Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
C. CÕI TỊNH ĐỘ.(tt)
Bài 21.- Vũ Tru Quan PG.- Nhìn về Tịnh Độ A Di Đà.

Quan Niệm về Vũ Trụ theo Phật dạy.- Kinh Hoa Nghiêm Phật diễn tả Hoa Tạng Thế giới:

Thế Giới- Vũ Trụ hình thành bởi:
Tổng đại liên hoa tên là "Nhuy hương tràng" với Tràng này phía rốt dưới có Núi Tu Di và nhiều phong luân bằng số vi trần, mà lớp dưới hết là lớp phong luân thứ nhứt tên là "bình đẳng trụ", lớp này nó duy trì lên trên tất cả Bửu diệm xí nhiên trang nghiêm.... Cho đến lớp phong luân rốt trên là "Thù thắng uy quang tạng", lớp này nó hay duy trì "Biển Phổ quang ma ni hương thủy", biển nầy là "tổng hương thủy hải" ở dưới Đại liên hoa nhụy hương tràng. (lượt trích)

Tỳ Lô tánh hải có nghĩa là:

(毗盧性海): biển tánh Tỳ Lô, nghĩa là thể tánh của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (s: Vairocana, 毘盧遮那) rộng lớn vô hạn, giống như biển lớn; còn gọi là Tỳ Lô Tạng Hải (毘盧藏海). Tỳ Lô là pháp thân như lai, nên Tỳ Lô tánh hải cũng thông cả Pháp Tánh Giới (法性界), Phật Tánh Giới (佛性界). Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục quyển 30 có câu: “Tỳ Lô tánh hải, tự tha vô ngại, mê ngộ ngộ mê, tương vong tương tại, nhất trần bách ức, bách ức nhất trần, bôn tẩu trần sát, bất động bản thân biển tánh Tỳ Lô, ta người không ngại, mê ngộ ngộ mê, cùng mất cùng còn, một trần trăm ức, trăm ức một trần, chạy khắp bụi trần, chẳng động bản thân).”

Ở Nhị Khoá Hiệp giải, có lời giảng rằng:

Thế thì, giữa Hoa tạng có vô lượng chư Phật, mỗi Phật, mỗi Phật đều là lẫn khắp nhau, lẫn ứng hiện nhau, thì Hoa tạng đây tức là diệu cảnh diệu tâm của mỗi mỗi đức Phật mà cũng là những diệu cảnh diệu tâm nơi nhứt tâm của ta với người vậy thôi.

Nên kẻ tu hành nếu y theo tổng đồ để quán xét nhìn tưởng, sự quán tưởng dần dần thuần thục, thì tâm lượng rỗng sáng rộng ra, thế với Hoa tạng huyền môn, Tỳ lô tánh hải ta tự lẫn suốt được.(hết trích)

Mỗi một Phật sát đều có những vật trang nghiêm nhiều bằng số vi trần; mỗi một món trang nghiêm đều phóng ra những tia sáng nhiều nhiều số vi trần; mỗi một ánh sáng đều hiện ra những Hoa tạng thế giới trên và những sự bất khả tư nghị trong chốn sát hải cả ba đời. Tỷ như nghìn mặt gương trung trùng đối diện nhau, lẫn lẫn chói dọi khắp chiếu suốt nhau.

Song, với Hoa tạng và Tâm hải ấy, toàn là cái nhứt tâm của người đương đời, thế thì tâm đủ pháp giới, mà pháp giới tức là tâm, vì đều rộng lớn hòa lẫn nhau vô cùng vô tận, chính thật đây bảo: "Hoa tạng huyền môn Tỳ Lư tâm (tánh) hải".

Thế mới biết:

Xứ xứ tổng thành Hoa Tạng giới
Tòng giao hà xứ bất Tỳ Lô


Chốn chốn đều là Hoa Tạng giới
Nơi nào chẳng phải chỗ Tỳ Lô.

Dưới nhãn quang "Nhập Pháp Giới" (kinh Hoa Nghiêm). - Toàn thể Vũ Trụ (mà cúng ta đang ở) kể cả Tịnh Độ A Di Đà Phật.- đều là "Tâm". Tất cả "Tâm hải" ấy, toàn là cái nhứt tâm của người đương đời, thế thì tâm đủ pháp giới, mà pháp giới tức là tâm. Tịnh Độ Phật Di Đà cũng là Tâm.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, ngài có viết một bài thơ như sau:

TÂM CỰC LẠC

Tây phương Lạc quốc với Sa bà
Đường về khoảng cách độ bao xa ?
Không gian cõi Phật mười muôn ức
Nhưng là khoảnh khắc tại tâm ta

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Gió thổi vi vu khúc nhạc hòa
Chim hót vang rền tuyên diệu pháp
Lưng trời đổ xuống trận mưa hoa

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Phật phóng hào quang chói sáng lòa
Chín phẩm sen hồng hương ngát tỏa
Thánh hiền tụ hội số hằng sa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Sen nở vừa xong thấy Phật đà
Cực lạc đây rồi, tâm ta đó
Rời tâm tìm kiếm lại càng xa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Trở lại sinh trong cảnh ác tà
Lăn lộn nổi chìm đời ngũ trược
Nhưng mà ta vẫn lại là ta. (HT. Th Qu Độ)

Mười muôn ức cõi Phật là một trăm vạn triệu cõi Phật; mỗi cõi Phật là một nghìn triệu thế giới, mỗi thế giới gồm một quả đất, một mặt trời, một mặt trăng. Như vậy cách nhau xa lắm. Nhưng đối với Phật pháp vô biên thì có gì là xa, vì vô biên thì không có trung tâm điểm mà chỗ nào cũng là trung tâm cả, thành ra không có xa, không có gần.(hết trích)

Biết rõ tất cả pháp. Đều chẳng có tự tánh. Hiểu pháp tánh như vậy. Tức thấy Lô Xá Na.

* Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân của Phật.- Cũng tức là Pháp Giới, là Vũ Trụ.- Nên nói: Đức Tỳ Lô thân phắp tất cả mọi chỗ, mà chỗ của Phật ở gọi là Thường tịch Quang tịnh Độ.

Cho nên khắp 10 phương, chỗ nào cũng là Tịnh Độ Phật Quốc.- Vì đều là Thường tịch Quang tịnh Độ, đều Duy Tâm sở hiện.- PHÁP GIỚI LÀ NHẤT CHÂN NHƯ.

Tịnh Độ Tông The-gi10
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
C. CÕI TỊNH ĐỘ.(tt)
Bài 22.- Thật tế Tịnh Độ Cực Lạc ở đâu ?

Chư Tôn Đức, có những bài kệ chỉ rõ, Như:

* Hỏi cảnh Cực Lạc ?

NGHE ĐỒN HUYNH Ở CHỐN THIỀN LÂM,
XIN HỎI TÂY PHƯƠNG MẤY DẶM TẦM?
QUA LẠI BAO PHEN GẦN CỰC LẠC?
DỌC NGANG MẤY KIẾP ĐẾN LÔI ÂM?
BẢY HÀNG CÂY BÁU NAY CAO THẤP ?
CHÍN PHẨM SEN VÀNG ĐÃ THIỂN THÂM ?
BỒ TÁT ÍT NHIỀU XIN KỂ RÕ ?
KẺO MÀ THIỆN TÍN LUỐNG HOÀI TÂM.
....................(HT.THÍCH ĐẠT HẢO).

* Chỉ cảnh Cực Lạc

TA BÀ CỰC LẠC CŨNG DO TÂM.
CÒN HỎI LÀM CHI MẤY DẬM TẦM.
VÔ NÃO VÔ ƯU CHƠN CỰC LẠC.
BẤT SANH BẤT DIỆT ẤY LÔI ÂM.
BỒ ĐỀ BẢO THỌ KHÔNG CAO THẤP
BÁT NHẢ LIÊN TRÌ CHẲNG THIỂN THÂM.
BỒ TÁT THÁNH PHÀM ĐỒNG NHẤT THỂ.
THẦN THÔNG BIẾN HÓA CŨNG DO TÂM.

(cố Đại lão HT.THÍCH ĐẠT HẢO.- Viện chủ chùa Pháp Quang - Q8)

Sợ người tu bị lầm "bờ mê, thêm khói biết".- Quảng Nghiêm Thiền Sư có lời nhắc nhở:

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

Dịch nghĩa
Lìa được sự ham muốn đi vào Niết Bàn thì mới có thể bàn chuyện Niết Bàn,
Sinh vào cõi vô sinh rồi mới có thể nói chuyện vô sinh.
Làm trai phải tự có chí xung trời thẳm,
Đừng nhọc mình dẫm theo vết chân của Như Lai (huống chi lời kẻ phàm phu vọng tưởng).
(Quảng Nghiêm TS)

Dịch ý:
Lìa vọng đi vào Tịnh, mới nói trúng Cõi Tịnh,
Vãng Sanh rồi, mới biết chuyện vãng sanh. (khéo không sẽ hoang tưởng)
Làm trai phải tự có chí xung trời thẳm,
Đừng lầm lời kẻ chưa thấy Như Lai.

Bởi vậy:
CHÚNG TA NÊN TỰ TU, TỰ VÃNG SANH, TỰ THẤY PHẬT, TỰ NGỘ PHÁP VÔ SANH... CHÚNG TA TU ĐẾN ĐÂU, CHỨNG NGỘ ĐẾN ĐÓ, KHÔNG NÊN NHẸ DẠ CẢ TIN, KHÔNG ÃO TƯỞNG. - NẾU ÃO TƯỞNG THEO CHIẾC BÁNH VẼ CỦA KẺ MÊ LẦM, THÌ UỔNG PHÍ CÔNG TU, MÀ CHẲNG CÓ KẾT QUẢ. HÃY TỰ THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. PHẬT TÂM TA LUÔN SOI SÁNG.

Tịnh Độ Tông N_phyt11

Mỗi bước lần sang chốn Niết Bàn,
Lước vòng Sanh Tử chớ hề nan.
Chân Không dừng bước trong Ly Niệm,
Tịnh Độ là đây chính Niết Bàn.
(HT. Th Thiện Nhơn)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 23.- Vấn đề Nhất Tâm Bất Loạn. (để được Vãng Sanh Tịnh Độ)

Kinh A Di Đà dạy: “Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào nghe nói về đức Phật A Di Đà, rồi trì niệm danh hiệu Ngài hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn, người này đến khi thân mạng sắp kết thúc, đức Phật A Di Đà cùng đại chúng sẽ xuất hiện trước mắt, làm cho tâm người này không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực lạc của đức A Di Đà.”(hết trích).

Vậy. Chúng ta Làm sao để được Nhất Tâm Bất Loạn ?

Có một vị Phật tử Chùa Lên Hoa.- Hỏi: Niệm Phật làm sao để được NHẤT TÂM ?
Đáp: Theo VQ Niệm Phật mà để được Nhất Tâm, chúng ta phải lần lượt tu 3 tầng bậc:

1/. Đầu tiên chúng ta tu giới giữ 5 giới.- Do có giới là chúng ta xã ác Pháp.- giai đoạn này kinh gọi là "Ly sanh hỷ lạc". Nghĩa là do có giới mà tâm ly khỏi ác Pháp mà sanh ra hỷ lạc. Đây là cảnh giới Sơ Thiền. Phật dạy .- Sơ Thiền có 5 trạng thái: Tầm Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm.- Như vậy khi đến chùa đã quy y thọ giới là chúng ta đã đến tầng thứ I của Nhất Tâm .

2/. Kế đến chúng ta Định, là tu Niệm Phật, đến giai đoạn "Vô Tác Diệu Lực". Nghĩa là không cần dụng tâm mà trong tâm vẫn tuông ra câu Niệm Phật. Thiền gọi là Nhị Thiền Định Sanh Hỷ lạc. Nhị Thiền có 1. Hỷ 2. Lạc 3. Nhất Tâm.

3/. Giai đoạn 3 là tu Huệ. Cũng là trọng yếu để Nhất Tâm.

(Câu hỏi này, khiến VQ khởi tư duy, và xem lại kinh điển nói về "Cảnh giới Nhất Tâm".)

+ Khái niệm.- NHẤT TÂM ?

- Theo ngôn ngữ thông thường: "Nhất Tâm", nghĩa là "Một Tâm".- Như vậy té ra chúng ta có nhiều tâm ? Nên Phật và Tổ mới cảnh tỉnh ta, để trở về NHẤT TÂM.

Có câu chuyện nói cảnh giới Đa Tâm, như sau:

* Đa Tâm (Câu chuyện Tây Du)

Nói về bốn thầy trò Tam Tạng đi đến thành Tiểu tử?
Khi ấy nhà vua bị yêu quái xúi dục, bắc trẻ nít mổ lấy 1000 trái tim để nấu thuốc trường sanh.
Đến lúc yêu tinh gặp Đường Tăng, thì liền xúi vua lấy trái tim Đường Tăng làm thuốc là Thượng hảo hạng.
Đường Tăn sợ quá mới cầu cứu Ngộ Không. Ngộ Không bảo:
- Muốn sống thì đệ tử giả làm thầy, thầy giả làm đệ tử.
Tam Tạng nói:
- Miễn là còn mạng ta, ta chịu là đệ tử.
Hành giả liền hóa phép trao đổi giữa Thầy trò.
Xảy nghe chuông trống vang tai, ngó thấy gươm đao rầm rộ!
Ấy là hàn ngàn quân ngự lâm đến vây nhà để bắt Tam Tạng. Đến nơi Tam Tạng giả hỏi:
- Vua Tì Khưu vời bần tăng có chuyện chi?
Quốc Vương cười rằng:
- Trẫm mang bịnh lâu ngày chẳng hết, nhờ Quốc Trượng cho bài thuốc tiêu, song còn thiếu một vị, sắc mà uống cho dẫn thuốc. Xin Hòa Thượng giúp cho trẫm, nếu ông lành bịnh thì trẫm lập miễu mà thờ, để phần hương hỏa lưu truyền hậu thế.
Tam Tạng giả nói:
- Bần tăng là kẻ tu hành, đến đây không có vật chi quý, chẳng hay Quốc Trượng muốn dùng món chi cho dẫn thuốc?
Quốc Vương nói:
- Ðúng là gan và trái tim của trưởng lão mà thôi.
Tam Tạng giả nói:
- Chẳng giấu chi Bệ hạ, tôi có một số trái tim; song chưa rõ Bệ Hạ dùng thứ màu gì làm thuốc dẫn?
Khi ấy Quốc Trượng tại đó, nghe nói như vậy liền chỉ mà nói rằng:
- Hòa Thượng, lấy cái tim đen mà thôi.
Tam Tạng giả nói:
- Như vậy thì lấy đao ra đây, đặng tôi mổ bụng tôi mà lựa thử coi có tim đen chăng? Nếu có sẽ dưng cho bệ hạ.
Quốc Vương nghe nói mừng quá, truyền quan đương giá đem đao ra.
Tam Tạng giả lãnh đao rồi trật áo bày ngực và bụng, cầm dao mổ một cái phun máu ra, thò tay vào bụng rờ lên phía bên tả, rút một chùm trái tim ra máu chảy ròng ròng, và ngồi và lựa!
Quốc Vương xem qua thất sắc, bá quan ngó thấy kinh hồn!
Quốc Trượng nói:
- Ðó là đa tâm Hòa Thượng chớ không lạ chi.
Tam Tạng giả nghe Quốc Trượng nói biếm mình là thầy tu nhiều lòng, không phải kẻ nhứt tâm, nên giận và lựa trái tim, và nói xóc lại rằng:
- Một chùm trái tim của bần tăng tuy là nhiều trái, song có màu là: Tim đỏ, tim trắng, tim vàng.
Nói rồi lựa từ trái mà nói:
- Trái tim nầy không độc địa, trái tim nầy không bất nhơn, Trái tim nầy không ganh gổ, Trái tim nầy không sanh sự, Trái tim nầy khong sát nhơn, Trái tim nầy không nhút nhát; Trái tim nầy không tà vạy, Trái tim nầy không tham lam, Trái tim nầy không nhu trược. Hết thảy là chín trái tim đều giống tốt, mà chẳng có màu đen.
Quốc Vương kinh hồn run lặp cặp, liền phán rằng:
- Thôi thôi, thâu tim như cũ, kẻo trẫm ghê mình.
Tam Tạng giả thâu tim rồi hiện nguyên hình nói lớn rằng:
- Bệ Hạ coi không thấu nên lầm, chớ tôi là người lương thiện, có tim tốt chớ không có tim đen. Trừ ra Quốc Trượng có trái tim thiệt đen, để tôi mổ ra mà coi, đặng dùng làm dẫn hay lắm!
Yêu quái Quốc trượng thấy bể. Sợ quá lộ nguyên hình chuá yêu đằng vân lên hư không.
Tịnh Độ Tông Yzou_q11
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 24.- Các loại Tâm.

Kính các Bạn: Đa Tâm là vậy.

+ Có các Tâm Thiện; Thương chúng sanh, bố thí cho chúng sanh, ban an vui cho chúng sanh v.v...* Đây là Tâm TƯỞNG. Cũng có các Tâm Ác: tham lam, sân hận, ngu si, kiêu mạn, tật đố v.v...Đây là Tâm HÀNH.

+ Cũng có các Tâm: vui, mừng, buồn, giận, thương, ghét, muốn v.v...Nhóm Lục dục (Six Desires, 六欲 ): tức sáu sự ham muốn bao gồm:
1. Sắc dục: sự ham muốn/ưa thích/thỏa mãn về mọi đối tượng hay sự vật mà con mắt nhìn thấy/ghi nhận đều thuộc về sắc dục. Ham muốn nhìn thấy sắc đẹp là cách mô tả ngắn nhưng chưa đủ ý.
2. Thanh dục: ham muốn/ưa thích nghe âm thanh êm tai, dễ chịu
3. Hương dục: ham muốn/ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn/ưa thích vị ngon do món ăn, đồ uống mang lại.
5. Xúc dục: ham muốn/ưa thích do tiếp xúc bằng xác thân mang lại.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ (ý tưởng, quan điểm .v.v.) được thỏa mãn.
Từ cách mô tả sáu sự ham muốn(lục dục) nói trên. Thì cũng có thể phân chia lục dục theo sự ham muốn tính dục giữa người với người và sự ham muốn với các đối tượng/sự vật khác trong thế giới tự nhiên.

v.v... và v.v...Gọi là Tâm Tham Dục .- Đây là Tâm THỌ.

+ Cũng có các Tâm: Thấy, nghe, hay, biết. v.v... - Các Tâm thái này thuộc về (Ngũ Uẩn trừ ra Sắc Uẩn) 4 Uẩn Tâm.-Đây là Tâm THỨC.

* Đặc Biệt rõ nét Đa Tâm - nhất là Tâm THỨC. Nổi trội nhất là Ý THỨC.
Phật dạy:
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

+ Cũng có các Tâm Tưởng: Như thấy Phật, Bồ tát hiện trên mây xanh, trong trí tưởng v.v...Phật dạy: "Nhược dĩ sắc kiến Ngã, dĩ âm thanh cầu Ngã. Thị nhơn hành tà đạo. bất năng kiến Như Lai"

* Trong Đạo Phật:

  • Khi có quá nhiều Tâm.- Gọi là "Vọng Tưởng"; còn gọi là Loạn Tâm.
  • Khi Trụ Tâm lại một chỗ.- Gọi là Thiền.- Có sơ thiền đến Tứ Thiền. Ở trên đã nói 2 tầng Thiền, đến Tam thiền còn 2 trạng thái: Lạc và Nhất Tâm, Tứ Thiền xã các Niệm, kể cả Lạc, Xã Niệm Thanh Tịnh Địa.- Chỉ còn Nhất Tâm.
  • "Đắc Tứ Thiền" thì là Nhất Tâm Bất Loạn.

Vậy chúng ta phải hàng phục "Vọng Tâm" như thế nào ? An Trú Tâm bằng cách như thế nào để đến "Nhất Tâm"?
Tịnh Độ Tông Tzem2110
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 25.- VÂN HÀ HÀNG PHỤC KỲ TÂM?

Kính các Bạn: Để được Nhất Tâm. Chúng ta phải HÀNG PHỤC VỌNG TÂM.

Hàng phục "Vọng Tâm" như thế nào ? Nhất Tâm bằng cách như thế nào ?

Vấn đề này ở Kinh. Kim Cang, có đặc ra:

1. VÂN HÀ ƯNG TRỤ?
2. VÂN HÀ HÀNG PHỤC KỲ TÂM?

Ở K. Kim Cang. Ngài Tu Bồ Đề hỏi:

Hàng Bồ tát đệ tử chúng con và chúng sanh đời sau phải:
  • Trụ tâm như thế nào?
  • Hàng phục tâm như thế nào? (hết trích)

Hàng phục tâm như thế nào (để được Nhât Tâm) ? Đức Phật dạy:
Này, Tu Bồ Đề! Chúng sanh đại thể có mười loại sanh, như: Thai, trứng, ẩm ướt, biến hóa, có chất, không chất, có tưởng, không tưởng, không phải có tưởng, không phải không có tưởng. Bồ tát nên giúp đưa chúng đi vào Niết bàn trọn vẹn. Giúp và đưa vô lượng vô số vô biên chúng sanh ấy mà đừng chấp mắc, đừng thấy có chúng sanh nào do mình giúp. Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! Thầy cần lưu ý: Bồ tát mà còn thấy có tướng NGÃ, tướng NHƠN, tướng CHÚNG SANH, tướng THỌ GIẢ không phải là Bồ tát thật!
..
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Bồ tát phát tâm muốn tu hành thành Phật nên làm hai việc:
Một, Khéo hàng phục tâm
Hai, Học cách trụ tâm
.. Hàng phục tâm bằng cách nào?
Hàng phục bằng cách “diệt hết” và “độ tận” mười loại chúng sanh. Giúp chúng sanh, đưa chúng sanh, khiến cho mười loại chúng sanh vào cõi Niết bàn tịch diệt. Việc làm đó có khó lắm không?
Khó mà không khó. Có chí thì nên, có phát tâm thì được. Bởi vì, dù mười loại, nhưng chúng vẫn là CHÚNG SANH mượn các duyên mà sanh không có thật tánh.
  • Thai sanh
  • Noãn sanh
  • Thấp sanh
  • Hóa sanh
Động vật thể

  • Thai sanh
  • Noãn sanh
  • Thấp sanh
  • Hóa sanh
  • Thực vật thể
  • Khoáng vật thể
  • Vô sắc
  • Hữu tưởng
  • Vô tưởng Phi vật thể
  • Phi hữu tưởng
  • Phi vô tưởng
10 loại chúng sanh kể trên, chỉ là sản phẩm duyên sanh của bốn loại vật thể.- CHÚNG SANH GIẢ NHƯ LAI THUYẾT TỨC PHI CHÚNG SANH THỊ DANH CHÚNG SANH.(Vì gọi là "chúng sanh", thật ra chỉ có Niệm Tình và Tưởng hằng chuyển như bộ lưu, chấp Niệm thành chủng nên thấy có Vô Thường, có Sanh tử).

Nghĩa là chủ yếu người tu phải “diệt hết” và “độ tận” mười loại chúng sanh trong Tâm ta. Tức là phải hóa giải các loại Tâm Ý, Tâm Tưởng, Tâm Hành, Tâm Thọ, Tâm Thức ...(đã nói ở trên)

+ Nhưng vì sao Nhất Tâm Bất loạn sẽ vãng sanh về cõi Phật . Muốn Nhất Tâm thì phải an trụ và hàng phục Vọng Tâm ?

Kinh dạy: "Phật- Chúng Sanh- Tâm.- Tam vô sai biệt" nghĩa là Phật, chúng sanh và Tâm 3 mà không khác nhau.- Một Phật nào cũng có Tâm có chúng sanh. Một chúng sanh nào cũng có Tâm có Phật, một Tâm nào cũng có Phật, có chúng sanh.

- Chỉ khác nhau Tâm Phật là Chân Tâm không vọng. Tâm chúng sanh thì vọng động mất Chân.

  • Tâm Chân là không chạy theo vô minh - Vô Tâm.
  • Tâm vọng thì chạy theo vô minh như ngựa chạy rong, như khỉ chuyền cành (gọi là Tâm viên- Ý mã), nên LOẠN TÂM.

- Niệm Phật tam muội là hàng phục Tâm Viên Ý mã để đem tâm từ Loạn về Tịnh, Từ Ta Bà vào Tịnh Độ.

* Tóm lại: Niệm Phật cốt để an trụ hàng phục Tâm để Tâm chúng Sanh thành Tâm Phật, tức là Vãng Sanh về cõi Phật.
Tịnh Độ Tông Thian_10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 26.- Tâm Chân Như & Vọng Tâm.

Hỏi: Diệt Độ chúng Sanh Tâm, như thế nào ?

Đáp: Nếu hiểu "Diệt Độ" là đem các trạng thái Tâm vào "Vô Tưởng Định". Thì sẽ rơi vào Ngoại Đạo Khô Thiền, mà không phải là mục đích của Đạo Phật.- Mà hành giả nên Quán Chân Như Tâm.

A/. Quán Chân Như Tâm:Chân Như Tâm là một thực tại siêu việt mọi tướng trạng, là cái Bản Thể - Chân như của vạn pháp, vận hành một cách phổ quát trong mọi sự vật.- Còn gọi là Chân Tâm.

Chân Như Tâm có 2 trạng thái: a. Tịch (vắng lặng), Chiếu (sáng soi- động).- Cái Tịch Chiếu đồng thời này. Tịnh Độ Tông gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ĐỘ.

B/. Phần Chiếu: Tánh Thường chiếu của Chân Như Tâm, hiện thành 6 Thức Tâm Vương là:

(1) Nhãn Thức : sự hiểu biết của mắt,
(2) Nhỉ thức : sự hiểu biết của tai,
(3) Tỉ thức : sự hiểu biết của mũi,
(4) Thiệt thức : sự hiểu biết của lưỡi,
(5) Thân thức : sự hiểu biết của thân,

(6) Ý thức : hiểu biết phân biệt,

C/. Phần Tịch: Ẩn chứa trong 2 Thức:

( 7 ) Mạt Na Thức : chấp ngã, và truyền tống chủng tử để hiện hành.
( 8 ) A Lại Da Thức : Kho chứa chủng tử.

* 8 Thức thành 4 Trí: Là khi ấy hành giả đạt Trí Huệ Hậu Đắc Trí.

D/. Sự trú chấp Tâm Thức của chúng sanh.

Như đã nói.- Tâm Chân Như. Tâm ấy Đầy đủ ví như cái vòng tròn sáng (Viên minh). Trong đó chứa 2 đặc tính là Tịnh (tịch) và Động (chiếu).- Nghĩa là có đủ 8 Thức nêu trên. Nhưng khổ nỗi chúng sanh chỉ thấy được phần chiếu và CHẤP phần CHIẾU làm TỰ NGÃ.

* Chấp NGÃ nghĩa là chúng sanh chấp THỨC TÂM, cụ thể là chấp Ý THỨC làm Tâm, làm cái Hồn, thường ngày họ sống bằng Thức, suy nghĩ bằng Thức, Tạo tác bằng Thức.- Đó là TÁC Ý. Như Lai nói Tác Ý chính là NGHIỆP. Do tạo Nghiệp nên có Sanh tử luân hồi để trả Nghiệp.

* Do chúng sanh sống bằng Thức, suy nghĩ bằng Thức, Tạo tác bằng Thức.- Nên bị Nghiệp Thức sai sử, đó là Vô Minh Hành. Do Vô minh hành nên các sự Thấy, nghe, hay, biết đều sai lầm không đúng Chân lý.- Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử." - Sở dĩ không tiếp cận được NHẤT TÂM là do cái Chấp Ngã , chấp Pháp này mà ra.

* Khi sống bằng THỨC, bỏ quên phần TRÍ. Sống bằng CHIẾU bỏ mất phần TỊCH vậy là đã mất đi Tánh Viên Minh, đã mất đi phân nữa bản Tâm. Nên Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều sai lệch, vì lệch lạc nên sống sai chân lý, vì sống sai chân lý nên khởi ra sanh tử luân hồi, ưu bi khổ não....

* Vậy để được NHẤT TÂM, chúng ta cần DIỆT CHẤP NGÃ, PHÁ CHẤP PHÁP.- Khi không còn Ngã Pháp gọi là "Nhập Chân Như "(Nhất Tâm).

E/. Nhập Chân Như (Nhất Tâm)

Kính các Bạn. Để khế hợp Chân Như chúng ta khởi dụng Tâm thế nào ?
Đáp: Chúng ta nên từ chỗ Cội nguồn Ý thức mà vào.- Vì chỗ Cội nguồn Ý thức là tiếp cận Chân Như Tâm.

* Cội nguồn Ý thức.- Đệ nhất sát na.- Tổ Huyền Quang dạy:

" Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch.
Bổn vô nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh.
Nhân tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.
Tuy vân diệt:
Diệt nhi bất diệt, tằng Đạt Ma chích lý Tây quy.
Sanh nhi bất sanh, nãi Thích Tôn song lâm thị tịch."

Nghĩa:

Giác tánh viên minh, xưa nay vắng lặng.
Vốn không ngã nhân huyễn tướng, nào có sanh tử giả danh!
Nhơn đầu tiên một niệm sai lầm, tùy vọng tưởng có sanh có diệt.
Tuy nhiên:
Diệt nào có diệt, Đạt Ma Tôn giả, quảy dép về Tây;
Sanh mà không sanh, Thích Ca Thế Tôn, song lâm nhập diệt! (hết trích)

kính các Bạn: Cội nguồn Ý thức là khi Căn (bộ não) tiếp xúc 6 Trần (cảnh), thì sanh ra Ý THỨC. Cái NIỆM (Ý Thức) đầu tiên khi mới sanh ra.- Gọi là Đệ nhất sát na, là Nguyên Niệm.

Có 2 trường hợp:

1. Nguyên Niệm đệ nhất sát na.- Nếu không chạy theo niệm niệm sanh diệt mà xoay về Tự Tánh thanh tịnh bản nhiên.- Thì đó là Tri kiến Phật, là khế hợp Tâm Chân Như, là Nhất Tâm Bất Loạn, là vãng sanh Thường Tịch Quang Tịnh Độ.- Gọi là Quy Căn đắc chỉ, (về nguồn được tông chỉ)

2. Từ Nguyên Niệm đệ nhất sát na.- Nếu chạy theo niệm niệm sanh diệt, theo suy nghĩ, thương ghét, chấp Pháp.- Thì đó là Tri kiến chúng sanh, là vô minh, là vào sanh tử luân hồi, vào cảnh giới Ta Bà khổ. (Gọi là tuỳ chiếu thất tông).

+ Bài sám Ngã Niệm (Ngã chỉ là ý niệm) chỉ ra rằng: Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp, thất Viên minh tánh tác trần lao. xuất sanh nhập tử thọ luân hồi, dị trạng thù hình vi khổ sở...

+ Bài sám Quy mạng chỉ ra rằng: Đệ tử chúng đẳng:

Tự vi chơn tánh,Uổng nhập mê lưu,Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm,Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.
Thập triền thập sử,Tích thành hữu lậu chi nhơn.Lục căn lục trần,Vọng tác vô biên chi tội.
Mê luân khổ hải,Thâm nịch tà đồ.

nghĩa:

Đệ tử chúng con:
Ngược dòng chân tính từ lâu,
Chúng con trôi nổi biển sầu sông mê.
Thấy đâu lối thoát đường về,
Bập bềnh sóng nước chưa hề đoái lui.
Nguyên nhân hữu lậu gây rồi,
Bao nhiêu nghiệp chướng lâu đời tạo ra.
Biết đâu nẻo chính đường tà,
Oan khiên nghiệp báo thật là nặng sâu.
(hết trích)

Tóm lại: Trở về nguồn cội, là từ Nguyên niệm đệ nhất sát na xoay về Chân Như.- Đó Là Nhất Tâm Bất Loạn, là vãng sanh Cực Lạc, là Thường Tịch Quang tịnh Độ.

Về Nguồn là thế, đây là cảnh giới thứ 9 trong mục ngưu đồ.

Nhưng điều quan trọng tiếp theo là phải "An Trụ Tâm", để thường trú Nhất Tâm, thường trú Thường Tịch Quang tịnh Độ.
Tịnh Độ Tông 10-tro10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 27.- - An Trú Nhất Tâm.

2/. Trụ tâm như thế nào?

Phật dạy: “Thế nên, Tu Bồ Đề! Các đại Bồ tát phải nên như vậy mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, nên không chỗ trụ như vậy mà sanh tâm.” (K. kim Cang)
"ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM".

* K. Bát Nhã Phật dạy cách Trụ Tâm vào "Nhất Tâm"

a). Chỗ không nên trụ tâm: kinh dạy: Bạch Thế Tôn ! Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật chẳng nên trú trong sắc,..., dẫn đến chẳng nên trú trong thức, chẳng nên trú trong sắc,..., dẫn đến chẳng nên trú trong pháp, chẳng nên trú trong nhãn,..., dẫn đến chẳng nên trú trong ý, chẳng nên trú trong nhãn thức,..., dẫn đến chẳng nên trú trong ý thức, chẳng nên trú trong nhãn xúc,..., dẫn đến chẳng nên trú trong ý xúc, chẳng nên trú trong nhãn xúc nhân duyên sanh thọ,..., dẫn đến chẳng nên trú trong ý xúc nhân duyên sanh thọ, chẳng nên trú trong địa, thủy, hỏa, phong, chẳng nên trú trong vô minh,..., dẫn đến chẳng nên trú trong lão tử.

....... Vì sao ? Vì sắc và sắc tướng đều là không,..., dẫn đến thức và thức tướng đều là không.(hết trích).- Vì các Pháp không tự tánh nên chỉ là huyễn vọng. Không nên trú trong huyễn vọng. Vì không đến chân lý.

b). Chỗ nên trụ Tâm: Kinh Bát Nhã dạy.- Trú nơi Bất Trú:

BỒ tát phải thường hành, thường niệm, chẳng ly Bát nhã Ba-la-mật mói gọi là học Bát nhã Ba-la-mật. Lại còn phải tu học các phương tiện quán, để biết rồ các pháp là thị hay là phi, là đắc hay là thất Như vậy mói gọi là chánh tư duy. Bồ tát học và tư duy như vậy là cùng với tâm thiền định cộng hành, mói gọi là tu Bát nhã Ba-la mật đạo Bồ tát học như vậy là chẳng phải trú, mà cũng chẳng phải chẳng trú Đây chính là nghĩa “trú noi bất trú” vậy.
(hết trích)

Tư duy:

* Sao gọi là .- Chẳng trú, cũng chẳng phải chẳng trú mới gọi là "vô sở trú" ?

+ Nghĩa là:

- Làm tất cả thiện pháp, tu tất cả pháp môn.- Đó là Chẳng phải chẳng trú mà chẳng trú chấp vào tất cả pháp môn. - Đó là chẳng trú.. Gộp cả hai pháp đó lại trong mỗi niệm, mỗi niệm .-Đó là "vô sở trú"

Ở nơi hết thảy các pháp, chẳng trú cũng chẳng phải chẳng trú mới gọi là "vô sở trú". Được như vậy thì tâm mới thật rốt ráo thanh tịnh. Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật, phải nương theo Phật tâm mà tu tập như vậy.

(3 chỗ) TRÚ là: Thiên trú, Phạm trú và Thánh trú.
Trú pháp của chư Thiên cõi Dục gọi là Thiên trú.
Phật, Bồ tát, Bích Chi Phật, A-la-hán, cùng các bậc Thánh khác gọi là Thánh trú.- Khi chúng sanh đã được an ổn rồi, Bồ tát lại dạy họ an trú nơi pháp vô lậu. Đây là THánh trú, nên là chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối, và chẳng có chỗ đắc vậy.

Lại nữa, trú trong bố thí, trì giới, thiện tâm gọi là Thiên trú.
Trú trong từ bị, hÿ xả, 4 vô lượng tâm gọi là Phạm trú. Trú trong Không, Vô Tướng, Vô Tác Tam Muội gọi là Thánh trú.
Ngoài 3 chỗ trên đây, Phật trú trong Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, có đây đủ 10 Phật lực, 4 Vô Sở ủy, 1§ Bất Cộng pháp, dùng vô lượng trí huệ thuyết 8 vạn 4 ngàn Pháp môn nhăm hóa độ chúng sanh.

K. Bát Nhã dạy 4 chỗ nên trú (mà vẫn là vô sở trú):(trích)

- Trú Tuệ Xứ.: Khởi 1 niệm , niệm đó phải là cái dụng của tự tánh, phải hoàn toàn sáng suốt, niệm đó là Trú Tuệ Xứ.

- Trú Đế Xứ.: Khởi 1 niệm phù hợp với chân lý phù hợp bản thể vô sanh của các pháp .- đó là Trú Đế Xứ.

- Trú Xả Xứ.: Khởi 1 niệm không trú chấp và không bị trói buộc.đó là Trú Xả Xứ.

- Trú Diệt Xứ.: Khởi 1 niệm vào thể vô vi bất động đó là Trú Diệt Xứ.
(trích bài giảng ĐTĐL 031A HT. Thích Thiện Trí)

* Hành giả nên Trú Tâm như vậy. Đó là: An Trú Nhất Tâm .- Đây là tầng Thiền thứ tư- Xã Niệm Thanh Tịnh Địa.

Đến được đây. Chính là Nhất Tâm Bất Loạn- Vãng sanh Thường Tịch Quang Tịnh Độ.


Tịnh Độ Tông Duy_tz11
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Mừng Thầy trở lại diễn đàn
Kính xin hành lễ hoa trời phi không

trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Mừng Thầy trở lại diễn đàn
Kính xin hành lễ hoa trời phi không

trừng hải
Kính chào Tái ngộ Bác Trừng Hải và các Bạn kính mến. VQ chúc năm mới An Lạc
IMG_1703804529535_1703805830881.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
D. Nhất Tâm Bất Loạn.

Bài 27.- Niệm Phật Tam Muội .

+ Đối với kẻ độn căn, dùng phương tiện câu Phật hiệu:" Nam mô A Di Đà Phật" chẳng hạn, để nương vào đó cột tâm, nhằm thoát khỏi sự vận hành của ý thức, vào "ly dục ly bất thiện pháp" sẽ vào được Sơ thiền .

+ Đối với hành giả tu Bát Nhã Ba la Mật. Thì Niệm Phật Tam Muội, có 2 thứ:

1). Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới.

2). Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới.hiện ra trước mắt.


+ Thấy Phật Thân tức là, thấy Pháp Thân bất động, thấy Pháp giới tính vi mật, Thấy các Pháp bất sanh bất diệt...

Ví dụ: Khi niệm câu A Di Đà Phật, Hành giả thấy được Vô lượng Hào Quang Thường tịch, thường chiếu của mười phương vô lượng các Đức Phật, thấy mười phương chư Phật Thọ mạng Vô lượng bất sanh bất diệt, thường trụ tại thế, thấy Pháp vị Cam lộ của chư Phật bủa khắp 10 phương, làm lợi ích chúng sanh không ngơi nghỉ...
Tịnh Độ Tông Tl10

Đại Trí Độ Luận - dạy:

Niệm Phật Tam Muội là thường niệm các Đức Phật trong cả 3 đời và khắp cả 10 phương.


Tư duy:

Niệm Phật Tam Muội ?

+Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới. Là thế nào ?

- Tâm Nhãn, tức là con mắt tâm. Bậc Thanh văn phát triễn về Pháp nhãn (Pháp nhãn quán nhất thiết ), Thấy rằng Đức Phật nhập Niết Bàn còn lại Giáo Pháp thậm thâm vô thượng. Từ Giáo Pháp Phật do tu Thiền Định ly dục ly bất thiện Pháp, mà vào Sơ thiền, xã Sơ Thiền vào Nhị Thiền, Xã Nhị Thiền vào Tam thiền, Xã Tam Thiền vào tứ Thiền. Sau khi hành giả tu tập 4 phạm trú đắc được các cấp thiền ở Sắc giới, tiếp tục tiến sâu hơn nữa vào cõi định, sẽ thấy rằng cõi sắc giới, vẫn còn có hàng ngàn thứ nguy hiểm, do thế hướng tâm về Không vô biên xứ thuộc cõi Vô sắc để tu tập. Xã không vô biên, vào Thức vô Biên xứ định, xã Thức Vô biên xứ vào Vô sở hữu xứ định, xã sở hữu xứ vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định, cuối cùng vào Diệt Tận định diệt thọ tưởng định. Bậc Thinh Văn thứ lớp theo Cửu thứ đệ định mà an trú vào các Định vị.

Luận dạy:

Lại nữa, nếu chỉ dùng Thiền định trí là Thô Huệ. Dùng Vô úy thiền định Trí ,là vi diệu huệ.

Trú vào các định vị ,đây là dùng Thiền định trí, Thô huệ

Do trú vào các tầng bậc của Chánh định nên thấy rằng chỉ có một Đức Phật Thân khắp mười phương thế giới.- Đây là Tâm nhãn của bậc Thanh Văn.

+ Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới hiện ra trước mắt, là sao ?

- Bồ tát do tu Huệ nhãn, biết rõ các Pháp là KHÔNG. (Huệ nhãn liễu tri Không), do biết các pháp thật tướng là không, nên biết rỏ các tầng bậc Thiền Định cũng như huyễn như hóa, do vậy. xã Sơ Thiền vào Nhị Thiền,tâm không sai khác, Xã Nhị Thiền vào Tam thiền,tâm không sai khác. Xã Tam Thiền vào tứ Thiền. tâm không sai khác, về Không vô biên xứ tâm không sai khác.. Xã không vô biên, vào Thức vô Biên xứ định, tâm không sai khác. xã Thức Vô biên xứ vào Vô sở hữu xứ định, tâm không sai khác. xã sở hữu xứ vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định, tâm không sai khác. cuối cùng vào Diệt Tận định diệt thọ tưởng định. tâm không sai khác. TÂM KHÔNG SAI KHÁC TỨC LÀ KHÔNG TRÚ CHẤP VÀO CÁC ĐỊA VỊ CỦA THIỀN ĐỊNH.

Do vào các Thiền định mà không trú chấp vào Thiền vị nên được Đại Định đó là Tam muội.

Cũng là dùng Vô úy thiền định Trí ,là vi diệu huệ.

Như vậy Niệm Phật Tam Muội tức là dùng tâm nhãn, dùng trí tuệ vi diệu để thấy chân tâm thanh tịnh,để nghe tíếng huyền diệu của Chân Như, để bằng Căn bản trí và Hậu đắc trí, ngay nơi “Đương niệm hiện tiền”, Tánh giác bừng sáng lên.


....... Trong kinh có chép câu chuyện như sau:

....... Có 500 người lái buôn mạo hiểm vào vùng biển lạ tìm châu báu. Giữa đường gặp con cá Ma già La Vương há miệng chực nuốt thuyền. Cá há miệng, mắt sáng như mặt trời, răng như những hòn đá trắng. Khi thuyền sắp trôi vào miệng cá, thì có một vị Thiền sư nói với mọi người trong thuyền rằng " Mọi người hãy cầu nguyện, mới mong được thoát nạn ". Trong thuyền có một người thọ 5 giới Ưu bà tắc khuyên mọi người nên niệm danh hiệu Phật, chỉ có Phật mới có thể độ thoát nạn được. Mọi người nhất tâm niệm "Nam mô Phật". Con cá ấy, trước đây là một vị tỳ kheo phá giới, nay nghe tiếng Niệm Phật liền tỉnh ngộ, tự hối và ngậm miệng lại quay đi nơi khác. Niệm danh hiệu Phật mà còn thoát khỏi ách nạn, huống nữa là niệm Phật Tam Muội.

...... Lại nữa, Phật là vị Pháp vương, chư Bồ tát là những vị Pháp tướng. Bồ tát tôn trọng pháp Phật, thường niệm Phật, được vô lượng công đức. cũng như các vị đại thần thọ ơn vua thường sùng kính, nhớ tưởng nhà vua vậy.

.......Lại nữa Bồ tát thường hành các Tam Muội Không, Vô tướng và Vô Tác , đem tâm ấy niệm Phật nên gọi là" Niệm Phật Tam Muội".
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
E. KIẾN PHẬT.
Bài 28.- Ý nghĩa Hiệu Phật A Di Đà.


Tịnh Độ Tông Phat-a10



Tại sao "Niệm Phật 10 Phương lại là Pháp Tinh Độ ?

+ Ở Pháp môn Tịnh Độ, ý nghĩa danh hiệu Phật A Di Đà là tương đương với nghĩa này:

- Nam Mô là nghĩa quay về nương tựa.

- A Di Đà là nghĩa vô lượng thọ, tương đương với "trường thọ" ở kinh Niết Bàn, tức là pháp thân ,"tự tánh thanh tịnh bản nhiên" xét về mặt thời gian.

- A Di Đà là nghĩa vô lượng Quang, tương đương với "Kim Cang Thân" ở kinh Niết Bàn, tức là pháp thân, "tự tánh thanh tịnh bản nhiên" xét về mặt không gian.

* Vì các pháp có tánh thanh tịnh bản nhiên: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất khứ, bất lai v.v... nên không thể phá hoại. Vì vậy mà ví tánh đó như "Kim cang".- Đó là ý nghĩa KIM CANG BẤT HOẠI THÂN.

* Pháp Tịnh độ Kinh Di Đà không ngoài ý nghĩa Trường Thọ- Kim Cang bất hoại thân ở kinh Đại Niết Bàn.

* Pháp Tịnh độ Kinh Di Đà không ngoài Nền Tảng giáo lý của Đạo Phật.

Kính chư ĐH.
Kinh Như Lai Viên giác, Phật dạy: "Nhất Thiết Tu Đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Nghĩa là tất cả kinh điển như ngón tay chỉ trăng.

Cổ đức có câu:

Nhất pháp năng minh vạn pháp đồng,
Chỉ nhơn sai biệt trí nan thông..

Cho nên biết rằng tất cả kinh điển của Phật đều chỉ có một mục đích, một tôn chỉ là hướng đến Phật quả- Niết Bàn như nhau.- Không có kinh nào dị biệt, không có kinh nào dung chứa tư tưởng Thường kiến, đoạn kiến của ngoại đạo.

Pháp môn tu cũng vậy. Tất cả Pháp Môn đều là tu GIỚI- ĐỊNH- HUỆ, để hóa giải THAM SÂN SI mà chứng Niết Bàn chớ không có pháp nào sai khác.

Tất cả Pháp Môn của Đạo Phật phải dựa trên nền tảng Tứ Diệu Đế, Tam Pháp Ấn, Nhất Chơn Như Ấn chớ không thể đi lọt (hữu lậu) ra ngoài được.

Thí dụ như kinh A Di Đà, với câu này:

"Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc."

Nền tảng của Đạo Phật là Tứ Diệu Đế. Gồm:

1/. Khổ Đế. tức là Quả Khổ

2/. Tập Đế tức là Nhân khổ.

3/. Diệt Đế. Tức là Niết Bàn.- Niết Bàn cùng là không còn quả khổ và nhân khổ (vô minh)

4/. Đạo Đế. Tức là Bồ Đề.- Bồ Đề là Trí huệ là nhân của các điều vui.

Ở câu kinh trên:

+ Không có các điều khổ. tức là không còn Khổ Đế và Tập Đế.

+ Chỉ hưởng các điều vui. tức là chỉ có Diệt Đế và Đạo Đế.

Mà Diệt Đế tức là Niết Bàn. Nghĩa đó là trú trong Bồ Đề và Niết Bàn.

Có câu:

Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tuỳ xứ hiện,
Quốc danh Cực Lạc Tịch- Quang Chơn cảnh cá trung huyền.

Phật A Di Đà là PHÁP THÂN CỦA 10 PHƯƠNG CHƯ PHẬT ĐÓ.- Bởi vậy: "Niệm Phật 10 Phương" CHÍNH là Pháp Tinh Độ.

+ Như vậy Pháp Môn Tịnh Độ A Di Đà cũng tu giống như bao nhiêu Pháp môn khác của Đạo Phật, chứ không có gì sai khác. Nghĩa là cũng đi 3 giai đoạn: Kiến Đạo, Tu Đạo rồi Chứng Đạo.

Nam Mô Pháp giới Tàng Thân A Di Đà Phật.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
E. KIẾN PHẬT
Bài 29.- Ngộ Vô Sanh (Bài kết)

VÔ SANH mới là mục đích rốt ráo của Pháp Tịnh Độ. NGUYỆN SANH chỉ là Phương tiện bước đầu.

Các Đạo tràng Tịnh Độ, khi tụng kinh, đến bài hồi hướng phát nguyện đều đọc: "Hoa khai kiến Phật NGỘ VÔ SANH".- Nghĩa là mong muốn (được) Thấy Phật, để thoát sanh tử mà vào Vô Sanh.

Vấn đề SANH TỬ và VÔ SANH.- Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:

A Nan ! Ông còn chưa rõ, tất cả tướng phù trần hư huyễn đều là vật huyễn sanh huyễn diệt trong bản thể Như Lai tàng.

Các huyễn vọng gọi là tướng, tánh thực của tướng là thể giác minh mầu nhiệm (Diệu giác minh thể).

Năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, nhân duyên hòa hợp vọng gọi là sanh, nhân duyên chi ly vọng gọi rằng diệt. Chúng sanh không biết sự sanh diệt đi lại, chỉ là sự vận hành biến dịch mầu nhiệm của Như Lai tàng.

Sự vật hiện tượng luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Trong Như Lai tàng tìm cho ra tử sanh mê ngộ đến đi, không thể được.(hết trích)- Như vậy.- Sự Sanh Tử có 2 hướng là: 1. Mê - 2. Ngộ.

Trong kinh có nói về:

* 2 đường Sanh Tử:

1/. Phân đoạn Sanh tử. 2/. Biến Dịch Sanh tử.

+ 1/. Phân đoạn Sanh tử.- Phần Đoạn Sanh Tử, còn gọi là Phần Đoạn Tử (分段死), Hữu Vi Sanh Tử (有爲生死),tức chỉ chúng sanh mỗi đời quả báo chiêu cảm không giống nhau, cho nên hình tướng, thọ mạng cũng khác nhau; đó được gọi là Phần Đoạn Thân (分段身). Sau khi thọ thân này, tất phải có một lần kết thúc sinh mạng, vì vậy có tên là Phần Đoạn Sanh Tử.- Phần đoạn sanh tử này nó tương tục hằng chuyển như bộ lưu.

(Ngài Hồng Dương có bài luận):

Tương tục có ba thứ: phiền não tương tục,nghiệp tương tục,khổ tương tục.Họp cả ba lại gọi là phân đoạn sinh tử. Đây ý nói sinh tử tương tục là do hoặc nghiệp, và khổ tổng nhiếp mười hai hữu chi từ chi vô minh đến chi lão tử.

Như vậy, sự sinh diệt biến dị của các pháp là do nhân duyên đủ tác động mà hiện hữu hay biến dịch.Về mặt thể sự hiện hữu các pháp lệ thuộc tánh Không.Về mặt biểu dụng, các pháp hiện hữu theo giả hợp về hiện tướng qua giả danh, sinh, trụ,dị diệt trong sát na hay trong một thời kỳ.Vô thường chính là tướng giả hợp (Vô thường tức thị Tướng). Duyên khởi chính là tướng hóa dịch của vật thể ( Dụng). Ở đây, vì sự vật hiện hữu qua tướng giả hợp nên chúng được coi như là tướng giả.Tướng giả luôn luôn thể hiện tính chất vô thường bất định của các pháp, do đó các pháp luôn luôn hóa dịch đổi mới qua luật tắc duyên khởi mà hiện hữu.Bởi thế các pháp luôn luôn ở trong giả tướng mới, sau trước không đồng nhất không dị biệt, tiếp nối liên tục, tương tục bất đoạn, theo luật nhân quả mà thành.- Nghĩa là hằng chuyển như bộ lưu-(hết trích)

+ 2/. Biến Dịch Sanh tử.- Còn gọi là “vô vi sanh tử”, là sự sanh tử của hàng A La Hán, Bích Chi Phật cho đến Đại Lực Bồ Tát. Do dùng nghiệp phân biệt vô lậu làm nhân, dùng vô minh trụ địa làm nhân để chiêu cảm báo thân thù thắng, vi tế, mầu nhiệm. Do dùng đại nguyện đại bi vô lậu để chuyển biến cái thân sanh tử có hạn lượng (phần đoạn sanh tử) thành cái thân vi diệu thù thắng, thân ấy do nguyện lực cảm thành nên gọi là Biến Dịch (thay đổi). Do Thân này vì nguyện lực cảm thành nên diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn, vì thế còn gọi là “bất tư nghị thân”. Do nguyện lực cảm thành nên khi thệ nguyện đã mãn, hoặc cơ duyên hóa độ đã hết bèn xả thân, chứ không phải vì nghiệp lực quyết định thọ mạng; vì thế, gọi là “biến dịch”, tức thay đổi theo hoàn cảnh và căn cơ của người được hóa độ.(lượt trích)

Thưa các Bạn. Sanh tử là chỉ là các Niệm Tình- Tưởng "Vọng hiện" nên Vô Thường.

* Ngoài cái đời sống "Sanh tử Vô Thường", "Sanh tử bì lao" của phàm nhân. Vẫn còn đời sống "Vô Sanh" Vô ưu vô diệt của bậc Thánh giả.- Đây là đích đến của người tu Đạo Phật.

Vậy Đời sống Vô Sanh được tìm thấy ở đâu ?

Kính các Bạn. Đại Trí Độ Luận nói:

Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.

Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật.

Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có,là vô tự tánh.

Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.

Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rông, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung....(hết trích)

Vâng. Chúng ta nên dùng trí huệ Bát Nhã mà quán chiếu Vô Sanh ấy...

Vậy quán như thế nào ?

kinh Bát Nhã dạy: "Vô Lão tử diệc vô lão tử tận. Nghĩa là thật không có già chết, cũng không có lúc hết già chết"

Vậy thế nào là Vô Sanh ?

Đáp: Vô sanh mà kinh nói ở đây là vô sanh pháp nhẫn nghĩa là nói lên tánh vô sanh của vạn pháp tức là sanh mà không thật sanh, sanh để rồi diệt và diệt mà không phải thật diệt, diệt để rồi lại sanh, sanh sanh diệt diệt vô cùng vô tận.

Nói cách khác trong thế gian nhân duyên trùng trùng nương gá tác động hình thành thì gọi là sanh và khi nhân duyên trùng trùng tan rã thì gọi là diệt. Vì thế sanh không thật sanh và diệt cũng không thật diệt.

Vì ngộ được chân lý vô sanh nên xem tấm thân thất đại (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức) này cũng như mây tụ tán hợp tan vậy thôi. Mà đã là “Ngũ uẩn phù hư không khứ lai” thì con người chẳng có gì phải sợ khi tấm thân này còn và chẳng có gì đau khổ khi nó mất.

Kinh Niết Bàn dạy:

Chư hành vô thường,
Thị Sanh diệt pháp.
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

dịch:

Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.(hết trích)

Có bài kệ về đời sống "Vô Sanh":

"Bước vân du biết nơi nào dừng lại
Gieo duyên rồi Chân Tính tự khai hoa
Không - Thời gian nào cũng phải nhạt nhoà
Nơi Tính Giác vẫn muôn đời Bất Tử.

Thế gian ơi, đời vẫn là cuộc lữ
Bước đi - về như huyễn cũng như chân
Thấy Niết-bàn trong sinh tử phù vân
Ai ngờ được bờ mê là Bến Giác!"
(Thiền Sư Viên Minh)

pháp Bảo Đàn Kinh. có pháp thoại:

Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải, Quảng Châu đến thưa hỏi, thưa rằng:

Học nhân từ xuất gia, xem kinh Niết-bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thương xót chỉ dạy.

Tổ bảo: Chỗ nào ông chưa rõ?

Thưa rằng:

Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, nơi đây con nghi ngờ.

Tổ hỏi: Ông nghi như thế nào?

Thưa rằng:

Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, Pháp thân có thường không tri không giác. Kinh nói: “sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?

Đây là ngài Chí Đạo hỏi Tổ ý nghĩa bài kệ trong kinh Niết-bàn:

Chư hạnh vô thường,
Thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

Tịch diệt là vắng lặng, là mất hết. Ngài Chí Đạo hỏi: Nếu Sắc thân chết rồi thì làm sao vui? Còn nếu Pháp thân tịch diệt thì Pháp thân là vô tri, lấy cái gì mà vui? Vì sao nói: tịch diệt là vui?

Nếu là Sắc thân, khi Sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu Pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại Pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt.

Nếu từ thể khởi dụng, từ dụng trở về thể, như vậy mãi thì sanh lại sanh tức là gặp cái lỗi vô cùng.

Nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết-bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?

Khi dấy lên là sanh, khi lặng xuống là diệt; khi lặng xuống không sanh trở lại nữa tức là Niết-bàn, đó là bị cấm chỉ không cho sanh, còn gì mà vui, sao kinh lại nói tịch diệt là vui?

Tổ quở:

Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.

Lời giải: Tổ quở ngài Chí Đạo, nếu hiểu như vậy là chấp có hai mặt rõ ràng, một là Sắc thân là vô thường, hai là Pháp thân là thường, tức là chấp hai bên, chấp cái thường ngoài cái vô thường nên nói cái tịch diệt ngoài cái sanh diệt, như vậy là chấp lầm lẫn. Phật thấy tất cả chúng sanh, ngay nơi thân sanh diệt có cái vô sanh, nhưng chúng ta không nhận được điều đó nên mãi chịu luân hồi. Phật bảo thân năm uẩn là hư giả để chúng ta nhận ra cái chân thật ngay trong năm uẩn, chớ không phải rời năm uẩn mà riêng có Pháp thân. Ngay trong năm uẩn này nhận ra được Pháp thân bất sanh bất diệt, mà Pháp thân là cái lặng lẽ thường vui, chớ không phải diệt hết Sắc thân này rồi mới gọi là vui. Ngay nơi Sắc thân này mà nhận được cái tịch diệt lặng lẽ thường hằng của mình, đó gọi là “tịch diệt là vui” tức là vui ngay khi nhận được cái tịch diệt, chớ không phải đợi hoại thân này rồi mới riêng có cái vui Niết-bàn. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo sanh tử rồi chấp sanh tử là thật, đó là chúng ta quên đi cái chân thật của mình, vì vậy Phật mới bảo thân sanh tử này là tướng năm uẩn hư giả, đừng lầm nó, phải bỏ cái giả để hướng về cái thật. Nhưng thật ra cái giả với cái thật không phải là hai, nó không rời nhau, không chạy theo cái giả thì cái thật hiện tiền; cho nên nói rằng sanh diệt khi diệt rồi tức là tâm niệm sanh diệt của mình được lặng rồi, thì tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi nó hiện tiền cũng không khởi niệm tịch diệt hiện tiền, tức là không có cái lượng tịch diệt hiện tiền thì ngay đó tịch diệt là vui. Nói một cách khác là sống với cái hiện lượng nghĩa là sống ngay trong hiện tại mà không có niệm nghĩ đến hiện tại, hay nói theo ngài Vĩnh Gia ngay nơi chỗ đó (đương xứ) mà không có niệm ngay đó, đó mới gọi là chân thật. Sống được như vậy mới gọi là thường lạc. Nếu còn một niệm chen vào đều không phải là thường lạc.

Tổ lại bảo rằng nếu chấp riêng có cái sanh ở ngoài cái vô sanh, hay có cái sanh diệt ở ngoài cái tịch diệt, là chấp hai bên, gọi là chấp thường chấp đoạn, đó là ngoại đạo chớ không phải Phật pháp. Chúng ta ngày nay học đạo vẫn còn lầm lẫn, cứ nghĩ ngoài Sắc thân này còn có thân Phật, cho nên khi ngồi tu mà mong thấy thân Phật mình phóng quang v.v... đó là quan niệm sai lầm.

Hãy nghe ta nói kệ:

Vô thượng Đại Niết-bàn,
Viên minh thường tịch chiếu,
Phàm ngu vị chi tử,
Ngoại đạo chấp vi đoạn.

Đại Niết-bàn vô thượng tròn sáng, thường lặng lẽ mà chiếu soi, phàm ngu gọi đó là chết, còn ngoại đạo chấp là đoạn, tức ngang đó là hết, chớ không ngờ chính ngay nơi mình có Đại Niết-bàn tròn sáng và thường chiếu soi, ai ai cũng đều sẵn có không riêng người nào.

(trích Đàn kinh)


Tóm lại: Để xin kết thúc bài viết này:

+ Nếu chấp riêng có cái sanh ở ngoài cái vô sanh, hay có cái sanh diệt ở ngoài cái tịch diệt, là chấp hai bên, gọi là chấp thường chấp đoạn, đó là ngoại đạo chớ không phải Phật pháp.

+ Nếu Diệt đi mọi ý niệm lầm chấp (Niệm tình, Niệm Tưởng) về Sanh tử, lúc ấy Tịch Diệt - Niết Bàn - Vô Sanh .- hiện tiền ngay trước mắt.

Vô Sanh là vậy. Vô Sanh ở ngay trong Sanh Tử.- Chỉ cần Phản Quang tự kỷ. Vô Sanh, Niết Bàn, Chân Như ... đều ở tại Tâm ta.

Kính mong Đại Chúng siêng năng Tham cứu.- Tham cho đến khi trí tuệ bừng sáng, tháo gỡ hoàn toàn cái gút thắt của vấn đề, chừng đó, hành giả chợt thấy:

"Bát nhã hoa khai vạn pháp, tức tâm, tức Phật"
"Bồ đề quả thục Nhất chân phi sắc phi không".



Tịnh Độ Tông - Page 2 Cay-nh10

cảm tác: Nhất chi mai

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dịch:
“Xuân qua trăm hoa rụng.
Xuân lại nở trăm hoa.
Trước mắt sự đời thoảng,
Trên đầu hiện tuổi già.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết;
Ngoài sân đêm trước một cành mai. ”
(Mãn Giác TS)
Kính mong Đại chúng đồng nhận ra pháp Vô Sanh. Đồng Vãng Sanh Tịnh Độ, Đồng thành Phật Đạo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang

Mong Thầy làm rõ thêm chỗ "Biệt giáo" (hay là chỗ tiểu dị trong "đại đồng tiểu dị") mà các tín đồ Tịnh độ tông thường nương vào để cho rằng không thể lấy Thông giáo để liễu giải Tịnh độ tông?

Kính, trừng hải
 
Last edited:

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Kinh Pháp Hoa, Phật nói trí tuệ của Như Lai rất sâu không lường được, hàng thanh văn duyên giác bồ tát cũng không thể thông thấu.

Phật nói 3 thừa là 1, bồ tát không biết việc này, k thể gọi là bồ tát.

Phật dùng phương tiện giáo hóa: Dược thảo dụ, Hóa thành dụ, 3 chiếc xe.v..v.. "Dụ" cho chúng sanh thoát khỏi bể khổ mà vào được Niết bàn. Cho nên không thể nói là vọng ngữ.

Cố Hòa Thượng, Pháp Sư Tịnh Không từng chia sẽ: nghiêm cứu kinh điển, có nhiều chổ không hiểu, mâu thuẩn, những lúc như thế Ngài đều lại Phật. 1000 lại không thông thì 2000. Cứ như vậy tự nhiên thông suốt.

Kinh Pháp Hoa nói: kẻ chưa chứng mà nói đã chứng, chưa được mà nói đã được.

Kinh Dược Sư nói: người ngu như thế, tự mình đi vào con đường tà kiến, lại còn làm cho vô lượng ức triệu hữu tình cùng theo xuống hố hiểm sâu.

A Di Đà Phật.
Hoan hỷ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Mô Phật VQ kính cảm ơn Bác Trừng Hải và Bạn Vô Năng đã xem và Thảo luận.
hồng1.jpg
hồng1.jpg

Vâng. VQ xin mượn một phần nhỏ trong ý của Bạn Vô Năng (có bổ sung cho đúng ý kinh) để hầu chuyện với Bác Trừng Hải và Các Bạn "Tri Âm".
Vâng ! Cái câu của Bạn Vô Năng: " Phật nói trí tuệ của Như Lai rất sâu không lường được, hàng thanh văn duyên giác bồ tát cũng không thể thông thấu."
Câu này. Nguyên bản trong kinh Pháp Hoa là: “Duy Phật dữ Phật nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng”.
Nghĩa là Chỉ có PHẬT với Phật mới biết rõ Thật Tướng các Pháp.

Hay rất nhiều kinh. Khi đến chỗ thâm sâu. Đức Phật thường hay nói: Sức suy lường của các ông không thể biết được.- Chỉ có PHẬT với Phật mới có thể Biết.

Kính Bác Trừng Hải. Trước khi đi sâu vào câu hỏi của Bác. Chúng ta thử phân tích Ý Kinh mà Bạn Vô Năng đã nêu trên (Chỗ này cũng là chỗ các Bạn tu Tịnh Độ hay vin vào đó để sinh ra kiến giải mà Bác Trừng Hải gọi là : các tín đồ Tịnh độ tông thường nương vào để cho rằng không thể lấy Thông giáo để liễu giải Tịnh độ tông).

Mời Các Bạn cùng Thảo luận.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113


Bài 9.- Niệm là đầu mối sanh tử.

Như bài kinh trên. Phật dạy: Chúng sanh phải chịu sanh tử luân hồi. Là do kết quả TÌNH hay TƯỞNG trong tâm thức mà có ra. (Tình như các niệm tham sân si v.v...Tưởng như là các Niệm giới định huệ v.v... )

Kính chào chừng thầy đã quay lại diễn đàn!
Xin phép thảo luận: Thầy có hiểu biết về Niết Bàn (còn có thực chứng Niết Bàn hay không thì ... ) nhưng thầy chưa hiểu được về pháp vãng sanh.

1. Người ở vãng sanh Cực Lạc có 9 phẩm. Ngoài trừ Thượng Phẩm vãng sanh được nghe pháp âm tối thượng liền chứng ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. 8 phẩm còn lại đều phải tu tập thêm một thời gian mới có năng lực chứng ngộ Niết Bàn (diệt thọ tưởng định).
=> Điều này chứng tỏ: quan điểm chỉ khi chứng Thánh rồi vãng sanh của Thầy là sai lầm.

Muốn vãng sanh chỉ đặt trọn lòng tin nơi 48 đại nguyện và chí thành phát nguyện muốn về cõi nước Cực Lạc, thực hành tâm ấy cho kiên cố không bị các thứ ngũ dục của thế gian làm thối lui tâm nguyện, đều được vãng sanh. Hễ có tâm nghi ngờ hoặc thối thất thì rất khó để vãng sanh. Vì vậy, ngày ngày tại nơi thâm tâm phải nhớ Phật A Di Đà, vãng sanh là trên hết, ... làm cho hạt giống vãng sanh lớn mạnh và kiên cố thì ắt hẳn vãng sanh.

2. Về tình, tưởng thầy cũng hiểu nó gây ra luân hồi là sai.

Luân hồi sanh tử là gốc là do tâm thức vô minh mê muội câu sanh pháp trần mà có. Tình và tưởng thể hiện mức độ câu sanh, tương ưng các thứ cảnh giới sai biệt, không phải Niết Bàn, cho nên thuần tưởng cũng không phải Niết Bàn.


Kính bạn KCTL

Tiểu Thừa thì VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN.- Bạn bác Vô Ngã nên bạn đâu có Niết Bàn !

Đại Thừa ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.- Ngũ uẩn có 1 phần xác thân giai không. 4 phần Tâm thức giai không. Bạn cũng bác ngũ uẩn giai không nên bạn không sao thoát khỏi khổ ách !

Không được Niết Bàn tức không có LẠC.
Không thoát khổ ách tức bạn đang còn KHỔ.

Kết luận: Bạn Khổ không Lạc tức là chưa được Vãng Sanh.
Bạn chưa bao giờ Vãng Sanh. Thì kiến giải Vãng Sanh của bạn chỉ là tưởng tượng mà thôi.

Bạn nên suy gẩm lại ạ.


Đúng vậy: không hề có " một cái hồn bất tử" sanh tử luân hồi, tất cả đều là nhân duyên, suy cho cùng đều là biến hiện của (cộng đồng) Chân Tâm.

Phần kết luận của Thầy thì hơi thái quá. Vãng sanh Cực Lạc là do Tín-Nguyện-Hạnh chưa đến phút chót thì chưa biết được; nhưng với Tín - Nguyện bền chắc thì chắc chắn rồi, chứ không thể dựa vào hiện tại Khổ hay Lạc mà quả quyết người khác vãng sanh Cực Lạc hay không.

Ở đây nói vãng sanh Cực Lạc; còn vãng sanh nghĩa khác thì Thầy cũng nên nói cho rõ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113

Bởi vậy:
CHÚNG TA NÊN TỰ TU, TỰ VÃNG SANH, TỰ THẤY PHẬT, TỰ NGỘ PHÁP VÔ SANH... CHÚNG TA TU ĐẾN ĐÂU, CHỨNG NGỘ ĐẾN ĐÓ, KHÔNG NÊN NHẸ DẠ CẢ TIN, KHÔNG ÃO TƯỞNG. - NẾU ÃO TƯỞNG THEO CHIẾC BÁNH VẼ CỦA KẺ MÊ LẦM, THÌ UỔNG PHÍ CÔNG TU, MÀ CHẲNG CÓ KẾT QUẢ. HÃY TỰ THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI. PHẬT TÂM TA LUÔN SOI SÁNG.

Đây là dựa vào tự lực nơi mình, chứ không hề nương tựa vào 48 nguyện.
Vì 48 nguyện hoạt dụng hiện tiền Cực Lạc Thế Giới thì thầy không hề thấy biết.
Bản thân thầy có thể áp dụng cho riêng thầy và những người có duyên nhưng tuyệt nhiên lối suy nghĩ này chẳng thể áp đặt lên cho người tu niệm Phật.

Người tu niệm Phật A Di Đà vãng sanh Cực Lạc thì nhất thiết phải đặt trọn lòng tin vào bản nguyện của Phật A Di Đà, có chút nghi nghờ khó mà vãng sang mà nếu có sanh thì cũng vào biên địa.


Đáp: Theo VQ Niệm Phật mà để được Nhất Tâm, chúng ta phải lần lượt tu 3 tầng bậc:

1/. Đầu tiên chúng ta tu giới giữ 5 giới.- Do có giới là chúng ta xã ác Pháp.- giai đoạn này kinh gọi là "Ly sanh hỷ lạc". Nghĩa là do có giới mà tâm ly khỏi ác Pháp mà sanh ra hỷ lạc. Đây là cảnh giới Sơ Thiền. Phật dạy .- Sơ Thiền có 5 trạng thái: Tầm Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm.- Như vậy khi đến chùa đã quy y thọ giới là chúng ta đã đến tầng thứ I của Nhất Tâm .

2/. Kế đến chúng ta Định, là tu Niệm Phật, đến giai đoạn "Vô Tác Diệu Lực". Nghĩa là không cần dụng tâm mà trong tâm vẫn tuông ra câu Niệm Phật. Thiền gọi là Nhị Thiền Định Sanh Hỷ lạc. Nhị Thiền có 1. Hỷ 2. Lạc 3. Nhất Tâm.

3/. Giai đoạn 3 là tu Huệ. Cũng là trọng yếu để Nhất Tâm.


Thầy đưa ra quy trình này là Thánh đạo môn, không khế hợp với căn cơ thời kỳ mạt pháp này. Tất nhiên càng không phải là Tịnh Độ Tông A Di Đà Phật, nó chỉ là góc cạnh thượng phẩm trong 9 phẩm vãng sanh.
Thánh mà tin 48 NGUYỆN thì vãng sanh. Nhưng vãng sanh thì không nhất thiết phải là Thánh.

Bản thân thầy hoàn toàn không cần tới Năng lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

Thầy nên biết rằng "SỰ TIẾP DẪN CỦA PHẬT A DI ĐÀ" LÀ TINH HOA CỦA PHÁP TỊNH ĐỘ NÀY.

Như hạng hạ phẩm hạ sanh: cả đời tạo ngũ nghịch tội trọng nhưng giờ phút lâm chung có thiện tri thức đến chỉ dạy phát khởi lòng tin 48 nguyện và Phật A Di Đà, xưng tán 10 câu Phật hiệu mà thoát địa ngục rồi vãng sanh đến Cực Lạc. Hạng này, tất cả pháp môn khác đều phải bó tay. Ở đây, VNBN muốn nói năng lực tiếp dẫn của 48 nguyện chứ không phải bảo học tập theo hạ phẩm đâu nhé.

Người nào nói pháp tịnh độ mà không đề cao Tín-Nguyện-Hạnh đều là đang nói pháp môn khác.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Kính Thiện Tri Thức VNBN. Năm mới chúc Bạn an vui, chóng Vãng Sanh ạ.

Theo thứ tự câu hỏi thì Bác Trừng Hải đến trước. Bạn vui lòng xếp hàng chờ tới lượt ạ.

Mến
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Kính Thiện Tri Thức VNBN. VQ kính chúc Bạn An vui, sớm vãng sanh ạ.

Bạn vui lòng cho VQ thảo luận theo thứ tự "Xếp hàng" ạ.

Như thế .- Nên chăng chúng ta tập trung câu hỏi của Bác Trừng Hải (Để khỏi rối đội hình ạ)
Dạ, VNBN vừa viết tiếp theo đấy ạ.
Đều đặc biệt của pháp môn Tịnh độ là ở 48 đại nguyện đó ạ. Nguồn cơn là ở đó.
Nếu không nương nhờ 48 đại nguyện thì không phải tu Tịnh độ Cực Lạc.

Thầy có tin năng lực của 48 đại nguyện này không? Đặc biệt là năng lực tiếp dẫn. Kể cả các đại Bồ Tát nếu chưa từng nghe về 48 đại nguyện này cũng không tìm thấy Cực Lạc thế giới đâu ạ!
Ngài Mục Kiền Liên dùng năng lực của tự mình, tìm kiếm Cực Lạc thế giới nhưng cũng không tìm thấy.
Nếu không nhờ thần lực của Phật Thích Ca Mâu ni thì chẳng ai ở ta bà thế giới thấy biết cả, kể cả Đại Bồ Tát.
Muốn vãng sanh Cực Lạc đều phải nghe nói, rồi tin nhận, phát tâm,.... chuyên tâm nhớ nghĩ mãn đuyên mà tâm ấy còn thì liền được tiếp dẫn đến Cực Lạc.

Cho dù Thầy có chứng Niết Bàn (nhưng chưa pải Phật) và chưa từng nghe nói đến Cực Lạc thì thầy không hề đến được Cực Lạc thế giới thân cận Phật A Di Đà cả.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Dạ, VNBN vừa viết tiếp theo đấy ạ.
Đều đặc biệt của pháp môn Tịnh độ là ở 48 đại nguyện đó ạ. Nguồn cơn là ở đó.
Nếu không nương nhờ 48 đại nguyện thì không phải tu Tịnh độ Cực Lạc.

Thầy có tin năng lực của 48 đại nguyện này không? Đặc biệt là năng lực tiếp dẫn. Kể cả các đại Bồ Tát nếu chưa từng nghe về 48 đại nguyện này cũng không tìm thấy Cực Lạc thế giới đâu ạ!
Ngài Mục Kiền Liên dùng năng lực của tự mình, tìm kiếm Cực Lạc thế giới nhưng cũng không tìm thấy.
Nếu không nhờ thần lực của Phật Thích Ca Mâu ni thì chẳng ai ở ta bà thế giới thấy biết cả, kể cả Đại Bồ Tát.
Muốn vãng sanh Cực Lạc đều phải nghe nói, rồi tin nhận, phát tâm,.... chuyên tâm nhớ nghĩ mãn đuyên mà tâm ấy còn thì liền được tiếp dẫn đến Cực Lạc.


Cho dù Thầy có chứng Niết Bàn (nhưng chưa pải Phật) và chưa từng nghe nói đến Cực Lạc thì thầy không hề đến được Cực Lạc thế giới thân cận Phật A Di Đà cả.
Kính Thiện Tri Thức VNBN. Năm mới chúc Bạn an vui, chóng Vãng Sanh ạ.

Theo thứ tự câu hỏi thì Bác Trừng Hải đến trước. Bạn vui lòng xếp hàng chờ tới lượt ạ.

Mến
hồng1.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên