Ý nghĩa Pháp danh.
Đạo hữu có nhiều suy nghĩ tương đồng với Từ Từ khoảng 80%. Và theo 2 bài nhận xét của hungmp và cô Diệu Đức thì đều đồng ý Pháp danh chỉ là tên để gọi phân biệt, không nhất thiết phải vào chùa làm các nghi lễ để nhận pháp danh. Từ Từ cũng nghĩ như vậy, vì thấy hiện nay Pháp danh phải đặt lót theo tên của vị thầy đặt và có nhiều tên rất lạ khó hiểu, Từ Từ hỏi một vị Phật tử Pháp danh như vậy có ý nghĩa gì thì hoàn toàn không biết chỉ biết được sư đặt là vui rồi.
Từ Từ đưa ra câu hỏi này cũng muốn nói lên 1 điều rằng: Tên chỉ để gọi, và có ý nghĩa như Cha Mẹ đặt cho ta tên nào đó là có sự mong đợi như Thành Công, Thành Đạt, Thành Nhân... là muốn ta nên người , sống hạnh phúc... Cho nên pháp danh cũng không ngoài lẻ đó. Đừng vì lễ nghi mà quên đi cái ý nghĩa thật sự của Pháp danh.
Từ từ thấy rằng 1 chùa có Phật tử đông, đến nói hết tên đặt phải đặt trùng nhau rồi gọi là như Phước A, Phước B... thật là lẻ nào không còn tên hay để đặt ?
Cho nên xin được nói lên quan điểm này
(V/Q di chuyển từ GLTT)
Chào bạn Trí Từ!
Theo cách nghĩ của mình, vấn đề bạn nêu ra mình chiết ra vài ý sau:
-Ta có nên, hoặc được tự đặt Pháp Danh.
-Bản thân Pháp danh có ý nghĩa gì ko, hay chỉ là để gọi, sao lại có cái gì đó trùng với Pháp danh của thầy, nhiều người trùng Pháp danh thì sao, hay để nghe cho hay.
Với ý kiến vài bạn cho rằng không quan trọng cái tên, không chấp vào hình tướng, không chấp vào việc nghe thấy thế nào. Theo tôi đúng và ko đúng.
Nếu nói ko chấp vào hình tướng, thì bản thân ta có là hình tướng hay ko? Khi nào ta còn là hình tướng thì còn dính chấp vào cái tên, cái hình tướng. Nếu ta nói ta không có tên, ta vô danh, thì KHÔNG TÊN là tên của ta, vô danh lại là danh. Tên KHÔNG TÊN nghĩa như thế nào, vô danh nghĩa như thế nào. Vô danh được hiều như hành động và lời nói của tôi, thế người khác hiểu vô danh là gì? Nếu người khác thấy hành động và lời nói của tôi là tào lao, thì vô danh nghĩa là tào lao, nếu người khác thấy hành động và lời nói của tôi là thành tâm, thì vô danh nghĩa là thành tâm, nếu người khác thấy hành động và lời nói của tôi là rắc rối khó hiểu, thì vô danh là rắc rối khó hiều.....Nếu nhiều người cùng thấy hành động và lời nói của tôi là rắc rối khó hiều, thì vô danh đích thị là rắc rối khó hiều.
Ý kiến Pháp danh chỉ là hình tướng chỉ đúng khi áp dụng cho người đã vượt qua hình tướng, còn chúng ta vẩn còn là hình tướng nên ko áp dụng được.
Với vấn đề bạn Trí Từ nêu ra mình gom lại trong câu hỏi: Tại sao lại đặt Pháp Danh?
-Nếu chỉ để gọi thì tên ta chưa đủ để gọi hay phân biệt hay sao?
-Nếu tên ta chưa đủ hay thì ta có thể làm thủ tục đổi 1 tên khác hay hơn, cần gì Pháp danh.
-Nếu chỉ để gửi gắm mong ước thì cái tên của ta cũng đã có mong ước của cha mẹ, nếu ta có mong ước riêng của ta, ta cũng có thể dùng biệt hiệu, hay tên ở nhà để thể hiện, đâu cần Pháp danh.
Theo tôi được biết sở dĩ có Pháp danh là do: mổi người đều có tục danh, tên riêng do cha mẹ đặt cho, nó có thể là gửi gắm một mong ước, có thể là để nhắc nhở 1 sự kiện, 1 kỉ niệm, hay để dể nuôi, hay đơn giàn là để phân biệt. Khi ta tương đối trưởng thành, đã bắt đầu định hình, ta tiếp xúc với đạo. Người thầy theo đôi mắt của mình, sẽ dựa trên những đánh giá về cốt cách, tính khí, sở trường sở đoản của trò, dựa vào duyên nghiệp của trò...cộng thêm Cái Pháp mà trò đang theo, những yếu điểm cốt lõi của Pháp mà trò dang dùng để đặt Pháp danh.
Pháp danh có thể chỉ sở trường của trò, của đạo hữu, nhắc nhở Đạo hữu hãy cố gắng tận dụng sở trường của mình để tiến tu.
Pháp danh có thể chỉ sở đoản của học trò (nhưng rất kín đáo), và lúc này Pháp danh như một lời khuyên, một lời nhắc nhở đạo hữu hãy luôn cảnh tình mình, đừng mắc phải một sai lầm do tính khí của mình , hay do duyên nghiệp của mình, điều này giúp đạo hữu giữ được giới.
Pháp danh còn thể hiện Pháp tu của một đạo hửu, nên Pháp danh của thầy và trò có giống nhau ở điểm nào đó cũng là dể hiểu, bởi pháp tu của trò thường giống pháp tu của thầy, hoặc nhiều người có cùng Pháp danh thì do cùng Pháp tu, cùng có những điểm cơ bản giống nhau.
Vậy nếu ta hiều rõ bản thân mình, biết sở trường sở đoản của mình, biết duyên nghiệp của mình, biết rõ con đường của mình, hiểu rõ Pháp tu mình đang theo, nắm rõ các yếu chỉ cơ bản của Pháp tu mà ta đang thực hành, thì việc ta tự đặt Pháp danh có gì sai?
Nếu ta đã trải qua, đã thực hành đầy đủ, đã hoàn thành Pháp tu của mình, đã xóa bỏ được những nhược điểm của chính mình nhờ thực hiện tốt Pháp tu mình đã theo. Nay, ta tiếp tục tinh tấn, tìm cách xóa bỏ đi những nhược điểm mới (còn lại) của mình, ta cần Pháp tu mới cho con người mới này (đã xóa bỏ những nhược điểm cũ nên gọi là người mới). Vậy thì ta cần Pháp danh mới có gì sai?
Vậy nếu hiều Pháp danh là một lời nhắc nhở cần thiết thường trực trong đầu Đạo hữu, luôn luôn nhắc nhở Đạo hữu, thì việc gắn Pháp danh của đạo hữu vào một sự kiện đặc biệt của đạo hữu, để đạo hữu dể nhớ có tốt hay ko?
Chỉ khi nào người nhận Pháp danh mà ko hiều ý nghĩa của Pháp danh, ko đủ thành tâm để thực hiện lời khuyên nhủ của Pháp danh, thì buổi lể đăt Pháp danh chỉ là lể, cái hời hợt bên ngoài.
Nếu qua năm tháng , Pháp danh chỉ dể gọi tên lâu dần, đạo hữu chỉ nhớ Pháp danh như cái tên để gọi mình, thì Pháp danh cũng chỉ là lể, chỉ là cái tên gọi mà thôi.
Nếu đạo hữu chỉ để muốn xem Pháp danh là một cái tên có ý nghĩa thật hay, thật nhiều ý nghĩa thâm sâu, đạo hữu hiểu và vui vì điều đó, nhưng đạo hữu ko thực hành thì Pháp danh chỉ là cái lể. Và đến cuối đời vẩn chỉ mang Pháp danh đó, tức là chưa đạt điều Pháp danh khuyên nhủ, nếu đạt được điều Pháp danh khuyên nhủ thì ta ko còn cần Pháp danh đó, ta cần Pháp danh mới.
Vậy Pháp danh chỉ điều ta chưa đạt được. Vậy các đạo hữu đừng tự hào vì Pháp danh hay và thâm sâu. Vì nó nói rằng đạo hữu chưa có cái hay và thâm sâu đó, chứ ko nói rằng đạo hữu đã có cái hay và thâm sâu đó. Nhưng đạo hữu có thể tự hào rằng tôi đang vươn lên cái hay và thâm sâu đó, nghĩa là đạo hữu phải đang thực hành những lời khuyên ẩn chứa trong Pháp danh của đạo hữu.
Pháp danh là để thực hành chứ ko phải để xem nó hay và thâm sâu như thế nào.
Pháp danh là cái bè để qua sông chứ ko phải cái bè để đội trên đầu.
Pháp danh phải cầm trên tay chứ ko phải cái áo để mặc trên người.
Pháp danh là để gọi (hồi hướng) chính mình chứ ko phải để người khác gọi mình.
Pháp danh là để cho cái ta hiện tại chứ ko phải cái ta cuối cùng, do đó Pháp danh dù hay dù dở, dù đẹp dù xấu cũng chẳng liên quan cái ta cuối cùng, cái thực sự là ta. Do đó tôi sẽ vui vẻ nhận mọi Pháp danh nếu nó có ích cho tôi tiến tu, còn ko có ích cho việc tiến tu thì tôi ko cần Pháp danh, tôi đã có tên để gọi rồi, tôi ko cần tên mới.
Dù ko ai đặt tôi vẩn có tên, vodanhladanh.
Tôi còn là hình tướng, dù tôi có có phủ nhận nó thế nào đi nữa, dù tôi có lẩn tránh hình tướng, ko cho ai gọi tên mình, tôi nói tôi vodanh, thì vodanh lại là danh.
Thân chào bạn Trí Từ.