Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kính lễ Thầy Viên Quang, đọc qua những bài viết của Thầy con đã cảm nhận chút nào tâm ý của Thầy.

Thưa Thầy, hiện nay tất cả chúng ta là chúng sinh cõi Ác Trược, phước báu cạn mỏng, trí tuệ không bằng người xưa.

Vì thế nếu phân tích về pháp môn Tịnh Độ nên chia ra 2 loại:
1, Hữu tướng tịnh độ gồm khắp căn cơ, cho đến Bồ Tát địa thứ 7.
2, Thật tướng tịnh độ, đi pháp này giữa sắc và không cùng đi, giữa lý và sự cùng đi, nên là Đại Bồ Tát đã địa bất động.

*Do đó, đi theo con đường tịnh độ, phải chấp nhận là căn cơ kém mà đi con đường CHẤP TƯỚNG TỊNH ĐỘ, CHẤP VÀO TƯỚNG PHẬT A DI ĐÀ, CHẤP VÀO LỜI CỨU ĐỘ BÌNH ĐẲNG MÀ ĐI. ĐÂY LÀ SƯỜN CỦA PHÁP TỊNH ĐỘ.

*Tóm lại người tịnh độ buộc phải đi vào con đường Hữu Tướng, nếu đã đi con đường hữu tướng, thì tất cả con đường vô tướng với pháp Tịnh Độ cần phải bác bỏ đối với người đi pháp môn này.


[Tiểu Thừa thì VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN.- Bạn bác Vô Ngã nên bạn đâu có Niết Bàn !

Đại Thừa ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.- Ngũ uẩn có 1 phần xác thân giai không. 4 phần Tâm thức giai không. Bạn cũng bác ngũ uẩn giai không nên bạn không sao thoát khỏi khổ ách ! ]

*NIẾT BÀN CÓ HAY KHÔNG?

-NIẾT BÀN ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CHẤP NHẬN CÓ NIẾT BÀN, CÓ KIẾP TRƯỚC KIẾP SAU, CÓ ĐẦU THAI CÕI NÀY CÕI KHÁC.

*ĐÂY DỰA VÀO NGÔN NGỮ THẾ GIAN MÀ NÓI.

*CÒN NGHĨA TUYỆT ĐỐI, TỨC LÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

NHƯ KINH BÁT NHÃ TÂM KINH NÓI: KHÔNG CÓ NIẾT BÀN CŨNG KHÔNG CÓ CHỨNG NIẾT BÀN.


KHÔNG CÓ NGÃ, KHÔNG CÓ VÔ NGÃ. BÀI KINH NÀY ĐỨC QUÁN THẾ ÂM NÓI Ở TRONG ĐỊNH VỚI NGÀI XÁ LỢI PHẤT.

Thế nên chư tổ phái Trung Quán nói: Chỉ có giả danh xưng.


Tiêu diệt mọi sợ hãi sinh tử
Chúng sinh phiền não khổ đau

Cầu chứng quả vị Chiến Thắng (Phật)

Xuất thế gian chỉ là danh xưng
Không có chứng đắc, không tịch tịnh,

Không sinh cũng không già.

Bức thư gửi bạn của Thánh Long Thọ gửi cho bạn là Quốc Vương Lạc Hành Hiền.



*Tức là chân lý tuyệt đối không pháp nào tồn tại, nhưng ở phương diện thế tục có tồn tại bởi nghiệp chúng sinh.


Do đó ngài Di Lặc và ngài Long Thọ nói:

"Vô ngã hay hữu ngã đức Phật đều bác bỏ".


*Vì tất cả chỉ là phân biệt hý luận của chúng sinh. Trong chân lý tuyệt đối thì không pháp nào tồn tại.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Mô Phật.

Nếu Ngài Thật là bậc Siêu Xuất thì VQ kính xin đảnh lễ tán thán ạ...

Xin sám hối.
tiểu1.jpg


IMG_20231120_074113.jpg
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kính thưa thầy Viên Quang sở dĩ mọi người có quan điểm khác nhau, suy cho cùng là do huân tập khác nhau và nghiệp lực khác nhau, nên cần phải đưa ra nhiều pháp môn khác nhau:

Sở dĩ tất cả bậc Thánh nhân đều tôn trọng lời của Ngài Long Thọ, vì Ngài có cái nhìn rất thấu đáo.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài10.- Tâm vốn Vô Sanh


Tổ Huyền Quang nói:
Tằng nghe rằng:

Giác tánh viên minh,
Xưa nay vắng lặng.
Vốn không ngã nhân huyễn tướng,
Nào có sanh tử giả danh!
Nhưng tối sơ một niệm vô minh,
Tùy vọng tưởng có nay sanh diệt.

Tuy nhiên:

Diệt nào có diệt,
Đạt Ma Tôn giả, quảy dép về Tây;
Sanh mà không sanh,
Thích Ca Thế Tôn, song lâm nhập diệt!
Nếu không một phen thấu triệt,
Khó khỏi nhiều kiếp nổi trôi.
Nên, người trời còn có luân hồi.
Huống phàm thứ há không sanh tử? (hết trích)

* Tâm vọng hiện ra 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng sanh và Ngoại Đạo chấp Sắc Ấm làm Thân, chấp 4 Ấm còn lại là CÁI HỒN.- Phật dạy Ngũ Uẩn giai Không (không thật có)

+ Khi Tâm vọng động theo TÌNH. Tình thì giống như nước nó trược nặng, chìm xuống. gọi là Đoạ.

+ Khi Tâm vọng động theo TƯỞNG. Tưởng thì giống như lửa nó nhẹ, bay lên. gọi là Siêu.(Siêu là tên khác của Vãng Sanh).

+ TÌNH là phần nặng trược, chứa nhiều phần tử xấu.- Như : tham, sân, si, ái, ố, dục v.v...

+ TƯỞNG là phần thanh nhẹ, chứa nhiều phần tử tốt.- Như: Giới, định, huệ v.v...

Hỏi: Vậy cái gì Vãng Sanh ?

Đáp: Tâm Vốn Vô Sanh, chỉ những "luồng Tâm Thức" (Tình hay Tưởng) vọng hiện mà có Sanh Tử luân hồi. Hay nói cách khác: Vãng Sanh là chuyển "Vọng Niệm" về "Chánh Nệm" , tức Chân Như Tâm.- Thoát "Tâm mê" về "Tâm Giác" là Vãng Sanh.
Hay như Bạn Hoàng nói:
Vãng sanh là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ sự chuyển dịch tâm thức từ thế giới phàm tục sang thế giới Tịnh độ. Theo Tịnh độ tông, vãng sanh là một hiện tượng tâm linh, không phải là một sự kiện vật lý. (Hết trích).

Hay nói cách khác: Niệm niệm tương tục, hằng chuyển như bộc lưu.- Chính là đầu mối Sanh Tử, cũng là căn bản để Vãng Sanh.- Vì thế muốn Vãng Sanh Tịnh Độ, phải khởi tu "NIỆM Phật".
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Trong nền Giáo lý Đạo Phật: Không công nhận "cái Hồn" ! Thế cái gì Sanh tử ? Cái gì Vãng Sanh ?

Kính thưa Thầy Viên Quang. Trong đạo Phật không công nhận có cái hồn, tức là thần thức, tâm thức. Điều này chưa chính xác.

Vì đạo Phật chia ra rất nhiều kinh điển, hàng ngàn, hàng vạn quyển kinh.

Như phái Tiểu thừa: Có Kinh Lượng Bộ và Hữu Bộ.

Ví dụ như Kinh Tiểu thừa: Đức Phật nói "tâm thức chúng sinh" đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác.

Điều này đã chứng minh trong kinh điển nguyên thủy và các bộ phái đã chấp nhận có một cái hồn, cái ngã, cái thức đi đầu thai.

Về Đại thừa: Thì có Duy Thức tông và những kinh điển phái này như kinh Giải Thâm Mật, kinh Lăng Già đức Phật nói tướng của A Lại Da.

A Lại Da thức là một danh từ khác của cái ngã của một hữu tình.

Dù Đại thừa hay tiểu thừa cũng chấp nhận có ngã thức tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác và đi đầu thai.

Tránh dùng chữ hồn để đụng chạm với người thế tục, nhưng thật sự linh hồn có tồn tại hay không? Thì điều này đã chứng minh ngày nay trong kinh điển, cũng như phim ảnh quay lại được.

Hoặc các hiện tượng vong nhập.

Hoặc chư vong thấy được trong 49 ngày, hoặc nghĩa địa.

Trong Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc và Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ nói:

"Hữu ngã hoặc Vô ngã đức Phật đều bác bỏ".

Nếu đức Phật đã bác bỏ cả 2, với khoa học ngày nay không khó để coi hiện tượng hồn ma có tồn tại hay không.

1, Cái gì vãng sinh?

Vãng là chết, sinh là tái sinh, nói cách khác là đi đầu thai.

Cái gì đi đầu thai: là tâm thức đi đầu thai.

2, Cái gì sinh tử?

Tâm thức sinh tử trước, thân thể sinh tử sau.
Kính thưa bạn,

Bạn đã nêu ra một số quan điểm về vấn đề linh hồn trong đạo Phật. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ của mình như sau:

Về vấn đề linh hồn

Trong đạo Phật, không có một quan niệm thống nhất về linh hồn. Một số trường phái Phật giáo, như Tiểu thừa, chấp nhận sự tồn tại của linh hồn, hay còn gọi là ngã thức, A-lại-da thức. Linh hồn này được cho là tồn tại độc lập với thân xác, và là yếu tố quyết định sự tái sinh của chúng sanh.

Tuy nhiên, một số trường phái khác, như Đại thừa, không chấp nhận sự tồn tại của linh hồn. Họ cho rằng, tất cả mọi hiện tượng đều là sự tương tác của các yếu tố duyên sinh, không có gì là độc lập, cố định. Vì vậy, linh hồn cũng không thể là một thực thể độc lập, tồn tại vĩnh hằng.

Theo quan điểm của tôi, việc chấp nhận hay không chấp nhận linh hồn là một vấn đề phức tạp, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nếu hiểu linh hồn là một thực thể độc lập, tồn tại vĩnh hằng, thì đạo Phật không chấp nhận linh hồn. Tuy nhiên, nếu hiểu linh hồn là một cách nói về sự tồn tại của tâm thức, thì đạo Phật có thể chấp nhận linh hồn, nhưng không phải là một thực thể cố định, bất biến.

Về vấn đề sanh tử và vãng sanh

Sanh tử là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, chỉ sự vận động, biến đổi không ngừng của vạn vật. Sinh tử không chỉ là sự sinh ra và chết đi của thân xác, mà còn là sự sinh ra và chết đi của tâm thức.

Vãng sanh là một cách nói về sự tái sinh của chúng sanh. Theo đạo Phật, sau khi chết, tâm thức của chúng sanh sẽ tái sinh vào một cảnh giới khác, tùy thuộc vào nghiệp báo của chúng sinh.

Như vậy, cái gì vãng sanh?
Đó là tâm thức của chúng sanh.

Cái gì sinh tử?
Đó là tâm thức và thân xác của chúng sanh.

Việc chấp nhận hay không chấp nhận linh hồn là một vấn đề phức tạp, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, đạo Phật không chấp nhận linh hồn như một thực thể độc lập, tồn tại vĩnh hằng. Sanh tử và vãng sanh là sự vận động, biến đổi không ngừng của tâm thức và thân xác.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 6.- "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Phải từ bỏ các Chấp: Thường - Đoạn .

Do người đương thời Đức Phật : Họ chấp Thường kiến và Đoạn kiến.- Nên Đức Phật khai thị CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI, để đưa họ vào Phật Tịnh Độ.

Còn chúng ta thì sao. Có Chấp Thường kiến và Đoạn kiến không ?

Ở Kinh Bách Dụ, có Ngoại Đạo vấn Đạo. Đức Phật nói bài Pháp sau:
Ngoại Đạo nạn vấn.

TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Vườn trúc Thước Phong gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại Bhikṣu [bíc su], chư đại Bồ-tát, và thiên long bát bộ; tổng cộng là 36.000 vị.

Khi ấy trong chúng hội có 500 Phạm Chí từ các trường học khác nhau, họ từ chỗ ngồi đứng dậy và hỏi Đức Phật rằng:

"Chúng tôi nghe là Phật Đạo rất thâm sâu và không gì có thể ngang bằng. Thế nên chúng tôi đến hỏi. Mong Ngài hãy thuyết giảng cho!"

Đức Phật bảo:

"Lành thay!"
Phạm Chí hỏi rằng:
"Vũ trụ tồn tại hay không tồn tại?"
Đức Phật bảo:
"Nó vừa tồn tại mà cũng không tồn tại."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Nếu nó tồn tại, sao Ngài nói nó không? Nếu nó không tồn tại, sao Ngài nói nó có?"
Đức Phật bảo:
"Người sống nói là có, nhưng kẻ chết nói là không. Do đó, Ta có thể nói nó tồn tại và không tồn tại."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Con người nhờ vào gì để sống?"
Đức Phật bảo:
"Con người nhờ vào ngũ cốc để sống."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Ngũ cốc từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Ngũ cốc sanh ra từ bốn đại: đất, nước, gió, lửa."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Bốn đại từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Bốn đại sanh ra từ không."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Không từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Không sanh ra từ không chỗ có."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Không chỗ có từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Không chỗ có sanh ra từ tự nhiên."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Tự nhiên từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Tự nhiên sanh ra từ tịch diệt."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Tịch diệt từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Sao nay ông lại hỏi việc sâu xa như vậy? Tịch diệt là Pháp bất sanh bất tử."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Đức Phật đã đắc tịch diệt chưa?"
Đức Phật bảo:
"Ta vẫn chưa đạt đến tịch diệt."
"Nếu Ngài vẫn chưa đạt đến tịch diệt, thế thì làm sao Ngài biết được tịch diệt là thường lạc?"
Đức Phật hỏi rằng:
"Bây giờ Ta hỏi ông, chúng sanh ở thế gian là khổ hay vui?"
Phạm Chí đáp rằng:
"Chúng sanh rất khổ."
Đức Phật hỏi rằng:
"Làm sao ông biết họ khổ?"
Phạm Chí đáp rằng:
"Khi chúng sanh chết, tôi thấy họ chịu thống khổ khôn xiết. Do đó, tôi biết chết là khổ."
Đức Phật bảo:
"Tuy bây giờ ông chưa chết, nhưng ông cũng biết chết là khổ. Tương tự như vậy, vì Ta thấy mười phương chư Phật đều bất sanh bất tử, cho nên Ta biết tịch diệt là thường lạc."

Ngay lúc ấy, 500 vị Phạm Chí được tâm khai ý giải và xin thọ trì Năm Giới. Sau đó họ đều đắc Quả Dự Lưu.
View attachment 8353
Còn chúng ta thì sao. Có Chấp Thường kiến và Đoạn kiến không ?

Câu trả lời là có. Chúng ta đều có thể mắc phải các chấp thường kiến và đoạn kiến trong đời sống hàng ngày.

Chấp thường kiến là gì?

Chấp thường kiến là quan niệm rằng mọi thứ đều tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi vì mọi thứ trong vũ trụ đều vô thường, luôn biến đổi.

Ví dụ, chúng ta có thể chấp thường kiến rằng bản thân mình là một người vĩnh viễn, không thay đổi. Nhưng thực tế, bản thân ta luôn thay đổi về cả thể chất, tâm lý và tinh thần. Khi ta còn trẻ, ta có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn tươi vui, và một trí tuệ minh mẫn. Nhưng khi ta già đi, cơ thể ta trở nên suy yếu, tâm hồn ta trở nên trầm lắng, và trí tuệ ta trở nên mờ nhạt.

Chúng ta cũng có thể chấp thường kiến rằng thế giới là một nơi vĩnh viễn, không thay đổi. Nhưng thực tế, thế giới luôn biến đổi không ngừng. Chẳng hạn, những ngọn núi cao hùng vĩ cũng có thể bị xói mòn theo thời gian. Những dòng sông mênh mông cũng có thể bị cạn kiệt. Những cánh rừng xanh tươi cũng có thể bị đốt cháy.

Chấp đoạn kiến là gì?

Chấp đoạn kiến là quan niệm rằng mọi thứ đều không tồn tại, không có thực. Đây cũng là một quan niệm sai lầm, bởi vì mọi thứ trong vũ trụ đều có thể được chứng minh là có thực.

Ví dụ, chúng ta có thể chấp đoạn kiến rằng bản thân mình không tồn tại, không có thực. Nhưng thực tế, ta có thể cảm nhận được sự tồn tại của bản thân qua thân, tâm và ý thức.

Chúng ta cũng có thể chấp đoạn kiến rằng thế giới không tồn tại, không có thực. Nhưng thực tế, ta có thể chứng minh sự tồn tại của thế giới qua các giác quan của mình.

Làm thế nào để tránh các chấp thường kiến và đoạn kiến?

Để tránh các chấp thường kiến và đoạn kiến, chúng ta cần phải có một cái nhìn đúng đắn về bản thân và thế giới. Chúng ta cần phải hiểu rằng mọi thứ trong vũ trụ đều vô thường, luôn biến đổi. Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng mọi thứ đều có thể được chứng minh là có thực.

Có một số cách để giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về bản thân và thế giới. Một cách là học hỏi giáo lý của Đức Phật. Giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta về vô thường, vô ngã và duyên khởi. Những giáo lý này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới.

Một cách khác là thực hành thiền định. Thiền định giúp chúng ta rèn luyện tâm trí, giúp chúng ta trở nên tỉnh táo và sáng suốt hơn. Khi tâm trí chúng ta tỉnh táo và sáng suốt, chúng ta sẽ có thể nhìn nhận bản thân và thế giới một cách khách quan hơn.

Các chấp thường kiến và đoạn kiến là những chướng ngại lớn trên con đường tu học Phật pháp. Để đạt được giác ngộ, chúng ta cần phải từ bỏ các chấp này.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 7.- Phân biệt: Phật- Vô Ngã. Khác biệt Ngoại Đạo- Hữu Ngã (Chấp Thường; Đoạn).

Tư duy Pháp thoại trên.:

* Ngoại Đạo nạn vấn, với ý đồ dùng ngôn ngữ để buộc Đức Phật phải công nhận: "Thượng Đế, Phạm Thiên" sanh ra con người !

* Đức Phật bác bỏ và chỉ ra: Vạn vật từ Vô Sanh (Nê hoàn- Tịch Diệt- Niết Bàn) mà sanh.- Đây là Nhân Sinh & Vũ Trụ Quan PG.

Phật dạy:

  • Đạo Phật.- Con người và vũ trụ- Duyên Sanh, Vô Ngã.- Không chấp nhận Thường Kiến.
  • Ngoại Đạo.- Con người và vũ trụ do đấng tự sanh Đại Ngã sanh ra.- Đây là Thường Kiến.

- Vì sao gọi là "Thường Kiến" ?
Đáp: Ở các Tôn Giáo "Hữu Ngã" như Bà la môn.- Họ cho rằng:

- Đại Ngã (tức Thượng Đế), tự sanh ra và sống mãi không chết (Thường Kiến).

- Đại Ngã sanh ra Tiểu Ngã (tức linh hồn con người). Linh hồn này cũng sống mãi không chết (Thường Kiến), nhưng linh hồn sẽ luân hồi đầu thai tái sanh qua thân xác khác, ví như con chim bỏ cái lồng này sang qua cái lồng khác.

* Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài dạy rằng: Tất cả Pháp VÔ NGÃ (nghĩa là không có Đại Ngã, cũng không có Tiểu Ngã).- Các Pháp do NHÂN DUYÊN HÒA HỢP SANH. Không phải tự sanh, không phải Thượng Đế sanh (VÔ NGÃ).- Vì Vô Ngã nên Vô Thường (kể cả cái gọi là Hồn).

* Với Chân lý Vô Thường; Vô Ngã mà Đức Phật dạy này. Người tu Phật mà chấp có Phật rướt cái tiểu Ngã của mình mang về cõi nước Tịnh Độ nào đó ? Thì Chúng ta nên xem xét lại căn bản Phật Học của mình để khỏi "đi" lệch đến cõi Trời Vô Sắc Giới của Ngoại Đạo mà ngỡ là mình được "Vãng Sanh " Tịnh Độ !

* Vấn đề "Linh Hồn" Đức Phật có nói rõ ở Kinh Phạm Võng,bài kinh số 1. Trường Bộ Nikaya.- Bàn về 62 loại Tà kiến mà các tu sĩ khổ hạnh ở Ấn Độ bám vào.
Tịnh Độ Tông Linh_h11


XIN NÓI RÕ:

VQ KHÔNG BÁC BỎ VÃNG SANH. NHƯNG PHẢI LÀ VÃNG SANH THEO PHẬT, MÀ KHÔNG PHẢI THEO NGOẠI ĐẠO.(Sẽ nói về Vãng Sanh theo Phật ở các đoạn sau)

Như thế, không lẽ chết là hết (Đoạn Kiến) ?

Theo Phật dạy: Đoạn Kiến cũng là một lối chấp sai lầm.- Người học Phật nên tránh.

* Chân Lý Phật dạy là: DUYÊN SANH, VÔ NGÃ- TÁNH KHÔNG (Tánh Không dẫn đến Vô Sanh).

Điểm này khi tụng kinh đến bài phát nguyện hồi hướng .- Đó là: HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH.
(chúng ta sẽ bàn sau)
Phân biệt Phật- Vô Ngã. Khác biệt Ngoại Đạo- Hữu Ngã (Chấp Thường; Đoạn)

Phật- Vô Ngã

Theo Phật giáo, tất cả các pháp đều là vô ngã, nghĩa là không có bản thể thường hằng, độc lập, không phải do một đấng sáng tạo ra. Con người cũng là một pháp, do duyên sinh, không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằng.

Ngoại Đạo- Hữu Ngã
Các tôn giáo ngoại đạo, như Bà la môn giáo, cho rằng có một đấng sáng tạo cao cả, thường hằng, vĩnh cửu, gọi là Đại Ngã. Đại Ngã này sinh ra tất cả các pháp trong vũ trụ, bao gồm cả con người. Con người có một linh hồn hay bản ngã bất biến, vĩnh hằng, gọi là Tiểu Ngã. Tiểu Ngã này sẽ luân hồi đầu thai qua các kiếp sống khác.

Khác biệt giữa Phật- Vô Ngã và Ngoại Đạo- Hữu Ngã
Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa Phật- Vô Ngã và Ngoại Đạo- Hữu Ngã như sau:

Đặc điểmPhật giáoNgoại Đạo
Quan điểm về bản thểTất cả các pháp đều là vô ngã, không có bản thể thường hằng, độc lậpCó một đấng sáng tạo cao cả, thường hằng, vĩnh cửu, gọi là Đại Ngã
Quan điểm về con ngườiCon người là một pháp, do duyên sinh, không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằngCon người có một linh hồn hay bản ngã bất biến, vĩnh hằng, gọi là Tiểu Ngã
Quan điểm về luân hồiLuân hồi là một quá trình vận động của các pháp, không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằng lưu chuyển qua các kiếp sốngLuân hồi là quá trình lưu chuyển của linh hồn hay bản ngã bất biến, vĩnh hằng qua các kiếp sống

Tư duy Pháp thoại
Trong đoạn Pháp thoại trên, Đức Phật đã bác bỏ quan điểm của ngoại đạo về nguồn gốc của con người và vũ trụ. Đức Phật cho rằng, tất cả các pháp đều do duyên sinh, không có một đấng sáng tạo nào. Con người cũng là một pháp, do duyên sinh, không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằng.

Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng, chấp thường hay đoạn đều là những lối chấp sai lầm. Chấp thường là cho rằng các pháp có một bản thể thường hằng, độc lập. Chấp đoạn là cho rằng các pháp không tồn tại, chỉ có sự diệt vong.

Chân lý Phật giáo là: duyên sinh, vô ngã, tánh không. Duyên sinh là tất cả các pháp đều do duyên hợp mà thành, không có một bản thể thường hằng, độc lập. Vô ngã là không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằng. Tánh không là bản chất của tất cả các pháp đều là trống rỗng, không có một thực thể cố định.

Vãng sanh theo Phật
Theo Phật giáo, vãng sanh là một quá trình vận động của các pháp, không có một linh hồn hay bản ngã nào bất biến, vĩnh hằng lưu chuyển qua các kiếp sống. Vãng sanh là một quá trình đạt đến giải thoát, giác ngộ, chấm dứt luân hồi.

Người tu Phật cần hiểu rõ chân lý duyên sinh, vô ngã, tánh không để có thể đạt được vãng sanh.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Bây giờ đã hơn ba nghìn năm
Kể từ khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị tịch

...
Kính thưa quý vị,

Chúng ta đang sống trong thời đại Mạt pháp, tức là giai đoạn thứ 5 của thời đại Mạt pháp, đã hơn 2.500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch. Trong thời đại Mạt pháp, chúng sinh có nhiều nghiệp chướng, phiền não, khó có thể thực hành các pháp môn tu tập để đạt được giác ngộ. Giáo pháp của Đức Phật cũng đang dần bị suy thoái.

Đức Phật A Di Đà là vị Phật của thời mạt pháp. Ngài đã phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong thời đại này. Ngài đã tạo ra cõi Tịnh độ Cực Lạc, nơi có đầy đủ phước báo và trí tuệ để giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.

Khi sinh về cõi Tịnh độ, chúng sinh sẽ được:

  • Được Đức Phật A Di Đà và các vị Bồ Tát tiếp đón, gia hộ.
  • Có đầy đủ phước báo và trí tuệ để tu tập và đạt được giác ngộ.
  • Thoát khỏi biển khổ luân hồi, không còn phải chịu đau khổ nữa.
Việc sinh về cõi Tịnh độ là một cơ hội vô cùng quý giá, không phải ai cũng có được. Vì vậy, chúng ta cần phát nguyện cầu sinh về cõi Tịnh độ, và thực hành các pháp môn niệm Phật để tăng trưởng niềm tin và sự quyết tâm.

Chỉ khi chúng ta luôn nhớ đến Đức Phật A Di Đà, và thực hành các pháp môn Tịnh độ với tâm thành kính và hoan hỷ, thì chúng ta mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Kính mong quý vị hãy trân trọng cơ hội được sinh về cõi Tịnh độ. Hãy phát nguyện cầu sinh về cõi Tịnh độ, và thực hành các pháp môn niệm Phật để sớm được vãng sinh về cõi Cực Lạc.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Kính lễ Thầy Viên Quang, đọc qua những bài viết của Thầy con đã cảm nhận chút nào tâm ý của Thầy.

Thưa Thầy, hiện nay tất cả chúng ta là chúng sinh cõi Ác Trược, phước báu cạn mỏng, trí tuệ không bằng người xưa.

Vì thế nếu phân tích về pháp môn Tịnh Độ nên chia ra 2 loại:
1, Hữu tướng tịnh độ gồm khắp căn cơ, cho đến Bồ Tát địa thứ 7.
2, Thật tướng tịnh độ, đi pháp này giữa sắc và không cùng đi, giữa lý và sự cùng đi, nên là Đại Bồ Tát đã địa bất động.

*Do đó, đi theo con đường tịnh độ, phải chấp nhận là căn cơ kém mà đi con đường CHẤP TƯỚNG TỊNH ĐỘ, CHẤP VÀO TƯỚNG PHẬT A DI ĐÀ, CHẤP VÀO LỜI CỨU ĐỘ BÌNH ĐẲNG MÀ ĐI. ĐÂY LÀ SƯỜN CỦA PHÁP TỊNH ĐỘ.

*Tóm lại người tịnh độ buộc phải đi vào con đường Hữu Tướng, nếu đã đi con đường hữu tướng, thì tất cả con đường vô tướng với pháp Tịnh Độ cần phải bác bỏ đối với người đi pháp môn này.


[Tiểu Thừa thì VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN.- Bạn bác Vô Ngã nên bạn đâu có Niết Bàn !

Đại Thừa ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.- Ngũ uẩn có 1 phần xác thân giai không. 4 phần Tâm thức giai không. Bạn cũng bác ngũ uẩn giai không nên bạn không sao thoát khỏi khổ ách ! ]

*NIẾT BÀN CÓ HAY KHÔNG?

-NIẾT BÀN ĐỐI VỚI THẾ GIAN PHÁP CHẤP NHẬN CÓ NIẾT BÀN, CÓ KIẾP TRƯỚC KIẾP SAU, CÓ ĐẦU THAI CÕI NÀY CÕI KHÁC.

*ĐÂY DỰA VÀO NGÔN NGỮ THẾ GIAN MÀ NÓI.

*CÒN NGHĨA TUYỆT ĐỐI, TỨC LÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

NHƯ KINH BÁT NHÃ TÂM KINH NÓI: KHÔNG CÓ NIẾT BÀN CŨNG KHÔNG CÓ CHỨNG NIẾT BÀN.


KHÔNG CÓ NGÃ, KHÔNG CÓ VÔ NGÃ. BÀI KINH NÀY ĐỨC QUÁN THẾ ÂM NÓI Ở TRONG ĐỊNH VỚI NGÀI XÁ LỢI PHẤT.

Thế nên chư tổ phái Trung Quán nói: Chỉ có giả danh xưng.


Tiêu diệt mọi sợ hãi sinh tử
Chúng sinh phiền não khổ đau

Cầu chứng quả vị Chiến Thắng (Phật)

Xuất thế gian chỉ là danh xưng
Không có chứng đắc, không tịch tịnh,

Không sinh cũng không già.

Bức thư gửi bạn của Thánh Long Thọ gửi cho bạn là Quốc Vương Lạc Hành Hiền.



*Tức là chân lý tuyệt đối không pháp nào tồn tại, nhưng ở phương diện thế tục có tồn tại bởi nghiệp chúng sinh.


Do đó ngài Di Lặc và ngài Long Thọ nói:

"Vô ngã hay hữu ngã đức Phật đều bác bỏ".


*Vì tất cả chỉ là phân biệt hý luận của chúng sinh. Trong chân lý tuyệt đối thì không pháp nào tồn tại.
Thưa bạn,

Về sự phân chia giữa hữu tướng Tịnh Độ và thật tướng Tịnh Độ


Sự phân chia này là có cơ sở, nhưng cũng cần phải được hiểu một cách thấu đáo.

Hữu tướng Tịnh Độ là một khái niệm được dùng để chỉ Tịnh Độ với những hình tướng cụ thể, như Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, v.v. Thật tướng Tịnh Độ là một khái niệm được dùng để chỉ Tịnh độ với bản chất chân thật, không hình tướng, không phân biệt.

Về căn cơ của chúng sinh, tôi cho rằng không phải ai cũng có căn cơ như nhau. Có những người có căn cơ cao, có thể trực tiếp quán chiếu thật tướng tịnh độ. Nhưng cũng có những người có căn cơ thấp, cần phải nắm bắt những hình tướng cụ thể để có thể khởi tâm tin tưởng và tu tập.

Vì vậy, việc phân chia giữa hữu tướng Tịnh Độ và thật tướng tịnh độ là cần thiết, để phù hợp với căn cơ của từng nhóm chúng sinh.

Về việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không

Việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không là một điều quan trọng, không chỉ đối với người tu theo pháp môn Tịnh Độ, mà còn đối với tất cả những người tu theo Phật pháp.

Vô ngã là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo. Giáo lý này cho thấy rằng không có một bản ngã thường hằng, bất biến, mà chỉ có những hiện tượng vô thường, biến đổi.

Ngũ uẩn giai không cũng là một giáo lý quan trọng của Phật giáo. Giáo lý này cho thấy rằng năm uẩn cấu thành thân và tâm của chúng sinh đều là vô ngã, không có một thực thể cố định.

Việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về bản thân và thế giới xung quanh. Nó giúp chúng ta thoát khỏi những ràng buộc của bản ngã, từ đó có thể sống một cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

Tuy nhiên, việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không là một quá trình tu tập lâu dài. Không phải ai cũng có thể hiểu và thực hành ngay được những giáo lý này.

Đối với những người tu theo pháp môn Tịnh độ, việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không có thể được thực hiện theo hai cách sau:

  • Cách thứ nhất: Chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không một cách lý luận, bằng cách học hỏi giáo lý và suy ngẫm về bản chất của chúng.
  • Cách thứ hai: Chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không một cách thực nghiệm, bằng cách tu tập các pháp môn như thiền định, niệm Phật, v.v.
Về vấn đề Niết Bàn
Niết Bàn là một trạng thái giải thoát khỏi khổ đau, luân hồi.
Về việc Niết Bàn có hay không, tôi cho rằng có hai cách hiểu:

  • Cách thứ nhất: Niết Bàn là một trạng thái tồn tại thực sự, khác biệt với thế giới hiện tượng.
  • Cách thứ hai: Niết Bàn là một trạng thái không có, không tồn tại.
Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu của Tiểu thừa. Cách hiểu thứ hai là cách hiểu của Đại thừa, đặc biệt là của Thiền tông.

Cả hai cách hiểu này đều có thể chấp nhận được. Cách hiểu thứ nhất phù hợp với những người có căn cơ thấp, cần có một đối tượng để tu tập. Cách hiểu thứ hai phù hợp với những người có căn cơ cao, có thể trực tiếp quán chiếu bản chất của Niết Bàn.

Tóm lại, sự phân chia giữa hữu tướng tịnh độ và thật tướng tịnh độ là có cơ sở, nhưng cũng cần phải được hiểu một cách thấu đáo. Việc chấp nhận vô ngã và ngũ uẩn giai không là một điều quan trọng, nhưng cũng cần phải được thực hiện một cách phù hợp với căn cơ của mỗi người.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Cung kính cúng dường Thắng Trí Tuyệt Vời của Bạn Hoàng.
IMG_1702095202389_1702183858932.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 11.- NGUYÊN NIỆM - NIỆM ?

* NIỆM là gì ?
Đáp: Thông thường khi ý thức khởi Niệm: Nam Mô A Di Đà Phật. Chúng ta gọi đó là một Niệm.- Nhưng như thế là còn thô lắm, còn nhiều lắm, chưa đúng với lời Phật dạy trong kinh.

Kinh dạy chỗ vi tế của Niệm như:

+ “Một niệm” cũng có nghĩa là cái khoảng thời gian khởi lên một ý niệm.

+ Kinh Nhân vương hộ quốc Bát-nhã nói: 90 sát-na là một niệm, trong một sát-na có 900 lần sinh diệt.

+ NIỆM được dùng để chỉ cho đơn vị thời gian rất ngắn. (Hạnh Cơ. Lược giải pháp số căn bản).

+ Hòa Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí, nói về NIỆM: "Một cái chớp mắt, có 60 Niệm khởi" (hết trích).

+ Thời gian rất ngắn Niệm Chuyển Niệm muốn nói ấy là NGUYÊN NIỆM.- Nguyên Niệm là mấu chốt của Vãng Sanh.

Thế nào là Nguyên Niệm ?

Đáp:
Bản Thể Tâm hay còn gọi là "Tâm Chân Như", vốn Tịch diệt . Trong thể tánh Tịch Diệt uyên nguyên tỉnh lặng ấy, vẫn hàm chứa 2 đặc tính: TỊCH & CHIẾU (Động & Tịnh).

Chúng sanh mê lầm chỉ nhận lấy phần CHIẾU (động) làm tự Ngã. mà bỏ quên mất phần TỊCH (Tĩnh).

+ Thế nào là .- Nhận phần Chiếu làm Tự Ngã ?

- Đó là: Mắt thấy sắc liền chạy theo Nhãn Thức, tai, mũi, lưỡi, thân... nhẫn đến Ý đối Pháp Trần chạy theo suy nghĩ phân biệt. v.v...sanh ra các Thức.

* Vì chỉ là thể Bất Toàn (chỉ có Chiếu, mà thiếu Tịch), nên Không bao giờ là Chân Thật Tâm, mà luôn nhận biết sai lệch (ở đây gọi là Vọng Tâm).

Vọng Tâm là chuổi Niệm hằng chuyển, chúng luôn nhận biết sai lệch.- Nên gọi là CHẤP NIỆM.

Nói chung đó là KHỞI NIỆM CHẤP NIỆM. Chấp chuổi Vọng Niệm đó làm Tự Ngã, Thành ra Vô Minh mà che lắp Tâm Chơn Như. Mà có sanh tử luân hồi.

* Nay muốn trở về Chân Như Tâm. Nghĩa là vào VÔ SANH - Tất yếu phải trở về nguồn cội Tâm Chân Như. Nguồn cội ấy chính là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.- Đó chính là NGUYÊN NIỆM.

+ HT. Thích Thiện Trí gọi NGUYÊN NIỆM. là "Đương Niệm Hiện Tiền, hoặc Thực Tại Tuệ Giác".

Tóm lượt: Đương Niệm Hiện Tiền.- Là cái biết ở Nguyên Niệm (đệ nhất sát na) chưa có các Thức tình xen tạp, mà là Biết bằng TRÍ .- Bản Thể hàm chứa Trí là Chân Như.
nb4.jpg


NGUYÊN NIỆM. là "Đương Niệm Hiện Tiền".
NGUYÊN NIỆM. là cửa ngõ vào Tịnh Độ.

Mỗi bước lần sang chốn Niết Bàn,
Lướt dòng Sanh Tử chớ hề nan.
Chân không dứng bước trong "Vô Niệm",
Tịnh Độ là đây chính Niết Bàn.
(HT. TH. Thiện Nhơn)

1699671760697.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 12.- 10 Niệm phật rướt về Tịnh Độ.
*
Niệm chuyển Niệm là Vãng Sanh.

  • Tam Giới, tức là Tham, sân, si.- Người tu khi Chuyển từ Niệm Tham Sân Si là Tam Giới là Ta Bà Khổ biến thành Niệm Giới, Định, Huệ, đó là xuất ly Tam Giới .
  • Khi đến được Nguyên Niệm.- Đó là Vãng Sanh Tịnh Độ.- Vì Nguyên Niệm là Chân Như.
  • Khế hợp Chân Như là cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ.
  • Lúc Niệm Chuyển Niệm đều vào Vô Sanh.- Đó là VÃNG SANH

* Kinh nói 10 Niệm.- Khi giữ được từ 1 NIỆM NGUYÊN SƠ, 2 NIỆM NGUYÊN SƠ, hoặc đến 10 NIỆM NGUYÊN SƠ này.- Thì được Vãng Sanh.- Vì đó là NIỆM NIỆM VÀO VÔ SANH.- Ý này kinh Duy Ma Cật gọi là: Tuỳ kỳ Tâm Tịnh Tắc Phật Độ Tịnh, Dục Tịnh Phật Độ tiên tịnh kỳ Tâm.

Có bài thơ:
Vọng tâm nếu chẳng làm yên lặng
Ví dù ngồi bên cạnh Phật Đà
Cũng không hề được thấy ra
Vì tâm vọng nó làm lòa mắt đi
Tâm vọng rất làm nguy hạnh đức
Người tu hành chưa dứt vọng tâm
Như ôm rắn độc mà nằm
Thân kia không biết họa lâm lúc nào
Tâm vọng dứt mới vào cõi Phật
Vọng Tâm còn khó nhập Niết Bàn
Vọng tâm là gốc mê man
Chúng sanh vì đó sáu đàng chuyển luân.
(một bạn trên Fb)

Cổ Đức có câu kệ tán thán Phật Di Đà:

Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện.
Quốc danh Tịnh Độ Tịch Quang Chân cảnh cá trung huyền.

Cái cảnh giới "Tịnh Độ Tịch Quang" đó là "Chân cảnh".- Bản Thể Chân Tâm (cảnh Ta bà là giả cảnh do vọng tâm hiện) Nó huyền diệu trong mỗi mỗi chúng ta.

Như vậy. Ý nghĩa:10 Niệm.- Phật Đưa Sang Tịnh Độ.- Là nói: MỖI NIỆM KHỞI, KHI CĂN VÀ TRẦN DUYÊN TÁC MÀ ĐỀU ĐƯA VÀO NGUYÊN NIỆM VÔ SANH (khái lượt là 10 Niệm).- ĐÓ LÀ PHẬT TÂM CỦA TA, ĐƯA VỌNG THỨC CỦA TA (chúng sanh tâm), VÀO TỊNH ĐỘ (CHÂN NHƯ).

Vào cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ.- VÃNH SANH TỊNH ĐỘ là đây.

Tịnh Độ Tông Vaang_14
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
B. Các Chấp mắc.
Bài 13.- Niệm Trúng Phật được Vãng Sanh .

Tổ dạy:
"Niệm Phật, Niệm Tâm Tâm niệm Phật,
Tham Thiền tham Tánh, Tánh Tham Thiền".

Cho nên, chúng ta phải biết rõ Phật mới Niệm Trúng Phật để được Vãng Sanh.

Muốn Niệm Trúng Phật được Vãng Sanh, chúng ta phải y cứ theo Phật dạy trong các kinh điển Chánh Thống như các kinh điển được Viện Nghiêng cứu Phật học xác minh hầu tránh lầm ngụy kinh, tà thuyết.

* Có một số kẻ .- Họ lập luận rằng:
  • Kinh Tiểu Thừa Nikaya là thấp kém không thể vói tới Pháp Tịnh Độ.- Nên họ bác bỏ ! (như thế họ đã loại bỏ được 50% lời Phật dạy khỏi lòng cầu học của hậu thế).
  • Kinh Điển Đại thừa thì 40% còn lại Thì dạy Thiền nên cũng không thể vói tới Pháp Tịnh Độ.- Nên họ bác bỏ ! (như thế họ đã loại bỏ thêm được 40% lời Phật dạy còn xót lại khỏi lòng cầu học của hậu thế)
  • Và như thế họ đã thành công "Vô hiệu hóa kinh Phật" hết 90% Phật Pháp ra khỏi lòng tin Chánh Pháp Phật của nhân loại !
  • 10% còn lại họ pha loãng với các tà thuyết - pha chế theo ngoại Đạo và thành công "Đánh lận con đen thành trắng".
* (với các lập luận này !) Phải chăng.- Họ đã thành công ? Phật Pháp đã thất bại ? (Hy vọng việc này các Bạn tự trả lời).

* Đối với Kẻ nói rằng: Những điều kinh Kim Cang và các Kinh Đại Thừa hay các kinh Nguyên Thủy Nikaya Phật dạy để nhất tâm là Thiền.- chớ không phải phép Niệm Phật !

Vấn đề này Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông Ấn Quang Đại Sư, và Hòa Thượng Thích Trí Quảng Pháp Chủ GHPGVN khai thị rằng:

Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.- Niệm Phật mới vãng sanh được.

Chữ niệm viết theo chữ Hán gồm chữ kim và chữ tâm, nghĩa là chúng ta đặt tâm vào hiện tại, nghĩ đến Phật Di Đà. Quan trọng của niệm Phật là nghĩ đến Phật Di Đà, nghĩ đến công hạnh và thế giới của Ngài. Nghĩ đến Phật Di Đà là nghĩ đến đấng giáo chủ ở cõi Cực lạc, nghĩ đến quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài, nghĩ đến thế giới của Ngài. Không nghĩ như vậy mà chỉ kêu tên Phật là sai lầm. Sở dĩ Ngài được làm giáo chủ thế giới Cực lạc là vì có quá trình hành Bồ-tát đạo. Theo tinh thần này, chúng ta kết hợp Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm vào pháp tu Tịnh độ.

Như vậy, niệm Phật rõ ràng khác với kêu tên Phật. Ta dồn công sức khi niệm Phật làm hai việc: Đọc tụng kinh điển không mệt mỏi, chán nản và gia công tu thiền quán như Bồ-tát Đại Thế Chí đạt được niệm Phật viên thông Tam muội, dùng trí tuệ quán chiếu biết được việc người thường không biết. Phật Di Đà biết tất cả, nhưng phải dùng sự hiểu biết để cứu đời mới trọn vẹn.

(Ấn Quang Đại Sư. Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông) dạy rằng niệm Phật là niệm tỉnh giác, tức đem tâm cột vô niệm hiện tiền. Chúng ta nghĩ đủ thứ là mê tình hay thức biến, nên phạm sai lầm, dẫn đến khổ đau, sa đọa. Niệm pháp là niệm chánh. Chúng ta phải nhìn chính xác mọi việc diễn biến trên cuộc đời, luôn cân nhắc xem chúng ta có nói đúng, nghĩ đúng và làm đúng hay chưa. Lời nói, suy nghĩ và việc làm đúng thì được người thương quý, sai thì chuốc họa. Niệm Phật phải luôn tỉnh giác, cân nhắc xem chúng ta có đúng hay không, không phải chỉ đọc tên Phật; nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại cho đến chính xác hoàn toàn là thành Phật.... Người lúc nào cũng tỉnh giác, làm đúng và tâm không khởi động là tu Tịnh độ để vãng sanh, để thành Phật. (https://giacngo.vn/niem-phat-khong-phai-la-keu-phat-post20025.html . lượt trích. -HT.Thích Trí Quảng)

ttrquang.jpg


* Ở Đại Trí Độ Luận- Dạy Niệm Phật :

Thế nào gọi là tu Niệm Phật ?

....... Này Tu Bồ Đề ! Khi niệm Phật Bồ tát chẳng lấy sắc để niệm, chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để niệm. Vì sao ? Vì sắc ... dẫn đến thức đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh (chẳng có tánh). Cho nên vô sở niệm (chẳng có chỗ niệm) mới chính là niệm Phật.

....... Lại nữa, Này Tu Bồ Đề ! Khi niệm Phật Bồ tát chẳng lấy 32 tướng tốt để niệm, chẳng lấy thân kim sắc (sắc vàng ròng) để niệm, chẳng lấy hào quang một trượng để niệm, chẳng lấy 80 vẻ đẹp để niệm. Vì sao ? Vì thân Phật là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh . Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

....... Lại nữa, Này Tu Bồ Đề ! Khi niệm Phật Bồ tát chẳng lấy giới chúng, định chúng, huệ chúng, giải thoát chúng, giải thoát tri kiến chúng để niệm. Vì sao ? Vì giới chúng ... dẫn đến giải thoát tri kiến chúng là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh . Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

....... Lại nữa, Này Tu Bồ Đề ! Khi niệm Phật Bồ tát chẳng lấy 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, 18 bất cộng pháp, để niệm Phật. Vì sao ? Vì 10 Phật lực … dẫn đến đại từ đại bi đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh . Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

....... Lại nữa, Này Tu Bồ Đề ! Khi niệm Phật Bồ tát chẳng lấy 12 nhân duyên để niệm Phật. Vì sao ? Vì 12 nhân duyên đều là tự tánh không, mà pháp tự tánh không là pháp vô sở hữu tánh . Cho nên vô sở niệm mới chính là niệm Phật.

.......Đáp: Ví như thuốc đắng có pha một ít mật ngọt trở thành dễ uống, vì mật ngọt chế ngự được vị đắng của thuốc. cũng như vậy, niệm Phật mà biết rõ Phật thân là tự tánh không, là vô sở hữu tánh, biết rõ vô sở niệm mới chính là niệm Phật. bởi vậy nên niệm Phật, là việc dễ làm.
(lượt trích ĐT ĐL)

Luận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói: “Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp. Pháp giới Một tướng này tức là Pháp thân bình đẳng của chư Như Lai. Pháp thân này tất cả chúng sanh vốn có, nên gọi là Bản giác”. Luận nói tiếp: “Thế nên chúng sanh nào quán sát vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về Trí Phật”.(hết trích)

Phật ngôn: “Ngô pháp, NIỆM VÔ NIỆM NIỆM. Hành vô hành hạnh. Ngôn vô ngôn ngôn. Tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn. Phi vật sở câu. Sai chi hào ly, thất chi tu du.”
Đức Phật dạy: “Pháp của ta niệm mà không có người niệm và đối tượng niệm. Làm mà không còn người làm và đối tượng làm. Nói mà không có người nói và đối tượng nói. Tu mà không còn người tu và đối tượng tu. Người hiểu biết thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Dứt đường ngôn ngữ, không có vật gì ràng buộc. Sai chỉ một hào ly, mất liền tức khắc.”(K. 42 chương)
Cho nên VÔ NIỆM, tức là Nguyên Niệm đệ nhất sát na.- Mới là Niệm Trúng Phật.

Hiểu và thực hành như vậy. Mới là Niệm Trúng Phật để được Vãng Sanh.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
B. Các Chấp mắc.(tt)

Bài 14.- Tín- Hạnh- Nguyện.

Tín- Hạnh- Nguyện là 3 điều quan trọng với người tu Tịnh Độ. Nhưng phải Đề phòng mất niềm tin căn bản.

* Về "Tín":Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ.- phần Tín Hạnh Nguyện, thầy đã nhấn mạnh về Tín là tin ở nơi sáu điều:

1) Tự Tin: Sao gọi là tự tin hay tin nơi chính mình? Tin nơi chính mình tức là tin tất cả đều do nơi Tâm của mình tạo ra.

2) Tha Tin: Sao gọi là tha tin hay tin ở nơi người? Tin nơi người là tin Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Phật A Di Đà chẳng thệ nguyện suông.

3) Tin Nhân: Sao gọi là tin nhân? Tin nhân tức là tin rằng niệm Phật chính là nhân vãng sanh giải thoát

4) Tin Quả: Sao gọi là tin quả? Tin quả tức là tin rằng sự vãng sanh và thành Phật là kết quả của công hạnh tu niệm Phật

5) Tin Sự: Sao gọi là tin sự? Tin sự tức là tin rằng cảnh giới Tây Phương Cực Lạc và tất cả sự tướng ở nơi cõi ấy đều có thật. Cõi nầy có thật như sự có thật của cõi Ta Bà nầy vậy

6) Tin Lý: Sao gọi là tin lý? Tin lý tứ là tin điều “Lý tín duy tâm,” nghĩa là một chơn tâm của mình bao trùm hết cả mười phương quốc độ của chư Phật.- (Tức là Duy Tâm Tịnh Độ).

* Ví như trong đất nước có nhiều luật. Nhưng Luật Căn bản là Hiến Pháp.- Cũng vậy. Trong tu hành có nhiều niềm Tin, Nhưng niềm Tin căn bản không thể sai lạc đó là Tin 3 ngôi Tam Bảo (là Niềm Tin tối thượng).

* Đạo Phật chúng ta là Đạo Giác Ngộ. Lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp. Trí Tuệ do Thiền Định và nghiêng tầm, học hỏi Kinh Phật mà có được. Đạo Phật chúng ta là Trung Đạo Đế.- Chúng ta Thâm Tín mà không nên CUỒNG TÍN... A Di Đà Phật.

* Về Hạnh: Cổ Đức nói:

Niệm Phật- Niệm Tâm. Tâm Niệm Phật.
Tham Thiền- Tham Tánh. Tánh Tham thiền.

* Thiền Quán là Chánh Hạnh.
Hám Sơn Đại Sư khai thị:

Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si, buông bỏ đến chỗ không còn gì để buông bỏ, chỉ để khởi một câu “A Di Đà Phật”, rõ rành phân minh trong tâm không gián đoạn như sợi chỉ xỏ xâu chuỗi. Dụng công như thế, bất cứ cảnh riêng nào, cũng không bị lôi kéo đánh mất, hàng ngày như vậy trong cảnh náo đông không tạp, không loạn, thức ngủ như một, dụng tâm như thế, niệm đến lúc mạng chung, nhất tâm bất loạn, đó là thời tiết Siêu Sanh Tịnh Độ.(Hám Sơn Đại Sư)

* Về Nguyện : (Ví như trong đất nước có nhiều luật. Nhưng Luật Căn bản là Hiến Pháp. Cũng vậy. Trong tu hành có nhiều niềm Tin, Nhưng niềm Tin căn bản không thể sai lạc đó là Tin 3 ngôi Tam Bảo). Nhiều lời nguyện, Nhưng nguyện theo Phật pháp tăng là căn bản- Thể hiện qua bài Tam Tự Quy y mỗi ngày chúng ta sau khi tụng kinh đều pháp nguyện:

Con nguyện suốt đời Quy Y Phật. Suốt đời Quy Y Pháp. Suốt đời Quy Y Tăng.

Thế mà có người đại ngôn rằng : (trích) "chẳng phải dùng thiền định niệm Phật công phu thành phiến mới được vãng sanh, củng chẳng phải dùng trí tuệ niệm Phật, thâm nhập kinh tạng, quảng học đa văn mới vãng sanh, củng chẳng cần phải phát tứ hoằng thệ nguyện niệm Phật mới được vãng sanh. Chúng ta vãng sanh đều nhờ vào nguyện lực của Phật A-di-đà, dựa vào sức Phật trong câu danh hiệu này, chỉ cần niệm Phật thì được vãng sanh. " (hết trích)

Kính các Bạn. Chúng ta nên ngẩm lại xem:
Mỗi ngày chúng ta tụng kinh, thường nhắc nhở. Tam tự quy:

Tự quy y Phật. Đương nguyện chúng sanh. Thể giải đại đạo. Phát vô thượng tâm.- Đây là tứ hoằng thệ nguyện, mà người ấy bác bỏ (Ở trên) !.

Tự Quy y Pháp, Đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng trí huệ như hải.- Đây là thâm nhập kinh tạng, quảng học đa văn.- mà người ấy bác bỏ (Ở trên)!.

* Than ôi ! Cái câu nói TRÁI VỚI TÍN TÂM CĂN BẢN, trái với Bổn nguyện của người Phật Tử khi phát nguyện quy y Tam Bảo; đã bị loại bỏ khỏi Tín Tâm rồi.- Tức là trở thành Bất Tín !!! Thì làm Sao còn xứng đáng gọi là Phật Tử ? Sao còn xứng đáng gọi là Tín - hạnh- nguyện đúng Chánh Pháp ?


Tịnh Độ Tông Quy_y110
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
B. Các Chấp mắc.(tt)
Bài 15. Chấp Tịnh Độ là môn "đặc biệt" nên khác với các Lời Phật và Tổ dạy.

Có nhiều người chấp rằng Pháp Tịnh Độ khác với Pháp Thiền. Cảnh Tịnh Độ Cực Lạc không phải là Niết Bàn của Chư A la Hán và Phật !

Vấn Đề này. Hòa thượng Thích Trí Quảng khai thị: (xin lượt trích)

Thực tế chúng ta thấy người chuyên tu pháp môn nào thường không chấp nhận pháp môn khác, người tu khác, nên chống đối, Phật gọi đó là hàng Bà-la-môn chỉ cãi nhau ở trong sanh tử luân hồi.

Mục tiêu của người tu học Phật pháp là tìm pháp môn thích hợp với mình để thực tập giúp mình ra khỏi sanh tử luân hồi. Và pháp môn Tịnh độ cũng rút từ Phật giáo Nguyên thủy mà ra. (Xin lưu ý. Hòa Thượng Thích Trí Quảng, đồng thời là Pháp Chủ, cũng là Viện Trưởng Viện Nghiêng Cứu Phật Học Việt Nam. Ngài khẳng định: pháp môn Tịnh độ cũng rút từ Phật giáo Nguyên thủy mà ra)

Thật vậy, các bậc cao đức đã căn cứ vào lời Phật dạy trong kinh Nguyên thủy để phát triển thành pháp môn Tịnh độ.

Có thể thấy rõ các pháp môn tu của Phật đều là phương tiện, người đáng dùng pháp nào để độ cho đạt kết quả. Với người lười biếng, Phật khuyến khích làm việc, người tu cật lực sanh bệnh thì Phật bảo nghỉ ngơi. Phật chiết trung, tùy hoàn cảnh khác nhau mà có pháp tu khác nhau, tùy thời gian khác nhau có sự áp dụng khác nhau.

Từ lý này, tôi phát hiện pháp môn Tịnh độ chính là phương tiện mà Phật dạy. ....(lượt)

Ngài Huyền Giác nói “Dục ly kham nhẫn độ, thê tâm an dưỡng hương”. Người muốn xa cảnh khổ, dù thân ở Ta-bà, ở hoàn cảnh khổ, nhưng tâm đặt ở Cực lạc thì tự nhiên tâm không khổ, người tu khác nhau ở điểm này. ....

Vui nhất là cảnh giới Cực lạc của Đức Phật Di Đà, vì Ngài thành tựu pháp tu là đạt được ba việc: vô lượng thọ, vô lượng quang và vô lượng công đức. Vô lượng thọ là Phật Di Đà sống lâu khỏe mạnh, không bệnh tật. Sống lâu bệnh tật làm khổ người khác là nghiệp. Phật Di Đà dạy muốn được trường thọ phải hạn chế tối đa sát sanh. Đời này hoặc đời trước chúng ta tạo ác nghiệp sát sanh hại mạng thì đời này thường ốm đau, bệnh hoạn.

Phật Thích Ca nói Phật Di Đà được trường thọ cũng nhằm khuyên chúng ta muốn tu Tịnh độ phải hạn chế tối đa sát sanh. Nếu chúng ta sát sanh là làm ngược lại hạnh của Phật Di Đà thì Ngài không thể cưu mang chúng ta, vì hai ý nghĩ giống nhau mới gặp nhau. Phật Di Đà phát nguyện thế giới của Ngài ở, những người có tâm ác, lời nói ác, hành động ác không thể tới được. Vì vậy, muốn tu Tịnh độ, đầu tiên chúng ta phải luyện cho thân, khẩu, ý thanh tịnh. Yếu chỉ tu Tịnh độ là ba nghiệp thanh tịnh, ý này hoàn toàn đúng với Phật giáo Nguyên thủy.

Đọc kinh Di Đà, chúng ta thấy Đức Phật Di Đà biến hóa ra nhiều loại chim như bạch hạc, khổng tước, anh võ, xá-lợi, ca-lăng-tần-già… và các loài chim này nói pháp Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề, Bát Chánh đạo làm cho người dân phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Câu này thể hiện rõ ràng từ Phật giáo Nguyên thủy trích thành pháp môn Tịnh độ. Đức Phật Thích Ca đã dạy các pháp căn bản này và Đức Phật Di Đà cũng dạy như vậy.

Phật Thích Ca dạy Tỳ-kheo, Phật tử bằng lời, nhưng Phật Di Đà không dùng lời thuyết pháp, vì Cực lạc là thế giới Thật báo mà Ngài dùng pháp lực của Ngài biến hóa ra tất cả các loại chim nói pháp niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Ai ở thế giới Ta-bà mà lòng luôn có Chánh niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng thì có thể vãng sanh Cực lạc được. Ở đây chúng ta niệm Phật, Pháp, Tăng và về Cực lạc cũng niệm Phật, Pháp, Tăng, không khác nhau là Đại thừa và Nguyên thủy là một.

Kinh Di Đà nói ở Cực lạc ngồi yên nghe nhạc trời, nếu có Chánh định thì không có âm thanh nhưng vẫn nghe được, thiền gọi là tiếng vỗ của một bàn tay. Nghe nhạc trời giúp tâm chúng ta nhẹ nhàng, an vui. Người ở thế gian phải nghe nhạc kích động, hay nhạc êm dịu là có tiếng nhạc mới nghe. Nhưng chúng ta tu Tịnh độ, ngồi yên giữ tâm yên tĩnh nghe được tiếng tụng kinh dù thực tế không có ai tụng kinh. Đó là kinh nghiệm của tôi, Hòa thượng Huê Nghiêm nói là Tổ tụng, Tổ tịch cả trăm năm mà bây giờ tôi nghe được tiếng của một trăm năm trước. Đó là người tu Tịnh độ giữ tâm trí lắng yên như vào thiền định, nghe không bằng tai. Tu phải tập nghe và thấy bằng tâm mới vào đạo được là tu Tịnh độ đã dạy từ kinh Nguyên thủy, không phải Tịnh độ dạy riêng.

Chúng ta nghe bằng tai là nghe thanh trần, nhưng nghe bằng tâm thanh tịnh là chứng nhĩ căn viên thông thì chúng ta thấy được điều mà người thường không thấy, nghe được pháp âm Phật mà người thường không nghe được. Thực chất tu là ở điều này. Và muốn được như vậy, phải giữ Chánh niệm, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Ở đây tu giữ Chánh niệm, về Cực lạc cũng vậy, nhưng Phật Di Đà tạo cho chúng ta âm thanh bằng cách nghe chim nói pháp và nhìn chim mà nghĩ đến Phật, nó nhắc nhở chúng ta tu Ngũ căn, Ngũ lực. Ở Ta-bà, chúng ta cũng nghe Phật Thích Ca thuyết pháp về Ngũ căn, Ngũ lực. Ngũ căn và Ngũ lực gồm tín, tấn, niệm, định, huệ. Dù tu theo Nguyên thủy, hay theo Đại thừa, hoặc tu Pháp hoa, điều quan trọng phải có niềm tin, vì không có niềm tin không làm được gì. Phật nói niềm tin là mẹ sanh ra tất cả các công đức lành. Chúng ta làm nhưng không tin làm được thì sẽ không làm được. Chúng ta tin và quyết tâm làm sẽ thành công. Niềm tin và ý chí dẫn đầu. (Nhưng quan trọng là CHÁNH TÍN MÀ KHÔNG MÊ TÍN)....

Phật Thích Ca nói trong kinh Quán Vô lượng thọ rằng sở dĩ Đức Phật Di Đà thành tựu vô lượng công đức, vô lượng quang, vô lượng thọ vì Ngài đi khắp mười phương để học với chư Phật mười phương và Ngài tổng hợp hiểu biết của mình để xây dựng Cực lạc bằng cách giáo hóa chúng sanh cho họ giỏi, tốt; nói cách khác, Ngài tạo điều kiện tốt cho người tu, rồi mới quy tụ người tốt người giỏi và người tốt người giỏi đến đâu thì ở đó được an vui, giải thoát.

Như vậy, Phật Di Đà học kinh nghiệm của các Đức Phật mười phương để xây dựng Cực lạc ở Tây phương. Nhưng chúng ta qua Cực lạc để biết Ngài xây dựng như thế nào thì trở về chúng ta bắt chước, phải xây dựng được tiểu Tịnh độ ở Ta-bà, xây dựng được chỗ ta ở an vui như Cực lạc là điều quan trọng nhất, nói chính xác, ta ở đâu cũng là Cực lạc.

Qua Cực lạc học với Phật Di Đà, trước nhất là học thế giới này không có người ác, người xấu. Thật vậy, quý vị muốn an lành, đừng sống chung với người ác, người xấu, rất nguy hiểm, chắc chắn tạo nên thế giới của ba đường ác thì sớm muộn gì chúng ta cũng rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Vì vậy, ở Cực lạc của Phật Di Đà không có ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tức không có lời nói ác, ý nghĩ ác, hành động ác thì ai bắt mình được. Phải học điều này trước và về Ta-bà, thử xem mình không có nghiệp ác, chắc chắn không ai gây khó khăn với mình. Còn tạo ác mà muốn người để mình yên là vô lý.

Ta qua Cực lạc học với Phật Di Đà là làm những việc của thượng thiện nhân thì thượng thiện nhân sẽ tới với ta. Vì mình chưa làm người tốt, nên người tốt không dám tới với mình. Ráng tu, làm người tốt, người tốt sẽ tới với mình. Những người tốt tới với Phật Di Đà vì Ngài quá thánh thiện. Như vậy, ở Ta-bà, mình làm người tốt trước, tức là tâm của mình tốt, lời nói và việc làm của mình tốt, chắc chắn mình được quý trọng và người tốt sẽ tới.....

Ở bên Phật Di Đà nghe Ngài nói về tất cả việc làm của Ngài lúc còn hành Bồ-tát đạo, mình phải thực tập theo. Như vậy, ở Cực lạc nhưng đi mười phương để giáo hóa chúng sanh, điều này cho thấy người ở Cực lạc không lười biếng, không ở không. Buổi sáng họ nhặt hoa rơi để vô cái đãy đi cúng dường mười phương rồi về thọ thực, kinh hành. Nghe tưởng nói chơi, nhưng phần nhiều kinh Đại thừa nói ý, ví thân như cái đãy da đựng đồ ô uế, đến đâu khiến người ta sợ, tránh. Nhưng tu theo Phật, tẩy sạch ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng, ba nghiệp của ý thì thân này trở thành ngôi đền tâm linh.

Ở đây thân tâm ô uế, nhưng về Cực lạc đã dùng Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề và Bát Chánh đạo tẩy sạch thân tâm thì người thấy thân mình là pháp Phật, nghe lời mình nói cũng là pháp Phật và suy nghĩ của mình, việc làm của mình cũng là pháp Phật, như vậy thân này đã chuyển hóa thành Pháp thân. Mỗi ngày ở Cực lạc đem pháp Phật vô thân tâm và học được gì thì đi qua thế giới khác có duyên với ta để giáo hóa.....

Tu pháp môn Tịnh độ cũng gắn liền với Phật giáo Nguyên thủy, cũng thực hành Ngũ căn, Ngũ lực vì niềm tin là căn bản. Dù tu theo Nguyên thủy, nhưng không tin mình đắc La-hán cũng không gặt hái được quả vị này. Vì vậy, trong quá trình tu, đầu tiên phải ráng đạt quả Tu-đà-hoàn không bị tình cảm, vật chất chi phối và hạ quyết tâm tu, tin chắc như vậy thì ít nhất qua bảy lần sanh tử thôi sẽ đắc La-hán, lên Niết-bàn.

Ngũ căn là năm căn lành phải phát lên, đó là tín, tấn, niệm, định và tuệ. Phật Thích Ca đã dạy phải luôn tinh tấn vượt khó, đi lên, không sợ, không bỏ cuộc. Kinh Nguyên thủy ví tinh tấn như con tê giác một sừng đi thẳng tới, không sợ. Thấy khó nhưng phải không sợ, vượt được sẽ thành công. Thuở nhỏ, tôi nghĩ quyết tâm tu, chết thì về với Phật, không chết thì tiếp tục làm Phật sự. Dứt khoát như vậy là tinh tấn.

Thứ ba là niệm, tức luôn giữ Chánh niệm, vì mất Chánh niệm là đọa. Về Cực lạc, chúng ta cũng nghe pháp âm do các loài chim hót. Ráng giữ Chánh niệm, không dám buông. Giữ Chánh niệm vào hình tượng Phật Di Đà hay thế giới Cực lạc. Đừng quên điều này mà nghĩ khác thì rớt vô hố sâu tội lỗi của Ta-bà, giống như đeo lủng lẳng sợi dây, làm đứt dây Chánh niệm liền rớt trở lại thế giới đau khổ.

Giữ Chánh niệm khiến tâm thanh thản, nhẹ nhàng, nhưng vụt nghĩ gì thì rớt trở lại cuộc sống phũ phàng. Ở trong Chánh niệm an lành, nhưng mất Chánh niệm, ở thực tế cuộc sống này mỗi người có nghiệp khác nhau. Ở trong Chánh niệm, sang giàu, nghèo khổ, nam nữ, già trẻ đều bình đẳng. Ở Ta-bà mất Chánh niệm thì có đủ thứ chuyện rắc rối phiền muộn.

Và có niệm rồi chúng ta đi sâu vào định. Niệm thì chúng ta còn phải giữ, nhưng định rồi không gì lay chuyển được, dù là định nào. Đầu tiên là Diệt tận định, ngồi thiền nhập định, không để ý cuộc đời, quên việc và quên luôn cả thân mình là vô ngã. Mình còn không có, thì sở hữu của mình làm gì có. Lọt vô định này của La-hán thì không cần giữ Chánh niệm nữa. Đi sâu hơn, có định của Phật và Bồ-tát gọi là tam muội. Phật và Bồ-tát có vô số tam muội thì có vô số đà-la-ni tương ưng là huệ, tức các Ngài ở trong định quan sát sự vật thấy muôn hình vạn trạng.

Đức Phật Thích Ca nhắc chúng ta rằng tín, tấn, niệm, định và tuệ cần phải gắn liền với cuộc sống chúng ta. Như vậy, tu Tịnh độ không khác với tu theo Phật giáo Nguyên thủy vì cũng phải thực hiện tín, tấn, niệm, định và tuệ trong quá trình tu. Bỏ năm pháp này mà tu pháp khác là lạc vào ngoại đạo. Pháp môn nào cũng không rời năm pháp này. Vì vậy, tu Tịnh độ nắm yếu chỉ của năm pháp này để thực tập cho đạt kết quả chắc chắn thành công.

Trên bước đường tu, Ngũ căn chuyển thành Ngũ lực nghĩa là căn lành của chúng ta có rồi thì cần phát huy cho thành sức mạnh gọi là lực. Ai cũng có Phật tánh, có khả năng thành Phật, nhưng vì chúng ta không biết sử dụng và phát huy khả năng này, nên làm chúng sanh....

Mình có căn lành rồi, chỉ cần phát huy để thành sức mạnh. Cũng như mình có khả năng làm giàu nhưng bỏ mất khả năng này, không sử dụng mới trở thành nghèo. Kinh Pháp hoa gọi là cùng tử vì anh này không biết sử dụng năng lực để làm giàu mà cam chịu làm thuê mướn sống nghèo khổ.

Phật nói chúng ta có định, có huệ, nhưng không biết sử dụng định huệ mà chỉ làm theo vô minh sai trái để tù tội, chết chóc. Tu Tịnh độ phải thực tập pháp Phật để trí mình sáng ra. Phật tại thế, Ngài ở đâu thì ở đó là Tịnh độ. Phật vào Niết-bàn, Ngài giới thiệu Tây phương Cực lạc tuy ở xa, nhưng mình đặt tâm ở Cực lạc sẽ có Tịnh độ hiện tiền ngay trong cuộc sống của mình. Muốn được như vậy, cần thể nghiệm pháp căn bản là Ngũ căn, Ngũ lực cho đến thành tựu Thất Bồ-đề, Bát Chánh đạo. Nói thực tế, người tu đúng pháp Phật dạy thì thân khỏe mạnh, trí sáng suốt và làm được nhiều việc lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo. Đó là tu Tịnh độ đúng lời Phật dạy.

tri quảng.jpg



(Lượt trích lời: Hòa thượng Thích Trí Quảng)

Cổ nhân nói:
Nhất pháp năng minh vạn pháp đồng,
chỉ nhân sai biệt trí nan thông.
cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,
chấp trước na năng liễu Tánh Không.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
B. Các Chấp mắc.(tt)

Bài 16.- Chấp đất nứớc Tây phương cực lạc là Pháp Hữu Vi.

* Đất Nước ư ?

Các Đức Như Lai,- Kể cả Đức Phật A Di Đà, đã nhiều đời nhiều kiếp: từ bỏ gia đình, quốc thành, thê tử v.v... để xuất gia hành Đạo. Như bài sám:

Di Đà xưa cũng làm vua,
Bỏ ngôi bỏ nước vô chùa mà tu.
xét ra từ kiếp đã lâu,
Hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo ấy mà...

Vâng thưa các Bạn.- Bậc xuất gia là thân vô nhất vật, từ bỏ mọi vật chất phù du, thì làm gì mà Phật có Đất nước để làm vua hầu rướt người về ! Nhẫn đến 1 cục đất cũng là không có, không có một mãnh đất để cắm dùi... Nếu có chăng thì chỉ là ĐẤT TÂM , Có TÂM ĐỊA.

Kinh Tâm Địa Quán, quyển 8 có câu:

Tam giới chi trung,
dĩ tâm vi chủ.
Năng quán tâm giả,
cứu cánh giải thoát.
Bất năng quán giả,
cứu cánh trầm luân.
Chúng sanh chi tâm,
do như đại địa,
ngũ cốc, ngũ quả,
tùng đại địa sanh,
như thị tâm-pháp
sanh thế, xuất thế,
thiện ác ngũ thú.
Hữu học, Vô học,
Độc giác, Bồ tát,
cập ư Như-Lai.
Dĩ thử nhân duyên,
tam giới duy tâm,
tâm danh vi địa:”.

Dịch:

Trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc), tâm là chủ. Người quán sát được tâm, cuối cùng được giải thoát. người không quán sát được tâm, cuối cùng chìm đắm vào biển khổ. Tâm chúng sanh giống như mặt đất, năm thứ lúa, năm thứ trái, đều từ đất mà sanh cũng như vậy, tất cả những lo nghĩ (tâm pháp) của chúng sanh còn kẹt trong thế sự hay đã vượt ra ngoài thế sự , hoặc lành hoặc dữ, những ý nghĩa hướng về năm nẻo của lục đạo, những ý niệm của hạng Học, Vô học (A-la-hán), của hạng Độc giác, Bồ tát cho đến bậc Như-Lai, đều do tâm mà sanh. Bởi cớ ba cõi chỉ do tâm và tâm được gọi là đất.

Vâng . - Tất cả chỉ là ý nghĩa biểu tượng:


+ Cũng như trong kinh Pháp hoa phẩm Pháp Sư có nói. :" Một vị Pháp sư muốn thuyết giảng kinh Pháp Hoa thì vị đó phải hội đủ ba điều kiện như thế này:

1. Vào nhà Như Lai...- NHÀ
2. Mặc áo Như Lai,,...- ÁO
3. Ngồi toà Như Lai...- TÒA

  • Nhà Như Lai là Từ Bi- Trí Huệ.
  • Áo Như Lai là nhu hòa nhẫn nhục.
  • Tòa Như Lai là quán tất cả pháp Không.

Chúng ta dùng trí tuệ quán chiếu quán sát thấu triệt như vậy.

+ Thế giới Phật là ở đâu ?
  • Kinh A Hàm có dạy: “Tâm thanh tịnh chúng sanh thanh tịnh.”
  • Kinh Duy Ma Cật, Phật Quốc Phẩm có dạy: “Bồ Tát nhược đắc tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”, có nghĩa là: Bồ Tát muốn lập cõi Tịnh Độ nên thanh tịnh tâm này, khi tâm thanh tịnh thì được cõi nước thanh tịnh.

- Như vậy Phật Quốc Độ chính là bản tâm được niệm niệm trong sáng, tỉnh giác, thanh tịnh...

Như Kinh nói: Phật khiến chúng sanh xây dựng già lam, đúc tạc hình tượng, đốt hương rắc hoa, chong đèn sáng mãi, đêm ngày sáu cử, nhiễu tháp hành Đạo, lễ bái chay lạt, đủ các công đức mới thành Phật Đạo.

Hành sự là như thế, còn tỏ lý ẩn sâu như thế nào?

· Già-lam chỉ chùa chiền ấy là tiếng Phạn, dịch là Thanh Tịnh Địa, tức là đất trong sạch. Nếu vĩnh viễn trừ Ba Độc, tịnh Sáu Căn, thân tâm vắng không, trong ngoài ngưng lặng, đó gọi là xây dựng Già-lam.

· Nói đúc tạc hình tượng là chúng sanh cầu Phật Đạo, tu các Giác hạnh, phỏng theo Chân dung Diệu tướng của Như Lai, lấy thân mình làm lò, lấy Pháp làm lửa, lấy Trí Huệ làm tay thợ khéo, lấy Ba Giới tu tịnh, Sáu Ba-la-mật làm khuôn phép, nấu chảy và rèn đúc chất CHÂN NHƯ PHẬT TÁNH ở thân tâm mình.

· Đốt hương là hương Giới, hương Định, hương Huệ, hương Giải Thoát, hương Giải Thoát Tri Kiến, đó là hương tối thượng của Pháp vô vi, khiến cho nghiệp dữ vô minh thảy đều tiêu mất.

· Rắc hoa là diễn nói Chánh Pháp, gây lợi ích cho hữu tình, gieo rắc thấm nhuần tất cả, tự nơi Tánh Chân Như bố thí khắp cùng khiến cho tất cả trang nghiêm. Hoa công đức này không bao giờ héo rụng, rốt ráo là thường trụ.

· Chong đèn sáng mãi là Tâm Chánh Giác vậy. Sức sáng tỏ của Tánh Giác dụ như ngọn đèn. Người cầu Đạo Giải Thoát lấy thân làm thân đèn, lấy Tâm làm tim đèn, lấy Giới hạnh làm dầu đốt đèn. Trí Huệ sáng tỏ dụ như ngọn đèn thường cháy. Đó là đèn Chánh Giác chiếu phá tất cả mờ tối si mê, có thể dùng pháp luân ấy trao truyền mở sáng cho nhau.

· Sáu giờ hành Đạo là nói tự nơi sáu căn bất cứ lúc nào cũng đi con đường Phật, cũng tu các Giác hạnh, cũng ngăn phòng sáu căn, không lúc nào buông, đó là sáu giờ hành Đạo.

· Về nhiễu tháp hành Đạo thì tháp tức là thân vậy. Cần tu giác hạnh, xét quanh thân tâm, niệm niệm chẳng dừng, đó gọi là nhiễu tháp, tức đi quanh tháp vậy.

· Còn nói về trì trai, trai là chay, tức nói TỀ, là sắp xếp thân tâm cho thẳng. Trì là giữ, tức nói HỘ là giúp vậy. Ở nơi giới hạnh, cứ theo pháp mà hộ trì, nhất định ngoài cấm sáu tình, trong ngăn ba độc, siêng năng tỉnh xét, thân tâm thanh tịnh. Hiểu như vậy gọi là chay lạt.

+ Thế Giới Cực lạc có 7 hàng lưới báo. Là gì ?

Đó là Thất Thánh tài. gồm: Thất thánh tài là bảy món của cải về tinh thần của hàng Thánh giả.

1. Tín: Tín là đức tin lòng chánh tín.

2. Giới: Giới là giữ giới hạnh trong sạch

3. Tàm: Biết hổ thẹn khi phạm lỗi

4. Quí: Biết xấu hổ với chính mình khi phạm lỗi

5. Đa văn: Đa văn tức nghe nhiều biết rộng

6. Trí tuệ: Có trí tuệ sáng suốt nhận biết tà, chánh

7. Xả: Buông bỏ tất cả mọi sự đắm trước, từ tâm niệm phàm tình đến vật chất bên ngoài.

+ Thế nào là có 4 khu vườn để vui chơi ?

Đó là Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

+ Thế nào ao 8 Công Đức ?

Đó là 8 Thánh Đạo.

+ Thế nào là có các hàng cây 7 báu, cành lá toàng bằng vàng, bạc, xà cừ, mã não, san hô, hỗ phách, lưu ly, pha lê cùng trân châu màu hồng ?

Đó là mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều thanh tịnh thực hành đúng giới, định, huệ.

+ Thế nào là Gió thổi khua động các linh lưới, tạo ra âm thanh hoà nhã, làm vui lòng người nghe ?

Đó là nếu có người đến nạn vấn, phỉ báng, hành giả chỉ xem như 8 làn gió, để hoá giải và độ người, hành giả nhẹ nhàng an lạc mà giải thích nâng đở cho chúng sanh được thẩm vào pháp vị.

+ Thế nào là 4 phía thành có các hồ nước; nước chảy đều, thanh tịnh, mát mẽ, nóng lạnh tuỳ theo ý muốn. Trên mặt hồ có những chiếc thuyền bằng 7 báu, đẹp đẽ ?

Đó là: Tâm như mặt nước hồ an tỉnh, lại có các phương tiện thuyết pháp độ sanh, làm cho chúng sanh được tri kiến Phật.

+ Thế nào là "Đất" bằng vàng ròng.- Đó là người xem tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim.

Vâng ! Tất cả đền ,đài, lầu, cát, đất đai, hồ ao ở cõi Cực Lạc.- Là chỉ cho các trạng thái TÂM THANH TỊNH. Như bài kệ tán thán:

Bất cấu, bất tịnh thị Tây Phương,
Vô Não Vô Ưu Chơn Cực Lạc.

Trí Độ Từ Điển.- Pháp Môn Tịnh Độ + Tienh_11

* Như thế.- Rõ ràng Cảnh Tịnh Độ A Di Đà là Vô Vi.- Mà Vô Vi chính là Niết Bàn đó.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
B. Các Chấp mắc.(tt)
Bài 17.- Chấp mạc pháp.

Thường biểu hiện ra các lập luận:

Chấp Phật với Phật mới hiểu Chân Lý
chấp Đời mạc pháp chúng sanh ngu
chấp giảng sư đời nay dở , Pháp Phật mất chân truyền.

* Mạc Pháp ?

Có một số không ít người, Vì muốn lôi kéo đồ chúng.- họ hâm hù rằng: Thời này là thời "Mạc pháp", chỉ có Pháp Niệm Phật (theo kiểu kiêu tên Phật) mới được "Phật rướt hồn về Tây Phương", còn tu Niệm Phật Đúng Pháp và các Pháp khác thì không thành !

Vấn đề nầy, Đức Phật Thích Ca, Bổn Sư dạy trong kinh Đại Niết Bàn (trước khi nhập Diệt) dạy rằng:

Kinh văn:

Ca Diếp Bồ tát thưa: Con đã từng nghe Phật nói: Chánh pháp của Phật Ca Diếp xưa kia tồn tại ở đời có bảy ngày rồi diệt. Tại sao chánh pháp lại cũng bị diệt ? Đức Phật Ca Diếp xưa kia có kinh Đại thừa Đại Niết bàn này không ? Kinh Đại Niết bàn là "tạng bí mật" của chư Phật Như Lai mà cũng bị diệt sao ?

Phật bảo: Trước kia ta đã có nói, chỉ có Đại Trí Văn Thù mới hiểu ý nghĩa này ! Nay ta sẽ nói lại, Ca Diếp, ông hãy lóng lòng mà nghe: Pháp của chư Phật có hai loại: Một là thế pháp. Hai là đệ nhất nghĩa pháp.

Thế pháp có hoại diệt. Đệ nhất nghĩa pháp không hoại diệt.
Vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh là pháp có hoại diệt. Thường, lạc, ngã, tịnh là pháp không hoại diệt.
Pháp của Nhị thừa thọ trì tu học là pháp có hoại diệt, pháp của Bồ tát thọ trì tu tập thì không hoại diệt.
Ngoại pháp thì có hoại diệt, nội pháp thì không hoại diệt.
Pháp hữu vi có hoại diệt, pháp vô vi thì không hoại diệt.
Pháp "có được" thì có hoại diệt, pháp "không được" thì không hoại diệt.
Pháp thuộc mười một bộ kinh thì có hoại diệt. Pháp Phương đẳng Đại thừa thì không hoại diệt.

Nếu ngày nào hàng đệ tử Phật thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng thuyết cung kính, cúng dường, tôn trọng tán thán kinh Phương đẳng Đại thừa, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp hưng thạnh không thể nói là hoại diệt được !

Này Ca Diếp ! Kinh Đại Niết bàn là chân lý, là tạng bí mật của chư Như Lai, là pháp thường hiện hữu không biến đổi, sao ông lại hỏi rằng đức Phật Ca Diếp có kinh này chăng ? Ông cũng nên biết: chánh pháp của Phật Ca Diếp cũng không tồn tại bảy ngày rồi diệt như ông hiểu. Chẳng qua là căn tánh của chúng sanh thời đó định tuệ viên mãn, tự sống trong chánh pháp Đại thừa, do vậy giáo lý của mười một bộ kinh không còn chỗ dùng nữa. Còn như giáo lý Đại thừa Niết bàn cũng chẳng cần nhọc sức triển khai. Ví như người đầy đủ sức khỏe cơ thể tươi nhuận thì dù lương dược có giá trị bậc trung hay lương dược thượng đẳng tột cùng quý giá, cũng chẳng đem ra dùng vào chỗ nào được. Nói khác đi, chánh pháp thời Phật Ca Diếp không có chỗ dùng không phải pháp của Phật Ca Diếp ngắn số, tồn tại có bảy ngày !.....

..... Này Thiện nam tử ! Chỉ có thời nào mà chúng sanh đối với các pháp:

Vô thường tưởng là thường, chân thường tưởng vô thường.
Vô ngã tưởng ngã, chân ngã tưởng vô ngã.
Khổ tưởng lạc, lạc tưởng khổ
Bất tịnh tưởng tịnh, chân tịnh tưởng bất tịnh.
Diệt tưởng bất diệt, bất diệt thấy diệt.
Tội thấy phi tội, phi tội thấy tội.
Khổ thấy phi khổ, phi khổ thấy khổ.
Tập thấy phi tập, phi tập thấy tập.
Diệt thấy phi diệt, phi diệt thấy diệt.
Đạo thấy phi đạo, phi đạo thấy đạo.
Phi Bồ đề thấy Bồ đề, Bồ đề thấy phi Bồ đề.
Thế đế cho là đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa đế cho là thế đế.
Lời Phật nói cho là lời ma, lời ma nói cho là lời Phật....

Ở vào thời kỳ như thế, Phật mới đem kinh Đại Niết bàn ra nói. Giáo hóa chúng sanh.

Này Thiện nam tử ! Thà nói vòi con muỗi hút nước tột đáy biển chớ chẳng nên nói chánh pháp của Như Lai diệt. Thà nói lấy dây buộc gió mạnh vào cây; thà nói dùng miệng thổi bay núi Tu di; thà nói sen mọc trong lò lửa; thà nói có thể làm cho mặt trăng nóng, làm cho mặt trời lạnh chớ không nên nói chánh pháp của chư Như Lai diệt.

Này Thiện nam tử ! Lúc Phật ra đời, chứng được vô thượng Bồ đề rồi nhưng hàng đệ tử chưa có người hiểu Đại thừa sâu sắc, đức Phật bèn nhập Niết bàn, chánh pháp của đức Phật đó gọi là chẳng ở lâu nơi đời. Nếu có hàng đệ tử hiểu thấu nghĩa Đại thừa sâu sắc, Phật dầu nhập Niết bàn, nhưng chánh pháp vẫn ở lâu nơi đời.

Nếu Phật ra đời chứng Vô thượng Bồ đề rồi, trong hàng đệ tử dầu có người hiểu nghĩa Đại thừa sâu sắc mà không có bạch y cư sĩ đàn việt kính tin tôn trọng Phật pháp, khi Phật nhập Niết bàn chánh pháp của đức Phật đó chẳng gọi là ở lâu nơi đời. Nếu có hàng bạch y cư sĩ đàn việt kính tin tôn trọng Phật pháp, Phật dầu nhập Niết bàn chánh pháp của Phật vẫn gọi là ở lâu nơi đời.

Nếu Phật ra đời chứng Vô thượng Bồ đề, có các đệ tử hiểu nghĩa Đại thừa sâu sắc, có hàng bạch cư sĩ đàn việt hết lòng tôn trọng kính tin Phật pháp mà các đệ tử thuyết pháp lại vì danh lợi không vì cầu Niết bàn, đức Phật nhập diệt rồi, chánh pháp của đức Phật đó cũng không trụ lâu ở đời. Trái lại, hàng đệ tử Phật thuyết pháp vì cầu Niết bàn, cầu chứng Bồ đề vô thượng, không tham danh lợi, Phật dầu nhập diệt, nhưng chánh pháp vẫn ở lâu nơi đời !

(HT. Th Từ Thông) Trực chỉ:

Chân lý không sao diệt được thì chánh pháp của chư Phật cũng không sao diệt hoại, vì chánh pháp là chân lý mà Phật chỉ là người chứng biết và nói ra chân lý ấy !

NHẬP NIẾT BÀN không có nghĩa là chết. Càng không có nghĩa là chờ chết mới được "nhập Niết bàn".

Nhập Niết bàn là an trú trong Niết bàn, là đi vào Niết bàn. An trú trong cảnh an lành vắng lặng, tĩnh mịch tuyệt nhiên ấy. Do nghĩa đó, người Phật tử nên biết đức Phật Thích Ca, Bổn sư của chúng ta đã nhập Đại Niết bàn khi vừa chứng quả Vô thượng Bồ đề hồi còn trẻ măng...ấy.

Do nghĩa đó, Niết bàn nhập hay chưa nhập là việc của một đức Phật. Còn kinh Đại thừa Đại Niết bàn gọi là cửu trụ hay không, tùy thuộc ở chúng sanh, những hàng đệ tử tại gia, xuất gia của Phật có ứng dụng hành trì hay không, chứ không lệ thuộc có mặt hay vắng mặt của một đấng Như Lai Thế Tôn nào ! (Mạc Pháp cũng vậy)

Này Ca Diếp, thiện nam tử ! Lúc chánh pháp của ta "diệt", hàng Thanh Văn đệ tử của ta có người nói "hữu thần", có người nói "vô thần". Người nói có thân trung ấm, người nói không thân trung ấm. Người nói có ba đời, người nói không có ba đời. Người nói có ba thừa, người nói không có ba thừa. Hoặc có người nói tất cả vạn pháp là có. Người nói tất cả vạn pháp đều không. Có người nói chúng sanh không có thỉ, không có chung. Hoặc nói mười hai nhân duyên là pháp hữu vi, hoặc nói mười hai nhân duyên là pháp vô vi. Hoặc nói Như Lai vẫn có bệnh có khổ, hoặc nói Như Lai không có bệnh khổ. Hoặc nói Như Lai cho Tỳ kheo được ăn thịt, hoặc nói Như Lai không cho Tỳ kheo ăn thịt. Hoặc nói Niết bàn chỉ là sự dứt hết kiết sử không còn có gì khác, như dệt chỉ nói là áo, áo đã hư rách gọi là không áo, không còn có gì khác. Thể của Niết bàn chỉ là vậy...!

Ở vào thời kỳ đó, đệ tử của ta chánh thuyết thì ít, tà thuyết thì nhiều, lãnh thọ chánh pháp thì ít, lãnh thọ tà pháp thì nhiều. Thọ lời Phật thì ít, thọ lời ma thì nhiều.

Bấy giờ ở nước Câu Diệm Ni có hai Tỳ kheo: Một chứng quả A La Hán. Một hủy phạm giới. Tỳ kheo phá giới có đệ tử đông năm trăm người. Tỳ kheo A La Hán có một trăm đệ tử.

Tỳ kheo phá giới nói Như Lai nhập Niết bàn vĩnh diệt như sự diệt tận của hư vô. Tứ trọng giới của Phật chế, trì cũng được, phạm cũng không sao. Như tôi đây chẳng cần trì giới nghiêm túc mà cũng chứng được quả A La Hán và cũng được bốn vô ngại trí có kém ai đâu ! Lúc Phật còn tại thế dạy bảo phải tôn trọng giữ gìn, lúc Phật nhập diệt rồi thì buông xả tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều !

Thầy Tỳ kheo đắc A La Hán quả nói: Này Trưởng lão ! Ông không nên nói Như Lai nhập Niết bàn là vĩnh diệt như hư vô ! Chính tôi biết Như Lai thường còn, Như Lai không vĩnh diệt, không biến hoại. Như Lai lúc còn tại thế , sinh hoạt trong tứ oai nghi như bao nhiêu đệ tử khác, nhưng Như Lai thường trú trong Niết bàn rồi. Có phải đâu Niết bàn vĩnh diệt vắng bóng ở cõi người mới gọi là nhập Niết bàn. Cứ theo định kiến của Trưởng lão thì Niết bàn đồng nghĩa với ngày tận số của kiếp người ư ? Trưởng lão không nên hiểu như thế !

Trưởng lão cho rằng phạm tứ trọng tội vẫn chứng được quả A La Hán, tôi cho đó là lời nói vọng ngôn. Đức Như Lai đã từng dạy ! Người chứng được quả Tu Đà Hoàn, còn phải tu giới, định, tuệ, phải diệt sạch kiến hoặc trong tam giới, huống hồ là A La Hán, là quả cao tột trong tứ quả Thanh Văn ! Vả lại, Như Lai từng dạy người A La Hán không thấy mình chứng A La Hán. Người tự nói rằng mình chứng quả A La Hán là người chưa chứng được gì ! Bởi vì chính họ bị kẹt vào bốn tướng chấp: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mạng. Đã kẹt trong bốn tướng thì chính mình tự tố cáo rằng mình đích thực phàm phu. Do lẽ đó nếu có người đọc hiểu mười hai bộ kinh của Phật thì biết rõ những điều trưởng lão đích thị vọng ngôn.

Lúc bấy giờ đồ chúng của Tỳ kheo phá giới bèn giết chết vị A La Hán. Ma vương thừa cơ hội a dua hãm hại diệt hết cả sáu trăm Tỳ kheo non trẻ đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực chưa có cơ hội vun bồi này !

Trước biến cố tương tàn thảm sát ấy, những người phàm phu có chút thiện tâm họ bảo nhau rằng: Thương đau thay ! Phật pháp nay diệt mất, còn chi ! Sự thật, Phật pháp không vì vậy mà dứt mất, vì trong quốc độ ấy còn có hàng vạn Đại Bồ tát hộ trì pháp của Phật.

Bấy giờ cõi Diêm phù đề, không có một Tỳ kheo đệ tử Phật. Thiên ma vương ba tuần thừa cơ hủy diệt chánh pháp, chúng nổi lửa thiêu đốt hết kinh điển của Phật. Những phần ít ỏi còn sót lại hàng Bà la môn trộm lấy góp nhặt để vào trong sách kinh của họ. Do vậy, có hàng Bồ tát mới phát tâm vào thời kỳ Phật chưa ra đời họ đem nhau tin lấy lời của Bà la môn. Hàng Bà la môn dù nói rằng họ có trai giới, nhưng thật ra các ngoại đạo đều không có ngã, có thường, có lạc, có tịnh mà thiệt ra họ chẳng hiểu thường, lạc, ngã, tịnh đúng nghĩa. Họ lấy một từ, hai từ, một vài câu ngắn dài nào đó trong Phật pháp rồi nói là trong sách vở của họ có những nghĩa như vậy.

Bấy giờ trong rừng Ta la song thọ, thành Câu thi na, đại chúng nghe Phật nói như vậy đều đồng thanh thốt lên rằng: "Thế gian trống rỗng ! Thế gian trống rỗng !"

Ca Diếp Bồ tát bảo đại chúng: Chư liệt vị chớ có buồn não như vậy. Thế gian không trống rỗng đâu, vì Phật, Pháp, Tăng là thường trụ không thể lúc nào làm biến hoại được ! Đại chúng nghe rồi thôi khóc và tất cả hướng về giải thoát giác ngộ, phát tâm cầu Vô thượng Bồ đề. (hết trích)

Kính các Bạn:

Thiên Ma và Ngoại đạo, muốn che lấp chân lý, muốn biểu dương Ma đạo nên tung tin là Pháp Phật đã rơi vào "thời mạc pháp" ! Họ nói : "Từ lời Phật đã chứng ngộ rất khó hiểu rồi, nhưng vì tâm từ bi nên dùng ngôn ngữ thế tục, nên đã hạ trình độ thấp xuống 1 bực, từ kinh văn qua dịch thuật nhiều ngôn ngữ lại hạ thấp xuống 1 tầng ý nghĩa, lại từ đó luận giải xuống thấp thêm tầng nữa. Rồi từ luận giải này xuống tới các giảng sư xuống thấp thêm 1 tầng nữa.-Nghĩa là Đã "thất Chơn truyền" (Đây là lập luận của Ngoại Đạo, dùng để hạ bệ Phật pháp.- Điển hình là "Thất chơn truyền luận". 72 lập luận của đạo Cao Đài) ! Có kẻ thậm chí chê chúng sanh đời này "Ngu" không thể hiểu chơn lý (chỉ có họ hiểu ! Thật là mục thị vô nhân, quá ư là Ngã mạn !), .- Thế mà lại cũng có nhiều người mê tin theo, lại còn tiếp tay ngoại đạo để dồi dập Phật pháp !

Vậy theo lời dạy của Đức Phật ở kinh này. Các Bạn nghĩ sao ? Hãy bình tâm mà suy gẩm. Phật dạy: PHẬT THƯỜNG TRỤ, PHÁP THƯỜNG TRỤ, TĂNG THƯỜNG TRỤ. TAM BẢO THƯỜNG TRỤ.

Kinh Hoa Nghiêm thưở vừa thành Phật. Như Lai đã dạy:

Quan-sát nơi các pháp
Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.

Tất cả pháp vô-sanh
Tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền
(PHẨM TU DI SƠN ĐẢNH KỆ TÁN THỨ 14)

* Chư Phật Thường (Trụ) Hiện tiền.- Có nghĩa là (THỜI) CHÁNH PHÁP THƯỜNG TRỤ.- Có nghĩa là KHÔNG CÓ MẠC PHÁP.

Thôi thì mạc pháp hay Chánh Pháp tùy Nhân Duyên mỗi người vậy.

Tịnh Độ Tông - Page 2 Soi110


Một ngọn đèn nho nhỏ,
Mong làm tỏ Tam Thiên.
Lung-linh ảo ảnh lụy phiền,
Hồng trần khổ hải vốn miền Lạc bang.
(???)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
C. CÕI TỊNH ĐỘ.

Bài 18. Các Cảnh giới Tịnh Độ.

Ở Pháp môn Tịnh Độ, chư Tổ dạy có 4 Cảnh giới Tịnh Độ Phương Tây A Di Đà Phật. từ thấp đến cao.

1) PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ TỊNH ĐỘ
Đây tức là cõi Tịnh Độ của đức Phật ở 10 phương. Đã gọi là Tịnh Độ, hay Cực lạc, tất nhiên có đủ các đức thanh tịnh, trang nghiêm, không có 4 ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ Tát và các Thượng thiện nhơn (Thánh) cùng sống chung với các chúng sanh chưa vãng sanh, chưa chứng được quả Thánh (phàm) nên gọi là "Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ".

2) PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ TỊNH ĐỘ
Cảnh Tịnh Độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Đây là cõi Tịnh Độ của hàng Nhị thừa. Các vị này, tuy đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc trong 3 cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), nhưng còn dư lại 2 hoặc, là vô minh hoặc và trần sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là "hữu dư". Đã là "hữu dư" tức là chưa phải hoàn toàn cứu cánh, nên gọi cõi Tịnh Độ này là "Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ". Đây là Hữu Dư Niết Bàn.

3) THẬT BÁO TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ

Hành giả trải qua 3 số kiếp tích công lũy đức, do phước báo tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chơn thật nên gọi là "Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ". Cảnh giới Tịnh Độ này, là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ về lời sớ có chép: "tu tập chơn thật, cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là Thật Báo Trang Nghiêm". Bên Đại thừa Viên giáo thì cõi này là của các bậc Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng); còn bên Đại thừa Biệt giáo, thì đây là cõi của các bậc từ Thập địa cho đến Đẳng giác Bồ Đề.- Đây là Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

4) THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ĐỘ

Đây là cảnh giới mà Pháp thân Phật an trụ."Thường" là không thay đổi, không sanh diệt tức Pháp thân Phật; "Tịch" là xa lìa các phiền não vọng nhiễm tức là đức giải thoát của Phật. "Quang" là chiếu sáng khắp cả 10 phương tức là đức Bát nhã của Phật. Như thế cõi Tịnh Độ này đủ cả 3 đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, cho nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".

Cảnh Tịnh Độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác "thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh", nên gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ". Chư Phật khi đã chứng được cảnh giới này rồi, thì thân và độ không hai, song vì căn cứ theo 3 loại Tịnh Độ sau đây mà tạm gọi là có thân, có độ. Chứng đến chỗ này, nếu đứng về thân thì gọi là "Pháp thân", còn đứng về độ, thì gọi là "Thường Tịch Quang Tịnh Độ".- Đây là Tịch Quang Chơn Cảnh.

Kinh Tịnh danh, về lời sớ, có chép: "tu chơn hạnh về viên giáo, khi nhơn viên quả mãn, thành bực Diệu Giác (Phật) sẽ ở cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ".
vãng sanh.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
C. CÕI TỊNH ĐỘ.(tt)

Bài 19.- - Cõi Tịnh Độ ở đâu ?

a). Lễ khai chung bảng.- Khai thị Cõi Tịnh Độ của Phật giáo Cổ Truyền.

Các chùa Cổ Truyền ở nước ta. từ xưa đến nay. lấy chung bảng làm pháp khí, pháp lệnh quan trọng.

Mỗi năm hoặc các Đàn tràng lớn, như kiết hạn an cư của Quý Thầy v.v... Chư Tăng ni làm Lễ Khai Chung Bảng rất long trọng. Nghi thức rằng:

Khai Chung Bảng :

*Kim chung vận hướng ư không kiếp, - chi tiền !

Ngọc bảng thinh truyền ư oai âm, - na bạn !

Yết thị đường tiền dụng biểu định, - chi tuệ !

Viên dung quy tắc, -Vi thiền !

Đương kim phương trượng truyền đăng - tục đạo!

Tương vi y bát hoằng pháp - lợi sanh !

Tái kỳ, Phạm sát hữu khánh, - Đàn tín quy sùng!

Phàm hướng thời trung, - kiết tường như ý !

Nhơn Thiên hiệu lịnh, Phật Tổ hồng quý, thời tiết chí kỳ,

quyền thuộc - A thùy !

-Viên đoàn ( ..Keng..) Đoàn (..Keng..Keng )

-Phương Trát (..Cốc.. ) Trát ( ..Cốc..Cốc ).

*Bất thị kim linh diệc phi mộc đạc, quyền thiệt song hành,

-phương viên hộ tác!

Bất cấu bất nhiễm thị Tây-phương.

Vô não vô ưu chơn Cực-lạc.

Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương.

Bổn tánh Di Đà do tự giác.

*Nhứt cá viên hề ( Keng..) nhứt cá phương ( Cốc ..)

Đại thiên sa giới triệt tư lương,

Kim thinh mộc vận tùng tư chấn,

Vạn cổ sum nhiên “tuyển Phật trường “.

Nhứt chùy đả phá Thái Hư không ( Bớp - Thủ xích vỗ lên mặt bàn)

Vạn lý cô vân tùy tán lạc, Túng ngô đồng đầu thiết ngạnh nhơn, Nhậm bỉ ư tư hoán bì xác, Đại chúng văn thinh lịnh, nhi hành, Vật sử tương tâm nhi tấu bạt. ( Vỗ xích ! rồi trao cho duy na.).
chung_10.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
C. CÕI TỊNH ĐỘ.(tt)
Bài 20.- Ý Nghĩa kệ, Khai Chung Bảng (Tác Pháp ở trên)

Tác Pháp Rằng:

Chuông vàng từ ở không không kiếp, - Cổ đại xa rồi!

Bảng ngọc truyền vang thuở (Phật) Oai-âm , - Pháp giới ngàn xưa !

Niệm trước thiền đường dùng biểu định, - Là Tuệ !

Đầy đủ pháp tắc, - Là Thiền !

Giờ đây, Phương Trượng “truyền đăng” - nối đạo !

Trải rộng bát y ,“Hoằng Pháp” - Lợi sinh !

Đến kỳ, Khánh thành rung cõi phạm, - Đàn Tín quy y !

Hướng lòng đúng lúc ! - Kiết tường như ý !

Phật Tổ ân cao ! Trời Người vâng lịnh , -Thời tiết đến kỳ !

Cúi xin phủ … -Thùy !

- Chuông tròn ( đánh Keng ..) - Chuông.. (keng keng ..)

- Mõ gỗ (đánh Cốc…) - Mõ ( Cốc.. cốc.. cốc…)

Tuy không phải chuông vàng, hay mõ ngọc, nhưng quyền thiệt đồng bang, -Chuông tròn ngân…Vang !

*Không nhiễm không nhơ là Cõi Phật !

*Không lo không não đó Tây phuơng ! (Niết Bàn)

*Duy tâm Tịnh Độ Khẳng định đúng,

*Bổn tánh Di Đà tự giác nương.

- Một tiếng chuông hề, (Boong !)

- Một tiếng Mõ hề, ( Cốc !)

Nghĩ, thấu biết , - Đại thiên sa giới !

Chuông vàng, Mõ gỗ chấn động từ đây !.

Muôn kiếp cùng chung “ Tuyển Phật Trường” .

(tâm nghe,) Một chùy đánh nát thái hư không (Bớp -Vỗ thủ xích !)

Muôn dặm vầng mây tan tán lạc, Ngô đồng đầu sắt, người ngạnh kíp nhớ về đây liền đổi thay thân xác !

Đại chúng nghe chuông lịnh, chớ buông tâm rời rạc. (Vỗ xích! rồi trao xích cho duy na, trở về kinh đài)


Tịnh Độ Tông Chung_11

Kính các Bạn. Rỏ ràng Chư Tổ nói khẳng định cõi Tây Phương là:

*Không nhiễm không nhơ là Cõi Phật !

*Không lo không não đó Tây phuơng ! (Niết Bàn)

*Duy tâm Tịnh Độ Khẳng định đúng,

*Bổn tánh Di Đà tự giác nương.

Kính các Bạn. Đệ Tử Phật thì Quy Y Tam Bảo Phật - Pháp - Tăng.

* Chúng ta nên xuy gẩm mà theo ngón tay chỉ trăng của Phật - Pháp - Tăng từ ngàn xưa, đến nay.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên