Di Lặc Tôn Phật kệ tụng.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113


Duy tướng, chướng, chân thật
Và tu các đối trị
Đây là tu phần vị;
Đắc quả, Vô thượng thừa.

1. Tướng

Phân biệt hư vọng có,
Ở đây hai đều không.
Trong đây chỉ có không,
Ở kia cũng có đây.

Nên nói tất cả pháp;
Chẳng không, chẳng bất không.
Vì có, không và có;
Chính khế hợp Trung đạo.

Thức sinh biến tựa nghĩa;
Hữu tình, ngã, liễu biệt.
Cảnh này thật chẳng có;
Cảnh không nên thức không.

Tánh phân biệt hư vọng;
Do nghĩa sau được thành:
Chẳng thật có, toàn không;
Diệt đây nên giải thoát.

Chỉ sở chấp, y tha
Và tánh viên thành thật;
Do trần cảnh, phân biệt;
Và hai không mà nói.

Dựa thức hữu sở đắc,
Cảnh vô sở đắc sanh.
Dựa cảnh vô sở đắc,
Thức vô sở đắc sanh.

Thức có tánh sở đắc;
Trở thành vô sở đắc.
Biết hai tánh: hữu đắc,
Và vô đắc bình đẳng.

Ba cõi tâm, tâm sở;
Là phân biệt hư vọng.
Hiểu biết cảnh gọi tâm;
Sai biệt gọi tâm sở.

Thứ nhất tên duyên thức,
Thứ hai tên thọ thức.
Thọ thức thường thọ dụng;
Phân biệt, chuyển: tâm sở.

Do phú chướng, an lập;
Tương đạo, nhiếp, viên mãn.
Ba phân biệt, thọ dụng.
Dẫn khởi và liên phược.

Hiện tiền cùng khổ quả;
Chỉ đây não thế gian.
Ba, hai, bảy tạp nhiễm;
Do phân biệt hư vọng.

Các tướng và dị môn,
Nghĩa, sai biệt, thành lập.
Nên biết hai không tánh;
Lược nói chỉ do đó.
Chẳng khác cũng chẳng một;
Nên nói là không tướng.

Lược nói dị môn không;
Là chân như, thật tế.
Vô tướng, thắng nghĩa tánh,
Pháp giới, cần phải biết.

Do không biết, không đảo;
Tướng diệt, Thánh trí cảnh;
Và các Thánh pháp nhân;
Nghĩa dị môn như thế.

Tạp nhiễm, thanh tịnh này;
Do có dơ, không dơ;
Như thủy giới toàn không.
Tịnh nên nhận là tịnh.

Năng thực và sở thực;
Chúng dựa thân, trú xứ.
Thấy được đây, như lý;
Cầu được hai tịnh không.

Vì thường lợi hữu tình;
Vì không bỏ sanh tử.
Vì thiện, vô cùng tận;
Nên quán đây là không.

Vì chủng tánh thanh tịnh;
Vì được các tướng tốt.
Vì tịnh các Phật Pháp;
Nên Bồ Tát quán không.

Ngã cũng như các Pháp,
Thật tánh đều chẳng có.
Vô tánh này có tánh,
Nên biệt lập hai không.

Nếu nói không tạp nhiễm,
Tất cả phải tự thoát.
Nếu nói không thanh tịnh;
Dụng công phải không quả.

Chẳng nhiễm, chẳng bất nhiễm;
Chẳng tịnh, chẳng bất tịnh.
Vì tâm tánh bản tịnh;
Do khách trần thành nhiễm.

2. Chướng

Toàn phần và một phần;
Tăng thịnh và bình đẳng.
Nơi sanh tử thủ xả;
Nói chướng hai chủng tánh.

Chín thứ phiền não tướng;
Chín kết: ái, ghét, mạn,
vô minh, kiến, thủ, nghi
tật cùng với xan tham.
Hai trước chướng yểm, xả;
Bảy sau chướng chân kiến:

Là năng chướng thân kiến,
Sự, diệt, đạo, Tam Bảo;
Lợi dưỡng cung kính đẳng,
Và viễn ly biến tri.

Không gia hành, phi xứ;
Không như lý, không sanh.
Không khởi chánh tư duy;
Tư lương chưa viên mãn.

Thiếu chủng tánh, thiện hữu;
Tâm cực nhọc chán lui;
Và thiếu sót chánh hành.
Người hèn ác đồng cư;

Đảo thô trọng, ba chướng.
Bát nhã chưa thành thục.
Và bản tánh thô trọng;
Tánh biếng nhác, phóng tung.

Trước các hữu, tài sản;
Cùng tâm chí thấp kém.
Không tin, không thắng giải;
Như ngôn mà tư nghĩa.

Khinh pháp, trọng danh lợi;
Không bi với hữu tình.
Nghe thiếu và nghe ít;
Không tu trị diệu định.






 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Đúng là đạo hữu Ba Tuần có khác. Chư Phật thị hiện ở đời, mỗi vị lại thị hiện tướng sai biệt, dụng phuơng tiện khác nhau...

Nói về Trung Đạo, thật sự Vô Năng vẫn chưa thấu triệt để.

Nói về Vô Ngã, thật sự thì bất khả tư nghì.

Theo Ba Tuần,

Trung đạo, cái chẳng kẹt nhị biên (có, không, đối đãi..) thì chẳng phải lìa có, không mà lập thành Trung. Có thì toàn có; Không thì toàn không; cho nên toàn thể tức một, một tức toàn thể; lập danh là Trung.

Còn về Vô Ngã thì tuyệt tình, tuyệt ý, tuyệt thức, tuyệt trí, chỉ có thể sát na ngộ nhập; tự tri tự giác, không thể dụng ý mà biết được nghĩa của vô ngã cho nên nói "bất khả tư nghì".
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Theo Ba Tuần,

Trung đạo, cái chẳng kẹt nhị biên (có, không, đối đãi..) thì chẳng phải lìa có, không mà lập thành Trung. Có thì toàn có; Không thì toàn không; cho nên toàn thể tức một, một tức toàn thể; lập danh là Trung.

Còn về Vô Ngã thì tuyệt tình, tuyệt ý, tuyệt thức, tuyệt trí, chỉ có thể sát na ngộ nhập; tự tri tự giác, không thể dụng ý mà biết được nghĩa của vô ngã cho nên nói "bất khả tư nghì".

Vì có, không và có chính khế hợp trung đạo là chẳng lấy chẳng bỏ chính khế hợp trung đạo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên