Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Cám ơn Hắc phong đã hỏi.Kính bác Văn Học !
Tổ đã nói "Pháp giới tính tự nhiên", phải chăng điều này trùng khớp với thuyết tự nhiên của Ngoại đạo ?
Kính !
Hắc phong mến !Kính bác Văn Học !
Vậy mà lâu nay con cứ tưởng : mỗi người sẽ tự nhen một đốm lửa _ hoặc là được mồi lửa _ rồi sau đó "gầy" lên từ từ, tỏa sáng như ngọn đèn cao áp. Nếu cả thiên hạ ai ai cũng góp sáng như thế thì sẽ giống như bầu trời đầy sao. Wow.... thật tuyệt làm sao. Có phải Phật Quốc là như thế hay tương tự như thế chăng ?
Kính !
Kính bác Văn Học !Hắc phong mến !
Nếu điều nầy làm cho Hắc phong cảm thấy vui sướng, thì hãy ôm giấc mơ ấy cũng như Hàn Mặc Tử mơ "bán trăng" vậy.
Mến !
Xin mời các bạn đọc lại chuyện Gililê nhé :Kính bác Văn Học !
Sao bác lại so sánh giấc mơ MỘT THẾ GIỚI TỐT ĐẸP (không có cảnh khổ, không có điều xấu điều ác) với giấc mơ "bán trăng" của Hàn Mặc Tử ?.
Cả thế giới (ngoại trừ "đám vô Thần" _ sống ngày nay biết ngày nay) đều mơ như thế, chả nhẻ CẢ THẾ GIỚI ĐỀU MÊ HẾT HAY SAO ?
Kính !
Trên trời cao có vô vàn những vì sao, chúng xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất. Đây chính là “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ông viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”.
Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học thuyết của ông vào loại “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ”, được coi là học thuyết dị đoan. Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tòa án tôn giáo của Giáo hội gọi thẩm vẫn Galilê, Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông tuyên truyền cho “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” dưới mọi hình thức.
Galilê bị đả kích, nhưng ông vẫn không quên công việc nghiên cứu của mình. Tốn mất thời gian 6 năm để hoàn thành cuốn sách của mình, nội dung bàn về hai quan điểm “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” và “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Cuốn sách truyền bá tư tưởng mới, viết sinh động, khôi hài, sau khi xuất bản độc giả đã giành nhau mua hết ngay.
Những người phản đối Galilê đọc xong liền tiến hành công kích ông, nói rằng xuất bản cuốn sách này là vi phạm lệnh cấm và làm vấn đề trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.
Như vậy sách vừa ra đời được nửa năm đã bị cấm bán. Giáo hoàng đã tin vào những lời miệt thị Galilê của một số người lòng dạ hẹp hòi, tòa thánh La Mã và vương quốc Tây Ban Nha cùng phối hợp đưa ra lời cảnh cáo, loại cảnh cáo này là một biện pháp vô cùng nghiêm khắc lúc bấy giờ.
Hai tháng sau tòa án Rome gửi trát đòi Galilê đến toà án thẩm vẫn. Mặc dù đã 69 tuổi, bệnh nằm liệt giường ông vẫn bị áp giải đến Rome.
Lúc đầu, Giáo hội chỉ định để Galilê thừa nhận việc ông tuyên truyền “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” là sai lầm đồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo sau này không tuyên truyền nữa. Nhưng Galilê không nhận tội, cũng không viết giấy bảo đảm, ông nói: “Những điều tôi viết trong sách dều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng. Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi sẽ bị trừng phạt vì nói ra sự thật?”
Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, sức khỏe của Galilê đã không chịu nổi, nhưng mỗi lần thẩm vẫn ông không hề tỏ ra hối hận về việc mình làm. Vì sức khỏe quá yếu, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng. Tòa án Giáo hội thấy sức khỏe của ông thực sự không chịu nổi liền phán quyết: “Tội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý tuyên truyền học thuyết dị đoan bị cầm từ chung thân.
Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.
www.khoahoc.com.vn
Chào bạn buivhai !Nếu đốn bỏ hết giáo lý phương tiện thì còn luận làm gì. Còn luận tức là còn chưa đốn bỏ.
Nếu có thể bỏ hết giáo lý phương tiện mà chỉ thẳng được vào chân lý thì năm xưa Đức Phật đã không phải dùng phương tiện thuyết pháp. Chỉ thuyết mỗi một môn chỉ thẳng vào chân lý thôi, nhưng vì không có pháp môn nào như vậy nên Đức Phật mới phải thuyết nhiều pháp.
Vấn viết :
_ Ký bất tồn giả,
đắc tư duy nghĩa lý phủ ?
Đáp viết :
_ Nhược kế hữu tâm, bất tư-duy diệc HỮU.
Nhược liễu vô tâm, thuyết tư duy diệc VÔ.
Hà dĩ cố ?
thí như Thiền sư tĩnh tọa nhi hứng lự,
mãnh phong loạn động nhi vô tâm dã.
_______
Trò thưa :
_ Kinh nói : "chớ cho rằng Tâm nầy là TA"
Trình Thầy ! Nếu vậy con không nên suy nghĩ gì hết chăng ?
Thầy đáp :
_ "Tất cả các pháp đều là mộng huyễn"
Nếu con còn xem cõi mộng huyễn nầy là THỰC CÓ,
sự suy nghĩ của mình (cũng là một pháp) là THỰC CÓ
thì dù con có KHÔNG SUY NGHĨ gì hết cũng là MẮC vào CÓ.
Nếu con nhận rõ nó là KHÔNG, thì dù con có nói năng, suy nghĩ gì cũng là "gió thổi đồng hoang" mà thôi !
Vì sao thế ?
Dẫu là giông, là bảo ầm ầm nhưng chỉ trong "KHÔNG GIAN ẢO" thì có chuyện chi đâu !
Còn "ngồi thù lù một đống" nhiếp tâm, dừng niệm cũng chỉ là "SINH CHUYỆN" mà thôi !
http://www.diendanphatphap.com/dien...-_-bài-1-_-Đôi-điều-về-Tuyệt-Quán-Luận/page16
Chào Hắc phong ! Cám ơn bạn đã hỏi.Kính bác Văn Học !
Cái "thấy CÓ NGƯỜI CHỨNG, CÓ MÔN CHỨNG" là chuyện tự nhiên, đương nhiên thì dẫu cho "có hạn chế" có lẻ cũng không sao, mình sẽ từ từ cải thiện, khắc phục để vượt qua hạn chế không được hay sao ?
Con không tưởng tượng nỗi chuyện VÔ TÂM mà có tất cả THẦN THÔNG DU HÍ TAM MUỘI
Kính xin được giải đáp.
Chào Hắc phong ! Cám ơn bạn đã hỏi.Kính bác Văn Học !
Cái "thấy CÓ NGƯỜI CHỨNG, CÓ MÔN CHỨNG" là chuyện tự nhiên, đương nhiên thì dẫu cho "có hạn chế" có lẻ cũng không sao, mình sẽ từ từ cải thiện, khắc phục để vượt qua hạn chế không được hay sao ?
Con không tưởng tượng nỗi chuyện VÔ TÂM mà có tất cả THẦN THÔNG DU HÍ TAM MUỘI
Kính xin được giải đáp.
V/h xin lấy ví dụ như vầy để tạm giải thích mong bạn ráng thông cảm vì ví dụ bao giờ cũng còn có chỗ "không như thật" :
Một người gò lưng đạp xe đạp từ Hà nội đi Bắc Kinh, có phải là vất vả và đầy hạn chế không ?
Còn một người lên tàu hỏa, cứ thong thả nói chuyện, ăn uống ngủ nghỉ thoải mái. Theo bạn, ai là người đến trước và có thể đi xa hơn (có thể đến Mạc Tư Khoa) ?
Mến !
Hắc phong nói:Kính bác Văn Học !
Con vẫn chưa hiểu. Xin được nghe thêm.
Kính !
Chào Hắc phong ! Theo bạn một người có trọng lượng 70 kg và một người có trọng lượng 0 kg, ai là người linh hoạt nhanh nhạy hơn ? ai là người "đầy hạn chế" ?
Mến !
Dĩ nhiên rồi Hắc phong ơi !Kính bác Văn Học !
Theo con, dĩ nhiên là người càng nặng kg thì càng mất linh hoạt, nhưng con không thể tưởng tượng được "có người nào 0 kg"
Kính !
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Cùng tu học Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
|
|
V |
Một cách hiểu về TẬN ĐỘ CHÚNG SINH
|
Tổ Huệ Năng cũng bị kẹt
|