VO-NHAT-BAT-NHI

Trò chuyện cùng Tự độ

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
55
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hi hi, Phật là quả vị cuối cùng, như Đức Thích Ca Mâu Ni mới được gọi là Phật.
Còn đang đi, còn đang tìm đường thì gọi là đang tu. Đang tu mà nói đã đắc Phật rồi mới thấy đường thì đó là không biết mà nói càn.

Cái mà bạn nói, phải sửa thành ngộ Tánh hay Kiến Tánh, tức là nhận ra Tánh Phật sẵn có nơi mình. Từ đó mà tu thì tiến thẳng Phật Quả.
Tui không gọi là Phật quả nữa, giờ em gọi là Khổ quả vậy
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
55
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Hi hi, thì bạn cứ nói, không hẳn là bạn biết!

1. Bạn hãy giải thích KHÔNG ấy vì sao không có sẵn, vì sao lại không thể không có sẵn? VNBN sẽ chỉ ra cho bạn thấy nhận định này của bạn vẫn còn ở tâm thái mơ hồ.

2. Cái KHÔNG có mặt ở đâu và khi nào? Bạn cứ nói đi, VNBN này biết mới hỏi bạn và trao đổi cùng bạn đấy.
Nhờ bác chỉ hộ em chỗ này với ạ. Em còn hiểu mập mờ chỗ này
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
49
Điểm tương tác
3
Điểm
28
KHÔNG không phải vật, không phải là cái gì đó.
KHÔNG không phải là Có hay KHÔNG Có.
KHÔNG là Bản chất, Tánh chất của vạn vật.

Bản chất, Tánh chất của vạn vật vô thường, do duyên hợp tan nên biến đổi không ngừng.
Đức Phật ví vạn vật như bong bóng nước bên trong trống không, trống rỗng.

Vạn vật như là quí vị!
Bản chất, Tánh chất bên trong trống không, trống rỗng
Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, bản dịch của Thầy Duy Lực,
trích:

Các cõi Phật đều ĐỒNG như HƯ KHÔNG.
Diệu tánh con người vốn KHÔNG, chẳng có một PHÁP có thể đắc, tự tánh CHƠN KHÔNG cũng như thế.

Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, Tâm như HƯ KHÔNG gọi là ĐẠI, nên nói là MA HA.


Đây là nhận xét cá nhân:
KHÔNG là Bản chất, Tánh chất của vạn vật nên con người vốn KHÔNG (trống không, trống rỗng), chẳng có một PHÁP có thể đắc,
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 8%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
49
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, bản dịch của Thầy Duy Lực,
trích:

Các cõi Phật đều ĐỒNG như HƯ KHÔNG.
Diệu tánh con người vốn KHÔNG, chẳng có một PHÁP có thể đắc, tự tánh CHƠN KHÔNG cũng như thế.

Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, Tâm như HƯ KHÔNG gọi là ĐẠI, nên nói là MA HA.


Đây là nhận xét cá nhân:
KHÔNG là Bản chất, Tánh chất của vạn vật nên con người vốn KHÔNG (trống không, trống rỗng), chẳng có một PHÁP có thể đắc,


Nói Tánh KHÔNG! Phải hiểu các PHÁP tự tánh vốn KHÔNG.
Do Duyên hợp mới thành hình.
Vì vậy sự Thành Hình này là tạm CÓ, HƯ DỐI không thật.
Nếu muôn Pháp có sẵn một cái NGUYÊN THỂ trọn vẹn từ ban đầu thì không đợi Duyên hợp.
Vì cái NGUYÊN THỂ trọn vẹn ban đầu KHÔNG CÓ, phải đợi đủ duyên hợp thành các pháp, nên gọi là Tánh KHÔNG.
Như vậy nói rõ hơn là Tánh KHÔNG Duyên Khởi, tức Duyên hợp sanh ra muôn pháp.
Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm - 2000

Đây là nhận xét cá nhân.
người hỏi "vạn vật do đâu mà có?" Là người do Duyên hợp sanh ra chỉ TẠM CÓ cái Tên gọi vô nhất bất nhị HƯ DỐI không thật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
Nhờ bác chỉ hộ em chỗ này với ạ. Em còn hiểu mập mờ chỗ này
Hi hi, thì bạn cứ nói, không hẳn là bạn biết!

1. Bạn hãy giải thích KHÔNG ấy vì sao không có sẵn, vì sao lại không thể không có sẵn? VNBN sẽ chỉ ra cho bạn thấy nhận định này của bạn vẫn còn ở tâm thái mơ hồ.

2. Cái KHÔNG có mặt ở đâu và khi nào? Bạn cứ nói đi, VNBN này biết mới hỏi bạn và trao đổi cùng bạn đấy.

A. TÁNH KHÔNG:
KHÔNG này là TÁNH KHÔNG của vạn pháp (tất cả hiện tượng từ hữu vi đến vô vi: từ đất đá, cỏ cây,... các loài hữu tình, Thánh Nhân, Phật).

TÁNH KHÔNG này là bản chất của vạn pháp ( trong vũ trụ pháp giới). Bản chất của vạn pháp là: mỗi hiện tượng không có tự thể là nó, chúng tồn tại trong sự nương tựa lẫn nhau. Xét riêng mỗi hiện tượng thì hiện tượng ấy chẳng thể tự tồn tại được. Do đó, ngoài vũ trụ pháp giới thì không có cái gì gọi là Tánh Không.

Bản thân Tánh Không, không có tự thể gọi là "Tánh Không" vì nó bản chất của các pháp trong vũ trụ pháp giới. Nếu nói Tánh Không có tự thể tự là nó thì thành ra mỗi pháp lại có tự thể là nó, mẫu thuẩn với chính tánh không!

Vậy Tánh Không được phát sanh từ đâu?

B. TỰ TÁNH hay PHẬT TÁNH! TÁNH KHÔNG LÀ Tính chất của DIỆU DỤNG CỦA TỰ TÁNH.

Tự Tánh là cái tự nó là nó, bản chất của nó cũng là nó, là thực thể có sẵn.
Những cái Tự Tánh này lại không tồn tại trong sự cô lập mà luôn luôn đặt trong sự tương tác với nhau!
Sự tương tác này chính là toàn bộ các hiện tượng, là toàn bộ vũ trụ pháp giới.

Bản thân mỗi cái tự tánh là cái có sẵn nhưng tương tác giữa chúng là các hiện tượng không có tự thể hay không phải là cái có sẵn.

Như vậy Tánh Không (tính chất không có tự thể riêng của các sự hiện tượng) là tính chất của các diệu dụng từ "Tự Tánh".

Do vậy, Tánh Không không phải là cái có sẵn (Tự Tánh) mà là tính chất của tất cả diệu dụng của cái có sẵn là Tự Tánh.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
55
Điểm tương tác
1
Điểm
8
A. TÁNH KHÔNG:
KHÔNG này là TÁNH KHÔNG của vạn pháp (tất cả hiện tượng từ hữu vi đến vô vi: từ đất đá, cỏ cây,... các loài hữu tình, Thánh Nhân, Phật).

TÁNH KHÔNG này là bản chất của vạn pháp ( trong vũ trụ pháp giới). Bản chất của vạn pháp là: mỗi hiện tượng không có tự thể là nó, chúng tồn tại trong sự nương tựa lẫn nhau. Xét riêng mỗi hiện tượng thì hiện tượng ấy chẳng thể tự tồn tại được. Do đó, ngoài vũ trụ pháp giới thì không có cái gì gọi là Tánh Không.

Bản thân Tánh Không, không có tự thể gọi là "Tánh Không" vì nó bản chất của các pháp trong vũ trụ pháp giới. Nếu nói Tánh Không có tự thể tự là nó thì thành ra mỗi pháp lại có tự thể là nó, mẫu thuẩn với chính tánh không!

Vậy Tánh Không được phát sanh từ đâu?

B. TỰ TÁNH hay PHẬT TÁNH! TÁNH KHÔNG LÀ TOÀN BỘ DIỆU DỤNG CỦA TỰ TÁNH.

Tự Tánh là cái tự nó là nó, bản chất của nó cũng là nó, là thực thể có sẵn.
Những cái Tự Tánh này lại không tồn tại trong sự cô lập mà luôn luôn đặt trong sự tương tác với nhau!
Sự tương tác này chính là toàn bộ các hiện tượng, là toàn bộ vũ trụ pháp giới.

Bản thân mỗi cái tự tánh là cái có sẵn nhưng tương tác giữa chúng là các hiện tượng không có tự thể hay không phải là cái có sẵn.

Như vậy Tánh Không (tính chất không có tự thể riêng của các sự hiện tượng) là tính chất của các diệu dụng từ "Tự Tánh".

Do vậy, Tánh Không không phải là cái có sẵn (Tự Tánh) mà là tính chất của tất cả diệu dụng của cái có sẵn là Tự Tánh.
À vậy em biết rồi, TÁNH KHÔNG là cái Phật Không, Khổ Không, nhưng nó Phật, nó Khổ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,912
Điểm tương tác
779
Điểm
113
À vậy em biết rồi, TÁNH KHÔNG là cái Phật Không, Khổ Không, nhưng nó Phật, nó Khổ.
Nói vậy thôi, cần cả đời chiêm nghiệm và luôn luôn quán chiếu. Như vậy, cả đời, cả mấy ngàn kiếp học cũng không hết về nó, thấy nhiều thì được ít, thấy nó ít thì được nhiều, tâm niệm rỗng rang lại là nó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top