Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <wunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <wontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nhơn được đọc bài “Tiểu và Đại” của cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng - do bạn Chiếu Thanh post bên mục “các bài viết về Phật Học”.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?24450-Ti%C3%AA%CC%89u-va%CC%80-%C4%90a%CC%A3i.&p=86752#post86752
d/đ muốn chia sẻ thêm với các Bạn những điều d/đ biết để các bạn tham khảo. Để giải thích điều cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng thắc mắc :
Kinh điển Đại thừa dùng danh từ “tiêu nha bại chủng” nghĩa là những hạt giống chết, hạt giống thối nát chỉ làm thối những hạt giống tốt của đạo Phật để gọi người Tiểu thừa, đặc biệt những vị A la hán định tánh là những người không chấp nhận Đại thừa mà danh từ Đại thừa gọi họ là những người “không hồi tiểu hướng đại”
d/đ thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Tướng - có hai đoạn kinh - giúp chúng ta hiểu về điều này
Nếu chúng ta căn cứ theo hai lời nói này của Phật thì các vị lập ra phái Đại thừa là các vị được đức Phật giao phó gìn giữ tạng pháp vô thượng. Và vì các vị này có nhiệm vụ gìn giữ tạng pháp vô thượng của Như Lai nên các vị này mới còn ở lại nơi thế gian. Còn các bực tứ quả Thánh Nhơn - từ Tu đà hoàn cho đến A la hán - đệ tử của Phật đều lần lượt nhập Niết Bàn. Nghĩa là, sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn thì chúng sanh cõi người đã không có được sự hướng dẫn của người đi trước. Và dầu chúng ta có tu đạt quả vị A la hán thì cũng không có ai chứng cho chúng ta. Do đó, các vị A la hán xuất hiện sau khi đức Phật Thích Ca chỉ là “tự xướng” chứ không phải là các vị A la hán đệ tử của Phật.Tài liệu 1: Phật nói: "Như Lai cũng vậy, lúc nhập niết bàn, đem tạng pháp vô thượng phó chúc cho các vị Bồ Tát, chớ không giao cho hàng Thanh văn, vì hàng Thanh văn tưởng là Như Lai thiệt diệt độ”.
Tài liệu 2 : Sau khi Như Lai nhập niết bàn, các bực tứ quả Thánh Nhơn đều lần lượt nhập niết bàn. Sau khi chánh pháp diệt, trong thời tượng pháp, sẽ có các Tỳ Kheo in tuồng trì luật, ít đọc tụng kinh, tham ưa ăn uống, lo bồi bổ thân thể, y phục mặc trên thân thô xấu hôi dơ, hình dung tiều tụy không có oai đức, chăn nuôi bò dê vác củi gánh cỏ, tóc râu để dài, đầu mặc cà sa mà như thợ săn, dầu ngó xuống đi chậm rãi mà như mèo rình chuột. Thường tự xướng rằng ta chứng được quả A La Hán, mang nhiều bệnh khổ nằm lăn trên phẩn uế, ngoài thời hiện ra tướng hiền thiện, trong thời đầy lòng tham sân như bà la môn, thọ phép câm, thiệt chẳng phải Sa môn mà hiện tướng Sa môn, tà kiến xí thạnh, chê bai chánh pháp. Những người như vậy phá hoại giới luật, chánh hạnh oai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.
http://thuvienhoasen.org/p16a165/2/07-pham-tu-tuong-thu-bay
Và theo lời đức Phật nói - thì những người “tự xướng ta chứng được quả A la hán” là những người tà khí xí thạnh, chê bai chánh pháp, phá hoại giới luật, chánh hạnh oai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.
Do đó, các vị A la hán bị các vị lập ra phái Đại thừa gọi là _ những người không “hồi tiểu hướng đại” và dùng lời lẽ nặng nề nói với các vị A la hán - là rất đúng và cũng là trách nhiệm của các vị đó.
Và cũng vì sau khi đức Phật nhập Niết Bàn chúng ta không còn có được sự hướng dẫn của người trước. Cho nên, đức Phật mới dạy chúng ta : Hãy tự đốt đuốc mà đi
Còn vì sao các bực tứ quả Thánh Nhơn để tử của Phật lại lần lượt nhập Niết Bàn theo Phật mà không ở lại thế gian để hướng dẫn chúng sanh cõi người tu học Phật Pháp - thì đó là một “ẩn tình” có dịp d/đ sẽ giải thích.
Kỳ sau d/đ sẽ giải thích - vì sao Đề Bà (cũng là vị Tổ được truyền thừa y bát) đệ tử Tổ Long Thọ nói người tu Tiểu thừa (các vị A la hán - xuất hiện sau khi đức Phật nhập Niết Bàn) - là thọ hưởng hạt giống từ bi, trí tuệ, giải thoát và giác ngộ từ đạo Phật mà lại không tiếp tục gieo trồng và phát triển để những hạt giống Bồ-đề này trở thành những gì tốt đẹp cho thế giới nhân loại. Nếu hành trì đạo Phật theo lối này thì Phật Pháp sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa.
Chắc các Bạn cũng thấy - đây là lời của người trên “trách mắng” người dưới. Cho nên, tất cả đều là “ẩn tình”…
Hẹn cuối tuần viết tiếp…
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->