự tri thấy cái Tôi này lâu nay là danh xưng, là mong muốn trở thành người tốt, là đối nhân xử thế, là sẽ như vầy như kia, là làm cho mọi người tôn kính, là nỗi lòng này, là lo lắng bất an này...v.v. Tất cả là... NÓ, đang buông ra kìa, đang cuồng cuộn tương tục kia.

Một lúc sau cái lực của dòng tương tục kia xâm chiếm lại MÌNH, mặc dù cố gắng chống chọi nhưng từ từ MÌNH là NÓ lúc nào không hay. Trời ơi...!!! MÌNH và NÓ là cái Tôi này sao. HuHuhu...

Vậy đó, MÌNH chân thật, NÓ huyễn hóa và cái Tôi này... tức thật tức huyễn. Hahaha...

Kính chư đạo hữu, lời này chân thành, có sao nói vậy... người ơi. Kể từ đó về sau này cái Tôi này chỉ nói những gì tuệ tri, còn tưởng tri, thức tri ít dùng. Nếu dùng thức tri chỉ dụng cho lợi ích của người và dẫn nhập lời Phật, Tổ.

Hãy luôn canh chừng cái Tôi này, đừng để NÓ... làm khổ người.!!!

Đôi lời tâm tư, tự hối tự hối.
Cung kính.
BTO.
Mỗi cá nhân đều có hai đặc tánh cố hữu, vốn dĩ: tánh bảo toàn và tánh tương tác. Tánh bảo toàn thì làm cái thật bất khả tư nghì, tánh tương tác thì làm cái huyễn. Hai cái này như lưng và lòng bày tay, không thể rời nhau. Câu chuyện chiêm bao và ra khỏi chiêm bao là câu chuyện cá nhân phải tương tác làm sao? Cá nhân y tánh bảo toàn tương tác thì là Phật, cá nhân không như vậy thì là chúng sanh. Cho nên câu chuyện chim bao là phải tương tác ra làm sao, đúng không nè.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên