Có lầm nhân quả không?

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Tôi có vài câu hỏi muốn LaTuan cùng các đạo hữu trả lời:
Các thầy hay dạy rằng: người hiện nay giàu có, đẹp đẽ, làm quan... là nhờ phước báu đời trước...
Các thầy hay dạy rằng: hôm nay những người đến được đạo tràng tu học phật pháp, cũng nhờ nhiều kiếp vun trồng tu hành mới có được
Song cũng là phước báu tu hành vun trồng nhiều kiếp trước, mà có người lại không giàu,thậm chí đói nghèo dù rằng rất quyết tâm tu hành đến đạo quả (hành đúng pháp)
Lại những người hiện đời làm quan , giàu có.. là hầu hết là làm điều xấu ác mới có được. vậy có trái với cái gọi là tiếp nối dòng tâm thức ?
Cũng theo như trước đây bạn có đề cập đến việc tiếp nối dòng tâm thức từ đời này sang đời khác.. chỉ có những vị đã chứng được từ Tu Đà Hoàn trở lên mới nối tiếp được dòng tâm thức tu hành...
muốn bạn làm sáng tỏ để cho người tu học hiểu rõ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trình trưởng bối muathularung!
Các thầy hay dạy rằng: người hiện nay giàu có, đẹp đẽ, làm quan... là nhờ phước báu đời trước...
Các thầy hay dạy rằng: hôm nay những người đến được đạo tràng tu học Phật pháp, cũng nhờ nhiều kiếp vun trồng tu hành mới có được
Song cũng là phước báu tu hành vun trồng nhiều kiếp trước, mà có người lại không giàu,thậm chí đói nghèo dù rằng rất quyết tâm tu hành đến đạo quả (hành đúng pháp)
Lại những người hiện đời làm quan , giàu có.. là hầu hết là làm điều xấu ác mới có được. vậy có trái với cái gọi là tiếp nối dòng tâm thức ?

Đây là những câu hỏi thuộc về nhân quả chẳng lầm.
Các vị thầy thường thuyết giảng rằng những người ở hiện đời này giàu có, đẹp đẽ, làm quan… là do phước báo đời trước, và những người ngày nay có điều kiện đến đạo tràng để học Phật, tin Phật là những người đã vun bồi việc tu hành từ nhiều đời kiếp trước là những lời nói đúng cùng chẳng đúng.
Tại sao lại có việc đúng cùng chẳng đúng?
Đúng là vì những lời nói trên tựa nơi y kinh mà đúng, song do chỉ tựa nơi y kinh mà chỗ hiểu biết của các vị thốt ra những lời trên khó thể tường tận cội nguồn của lý nhân quả vì thế nên những lời nói ấy tự có điều chẳng đúng. Kỳ thực họ chỉ nói ra những lời nói trên là dựa vào tín tâm, vào kinh sách mà chẳng thể tường tận chỗ chẳng lầm nhân quả, cứ tin là vậy rồi gieo vào lòng người cứ tin là vậy, vô hình chung việc làm thành lệ đó đã khỏa lấp, che giấu sự vô minh, tăm tối của cái biết tự thân. Nếu họ chỉ tựa vào y kinh diễn nói thì quả thật là họ chưa minh tâm, kiến tánh, chưa thể đáo nhập niết bàn.
Cụ thể là nơi những dẫn chứng liền kề của trưởng bối đã có chút biểu hiện của nhân quả chẳng đồng. Việc có những người tu hành quyết tâm đạt đến đạo quả (hành đúng pháp) lại có quả báo không giàu thậm chí đói nghèo, thân suy, hình bại; ngược lại có lắm kẻ làm điều xấu ác, nham hiểm, tệ bạc lại rất đỗi giàu có, quyền thế lẫy lừng.

Đúng thật là dòng tâm thức sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác nhưng nó không là một dòng chảy chuyển động đều, xen lẫn những đoạn dòng chảy gấp rút, quyết liệt có những dòng chảy tựa chừng như gián đoạn và có cả những dòng chảy êm ả, lặng lờ.
Muốn sáng rõ con đường giải thoát sinh tử, quy luật nhân quả luân hồi thì người học Phật không thể đọc kinh sách cho nhiều rồi chấp lấy cái hiểu đó dương dương tự đắc ta biết, ta hiểu, ta đã vun bồi công đức, trí tuệ, ta sẽ được Phật đoái thương và có được một cái vé tốt ở đời sau. Cái bè của Phật Thích Ca để lại cho nhân loại không phải là nhằm vào việc khiến người đời sau mang vác nặng oằn nơi vô minh sinh tử, kinh sách không là kiến thủ để che lấp sự hiểu biết khách quan, sáng rõ ở người học Phật.
Người học Phật cần dùng trí tuệ của mình để quán chiếu những điều chưa rõ, chưa biết cho đến khi thông tỏ vạn pháp, quy luật luân hồi nhân quả thì mới có thể chặt đứt lưới vô minh, cứu cánh niết bàn mới hiển lộ. Đọc kinh sách cho nhiều rồi vọng chấp ta tự đầy đủ, ta tự viên dung rồi sinh tâm kiêu mạn, dưới mắt không người xem thường người hậu học thì khi vô thường gọi khó tránh khỏi việc tâm kinh, lòng loạn, các nẻo xấu ác nơi hậu kiếp khó thể lìa xa.
Muốn quán chiếu tường tận việc nhân quả chẳng lầm người học Phật hãy mở lòng ra nhìn và quán chiếu quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người trải qua nhiều đời kiếp, trong một khoảng thời gian lâu xa và trên diện rộng.
Phải chăng chỉ cần khách quan, đúng mực thì người quán chiếu sẽ dễ dàng nhận ra đó tựa như là quy luật của những dòng sông với các con nước lớn ròng? Và không có con nước lớn ròng nào giống với con nước lớn ròng nào cả.
Vì sao lại như vậy?
Vì bối cảnh xã hội luôn biến dịch và sự hiểu biết nhận thức, mỗi dòng tộc, mỗi thế hệ, mỗi thời kì là luôn có sự sai khác. Tuy nhiên, ở những điều khác biệt đó thì điểm chung nhất đó chính là quy luât con nước lớn ròng luôn có nơi dòng tộc bất kỳ cũng như nơi xã hội loài người. Quy luật con nước lớn ròng, đây là quy luật bất biến của xã hội loài người, nó thể hiện việc chẳng lầm nhân quả.
Khi đã sáng rõ quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người thì người quán chiếu hãy mở lòng quay về nơi tự kỷ xét lại dòng chảy quy luật luân hồi của bản thân trải qua vô số hà sa kiếp sống luân chuyển lên sống nơi 3 cõi 6 đường.
Phải chăng quy luật luân hồi của mỗi bản thể sống cũng tựa thể một dòng sông dường như bất tuyệt với vô vàn con nước lớn ròng đan xen giữa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, Atula và cõi Trời?
Quả thật đúng là vậy. Đó chính là việc chẳng lầm nhân quả chứ không phải giết một con gà đền mạng một kiếp gà. Theo quy luật con nước lớn ròng mà mà mỗi chúng sinh (nói chung), mỗi người (nói riêng) thọ nhận trả quả cho những nhân tốt xấu mà tự thân huân tập từ nhiều đời kiếp trước, việc thọ nhận nhân quả đó Phật Thích Ca dùng ngôn từ giả lập gọi rằng là nghiệp. Dòng chảy luân hồi ngỡ như là bất tuyệt đó sẽ cuốn mỗi người vào việc tử sinh, khổ não chỉ dừng lại khi người đó minh tâm, kiến tánh rõ biết quy luật sinh tử luân hồi, vượt thoát khỏi sinh tử, chấm dứt sự vô minh vì cái tôi thường tại của tự thân.
Vậy nên những việc mà trưởng bối đặt ra với tiêu đề có lầm nhân quả sẽ được lý giải rõ ràng bằng quy luật con nước lớn ròng cùng yếu tố duyên bất định.
Cụ thể là ngày nay có một lượng lớn người nghèo khổ tìm đến đạo Phật để nương náu một tâm hồn loạn động, bất an. Và không phải mọi người tìm đến đạo Phật ngày nay đều mong mỏi sự thoát khổ, ra khỏi luân hồi; có không ít kẻ trốn đời vào đạo hoặc mượn đạo tạo đời với danh tiếng, lợi dưỡng và sự kính trọng. Cũng lại như vậy trong số những người học Phật tìm đến đạo Phật vì thấy việc tụ tập thành nhóm có sự đông vui và cũng có những người nghèo khó tìm đến đạo Phật vì đinh ninh rằng việc đọc kinh nhiều phước báo sẽ quay về. Những người học Phật với tâm ý như thế thì đâu cần gì đến việc liễu nghĩa kinh sách, cứ đến giờ thì trả bài cho Phật 3 thời nghe, việc điều phục chế ngự Tham sân si mạn nghi là khái niệm trừu tượng, siêu hình trong tâm tưởng của họ. Do tâm ý móng cầu phước báo, sự giàu sang nên họ dễ dàng vượt qua nỗi mặc cảm tự ti thân phận nghèo hèn, họ lân la thân cận với những Phật tử giàu có quyền thế. Trong số những Phật tử giàu có quyền thế lại có những người tìm đến đạo Phật là nhằm vào việc “đặt vé tốt” cho đời sau, việc liễu kinh họ chẳng màng. Trong sự hiểu biết vô minh họ cả nghĩ tiền là tất cả, tiền có thể mua được phước báo ở đời sau, việc liễu nghĩa kinh, tháo gỡ vô minh cũng là điều họ không cần đến. Những người học Phật nghèo khó vì muốn thân cận người quyền quý, giàu sang nên lời nói theo đó cũng có sự bợ đỡ, tâng bốc; người nghe thấy cũng lọt tai lâu ngày dài tháng 2 tâm ý trên có chung cùng tần số tương hợp ở một mức độ nào đó. Không chỉ vậy! Những người học Phật nghèo khó đâu chỉ thân cận với một người giàu. Đến khi vô thường gọi người nghèo khó chết đi vẫn mang theo tâm ý giàu sang, quyền thế và những khuôn mặt, nơi ở của những người học Phật giàu có được tái hiện, họ quyến luyến người nào thì tâm tưởng họ sẽ theo người đó và nếu đủ duyên một bào thai nơi dòng tộc giàu có tượng hình, thần thức của người học Phật nghèo khó cũng sẽ có cơ may giàu có, quyền thế như lòng họ mong mỏi. Song do nơi tiền kiếp của người học Phật này không rèn giũa tâm tánh nên thói quen bủn xỉn, keo kiệt, hạ tiện khi nghèo khó sẽ được bảo lưu và phát tiết khi trưởng thành, điều này đánh dấu cho sự thoái trào của một dòng tộc, con nước ròng. Đây là quy luật nhân quả chẳng lầm khách quan, đúng mực.
Ngược lại, với những người học Phật giàu có, quyền thế vọng tưởng cúng dường Tam bảo trọng hậu ngõ hầu níu giữ phước báo, che giấu những hành vi ám muội làm giàu bất chính, song nếu chẳng may gặp phải duyên vô thường, cơ chế xã hội đổi thay khiến gia tộc họ sa sút (ví như là thời kỳ đánh tư sản ngày trước) thế là họ trở mặt coi thường nhân quả, bất mãn Tam bảo, tiếp tục dấn thân huân tập những đức tính xấu ác, tệ hại. Tất cả nghiệp quả xấu tốt đều do nơi vô minh mà ra.
Về việc người học Phật hành đúng pháp mà đói nghèo, khốn khổ. Thật chẳng lầm nhân quả. Thế nào là hành đúng pháp? Giữ giới, trì kinh, hành thập thiện chăng? Hay là việc gieo nhân không chờ phước báo quay về?
Một điều dễ nhận thấy là các nước Phương Tây ít chịu ảnh hưởng của đạo Phật nhưng sự văn minh, tiến bộ họ hơn hẳn các nước Phương Đông với chiếc nôi của nền minh triết cùng đạo Phật. Vì tham cứu kinh mà không liễu nghĩa nên người học Phật tự trói mình vào nhân quả ngắn ngũn, giới luật mê mờ,… không chỉ trói mình mà còn trói người rồi ngồi chờ phước báo, không làm mà mong có của ăn, của để, giàu có, quyền quý thì khó tránh khỏi quả nghèo đói. Đây là quả của xem kinh không liễu nghĩa, là vô minh vậy.
Khi quán chiếu quy luật nhân quả luân hồi ở mỗi chúng sinh sáng rõ với quy luật con nước lớn ròng khi gấp rút, sôi sục, khi lặng lờ, khi dường như gián đoạn tâm thức do trôi nỗi vào các nẻo giới sai biệt thì quy luật nhân quả chẳng lầm sẽ khách quan, đúng mực và thông suốt. Và cho đến khi đoạn đứt vô minh thì mỗi chúng sinh sẽ tự đoạn dứt luân hồi, giải thoát khỏi sinh tử.

Về việc tiếp nối dòng tâm thức ở các vị chứng đắc Tu đà hoàn, đó là một dòng chảy tiếp nối sự giải thoát hoàn toàn có sự liền mạch. Việc tiếp nối dòng tâm thức ở các vị chứng Tu đà hoàn được liền mạch ở những kiếp liền kề là do những vị này đã nhàm chán sinh tử, khổ não, họ đã điều phục gần như rốt ráo tham sân si mạn nghi… họ đã miên mật hành trì việc buông bỏ ở tiền kiếp song họ chưa kịp phá ngã trước khi vô thường gọi nên vẫn còn níu giữ cái tôi ngỡ rằng thường tại. Do tâm định nên họ sẽ trở lại kiếp người, và ở những kiếp người trở lại (kiếp người tái sinh) các vị chứng đắc Tu đà hoàn thường có sự biểu hiện dửng dưng với lẽ hơn thua, được mất, họ lặng lẽ sống và nếu có duyên may tiếp cận đến chánh pháp đúng mực, sáng rõ thì pháp hành họ sẽ liền mạch, họ sẽ sớm đáo nhập niết bàn. Nếu không có được duyên lành chạm đến chánh pháp thì cuộc đời họ chỉ là một vệt mơ hồ nơi cuộc sống, họ lại mất đi và tìm duyên lành ở kiếp sau.
Tu đà hoàn còn gọi là Dự lưu, có người gọi là Thất lai, một số người học Phật quy ước rằng Tu đà hoàn - Thất lai nên sẽ phải trở lại nẻo người 7 kiếp rồi mới giải thoát hoàn toàn. Lời nói này chỉ là cách nói giả lập, người học Phật đừng chấp rằng thật mà lại lọt vào lưới vô minh, tà kiến.
Vì lẽ ngài A Nan khi Phật còn tại thế chỉ có thể đắc quả Tu đà hoàn, thế nên về lý ngài A Nan phải mất đến vài kiếp tái lai. Phật nhập diệt ngài A Nan bị ngài Ca Diếp khiển trách sinh tâm tàm quý liền đó đắc A la hán, về sau nghiễm nhiên thành Nhị Tổ.
Rất cảm ơn những câu hỏi ích mình, lợi người của trưởng bối! Nếu câu trả lời của latuan chưa thông đạt rất mong được trưởng bối chỉ thẳng chỗ không thông, hoặc những điểm mà latuan trả lời chưa hết ý mà trưởng bối muốn đề cập vì mình, vì người.
Kính!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Tôi có vài câu hỏi muốn LaTuan trả lời:
Các thầy hay dạy rằng: người hiện nay giàu có, đẹp đẽ, làm quan... là nhờ phước báu đời trước...
Các thầy hay dạy rằng: hôm nay những người đến được đạo tràng tu học phật pháp, cũng nhờ nhiều kiếp vun trồng tu hành mới có được
Song cũng là phước báu tu hành vun trồng nhiều kiếp trước, mà có người lại không giàu,thậm chí đói nghèo dù rằng rất quyết tâm tu hành đến đạo quả (hành đúng pháp)
Lại những người hiện đời làm quan , giàu có.. là hầu hết là làm điều xấu ác mới có được. vậy có trái với cái gọi là tiếp nối dòng tâm thức ?
Cũng theo như trước đây bạn có đề cập đến việc tiếp nối dòng tâm thức từ đời này sang đời khác.. chỉ có những vị đã chứng được từ Tu Đà Hoàn trở lên mới nối tiếp được dòng tâm thức tu hành...
muốn bạn làm sáng tỏ để cho người tu học hiểu rõ

Chào bạn muathularung,
Chào các Bạn...

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Câu hỏi của bạn muathularung cũng là sự thắc mắc của d/đ từ khi còn rất nhỏ. d/đ không tin một người ở kiếp này hiền lành mà kiếp sau liền xấu ác - hoặc kiếp này xấu ác mà liền kiếp sau lại hiền lành. Cho nên, d/đ luôn cảm thấy có một cái gì đó mà chúng ta hiểu chưa thông về luật nhơn quả.

Thật ra, đã từ lâu d/đ đã tìm ra câu trả lời - nhưng cảm thấy không hợp với chỗ hiểu của mọi người nên d/đ không chia sẻ. Nay nhơn bạn muathularung nêu ra câu hỏi này - coi như tạo duyên vậy. Cám ơn bạn muathularung đã tạo duyên.

Theo d/đ thì sở dĩ có trường hợp : “người tu hành quyết tâm đạt đến đạo quả (hành đúng pháp) lại có quả báo không giàu thậm chí đói nghèo, thân suy, hình bại ; ngược lại có lắm kẻ làm điều xấu ác, nham hiểm, tệ bạc lại rất đổi giàu có, quyền thế lẫy lừng”.

Là vì người “tu hành đúng pháp thoát sanh tử” thì tâm sẽ thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh nên không mong cầu, không nương tựa vào một đấng huyền năng nào.


Còn những người “tu hành theo pháp sanh tử” thì tuy làm rất nhiều điều thiện - nhưng tâm thì mong cầu - tức còn chạy theo vọng tưởng ; và luôn nương tựa vào một đấng huyền năng. Vì có sự nương tựa nên có sự ban thưởng - có sự sắp xếp của đấng huyền năng đó.

Trong khi tu hành đúng pháp thoát sanh tử thì không có nương tựa vào đấng có huyền năng nên không có sự ban thưởng - không có sự sắp xếp - chỉ theo tâm thức của chính mình _ tái sanh kiếp sau.


Nếu căn lành của chúng ta dày thì tâm thức chúng ta cũng đưa chúng ta sanh vào nơi sung sướng, giàu có. Do đó, chúng ta thấy có rất nhiều người giàu có nhưng tâm cũng rất lành. Ví như đức Phật Thích Ca vậy.

Còn nếu chúng ta mới phát tâm tu đúng pháp thoát sanh tử thì căn lành chưa đủ dẫn chúng ta sanh vào nơi sung sướng. Vì vậy, chúng ta mới thấy có nhiều người tâm thiện lành mà lận đận. Chỉ tiếc là phần đông người căn lành chưa đủ _ gặp lận đận _ chịu không nổi thử thách _ thường bỏ cuộc _ ngã về pháp tu sanh tử _ chạy theo vọng tưởng.


Tóm lại, d/đ hiểu : nếu chúng ta thực hành pháp lành mà kèm theo sự mong cầu - nương tựa vào đấng có huyền năng thì chúng ta sẽ được hưởng quả về sau - nhưng đó là chúng ta còn đang tu thuận theo pháp sanh tử _ chưa bước vào Phật Pháp.

Còn nếu chúng ta lận đận mà Bạn kiên trì giữ vững tâm thanh tịnh - thì là chúng ta đã tu đúng Phật Pháp _ quả không mong cầu cũng sẽ tự đến.

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43


Còn những người “tu hành theo pháp sanh tử” thì tuy làm rất nhiều điều thiện - nhưng tâm thì mong cầu - tức còn chạy theo vọng tưởng ; và luôn nương tựa vào một đấng huyền năng. Vì có sự nương tựa nên có sự ban thưởng - có sự sắp xếp của đấng huyền năng đó.

Trong khi tu hành đúng pháp thoát sanh tử thì không có nương tựa vào đấng có huyền năng nên không có sự ban thưởng - không có sự sắp xếp - chỉ theo tâm thức của chính mình _ tái sanh kiếp sau.

Tóm lại, d/đ hiểu : nếu chúng ta thực hành pháp lành mà kèm theo sự mong cầu - nương tựa vào đấng có huyền năng thì chúng ta sẽ được hưởng quả về sau - nhưng đó là chúng ta còn đang tu thuận theo pháp sanh tử _ chưa bước vào Phật Pháp.


Kính Diệu Đức nếu chúng ta còn có suy nghĩ nương tựa vào đấng huyền năng thì có sự ban thưởng, và sẽ không có sự ban thưởng, không có sự sắp sếp của đấng huyền năng nếu chúng ta không nương tựa. Với tư duy như thế thì chúng ta chưa hiểu căn bản về Đạo Phật và nhân quả, tư tưởng đó không khác gì ngoại đạo. Mà quy luật nhân quả là quy luật của vũ trụ là chân lý nó không có ngoại lệ cho bất kỳ ai và đối với tất cả các vị huyền năng như bạn nói. Làm gì có chuyện 1 đấng huyền năng nào thoát ra khỏi quy luật nhân quả và có thể can thiệp vào nhân quả. Mong diệu đức suy nghĩ lại những gì người điên này trình bày.

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính Diệu Đức nếu chúng ta còn có suy nghĩ nương tựa vào đấng huyền năng thì có sự ban thưởng, và sẽ không có sự ban thưởng, không có sự sắp sếp của đấng huyền năng nếu chúng ta không nương tựa. Với tư duy như thế thì chúng ta chưa hiểu căn bản về Đạo Phật và nhân quả, tư tưởng đó không khác gì ngoại đạo. Mà quy luật nhân quả là quy luật của vũ trụ là chân lý nó không có ngoại lệ cho bất kỳ ai và đối với tất cả các vị huyền năng như bạn nói. Làm gì có chuyện 1 đấng huyền năng nào thoát ra khỏi quy luật nhân quả và có thể can thiệp vào nhân quả. Mong diệu đức suy nghĩ lại những gì người điên này trình bày.



Chào bạn nguoidienhocphat,

d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn. d/d cũng có chỗ hiểu như Bạn. Nhưng vì vũ trụ vẫn còn có hình tướng nên cũng thuộc về pháp sanh tử. Vì vậy, chân lý của nhơn quả và vũ trụ chưa phải chân lý tuyệt đối. Còn chúng ta tu học Phật đạo là để thoát sanh tử. Chân lý của pháp thoát sanh tử là chân lý tuyệt đối.


Còn sở dĩ d/đ nói: "nương tựa vào đấng huyền năng thì có sự ban thưởng, và sẽ không có sự ban thưởng, không có sự sắp sếp của đấng huyền năng nếu chúng ta không nương tựa".

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Là vì d/đ tin lời nói : “ma vương Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục” _ là do Phật nói.

Và d/đ hiểu : “đứng đầu cõi Dục tức là cai quản cõi Dục”. Vì cai quản cõi Dục nên nhóm của ma vương Ba Tuần có “huyền năng” nhất định nơi cõi Dục. Do đó, sự mong cầu của chúng ta có hiệu quả hay không _ là tùy thuộc vào nhóm ma vương Ba Tuần. Và việc sắp xếp những người không có tâm thức tự tại _ đi vào cõi nào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục cũng do nhóm ma vương Ba Tuần sắp xếp.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Còn nếu như nói luật nhơn quả không có sự can thiệp nào - thì sẽ không có trường hợp _ người được hưởng phước báo giàu có _ lại có tâm xấu ác. Vì nếu do tu tâm mà chúng ta tạo nghiệp lành - hưởng được phước báo thì tâm thức của chúng ta không thể xấu ác. <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Trong khi chúng ta mong cầu là chúng ta _ đã sanh và chạy theo vọng tưởng. Cho nên, d/đ mới nghĩ - những người được hưởng phước giàu có mà tâm xấu ác - là do được ban thưởng chứ không phải do tu đúng Phật Pháp.


Và khi tâm thanh tịnh thì chúng ta cũng hiểu _ phải tự mình đốt đuốc chứ không thể nương nhờ vào đấng huyền năng nào cả. Do đó, chúng ta cũng không mong cầu. d/đ xin giải thích
Thân


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Trình trưởng bối muathularung!
Các thầy hay dạy rằng: người hiện nay giàu có, đẹp đẽ, làm quan... là nhờ phước báu đời trước...
Các thầy hay dạy rằng: hôm nay những người đến được đạo tràng tu học Phật pháp, cũng nhờ nhiều kiếp vun trồng tu hành mới có được
Song cũng là phước báu tu hành vun trồng nhiều kiếp trước, mà có người lại không giàu,thậm chí đói nghèo dù rằng rất quyết tâm tu hành đến đạo quả (hành đúng pháp)
Lại những người hiện đời làm quan , giàu có.. là hầu hết là làm điều xấu ác mới có được. vậy có trái với cái gọi là tiếp nối dòng tâm thức ?

Đây là những câu hỏi thuộc về nhân quả chẳng lầm.
Các vị thầy thường thuyết giảng rằng những người ở hiện đời này giàu có, đẹp đẽ, làm quan… là do phước báo đời trước, và những người ngày nay có điều kiện đến đạo tràng để học Phật, tin Phật là những người đã vun bồi việc tu hành từ nhiều đời kiếp trước là những lời nói đúng cùng chẳng đúng.
Tại sao lại có việc đúng cùng chẳng đúng?
Đúng là vì những lời nói trên tựa nơi y kinh mà đúng, song do chỉ tựa nơi y kinh mà chỗ hiểu biết của các vị thốt ra những lời trên khó thể tường tận cội nguồn của lý nhân quả vì thế nên những lời nói ấy tự có điều chẳng đúng. Kỳ thực họ chỉ nói ra những lời nói trên là dựa vào tín tâm, vào kinh sách mà chẳng thể tường tận chỗ chẳng lầm nhân quả, cứ tin là vậy rồi gieo vào lòng người cứ tin là vậy, vô hình chung việc làm thành lệ đó đã khỏa lấp, che giấu sự vô minh, tăm tối của cái biết tự thân. Nếu họ chỉ tựa vào y kinh diễn nói thì quả thật là họ chưa minh tâm, kiến tánh, chưa thể đáo nhập niết bàn.
Cụ thể là nơi những dẫn chứng liền kề của trưởng bối đã có chút biểu hiện của nhân quả chẳng đồng. Việc có những người tu hành quyết tâm đạt đến đạo quả (hành đúng pháp) lại có quả báo không giàu thậm chí đói nghèo, thân suy, hình bại; ngược lại có lắm kẻ làm điều xấu ác, nham hiểm, tệ bạc lại rất đỗi giàu có, quyền thế lẫy lừng.

Đúng thật là dòng tâm thức sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác nhưng nó không là một dòng chảy chuyển động đều, xen lẫn những đoạn dòng chảy gấp rút, quyết liệt có những dòng chảy tựa chừng như gián đoạn và có cả những dòng chảy êm ả, lặng lờ.
Muốn sáng rõ con đường giải thoát sinh tử, quy luật nhân quả luân hồi thì người học Phật không thể đọc kinh sách cho nhiều rồi chấp lấy cái hiểu đó dương dương tự đắc ta biết, ta hiểu, ta đã vun bồi công đức, trí tuệ, ta sẽ được Phật đoái thương và có được một cái vé tốt ở đời sau. Cái bè của Phật Thích Ca để lại cho nhân loại không phải là nhằm vào việc khiến người đời sau mang vác nặng oằn nơi vô minh sinh tử, kinh sách không là kiến thủ để che lấp sự hiểu biết khách quan, sáng rõ ở người học Phật.
Người học Phật cần dùng trí tuệ của mình để quán chiếu những điều chưa rõ, chưa biết cho đến khi thông tỏ vạn pháp, quy luật luân hồi nhân quả thì mới có thể chặt đứt lưới vô minh, cứu cánh niết bàn mới hiển lộ. Đọc kinh sách cho nhiều rồi vọng chấp ta tự đầy đủ, ta tự viên dung rồi sinh tâm kiêu mạn, dưới mắt không người xem thường người hậu học thì khi vô thường gọi khó tránh khỏi việc tâm kinh, lòng loạn, các nẻo xấu ác nơi hậu kiếp khó thể lìa xa.
Muốn quán chiếu tường tận việc nhân quả chẳng lầm người học Phật hãy mở lòng ra nhìn và quán chiếu quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người trải qua nhiều đời kiếp, trong một khoảng thời gian lâu xa và trên diện rộng.
Phải chăng chỉ cần khách quan, đúng mực thì người quán chiếu sẽ dễ dàng nhận ra đó tựa như là quy luật của những dòng sông với các con nước lớn ròng? Và không có con nước lớn ròng nào giống với con nước lớn ròng nào cả.
Vì sao lại như vậy?
Vì bối cảnh xã hội luôn biến dịch và sự hiểu biết nhận thức, mỗi dòng tộc, mỗi thế hệ, mỗi thời kì là luôn có sự sai khác. Tuy nhiên, ở những điều khác biệt đó thì điểm chung nhất đó chính là quy luât con nước lớn ròng luôn có nơi dòng tộc bất kỳ cũng như nơi xã hội loài người. Quy luật con nước lớn ròng, đây là quy luật bất biến của xã hội loài người, nó thể hiện việc chẳng lầm nhân quả.
Khi đã sáng rõ quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người thì người quán chiếu hãy mở lòng quay về nơi tự kỷ xét lại dòng chảy quy luật luân hồi của bản thân trải qua vô số hà sa kiếp sống luân chuyển lên sống nơi 3 cõi 6 đường.
Phải chăng quy luật luân hồi của mỗi bản thể sống cũng tựa thể một dòng sông dường như bất tuyệt với vô vàn con nước lớn ròng đan xen giữa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, Atula và cõi Trời?
Quả thật đúng là vậy. Đó chính là việc chẳng lầm nhân quả chứ không phải giết một con gà đền mạng một kiếp gà. Theo quy luật con nước lớn ròng mà mà mỗi chúng sinh (nói chung), mỗi người (nói riêng) thọ nhận trả quả cho những nhân tốt xấu mà tự thân huân tập từ nhiều đời kiếp trước, việc thọ nhận nhân quả đó Phật Thích Ca dùng ngôn từ giả lập gọi rằng là nghiệp. Dòng chảy luân hồi ngỡ như là bất tuyệt đó sẽ cuốn mỗi người vào việc tử sinh, khổ não chỉ dừng lại khi người đó minh tâm, kiến tánh rõ biết quy luật sinh tử luân hồi, vượt thoát khỏi sinh tử, chấm dứt sự vô minh vì cái tôi thường tại của tự thân.
Vậy nên những việc mà trưởng bối đặt ra với tiêu đề có lầm nhân quả sẽ được lý giải rõ ràng bằng quy luật con nước lớn ròng cùng yếu tố duyên bất định.
Cụ thể là ngày nay có một lượng lớn người nghèo khổ tìm đến đạo Phật để nương náu một tâm hồn loạn động, bất an. Và không phải mọi người tìm đến đạo Phật ngày nay đều mong mỏi sự thoát khổ, ra khỏi luân hồi; có không ít kẻ trốn đời vào đạo hoặc mượn đạo tạo đời với danh tiếng, lợi dưỡng và sự kính trọng. Cũng lại như vậy trong số những người học Phật tìm đến đạo Phật vì thấy việc tụ tập thành nhóm có sự đông vui và cũng có những người nghèo khó tìm đến đạo Phật vì đinh ninh rằng việc đọc kinh nhiều phước báo sẽ quay về. Những người học Phật với tâm ý như thế thì đâu cần gì đến việc liễu nghĩa kinh sách, cứ đến giờ thì trả bài cho Phật 3 thời nghe, việc điều phục chế ngự Tham sân si mạn nghi là khái niệm trừu tượng, siêu hình trong tâm tưởng của họ. Do tâm ý móng cầu phước báo, sự giàu sang nên họ dễ dàng vượt qua nỗi mặc cảm tự ti thân phận nghèo hèn, họ lân la thân cận với những Phật tử giàu có quyền thế. Trong số những Phật tử giàu có quyền thế lại có những người tìm đến đạo Phật là nhằm vào việc “đặt vé tốt” cho đời sau, việc liễu kinh họ chẳng màng. Trong sự hiểu biết vô minh họ cả nghĩ tiền là tất cả, tiền có thể mua được phước báo ở đời sau, việc liễu nghĩa kinh, tháo gỡ vô minh cũng là điều họ không cần đến. Những người học Phật nghèo khó vì muốn thân cận người quyền quý, giàu sang nên lời nói theo đó cũng có sự bợ đỡ, tâng bốc; người nghe thấy cũng lọt tai lâu ngày dài tháng 2 tâm ý trên có chung cùng tần số tương hợp ở một mức độ nào đó. Không chỉ vậy! Những người học Phật nghèo khó đâu chỉ thân cận với một người giàu. Đến khi vô thường gọi người nghèo khó chết đi vẫn mang theo tâm ý giàu sang, quyền thế và những khuôn mặt, nơi ở của những người học Phật giàu có được tái hiện, họ quyến luyến người nào thì tâm tưởng họ sẽ theo người đó và nếu đủ duyên một bào thai nơi dòng tộc giàu có tượng hình, thần thức của người học Phật nghèo khó cũng sẽ có cơ may giàu có, quyền thế như lòng họ mong mỏi. Song do nơi tiền kiếp của người học Phật này không rèn giũa tâm tánh nên thói quen bủn xỉn, keo kiệt, hạ tiện khi nghèo khó sẽ được bảo lưu và phát tiết khi trưởng thành, điều này đánh dấu cho sự thoái trào của một dòng tộc, con nước ròng. Đây là quy luật nhân quả chẳng lầm khách quan, đúng mực.
Ngược lại, với những người học Phật giàu có, quyền thế vọng tưởng cúng dường Tam bảo trọng hậu ngõ hầu níu giữ phước báo, che giấu những hành vi ám muội làm giàu bất chính, song nếu chẳng may gặp phải duyên vô thường, cơ chế xã hội đổi thay khiến gia tộc họ sa sút (ví như là thời kỳ đánh tư sản ngày trước) thế là họ trở mặt coi thường nhân quả, bất mãn Tam bảo, tiếp tục dấn thân huân tập những đức tính xấu ác, tệ hại. Tất cả nghiệp quả xấu tốt đều do nơi vô minh mà ra.
Về việc người học Phật hành đúng pháp mà đói nghèo, khốn khổ. Thật chẳng lầm nhân quả. Thế nào là hành đúng pháp? Giữ giới, trì kinh, hành thập thiện chăng? Hay là việc gieo nhân không chờ phước báo quay về?
Một điều dễ nhận thấy là các nước Phương Tây ít chịu ảnh hưởng của đạo Phật nhưng sự văn minh, tiến bộ họ hơn hẳn các nước Phương Đông với chiếc nôi của nền minh triết cùng đạo Phật. Vì tham cứu kinh mà không liễu nghĩa nên người học Phật tự trói mình vào nhân quả ngắn ngũn, giới luật mê mờ,… không chỉ trói mình mà còn trói người rồi ngồi chờ phước báo, không làm mà mong có của ăn, của để, giàu có, quyền quý thì khó tránh khỏi quả nghèo đói. Đây là quả của xem kinh không liễu nghĩa, là vô minh vậy.
Khi quán chiếu quy luật nhân quả luân hồi ở mỗi chúng sinh sáng rõ với quy luật con nước lớn ròng khi gấp rút, sôi sục, khi lặng lờ, khi dường như gián đoạn tâm thức do trôi nỗi vào các nẻo giới sai biệt thì quy luật nhân quả chẳng lầm sẽ khách quan, đúng mực và thông suốt. Và cho đến khi đoạn đứt vô minh thì mỗi chúng sinh sẽ tự đoạn dứt luân hồi, giải thoát khỏi sinh tử.

Về việc tiếp nối dòng tâm thức ở các vị chứng đắc Tu đà hoàn, đó là một dòng chảy tiếp nối sự giải thoát hoàn toàn có sự liền mạch. Việc tiếp nối dòng tâm thức ở các vị chứng Tu đà hoàn được liền mạch ở những kiếp liền kề là do những vị này đã nhàm chán sinh tử, khổ não, họ đã điều phục gần như rốt ráo tham sân si mạn nghi… họ đã miên mật hành trì việc buông bỏ ở tiền kiếp song họ chưa kịp phá ngã trước khi vô thường gọi nên vẫn còn níu giữ cái tôi ngỡ rằng thường tại. Do tâm định nên họ sẽ trở lại kiếp người, và ở những kiếp người trở lại (kiếp người tái sinh) các vị chứng đắc Tu đà hoàn thường có sự biểu hiện dửng dưng với lẽ hơn thua, được mất, họ lặng lẽ sống và nếu có duyên may tiếp cận đến chánh pháp đúng mực, sáng rõ thì pháp hành họ sẽ liền mạch, họ sẽ sớm đáo nhập niết bàn. Nếu không có được duyên lành chạm đến chánh pháp thì cuộc đời họ chỉ là một vệt mơ hồ nơi cuộc sống, họ lại mất đi và tìm duyên lành ở kiếp sau.
Tu đà hoàn còn gọi là Dự lưu, có người gọi là Thất lai, một số người học Phật quy ước rằng Tu đà hoàn - Thất lai nên sẽ phải trở lại nẻo người 7 kiếp rồi mới giải thoát hoàn toàn. Lời nói này chỉ là cách nói giả lập, người học Phật đừng chấp rằng thật mà lại lọt vào lưới vô minh, tà kiến.
Vì lẽ ngài A Nan khi Phật còn tại thế chỉ có thể đắc quả Tu đà hoàn, thế nên về lý ngài A Nan phải mất đến vài kiếp tái lai. Phật nhập diệt ngài A Nan bị ngài Ca Diếp khiển trách sinh tâm tàm quý liền đó đắc A la hán, về sau nghiễm nhiên thành Nhị Tổ.
Rất cảm ơn những câu hỏi ích mình, lợi người của trưởng bối! Nếu câu trả lời của latuan chưa thông đạt rất mong được trưởng bối chỉ thẳng chỗ không thông, hoặc những điểm mà latuan trả lời chưa hết ý mà trưởng bối muốn đề cập vì mình, vì người.
Kính!

Đã nói ra quy luật luân hồi của con người như con nước lớn ròng sao latuan không nói rõ hơn về dòng chảy lớn ròng đó cho mọi người tham khảo, đánh giá có đúng mực hay đó cũng chỉ là tưởng tri, là tà kiến vô minh, là tà ma ngoại đạo.
Muathularung thấy những điều latuan trình bày về việc học Phật có sự mới mẻ, khác lạ nhất thời chưa thể nói rõ đúng sai nên mong latuan có sự chia sẻ cụ thể hơn.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Đã nói ra quy luật luân hồi của con người như con nước lớn ròng sao latuan không nói rõ hơn về dòng chảy lớn ròng đó cho mọi người tham khảo, đánh giá có đúng mực hay đó cũng chỉ là tưởng tri, là tà kiến vô minh, là tà ma ngoại đạo.
Muathularung thấy những điều latuan trình bày về việc học Phật có sự mới mẻ, khác lạ nhất thời chưa thể nói rõ đúng sai nên mong latuan có sự chia sẻ cụ thể hơn.

Quy luật luân hồi nhân quả là quy luật của dòng chảy với vô vàn con nước lớn ròng bất định…
Trình trưởng bối muathularung!
Chỉ một câu hỏi ngỡ đơn giản của trưởng bối mà khiến latuan phải trình bày một dòng chảy liên tu bất tận.
Thật ra quy luật dòng chảy con nước lớn ròng mà latuan đề cập không chỉ chi phối cho nẻo người mà các nẻo còn lại nơi 3 cõi đều nằm trong sự luân hồi nhân quả tựa như con nước lớn ròng có tính bất định đó.
Song để tránh sự rườm rà, rối mắt latuan sẽ trình bày quy luật nhân quả chẳng lầm ở nẻo người ở mức độ đơn giản nhất để trưởng bối và người đọc dễ nhận diện, nắm bắt. Kỳ thực là dòng chảy con nước lớn ròng ở mỗi chúng sinh là rất phức tạp, đan xen, gián đoạn do chịu rất nhiều sự chi phối của thời cuộc, duyên nghiệp, nhận thức, trình độ và tầm mức, tần suất vô minh.

Bây giờ latuan sẽ tạm chọn xuất phát điểm của đối tượng quán chiếu là một đứa bé sơ sinh. Tạm xem đứa bé này là vô tri, kỳ thực đứa bé vốn chẳng thật vô tri, ở nơi đứa bé có đầy đủ tham sân si mạn nghi và cả tánh giác, có chăng là tất cả những sự hữu tri đó chưa biểu hiện rõ ràng mà thôi.
Theo Khổng - Mạnh nhận định “Nhân chi sơ tính bản thiện”, các bậc thầy giáo dục này đã áp đặt quan niệm này vào tri thức nhân loại một thời. Nhưng khi chạm vào thực tế thì loài người vẫn có kẻ tiểu nhân, xấu ác dù rằng được giáo dục Nhân nghĩa lễ trí tín. Do vậy nên đến đời Tuân Tử - Hàn Phi, họ đã đưa ra quan niệm “Nhân chi sơ tính bản ác” để phủ định lại nhận định không đúng mực của Khổng - Mạnh.
Do đứng ở góc nhìn phiến diện, chủ quan và cả tính chống trái, tranh đúng, tranh hơn mà những bậc thầy nhân loại một thời không thể đưa ra được một đánh giá đúng mực về bản chất nguyên thủy của một con người, đó chính là tà kiến, là vô minh một thời của nhân loại.
Ở góc nhìn khách quan hơn cùng ánh sáng trí tuệ Phật thì con người ngày nay dễ dàng nhận ra những đứa bé sơ sinh luôn sẵn có hai đặc tính thiện ác và cùng với việc huân tập đức tính tiền kiếp mà mầm thiện ác ở mỗi đứa bé sẽ sai khác nhau. Đây là gốc tâm tánh của mỗi người, bản tánh gốc là rất quan trọng, điều này sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn tánh tình của mỗi người về sau.
Tuy nhiên, ngoài mầm thiện ác có sẵn thì yếu tố học hỏi nơi hiện đời cũng có tác động chi phối tánh tình mỗi người không kém gì bản tính gốc. Thế nên có vô số trường hợp mầm sống chứa đặc tính xấu ác gặp duyên giáo dục tốt lành cùng duyên môi trường, bối cảnh xã hội thích hợp thì mầm giống xấu vẫn ra cây lành. Ngược lại điều kiện sống bất lợi cũng sẽ tác động làm cho mầm giống tốt lành cho ra quả độc, người xấu.
Xét lại những điều tôi vừa trình bày thì mọi người sẽ nhận ra nhân quả ngỡ như chẳng đồng song kỳ thực là có sự tương đồng và yếu tố duyên đã góp phần đúng mực vào việc chẳng lầm nhân quả.
Ở đây ta sẽ thấy ngoài nhân ban đầu thì yếu tố duyên sẽ quyết định rất nhiều đến cuộc đời mỗi người nơi hiện kiếp.
Bối cảnh xã hội, nền giáo dục và gia phong mỗi dòng tộc sẽ là cộng nghiệp dính mắc đến đơn nghiệp của mỗi người. Cụ thể ví như đứa bé sẽ ra đời ở bối cảnh lấy Nhân nghĩa lễ trí tín thì cuộc đời của người đó sẽ chịu chi phối bởi Nhân nghĩa lễ trí tính mà không trói chặt lối sống vào trong sự tham lam, thực dụng, ích kỷ. Ngược lại, nếu đứa bé ra đời trong lối sống thực dụng thì cuộc đời người đó sẽ chìm đắm trong lối sống vật chất, hưởng thụ.
Hiện tại latuan đang nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở gốc độ bản chất có tính tổng thể và xen lẫn trào lưu chung nhất sẽ luôn có sự tồn tại của ngoại lệ, yếu tố ngoại lệ là bước trung chuyển và cũng chính là yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự tồn vong của xã hội loài người từ xưa đến nay, mai này…
Mở rộng vấn đề đạo Phật qua đời trải qua 3 thời kỳ - Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp là vì duyên gì?
Khi Phật Thích Ca ra đời ở các nước quanh lưu vực sông Hằng thì bối cảnh xã hội ở nơi đây là tin nhận vào sự tồn tại của thế giới tâm linh. Họ tin nhận các tôn giáo truyền thống, họ tin có sự luân hồi và việc thoát khỏi sinh tử hoàn toàn. Phật Thích Ca giác ngộ đã ươm mầm chánh pháp đúng nơi cánh đồng màu mỡ tâm linh, sự đúng mực, sáng rõ của giáo lý đạo giác ngộ giải thoát tương hợp với bối cảnh xã hội các nước quanh lưu vực sông Hồng đã tạo ra Thời Chánh pháp rực rỡ của đạo Phật ở các nước quanh lưu vực sông Hằng. Hãy lưu ý đây chỉ là Thời Chánh pháp sáng rỡ của đạo Phật ở các nước quanh lưu vực sông Hằng chứ không phải là Thời Chánh Pháp của đạo Phật ở Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc hay nhân loại. Thời Chánh pháp của đạo Phật chỉ hạn hẹp ở các nước quanh lưu vực sông Hằng chứ không phải là thời Chánh pháp đạo Phật rộng khắp không có sự ngăn ngại. Đến khi Phật nhập diệt thì cũng là cột mốc đánh dấu Thời Chánh pháp của đạo Phật bị biến chuyển thành thời Tượng pháp.
Tại sao lại như vậy?
Vì các vị Tổ không thành tựu được sự chứng ngộ Giác giả hoàn toàn, việc truyền pháp, hoằng pháp dần dà trở thành y kinh một cách sơ cứng, máy móc. Ngọn đuốc chánh pháp đã đánh mất sự sáng rõ, tư dục trong lòng loài người lại vốn rất lớn mạnh, các hệ phái tôn giáo Bà la môn rồi đến Hồi giáo không ngừng công phá, triệt hạ đạo Phật,… Thế hệ truyền thừa của đạo Phật về sau không còn đủ sức góp phần giữ ngọn lửa chánh pháp sáng rỡ như trước. Ý niệm Phật pháp tùy duyên và việc không có người nối pháp có sự chứng ngộ toàn phần (Giác giả) đã khiến đạo Phật rệu rã ngay nơi khai sinh ra nó. Song sự vi diệu, thậm thâm cùng với giá trị chánh pháp đã giúp cho đạo Phật lan truyền rộng khắp phương Đông, tiếc rằng đạo Phật lúc bấy giờ chỉ quý hồ đa bất quý hồ tinh. Tuy nhiên, nhờ sự vươn xa kịp lúc đã tạo nên thời Tượng pháp của đạo Phật trên diện rộng trong lòng nhân loại. Sự minh triết nơi đạo Phật và sự chứng ngộ Tiểu phần của các vị hành giả ở những nơi mà đạo Phật truyền đến góp phần giữ lửa cho ngọn đuốc chánh pháp.
Về sau, thuyết Duy vật ra đời cùng sự chủ quan của giới khoa học, đại diện tiêu biểu của tri thức nhân loại ra sức triệt phá, xóa bỏ tôn giáo, thuyết Duy Tâm đẩy nhân loại vào chủ nghĩa thực dụng hưởng thụ, đây là thời kỳ Mạt pháp của đạo Phật nơi nhân loại. Ba thời Chánh pháp, Tượng pháp, Mạt pháp chung của đạo Phật được mô tả đúng mực là như thế. Tuy nhiên, nơi mỗi người thì thời Chánh pháp, Tượng pháp, Mạt pháp sẽ có khác, cụ thể là nếu ở nơi hiện đời có người học Phật nào nhờ tham cứu Tam Tạng kinh mà khai ngộ Phật Tri Kiến, chứng ngộ vô sanh thì ngay đó chính là thời Chánh pháp của đạo Phật đối với họ.
Thực tế là giáo lý đạo giác ngộ giải thoát đang lưu bố vẫn còn vẹn nguyên giá trị chánh pháp cùng cách thức thoát khỏi khổ não, luân hồi. Việc không thể chạm đến cánh cửa mở ra con đường giải thoát hoàn toàn nơi mỗi người là do bởi Tham sân si mạn nghi, vô minh, kiến thủ nơi mỗi người. Và trải qua 3 thời lâu xa thì tánh giác nơi mỗi người cũng vẫn còn vẹn nguyên có chăng là do nơi mỗi người khi tham cứu giáo lý đạo giác ngộ giải thoát đã rơi vào tà kiến, kiến thủ, vô minh mà không thể tự đốt đuốc mà đi.
P/S:
Ôi chao! Câu hỏi ngỡ như là đơn giản của trưởng bối latuan chỉ vừa mới khai mở cách tiếp cận dòng chảy con nước lớn ròng cùng với một mớ hoa lá cành mà latuan nghĩ rằng sẽ có ít nhiều giá trị với những người mở lòng ra tham cứu.
Bài viết đã khá dài cùng với nhiều ý mở nên latuan sẽ tạm dừng lại và sẽ tiếp tục trình bày về quy luật dòng chảy con nước lớn ròng ở phần tiếp theo.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trình trưởng bối muathularung! Chúng ta lại tiếp tục câu chuyện còn dang dỡ.
Quay lại chính đề về quy luật nhân quả chẳng lầm tựa như con nước lớn ròng ở mỗi người khởi từ đứa bé sơ sinh.
Latuan sẽ đặt đứa bé có mang trong tâm thức cả hai mầm thiện ác vào bối cảnh xã hội thuận lợi cho sự phát triển những đức tính tốt đẹp và đứa bé được sinh ra trong một dòng tộc có nề nếp, có kinh tế vững. Do những duyên lành cộng nghiệp đó đứa bé phát triển khá vững chắc tạo dựng sự nghiệp tương đối khá giả, do điều kiện kinh tế tốt và phải xoay trở trong các mối quan hệ xã hội nên người đó khó tránh khỏi việc giao tiếp bằng bia rượu, thuốc lá. Sơ khởi thì việc bia rượu, thuốc lá chỉ là phương tiện xã giao, gắn kết tình cảm, dần dà thành tánh, thành thói quen, do điều kiện kinh tế khá giả và để phát triển kinh tế ngày càng tăng tiến nên việc giao tiếp bằng bia rượu ngày càng nhiều. Bia rượu là những chất kích thích thần kinh, bia rượu có tác động đến hệ thống não bộ thế nên khi sa đà thì tâm tánh của con người sẽ thay đổi ít nhiều. Có câu “Đa tửu bại tâm” thế nên tự một con người hội đủ những đức tính tốt đẹp dần dần người đó tiêm nhiễm các thói hư tật xấu của những người nghiện rượu (quá trình này diễn tiến âm thầm đến mức tự thân của người đó không dễ nhận biết, quá trình này đôi khi diễn ra âm thầm rất nhiều đời kiếp luân hồi nhưng do để đơn giản việc trình bày latuan sẽ lược giản cho người đọc dễ nhận diện). Xã hội loài người thì việc từ một người tốt không bia rượu trở thành một người nghiện ngập, hư đốn vẫn thường xảy ra nơi thực tế cuộc sống. Đây cũng là biểu hiện của quy luật con nước lớn ròng cơ bản - xấu rồi tốt, tốt rồi xấu; nghèo rồi giàu, giàu rồi nghèo…
Khi đắm chìm trong bia rượu và không ý thức việc sửa mình thì những đức tính xấu xa sẽ không ngừng tăng trưởng như tính tự mãn, tự phụ, kiêu căng, tham lam, sân hận, si mê… Do có của ăn của để nên cuộc sống đến cuối đời vẫn tạm ổn, song gia phong đã mất đi tính quy củ, đúng mực của tổ tiên vì người trụ cột lèo lái con tàu gia tộc đã sa ngã, thế nên hệ lụy kéo theo là con cái cũng có sự ỷ lại, lêu lỏng, phá gia. Đến khi vô thường gọi thì đứa bé sơ sinh ngày nào đã già chết và mang theo nơi tâm thức tính nghiện bia rượu cùng những đức tính xấu xa.
Tử rồi lại sinh. Thông thường nếu không xảy ra biến cố lớn lao phần nhiều chúng sinh nẻo người (nói riêng) hay chúng sinh các nẻo khác sẽ tái sinh quanh quẩn ở những nơi quen thuộc do tính dính mắc các mối quan hệ gần gũi mà ra. Thế là thần thức của người đã khuất sẽ trở lại làm con cháu của con cháu chính mình. Lúc bấy giờ gia phong dòng tộc, kinh tế gia đình đang sa sút,… đứa bé ngày nào được tái sinh trở lại ở một môi trường gia đình không còn tốt như trước, tuổi nhỏ đã phải đi mua bia rượu cho cha anh và thi thoảng còn được người lớn cho nhắm rượu để con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Bối cảnh gia đình như thế tạo điều kiện cho các mầm giống xấu tính tăng trưởng theo năm tháng và rồi biểu hiện rõ ra bên ngoài, người trở lại đã trở nên xấu xa, hạ tiện. Gia đình khánh kiệt, dòng tộc rệu rã. Từ nơi đống hoang tàn đổ nát đó sẽ có những mầm sống gia tộc thuộc về thành phần ngoại lệ không bị cuốn vào trào lưu sa sút chung của gia tộc đã gắng gượng đứng lên giành lấy việc lèo lái con tàu gia tộc. Những nỗ lực kịp thời, đúng lúc của một vài cá nhân có tư tưởng cầu tiến đã đảm bảo sự tồn tại và khôi phục dòng tộc, họ ra sức xây dựng một nền gia phong mới phù hợp với bối cảnh xã hội thực tại. Sau cùng đứa bé tái sinh trở nên hư đốn lại chết đi và lại tái sinh trở lại nơi dòng tộc đó. Việc trở nên thiện hay ác, xấu hay tốt lại dựa vào duyên mới, khi rơi xuống tận cùng sự xấu xa thì tánh giác thường tại nơi mỗi người cùng với yếu tố duyên sẽ giúp người đó phục thiện, dần tốt lên; ngược lại khi đã rất tốt mà nếu tánh giác không có dịp chạm đến chánh pháp đúng mực đưa người đó liễu thoát sinh tử thì sẽ là tiến trình thoái hóa những tính tốt để trở thành những người sống buông thả, tệ hại. Đó là quy luật con nước lớn ròng luôn có ở tất cả mọi người, mọi loài và tánh giác vẫn luôn hiện diện nơi mỗi người, mọi chúng sinh. Đây chỉ là quy luật giản đơn dễ nhận diện nhất. Trên thực tế dòng chảy con nước lớn ròng của quy luật luân hồi nhân quả nơi 3 cõi là rất rối rắm, phức tạp, đan xen lồng ghép vào nhau với rất nhiều duyên bất định và cộng nghiệp chung của nhân loại.
Với những người sa đà bia rượu, chất kích thích hoặc tham đắm sân si đến mức già lẩn thì lối tái sinh trở lại nẻo người sẽ gặp khó, duyên trở thành súc sinh là điều dễ dàng xảy ra, đã rơi vào chủng loài súc sinh thì khả năng học hỏi gần như bị chặn đứng, tập tính giống loài, thói quen sẽ khiến những chúng sinh từ nẻo người tái sinh sang nẻo súc sinh trải qua vô vàn đời kiếp.
Con nước lớn ròng đã chi phối chúng sinh nơi 3 cõi 6 đường trải qua vô số hà sa đời kiếp và sẽ còn trói ta mãi cho đến khi ta phá vỡ vô minh, chứng ngộ pháp vô sanh, đoạn dứt luân hồi sinh tử.
Chúng ta đã trải qua biết bao kiếp người từng tốt, từng xấu, từng là nhà sư, từng học theo ngoại đạo quy thuận Chúa Jesu, Thánh Ala… Song chúng ta chưa thể phá vỡ vô minh dẫu rằng đã trải qua bao kiếp khoác lên người y áo cà sa và tuyên đọc Quy y tam bảo, hết kiếp mạng chung lại trở lại làm người đời, làm cư sĩ, làm tín đồ của các hệ thống tôn giáo,… Cứ thế tấm lưới vô minh ngày càng đè nặng lên kiếp người ngày nay với chồng lấp Tham sân si mạn nghi, tà kiến, kiến thủ… Lối thoát nào cho người học Phật khi lòng họ không cởi mở, khách quan, đúng mực? Tư tâm, vị kỷ, cực đoan, bảo thủ, cố chấp, lòng tự phụ, tự mãn sở học Phật học chăng?
Tánh giác - Phật tánh luôn tồn tại nơi mỗi người luôn thường tại khi mầm sống đầu tiên của vũ trụ ra đời. Song chỉ đến khi Phật Thích Ca thành đạo thì tánh giác của mỗi chúng sinh mới thật sự có lối thoát ra khỏi quy luật sinh tử luân hồi cùng nhân quả. Con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn sinh tử mà Phật Thích Ca từng tuyên thuyết là thật có và mỗi loài chúng sinh mà đặt biệt là chỉ có nẻo người mới có cơ may hành trì đúng chánh pháp nhằm thoát ra sự điên đảo vô minh dẫn đến việc trôi lăn không thể dừng nơi 6 nẻo.
Chính quy luật con nước lớn ròng chẳng lầm nhân quả với những dòng chảy lặng lờ, những dòng chảy gấp khúc, quanh co, những dòng chảy gián đoạn do trôi lăn vào những nẻo giới khác mà tánh giác nơi mỗi người, mọi loài không thể liền mạch, nhanh chóng thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đó là kết quả của sự vô minh, của việc học Phật trên lý, việc không liễu nghĩa chánh pháp mà Phật Thích Ca vì tâm bi mẫn cả đời ra sức trao truyền.
Học Phật cần trải qua nhiều đời, nhiều kiếp ư? Vậy bạn sẽ trải qua bao nhiêu đời kiếp nữa để thoát ra khỏi lưới mộng luân hồi nếu không tự đốt đuốc mà đi? Nếu không tự thân dũng mãnh tinh tiến bước đi trên con đường chánh đạo, chỉ ngồi đó móng cầu tha lực thì đến bao giờ bạn mới có thể vượt thoát khỏi luân hồi?
Việc học Phật hãy cứ từ từ, là việc tích lũy dần hết đời này sang đời khác, thêm nhiều, rất nhiều đời kiếp nữa, trước mắt hãy gieo duyên chăng? Quy luật con nước lớn ròng sẽ làm nhạt nhòa định tâm, định lực non nớt, yếu ớt nơi người học Phật không chứng ngộ một trong 4 quả vị Thánh. Tánh giác - Phật tánh sẽ không mất đi nhưng vô minh thì mỗi ngày mỗi chất chồng. Vô minh của hơn 2000 năm trước giản đơn hơn rất nhiều so với vô minh của loài người ngày nay. Vô minh ở hơn 2000 năm trước tựa nơi gốc Tham sân si còn vô minh của ngày nay ngoài gốc Tham sân si tăng trưởng (do cộng nghiệp nhân loại – nhận thức, tu duy chung nhất Chết là hết) còn cộng gộp thêm sự Hoài nghi, Kiêu mạn ngày càng sâu dày.

Và quy luật con nước lớn ròng chung của nhân loại ngày nay đang rơi vào những đoạn gấp khúc chảy siết, sôi sục, đáng sợ với lối sống thực dụng hưởng thụ, tính nhân bản bị hủy hoại nghiêm trọng với Chết là hết. Lòng tham, sân hận, si mê, hoài nghi, kiêu mạn sẽ đẩy nhân loại, muôn loài vào vô vàn khổ đau, tang thương, mất mát. Nếu chánh pháp khách quan, đúng mực, sáng rõ không kịp bừng sáng thì có không việc trái đất sẽ tan hoại? Loài người và mọi loài sẽ tan biến thành bụi vũ trụ. Song do chưa thể tự liễu thoát sinh tử những chúng sinh vì cộng nghiệp nhân loại sẽ gìn giữ mầm sống và trải qua thời gian rất lâu xa để nhặt lấy hình hài từ bụi vũ trụ để bắt đầu một vòng tiến hóa mới của sự sống từ những mầm sống giản đơn. Tánh giác - Phật tánh vẫn sẽ luôn hiện diện nơi mỗi, mọi mầm sống.
Latuan đã trình bày quy luật nhân quả luân hồi là một dòng chảy bất tuyệt theo lời gợi ý của trưởng bối. Việc trình bày đã hoàn tất, nếu trưởng bối còn có điều nghi vấn thì xin hãy thẳng thắn đặt ra hoặc giả nơi nội dung bài viết của latuan có chỗ khuất tất, ám muội mong trưởng bối chỉ thẳng, nói rõ. Cảm ơn trưởng bối đã tham khảo cùng chia sẻ!
Nhân tiện latuan cũng trình bày thẳng thắn về những trao đổi của latuan nơi diễn đàn.
Thực tế là qua những điều latuan chia sẻ nơi diễn đàn latuan sẽ không mất gì và chắc chắn một điều rằng việc latuan trình bày nơi diễn đàn cũng không nhằm mục đích sẽ được gì. Hơn nữa, latuan càng không vì sự tranh hơn, luận thắng với những vị học Phật nơi diễn đàn này. Latuan chỉ chia sẻ những điều đúng mực mà latuan đã chạm đến ngõ hầu mở ra một lối học Phật cụ thể, sáng rõ để người học Phật có thể tiến tu. Tất nhiên là latuan không tự chấm điểm cho nội dung những điều latuan trình bày là hoàn toàn đúng, việc đúng sai thì mặc tình trưởng bối cùng người tham khảo tự định đoạt lấy. Mục đích latuan là cởi trói chứ không nhằm vào việc lấy dây trói người.
Latuan đến với diễn đàn tự biết sẽ không mất và cũng không lấy đi điều gì nên hẳn là mọi người nơi diễn đàn cũng sẽ không mất gì. Có thể xem đây như là một yếu tố duyên bất định, là duyên tan họp không đến, không đi.
Kính! Tất cả vì tâm bi mẫn cao cả của Phật Thích Ca!
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Chào bạn nguoidienhocphat,

d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn. d/d cũng có chỗ hiểu như Bạn. Nhưng vì vũ trụ vẫn còn có hình tướng nên cũng thuộc về pháp sanh tử. Vì vậy, chân lý của nhơn quả và vũ trụ chưa phải chân lý tuyệt đối. Còn chúng ta tu học Phật đạo là để thoát sanh tử. Chân lý của pháp thoát sanh tử là chân lý tuyệt đối.


Còn sở dĩ d/đ nói: "nương tựa vào đấng huyền năng thì có sự ban thưởng, và sẽ không có sự ban thưởng, không có sự sắp sếp của đấng huyền năng nếu chúng ta không nương tựa".

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Là vì d/đ tin lời nói : “ma vương Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục” _ là do Phật nói.

Và d/đ hiểu : “đứng đầu cõi Dục tức là cai quản cõi Dục”. Vì cai quản cõi Dục nên nhóm của ma vương Ba Tuần có “huyền năng” nhất định nơi cõi Dục. Do đó, sự mong cầu của chúng ta có hiệu quả hay không _ là tùy thuộc vào nhóm ma vương Ba Tuần. Và việc sắp xếp những người không có tâm thức tự tại _ đi vào cõi nào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục cũng do nhóm ma vương Ba Tuần sắp xếp.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Còn nếu như nói luật nhơn quả không có sự can thiệp nào - thì sẽ không có trường hợp _ người được hưởng phước báo giàu có _ lại có tâm xấu ác. Vì nếu do tu tâm mà chúng ta tạo nghiệp lành - hưởng được phước báo thì tâm thức của chúng ta không thể xấu ác. <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Trong khi chúng ta mong cầu là chúng ta _ đã sanh và chạy theo vọng tưởng. Cho nên, d/đ mới nghĩ - những người được hưởng phước giàu có mà tâm xấu ác - là do được ban thưởng chứ không phải do tu đúng Phật Pháp.


Và khi tâm thanh tịnh thì chúng ta cũng hiểu _ phải tự mình đốt đuốc chứ không thể nương nhờ vào đấng huyền năng nào cả. Do đó, chúng ta cũng không mong cầu. d/đ xin giải thích
Thân


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

A di đà Phật!
Kính diệu đức, lần đầu tiên người điên này mới nghe quy luật nhân quả là chân lý của pháp sanh tử. Nếu đã là chân lý pháp sanh tử thì sao mười phương chư phật chư bồ tát, tam thiên đại thiên thế giới không ra ngoài quy luật này.
Lần đầu tiên nguoidien này nghe nói chúng sanh trong cõi dục này đi cõi nào trong lục đạo luân hồi là do nhóm ma vương ba tuần sắp sếp. Thật là quan niệm sai lầm căn bản Phật đạo. Mười phương chư Phật chư bồ tát không xen được vào nhân quả mà sao ma vương sắp xếp được vậy? Chúng sanh trôi lăn trong lục đạo luân hồi là do nghiệp lực chúng sanh ấy tạo nên chứ không có nhóm ma vương ba tuần nào sắp sếp. Mình học Phật mà suy diễn lung tung như vậy thì tội nghiệp nặng lắm làm cho chúng sanh mê lầm. Đạo Phật là đạo Tâm, tâm chúng sanh như thế nào thì tương ứng với cảnh giới luân hồi như vậy, tâm chúng sanh an tĩnh không còn dính mắc thì thoát khỏi lục đạo luân hồi. "Do đó, sự mong cầu của chúng ta có hiệu quả hay không _ là tùy thuộc vào nhóm ma vương Ba Tuần. Và việc sắp xếp những người không có tâm thức tự tại _ đi vào cõi nào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục cũng do nhóm ma vương Ba Tuần sắp xếp."

"Còn nếu như nói luật nhơn quả không có sự can thiệp nào - thì sẽ không có trường hợp _ người được hưởng phước báo giàu có _ lại có tâm xấu ác. Vì nếu do tu tâm mà chúng ta tạo nghiệp lành - hưởng được phước báo thì tâm thức của chúng ta không thể xấu ác. " Nói luật nhân quả có sự can thiệp vào thì nó đâu còn là luật, nếu can thiệp vào mười phương chư Phật chư Bồ tát đều đã can thiệp làm sao có chung sanh đau khổ ở cõi ta bà này mà không thể cứu được. Nếu can thiệp được thì làm sao nói quy luật nhân quả là công bằng một cộng lông cũng không thoát. Ta chưa hiểu sâu thì hãy tìm hiểu kỹ thêm nữa đừng nên kết luận một cách mơ hồ và mê lầm như vậy. Còn chúng sanh được hưởng phước báu giàu có lại có tâm xấu ác thì quả thật cũng phù hợp với quy luật nhân quả. Ví dụ tiền kiếp họ làm nhiều việc thiện lành bố thí, cúng dường phóng sanh thì kiệp hiện tại họ hưởng phước báu giàu sang hoàn toàn phù hợp quy luật nhân quả, nhưng kiếp hiện tại họ giàu sang mà làm việc xấu ác thì họ sẽ nhận kết quả xấu ác trong tương lai có thể kiếp hiện tại họ trở nên người khó hoặc phước đức họ còn thì kiếp vị lai họ trở nên nghèo khó.
Chỉ có những chúng sanh còn vô minh hoặc trong trường hợp chấp nhận lãnh thế cái quả thì mới có thể xen vào nhân quả. Nhưng lại rất phù hợp với quy luật nhân quả. Ví dụ một người A mắc nợ 1 người B 1 tỷ đồng không có tiển trả, bạn vì thương tình hay có tình ý gì đó sẽ đứng ra trả nợ giùm người kia 1 tỷ. Xen vào nhân quả nhưng rất đúng theo luật nhân quả.

Mong diệu đức nghiên cứu kỹ hơn về quy luật nhân quả nếu không mình sẽ thọ lãnh cái quả từ cái nhân mình gây ra là làm cho chúng sanh hiểu sai lầm lệch lạc về nhân quả.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn nguoidienhocphat,
d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn.


lần đầu tiên người điên này mới nghe quy luật nhân quả là chân lý của pháp sanh tử. Nếu đã là chân lý pháp sanh tử thì sao mười phương chư phật chư bồ tát, tam thiên đại thiên thế giới không ra ngoài quy luật này.
Vì d/đ hiểu sở dĩ mười phương chư Phật chư Bồ tát, tam thiên đại thiên thế giới không ra ngoài quy luật nhơn quả là vì mười phương tức là còn phương hướng và tam thiên đại thiên thế giới vẫn còn có hình tướng. Mà còn tướng tức là còn sanh diệt. Nên d/đ không có thắc mắc - vì sao chư Phật và chư Bồ tát của mười phương và cả tam thiên đại thiên thế giới _ vẫn còn theo quy luật nhơn quả.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Lần đầu tiên nguoidien này nghe nói chúng sanh trong cõi dục này đi cõi nào trong lục đạo luân hồi là do nhóm ma vương ba tuần sắp sếp. Thật là quan niệm sai lầm căn bản Phật đạo.
Thì d/đ xin đính chánh - d/đ nói :

“đứng đầu cõi Dục tức là cai quản cõi Dục”. Vì cai quản cõi Dục nên nhóm của ma vương Ba Tuần có “huyền năng” nhất định nơi cõi Dục. Do đó, sự mong cầu của chúng ta có hiệu quả hay không _ là tùy thuộc vào nhóm ma vương Ba Tuần. Và việc sắp xếp những người không có tâm thức tự tại _ đi vào cõi nào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục cũng do nhóm ma vương Ba Tuần sắp xếp.

Trong khi nghiệp lực dẫn chúng ta vào cõi nào là tùy thuộc vào tâm thức. Nên khi tâm thức không tự tại thì nghiệp lực cũng không có khả năng đưa chúng ta đi vào các cõi trong lục đạo luân hồi.

Còn ma vương Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục - là do Phật nói. Rồi sự thành đạo của đức Phật Thích Ca - cũng do phá ma Ba Tuần. Với hai sự kiện này cũng đủ cho chúng ta biết ma vương Ba Tuần có một thế lực nhất định _ nơi cõi Dục.

Bạn thử nghĩ - nếu chúng sanh không có khả năng tự mình đi vào các cõi trong lục đạo luân hồi - mà ma vương Ba Tuần _ vừa đứng đầu cõi Dục vừa có thế lực - thì có phải “đứng đầu” có nghĩa là cai quản. Mà cai quản tức là sắp xếp - thì như vậy phải chăng những người không có tâm thức tự tại _ đi vào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục là do ma vương Ba Tuần sắp xếp

Tuy nhiên, d/đ chỉ chia sẻ điều d/đ hiểu còn Bạn có tin hay không là tùy nơi Bạn. Chỉ riêng có điều là nếu Bạn nói “quan niệm d/đ sai lầm” thì d/đ không có ý kiến. Nhưng nếu Bạn cho rằng “quan niệm d/đ sai lầm căn bản Phật đạo - thì như Bạn thấy - d/đ căn cứ vào hai sự việc rất căn bản của đạo Phật mà bất cứ tông phái nào của đạo Phật cũng công nhận. Nên nếu Bạn thấy lời luận giải của d/đ bị lỗi chỗ nào xin chỉ giúp.



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Còn chúng sanh được hưởng phước báu giàu có lại có tâm xấu ác thì quả thật cũng phù hợp với quy luật nhân quả. Ví dụ tiền kiếp họ làm nhiều việc thiện lành bố thí, cúng dường phóng sanh thì kiệp hiện tại họ hưởng phước báu giàu sang hoàn toàn phù hợp quy luật nhân quả, nhưng kiếp hiện tại họ giàu sang mà làm việc xấu ác thì họ sẽ nhận kết quả xấu ác trong tương lai có thể kiếp hiện tại họ trở nên người khó hoặc phước đức họ còn thì kiếp vị lai họ trở nên nghèo khó.
Như vậy, thì Bạn có thấy luật nhơn quả chỉ tính phần thực hành (bố thí, cúng dường, phóng sanh) mà không tính kể đến phần tâm thức. Vì nếu bố thí, phóng sanh là do từ sự tu tâm thì tâm thức đó sẽ theo Bạn từ kiếp này sang kiếp khác. Nên dầu Bạn có bị ảnh hưởng bên ngoài thì cũng sẽ có sự giằng co giữa thiện và ác - chứ không thể có những người giàu có “mất đi tính người” như chúng ta thường thấy.
Còn nếu Tâm xấu ác mà bố thí, cúng dường, phóng sanh cũng được hưởng phước báo ; nhất là do cúng dường mà chúng ta được phước báo - thì không thể gọi ĐẠO TÂM.

Trong khi đạo Phật là đạo Tâm. Nên d/đ mới nói “quy luật nhơn quả là chân lý của pháp sanh tử” _ không phải pháp tu thoát sanh tử.

d/đ xin giải thích
Thân kính

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Chào bạn nguoidienhocphat,
d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn.



d/đ xin giải thích
Thân kính[/SIZE]
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

A di da phat.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn nguoidienhocphat,
d/đ cám ơn lời nhắc nhở của Bạn.


Vì d/đ hiểu sở dĩ mười phương chư Phật chư Bồ tát, tam thiên đại thiên thế giới không ra ngoài quy luật nhơn quả là vì mười phương tức là còn phương hướng và tam thiên đại thiên thế giới vẫn còn có hình tướng. Mà còn tướng tức là còn sanh diệt. Nên d/đ không có thắc mắc - vì sao chư Phật và chư Bồ tát của mười phương và cả tam thiên đại thiên thế giới _ vẫn còn theo quy luật nhơn quả.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Thì d/đ xin đính chánh - d/đ nói :

“đứng đầu cõi Dục tức là cai quản cõi Dục”. Vì cai quản cõi Dục nên nhóm của ma vương Ba Tuần có “huyền năng” nhất định nơi cõi Dục. Do đó, sự mong cầu của chúng ta có hiệu quả hay không _ là tùy thuộc vào nhóm ma vương Ba Tuần. Và việc sắp xếp những người không có tâm thức tự tại _ đi vào cõi nào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục cũng do nhóm ma vương Ba Tuần sắp xếp.

Trong khi nghiệp lực dẫn chúng ta vào cõi nào là tùy thuộc vào tâm thức. Nên khi tâm thức không tự tại thì nghiệp lực cũng không có khả năng đưa chúng ta đi vào các cõi trong lục đạo luân hồi.

Còn ma vương Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục - là do Phật nói. Rồi sự thành đạo của đức Phật Thích Ca - cũng do phá ma Ba Tuần. Với hai sự kiện này cũng đủ cho chúng ta biết ma vương Ba Tuần có một thế lực nhất định _ nơi cõi Dục.

Bạn thử nghĩ - nếu chúng sanh không có khả năng tự mình đi vào các cõi trong lục đạo luân hồi - mà ma vương Ba Tuần _ vừa đứng đầu cõi Dục vừa có thế lực - thì có phải “đứng đầu” có nghĩa là cai quản. Mà cai quản tức là sắp xếp - thì như vậy phải chăng những người không có tâm thức tự tại _ đi vào trong lục đạo luân hồi _ nơi cõi Dục là do ma vương Ba Tuần sắp xếp

Tuy nhiên, d/đ chỉ chia sẻ điều d/đ hiểu còn Bạn có tin hay không là tùy nơi Bạn. Chỉ riêng có điều là nếu Bạn nói “quan niệm d/đ sai lầm” thì d/đ không có ý kiến. Nhưng nếu Bạn cho rằng “quan niệm d/đ sai lầm căn bản Phật đạo - thì như Bạn thấy - d/đ căn cứ vào hai sự việc rất căn bản của đạo Phật mà bất cứ tông phái nào của đạo Phật cũng công nhận. Nên nếu Bạn thấy lời luận giải của d/đ bị lỗi chỗ nào xin chỉ giúp.



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Như vậy, thì Bạn có thấy luật nhơn quả chỉ tính phần thực hành (bố thí, cúng dường, phóng sanh) mà không tính kể đến phần tâm thức. Vì nếu bố thí, phóng sanh là do từ sự tu tâm thì tâm thức đó sẽ theo Bạn từ kiếp này sang kiếp khác. Nên dầu Bạn có bị ảnh hưởng bên ngoài thì cũng sẽ có sự giằng co giữa thiện và ác - chứ không thể có những người giàu có “mất đi tính người” như chúng ta thường thấy.
Còn nếu Tâm xấu ác mà bố thí, cúng dường, phóng sanh cũng được hưởng phước báo ; nhất là do cúng dường mà chúng ta được phước báo - thì không thể gọi ĐẠO TÂM.

Trong khi đạo Phật là đạo Tâm. Nên d/đ mới nói “quy luật nhơn quả là chân lý của pháp sanh tử” _ không phải pháp tu thoát sanh tử.

d/đ xin giải thích
Thân kính

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Chào cô Diệu Đức,

Minh định đọc bài của cô xong nhịn không được nên cũng xin nói vài lời :

- Thứ nhất,như cô nói "...mười phương chư Phật và Tam thiên Đại thiên Thế giới " vẫn còn hình tướng nên chưa ra ngoài quy luật Nhân-Quả...Vậy minh định xin hỏi Ma vương Ba Tuần và cõi Dục của nó có còn chịu tác động của Nhân Quả hay không?Nếu không thì chẳng lẽ Ma vương Ba Tuần là kẻ Tự Tại,vượt lên trên các vị Phật hay sao,chẳng lẽ cái Tâm của Ma Vương Ba Tuần là Tâm của kẻ Giải Thoát?Còn nếu có thì ma vương Ba Tuần sẽ chịu cái Quả gì?Luật Nhân-Quả sẽ ảnh hưởng ra sao với Ma vương Ba Tuần?

-Thứ nữa,cô nói Ma Vương Ba Tuần có khả năng can thiệp vào con đường Luân Hồi của "những người không có Tâm thức tự tại"...Vậy minh định xin hỏi Ma Vương Ba Tuần có phải là một chúng sinh có Tâm thức tự tại hay không?Và Ma Vương Ba Tuần có cái Tâm hay không ?Và nữa,nếu Ma Vương Ba Tuần có khả năng "sắp xếp" cho sự Luân Hồi,can thiệp vào Nhân Quả thì các vị Phật,các vị Bồ Tát có khả năng này hay không?Nếu không thì chẳng lẽ các vị Phật và Bồ Tát còn thua Ma vương Ba Tuần?Còn nếu có thì tại sao với lòng Từ Bi của các vị Phật và Bồ Tát họ lại để cho Ma vương Ba Tuần hoành hành như vậy?

-Điều cuối cùng,cô nói "Quy luật Nhân-Quả là Chân lý của Pháp Sanh-Tử".Vậy cho minh định được hỏi tại sao lại có câu "Bồ Tát sợ Nhân,chúng sinh sợ Quả"?Nếu các vị Phật,Bồ Tát,các bậc Giải Thoát đều thoát ra ngoài quy luật Nhân-Quả thì họ còn sợ gì Nhân và Quả để không can thiệp,không hành động trực tiếp để cứu độ chúng sinh.Ví dụ như Đức Phật chỉ cần hiện hóa thần thông là có thể cứu được biết bao nhiêu cảnh đời khổ đau của chúng sinh.Hay Ngài chỉ cần hiện thân cho tất cả mọi người trên cõi Ta Bà này thấy được hình tướng của Ngài thì minh định tin rằng tất cả chúng sinh cõi Ta Bà này đều sẽ qui y Phật Pháp hết,đều sẽ dốc lòng tu tập để đi theo con đường của Đức Phật hết...Ngài cần gì mà phải nói "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi".

Cho nên minh định nghĩ,Phật tử lâu năm chúng ta cần phải tìm hiểu rõ câu : "Trong mọi sự,Tâm dẫn đầu,Tâm làm chủ...".Câu này là cốt tủy của mọi Pháp.

Thân.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Minh Định,

- Thứ nhất,như cô nói "...mười phương chư Phật và Tam thiên Đại thiên Thế giới " vẫn còn hình tướng nên chưa ra ngoài quy luật Nhân-Quả...Vậy minh định xin hỏi Ma vương Ba Tuần và cõi Dục của nó có còn chịu tác động của Nhân Quả hay không?Nếu không thì chẳng lẽ Ma vương Ba Tuần là kẻ Tự Tại,vượt lên trên các vị Phật hay sao,chẳng lẽ cái Tâm của Ma Vương Ba Tuần là Tâm của kẻ Giải Thoát?Còn nếu có thì ma vương Ba Tuần sẽ chịu cái Quả gì?Luật Nhân-Quả sẽ ảnh hưởng ra sao với Ma vương Ba Tuần?
Ma vương Ba Tuần chỉ là Thiên ma nên cũng không thoát khỏi quy luật nhơn quả. Nhưng quả của các chư Phật và chư Bồ tát mười phương là quả lành. Còn quả của ma Ba Tuần là do tu pháp ác. Vì tu pháp ác mới tạo ra cảnh giới ma.

Vì nếu chúng ta để ý thì trong các kinh đức Phật có nhiều lần cho chúng ta biết cõi Dục - là cảnh giới của ác ma Ba Tuần. Ví dụ như trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Quang Minh Biến Chiếu - khi nói về đệ tử Phật - đức Phật nói :

Như vậy, thì cõi Dục chính là quang cảnh trong ngôi nhà lửa đức Phật nói trong kinh Pháp Hoa. Và luật nhơn quả của chúng ta là theo quy định của ma vương Ba Tuần. Còn quả nào ma vương Ba Tuần phải trả do việc tạo ra cảnh giới ma khiến chúng sanh khổ - thì tất nhiên là phải có. Nhưng điều này đã ra ngoài chỗ hiểu của d/đ rồi.

Chỉ có điều d/đ biết - ma Ba Tuần dầu có tâm ác như vậy. Nhưng cũng là một vị trời có thể tạo ra cảnh giới ma - bao trùm chúng sanh cõi Dục - thì không thể nói - không có năng lực. Và sự biến hóa của ma Ba Tuần - chúng ta cũng không thể lường được.

-Thứ nữa,cô nói Ma Vương Ba Tuần có khả năng can thiệp vào con đường Luân Hồi của "những người không có Tâm thức tự tại"...
Vì như d/đ giải thích - ma Ba Tuần tạo ra cảnh giới ma bao trùm cõi Dục. Nhất là ma Ba Tuần còn có ma quân - nên có đủ khả năng can thiệp vào con đường luân hồi của “những người không có tâm thức tự tại”. Do đó, d/đ mới nói nhiều về pháp tu tâm. Vì chỉ có tu tâm mới giúp chúng ta có được tâm thức tự tại.

Thật ra, nếu Minh Định để thì ý sẽ thấy d/đ chỉ chia sẻ cách suy nghĩ để hướng các pháp mà các Bạn đang tu về PHÁP TÂM - chứ không có phản bác pháp mọi người đang tu. Nhưng vì pháp tâm thì loại bỏ vọng tưởng - nên khiến các Bạn nghĩ d/đ chỉ trích niềm tin của các Bạn.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Vậy minh định xin hỏi Ma Vương Ba Tuần có phải là một chúng sinh có Tâm thức tự tại hay không?Và Ma Vương Ba Tuần có cái Tâm hay không ?
Ma Ba Tuần thì không có tâm thức tự tại. Vì khi có tâm thức tự tại là đã kiến tánh. Nhưng sức mạnh của ma Ba Tuần là số đông và phép thuật. Do có phép thuật nên mới hóa hiện được cảnh giới ma.

Ma Ba Tuần cũng có tâm - nhưng tâm của ma Ba Tuần cũng giống như hạt giống đã cháy hư mà đức Phật nói về nhứt xiển đề vậy.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Và nữa,nếu Ma Vương Ba Tuần có khả năng "sắp xếp" cho sự Luân Hồi,can thiệp vào Nhân Quả thì các vị Phật,các vị Bồ Tát có khả năng này hay không?Nếu không thì chẳng lẽ các vị Phật và Bồ Tát còn thua Ma vương Ba Tuần?Còn nếu có thì tại sao với lòng Từ Bi của các vị Phật và Bồ Tát họ lại để cho Ma vương Ba Tuần hoành hành như vậy?
Nếu Phật và Bồ tát để cho ma Ba Tuần hoành hành chúng sanh thì Phật và Bồ tát đâu có phát nguyện : “khi nào không còn chúng sanh trong tam giới thì mới thành Phật”.
Thật ra, nếu Minh Định để ý thì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Quang Minh Biến Chiếu - đức Phật có nói :


Như chúng sanh cõi dục, tất cả đều có khí vị sơ thiền, hoặc tu hay chẳng tu, gặp nhơn duyên thời bèn được ; nơi đây nói nhơn duyên - chính - là cho hỏa tai.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nên đức Phật đã cho chúng ta biết khi xảy ra hỏa tai thì dầu có tu hay không có tu theo Phật đạo cũng bèn được Sơ Thiền.

Trong khi thuyết của đạo Phật thì một tiểu thế giới gồm có tầng trời Sơ Thiền và cõi Dục. Nên khi được Sơ Thiền là đã thoát khỏi cõi Dục. Nhưng cũng theo thuyết của đạo Phật thì hỏa tai thiêu rụi luôn cả Sơ Thiền. Nghĩa là dầu chúng ta có thoát khỏi được cõi Dục mà không thoát khỏi Sơ Thiền _ cũng bị hỏa tai thiêu rụi.

Như vậy, có phải chăng đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết - chỉ cần thoát khỏi Dục cảnh giới của ác ma Ba Tuần - thì chư Phật và Bồ tát sẽ đưa chúng ta thoát khỏi Sơ Thiền - tránh sự thiêu đốt của hỏa tai.

Đến đây thì chúng ta nhớ lại - đức Phật Thích Ca thành đạo là do phá ma Ba Tuần. Nhưng chúng sanh cõi Dục thì không phải ai cũng tin nghe lời Phật dạy. Mà dầu có tin cũng chưa hẵn là đã biết chọn pháp tu đúng với duyên sẵn có của mình. Nên Phật và Bồ tát mới đợi nhơn duyên hỏa tai mà cứu tất cả chúng sanh nơi cõi Dục.

Còn khi cõi Dục bị thiêu rụi thì pháp thế gian cũng không còn. Nên thời kỳ hỏa tai cũng có thể gọi là đời mạt pháp. Vì pháp Phật hay pháp thế gian cũng đều là pháp. Ngoài ra, trong các kinh Phật - các vị Bồ tát đều nguyện vào đời mạt pháp sẽ độ chúng sanh.

Những điều như vậy đều nói trong kinh Đại thừa. Nên nếu Minh Định không có niềm tin đối với kinh Đại thừa thì sẽ không biết những điều này. Chắc Minh Định cũng thấy những điều d/đ nói - tuy có vẻ mơ hồ - nhưng đều là góp nhặt từ những tài liệu trong kinh ; chứ không phải d/đ tự nói.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
-Điều cuối cùng,cô nói "Quy luật Nhân-Quả là Chân lý của Pháp Sanh-Tử".Vậy cho minh định được hỏi tại sao lại có câu "Bồ Tát sợ Nhân,chúng sinh sợ Quả"?
Theo d/đ hiểu thì câu : “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” đã phân biệt rõ Bồ tát không thuộc hàng chúng sanh. Nên Bồ tát vào cõi Dục là để độ chúng sanh. Nên “Bồ tát sợ” là nói điểm quan trọng mà Bồ tát cần thực hiện trước để độ chúng sanh là diệt nhân (* tức _ diệt từ gốc) ; chứ không có để ý đến quả. Còn chúng ta thì chỉ lo chú ý đến cái quả (* tức _ chỉ lo chú ý đền quả mình tu đạt) mà không lo diệt cái gốc.

Nhưng vì Phật nói tùy duyên. Nên cũng không có nghĩa nhất định. Thường thì đức Phật đều có hướng dẫn chúng ta cách hiểu nghĩa chơn thật của lời giảng.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Nếu các vị Phật,Bồ Tát,các bậc Giải Thoát đều thoát ra ngoài quy luật Nhân-Quả thì họ còn sợ gì Nhân và Quả để không can thiệp,không hành động trực tiếp để cứu độ chúng sinh.Ví dụ như Đức Phật chỉ cần hiện hóa thần thông là có thể cứu được biết bao nhiêu cảnh đời khổ đau của chúng sinh.Hay Ngài chỉ cần hiện thân cho tất cả mọi người trên cõi Ta Bà này thấy được hình tướng của Ngài thì minh định tin rằng tất cả chúng sinh cõi Ta Bà này đều sẽ qui y Phật Pháp hết,đều sẽ dốc lòng tu tập để đi theo con đường của Đức Phật hết...Ngài cần gì mà phải nói "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi".

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Thì như lời đức Phật nói - cần phải có hỏa tai làm nhơn duyên - nên trong lúc chờ đợi đức Phật mới dạy chúng ta “hãy tự đốt đuốc lên mà đi”. Vì cõi Dục là cõi của ác ma Ba Tuần mà chúng ta không tự đốt đuốc để đi - cứ nương tựa vào đấng huyền năng này - đấng huyền năng kia thì rất dễ bị nhận giặc làm Thầy.

Còn nếu như đức Phật thị hiện - rồi ma Ba Tuần cũng thị hiện - Minh Định có biết nhận ra ai là Phật - ai là ma Ba Tuần giả Phật không ? Việc ma Ba Tuần có thể hóa hiện hình Phật - đức Phật có nói trong phẩm Tà Chánh - kinh Đại Bát Niết Bàn.

Viết đến đây lòng d/đ chùn xuống… giải thích bấy nhiêu thôi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
minh định nghĩ,Phật tử lâu năm chúng ta cần phải tìm hiểu rõ câu : "Trong mọi sự,Tâm dẫn đầu,Tâm làm chủ...".Câu này là cốt tủy của mọi Pháp.
Cho d/đ nợ câu này _ sẽ giải thích sau nhe
Thân.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bôí và chị Diệu-Đức!
Thưa chị Diệu-Đức và các tiền-bôí sao bangtam khó hiêủ quá !.
- Thứ nhất,như cô nói "...mười phương chư Phật và Tam thiên Đại thiên Thế giới " vẫn còn hình tướng nên chưa ra ngoài quy luật Nhân-Quả...
Ma vương Ba Tuần chỉ là Thiên ma nên cũng không thoát khỏi quy luật nhơn quả. Nhưng quả của các chư Phật và chư Bồ tát mười phương là quả lành. Còn quả của ma Ba Tuần là do tu pháp ác. Vì tu pháp ác mới tạo ra cảnh giới ma.

*- Nhân quả chỉ có hiêụ lực vơí các tư tuởng thích lành hay thích ác. Còn chư Phật và chư Bồ-Tát thì đâu còn tư tuởng lành hay ác, thì làm sao còn chiụ sự chi phôí cuả quy luật nhân quả, dù sự thị hiện (có hình tuớng) cuả chư Phật chư Bồ-Tát vẫn không khác ngưoì thuờng.
Cho nên bangtam thâý chị Diêụ-Đức noí như vâỵ hình như không hợp lý.
Như vậy, thì cõi Dục chính là quang cảnh trong ngôi nhà lửa đức Phật nói trong kinh Pháp Hoa. Và luật nhơn quả của chúng ta là theo quy định của ma vương Ba Tuần. Còn quả nào ma vương Ba Tuần phải trả do việc tạo ra cảnh giới ma khiến chúng sanh khổ - thì tất nhiên là phải có. Nhưng điều này đã ra ngoài chỗ hiểu của d/đ rồi.

Chỉ có điều d/đ biết - ma Ba Tuần dầu có tâm ác như vậy. Nhưng cũng là một vị trời có thể tạo ra cảnh giới ma - bao trùm chúng sanh cõi Dục - thì không thể nói - không có năng lực. Và sự biến hóa của ma Ba Tuần - chúng ta cũng không thể lường được.


*-Thưa! caí nguyên nhân để có thành caí nhà lưả là caí quả cuả nguyên nhân vô minh (tham, sân, si v.v...). Nhân vô minh cuả chúng sanh lại làm thành quả vô minh, cứ như vâỵ mà không dứt, bơỉ nơi caí quả cuả hiện taị (không vắng mặt tham, sân, si) laị tác động thành caí nhân mơí cho hệ quả về sau nưã, vâỵ thì rỏ ràng nhân quả không dứt là do caí (nghiệp, thoí quen) huân tập sâu dầy nơi môĩ cá nhân chứ hoàn toàn không có sự cang thiệp cuả Ma Ba Tuần gì hết. Cho nên noí " luật nhơn quả của chúng ta là theo quy định của ma vương Ba Tuần" hay"ma Ba Tuần dầu có tâm ác như vậy. Nhưng cũng là một vị trời có thể tạo ra cảnh giới ma - bao trùm chúng sanh cõi Dục " củng đều không đúng!
Thật ra, nếu Minh Định để thì ý sẽ thấy d/đ chỉ chia sẻ cách suy nghĩ để hướng các pháp mà các Bạn đang tu về PHÁP TÂM - chứ không có phản bác pháp mọi người đang tu. Nhưng vì pháp tâm thì loại bỏ vọng tưởng - nên khiến các Bạn nghĩ d/đ chỉ trích niềm tin của các Bạn.

Thưa! em xin phép đuợc bổ túc đoạn văn cuả chị nhe, vì em thâý câu nâỳ cuả chị hay quá! Như bangtam đã nhận thâý nhân quả tốt xâú đều do cá nhân cuả môĩ ngưoì taọ ra, vâỵ thì ngay nơi caí nhân vô minh (tham, sân, si) mình có thể tu sưả thành caí nhân "tham buông xã những điêù tà kiến hay tội lôỉ", bơỉ vọng là nhớ lại, tuởng là nghĩ tuởng. Nêú dùng vọng tuởng để thừong nhớ : thân cuả mình và cuả các loài hưủ tình đêù là do nhiêù vật chất từ bên ngoaì taọ thành, trong các vật chất tạm bợ đó goị là 4 đại (đất, nuớc, gió, lưả), 4 đaị đó liên kết nhau luân chuyển không ngừng để đi đến già (hoại) chết (diệt). Thưa! dùng vọng tuởng như vâỵ thì đôí vơí các pháp lành hay ác không có thể lià (bỏ) hay nắm giử (thủ). Goị là dùng vọng để diệt vọng, hay dĩ độ trị độc hay " Dùng pháp tâm vọng tuởng để hiển baỳ tâm pháp" Có phaỉ em noí đúng ý cuả chị không hả chị Diêụ-Đức ?.

(còn tiếp)
Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
Chào các Bạn...

Kính các tiền-bôí và chị Diệu-Đức!
Thưa chị Diệu-Đức và các tiền-bôí sao bangtam khó hiêủ quá !.
- Thứ nhất,như cô nói "...mười phương chư Phật và Tam thiên Đại thiên Thế giới " vẫn còn hình tướng nên chưa ra ngoài quy luật Nhân-Quả...
Ma vương Ba Tuần chỉ là Thiên ma nên cũng không thoát khỏi quy luật nhơn quả. Nhưng quả của các chư Phật và chư Bồ tát mười phương là quả lành. Còn quả của ma Ba Tuần là do tu pháp ác. Vì tu pháp ác mới tạo ra cảnh giới ma.

*- Nhân quả chỉ có hiêụ lực vơí các tư tuởng thích lành hay thích ác. Còn chư Phật và chư Bồ-Tát thì đâu còn tư tuởng lành hay ác, thì làm sao còn chiụ sự chi phôí cuả quy luật nhân quả, dù sự thị hiện (có hình tuớng) cuả chư Phật chư Bồ-Tát vẫn không khác ngưoì thuờng.
Cho nên bangtam thâý chị Diêụ-Đức noí như vâỵ hình như không hợp lý.
Sở dĩ d/đ nói như vậy là vì d/đ hiểu khắp mười phương có các tam thiên đại thiên như cõi Ta Bà của chúng ta. Thì các chư Phật, Bồ tát của các cõi đó cũng là những vị tu theo pháp Phật. Nhưng vẫn chưa dứt diệt được sanh tử. Vì chưa dứt diệt được sanh tử nên mới gọi là chư Phật và Bồ tát. Còn khi đã đạt được quả Vô thượng Bồ đề _ thành Phật rồi _ thì gọi là đức Phật và Đại Bồ tát. Thật ra, Bồ tát là danh từ gọi chung cho tất cả những ai thực hành Bồ tát đạo - nên Bồ tát có nhiều cấp bậc khác nhau. Chư Bồ tát mười phương là chư Phật.

Do đó, d/đ mới nói phân biệt - chư Phật, chư Bồ tát mười phương là quả lành. Còn quả của ma vương Ba Tuần là do tu pháp ác.

Còn d/đ nói ma Ba Tuần tạo ra cảnh giới ma - là vì đức Phật nói cảnh giới của ác ma Ba Tuần. Trong khi ma Ba Tuần vừa là Thiên ma vừa là ma vương mà lại đứng đầu cõi Dục. Cho nên d/đ mới nói ma vương Ba Tuần là vị trời cai quản - sắp xếp mọi việc nơi cõi Dục. Trong đó có luật nhơn quả. Nên d/đ mới nói luật nhơn quả nơi cõi Dục là theo quy định của ma vương Ba Tuần.

Rồi trong "ngôi nhà lửa" - đức Phật kể trong kinh Pháp Hoa - có những câu :

25. Thí như ông Trưởng-giả

Có một căn nhà rất lớn

Nhà đó đã lâu cũ

Mà lại rất xấu xa,

Phòng nhà vừa cao nguy

Gốc cột lại gẫy mục

Trính xiêng đều xiêu vẹo

Nền móng đã nát rã,

..........

........

26. Nhà cũ mục trên đó

Thuộc ở nơi một người

Người ấy vừa mới ra

Thời gian chưa bao lâu

Rồi sau nhà cửa đó

Bỗng nhiên lửa cháy đỏ


(* cho nên _ ngôi nhà lửa tuy là của ông Trưởng giả nhưng lại do một người khác cai quản. Và người cai quản ngôi nhà lửa cũng không có ở trong ngôi nhà lửa.)

..........
........

27. Lúc bấy giờ chủ nhà (* tức _ ông Trưởng Giả)

Đứng ở nơi ngoài cửa

Nghe có người mách rằng:

Các người con của ông
(* tức _ chúng sanh cõi Dục)


Trước đây vì dạo chơi

Mà đến vào nhà này


http://thuvienhoasen.org/p16a575/2/3-pham-thi-du
Trong khi ma Ba Tuần đứng đầu cõi Dục _ dụ cho ngôi nhà lửa. Nên d/đ mới nói quang cảnh trong ngôi nhà lửa _ là cảnh giới do ác ma Ba Tuần tạo ra
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Như vậy, thì cõi Dục chính là quang cảnh trong ngôi nhà lửa đức Phật nói trong kinh Pháp Hoa. Và luật nhơn quả của chúng ta là theo quy định của ma vương Ba Tuần. Còn quả nào ma vương Ba Tuần phải trả do việc tạo ra cảnh giới ma khiến chúng sanh khổ - thì tất nhiên là phải có. Nhưng điều này đã ra ngoài chỗ hiểu của d/đ rồi.

Chỉ có điều d/đ biết - ma Ba Tuần dầu có tâm ác như vậy. Nhưng cũng là một vị trời có thể tạo ra cảnh giới ma - bao trùm chúng sanh cõi Dục - thì không thể nói - không có năng lực. Và sự biến hóa của ma Ba Tuần - chúng ta cũng không thể lường được.

*-Thưa! caí nguyên nhân để có thành caí nhà lưả là caí quả cuả nguyên nhân vô minh (tham, sân, si v.v...). Nhân vô minh cuả chúng sanh lại làm thành quả vô minh, cứ như vâỵ mà không dứt, bơỉ nơi caí quả cuả hiện taị (không vắng mặt tham, sân, si) laị tác động thành caí nhân mơí cho hệ quả về sau nưã, vâỵ thì rỏ ràng nhân quả không dứt là do caí (nghiệp, thoí quen) huân tập sâu dầy nơi môĩ cá nhân chứ hoàn toàn không có sự cang thiệp cuả Ma Ba Tuần gì hết. Cho nên noí " luật nhơn quả của chúng ta là theo quy định của ma vương Ba Tuần" hay"ma Ba Tuần dầu có tâm ác như vậy. Nhưng cũng là một vị trời có thể tạo ra cảnh giới ma - bao trùm chúng sanh cõi Dục " củng đều không đúng!

Thật ra, nếu Minh Định để thì ý sẽ thấy d/đ chỉ chia sẻ cách suy nghĩ để hướng các pháp mà các Bạn đang tu về PHÁP TÂM - chứ không có phản bác pháp mọi người đang tu. Nhưng vì pháp tâm thì loại bỏ vọng tưởng - nên khiến các Bạn nghĩ d/đ chỉ trích niềm tin của các Bạn.
Thì đúng như lời Băng Tâm nói. Từ cái nhân vô minh của chúng sanh làm thành quả vô minh. Nhân quả không dứt là do cái (nghiệp, thói quen) huân tập sâu dày của chúng sanh. Nhưng _ chúng sanh đi vào ngôi nhà lửa là do dạo chơi _ mới đến và vô _ ngôi nhà lửa. Cho nên, ngôi nhà lửa không phải tạo ra từ sự vô minh của chúng sanh. Sự vô minh của chúng sanh chỉ khiến chúng sanh ở mãi trong ngôi nhà lửa. <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Thưa! em xin phép đuợc bổ túc đoạn văn cuả chị nhe, vì em thâý câu nâỳ cuả chị hay quá! Như bangtam đã nhận thâý nhân quả tốt xâú đều do cá nhân cuả môĩ ngưoì taọ ra, vâỵ thì ngay nơi caí nhân vô minh (tham, sân, si) mình có thể tu sưả thành caí nhân "tham buông xã những điêù tà kiến hay tội lôỉ", bơỉ vọng là nhớ lại, tuởng là nghĩ tuởng. Nêú dùng vọng tuởng để thừong nhớ : thân cuả mình và cuả các loài hưủ tình đêù là do nhiêù vật chất từ bên ngoaì taọ thành, trong các vật chất tạm bợ đó goị là 4 đại (đất, nuớc, gió, lưả), 4 đaị đó liên kết nhau luân chuyển không ngừng để đi đến già (hoại) chết (diệt). Thưa! dùng vọng tuởng như vâỵ thì đôí vơí các pháp lành hay ác không có thể lià (bỏ) hay nắm giử (thủ). Goị là dùng vọng để diệt vọng, hay dĩ độ trị độc hay " Dùng pháp tâm vọng tuởng để hiển baỳ tâm pháp" Có phaỉ em noí đúng ý cuả chị không hả chị Diêụ-Đức ?.
Cám ơn Băng Tâm đã có lời khích lệ. d/đ cũng có sự nhận thấy như Băng Tâm. Nhưng d/đ nghĩ - nếu chúng ta vẫn còn nghĩ đến việc tạo nhân _ dù là nhân “tham buông xả những điều tà kiến hay tội lỗi” - thì chúng ta cũng còn có sự phân biệt buông xả hay không buông xả ; có tà kiến hay không có tà kiến

Cho nên, d/đ chọn cách tu pháp Ba la đề mộc xoa - tu sữa tâm ý và quyết tâm giữ thân khẩu không tạo nghiệp ác. Vì khi chúng ta tu sữa tâm thì cái chúng ta quan tâm là TÂM của mình chứ không có để ý đến việc có buông xả hay không buông xả và cũng không có nghĩ chỗ hiểu của mình là tà kiến hay chánh kiến. Vì vậy, chúng ta không bị kẹt giữa CÓ và KHÔNG. d/đ nghĩ nếu Băng Tâm thêm phần tu sữa tâm vào pháp tu của Băng Tâm - thì kết quả sẽ mau hơn. d/đ thì chỉ có tu tập một pháp duy nhất là tu sữa tâm và giữ thân khẩu không tạo nghiệp ác. Nhưng vì d/đ hiểu điểm chính của pháp tu Ba la đề mộc xoa - là sự quyết tâm. Nên d/đ chỉ quyết tâm giữ thân khẩu không tạo nghiệp ác _ theo chỗ hiểu của d/đ.

d/đ thì hiểu câu “dùng vọng để diệt vọng” là nương vào sự huyễn hóa nơi thế gian để diệt vọng tưởng. Nên d/đ nghĩ càng gặp nhiều nghịch duyên thì sự tu tập của chúng ta lại càng mau có kết quả. Do đó, những lúc quá khổ d/đ chỉ xin Phật cho d/đ đủ nghị lực để vượt qua chứ không có xin cứu giúp.

Cách tu của d/đ chỉ đơn giản như vậy - nên không có lệ thuộc vào hoàn cảnh. Xin chia sẻ. d/đ tin nếu các Bạn kèm thêm cách tu sữa tâm như d/đ _ với pháp tu của các Bạn - thì việc tu học của các Bạn sẽ dễ dàng và mau có kết quả hơn.


Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Minh Định,
Như đã hứa d/đ trả lời tiếp câu chót của Minh Định

Cho nên minh định nghĩ,Phật tử lâu năm chúng ta cần phải tìm hiểu rõ câu : "Trong mọi sự,Tâm dẫn đầu,Tâm làm chủ...".Câu này là cốt tủy của mọi Pháp.
Theo d/đ thì vì “trong mọi sự Tâm dẫn đầu, Tâm là chủ” là cốt tủy của mọi pháp. Nên chúng ta tu tập có kết quả hay không là tùy thuộc ở nơi Tâm. Do đó, điều chúng ta cần phải biết “Tâm là gì ?”.

d/đ thì như đã giải thích trong chủ đề “Làm Sao Hiểu Lời Liễu Nghĩa Tu 6 Ba La Mật”

Nếu ông quyết chấp cái tính hay biết suy xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy (* tức là _ cái tính hay biết suy xét phân biệt mà ông A Nan chấp là tâm…) phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm(* tức là _ không phải đức Phật bảo ông A Nan _ chấp cái tính hay biết suy xét phân biệt _ không phải là tâm…), nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới THẬT LÀ TÂM của ông. Nếu tính phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.


http://thuvienhoasen.org/p16a850/4/01-quyen-mot

=> Nên d/đ hiểu tâm cũng chính là sự hay biết suy xét phân biệt. Nhưng sự phân biệt của tâm là phải rời tiền trần - tức là sự suy xét phân biệt nào của chúng ta mà không tùy thuộc vào sự thấy của mắt, sự nghe của tai - thì đó chính là tâm của chúng ta. Do đó, Tâm cũng là sự suy nghĩ.
Vì vậy, d/đ hiểu pháp tu nào của Phật cũng lấy sự suy nghĩ làm chủ. Nhưng vì kiến tánh là thấy Phật tánh. Nên dầu có tu theo pháp môn nào thì chúng ta cũng không thể để sự suy nghĩ chạy theo vọng tưởng.

Minh Định nghĩ thế nào _ gọi là chạy theo vọng tưởng? Riêng d/đ thì nghĩ - khi chúng ta mong cầu được.., hy vọng được.., nghĩ rồi sẽ được.., v.v… là để sự suy nghĩ chạy theo vọng tưởng.

Do đó, d/đ hiểu “trong mọi sự Tâm dẫn đầu, Tâm làm chủ” là nói chúng ta tu đạt quả nào là tùy vào sự suy nghĩ của chúng ta. Nếu chạy theo vọng tưởng thì được phước báo. Còn nếu để được “kiến tánh” thì tu pháp thoát sanh tử.

d/đ hiểu như vậy, xin giải thích
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên