Chùa Phước Thành

4 con đường dẫn đến Chân Lý.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
C

chimanhvu

Guest
Đôi lời bày tỏ

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ này lạ thiệt! Có lẽ vì cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà ít có người vãng sanh, nên mới <B>phát Bồ Đề tâm</B> trở xuống cõi Ta Bà này vấn đạo, thuyết pháp để trực tiếp độ chúng sanh về cõi Cực Lạc đấy mà!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ ở cõi Ta bà chỉ biết hót thôi chứ không nói được tiếng người, vì sao mà đạo hữu lại nói được tiếng pháp âm vi diệu ở cõi này nhỉ! Có phải vì muốn độ người mà phát Bồ dề tâm hóa thân trở lại cõi Ta bà và lại đem pháp <B>"vô vi"</B> của Lục Tổ để đối chiếu với "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" của đại sự Thật Hiền (nhớ vậy không biết đúng không nữa!?)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời như vậy đã đủ ý về phát Bồ đề tâm của chim Anh Vũ chưa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về bài kệ của Lục Tổ ấy! Trong diễn đàn này có nhiều lắm, chịu khó tìm đọc nhé, lão già rồi hay lú lẩn không còn nhớ nhiều và rõ lắm. Nói ít vậy, cho tâm trí được an (giống như bác Trừng Hải ấy, chỉ khác là tự mình an tâm chứ không cầu các danh hiệu chư Phật, Bồ tát, Tổ sư để giúp tâm mình được an khi tiếp xúc với đại chúng). Không nói tới bài kệ của ngài Thần Tú chủ trương "hữu vi", bài kệ của Lục tổ đại ý như vầy:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bồ đề là tánh giác ngộ, không hình, không dạng, trống không chẳng phải là cây nên không có thọ (cội). Minh cảnh là tâm viên minh, bình đẳng phổ biến nên cũng trống không (vô tướng) thì làm gì có đài? Bổn lại tự tánh diệu giác của ta là Bổn lai diệu giác của chân tâm (gọi tắt là Bổn lai tâm, hay Phật tánh, Thiền tông gọi là Chánh pháp nhãn tàng, Liên tông gọi là Bổn tánh Di Đà và gì gì nữa đó...!) vốn trong sạch, vắng lặng, không thêm bớt, trống rỗng tự tại, nên không có một vật gì trong đó, thế thì làm sao có bụi (phiền não, tham, sân, si...) bám vào mà cần phải lau chùi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy bài kệ này là cảnh giới "trực ngộ" của đức Lục Tổ và được Ngũ Tổ Huỳnh Mai "ấn tâm" với câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " trong kinh Kim Cang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy ý của chim Anh vũ thế nào khi đem bài kệ của "vô vi" của Lục Tổ "chọi" với "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" của đại sư Thật Hiền!? Bài kệ này của ngài Thật Hiền còn có bốn câu ở dưới nữa: "<B>Tự tánh</B> phiền não vô biên thệ nguyện độ...", cũng hợp với mấy câu: "Nào dè <B>tự tánh</B> mình vốn tự nhiên trong sạch..." của Lục Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mong được giải thích cặn kẻ cho mọi người rõ. Được như vậy mới xứng đáng là chim Anh vũ tuyên giảng pháp thiền của Lục Tổ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mệt rồi, tạm đủ cho hôm nay!? Xin lỗi vị đại diện chùa Phước Thành, vì trả lời câu hỏi của chim Anh vũ làm "lạc đề" bài viết của quý vị!</P>
</span></span>

Bồ đề là Giác Ngộ, cũng là Chân Như, Phật Tánh...mà tận cùng giác ngộ là VÔ SỞ ĐẮC. cho nên phát tâm Bồ Đề chính là phát cái tâm Vô Cầu Vô Đắc. Còn cái mà mọi người nói là tâm Bồ Đề đó chính là cái tâm Tham.
( THAM THÀNH PHẬT , THAM ĐỘ CHÚNG SINH...)
Chỉ vì Chúng sanh mê Tâm nên chư Phật , Tổ mới mở lời phương tiện. ai dè chúng sinh vẫn chứng nào tật ấy, sống lâu thì cho là lão, biết nhiều thì cho là tri. Mà cái tri học được từ bên ngoài thì bao giờ học cho hết đây? Cha mẹ thương con lắm lúc còn chẳng có lời bày tỏ. chư phât nói hết lời mà cuối cùng cũng phải nói : Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật. Người nào nói ta có thuyết Pháp người ấy phỉ báng Phật....
Nay mọi người cứ bám lấy ( TRụ ) trên ngôn từ lời nói, giải nghĩa kinh văn theo phàm tục, thì hỡi ôi...
Lời Phật , Tổ chỉ là chiếc bản đồ, người chỉ đường. Khi đã nắm rõ rồi thì rảo bước tiến thẳng mà đi. Cái bản đồ và người chỉ đường cũng đừng có khoác vào vai mà thêm nặng gánh khó bước. vì cái đích đến nơi không chịu chứa bất cứ điều gì cả, ngay cả Phật cũng chẳng chứa vì vốn chẳng thiếu chẳng dư. Nay vừa đi lại vừa gánh, vừa nhặt, e rằng đến lúc Cái Thân còn phải quên, huống hồ ngày càng chồng chất thì làm sao mà đi cho tới đích.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->


Lời Phật, Tổ chỉ đường dẫn lối

Thấu hiểu rồi thẳng tiến bước mau

Nhưng thế nào mới là hiểu đúng

Đang mê lầm điểm dứt là đâu

Không biết được đường ranh mê ngộ

Vẫn còn là lẫn quẫn trong mê

Vì còn mê nên mới biệt phân

Ta hiểu đúng còn người thấp kém

Phật Thích Ca dạy hàng Bồ tát

Kính chúng sanh như thể mẹ cha

Không vô cớ mà Người dạy vậy

Tự kiểm mình có đủ hay chưa ?

Nếu là chưa đừng vội chủ quan

Hãy lắng nghe những điều chưa biết

Tầm cho ra ranh giới ngộ mê.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi là người sống ở cõi Ta Bà nên vẫn còn THAM TRỤ vào người chỉ đường và cái bản đồ lắm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn chimanhvu sống ở cõi Cực Lạc, nên không còn THAM TRỤ vào cái bản đồ và người chỉ đường, vậy trước kia do đâu mà chimanhvu hết THAM TRỤ, để khi xuống cõi Ta bà nói lên những lời <B>"vô vi"</B> như thế này! Đâu biết rằng lên đó vẫn còn phải THAM TRỤ vào đức Phật A Di Đà và giáo lý của ngài nữa đấy nhé.
</span></span>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Tôi là người sống ở cõi Ta Bà nên vẫn còn THAM TRỤ vào người chỉ đường và cái bản đồ lắm.

Còn chimanhvu sống ở cõi Cực Lạc, nên không còn THAM TRỤ vào cái bản đồ và người chỉ đường, vậy trước kia do đâu mà chimanhvu hết THAM TRỤ, để khi xuống cõi Ta bà nói lên những lời "vô vi" như thế này! Đâu biết rằng lên đó vẫn còn phải THAM TRỤ vào đức Phật A Di Đà và giáo lý của ngài nữa đấy nhé.



Kính bác Tuấn Tú !


Một "que cứt khô" (Càn thỉ quyết) còn có thể bón cây, làm lợi ích cho cây. Chứ chim anh vũ ở cõi Cực Lạc thì không được như một "que cứt khô", vì chim này do Phật A Di Đà biến hóa ra (....tuyên lưu biến hóa sở tác....), cho nên có muốn Tham cũng chả có được, mà muốn TRỤ cũng chẳng xong.


Hi...hi....!

 
C

chimanhvu

Guest
Trả lời Bác Tuấn Tú cùngHoTiHon

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi là người sống ở cõi Ta Bà nên vẫn còn THAM TRỤ vào người chỉ đường và cái bản đồ lắm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn chimanhvu sống ở cõi Cực Lạc, nên không còn THAM TRỤ vào cái bản đồ và người chỉ đường, vậy trước kia do đâu mà chimanhvu hết THAM TRỤ, để khi xuống cõi Ta bà nói lên những lời <B>"vô vi"</B> như thế này! Đâu biết rằng lên đó vẫn còn phải THAM TRỤ vào đức Phật A Di Đà và giáo lý của ngài nữa đấy nhé.
</span></span>

Đọc xong thì biết cõi A DI ĐÀ ở nơi mô hí:" Sử Quân lại hỏi: “Để tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Đà, nguyện sanh Tây Phương, được vãng sanh chăng? Xin hòa Thượng chỉ thị để phá nghi”.

Sư nói: “Sử Quân hãy nghe đây: Lúc Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ thuyết Kinh Dẫn Hóa Tây Phương, rõ ràng từ đây đến đó chẳng xa. Nếu nói theo tướng thuyết, tính theo số dặm thì có mười vạn tám ngàn tức thập ác, tám tà nơi thân; đó là nói xa. Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì người thượng trí, người có hai loại, pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm. Kẻ mê niệm Phật cầu sanh nơi khác, người ngộ tự tin nơi tâm. Cho nên Phật nói: “Tùy nơi tâm tịnh (trong sạch) tức Phật độ tịnh”. Sử Quân là người Đông Phương, hễ tâm tịnh thì chẳng tạo tội, người Tây Phương nếu tâm chẳng tịnh cũng có lỗi. Người Đông Phương tạo tội niệm Phật cầu sanh Tây Phương, người Tây Phương tạo tội cầu sanh nơi nào? Kẻ mê chẳng rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ trong thân, cầu nguyện nơi Đông nơi Tây, người ngộ thì ở đâu cũng vậy. Cho nên Phật nói: “Ở bất cứ nơi nào cũng đều an lạc” vậy. Sử Quân nếu chẳng khởi niệm ác thì Tây Phương cách đây chẳng xa nếu tâm thường khởi ác thì dẫu cho niệm Phật thì cũng khó mà vãng sanh. Nay khuyên Thiện tri thức, trước nhất phải trừ thập ác tức là đã đi được mười vạn dặm, sau dứt tám tà tức đã qua tám ngàn dặm vậy. Niệm niệm thấy tánh, thực hành bình đẳng và ngay thẳng, đến Tây Phương như bún ngón tay, liền thấy Di Đà. Sử Quân chỉ cần tu thập thiện, đâu cần phải nguyện vãng sanh! Nếu chẳng dứt thập ác tâm, Phật nào mà đến rước? Nếu ngộ được pháp vốn VÔ SANH, thấy Tây Phương chỉ trong chốc lát, chẳng ngộ tự tâm mà niệm Phật thì con đường vãng sanh xa xôi, làm sao đến được! Nay Huệ Năng dời Tây Phương đến với các ngươi, chỉ cần trong sát na liền thấy trước mắt, các ngươi có muốn thấy chăng?”.

Đại chúng đảnh lễ rằng: “Nếu được thấy tại nơi đây, đâu cần cầu nguyện vãng sanh nữa, xin Hòa Thượng từ bi hiện cõi Tây Phương cho cả thảy đều thấy”.

Sư nói: “Đại chúng, cơ thể của các ngươi là thành, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý (ý căn), tâm là địa, tánh là vua. Vua ngự nơi tâm địa, tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn, tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại. Tìm Phật ở nơi tâm, chớ nên cầu bên ngoài. Tự tâm mê tức chúng sanh, tự tâm giác ngộ tức Phật, từ bi tức Quán Âm, hỷ xã tức Thế Chí, thanh tịnh tức Thích Ca, bình đẳng ngay thẳng tức Di Đà, nhơn ngã là núi Tu di, tà tâm là nước biển, phiền não là làn sóng, độc hại là rồng ác, hư vọng là quỷ thần, trần lao là cá trạnh, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh. Thiện tri thức, thường hành Thập thiện, thiên đàng liền đến, trừ được nhơn ngã, núi Tu Di sập, phá được tà tâm thì nước biển cạn, chẳng sanh phiền não thì làn sóng lặn, quên bỏ độc hại thì cá rồng tuyệt. Tự tánh Như Lai trong tâm địa phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh, phá hết lục dục chư thiên, tự tánh chiếu soi, bên trong liền trừ tam độc, các tội địa ngục nhất thời tan rã, trong ngoài sáng tỏ, chẳng khác Tây Phương, nếu chẳng tu như vậy, Tây Phương làm sao đến được?"

Hình như hoatihon mới ở chợ hàng cá về mà không bán được nên muốn trút đồ ươn cho chimanhvu phải không? hãy đem phơi cho kỹ hoặc muối làm thức ăn để nhấm dần trong ngày mưa gió nhé
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Hình như hoatihon mới ở chợ hàng cá về mà không bán được nên muốn trút đồ ươn cho chimanhvu phải không? hãy đem phơi cho kỹ hoặc muối làm thức ăn để nhấm dần trong ngày mưa gió nhé

Nói huyền, nói diệu, nói : "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai", Mà nhìn thấy công án CÀN THỈ QUYẾT thì liền nỗi sân si, dùng lời THÂM ĐỘC nói lại cho hả cơn.

Lêu lêu.....!


:eek:nion09:
 
C

chimanhvu

Guest
Mèo rửa mặt

Nói huyền, nói diệu, nói : "Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai", Mà nhìn thấy công án CÀN THỈ QUYẾT thì liền nỗi sân si, dùng lời THÂM ĐỘC nói lại cho hả cơn.

Lêu lêu.....!


:eek:nion09:




Meo meo meo
Rửa mặt như Mèo
Xấu xấu lắm
Chẳng được mẹ yêu
Khăn mặt đâu?
Mà ngồi " liếm láp "
" Đau Mắt" rồi
Lại khóc như meo
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Kính bác Tuấn Tú

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.


Chỉ bốn điều trên thôi, đó chính là phát Bồ đề tâm! Cũng gọi là "Tứ hoằng thệ nguyện".
Nhưng theo Lục Tổ thì:

Bồ-đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi bặm ?

(Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?)


Xin được giảng nghĩa cho tường tỏ cùng với bài viết của Bác có gì khác biệt?
Kính chị chimanhvu !

Kính bác Tuấn Tú ! Kính tất cả quý trưởng bối ! Hoatihon xin được có đôi lời :

Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?


là 4 câu kệ nói lên cái thấy "không giống ai" của đức Lục Tổ Huệ Năng, nhưng cái "không giống ai" này lại tuyệt đúng (sở dĩ nói "tuyệt đúng" vì 4 câu kệ của Ngài Thần Tú cũng vẫn đúng cho người tu học Phật pháp).

Cái "tuyệt đúng" này là cái Ngộ của Ngài Huệ Năng về CÁI TÂM (hay nói rõ hơn là về BẢN THỂ TÂM).

Biết rõ về BẢN THỂ TÂM là hành giả bước đầu "nhập vào dòng Thánh". Nói bước đầu có nghĩa là hãy còn nhiều bước kế tiếp (trên hành trình "vạn dặm" đi đến Chân Lý Tối Thượng _ Phật quả).

Hình như có nhiều vị cho rằng 4 câu kệ này đã nói lên tất cả về Tối Thượng Thừa, dẫn đến thái độ "huênh huênh hoang hoang", "chớp mày nhướng mắt", ăn nói "nghịch thiên đảo địa" tung hê tất cả để chứng tỏ rằng mình đã hiểu cái chỗ "không cây, không cội, không kính, không đài, vốn không một vật, không cần lau chùi".

Theo hoatihon thì không phải thế, chỗ này chỉ mới là KIẾN TÁNH mà thôi, từ chỗ KIẾN TÁNH đến Phật quả hãy còn xa diệu vợi, hành giả phải đi tiếp Con Đường Đại Thừa _ con đường VÌ LỢI ÍCH CHO CHÚNG SANH MÀ LÀM TẤT CẢ PHẬT SỰ.

Rõ ràng sau khi KIẾN TÁNH Ngài Huệ Năng còn phải lắng lòng nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang. Tổ giảng đến đâu Ngài thâm nhập đến đó (như "uống" từng lời Kinh), chỉ một hai canh giờ Ngài đã vượt lên mấy "cấp", đủ để có "vốn liếng" xuất Sư.

Chúng ta thấy đó, tuy nói là "không cần lau chùi gì cả" nhưng Lục Tổ không hề "đấm lưng" ông Thầy, nói "tui với Ông bình đẳng, không có gì cao, không có gì thấp; tui chẳng cần tu hành gì nữa cả, bây giờ tui đã có thể đến một phương khác tự lập môn hộ, tự thu nạp đồ chúng để hoằng dương chánh pháp Phật".

Không ! Đức Lục Tổ tuy đã được Ngũ Tổ trang bị cho "đủ vốn liếng để xuất Sư", tuy đã được truyền Y Bát, nhưng Ngài vẫn phải ẫn nhẫn nơi đám thợ săn 16 năm.

Làm được 4 câu kệ _ như sấm nổ giữa trời quang _ chỉ là lúc KHAI HOA, nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang chỉ là lúc KẾT NỤ, 16 năm ở chung lộn với đám thợ săn đã đủ để cho NỤ trưởng thành nên TRÁI CHÍN.

TRÁI CHÍN phải đem dâng hiến cho đời.

Cái gì đã khiến cho Ngài phải quỳ xuống chịu lễ Thí Phát Quy Y nơi Pháp Sư Ấn Tông ?
Chính là Bồ Đề Tâm, chính là Nguyện Độ Sinh, chính là Tứ Hoằng Thệ Nguyện (mà bác Tuấn Tú đã đăng).

"Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai"
(xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi trần) nhưng TUY THẤY KHÔNG MÀ VẪN LÀM THEO CÓ.

Có Nguyện Độ Sinh, có phát tâm Bồ Đề, có Tứ Hoằng Thệ Nguyện, có Lục độ Vạn Hạnh, có tất cả pháp lành.

Đây mới là CHÍNH DANH ĐẠI THỪA.

 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Reputation: 97%
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Hình như có nhiều vị cho rằng 4 câu kệ này đã nói lên tất cả về Tối Thượng Thừa, dẫn đến thái độ "huênh huênh hoang hoang", "chớp mày nhướng mắt", ăn nói "nghịch thiên đảo địa" tung hê tất cả để chứng tỏ rằng mình đã hiểu cái chỗ "không cây, không cội, không kính, không đài, vốn không một vật, không cần lau chùi".
Kính chị hoatihon !

Ngọc Tuấn không hiểu chỗ này :

_ Nếu Bản thể tâm "không cây, không cội, không kính, không đài, vốn không một vật, không cần lau chùi" thì tung hê tất cả cũng được chứ sao ? ăn nói "nghịch thiên đảo địa" thì có gì sai ? (vì cũng đâu có làm sứt mẻ gì cho bản thể tâm được đâu)


TUY THẤY KHÔNG MÀ VẪN LÀM THEO CÓ.


Phải chăng Phật pháp "nói một đàng làm một nẽo" ?

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chị hoatihon !

Ngọc Tuấn không hiểu chỗ này :

_ Nếu Bản thể tâm "không cây, không cội, không kính, không đài, vốn không một vật, không cần lau chùi" thì tung hê tất cả cũng được chứ sao ? ăn nói "nghịch thiên đảo địa" thì có gì sai ? (vì cũng đâu có làm sứt mẻ gì cho bản thể tâm được đâu)
TUY THẤY KHÔNG MÀ VẪN LÀM THEO CÓ.

Phải chăng Phật pháp "nói một đàng làm một nẽo" ?

Kính !


Chào Ngọc Tuấn !

Bản thể tâm "không cây, không cội, không kính, không đài, vốn không một vật, không cần lau chùi" đây là cái thấy của Ngài Huệ Năng _ một hành giả đã đầy đủ Công Đức từ kiếp quá khứ, bây giờ với 8 tháng đạp chày giả gạo, một thời gian đã quá đủ để phục hồi công hạnh xưa _ và Ngài buộc miệng nói lên điều THỰC THẤY BIẾT.

Còn chúng ta, những kẻ hậu học thời nay nghe đọc câu ấy, Công Đức tu hành đã được gì ? Nếu Công Đức chỉ "mõng như lá lúa" thì không chiến thắng nổi cái CHẤP NGÃ "TO ĐÙNG". Cái Chấp Ngã, nó như con khỉ (Tề Thiên Đại Thánh), nó nắm "dây vàm" (dây xỏ mũi trâu, bò), nó lôi kéo hành giả "nhẩy lên sân khấu" múa may quay cuồng, cũng giả đò "chớp mắt nhướng mày", "nói nhăng nói cuội".

Cái SAI là ở chỗ lời chúng ta nói lời không "xứng kỳ đức", chúng ta không THỰC THẤY BIẾT như Tổ, chúng ta chỉ NÓI THEO để THỂ HIỆN BẢN THÂN.

Còn nếu có vị nào THỰC THẤY BIẾT (có nghĩa là đã đầy đủ CÔNG HẠNH) thì "nói Thánh nói Tướng" gì cũng được, không hề có SAI hay ĐÚNG; nhưng nên nhớ các Ngài chỉ "nói nhăng nói cuội" khi cần thiết phải PHÁ CHẤP cho những "kẻ sĩ" mở miệng ra là "Tử viết" (đức Khổng Tử đã nói như vầy), khi cần thiết phải PHÁ CHẤP cho những hành giả tu lâu mà hãy còn vướng trong "biển ngôn từ" (trong câu chữ _ kể cả những điều Phật đã nói). Chớ các Ngài không vô cớ mà nói nhăng trong mọi sinh hoạt khác, các Ngài luôn chỉ vì một mục đích duy nhất là LÀM LỢI ÍCH cho chúng ta.

Phải chăng Phật pháp "nói một đàng làm một nẽo" ?
Tại chúng ta không biết rằng Phật pháp có đến 5 Thừa (Nhân Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.) nhằm tiếp độ 5 loại căn cơ.

Khi Giảng sư đang thuyết giảng về "Chữ Hiếu" (Nhân Thiên Thừa) mà chúng ta lại đem một "Công án Thiền" ("Que Cứt Khô" chẳng hạn) ra cật vấn, thì SAI là ở chúng ta, chớ không phải Phật pháp nói KHÔNG mà Giảng sư lại dạy CÓ.

Bạn có đồng ý như vậy Không ?


 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113


Chào Ngọc Tuấn !









Tại chúng ta không biết rằng Phật pháp có đến 5 Thừa (Nhân Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, .

Khi Giảng sư đang thuyết giảng về "Chữ Hiếu" (Nhân Thiên Thừa) mà chúng ta lại đem một "Công án Thiền" ("Que Cứt Khô" chẳng hạn) ra cật vấn, thì SAI là ở chúng ta, chớ không phải Phật pháp nói KHÔNG mà Giảng sư lại dạy CÓ.

Bạn có đồng ý như vậy Không ?


______________________________________

Kính chào đại tỷ hoatihon, lời của đại tỉ quả là sấm động bốn phương, thảy thảy nơi nơi đều kinh tâm động phách (hồn phách), ai ai cũng ngưỡng đầu kỉnh mộ, bởi người nghe hết phương cật vấn (hỏi cho đến nơi, đến chốn tức tận cùng chấm, phẩy). Hề hề, chỉ có điều người nghe không phải là...Trừng Hải này, hề hề, bởi tôi đã từng được nghe câu "Càn thỉ quyết" cũng có lời kiến giải cho Nhân Thiên thừa!!! Hay nếu đại tỉ nói chưa hết ý (tức vẫn có đủ khả năng nói tiếp, hề hề), xin đại tỉ cứ chỉ giáo cho tôi, vạn lời cám ơn. Đa tạ, đa tạ.

Thân mến, hề hề.
TB: Đại tỉ cứ nói hết lời rồi Trừng Hải tôi sẽ trả lời cũng trong phần này vì tôi chỉ còn lại một đồng, dự định để chiều này nói cho hết chủ đề cũ hôm qua. Kính
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
______________________________________

Kính chào đại tỷ hoatihon, lời của đại tỉ quả là sấm động bốn phương, thảy thảy nơi nơi đều kinh tâm động phách (hồn phách), ai ai cũng ngưỡng đầu kỉnh mộ, bởi người nghe hết phương cật vấn (hỏi cho đến nơi, đến chốn tức tận cùng chấm, phẩy). Hề hề, chỉ có điều người nghe không phải là...Trừng Hải này, hề hề, bởi tôi đã từng được nghe câu "Càn thỉ quyết" cũng có lời kiến giải cho Nhân Thiên thừa!!! Hay nếu đại tỉ nói chưa hết ý (tức vẫn có đủ khả năng nói tiếp, hề hề), xin đại tỉ cứ chỉ giáo cho tôi, vạn lời cám ơn. Đa tạ, đa tạ.

Thân mến, hề hề.
TB: Đại tỉ cứ nói hết lời rồi Trừng Hải tôi sẽ trả lời cũng trong phần này vì tôi chỉ còn lại một đồng, dự định để chiều này nói cho hết chủ đề cũ hôm qua. Kính

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu "que cứt khổ" (càn thỉ quyết) của cô hoatihon nói (mà không nêu xuất xứ, ai nói?) và bác Trừng Hải cũng tung hỏa mù làm cho người đọc hết phương thưa hỏi!?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây nè, tôi trích một đoạn trong cuốn sách nói về "Con người thật không địa vị" của thiền sư Lâm Tế, có câu "que cứt khô" hay "que chùi phân" cho mọi người rộng đường nghiên cứu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">.... Lâm Tế thượng đường nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Trên khối thịt đỏ có một "con người thật không địa vị" thường từ cửa mặt các ngươi ra vào, người chưa chứng ngộ hãy bước ra xem. Có một vị tăng bước ra hỏi: "Thế nào là con người thật không địa vị?" Sư bước xuống giường thiền nắm chặt ông tăng bảo: "Nói! Nói!" Vị tăng do dự, Sư liền buông ra nói: "Con người thật không địa vị là cái <B>que chùi phân</B> gì?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Trấn Quốc Thiền Sư Lâm Tế Huệ Chiếu - Thiền Sư Ngữ Lục).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính mời bác Trừng Hải giảng giải cho mọi người rõ.
</span></span>
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính mời bác Trừng Hải giảng giải cho mọi người rõ.
</span></span>[/QUOTE]

_______________________________

KÍnh chào bác Tuấn Tú cùng quý đạo hữu. Trừng Hải vốn có dự định để một đồng cuối cùng viết nốt chủ đề ngày hôm qua cho xong nhưng bác Tuấn Tú đã đưa ra lời nên Trừng Hải buộc lòng phải xuất hiện kẻo mất tôn kính với người lớn tuổi (một trong những phẩm hạnh sanh thiên).
Kính các quý hữu, "Càn thỉ quyết" vốn là một thiền ngữ, mà đã là thiền ngữ thì như tôi đã có trình bày với đạo hữu Thu tử tức...hề hề, vốn tuyệt lai Cú, Hình hay nói theo ngôn từ hiện nay cho dễ hiểu là không có chủ ngữ nên pháp nó thiếu duyên nên bất cấu thành vì vậy nó có cũng như không có (vô vi phi trạch diệt) nên không làm chướng ngại cho ai, cả chủ lẫn khách mà có hữu ích vì nhắc nhở người nghe. Đó là định nghĩa về thiền ngữ.
Còn trong câu chuyện của bác Tuấn Tú đưa ra thì muốn nhấn mạnh nơi lập cước của người tu hành tức VỊ, mà người lập cước không vững chắc thì có tu học cũng bằng thừa tức vô vị chân nhân; Bên cạnh đó nó còn nhắc nhở người nghe về "que cứt khô", chuyện này thì phải chờ câu trả lời của đại tỉ hoatihon, lượng thứ, lượng thứ, hề hề.
Nhân tiện cũng xin góp đôi lời về CHÂN LÝ tức chân đế, chân như, như thị, như thật....kể không thể xiết, vào tùy theo tông phái như Nguyên Thỉ Phật giáo thì có hai chân lý vô vi và chân lý hữu vi, nhằm chỉ đến LUẬT và PHÁP, hay Nhất THiết Hữu Bộ thì có bốn, Hóa địa Bộ thì có chín, Duy thức tông thì có ba...đại khái là tùy theo cách chia PHÁP của Phật Đà dạy theo tông phái, còn về LUẬT thì chung. Sau này vào đầu thế kỷ XX, Đại Sư Thái Hư có đưa ra lời gộp chung lại tất cả các thừa (quý vị có thể đọc thêm trong Thái Hư toàn tập); Còn về việc chia các thừa Nhân thiên...thì nó có từ...thời xa xưa lận, ít còn nhắc đến vì không còn hợp với thời đại qua các cuộc hội họp Phật Giáo thế giới của Hội Đại Bồ Đề...Và thống nhất chỉ có hai Chân Lý đó là Tục Đế và Chân Đế.

Vài lời nói nhanh, văn không được trau chuốt, xin thứ lỗi. Hề hề

Đồng Kính
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
______________________________________

Kính chào đại tỷ hoatihon, lời của đại tỉ quả là sấm động bốn phương, thảy thảy nơi nơi đều kinh tâm động phách (hồn phách), ai ai cũng ngưỡng đầu kỉnh mộ, bởi người nghe hết phương cật vấn (hỏi cho đến nơi, đến chốn tức tận cùng chấm, phẩy). Hề hề, chỉ có điều người nghe không phải là...Trừng Hải này, hề hề, bởi tôi đã từng được nghe câu "Càn thỉ quyết" cũng có lời kiến giải cho Nhân Thiên thừa!!! Hay nếu đại tỉ nói chưa hết ý (tức vẫn có đủ khả năng nói tiếp, hề hề), xin đại tỉ cứ chỉ giáo cho tôi, vạn lời cám ơn. Đa tạ, đa tạ.

Thân mến, hề hề.
TB: Đại tỉ cứ nói hết lời rồi Trừng Hải tôi sẽ trả lời cũng trong phần này vì tôi chỉ còn lại một đồng, dự định để chiều này nói cho hết chủ đề cũ hôm qua. Kính


Kính bác trừng hải ! Kính quý vị trưởng bối !

Hoatihon trước đây vào diễn đàn này với nick hoatigon, nhưng vì lý do gì không biết, vẫn mật khẫu cũ nhưng không đăng nhập được, buộc lòng hoatihon phải đăng ký nick này.

Kính bác trừng hải !

Đọc bài của bác, cháu cảm thấy ẫn chứa một "bồ Kinh luân" như thế ắt hẵn tuổi đời tuổi đạo (tính từ khi biết đạo Phật, chớ không phải tính "Hạ lạp" _ vì hoatihon không có HẠ nào hết) gì của bác cũng hơn hoatihon thập bội. Như thế xin bác đừng dùng từ "đại tỉ", khi bác dùng từ này cháu sẽ có cảm giác bác nói "kháy", nói "cạnh khóe" cháu.

Hoatihon nghe bác nói công án "càn thỉ quyết" cũng có lời kiến giải cho Nhân Thiên thừa! thì cháu cũng háo hức muốn được nghe.
______________

Kính bác Tuấn Tú ! Đây là nguyên văn công án mà bác thắc mắc :




Tắc số 21: Que cứt của Vân Môn (Vân Môn thỉ quyết).
雲門屎橛


Bản tắc:


Hòa Thượng Vân Môn, nhân có tăng hỏi:


-Phật là gì nhỉ?


Bèn trả lời:


-Que cứt khô!



Hoatihon không dám khinh bạc giải công án này ở đây, xin hẹn với bác, cháu sẽ mở chủ đề "Công án CÀN THỈ QUYẾT" ở box Thảo luận Thiền Tông.

Kính !


www.ngocbao.org
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Công án "que cứt khô" hay "que chùi phân" của ngài Vân Sơn còn có ý nghĩa đặc biệt trong nhà thiền hơn là ngôn ngữ bình dân. Như khi muốn chê bai, bác bỏ một điều gì của người khác, người ta thường nói câu này ở cuối: "... Con khỉ khô" hay "... cục cứt khô" v.v... Ví dụ: "Đồ này (món hàng) mà anh cho là đồ "xịn" hả! Đồ "dỏm" thì có. Cục cứt khô họ..."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điểm chánh trong ngữ lục của thiền sư Lâm Tế, trong sách có giảng như thế này:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thân thể của mỗi người đều là một khối thịt đỏ, ở trên khối thịt đỏ này còn có một con người thật không địa vị, thường tự cửa mặt của các người ra vào; ý nói mỗi người có Phật tánh. Ở công án này, Lâm Tế tuy chưa giải thích "Con người thật không địa vị" là gì, nhưng vị tăng lại tưởng ngài bảo giải thích nên do dự, chẳng những ngài buông ra mà còn nói: "Con người thật không địa vị là cái que chùi phân gì! Là sợ mọi người rơi vào trong hang ổ của tình thức, ý tưởng và lời nói luận bàn. Nhưng sau đó dính dáng đến ý chỉ "Con người thật không địa vị" vẫn có thố lộ chẳng ít trong đoạn sau của Thiền Sư Ngữ Lục:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Nếu là bậc đạo nhân chân chánh, trọn chẳng như thế, chỉ tùy duyên tiêu nghiệp cũ, cứ mặc tình mặc áo quần, muốn đi thì đi, muốn ngồi thì ngồi, tâm không một niệm mong cầu Phật quả. Tại sao như thế? Người xưa nói: "Nếu muốn tạo nghiệp cầu Phật, thì Phật là cái triệu chứng lớn của sanh tử. Đại đức! Thời giờ quý báu cứ lê lết nơi này nơi nọ mà học thiền học đạo, nhân danh nhận cú, cầu Phật cầu Tổ, cầu thiện trí thức. Chớ nên sai lầm như thế! Các ông chỉ có một cha mẹ, còn cầu cái gì nữa? Các ông hãy tự phản chiếu xem!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trấn Quốc Lâm Tế Huệ Chiếu - Thiền Sư Ngữ Lục.</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở đây không nhắc đến "que cứt khô" nữa. Cô hoatihon đừng mở chủ đề này để thảo luận, không có ích gì!?</P>
</span></span>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cô hoatihon đừng mở chủ đề này để thảo luận, không có ích gì!?


Kính bác Tuấn Tú !

Cháu xin vâng lời bác "không mở chủ đề", vì hôm trước bác có nói :

Câu "que cứt khổ" (càn thỉ quyết) của cô hoatihon nói (mà không nêu xuất xứ, ai nói?) và bác Trừng Hải cũng tung hỏa mù làm cho người đọc hết phương thưa hỏi!?
nên cháu mới có ý định đó, nay bác cảm thấy "chủ đề này khá nhạy cảm", bày ra ắt "rác" sẽ nhiều chăng ?

Vâng ! cháu xin gói gọn "huyền nghĩa" của công án "que cứt khô" bằng một câu trong Kinh Kim Cang :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhulaigia_zps19f8e018.jpg"].





















.[/NEN]

theo cháu, Tổ Vân Môn cũng muốn dạy cho vị Tăng kia câu Phật ngôn trên (nhưng bằng cách "đập thẳng vào mặt người nghe" cho tỉnh ra).

Có lẻ vị Tăng kia vẫn chưa tỉnh, cho nên sử sách không ghi lại, nếu vị Tăng kia ngay nơi đó mà tỉnh ra thì có lẻ sách sẽ ghi thêm ........vài dòng nữa.

Thưa bác, Tổ Vân Môn đã phí tâm cơ đối với "những cái giá áo biết đi" thì chúng ta có bản lỉnh gì mà nuôi mộng "dộng chuông" chứ !

Kính !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Reputation: 97%
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính chị hoatihon !

Ngọc Tuấn xin chị cho biết :

_ "Nghĩa Như của vạn pháp" là nghĩa ra làm sao ?
(Câu này quá bì hiễm đối với em)

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Kính chị hoatihon !

Ngọc Tuấn xin chị cho biết :

_ "Nghĩa Như của vạn pháp" là nghĩa ra làm sao ?
(Câu này quá bì hiễm đối với em)

Kính !
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Là tánh "Chơn không, chơn như" diệu hữu của vạn pháp trong Bát Nhã Tâm kinh.
</span></span>
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
4 con đường chân lý thành ra cái lý nó có chân. :eek:nion11:
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
4 con đường chân lý thành ra cái lý nó có chân. :eek:nion11:
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thêm một chân của "chúng sanh sợ quả" dẫn đến đích cuối cùng là "lạc đề". Thôi chúng ta tạm ngưng tại đây, trả chủ đề này lại cho các vị đại diện chùa Phước Thành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thành thật xin lỗi và sám hối trước quý vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top