Các loại Thiền trong kinh Lăng Già

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CÁC LOẠI THIỀN TRONG KINH LĂNG GIÀ</B>
<I>(Trích sách: Đại Thừa Yếu Lược, Liên Hoa Tịnh Huệ, trang 237-239)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kinh Lăng Già, đức Phật phân biệt bốn loại Thiền. Đó là:
<p style="padding-left: 56px;">- Ngu Phu Sở Hành Thiền.
- Quán Sát Nghĩa Thiền.
- Phan Duyên Như Thiền.
- Như Lai Thiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Ngu Phu Sở Hành Thiền</B>: Là loại thiền mà các hàng Thinh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo thường thực hành <I>(Ngu phu ám chỉ các loại người này)</I>. Họ quán sát <B>pháp vô ngã, tâm vô thường, thân bất tịnh, thọ thị khổ</B> <I>(Tứ Niệm Xứ)</I>, toàn là quán cái vỏ ngoài của vạn hữu chúng sanh. Họ tu tập Tứ Đế nhưng họ, trong cũng như ngoài, vẫn còn chấp tướng, không thể dứt trừ phiền não.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Quán Sát Hành Thiền</B>: Là loại thiền chuyên vận dụng tri thức để <B>quán sát ý nghĩa</B> của các câu kinh như: pháp vô tự tánh, nhân vô ngã, vật do nhân duyên sanh khởi. Họ tiếp tục quán <B>pháp vô ngã</B> để củng cố thêm sự nhận thức của họ về tính chất vô ngã của vạn pháp và từ đó họ mới có thể vào đẳng địa Bồ Tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>Phan Duyên Như Thiền</B>: (Phan duyên: leo dây, nương theo). Đây là loại thiền cao hơn một bực đối với hai loại trên vì nó chủ trương <B>duyên theo thể Chơn như</B> để lần hồi dứt trừ hai tướng là pháp vô ngã và nhân vô ngã. Hai tướng này vốn thuộc vọng tưởng, trí phân biệt. Hành giả luôn quán tưởng chơn như khi ngồi thiền. Khi xuất định thì tâm thức cũng phải duyên theo, ứng hợp với chơn như dù hành giả đang làm bất cứ điều gì, đang động bên ngoài. Đó là trạng thái <B>ngoài thiền trong định</b> của những người sắp hòa nhập vào chơn như <B>sau khi đã ngộ</b>. Đó là trạng thái Đại định, tam muội của họ, trạng thái như như bất động, trạng thái của bình thường tâm, không còn bị lôi cuốn bởi cảnh vật, vạn pháp bởi các tướng bề ngoài, dù bất cứ ở nơi nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <B>Như Lai Thiền</B>: Đến giai đọan Như Lai thiền thì hành giả đi và nhà Như Lai, chứng được Thánh trí Tự giác, tâm an trụ trong ba đức Bí tạng <I>(Tạng bí mật)</I> là <B>Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát</B>, được ba món lạc <I>(vui)</I> là <B>lạc pháp, lạc tịch tịnh, lạc giác trí</B> và thành tựu vô lượng công đức không thể nghĩ bàn cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền Đông Độ, mặc dù trong buổi sơ khai, đã tiếp thu bốn loại thiền này của kinh Lăng Già (sơ Tổ Đạt Ma trao cho Huệ Khả), nhưng do thiên tài của các nhà sư Trung Hoa, đã tạo được những phương pháp hiện thực hết sức độc đáo, riêng biệt, bằng cách phát huy tánh cách vô cùng thực tế của <B>Phan Duyên Như Thiền</B> <I>(Thiền trong bốn oai nghi với thực tại hiện tiền)</I> trong đời sống thường nhật.
<BR>-----------------------------
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Việt Nam, đời nhà Trần có vua Trần Nhân Tôn, sáng lập thiền phái Trúc Lâm với bốn câu thơ:
<p style="padding-left: 56px;">Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà sẵn báu thôi đừng kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.</P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>THIỀN ĐÔNG ĐỘ</B>
<I>(Trích sách đã dẫn, trang 245-264)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền Đông Độ là thiền Trung Hoa, quốc độ nằm về phía Đông. Thiền này vẫn là một tông phái của Phật giáo Đại thừa đã được lột bỏ lớp áo Ấn Độ. Thiền hay Thiền Na là phiên âm chữ Phạn Dhyana. Tàu dịch là "Tĩnh lự", trầm tư mặc tưởng về một chân lý đến chỗ cùng tột. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật thường nhắc đến pháp "chữ Y" gồm có: Trí huệ, pháp Giải thoát và thân Phật; cũng còn tượng trưng cho Giới (đạo hạnh), Định (Tịnh tâm) và Huệ. Định (samadhi) và Thiền (dhyana) thường đồng nghĩa và được dùng lẫn lộn nhau. Ở Trung Hoa hai chữ này được ghép nhau thành Thiền Định để chỉ một trạng thái yên tĩnh, thực hiện bằng pháp Định hay pháp Thiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Tổ Đạt Ma</B> khai sáng thiền Đông Độ bằng quyển kinh Lăng Già mà ngài đã trao cho người đệ tử Trung Hoa đầu tiên là <B>Huệ Khả</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dân tộc Trung hoa là một dân tộc thực tiễn nhất, ít có trí tưởng tượng trong khi đó người Ấn Độ lại thích không tưởng, rất sâu sắc trong việc phân tách, tìm tòi, tưởng tượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ Đề Đạt Ma dạy các môn đệ phải tước bỏ tất cả hình thức, tất cả ngôn từ để trực ngộ chơn tâm. Do đó, các thiền gia Trung Quốc không mấy quan tâm đến việc học kinh Lăng Già. Thỉnh thoảng họ cũng nói Phật, Như Lai, Bồ đề, nhân quả, nghiệp báo, giải thoát, nhưng họ không đề cập đến Mười hai nhân duyên, Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo. Họ chứng nghiệm giáo lý giác ngộ của kinh Lăng Già không phải bằng trí giải, biện luận hay bằng phương pháp siêu nhiên mà chính bằng vào <B>cuộc sống thường nhật</B>. Chính nhờ lối chứng nghiệm này mà thiền Đông Độ với Huệ Năng, Tổ thứ sáu và các môn đồ đã vứt bỏ lớp áo Ấn Độ và bắt đầu khoát lên chiếc áo mới hoàn toàn Trung Hoa, để phát huy cực độ và được đồng hóa với Phật giáo Trung Hoa. Tổ Đạt Ma theo truyền đã huyền ký rằng:
<p style="padding-left: 56px;">Ngô bổn lai tư thổ
Phó pháp cứu mê tình
Nhứt hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.
<BR>Tạm dịch:
<BR><I>Ta vốn qua đất này
Trao pháp cứu mê tình
Một hoa năm cánh trổ
Kết quả tự nhiên thành</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là lời sấm của Tổ báo trước rằng việc truyền y bát sẽ chấm dứt với Lục Tổ.
<CENTER><B>PHÁP HỆ SƠ KHỞI THIỀN ĐÔNG ĐỘ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền Đông Độ do Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma khai sáng từ khi Tổ đặt chân lên đất Trung Hoa năm 520 sau Tây Lịch, đời Bắc Ngụy. Theo truyền thuyết thì Tổ sấm ký rằng cây bông Thiền của Tổ từ Ấn đem sang chỉ có năm cành lá (nhứt hoa khi ngũ diệp), sau đó thì là một thời kỳ vô cùng hưng thịnh, trăm hoa đua nở với vô số thiền sư, thiền viện, thiền phái, mỗi nơi mỗi phái tuy có sai khác về hình thức, nhưng tựu trung chỉ từ một gốc <B>Tâm</B> mà ra. Dưới đây là pháp hệ buổi đầu của Thiền Đông Độ.
<p style="padding-left: 56px;">- Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (? - 543).
- Nhị Tổ Huệ Khả (488-593).
- Tam Tổ Tăng Xán (?- 606).
- Tứ Tổ Đạo Tín (580-651).
- Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674).
- Lục Tổ Huệ Năng (638-713).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo truyền thuyết, Tổ Đạt Ma sau khi từ giã đất Trung Hoa trở về Ấn năm 543, còn sống rất lâu, thọ trên 150 tuổi. Câu chuyện dưới đây được ghi lại trước khi Tổ lên đường trở về nước đã nói lên cái tâm yếu của giáo lý thiền:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ngày nọ, sau chín năm diện bích, Tổ bèn gọi môn đệ đến để hỏi sở đắc của mỗi người. Bốn môn đệ được Tổ hỏi, lần lượt trình bày:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>Đạo Phó</B>: "Chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của đạo". Tổ nói: "Ông được phần da của tôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>Ni Tổng Trì</B>: "Như A Nan nhìn nước Phật A Súc, thấy một lần không thấy lại được". Tổi nói: "Bà được phần thịt của tôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>Đạo Dục</B>: "Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng thật, tất cả đều vô sở đắc". Tổ nói: "Ông được phần xương của tôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <B>Huệ Khả</B>: Đảnh lễ Tổ rồi đứng yên, không nói một lời. Tổ nói: "Ông được phần tủy của tôi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có lẽ Tổ đã phỏng theo các giải phẩu Thiền của Bồ tát Long Thọ, Tổ thứ mười bốn bên Ấn Độ. Theo Tổ Long Thọ thì: <B>Giới hạnh là da, Thiền Định là thịt, Trí Huệ là xương</B>, còn <B>Diệu tâm là tủy</B>. Tâm là Trung đạo, không nghiêng bên nọ, bỏ bên kia, bặt ngôn từ, bất nhị. Câu chuyên trên đây hoàn toàn giống như câu chuyện đối đáp giữa trưởng giả Duy Ma Cật với ba mươi hai vị Bồ tát đến thăm hỏi bệnh của ngài về vấn đề nhập pháp môn bất nhị trong kinh Duy Ma Cật.
<CENTER><B>YẾU CHỈ CỦA NHỊ TỔ HUỆ KHẢ</B>
(488-593 TL)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ Huệ Khả tên thật là Thần Quang, là một vị tăng lão thông kinh điển. Ông đến cầu pháp với Sơ Tổ Đạt Ma đang ở ẩn trong chùa Thiếu Lâm, nước Bắc Ngụy. Sau nhiều lần bị từ chối, ông quyết định tự chặt cánh tay trái dâng lên Tổ vì cho rằng đó là cách cúng dường cần thiết để được thọ pháp. Tổ nhận ngay ra ông là bực pháp khí (khí cụ của Phật pháp) có chí cao cả, bèn đổi tên là Huệ Khả và dạy bài pháp như sau:
<p style="padding-left: 56px;">Ngoại, tức chư duyên
Nội, tâm vô suyển
Tâm như tường bích
Khả dĩ nhập đạo.
<BR>Tạm dịch:
<BR><I>Ngoài dứt mọi duyên
Trong không toan tính
Tâm như tường vách
Khả dĩ nhập đạo</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Được truyền Y Bát, Tổ từ biệt chùa Thiếu Lâm, cất bước du phương, không hoằng hóa ngay, thường chung sống với bọn hạ lưu, lân la quán rượt hàng thịt, nói theo ngôn ngữ của kẻ đầu đường xó chợ, nhưng lúc nào cũng tùy thuận hóa độ (giai đoạn này chính là giai đoạn <B>bình thường tâm</B>, nhập chơn như của Tổ). Ngày nọ, Tổ đang đứng trước cổng chùa Khuôn Cứu nói pháp, trong khi pháp sư Biện Hòa đang giảng kinh Đại Bát Niết Bàn ở bên trong chùa. Bổn đạo ùn ùn chạy ra ngoài để nghe Tổ. Pháp sư nổi giận đi cáo giác với quan. Tổ bị bắt và bị xử giảo (thắt cổ). Không hề kêu oan, Tổ bình thản nhận lấy hình phạt, vì cho rằng đó là món nợ cũ phải tra. Sư thọ 107 tuổi. Tổ không lưu lại bút tích nào cả, ngoại trừ một bức thư phúc đáp cho Hướng cư sĩ là người đã ngộ đạo. Phúc thư như sau:
<p style="padding-left: 56px;">Xem qua ý ấy (của Hướng cư sĩ) đều như thực
Cái lý chân u (u huyền) chẳng biệt thù
Mê nói ma ni (hột ngọc ma ni) là ngói gạch
Hốt nhiên tỉnh dậy rõ là châu
Vô minh, trí huệ nguyên không khác
Muôn pháp đều "Như" lọ phải cầu
Thương kẻ chấp thường và chấp đoạn
Mấy lời gói ghém thảo tờ thư
Quán thân cùng Phật nào sai biệt
Hà tất Niết bàn kiếm mãi ru.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là lời chỉ dạy, yếu chỉ của Tổ về cái lý "Như như" của Phật giáo vốn xem chơn, vọng, mê, ngộ, vô minh và trí huệ như một, không sai khác.
<CENTER><B>YẾU CHỈ CỦA TAM TỔ TĂNG XÁN</B>
(?-606 TL)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện thọ pháp của Tăng Xán xem có phần ly kỳ. Một cư sĩ đến đảnh lễ Huệ Khả, bạch rằng: "Đệ tử mắc phong cùi, thỉnh hòa thượng từ bi sám hối cho". Sư bảo: "Đưa cái tội ra đây ta sám cho", cư sĩ đáp: "Đệ tử tìm mãi mà không thấy". Sư nói: "Thế là Ta đã sám xong tội cho ngươi rồi đó. Từ nay ngươi khá y nơi Phật, Pháp, Tăng mà an trụ". Cư sĩ bèn bạch tiếp: "Thấy hòa thượng thì biết là Tăng, nhưng chưa rõ thế nào là Phật và Pháp"?" Sư dạy: "Tâm là Phật, tâm là Pháp. Phật và Pháp chẳng hai, Tăng cũng y như vậy" Cư sĩ trình lại: "Nay đệ tử mới biết tánh của tội vốn chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa, cũng như tâm". Cư sĩ liền được Huệ Khả xuống tóc, sau đó biệt dạng. Vị cư sĩ ấy là Tăng Xán đã ngộ đạo khi còn là hàng cư sĩ tại gia. Tổ Tăng Xán sống ẩn dật suốt đời, chỉ lưu lại bút tích đề tựa <B>Tín Tâm Minh</B>. Ngài truyền tâm ấn cho Đạo Tín qua câu chuyện ngắn dưới đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo Tín: Con đường giải thoát là như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng Xán: Ai trói ngươi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo Tín: Không ai trói hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tăng Xán: Vậy tại sao còn cầu giải thoát?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo Tín phát đại ngộ, nhận được y bát làm tín vật. Tăng Xán bèn thu thần tịch diệt vào năn 606 đời Tùy của Dương Quảng (605-617). Ngoài ra Đạo Tín còn là dòng chánh, Tăng Xán còn truyền tâm ấn cho một pháp sư Ấn Độ tên là Lưu Chi (Vinitaruchi) và khuyên sang Bắc Ninh (Việt Nam) khai hóa đạo Thiền, đời Hậu Lý Nam Đế.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Tín Tâm Minh xiển dương pháp bất nhị</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn sau đây:
<p style="padding-left: 56px;">Cần nhứt hãy tương ưng
Cùng lẽ đạo bất nhị
Bất nhị thì hòa đồng
Không gì chẳng bao dung
Mười phương hàng trí giả
Đều chung nhập một tông
Tông này vốn tự tại
Khoảnh khắc là vạn niên
Dầu có, không, không, có
Mười phương trước mắt liền
Cái có là cái không
Cái không là cái có
Một tức là tất cả.
Tất cả tức là một.
<CENTER><B>YẾU CHỈ CỦA TỨ TỔ ĐẠO TÍN</B>
(580-651 TL)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo Tín có hai đệ tử được chân truyền. Người đầu là Pháp Dung và người sau là Hoằng Nhẫn ở núi Huỳnh Mai. Lời giải thích của Tổ Pháp Dung trong câu chuyên dưới đây đức kết ngắn gọn yếu chỉ của Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp Dung nhờ học kinh Bát Nhã đã đạt lý Không, vào núi Ngưu Đầu ở trong hang đá tu tập (để nhập chơn như). Bấy giờ là đời Đường (618-907). Tổ Đạo Tín đến núi tìm thấy Pháp Dung đang ngồi cứng đờ. Tổ hỏi: "Ông đang làm gì đây?" Sư đáp: "Quán tâm". Tổ: "Quán là ai?" Tâm là gì?" Sư không đáp đứng lên đảnh lễ, hỏi ra mới biết người khách mới đến là Tổ Đạo Tín, bèn mời Tổ vào cốc. Nhìn quanh thấy có nhiều cọp, sói, Tổ tỏ vẻ sợ hãi. Sư nói: "Còn có cái đó sao?". Tổ không đáp. Chặp sau, Tổ viết trên tảng đá chỗ ngồi tọa thiền của Sư chữ "Phật". Sư nhìn lộ vẻ khó chịu. Tổ hỏi lại: "Còn có cái đó sao?" Sư không hiểu xin Tổ dạy. Tổ nói: "Trăm ngàn pháp môn về trong gang tấc, hằng sa công đức toàn ở nơi tâm. Tất cả Giới, Định, Huệ, thần thông diệu dụng đều nằm trong tâm ông. Tất cả phiền não, nghiệp chướng bổn lai vẫn là không tịch, vắng không. Tất cả nhân quả đều là mộng. Không có ba cõi để thoát ra, không có Bồ Đề để bước vao. Ông và người tánh tướng đều bình đẳng. Đại đạo vốn huyền ảo, khoáng đạt, không nghĩ, không lo. Pháp như vậy là đầy đủ, rốt ráo đồng với chư Phật. Ông cứ tự tại mà tùy tâm (ứng hợp với chơn tâm), chớ sân lự, thản nhiên vô ngại, dọc ngang tùy ý, <B>chẳng làm lành, chẳng làm dữ</B>, đi đứng nằm ngồi cứ tùy duyên mà cảm nghĩ, đó toàn là chỗ diệu dụng vô ưu của Phật".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi lại: "Không tu Quán hạnh, khi cảnh khởi lên, tâm làm sao đối trị?" Tổ đáp: <B>"Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm. Tâm chẳng khởi, vọng tình làm sao có? Vọng tình không khởi thì chơn tâm cứ nhậm vận</B> (mặc tình) <B>mà tỏ tường</B>. Ông chỉ nên tự tại mà tùy tâm, chẳng cần phải đối trị. Đó là an trụ nơi pháp thân".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời dạy của Tổ cho Pháp Dung như trên quả thật là những lời vàng ngọc dành cho những vị đã ngộ và sắp nhập chơn tâm.
<CENTER><B>YẾU CHỈ CỦA NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN</B>
(601-674 TL)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Là một trong hai đệ tử của Đạo Tín, đệ tử thứ nhất là Pháp Dung khai sáng Ngưu Đầu Thiền, một phái thiền sớm mai một. Hoằng Nhẫn được Tứ Tổ nhận ra ngay từ lúc còn bé là bậc pháp khí sáng giá qua câu chuyện sau đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ Đạo Tín đi sang huyện Huỳnh Mai, giữa đường gặp một đứa trẻ khôi ngô tuấn tú. Tổ hỏi: "Danh tánh là chi?" Bé đáp: "Có tánh nhưng không phải tánh thường". Hỏi: "Là tánh gì?" Đáp: "Là tánh Phật". Hỏi: "Con không có tánh sao?". Đáp: "Nhưng tánh vốn không mà!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoằng Nhẫn là người đồng hương với Tứ Tổ. Đạo tràng ở núi Huỳnh Mai gồm năm trăm đồ chúng, trong số đó có Thần Tú vốn là một bậc thâm nho, được giao quyền thống lãnh toàn bộ đồ chúng. Tổ là người đầu tiên tổ chức đạo tràng với đầy đủ nội qui sinh hoạt, một hình thức mới mẻ dạy đạo, mở đường cho việc thành lập các thiền đường về sau. Thay vì dạy các đệ tử tu tập theo kinh Lăng Già do các vị Tổ trước truyền lại. Tổ chỉ dạy kinh Kim Cang. Có lẽ là vì kinh Lăng Già quá ư trừu tượng, khó tiêu hóa đối với các bộ óc thực tiễn của người Trung Hoa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Là một bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã, giáo lý Kim Cang tương đối dễ tiếp thu, dễ hiểu vì có phần tương ứng với tư tưởng vô vi của Lão Trang. Do đó kinh Kim Cang là bộ kinh đầu tiên được Ngũ Tổ đem ra sử dụng thay thế kinh Lăng Già, do Sơ Tổ Đạt Ma khai đạo tâm truyền. Chính nhờ nghe qua câu kinh "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (nên sanh tâm ở chỗ vô sở trụ) mà Huệ Năng được ngộ đạo, và cũng nhờ liễu tri được lý "Tướng Vô Tướng" mà ngài mới làm được bài kệ bất hủ để được truyền thừa. Kệ ấy nói lên thực tướng vạn pháp, hoàn toàn ngược lại với bài kệ của Thần Tú:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kệ của Thần Tú:
<p style="padding-left: 56px;">Thân thị Bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhá trần ai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kệ của Huệ Năng:
<p style="padding-left: 56px;">Bồ để bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Há xứ nhá trần ai?
<BR>Tạm dịch:
<BR><I>Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Từ trước không một vật
Có chỗ nào dính bụi?</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong đêm cuối cùng truyền y bát, Ngũ Tổ cũng lấy kinh Kim Cang ra mật chỉ cho Huệ Năng, coi đó như là tâm ấn của Tổ vậy.
<CENTER><B>TƯ TƯỞNG CĂN BẢN CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG</B>
(638-713 TL)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lục Tổ nói pháp tại đạo tràng Bữu Lâm ở Tào Khê trong suốt ba mươi bảy năm trời. Một số bài pháp của Tổ được ghi chép lại trong Pháp Bửu Đàn Kinh. Nhờ đó mà chúng ta ngày hôm nay mới biết được chủ yếu lời dạy của Tổ về thiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo Huệ Năng, Thiền là thấy tánh chớ thiền không luận Thiền định hay giải thoát. Tánh đây là Phật tánh hay Bát nhã, không phải là cái nhiều mà là cái một tuyệt đối, bất nhị, bình đẳng ở trong kẻ trí cũng như người ngu. Cái nhiều là kết quả của sự phân hóa của tâm thức ta do vô minh và điên đảo thúc đẩy. Có nhiều người chủ trương Thiền là tĩnh tọa, mặc tọa bặt hết tư tưởng, ý niệm, ngồi và ngồi mãi như gỗ đá nhưng rốt cuộc rồi với pháp Thiền ấy không chứng được trí huệ Bát nhã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ dạy: "Nếu ngộ được pháp đốn giáo, các ông không chấp ngoại cảnh để sửa mình. Chỉ cần nơi tự tâm khởi phát cái thấy <B>như thực</B> thì không có phiền não, trần lao nào có thể nhiễm trước các ông. Đó là thấy tánh. Này thiện trí thức! Khi chưa ngộ Phật thì chúng sanh như ta, phút chốc ngộ rồi thì ta và chúng sanh tức Phật. Thế mới biết tất cả đều ở nơi tâm (do cái nhìn của chúng ta đối với vạn pháp có gồm được hai mặt một lượt hay không). Các ông nên tự mình quan sát tâm mình thì sẽ tự mình thấy bổn tánh mình. Còn như tiếp tục chấp trước, nhờ vào tha lực để được giải thoát, điều ấy không thể có được. Nếu biết tự tánh rồi thì vừa thoáng ngộ đã vào nhà Phật".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện sau đây giữa Lục Tổ và sư Chí Thành, đệ tử của Thần Tú, theo lệnh thầy đi về phía Nam tham vấn Lục Tổ, đã minh họa tư tưởng căn bản của pháp Thiền của ngài:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ hỏi: Thầy ông dạy đồ chúng như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư: Phải chận đứng tất cả tư tưởng trong tâm (trụ tâm), ngồi im quán tưởng (tịnh quán), ngồi hoài không nằm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ: Trụ tâm, tịnh quán là bệnh, chẳng phải Thiền. Hãy nghe bài kệ của ta:
<p style="padding-left: 56px;">Sanh ra ngồi chẳng nằm
Chết đi nằm chẳng ngồi
Một bộ xương thúi nát
Có gì để công phu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ hỏi về Giới, Định, Huệ, Sư nói Thần Tú dạy:
<p style="padding-left: 56px;">Chư ác mạc tác, đó là Giới.
Chúng thiện phụng hành, đó là Huệ.
Tự tịnh kỳ ý, đó là Định.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ nói: Giới, Định, Huệ của thầy ông dùng để tiếp độ người Đại thừa. Giới, Định, Huệ của tôi tiếp độ hàng Tối thượng thừa. Mọi pháp của tôi nói ra đều từ tự tánh. Muôn vật, cả Giới, Định, Huệ, đều do tự tánh. Phật tánh ứng dụng ra, vì tâm tự nó không bao giờ quấy, đó là Giới của tự tánh, tâm tự nó không bao giờ si, đó là Huệ của tự tánh, tâm tự nó không bao giờ loạn, đó là Định của tự tánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy tự tánh tức là không thấy có gì đối đãi hai bên, nên không cần biết Bồ đề đối trị phiền não, giải thoát tri kiến đối trị triền phược. Người thấy tánh thì lui tới tự do, vô chướng ngại, tùy thế mà làm, tùy cơ mà nói, như thế mới được tự tại thần thông, du hí tam muội vậy".
<CENTER><B>LỤC TỔ KHAI SÁNG THIỀN ĐÔNG ĐỘ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mặc dù ít học nhưng Tổ Huệ Năng đã lập được một đại kỳ công đối với Thiền Đông Độ, vì chính nhờ ngài mà Thiền tông được khai sáng ở Trung Hoa và ở các nước Á châu theo Đại thừa giáo. Phải mất gần hai trăm năm sau khi Tổ Đạt Ma truyền tâm ấn cho Huệ Khả, Thiền Đông Độ, của kinh Lăng Già mới được thiên tài Trung Hoa lột bỏ lớp áp sặc sỡ của trí tưởng tượng Ấn và khoác lêm mình lớp áo mới, vừa tầm vóc và hợp sở thích của các dân tộc Á Đông. Chính nhờ vậy mà Thiền Đông Độ mới tồn tại đến ngày hôm nay vượt lên trên các tông phái khác như Duy Thức Tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Chơn Ngôn tông... và được đồng hóa với Phật giáo Trung Hoa, ngang hàng với Tịnh Độ tông, vốn thích hợp với tâm địa của dân tộc Trung Hoa từ khi tông này mới du nhập vào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu giáo lý giác ngộ của Thiền, nằm trong các bộ kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật, Bát Nhã, Lăng Già mà không được thiên tài Trung Hoa biến chế và điêu luyện thì chắc chắn Thiền cũng phải chung số phận hẩm hiu, mai một của bao nhiêu tông phái khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời nói đầu tiên của Tổ Huệ Năng giảng cho Huệ Minh nghe, sau khi được truyền thừa và được lệnh trốn đi về phương Nam và bị các đệ tử của Thần Tú đuổi theo để lấy lại y bát, đã khiến cho chúng ta nhìn thấy một bầu trời sáng lạng huy hoàng đang chờ đợi Thiền Đông Độ. Tổ Huệ Năng nói với Huệ Minh rằng: "Ông nên dứt tưởng niệm, đừng nghĩ lành, đừng nghĩ dữ, ngay trong lúc ấy, đưa cho tôi xem <B>bản lai diện mục</B> (mặt mày từ xưa) của ông trước khi cha mẹ chưa sanh ra ông. Điều tôi nói với ông chẳng phải là bí mật. Nếu ông tự soi trở lại, ông sẽ thấy cái bí mật ấy ở nơi ông".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với thành ngữ <B>"bổn lai diện mục"</B>, Lục Tổ đã mở ra cho Thiền một chân trời mới. Trước đó, Kinh nói: "Ông là Phật, hay ông và Phật là một, hoặc Phật ở trong ông". Đó chính là những khái niệm mà chỉ có dân tộc Ấn Độ mới có thể ý thức được. Đối với dân tộc Trung Hoa, vốn ưa chuộng thực tế hữu hình, Phật tánh chính là bổn lai diện mục, bộ mặt nghìn đời, bất biến của tất cả chúng sanh. Nhờ các phương pháp độc đáo dạy Thiền của Tổ mà số đông đồ chúng ngộ được cái bổn lai diện mục để từ đó hòa nhâp chơn như, tiếp nối công trình vĩ đại của ngài.</P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên