Vạn Vấn

Băn khoăn của một người mới tu tập

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
484
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nam mô đức thế tôn, kính bạch chư tăng, cùng tất cả các bạn.

Bản thân tôi mới bắt đầu tu và học theo gương của đức thế tôn, mong mỏi và mục đích của tôi là mình có thể được VÔ DUYÊN.
Vì theo cách hiểu nông cạn của tôi là còn duyên tức còn khổ, dù là thiện duyên hay nghịch duyên. Vì duyên (điều kiện) còn thì nghiệp còn, có nghiệp tức sẽ phải ứng nghiệm, như vậy tức còn nhân thì tất sẽ có quả, mà khi có nhân quả, ắt sẽ phải luân hồi. Vậy kính bạch chư Tăng cùng các bạn làm sao để vô duyên?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
chào bạn Vạn Vấn , mt nghĩ bạn bị nhầm lẫn , bị lạc trong rừng chử nghĩa , và kết nối sự việc sai lầm

trước tiên , để "được VÔ DUYÊN" , mt nghĩ bạn nên hiểu chử duyên nghĩa là gì , duyên trong duyên sinh, duyên khởi , duyên hệ, duyên diệt ... có nghĩa giống hay khác nhau ? bạn nhín chút thời giờ đọc một đoạn trong link này , đoạn "Duyên khởi" , có thể bạn sẽ hỏi khác hơn , và ngắn hơn

langmai.org

langmai.org
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bạn đã có DUYÊN thì bạn không thể có được VÔ DUYÊN. Bạn đã có Vấn đề thì bạn không thể có được VÔ Vấn đề.

Nam mô đức thế tôn, kính bạch chư tăng, cùng tất cả các bạn.

Bản thân tôi mới bắt đầu tu và học theo gương của đức thế tôn, mong mỏi và mục đích của tôi là mình có thể được VÔ DUYÊN.
Vì theo cách hiểu nông cạn của tôi là còn duyên tức còn khổ, dù là thiện duyên hay nghịch duyên. Vì duyên (điều kiện) còn thì nghiệp còn, có nghiệp tức sẽ phải ứng nghiệm, như vậy tức còn nhân thì tất sẽ có quả, mà khi có nhân quả, ắt sẽ phải luân hồi. Vậy kính bạch chư Tăng cùng các bạn làm sao để vô duyên?

NGHIỆP, KHỔ là vấn đề!
Vấn đề bắt đầu từ đâu thì phải trở lại đó.

Vấn đề không phải ở DUYÊN mà ở cái gì TẠO ra DUYÊN.

Bạn gieo GIÓ thì gặt BÃO!
GIÓ là DUYÊN là ĐIỀU KIỆN phải có để TẠO ra BÃO.

Bạn TẠO ra NGHIỆP, KHỔ làm chi vậy.

Như vậy:
Vấn đề của bạn bắt đầu ở bạn phải không?

Cũng cần nói thêm ở đây là:
DUYÊN là ĐIỀU KIỆN phải có để TẠO ra Vấn đề!

Bạn đã có vấn đề NGHIỆP, KHỔ thì DUYÊN cũng là ĐIỀU KIỆN phải có để bạn TẠO ra CỨU CÁNH.

Bạn đã có DUYÊN thì bạn không thể có được VÔ DUYÊN.
Bạn đã có Vấn đề thì bạn không thể có được VÔ Vấn đề.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bị lạc trong rừng chữ nghĩa là vấn đề của Tôn Giáo, của Nhân Loại

chào bạn Vạn Vấn , mt nghĩ bạn bị nhầm lẫn , bị lạc trong rừng chử nghĩa , và kết nối sự việc sai lầm

trước tiên , để "được VÔ DUYÊN" , mt nghĩ bạn nên hiểu chử duyên nghĩa là gì , duyên trong duyên sinh, duyên khởi , duyên hệ, duyên diệt ... có nghĩa giống hay khác nhau ? bạn nhín chút thời giờ đọc một đoạn trong link này , đoạn "Duyên khởi" , có thể bạn sẽ hỏi khác hơn , và ngắn hơn

langmai.org

langmai.org

Bị lạc trong rừng chữ nghĩa là vấn đề của Tôn Giáo, của Nhân Loại phải không????

Bạn có chắc hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa chưa??????


Ngày nào bạn còn Y Kinh Phật mà nói thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.

Ngày nào bạn còn Y Kinh Phật mà đối chiếu với cái thấy của bạn thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.

Ngày nào bạn còn Y Kinh Phật mà đối chiếu với cái suy nghĩ của bạn thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.

Ngày nào bạn còn Y Kinh Phật mà đối chiếu với cái hiểu biết của bạn thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.

Ngày nào bạn còn Y Kinh Phật mà đối chiếu với cái thành tựu của bạn thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.

Ngày nào bạn không GIÁC NGỘ ra cái THẤY BIẾT của mình thì ngày đó bạn chưa hết bị lạc trong rừng chữ nghĩa.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
12/4/07
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Nam mô đức thế tôn, kính bạch chư tăng, cùng tất cả các bạn.

Bản thân tôi mới bắt đầu tu và học theo gương của đức thế tôn, mong mỏi và mục đích của tôi là mình có thể được VÔ DUYÊN.
Vì theo cách hiểu nông cạn của tôi là còn duyên tức còn khổ, dù là thiện duyên hay nghịch duyên. Vì duyên (điều kiện) còn thì nghiệp còn, có nghiệp tức sẽ phải ứng nghiệm, như vậy tức còn nhân thì tất sẽ có quả, mà khi có nhân quả, ắt sẽ phải luân hồi. Vậy kính bạch chư Tăng cùng các bạn làm sao để vô duyên?

Kính bạn hiền Vạn Vấn.

Có đoạn nhạc của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh:

"Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không...Tình là tình nhiều nơi đâu cũng có. Tình là tình dù có cũng như không...Rồi thì chợt bừng lên như lửa nóng. Rồi thì là một tiếng sét thinh không..."

Muốn được CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG . Bạn nên quán:

"Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán
.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.


Chúc Bạn vui vẻ, thường vào diễn đàn để thảo luận nhé...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, bóng,



Kính bạn hiền Vạn Vấn.

Có đoạn nhạc của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh:

"Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không...Tình là tình nhiều nơi đâu cũng có. Tình là tình dù có cũng như không...Rồi thì chợt bừng lên như lửa nóng. Rồi thì là một tiếng sét thinh không..."

Muốn được CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG . Bạn nên quán:

"Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán
.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.


Chúc Bạn vui vẻ, thường vào diễn đàn để thảo luận nhé...

Chào bạn Thiên Anh,

Bạn có biết bạn là HUYỄN là GIẢ thì lời bạn nói có THẬT không????
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
kính bạn VV và mọi người một ly trà [smile]:

Phật đạo tu hành tại tâm .. thì chúng ta cứ lấy TÂM làm căn bản ...

nói như vậy .. thì lời của cô TA rất là có lý:

- Khi chúng ta lấy TÂM làm nơi chốn tu căn bản .. thì TÂM cũng là nơi chứa đựng những hạt chủng tử thiện và ác

- đôi mắt .. đôi tay .. đôi chân .. tai nghe .. chân nhẩy .. lưỡi nếm .. mũi ngửi .. đều là những "SỢI DÂY" của TÂM có tác dụng .. lôi ra, khơi dậy .. làm nóng .. làm có làm không những hạt vi trần đó ...

vì vậy .. hồi xưa đức Phật dạy .. ngay từ đầu phải: PHÒNG HỘ CÁC CĂN ... nhất là dùng nó .. điều chế thất tình lục dục ... như vậy cũng có nghĩa là "KHIẾN CÁC HẠT CHỦNG TỬ VÔ DUYÊN" hỏng có đất mà sống dạy . .nhất là những hạt chủng tử bất thiện như là TÂM THAM .. TÂM SÂN .. TÂM SI .. TÂM KHÔNG BIẾT XẤU HỔ, KHÔNG BIẾT SAI = VÔ TÀM VÔ QUÝ .. vv ...

như vậy, cũng là bước đầu của TU TÂM rồi ... để cho bước đầu tới chỗ BẶT HẾT CÁC DUYÊN .. để cho tâm bớt vọng động đi ..

36. "Tâm khó thấy, tế nhị [smile],

- Theo các dục quay cuồng.


Người trí phòng hộ tâm ,

- Tâm hộ, an lạc đến."
-



Mặt khác chúng ta có thể xem ... TU TÂM theo đạo phật như là GIỚI ĐỊNH TUỆ .. phát tâm .. THỌ GIỚI .. thì ĐỊNH TUỆ tương ưng với các giới phát triển ..

đức Phật cũng nói rõ trình tự này trong Kinh Ganaka Moggallàna bao gồm các bước:

Như Lai khi được một người đáng được điều phục, trước tiên huấn luyện người ấy như sau:

(Giới hạnh)

"Nầy Tỳ-khưu, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới".


(Hộ trì các căn)

Này Bà-la-môn, khi vị Tỳ-khưu giữ giới hạnh, chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Nầy Tỳ-khưu, hãy hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỳ-khưu tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng.... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn".

(Tiết độ trong ăn uống)

Này Bà-la-môn, sau khi Tỳ-khưu hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Nầy Tỳ-khưu, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh [4], nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn".

(Chú tâm cảnh giác)

Này Bà-la-môn, sau khi Tỳ-khưu tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Nầy Tỳ-khưu, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp".


(Chánh niệm tỉnh giác)

Này, Bà-la-môn, sau khi vị Tỳ-khưu chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm nữa như sau: "Nầy Tỳ-khưu, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác".


(Từ bỏ năm triền cái)

Này Bà-la-môn, sau khi chánh niệm tỉnh giác rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Nầy Tỳ-khưu, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm".

Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp [5].


(Nhập thiền-na)

Khi đoạn trừ năm triền cái ấy [6], những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này Bà-la-môn, đối với những Tỳ-khưu nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỳ-khưu là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.



NHÂN ÁI có LỢI, DỤNG, TẦM CẦU .. cứ tầm cầu những gì thích hợp và dễ làm .. có lợi .. dễ sử dụng với bạn khiến cho tâm an ổn trước .. sau dó .. LÀM ĐƯỢC HOÀI THÌ MỚI MÊ .. MỚI SAY .. MỚI HỌC NHIÈU HƠN .. .

.. chúc bạn kiếm được điều lợi ích cho mình nhé [smile]


:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chắc bạn Vạn Vấn không có vấn đề với NHIỀU KHU RỪNG chữ nghĩa trong này phải không?????

Không biết có ai bị lạc trong rừng chữ nghĩa như bạn minhthien nói?????​
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn VV một ly trà [smile]:

thật ra cũng không có gì phải lo lắng quá .. mỗi người sinh ra đều có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân ... là một quyền lợi căn bản mà .. cho nên, dù gì thì từ nhỏ tới giờ vẫn là bản thân mỗi người chăm lo và mưu cầu hạnh phúc của họ ..

và đó là là TÂM của mỗi người ...

cho nên .. cứ theo đường ÁNH SÁNG của TÂM mà thực hành .. mà học hỏi .. bắt đầu từ những sự thật căn bản .. như đi lượm TỪNG HẠT SỎI bỏ vào một cái bị vậy ..

- một .. một .. một ... một .. nhiều nhỏ góp lại thành to ...

một kho sỏi nhỏ ... là HÒN TU DI [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Nam mô đức thế tôn, kính bạch chư tăng, cùng tất cả các bạn.

Bản thân tôi mới bắt đầu tu và học theo gương của đức thế tôn, mong mỏi và mục đích của tôi là mình có thể được VÔ DUYÊN.
Vì theo cách hiểu nông cạn của tôi là còn duyên tức còn khổ, dù là thiện duyên hay nghịch duyên. Vì duyên (điều kiện) còn thì nghiệp còn, có nghiệp tức sẽ phải ứng nghiệm, như vậy tức còn nhân thì tất sẽ có quả, mà khi có nhân quả, ắt sẽ phải luân hồi. Vậy kính bạch chư Tăng cùng các bạn làm sao để vô duyên?


Hihihih ...

Mới tu tập thì chả nên bắt đầu bằng những cái lý luận cao siêu,vô hình như vậy

Nếu là mới tu tập thì hãy bắt đầu bằng sự ĐƠN GIẢN...

Hihihhi...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha haha ... kính bạn NK một ly trà [smile]:

NẾU Ở ĐẦU HOÀN HẢO .. thì Ở GIỮA cũng HOÀN HẢO . và CUỐI cũng HOÀN HẢO ..

có nhiều người nhập đạo .. có nhiều khi học lóm các phương pháp của PHẬT MÔN .. nhưng cũng không biết TAM TỰ QUY NGHĨA LÀ GÌ .. lại càng không hiểu CÁC THỨ BẬC TỒN TẠI ở bên trong .. nên họ mới tu một tí mà làm như là ĐẠT MA TỔ SƯ VẬY .. [ha ha hahahah]

vậy thử hỏi: GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT GÌ??

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha haha ... kính bạn NK một ly trà [smile]:

NẾU Ở ĐẦU HOÀN HẢO .. thì Ở GIỮA cũng HOÀN HẢO . và CUỐI cũng HOÀN HẢO ..

có nhiều người nhập đạo .. có nhiều khi học lóm các phương pháp của PHẬT MÔN .. nhưng cũng không biết TAM TỰ QUY NGHĨA LÀ GÌ .. lại càng không hiểu CÁC THỨ BẬC TỒN TẠI ở bên trong .. nên họ mới tu một tí mà làm như là ĐẠT MA TỔ SƯ VẬY .. [ha ha hahahah]

vậy thử hỏi: GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT GÌ??

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Hahahahaahahahahhaha...... GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái mồm không được lắm lời vì đạo giải thoát không lắm lời. bởi đạo vốn vô ngôn.
GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái hiểu biết do tích cóp tri thức nơi sách vở rồi xào nấu thành thập cẩm xanh đỏ tím vàng ,TRÒN - VUÔNG - TAM GIÁC
GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái tri kiến ĐẦU HOÀN HẢO ,GIỮA HOÀN HẢO , CUỐI HOÀN HẢO . vì đạo chẳng đầu chẳng ..cuối.
Nếu nói Đầu - Cuối là cái đầu chẳng sanh , cái cuối chẳng diệt.... là bất khả tư nghì. nếu anh nào nói tu hành là từ cái bắt đầu hoàn hảo... thì có phải là đầu chồng thêm sọ dừa không . hahahaahahahahahhaha.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn ADP một ly trà [smile]:

tại vì bạn không hề biết nó là gì .. nên câu trả lời của bạn trở thành LUNG TUNG vậy thôi .. [smile]

- chứ GIỚI ĐỊNH TUỆ --> đưa tới GIẢI THOÁT KHỎI TAM GIỚI .. đương nhiên PHẢI CÓ CỤ THỂ chứ ...

bất khả TƯ NGHI chỉ là để dành: MIÊU TẢ NHỮNG NGƯỜI CHƯA CÓ KHẢ NĂNG HIỂU ĐIỀU ĐÓ thôi .. bạn ADP tự cho mình không đủ NĂNG LỰC hiểu à ? [smile]



cũng như CÂU TRẢ LỜI về cách HUẤN LUYỆN ĐIỀU PHỤC NGƯỜI THEO TRÌNH TỰ .. đã được trình bày bởi đức PHẬT .. và rõ ràng là có TRÌNH TỰ ..

tuy nhiên .. muốn hiểu đó là ÁP DỤNG của GIỚI ĐỊNH TUỆ --> GIẢI THOÁT KHỎI TAM GIỚI .. thì phải có người "BIẾT GIẢI THÍCH" mới được ... ha ahhahahaha

bạn ADP có muốn thử trả lời câu hỏi cụ thể này không ? [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ..tiếp nhé [smile]:

thui để tui trình bày một vài "PHÁ TAM GIỚI SỐ" cho bạn ADP xem .. mất công bạn lại LUNG TUNG ĐỦ MỌI CHƯỚC KIỂU .. bào chữa .. tốn trần lao .. và lại mang tiếng là ĂN HIẾP NGƯỜI NHÀ [smile]


i. GIỚI = KHẲNG ĐỊNH GIỚI là gì ?

nếu chúng ta để ý tới một người chưa TU HÀNH .. thì "TÂM của họ" = LÀ MỘT .. tức là không có sự PHÂN RA .. và CHIA THÀNH TỪNG HẠT VI TRẦN ...

bởi vì vậy .. MẠT NA THỨC = KẾT HỢP CÁC VI TRẦN THÀNH MỘT TỔNG THỂ .. và "ĐÓ LÀ MỘT" ... TƯỞNG là MỘT .. THỌ là MỘT .. SẮC là MỘT .. vv....


GIỚI = LẬP RA MỘT CON NGƯỜI Ở BÊN TRONG = tạm gọi là MỘT VI TRẦN ... ĐẶC BIỆT .. hạt vi trần đó .. ở ngoài CON NGƯỜI MỘT = THỨC MẠT NA CÒN Ở DẠNG TỔNG THỂ KIA

- thí dụ như là thọ giới VÔ SÂN .. VÔ THAM .. VÔ SI ...

thì đó là làm ra BA HẠT CHỦNG TỬ MỚI LẠ .. Ở NGOÀI con người bên trong kia ..


Ý nghĩa của TRUNG CẦU và NGOẠI CẦU .. là mỗi khi: CẢNH TÁC ĐỘNG .. người đó ...--> CHẠY VÀO TRONG CHÍNH MÌNH ... --> nhìn thấy GIỚI ĐÃ THỌ .. có NĂNG LỰC GIỮ GIỚI .. CÓ NĂNG LỰC THÀNH TỰU GIỚI là ĐỊNH

cái đó nghĩa là AN TỊNH CHỈ .. cũng có nghĩa là --> CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC NHỚ LẠI NHỮNG GIỚI ĐÃ THỌ, ĐÃ THÀNH TỰU ...



vì vậy .. bước một của đức Phật dạy ... là thực hành GIỚI HẠNH .. sau đó .. PHÒNG HỘ CÁC CĂN --> rùi tới CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC ... đúng chứ ??


ii. Áp Dụng các Giới Đã Thọ --> tới VÔ LƯỢNG GIỚI

như vậy ... khi THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC với CÁC GIỚI ĐÃ THỌ .. và CÁC GIỚI ĐÃ THÀNH TỰU ..

thì người ta trở thành một người như vầy nè [ha hahahaha]

- chạy vào trong kho .. lôi con người này của tui ra ...

- chạy vào trong kho .. lôi con người kia của tui ra ..

- chạy vào trong kho ..

--> NHƯ Ý NGUYỆN

như vậy ... nếu đặt mỗi một GIỚI THỌ = là một VI TRẦN .. thì chúng ta .. từ từ nhìn thấy SỰ TAN RÃ CỦA MẠT NA THỨC ..


và vì vậy .. khi đã khẳng định được điều đó ... đó là BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN --> tới VÔ VI XỨ

tức là ... HƯ KHÔNG VÔ VI .. bởi vì HƯ KHÔNG ĐẦY KHẮP .. ở trong nhà kho chứ đâu ...


tới HƯ KHÔNG VÔ VI rồi.. người ta lại từ từ nhìn thấy CÁC GIỚI ĐÃ THỌ .. thật ra vẫn là THỨC .. vẫn là NĂNG và SỞ --> TỪ MỘT GỐC mà TỚI .. đó là THỨC VÔ BIÊN XỨ [smile]

cho nên .. những người nói mình ĐẠT VỊ GIẢI THOÁT mà không có BIỂU HIỆN VÔ LƯỢNG GIỚI THỌ và THÀNH TỰU GIỚI ..

- không biết AN TỊNH CHỈ --> tức là QUAY VÀO BÊN TRONG

- không biết ... VÔ LƯỢNG THỌ "GIỚI" ->> chính là BÊN TRONG của GIỚI nữa ...

thì bảo đảm là HÔNG CÓ BIẾT GÌ NHIỀU ĐÂU ... phật đạo tu hành tại tâm mà .. [smile]



ờ mà đúng không? [smile]

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha haha .. kính bạn ADP một ly trà [smile]:

tại vì bạn không hề biết nó là gì .. nên câu trả lời của bạn trở thành LUNG TUNG vậy thôi .. [smile]

- chứ GIỚI ĐỊNH TUỆ --> đưa tới GIẢI THOÁT KHỎI TAM GIỚI .. đương nhiên PHẢI CÓ CỤ THỂ chứ ...

bất khả TƯ NGHI chỉ là để dành: MIÊU TẢ NHỮNG NGƯỜI CHƯA CÓ KHẢ NĂNG HIỂU ĐIỀU ĐÓ thôi .. bạn ADP tự cho mình không đủ NĂNG LỰC hiểu à ? [smile]



cũng như CÂU TRẢ LỜI về cách HUẤN LUYỆN ĐIỀU PHỤC NGƯỜI THEO TRÌNH TỰ .. đã được trình bày bởi đức PHẬT .. và rõ ràng là có TRÌNH TỰ ..

tuy nhiên .. muốn hiểu đó là ÁP DỤNG của GIỚI ĐỊNH TUỆ --> GIẢI THOÁT KHỎI TAM GIỚI .. thì phải có người "BIẾT GIẢI THÍCH" mới được ... ha ahhahahaha

bạn ADP có muốn thử trả lời câu hỏi cụ thể này không ? [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

đúng là vụng đẹo khéo chữa . hahaahahaahahahahaha......
nếu không bất khả tư nghì thì sao cứ loanh quanh mãi mấy cái TRÒN TRÒN - VUÔNG VUÔNG - TAM GIÁC vậy . hahahaahahahaahahaha....
Tui nói rồi, Đại Ca giỏi lắm cũng chỉ thành thầy giáo theo sách vở. mọi lời nói đều chỉ là cóp nhặt
Hahahahaahahahahhaha...... GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái mồm không được lắm lời vì đạo giải thoát không lắm lời. bởi đạo vốn vô ngôn.
GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái hiểu biết do tích cóp tri thức nơi sách vở rồi xào nấu thành thập cẩm xanh đỏ tím vàng ,TRÒN - VUÔNG - TAM GIÁC
GIỚI ĐỊNH TUỆ .. có TÁC DUNG GIẢI THOÁT cái tri kiến ĐẦU HOÀN HẢO ,GIỮA HOÀN HẢO , CUỐI HOÀN HẢO . vì đạo chẳng đầu chẳng ..cuối.
Nếu nói Đầu - Cuối là cái đầu chẳng sanh , cái cuối chẳng diệt.... là bất khả tư nghì. nếu anh nào nói tu hành là từ cái bắt đầu hoàn hảo... thì có phải là đầu chồng thêm sọ dừa không . hahahaahahahahahhaha.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. tiếp nhé [smile]:

vì vậy .. thực hành GIỚI HẠNH .. với nguyên lý TRUNG CẦU --> tức là CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

và AN TỊNH CHỈ .. "ở trong" nhiều lần .. sẽ thay đổi BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH .. hóa thành Y THA KHỞI TÁNH ..

->> và con đường ĐẠO đó .. đi hoài .. cũng chính là "NHƯ LAI THIỀN" ... làm tan rã CON NGƯỜI MÊ VỌNG = tức là THỨC MẠT NA ... hóa thành vô số những hạt vi trần (NĂNG, SỞ) ... [smile]

và từ đó.. tới ... NHƯ LAI [smile]

ờ mà đúng không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn ADP một ly trà [smile]:

bản chất của ÁNH SÁNG .. là ở trong đó không có BÓNG TỐI

bản chất của CỤ THỂ .. là ở trong đó .. không có SỜ MÒ [smile]

bản chất của CHÂN LÝ ... là HOÀN HẢO .. bởi vì CHÂN LÝ CÓ CỤ THỂ và CÓ ÁNH SÁNG .. tự dưng nó sẽ tỏa sáng thôi [smile]


bởi vì nó giải quyết được rất nhiều vấn đề của TU HÀNH:

- THÂN KIẾN .. ..thì thấy THÂN TAN RÃ ..

- NGHI .. thì thấy NGHI .. tan rã bởi CỤ THỂ

- GIỚI CẤM THỦ . thì thấy GIỚI .. còn có ở bên trong nữa [smile]


hơn nữa .. tui biết chắc là lời đức Phật nói không lầm đâu .. bởi vì SỰ MINH TRIẾT của "THỨC MẠT NA" .. ở dạng tổng thể .. hay là ở dạng vi trần .. hay là giới thành tựu

- thì CHỨC NĂNG của nó là MƯU CẦU HẠNH PHÚC cho bản thân


vì vậy .. CHỨC NĂNG đó .. dù là AI .. dù là ở BIỆT CẢNH đi chăng nữa .. thì nó vẫn có "TỎ SỰ MINH TRIẾT" của nó

cho nên đức Phật nói:

TRI HUYỄN --> thì HUYỄN DIỆT

BIẾT VỌNG --> thì VỌNG TAN

tức là miêu tả ... là TỰA VÀO "CHỨC NĂNG VĨNH CỬU" của THỨC MẠT NA đó .. phải hông ? .. [smile] ..



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. tiếp nhé [smile]:

vì các giới đã THỌ và "THÀNH TỰU GIỚI" là ở bên trong ... nên thông thường, nếu người ta không nói ra ...

- mới xảy ra tình trạng gọi là BẤT KHẢ TƯ NGHI .. có nghĩa: là không thấy .. không nói .. sao mà biết [smile]

- chánh niệm tỉnh giác với các giới đã thọ, thành tựu giới .. vì là QUAY VÀO BÊN TRONG .. nên thông thường nói là không ai thấy .. tuy nhiên vẫn thấy đó: qua sự UNG DUNG TỰ TẠI .. hay biểu hiện TƯ và TÁNH KHÍ .. SÁNG TỐI của TƯ DUY .. vv...

nhưng thông thường .. ở trong môi trường GIAO TIẾP .. thí dụ như là DIỄN ĐÀN .. thì TƯ TƯỞNG của con người = tức là TÂM SỞ TƯ ... mà TÂM SỞ TƯ --> NÓ BIẾN HÀNH

--> tức là nó làm "LỘ RA ÁNH SÁNG" .. các giới đã thọ, chánh niệm tỉnh giác .. và sự thành tựu giới của mỗi người


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nam mô đức thế tôn, kính bạch chư tăng, cùng tất cả các bạn.

Bản thân tôi mới bắt đầu tu và học theo gương của đức thế tôn, mong mỏi và mục đích của tôi là mình có thể được VÔ DUYÊN.
Vì theo cách hiểu nông cạn của tôi là còn duyên tức còn khổ, dù là thiện duyên hay nghịch duyên. Vì duyên (điều kiện) còn thì nghiệp còn, có nghiệp tức sẽ phải ứng nghiệm, như vậy tức còn nhân thì tất sẽ có quả, mà khi có nhân quả, ắt sẽ phải luân hồi. Vậy kính bạch chư Tăng cùng các bạn làm sao để vô duyên?

Thân thể chúng ta nói gọn thì là tập hợp của 6 cơ quan cảm giác: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và óc. Mắt tiếp xúc với hình sắc, tai tiếp xúc với âm thanh, mũi tiếp xúc với mùi hương, lưỡi tiếp xúc với các vị, thân xúc chạm các vật, óc thì phân biệt các sự vật, làm rung động các dây thần kinh tương ứng: dây thần kinh thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và dây thần kinh trung khu; từ đó phát sinh ra cảm giác dễ chịu, khó chịu và không dễ chịu cũng chẳng khó chịu.

Khi gặp cảm giác dễ chịu thì tư tưởng chúng ta muốn tìm cách kéo dài cảm giác đó, khi gặp cảm giác khó chịu thì tư tưởng chúng ta muốn tìm cách chấm dứt cảm giác đó, còn cảm giác không dễ không khó thì tư tưởng sẽ dửng dưng.

Bản thân tư tưởng thì không biết tại sao tiếp xúc với cái này cái kia lại thích thú hay khó chịu, nó chỉ biết tiếp xúc cái này thì khó chịu mà khó chịu thì không tốt cần phải chấm dứt, nên nó phải nhờ Ý chí ( so đo, tính toán, quyết định) liên hệ với cái "Kho" mà nhà Phật gọi là Tàng Thức ( nơi chứa đứng tất cả kinh nghiệm, kiến thức, kí ức ) để tìm phương án giải quyết, sau khi có phương pháp nào đó rồi thì Ý chí sẽ theo phương pháp đó để sai khiến các cơ quan tạo tác theo ý nó.

Như vậy, bản thân các cảm giác dễ chịu hay khó chịu không có Khổ, Khổ là do tư tưởng chấp trước rằng cái cảm giác khó chịu ấy là Khổ, cần phải chấm dứt, cần phải diệt trừ.

Thế thì đau nhức, đói khát...cứ mặc kệ nó ư ? Ý chí nơi bạn muốn mặc kệ thì nó cũng không cho đâu bởi Tư tưởng luôn muốn bảo vệ cái Thân, vì tư tưởng cho thân là mình, cho nên bất cứ cái cảm giác khó chịu nào đều được quy về là cái gây tổn hại thân, tức hại mình vì vậy Tư tưởng sẽ tìm cách để chấm dứt nó đi.

Bạn muốn không Khổ ư ? Nó cũng không cho bạn không Khổ đâu, bởi "lập trình" mặc định nơi tư tưởng bạn là khó chịu tức là Khổ rồi.

Vậy phải làm thế nào để đối với mọi hoàn cảnh đều không phát sinh tư tưởng Khổ đây ? Có lẽ tốt nhất nên đừng có khái niệm Vui thì hơn !
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính Lão Ca BT một ly trà [smile]:

Bạn muốn không Khổ ư ? Nó cũng không cho bạn không Khổ đâu, bởi "lập trình" mặc định nơi tư tưởng bạn là khó chịu tức là Khổ rồi.

Vậy phải làm thế nào để đối với mọi hoàn cảnh đều không phát sinh tư tưởng Khổ đây ? Có lẽ tốt nhất nên đừng có khái niệm Vui thì hơn !


đoạn này hay quá ... CHÔM CHỈA GIỰT để xài luôn .. ha hahahahahha


- đúng rồi ... MẠT NA THỨC .. cứ lấy những hạt chủng tử ở trong TẠNG THỨC ra mà xài .. bởi vì ĐÓ LÀ THẬT = ĐÓ LÀ "TA" THẬT ... mà không hề nghĩ tới hậu quả cái TA đó mang lại có thể SỬA ĐỔI được hay không

bởi vì vậy mà người ta mới nói ... "NÓ CÓ HÌNH DÁNG CON NGỰA" -->> THẤY GÌ THÌ NÓ CŨNG CÒNG LƯNG ... PHƠI THÂY CHIÊN ĐỊA mà bày ra ... [smile]


cho nên .. một khi .. có thể DÙNG Ý THỨC .. sửa đổi các HẠT CHỦNG TỬ: thay đổi CÁI NƠI MÀ NÓ CONG LƯNG CHỞ HÀNG RA ... thì nơi đó có những CHỦNG TỬ TỐT ĐẸP .. thì THỨC MẠT NA cũng chở ra nhưng gì tốt đẹp

nếu THỨC MẠT NA chở ra NHIỀU NGƯỜI .. thì nó cũng có công --> CHUYÊN CHỞ NHIỀU NGƯỜI MUÔN LƯỢNG KIẾP đó .. [smile]

nhưng nếu nó cứ ĐÒI CHỞ MUÔN NGƯỜI là những người khác nhau .. mà MỖI NGƯỜI HỌ ĐỀU ĐÒI CHỌN NGỰA

--> thì chuyện gì sẽ xảy ra cho NÓ NHỈ ?
[ha ha hahahaha]


ý nghĩa chính của TRUNG CẦU .. là TẤT CẢ đều từ BÊN TRONG MÀ RA ..

môt khi khẳng định tất cả niềm vui nổi buồn đều từ bên trong mà ra .. thì --> CÁI GÌ LÀM RA NHỮNG NỖI VUI BUỒN ĐÓ ?? [smile]

cái BÊN TRONG đó là CÁI GÌ ??



ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên