Đã tu học Phật nhất định phải thành Phật

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Gửi ban vovi!

Không hiểu bạn lên diễn đàn nhằm mục đích gì ma tôi thấy bạn chỉ chăm chăm ai nói câu gì là bạn bám vào để chỉ trích dạy đời không vậy . Nếu tôi không nhầm thì trước đây bạn là Diêu ngộ bây giờ đổi nick mà tính chẳng đổi .Chân thành mong bạn lên diễn đàn với tinh thần xây dựng để mọi người cùng được lợi lạc trong chánh pháp .
Thành Tâm kính !
Chào bạn ThanhTam bạn cũng có lòng chắc ẩn đấy chứ nhưng sử dụng không đúng chỗ rồi!
Hãy vì CHánh Pháp mà hộ trì nhé! phải Chánh tư duy nhé chớ để dục giác, nhuế giác và, hại giác chi phối nhé!

Chào sư huynh ngoccunguyen
Có vẻ Hoàng Trí đã tóm được đuôi của sư huynh, sư huynh trả lời sao đây khi mắc phải tội đại vọng ngữ.

Chào HoangTri
_ Vì Phật A Di Đà cho "đới nghiệp vãng sanh".
_ Vì pháp môn Tịnh Độ KHÔNG PHÁ NGÃ CHẤP và PHÁP CHẤP. Chấp Ngã và chấp Pháp còn đầy ra đó thì thành cái gì ? Nên nhớ thành đạo trong đạo Phật là TẤT CẢ CHẤP ĐỀU RƠI RỤNG.
_ Nói "Một đời thành Đạo" là nói cái đời ở Tây Phương Cực Lạc (sau khi vãng sanh) cái đời này miên viễn, vô lượng vô số kiếp lận.
Chứ không phải chỉ niệm Phật vài ba năm là có thể thành Phật được. Người nào nói câu này thì nên đăng ký mua thuốc ở "Dưỡng Trí Viện" về uống đi, chứ bệnh nặng lắm rồi.
Có lẽ HoangTri không tu Niệm Phật, cho nên tốt nhất đừng có nhận xét bậy bạ mà mắc phải tội phỉ báng Phật Pháp.
Hoàng Trí đã tìm được một vị thầy giỏi chưa? Với những nhận xét của HT ở trên thì chắc chưa có, nếu HT muốn gặp được một vị thầy giỏi thì VOVI sẽ mách cho. Tu Thiền Tông, Tịnh Độ, Nguyên Thủy,... đều cần có thầy giỏi vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn ngoccunguyen,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ có theo dõi bài viết của Bạn - d/đ cảm nhận được sự chân thành của Bạn - nên d/đ cũng chân thành chia sẻ cùng Bạn.

Sở dĩ Bạn bị sự phản bác của các Bạn - là vì Bạn quan niệm “không chấp vào từ ngữ - mà hãy thấu rõ ý của người” - nên Bạn “đã dùng chữ “huệ nhãn” để chỉ trí huệ thấy biết chơn thật của chúng ta”.

Trong khi, đức Phật Thích Ca giảng - chúng ta (chúng sanh cõi người) chỉ có nhục nhãn. Và qua quá trính tu học Phật Pháp chúng ta mới dần có thiên nhãn. Rồi mới tới huệ nhãn, pháp nhãn - và cuối cùng là Phật nhãn. Cho nên, Bạn nói Bạn giác ngộ “huệ nhãn” - mới xảy ra chuyện…

Còn nếu như Bạn nói : “Tôi cố ý dùng chữ “huệ nhãn” mà nhiều người đã chấp vào đó rồi” thì là Bạn - đã sửa luôn cả danh từ đức Phật Thích Ca tạm dùng - để giảng cho người đời hiểu về Phật Pháp. Vì vậy, nếu là Bạn tự nói thì bạn đã phạm vào lỗi Đại Vọng Ngữ. Còn nếu do Bạn nghe theo lời Thầy của Bạn dạy - thì Thầy của Bạn không đi theo con đường của đức Phật Thích Ca. Do đó, nếu Bạn muốn tu học theo đạo giải thoát của đức Phật Thích Ca - thì Bạn đã không chọn đúng Thầy.

Thật ra, những điều Bạn nói còn có nhiều điểm tương tự như vậy - chứ không phải chỉ có bấy nhiêu. Thật đáng buồn...

Thân chào
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính chào quí vị đồng tu !

Đồng tu là những người bạn cùng như tôi ngày đêm chân thành cầu đạo giải thoát. Còn những ai không phải hoặc bậc đã giác ngộ, hoặc những ai cảm thấy mình đã đạt trình độ cao siêu giải thoát thì xin quí vị không cần đọc những lời này để tránh làm mất thời giờ của quí vị.

Tôi thấy trang web này rất hữu ích cho quí vị đồng tu nên có đôi lời chân thành chia sẽ.

Ngày nay chúng ta tu phải thật mạnh dạn nhìn rõ ràng vào chính mình, phải biết mình tu đến đâu, đã đạt đạo giải thoát hay chưa để mà sáng suốt sớm tìm được cho mình con đường giải thoát thật sự rõ ràng như Phật, Tổ đã bày cho chúng ta năm xưa:

1/Tu tịnh độ đạt đạo: mình phải được vãng sanh, hoặc mình phải đến được tây phương rồi trở về như PS Khoan Tịnh, hoặc mình phải gặp được Phật A Di Đà. Gặp đây là gặp thật rõ ràng như chúng ta gặp nhau hàng ngày vậy, chứ nằm mộng hay nghĩ tưởng hay thấy đám mây hay thấy vầng hào quang trên trời mà tưởng tượng ra đều là vọng tưởng, không thật. Và xin cũng đừng nói tâm ta chính là Di Đà nên có gì mà thấy nữa - tịnh độ là đây chứ còn đi đâu nữa, chư tổ nói vậy là có ý của tổ chứ chúng ta chưa giác ngộ mà nói vậy thì rất tội lỗi vô ơn, vì nói vậy Phật Di Đà và Tây Phương đêm ngày mòn mỏi chờ đón chúng ta không có thật, nói vậy Phật Thích Ca vì chúng sanh si mê mà nói ra Kinh Vô Lượng Thọ để gạt chúng ta sao.

2/Tu thiền định đạt đạo: mình phải được minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, đại khai viên giải, chứng đắc pháp thân, chứng được lục thần thông như Thích Ca Mâu Ni đã bày cho chúng ta năm xưa một cách rõ ràng. Quí vị cũng biết trước khi đến quả đất này Thích Ca vốn đã là Phật, nên con đường chứng đạo năm xưa là Ngài cố tình bày cho chúng ta chứ không phải cho Ngài vì Ngài đã là Phật thì còn gì để mà chứng đắc. Và xin đừng nói Tâm ta là Phật nên cần gì tu nữa, tổ có thể nói vậy là có ý của tổ chứ chúng ta chưa đạt đạo mà nói vậy thì thật phủi ơn Phật Thích Ca vì Thích Ca đến quả đất này chẳng có ý nghĩa gì.

Người tu tịnh độ gặp Phật Di Đà thì cũng như người tu thiền định đạt minh tâm kiến tánh. Chúng ta tu học Phật phải cố gắng đạt đạo như vậy mới đền đáp công ơn của Phật năm xưa đã khổ công chỉ dạy và chứng tỏ giáo pháp của Như Lai là hoàn toàn chân thật để chúng sanh một lòng không hoài nghi mà theo gót Như Lai thoát khỏi trầm luân của lục đạo luân hồi.

Khi xưa dù có si mê đi nữa nhưng lòng người chân thật, ai ngộ thì nói mình ngộ và những người chưa ngộ theo đó mà cũng đạt đạo giải thoát. Còn nay, tiếc thay cho chúng ta, phải gặp quá nhiều sự giả dối khiến tâm chúng ta đầy hoài nghi, thậm chí đến nỗi dù có ai đó ngộ mà nói ngộ thì chúng ta cũng khó mà chấp nhận .


Biết vậy nên tôi nói ra đây chẳng còn gì để mong quí vị tin theo tôi. Nhưng tôi khuyên quí vị đồng tu có thể tin theo người này ngày đêm đang thuyết pháp như Phật, Tổ năm xưa vậy, đó là Pháp Sư Tịnh Không, quí vị đồng tu đang thiết tha cầu đạo giải thoát hãy nên giành thời gian tham khảo kinh đĩa của Ngài. Cư sĩ Lâm đã nghe 4 năm mà đạt đạo như Ngài. Sau 4 đến 5 năm quí vị nghe mà vẫn chưa đạt lý đạo, lúc đó mà còn nhớ đến tôi, tôi sẽ nguyện giúp.

Chân thành mong quí vị đồng tu sớm đạt đạo giải thoát.


Chào Ngocunguyen
Mình xin có một chút ý kiến với bạn đồng tu Ngocunguyen nhé
Người tu tịnh độ gặp Phật A Di Đà thì cũng như người tu thiền đạt minh tâm kiến tánh
Điều này không sai nhưng chưa đúng
Người tu Tịnh độ gặp Phật A Di Đà có nghĩa là Phật A di đà rước vãng sanh. Mà vãng sanh chưa là minh tâm kiến tánh.

Nhưng minh tâm kiến tánh sẽ đến với người đó sau quá trình tu tập ở Thế giới Tịnh độ Tây Phương Cực lạc Quốc.
Sau khi hoa khai .


Còn người tu thiền đạt minh tâm kiến tánh là đạt đạo , kiến tánh ngay tại đó .

Khi xưa dù có si mê đi nữa nhưng lòng người chân thật, ai ngộ thì nói mình ngộ và những người chưa ngộ theo đó mà cũng đạt đạo giải thoát. Còn nay, tiếc thay cho chúng ta, phải gặp quá nhiều sự giả dối khiến tâm chúng ta đầy hoài nghi, thậm chí đến nỗi dù có ai đó ngộ mà nói ngộ thì chúng ta cũng khó mà chấp nhận
Thưa bạn đạo
Theo thiển ý "ngộ đạo "và "đạt đạo" khác nhau
Do đó dĩ nhiên "chưa ngộ" và "chưa đạt đạo" cũng chẳng tương đồng phải không bạn
"Ngộ đạo" là hiểu lý đạo một cách sâu xa , nhưng nếu so với nghĩa của "đạt đạo "thì chưa đến .Vì "đạt đạo" nghĩa là đã GIÁC (Giác ngộ ) hay CHỨNG ( Chứng -ngộ ) , và sống thường hằng với cái tánh biết không rời xa hay gián đoạn .
Đức Phật là người đã Chứng- ngộ đạo và được gọi là bậc Đại Giác hay Đại Giác-ngộ
Cư sĩ Lâm đã nghe 4 năm mà đạt đạo như Ngài. Sau 4 đến 5 năm quí vị nghe mà vẫn chưa đạt lý đạo, lúc đó mà còn nhớ đến tôi, tôi sẽ nguyện giúp.
Thưa bạn , có lẽ bạn nên dùng chữ " ngộ đạo" thay cho chữ "đạt đạo"
Và chữ "chưa ngộ lý đạo" thay cho "chưa đạt lý đạo "
Ngộ rồi thì vẫn còn phải tu ,
Còn Đạt đạo có nghĩa việc tu học đã xong .
Nhân đây cũng xin có ý kiến Huệ nhãn là một loại mắt trong năm mắt , như ĐH Diệu Đức có nói
Có lẽ bạn đạo muốn nói đến Căn Bản Trí của người đã hiểu sâu lý Đạo
td có ít ý kiến chia sẻ , chúc bạn đồng tu cẩn thận khi dùng từ
Kính bạn
 

THIỆN LẠC

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 2 2012
Bài viết
31
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
không nơi đến
LÚC BIẾT SỢ THÌ ĐÃ MUỘN RỒI !

1. Người tu Tịnh Độ thì chỉ nên Nhất tâm Niệm Phật, nếu có đọc Kinh Sách thì đọc nhưng không nên thực hành thêm pháp môn nào khác, vì như vậy thì sẽ không Nhất tâm Niệm Phật được.
Không nên Thiền Tịnh song tu, vì "bắt cá hai tay" (hai tay đồng thời bắt hai con cá ở hai vị trí khác nhau) thì sẽ không được con nào cả.

Nghe bạn nói bạn thành đạo cả hai vừa Thiền vừa Tịnh thì quả là bạn SẠO CHƯA TỪNG CÓ.

Mình khong đồng ý ở điểm này.

Hóa ra Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ đang dụ chúng sanh đi sai đường à ??? hay là Ngài đã trực tiếp sai đường rồi và hiện tại đây các Thầy đang tiếp tục sai mà không biết ?? mới đây Thầy Thích Phước Tiến cũng đã giảng bài Thiền Tịnh Song Tu rồi ! Mà nếu sai sao các Tổ không đính chính nhỉ >????

H/T ngay từ cái hiểu biết về THIỀN TỊNH SONG TU đã sai sạch sành sanh rồi thì lẽ dĩ nhiên phát ngôn ra cũng sai toàn bộ. H/T hiểu sao ??? Thiền là thiền, tịnh là tịnh không thể nào song song được ư ??? hóa ra nhị nguyên còn đầy . Chính vì cái hiểu biết này mà H/T cứ nghĩ ví như người qua song đi chàng hảng trên 2 chiếc bè nên rơi xuống sông..

H/T phải hiểu chứ ..trong các pháp môn , môn nào cũng có chứa thiền hết...nếu không Thiền thì đó không phải pháp Phật..Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông đều có tính chất Thiền ở đó và mục đích cũng là để được Thiền... hay chăng là Thiền tông đi vào thiền bằng cửa Thiền Tông, và Tịnh Độ cũng như vậy...cửa nào cũng vào nhà.. Ví như người đi bè mà được máy chèo thôi ! chứ nào có chống trái ?????? Tôi tu Tịnh Độ nhưng bây giờ tôi dùng Thiền để tăng thêm chánh niệm là sai sao ?

ủa tại sao H/T đây không giới thiệu Thiền và Tịnh hỗ trợ cho nhau khi cần thiết mà lại giới thiệu tách biệt rõ ràng như vậy..??? gây hoang mang, loạn trí cho người tu tập

H/T đang vô tình làm phân hóa đạo Phật thì đúng hơn ...H/T không nhận thấy được sự nhất quán, dung thông trong tất cả pháp môn của Phật giáo, đó là sự nguy hiểm cũng y như đi trên đường rầy mà không biết xe lửa ..Tội của bạn đây chắc lớn cũng không thua gì bạn chủ thớt đâu !

Lại còn chửi người khác thành đạo trên thiền và tịnh là SẠO nữa chứ !!! Vậy bạn chữi ai ?? chữi Ngài Diên Thọ à ????

Tôi cứ nghĩ rằng làm chức lớn trong diễn đàn thì kiến thức chắc cũng phải cao siêu lắm. hóa ra bạn làm tôi thất vọng rất rất lớn và mất lòng tin vào tất cả các Mod ở đây đó H/T à...
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào Thiện Lạc !

Theo h/t trong pháp môn Tịnh độ, sự nhất tâm niệm Phật của hành giả chỉ để biểu lộ niềm tin đối với đức Phật A Di Đà, Tin Phật A Di Đà là gieo duyên, kết duyên. Chi cần như thế thì Phật lực mới giúp được.
Trong pháp môn Tịnh Độ sự tự lực của hành giả chỉ là tượng trưng, về Phật Quốc là do Tha Lực của Phật. Mật Tông cũng thường cầu dựa vào Tha Lực.

Còn hành giả tu Thiền Tông, nếu đúng là Thiền Tông thì KHÔNG DỰA VÀO CÁI GÌ HẾT, CÒN CÓ CHỖ DỰA THÌ CÒN LÀ "CỌNG BÚN THIU", MÃI MÃI LÀ "CỌNG BÚN THIU".

Hai pháp môn này nhằm vào hai đối tượng căn cơ khác nhau.

Khi nói Thiền Tịnh song tu (của Tổ Vĩnh Minh Thọ) thì chữ Thiền này là Sổ Tức và Nhiếp tâm (nghĩa là phương tiện giúp Định Tâm), còn bạn ngocunguyen đã viết :

1/Tu tịnh độ đạt đạo: mình phải được vãng sanh, hoặc mình phải đến được tây phương rồi trở về như PS Khoan Tịnh, hoặc mình phải gặp được Phật A Di Đà. Gặp đây là gặp thật rõ ràng như chúng ta gặp nhau hàng ngày vậy, chứ nằm mộng hay nghĩ tưởng hay thấy đám mây hay thấy vầng hào quang trên trời mà tưởng tượng ra đều là vọng tưởng, không thật. Và xin cũng đừng nói tâm ta chính là Di Đà nên có gì mà thấy nữa - tịnh độ là đây chứ còn đi đâu nữa, chư tổ nói vậy là có ý của tổ chứ chúng ta chưa giác ngộ mà nói vậy thì rất tội lỗi vô ơn, vì nói vậy Phật Di Đà và Tây Phương đêm ngày mòn mỏi chờ đón chúng ta không có thật, nói vậy Phật Thích Ca vì chúng sanh si mê mà nói ra Kinh Vô Lượng Thọ để gạt chúng ta sao.

2/Tu thiền định đạt đạo: mình phải được minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, đại khai viên giải, chứng đắc pháp thân, chứng được lục thần thông như Thích Ca Mâu Ni đã bày cho chúng ta năm xưa một cách rõ ràng. Quí vị cũng biết trước khi đến quả đất này Thích Ca vốn đã là Phật, nên con đường chứng đạo năm xưa là Ngài cố tình bày cho chúng ta chứ không phải cho Ngài vì Ngài đã là Phật thì còn gì để mà chứng đắc. Và xin đừng nói Tâm ta là Phật nên cần gì tu nữa, tổ có thể nói vậy là có ý của tổ chứ chúng ta chưa đạt đạo mà nói vậy thì thật phủi ơn Phật Thích Ca vì Thích Ca đến quả đất này chẳng có ý nghĩa gì.
là bạn ấy nói đến Tổ Sư Thiền, mà Tổ Sư Thiền thì KHÔNG DỰA VÀO CÁI GÌ HẾT.

Thậm chí ngồi Thiền cũng không quan trọng. (đức Lục Tổ Huệ Năng có nói : Tâm bình hà lao Trì Giới, Hạnh trực hà dụng tu Thiền _ Nhứt cú Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương).

Bạn ngocunguyen đã tự cho mình đạt đạo, là SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG, là ĐẠI VỌNG NGỮ cần thiết phải dứt trừ.

hoangtri chỉ là một kẻ thất phu, nhưng thấy sai thì phải nói, không hy vọng giúp cho bạn ấy tỉnh ra (vì h/t đức bạc, tài sơ); chỉ làm bổn phận được mọi người giao phó mà thôi.

Mến !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Theo h/t trong pháp môn Tịnh độ, sự nhất tâm niệm Phật của hành giả chỉ để biểu lộ niềm tin đối với đức Phật A Di Đà, Tin Phật A Di Đà là gieo duyên, kết duyên. Chi cần như thế thì Phật lực mới giúp được.
Trong pháp môn Tịnh Độ sự tự lực của hành giả chỉ là tượng trưng, về Phật Quốc là do Tha Lực của Phật. Mật Tông cũng thường cầu dựa vào Tha Lực.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính bác Hoàng Trí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chữ Tín (tin) cũng chưa đủ yếu tố để được vãng sanh về cõi Cực Lạc, mà còn phải thêm Hạnh và Nguyện nữa. Tôi trích một đoạn trong cuốn Tịnh Độ Trích Yếu của ngài Nhất Liên Chi biên tập nói về Tín, Hạnh, Nguyện và trong một trăm bài kệ của Triệt Ngộ thiền sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn được vãng sanh phải đủ ba yếu tố Tín, Hạnh, Nguyện, như đảnh ba chân thiếu một tất ngã. Tín là tin có tự, tha, nhân, quả, sự và lý. Hạnh thì chấp trì danh hiệu Phật cho được nhất tâm bất loạn. Nguyện là quyết muốn thoát Ta bà, cầu sanh về nước Cực Lạc.
<p style="padding-left: 56px;"><B>I. TÍN:</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dưới đây là đại khái sáu lối tin về Tịnh Độ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>1. Tin tự</B>: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>2. Tin tha</B>: Công nhận rằng lời dạy của đức Phật Thích Ca không luống dối, đức Di Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>3. Tin nhơn</B>: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B> 4. Tin quả</B>: Tin chắc chín phẩm sen vàng là nơi ta sẽ về sau này. Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>5. Tin sự</B>: Xác nhận ngoài cõi Ta bà có một cõi Cực lạc đúng như lời Phật nói.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>6. Tin lý</B>: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh độ, nếu một khi có đã được trong sạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự và lý viên dung không tách biệt. Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc và tin rồi phải thực hành.
<p style="padding-left: 56px;"><B>II. HẠNH:</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp. Kế đây là bài dịch ý của mấy vần thơ mà tổ Đức Nhuận đã bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Xét ra niệm Phật dễ mà không,
Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng.
Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
Dù cho bể cổ vẫn là không.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm thì tai phải nghe, tâm phải chú ý nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ý phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiên mới có hiệu quả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng sao niệm hoài mà không thấy gì hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v... thì thật là một điều oan uổng và đáng tiếc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng, xin nêu ra đây những bí quyết thành công của ngài Giác Minh Diệu Hạnh đã dạy mà hòa thượng Trí Tịnh đã lược giải trong quyển Đường Về Cực Lạc:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>- Điều kiện thứ nhất</B>: Trong lúc niệm, phải rành rẽ, rõ ràng. Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo mù mờ. Rõ ràng là tiếng rõ ràng không trại tiếng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>- Điều kiện thứ hai</B>: Tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng phải hiệp một với nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>- Điều kiện thứ ba</B>: Phải chí thành tha thiết. Với đức Từ phụ lòng ta như con nhớ mẹ; với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>- Điều kiện thứ tư</B>: Không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự, nghĩa là phải luôn luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lở xao lãng, liền nhiếp tâm lại. Với trường hợp này, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong quyển Niệm Phật Luận, ngài Đạm Hư đại lão pháp sư đã nói: Một khi niệm câu A Di Đà Phật được tương ưng, liền đó hành giả được sáu căn thanh tịnh. Vì:
  • Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.
  • Tai nghe tiếng niệm Phật của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.
  • Mũi ngửi biết hơi thơm của nhang, trầm thỉ tỷ căn thanh tịnh.
  • Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.
  • Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.
  • Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.
<p style="padding-left: 56px;"><B>III. NGUYỆN:</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyện phải cho tha thiết, cho quyết định. Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoặc có những vị kém trí nhớ hàng ngày phát nguyện Trì danh niệm Phật. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn uống cũng niệm, làm việc cũng niệm. cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả. (Nhớ những lúc này niệm thầm, vì niệm lớn sanh tội bất kính).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niệm từ buổi sớm mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: "Con tin lời của đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyên đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ tát, đến tiếp dẫn con về Cực Lạc". <I>(Trích An Lạc tập và Phật Học Phổ Thông)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong một trăm bài kệ niệm Phật của Triệt Ngộ thiền Sư có nói về Tín, Nguyện Hạnh, như sau:
<p style="padding-left: 56px;">Một câu A Di Đà
Là đường tắt về nguồn
Những hành trang cần thiết
Tín, Nguyện, Hạnh gọn suông.
<BR>Một câu A Di Đà
Cần ở điểm Tin sâu
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô đầu.
<BR>Một câu A Di Đà
Cần ở nơi Nguyện thiết
Lòng về tợ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.
<BR>Một câu A Di Đà
Cần ở chỗ Hạnh chuyên
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

THIỆN LẠC

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 2 2012
Bài viết
31
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Địa chỉ
không nơi đến
Chào HoangTri !

Vấn đề bạn chủ thớt ra sao mình không quan tâm và ngay từ trang đầu của topic tới đây mình chưa hề xen vào cmt lời nào..mình chỉ đứng ngoài nhìn các bạn , các Thầy để mà học hỏi. Nhưng đến comment của bạn thì mình mới thật sự thắc mắc thôi !

Theo h/t trong pháp môn Tịnh độ, sự nhất tâm niệm Phật của hành giả chỉ để biểu lộ niềm tin đối với đức Phật A Di Đà, Tin Phật A Di Đà là gieo duyên, kết duyên. Chi cần như thế thì Phật lực mới giúp được.
Trong pháp môn Tịnh Độ sự tự lực của hành giả chỉ là tượng trưng, về Phật Quốc là do Tha Lực của Phật. Mật Tông cũng thường cầu dựa vào Tha Lực.

đúng như H/T nói sự nhất tâm đê mà niệm phật cũng chính là biểu lộ lòng tin với đức A DI ĐÀ.nhưng điều đó là còn chưa đủ còn phải có Nguyên và Hạnh. nói như H/T sự tự lực của hành giả là tượng trưng và biểu lộ niềm tin (…) chỉ cần như thế thì Phật lực mới giúp được thì có lẽ sẽ khiến nhiều người ngoại đạo hiểu lầm và xem Tịnh Độ chẳng khác Thiên Chúa Giáo...Tự Lực cũng là vấn đề quan trọng quyết định có được vãng sinh hay không là do nó ! thì làm sao có thể nói là tượng trưng được. vấn đề này thì trong nhiều sách vở các Thầy Tổ đã nói rõ ràng rồi...mình không nói lại.

còn hành giả tu Thiền Tông, nếu đúng là Thiền Tông thì KHÔNG DỰA VÀO CÁI GÌ HẾT, CÒN CÓ CHỖ DỰA THÌ CÒN LÀ "CỌNG BÚN THIU", MÃI MÃI LÀ "CỌNG BÚN THIU".

Hai pháp môn này nhằm vào hai đối tượng căn cơ khác nhau.

Khi nói Thiền Tịnh song tu (của Tổ Vĩnh Minh Thọ) thì chữ Thiền này là Sổ Tức và Nhiếp tâm (nghĩa là phương tiện giúp Định Tâm),

Ngay chữ " Thiền Tông " là đã có chổ dựa rồi, nếu không có chổ dựa thì không có danh từ là " Thiền Tông ", cũng là một phương tiện lớn . Thiền Tông mà bạn đang nói là thiền của Tổ Bồ Đề có điều cải biến về sau này.. Nhưng với Thiền Nguyên Thủy thì tu tứ niệm xứ cũng còn có phương tiện dựa vào cũng là Thiền đây thôi . Cho dù Lục Tổ chủ trương vô niệm ..thiền trong tất cả tư thế …và không phải thiền là ngồi quên thân mà là tâm không dính mắc. Nhưng nếu theo Tứ Niệm Xứ thì còn phải quán chiếu nhưng đi đến mục đích cuối cùng cũng là lìa xa các vọng niệm từ các trần cảnh .
Đến niệm ữPhật cũng lại như vậy dựa vào niệm Phật để nhất tâm bất loạn..nhất tâm là định , bất loạn là thiền..đến khi tột cùng là VÔ NIỆM cũng có còn dựa vào bất cứ điều gì đâu.. Tất cả điều hội tụ ở điểm này..rất khế hợp với lý trên đường vô số đường đi nhưng tụ hội cũng về nơi nhà của chính mình.

Có hay chăng niệm Phật thời nay khó có ai đạt được trình độ ấy nên việc cầu sanh Tây Phương để nhờ thắng duyên tu tiếp mau thành đạo quả là như vậy !

Ngay nơi Vô Niệm của Lục Tổ cũng phải dùng chánh niệm. Chánh niệm cũng từ các phương tiện sổ tức và nhiếp tâm mà ra đó thôi !

Mình chỉ mong moi người nói chuyện với nhau thật sự nhã nhặn..đừng chỉ trích..mắng chửi nói nặng với nhau ...đã là phật tử và ở diễn đàn phật pháp thì phải hiểu .

Kiến thức con người có hạn từ học mà ra chứ chẳng phải nơi trí tuệ nên phải có hạn chế...chúng ta còn trong vòng phàm phu nên chẳng tuyệt đối là gì cả nên hãy nhẹ nhàng với nhau tránh sau này ta lại rơi vào trường hợp như vậy sẽ khó xử lắm

Tức tâm là độ lý không ngoa
Tịnh khác Thiền đâu, vẫn một nhà
Sắc hiển trang nghiêm miền Diệu Hữu
Không kiêm vô ngại cõi hằng sa
Trời Tây sáng đẹp màu châu ngọc
Nguyện Phật bao la đức hải hà
Ngoảnh lại đường tu, ai sớm tỉnh?
Nỗi thương ác đạo mãi vào ra!
Thích Thiền Tâm cẩn chí
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
om_mani_padme_hum_zpsf773fd90.jpg




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên