Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
TRI KIẾN PHẬT. (tt)

Tri kiến Phật. Không có nghĩa là Tri Kiến (của) Phật.- Mà là Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta).

Kinh Pháp Hoa nói: "Các đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để được thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời; vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời."

Thế nào là : Tri- Kiến (kiểu) Phật (của chính ta) ?
Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tri kiến Vô Kiến tư tức Niết Bàn. Tri kiến lập Tri, tức vô minh bổn".
Nghĩa là: Thấy biết mà vựng lập nơi Thấy biết là gốc của Vô Minh; Thấy biết mà không vựng lập nơi Thấy biết là gốc Niết Bàn.

Các Kinh điển hệ Nikaya có nói về 4 cấp độ Tri kiến:

+ Tưởng tri: giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấy đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tương như màu xanh, vv. Hoặc như người chưa có Chánh kiến, chỉ thấy biết bằng tưởng uẩn.

+ Thức tri: Sự biết bằng 6 giác quan, bằng Ý thức phân biệt.

+ Thắng tri (abhijànàti) nghĩa là thấy biết thù thắng, vượt lên trên sự hiểu biết thông thường của thế gian, sự thấy biết đưa đến ly tham, phát khởi nhờ tu tập Tăng thượng giới (Adhisìla), Tăng thượng tâm (Adhicitta), Tăng thượng trí tuệ (Adhipanna), thấy biết trực diện, thuộc Chánh niệm (Sammàsati) và Chánh định.

+ Liễu Tri: Sự Thấy biết của Bậc giác Ngộ, không còn Vô minh che tâm.

* Trong kinh Pháp Môn Căn Bản (Kinh Trung Bộ), Thế Tôn nói có đến 4 hàng người:
Phàm Phu (giống đứa bé) thì TƯỞNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Hữu học (giống người nhà quê) thì có thể THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên
A La hán (giống người nhà quê) thì đã THẮNG TRI về sanh vật đến chư thiên.
Phật (giống người đổi tiền) thì LIỄU TRI về sanh vật đến chư thiên.

Kính các Bạn:

+ Tưởng Tri và Thức Tri là Tri Kiến Phàm phu và chúng sanh.- Nó đầy dẩy phân biệt, suy lường theo Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.- Nên là Vọng Tưởng, Vọng Tâm.

+ Thắng Tri: Là sự Thấy biết qua Thiền Định của Thanh Văn Duyên Giác.

+ Liễu Tri: Là ""Tri kiến Vô Kiến tư tức Niết Bàn".- Sự Thấy biết bằng Thập Trí Lực của Chư Phật, Thấy biết Như Thị Nhân, Như Thị Duyên, Như Thị Cứu Cánh Bản mạc. v.v....- Đây là TRI KIẾN PHẬT.

Như vậy. Chúng ta nên tự quán, tự chiếu xem mình dùng cái Tri kiến nào để Văn- Tư- Tu hầu tri nhận được THẬT NGHĨA của Kinh Phật dạy.
phật3.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Tri Kiến Phật ở đâu ?

Kinh Pháp Bảo Đàn, có pháp thoại:

"Tổ lấy áo cà-sa che quanh, chẳng cho ai trông thấy, rồi giảng kinh Kim Cang cho nghe. Đến câu ‘Nên sanh tâm từ nơi chỗ chẳng trụ vào đâu cả.’ Huệ Năng vừa nghe liền đại ngộ, hiểu rằng hết thảy muôn pháp chẳng rời tự tánh. Liền bạch Tổ rằng: ‘Ngờ đâu tự tánh vốn tự thanh tịnh. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động. Ngờ đâu tự tánh sanh ra muôn pháp.’ " (Hết trích. )

Kính các Bạn. Tự Tánh của Ta có đủ cả. Có cả TRI KIẾN PHẬT đó.

Kinh Đại Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh."
Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.(hết trích)

Kính các Bạn:
  • Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
  • TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ.

duy_tz11.jpg
Xoay lại tự Tâm, không theo ngoài cảnh.- Dùng cái Tri kiến Phật ấy, Tức là Phật Tâm của ta lắng nghe Đức Phật toàn giác nói Thật Nghĩa. Ấy là:

“Duy PHẬT (toàn Giác) dữ Phật (Phật Tâm ta) nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng (Thật nghĩa)”.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Kính Bác Trừng Hải và Các Bạn.

Câu hỏi của Bác Trừng Hải: " làm rõ thêm chỗ "Biệt giáo" (hay là chỗ tiểu dị trong "đại đồng tiểu dị") mà các tín đồ Tịnh độ tông thường nương vào để cho rằng không thể lấy Thông giáo để liễu giải Tịnh độ tông?"

VQ xin trả lời: Do Tưởng Tri và Thức Tri. Nên " một số không ít tín đồ Tịnh độ tông thường nương vào để cho rằng không thể lấy Thông giáo để liễu giải Tịnh độ tông?"

Bởi vì :

Nhất pháp năng minh vạn Pháp Đồng,
Chỉ nhơn sai biệt (Tưởng- Thức Tri) trí nan thông.
Cầu huyền vật đắc ly thanh sắc,
Chấp trước na năng liễu Tánh Không.

Cung kính Bác Trừng Hải và Các Bạn Hiền.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính thưa Thầy

Đúng vậy,

Đắc nhất tâm thì liễu đạt chỗ 84 vạn pháp môn đều vô phân biệt (Không).
Do vậy, kẻ thấy có sự sai biệt chỉ bởi do trí chưa khai thị Phật tri kiến.
Muốn đắc chỗ huyền vi (Đạo) ấy thì tâm phải ly rời danh, sắc.
Bởi còn bám chấp vật thì làm sao liễu đạt Tánh Không,

Kính
trừng hải
 
Last edited:

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Mô Phật.
Bảo sao có người lại thích đi... chửi bới, nhục mạ người khác.

Muốn đến Mỹ đâu chỉ dùng tâm mà đến được, cần chuẩn bị, hành trang, cả một chuỗi nhân duyên mới thành tựu quả.
Muốn đến... Triều Tiên, đâu phải chỉ cần tâm và hành trang mà đến được, vì nước Triều Tiên bế quan tỏa cảng, không phải người thân phận đặc biệt thì KHÔNG THỂ ĐẾN.
Cõi tịnh độ của Phật không phải nơi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Kinh Bát Chu Tam Muội đã nói rõ, người đã chứng Niệm Phật Tam Muội, thấy Phật và Cực Lạc ngay trước mắt, nhưng muốn về tịnh độ cần niệm Phật liên tục, nương Phật Lực mới về được.

Mô Phật... con xin hỏi ngài VQ, nếu ngài đã liễu tri TRI KIẾN PHẬT, vậy ngài đã có cái thấy... như Phật Thích Ca chưa?
Phật quán nhất bát thủy,
Bát vạn tứ thiên trùng,
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sinh nhục.
Oṃ vaśi pramaṇi svāhā.


_78cc0659-f85a-44b3-b4b4-8138da22b3e7_result.jpg


Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy vô số vi trùng siêu hình trong bát nước, nên trước khi uống nước ngài trì tâm chú để không làm tổn hại sinh mạng chúng sinh. Ngày nay sau hơn 2500 năm, khoa học phát triển và con người thông qua kính hiển vi đã thấy được sự thật này. Lời kinh này của Phật là TRỰC NGHĨA, không phải HUYỀN NGHĨA, lời nói sao thì sự thật như vậy.
Người tu Tịnh Độ cần y cứ vào lời liễu giải của các bậc Tổ của Tịnh Độ Tông để vững tín, nguyện, hạnh.

Đức Pháp chủ GHPGVN: “Làm mất tín tâm của Phật tử là phá hoại Đạo pháp”​

“Số lượng Tăng Ni thuộc GHPGVN ngày nay đã hơn 5 vạn người. Với số lượng tăng trưởng đông như vậy chắc chắn nhiều vấn đề cũng nảy sinh, kể cả tệ nạn, cho nên, cần điều chỉnh và xử lý để làm thanh tịnh đoàn thể xuất gia, giữ sự kỷ cương, góp phần trang nghiêm Giáo hội. Bởi nếu không, những trường hợp dù là cá nhân nhưng có thể làm tổn thất tín tâm của người Phật tử, gây hiểu lầm trong xã hội về Phật giáo, tổn hại là không nhỏ”, ngài nói.

Đức Pháp chủ cũng nhắc lại nguyên nhân chế luật thời Đức Phật tại thế, theo sự phát triển của Tăng đoàn về số lượng, với sự gia nhập của nhiều thành phần xã hội và trải rộng trên nhiều vùng văn hóa.

Một hành giả nếu an trú trong Chánh định, thì không cần câu chấp vào giới luật. “Chứng ngộ, đắc các quả vị thánh là cốt lõi trong sự nghiệp tu hành của người xuất gia. Tuy nhiên, tất cả chúng ta ở đây, kể cả tôi, đều chưa chứng đắc A-la-hán nên phải nhờ đến giới luật và nỗ lực giữ gìn tịnh giới để có thể đi trọn con đường tu hành, đạt đến chân linh thường hằng trong mỗi người; Giữ giới và trì luật, từ đó có oai nghi tế hạnh, trên cả hai phương diện giới tánh lẫn giới tướng, để vừa tu tập vừa phụng sự theo chức trách mà Giáo hội, Tăng đoàn giao phó”, Đức Pháp chủ GHPGVN huấn thị.

https://giacngo.vn/duc-phap-chu-ghp...a-phat-tu-la-pha-hoai-dao-phap-post67680.html


Mô Phật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Lời nói đầu: nếu KLL có nói gì sai xin thày VQ cứ tận tình chỉ rõ .. KLL nguyện học hỏi theo [smile]

** Có Mắt Chẳng Nhìn Thấy Muôn Ngàn Vi Trùng [smile]


Phật quán nhất bát thủy

Bát vạn tứ thiên trùng

Nhược bất trì thử chú

Như thực chúng sanh nhục

Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha (Tam biến)

Nghĩa:

Phật thấy một bát nước

Tám vạn tư vi trùng

Nếu không trì chú này
Như ăn thịt chúng sanh.


cho nên .. cái hình ảnh ông Phật Thích Ca cầm 1 bình nước trong tay ... nhìn thấy trong bát nước có muôn ngàn vi trùng ..

ngày xưa hỏng có kính hiển vi .. mắt thường lại hỏng thể thấy vi trùng .. nhưng ông PHẬT lại tháy VI TRÙNG ----> CÁI THẤY MÀ MẮT NGƯỜI THƯỜNG KHÔNG THỂ THẤY ---> do đó mới gọi là TRÍ TUỆ [smile]

*** (ngày xưa chẳng có kính hiển vi . chẳng thể soi để thấy bằng mắt .. cho nên .. nhìn thấy do hiểu được như vậy .. chắc hẳn phải do tư duy, quán sát, học hỏi nhân quả từ chén nước, từ những xác hư thối .. ... vv [smile] ---> cho nên mới thấy VI TRÙNG)


(1) CÓ MẮT CHẲNG NHÌN THẤY TAM GIỚI ---> TAM GIỚI DUY CHỈ NHẤT TÂM - NHƯ LAI TẠNG
cũng như bốn câu thơ trên .. có mắt mà hỏng nhìn thấy ... Ồ .. còn có 1 thí dụ nữa nè ...

Ai trong chúng ta chẳng có tâm .. có mắt .... nhưng có thể nói là rất nhiều người sẽ rất mơ hồ về tam giới ... và làm sao nhìn thấy tam giới

tam tánh tam lượng thông tam cảnh

tam giới luân thời --> DỊ KHẢ TRI (có thể biết)

tương ưng tâm sở ngũ thập nhất

thiện ác lâm thời biệt phối chi - Duy Thức Học, Thích Thiện Hoa
vậy thì có phải là vẫn giống nhau không ... vẫn có mắt .. mà vẫn chảng nhìn thấy được CHƠN TÂM [smile] .. tức là NHƯ LAI TẠNG [smile] ... và chẳng nhìn thấy muôn vàn chúng sinh ở trong tam giới [smile] ?

điều này đúng chứ [smile]



(2) XẢ và NHẤT TÂM [smile]

Cõi tịnh độ của Phật không phải nơi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Kinh Bát Chu Tam Muội đã nói rõ, người đã chứng Niệm Phật Tam Muội, thấy Phật và Cực Lạc ngay trước mắt, nhưng muốn về tịnh độ cần niệm Phật liên tục, nương Phật Lực mới về được. - QN

Trong Mi Tiên Vấn Đáp có cấu truyện nghiệp lực của chúng sanh như những tảng đá .. cần có con thuyền là PHẬT TRÍ .. mới có thể chở được qua bể khổ .. chứ không thì đá muôn đời chìm trong nước ....

do đó .. cục đá cần biết xả bỏ chính cục đá .(rất là quan trọng nhỉ ? ) . và hành động leo lên chiếc thuyền để được chuyên chở đi .. là nương nhờ phật trí ... nương nhờ con thuyền (smile)
CON THUYỀN TỊNH ĐỘ ĐÓ là gì ? [smile]

khi 1 người đặt tín tâm .. vào tụng kinh .. niệm phật .. thì tín tâm và nguyện hạnh đó là cho chính họ [smile] .... do đó ... sự XẢ BỎ CHÍNH MÌNH trong những bước đầu trong hành trì tịnh độ của họ chỉ tương ưng vói 3 bậc thiền
đầu tiên trong tứ sắc thiền

Tạp San Giác Ngộ có đăng 1 bài về 10 nghĩa chữ XẢ trong PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY do ngài PHẬT ÂM phân tích chú giải:
Phân tích xả (upekkhā) của Phật Âm

Phân tích của Phật Âm đã phân biệt ra mười loại xả (Vism. 160, DhsA. 172).

1. Chalangupekkhā (lục nhập xả), “xả sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng của sáu giác quan.

2. Brahmavihārupekkhā (vô lượng xả), xả là phần cuối trong bốn tâm vô lượng.

3. Bojjhaṅgupekkhā (giác chi xả), là phần cuối trong bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi).

4. Viriyupekkhā (pháp cần xả), xả bỏ sự nỗ lực, ở ý nghĩa rằng có một sự cân bằng giữa tinh tấn và giải đãi.

5. Sankhārupekkhā (hành vi xả), là một kết quả trong tu tập thiền định.

6. Vedanupekkhā (pháp thọ xả), xả như một loại “cảm thọ”.

7. Vipassanupekkhā (pháp quán xả), xả như kết quả của một sự phát triển “quán”.

8. Tatramajjhattupekkhā (trung bình xả), xả ở nghĩa sự “cân bằng” của các yếu tố tâm.

9. Jhānupekkhā (pháp thiền xả), xả được trải nghiệm ở tam thiền.

10. Pārisuddhupekkhā (pháp tịnh xả), xả được trải nghiệm ở tứ thiền.

https://giacngo.vn/khai-niem-xa-trong-phat-giao-nguyen-thuy-post54458.html



*** trong bài này có nêu 2 thí dụ trong TĂNG CHI BỘ khi Phật quở trách các đệ tử hỏng biết tôn sư trọng đạo .. hành xả hỏng đúng cách ...bằng cách thực hành im lặng ---> chẳng mang lại ý nghĩa gì cả (smile])


Do đó .. nhìn vào lời phân tích của QN đã nhìn thấy mức độ XẢ cần thiết cho sự giác ngộ pháp thân .. còn sự giới hạn của năng minh và sở minh [smile]

và vì vậy ... chúng ta đều nhìn thấy mức độ TRI KIẾN PHẬT [smile] ... ở TỨ THIỀN SẮC GIỚI - XẢ NIỆM THANH TỊNH vốn là dấu ngoặc quan trong .. và chính ông PHẬT trong KINH TRƯỜNG BỘ cũng nói tới đó là chỗ khởi đầu của ổng để tu tập tới TAM MINH LỤC THÔNG [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
670
Điểm tương tác
611
Điểm
93
Mô Phật.

Kính Bạn quynhat
Đồng kính Bạn KLL

VQ kính xin tiếp thu.- Còn về Đức Pháp Chủ thì ai chửi VQ cam chịu vì VQ là người hậu học không dám phê phán người trên ạ.- (câu của Đức Pháp chủ tức là Hòa Thượng Thích Trí Quảng Pháp Chủ GHPGVN khai thị rằng:

Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.- Niệm Phật mới vãng sanh được.

Chữ niệm viết theo chữ Hán gồm chữ kim và chữ tâm, nghĩa là chúng ta đặt tâm vào hiện tại, nghĩ đến Phật Di Đà. Quan trọng của niệm Phật là nghĩ đến Phật Di Đà, nghĩ đến công hạnh và thế giới của Ngài. Nghĩ đến Phật Di Đà là nghĩ đến đấng giáo chủ ở cõi Cực lạc, nghĩ đến quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài, nghĩ đến thế giới của Ngài. Không nghĩ như vậy mà chỉ kêu tên Phật là sai lầm. Sở dĩ Ngài được làm giáo chủ thế giới Cực lạc là vì có quá trình hành Bồ-tát đạo. Theo tinh thần này, chúng ta kết hợp Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm vào pháp tu Tịnh độ.

Như vậy, niệm Phật rõ ràng khác với kêu tên Phật. Ta dồn công sức khi niệm Phật làm hai việc: Đọc tụng kinh điển không mệt mỏi, chán nản và gia công tu thiền quán như Bồ-tát Đại Thế Chí đạt được niệm Phật viên thông Tam muội, dùng trí tuệ quán chiếu biết được việc người thường không biết. Phật Di Đà biết tất cả, nhưng phải dùng sự hiểu biết để cứu đời mới trọn vẹn.

(Ấn Quang Đại Sư. Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông) dạy rằng niệm Phật là niệm tỉnh giác, tức đem tâm cột vô niệm hiện tiền. Chúng ta nghĩ đủ thứ là mê tình hay thức biến, nên phạm sai lầm, dẫn đến khổ đau, sa đọa. Niệm pháp là niệm chánh. Chúng ta phải nhìn chính xác mọi việc diễn biến trên cuộc đời, luôn cân nhắc xem chúng ta có nói đúng, nghĩ đúng và làm đúng hay chưa. Lời nói, suy nghĩ và việc làm đúng thì được người thương quý, sai thì chuốc họa. Niệm Phật phải luôn tỉnh giác, cân nhắc xem chúng ta có đúng hay không, không phải chỉ đọc tên Phật; nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại cho đến chính xác hoàn toàn là thành Phật.... Người lúc nào cũng tỉnh giác, làm đúng và tâm không khởi động là tu Tịnh độ để vãng sanh, để thành Phật. (https://giacngo.vn/niem-phat-khong-phai-la-keu-phat-post20025.html . lượt trích. -HT.Thích Trí Quảng)

Tặng Bạn KLL cành hoa
hs2.jpg


Tặng Bạn quynhat bài kệ của khoa du già:

"Diêm đài bất ly đương xứ,
Tịnh Độ chỉ tại mục tiền.
Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương,
Tức Tâm hiện danh quan Tự Tại"

Kính chúc 2 Bạn sức khoẻ, an lạc.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Mô Phật... con xin hỏi ngài VQ, nếu ngài đã liễu tri TRI KIẾN PHẬT, vậy ngài đã có cái thấy... như Phật Thích Ca chưa? - QN

cách đây cỡ 20 năm .. tui tìm được cuốn sách Bước Đầu Học Phật của HT Thích Thanh Từ .. tới đoạn cuối có nhắc tới 2 loại giác ngộ cần thiết: Giác Ngộ Vô Thường .. và Giác Ngộ Pháp Thân [smile]

theo quy trình tu học của PG NGUYÊN THỦY ... tu học tới mức GIÁC NGỘ PHÁP THÂN hỏng khó [smile] ... cũng tức là giác ngộ sự có mặt của PHÁP THÂN đã bắt đầu xuất hiện rõ nét ở TỨ SẮC THIỀN như đã nêu lên ở KINH TRƯỜNG BỘ [smile]

và tới mức có thể rút cây kiếm ra khỏi vỏ kiếm .. rút cây lau ra khỏi vỏ lau .. tinh tế thuần thục như vậy [smile] .. tức là đã NHẬP TRI KIẾN PHẬT [smile] ...

trên ý nghia đó .. giác ngộ này [smile] .. đã tương đồng với sự giác ngộ của ông PHẬT THÍCH CA [smile]

giác ngộ tuy đồng phật

đa sanh tập khí tâm

phong đình ba thượng dũng

lý hiện niệm du xâm

cho nên .. giác ngộ mình có pháp thân [smile] ... vốn chẳng phải là cảnh giới sâu xa .. quá khó lãnh hội gì đâu [smile] ... tui tin chắc chắn rằng [smile] ..

hỏng chỉ riêng thày VQ, (smile)

hầu hết các hòa thượng, ni sư đều có thể hướng dẫn người ta tới mức tu tập tìm hiểu pháp thân này bằng phương pháp này hay phương pháp khác .. và sự lãnh hội của họ đối với pháp thân [smile] .
.. dĩ nhiên càng ngày qua trời gian trải nghiệm càng tinh tường hơn trong mức độ tuổi tác và thời gian tu hành của họ [smile]

---> VẬY mới là tại sao TĂNG BẢO đáng được tôn trọng, kính trọng và nể phục chứ [smile]


(1) Khi HOA THƯỢNG CHỈ RÕ PHÁP THÂN [smile]


Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

"Đêm khuya sao chẳng xuống?"

Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen."

Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái.

Long Đàm hỏi:"Ngươi thấy gì?"

Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ." - Đức Sơn Tuyên Giám

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức-Phật THẤY vạn vật ngay TRƯỚC MẶT.... TỊCH TĨNH.

CÓ cái gì THẤY được cái gì đâu mà nói TỈNH BƠ????
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
ha ha ha [smile]

Mô Phật... con xin hỏi ngài VQ, nếu ngài đã liễu tri TRI KIẾN PHẬT, vậy ngài đã có cái thấy... như Phật Thích Ca chưa? - QN

cách đây cỡ 20 năm .. tui tìm được cuốn sách Bước Đầu Học Phật của HT Thích Thanh Từ .. tới đoạn cuối có nhắc tới 2 loại giác ngộ cần thiết: Giác Ngộ Vô Thường .. và Giác Ngộ Pháp Thân [smile]

theo quy trình tu học của PG NGUYÊN THỦY ... tu học tới mức GIÁC NGỘ PHÁP THÂN hỏng khó [smile] ... cũng tức là giác ngộ sự có mặt của PHÁP THÂN đã bắt đầu xuất hiện rõ nét ở TỨ SẮC THIỀN như đã nêu lên ở KINH TRƯỜNG BỘ [smile]

và tới mức có thể rút cây kiếm ra khỏi vỏ kiếm .. rút cây lau ra khỏi vỏ lau .. tinh tế thuần thục như vậy [smile] .. tức là đã NHẬP TRI KIẾN PHẬT [smile] ...

trên ý nghia đó .. giác ngộ này [smile] .. đã tương đồng với sự giác ngộ của ông PHẬT THÍCH CA [smile]

giác ngộ tuy đồng phật

đa sanh tập khí tâm

phong đình ba thượng dũng

lý hiện niệm du xâm

cho nên .. giác ngộ mình có pháp thân [smile] ... vốn chẳng phải là cảnh giới sâu xa .. quá khó lãnh hội gì đâu [smile] ... tui tin chắc chắn rằng [smile] ..

hỏng chỉ riêng thày VQ, (smile)

hầu hết các hòa thượng, ni sư đều có thể hướng dẫn người ta tới mức tu tập tìm hiểu pháp thân này bằng phương pháp này hay phương pháp khác .. và sự lãnh hội của họ đối với pháp thân [smile] .
.. dĩ nhiên càng ngày qua trời gian trải nghiệm càng tinh tường hơn trong mức độ tuổi tác và thời gian tu hành của họ [smile]

---> VẬY mới là tại sao TĂNG BẢO đáng được tôn trọng, kính trọng và nể phục chứ [smile]


(1) Khi HOA THƯỢNG CHỈ RÕ PHÁP THÂN [smile]


Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

"Đêm khuya sao chẳng xuống?"

Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen."

Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái.

Long Đàm hỏi:"Ngươi thấy gì?"

Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ." - Đức Sơn Tuyên Giám

ờ mà đúng hông ? [smile]

Giác ngộ của các vị chân tu là tương đồng với giác ngộ của Đức Phật Thích Ca. Nhưng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa Giác ngộ và sự Chứng ngộ.

Giác ngộ là một quá trình tu tập lâu dài, cần có sự nỗ lực và tinh tấn của bản thân người tu. Sự Chứng ngộ là một khoảnh khắc bừng sáng, khi người tu thấy rõ được bản chất của vạn vật.

Giác ngộ của các vị chân tu là sự Chứng ngộ Pháp thân, nhưng sự chứng ngộ này vẫn còn nằm trong phạm vi của thế giới hiện tượng. Đức Phật Thích Ca đã đạt đến Giác ngộ viên mãn, vượt ra khỏi phạm vi của thế giới hiện tượng.

Vì vậy, có thể nói, giác ngộ của các vị chân tu là tương đồng với giác ngộ của Đức Phật Thích Ca, nhưng chưa phải là hoàn toàn đồng nhất.

Ngoài ra, tôi cũng muốn bổ sung thêm một số ý kiến khác về tri kiến Phật và giác ngộ Pháp thân.
  • Tri kiến Phật là một trạng thái tâm thức, là sự thấy rõ bản chất của vạn vật. Tri kiến Phật không phải là một kiến thức hay một khái niệm, mà là một sự trải nghiệm trực tiếp.
  • Giác ngộ Pháp thân là một tầng thứ giác ngộ cao cấp, là sự chứng ngộ bản thể của vạn vật. Giác ngộ Pháp thân là một trạng thái của tự do, giải thoát.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức-Phật THẤY vạn vật NHƯ THẬT.

Chỉ có thể THẤY vạn vật NHƯ THẬT ngay trong THỰC TẠI.

Còn chúng ta THẤY vạn vật bằng cái TÊN gọi.
Nhất là THẤY vạn vật bằng cách DIỄN TẢ nó lúc nó HUYỄN HÓA theo sát na sanh diệt liên tục.

 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức-Phật THẤY vạn vật NHƯ THẬT.

Chỉ có thể THẤY vạn vật NHƯ THẬT ngay trong THỰC TẠI.

Còn chúng ta THẤY vạn vật bằng cái TÊN gọi.
Nhất là THẤY vạn vật bằng cách DIỄN TẢ nó lúc nó HUYỄN HÓA theo sát na sanh diệt liên tục.
THẬT là tức cười:

Chúng ta cũng ĐANG HUYỄN HÓA theo sát na SANH DIỆT liên tục.
Ngay LÚC này là SÁT NA HIỆN TẠI đã là QUÁ KHỨ.
Chúng ta vẫn KHÔNG BIẾT chúng ta ĐANG LÀ GÌ ở LÚC nào???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
THỰC TẠI HIỆN TIỀN! Vạn vật NHƯ THẬT.

Vấn đề ở đây là: "Lúc nào là THỰC TẠI???"

Những câu hỏi, hay trả lời ngay trong SÁT NA này đã là QUÁ KHỨ.

NÓI hay IM LẶNG đều là TƯỚNG SANH DIỆT.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Mô Phật.
Bảo sao có người lại thích đi... chửi bới, nhục mạ người khác.

Muốn đến Mỹ đâu chỉ dùng tâm mà đến được, cần chuẩn bị, hành trang, cả một chuỗi nhân duyên mới thành tựu quả.
Muốn đến... Triều Tiên, đâu phải chỉ cần tâm và hành trang mà đến được, vì nước Triều Tiên bế quan tỏa cảng, không phải người thân phận đặc biệt thì KHÔNG THỂ ĐẾN.
Cõi tịnh độ của Phật không phải nơi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Kinh Bát Chu Tam Muội đã nói rõ, người đã chứng Niệm Phật Tam Muội, thấy Phật và Cực Lạc ngay trước mắt, nhưng muốn về tịnh độ cần niệm Phật liên tục, nương Phật Lực mới về được.

Mô Phật... con xin hỏi ngài VQ, nếu ngài đã liễu tri TRI KIẾN PHẬT, vậy ngài đã có cái thấy... như Phật Thích Ca chưa?
Phật quán nhất bát thủy,
Bát vạn tứ thiên trùng,
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sinh nhục.
Oṃ vaśi pramaṇi svāhā.


View attachment 8389

Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy vô số vi trùng siêu hình trong bát nước, nên trước khi uống nước ngài trì tâm chú để không làm tổn hại sinh mạng chúng sinh. Ngày nay sau hơn 2500 năm, khoa học phát triển và con người thông qua kính hiển vi đã thấy được sự thật này. Lời kinh này của Phật là TRỰC NGHĨA, không phải HUYỀN NGHĨA, lời nói sao thì sự thật như vậy.
Người tu Tịnh Độ cần y cứ vào lời liễu giải của các bậc Tổ của Tịnh Độ Tông để vững tín, nguyện, hạnh.

Đức Pháp chủ GHPGVN: “Làm mất tín tâm của Phật tử là phá hoại Đạo pháp”​

“Số lượng Tăng Ni thuộc GHPGVN ngày nay đã hơn 5 vạn người. Với số lượng tăng trưởng đông như vậy chắc chắn nhiều vấn đề cũng nảy sinh, kể cả tệ nạn, cho nên, cần điều chỉnh và xử lý để làm thanh tịnh đoàn thể xuất gia, giữ sự kỷ cương, góp phần trang nghiêm Giáo hội. Bởi nếu không, những trường hợp dù là cá nhân nhưng có thể làm tổn thất tín tâm của người Phật tử, gây hiểu lầm trong xã hội về Phật giáo, tổn hại là không nhỏ”, ngài nói.

Đức Pháp chủ cũng nhắc lại nguyên nhân chế luật thời Đức Phật tại thế, theo sự phát triển của Tăng đoàn về số lượng, với sự gia nhập của nhiều thành phần xã hội và trải rộng trên nhiều vùng văn hóa.

Một hành giả nếu an trú trong Chánh định, thì không cần câu chấp vào giới luật. “Chứng ngộ, đắc các quả vị thánh là cốt lõi trong sự nghiệp tu hành của người xuất gia. Tuy nhiên, tất cả chúng ta ở đây, kể cả tôi, đều chưa chứng đắc A-la-hán nên phải nhờ đến giới luật và nỗ lực giữ gìn tịnh giới để có thể đi trọn con đường tu hành, đạt đến chân linh thường hằng trong mỗi người; Giữ giới và trì luật, từ đó có oai nghi tế hạnh, trên cả hai phương diện giới tánh lẫn giới tướng, để vừa tu tập vừa phụng sự theo chức trách mà Giáo hội, Tăng đoàn giao phó”, Đức Pháp chủ GHPGVN huấn thị.

https://giacngo.vn/duc-phap-chu-ghp...a-phat-tu-la-pha-hoai-dao-phap-post67680.html


Mô Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Mô Phật, hề hề

_ Trong mục thảo luận này ai là người thích đi chửi bới, nhục mạ người khác nhỉ.

_ Chỉ có người điên sống ảo mới nghĩ đến chuyện tới Mỹ, Triều...bằng tâm bởi đơn giản ai cũng biết bằng thân phàm xác thịt cũng đến được mờ, hê hê.

_ Nói đã liễu tri Phật tri kiến thì bạn có tin không? (hay là bỉ bôi người chưa đắc mà nói đắc). Nói chưa liễu trị thì bạn có là thiện tri thức để chỉ chỗ khai thị Phật tri kiến không? (hay là chê bai người chưa biết thì đừng bàn).

_ Đang thảo luận về Tịnh độ tông ở Diễn đàn này, sao lại lấy thông tin ở nơi khác (mà không có ngữ cảnh) đưa vào diễn đàn để làm gì nhỉ!? Hù dọa chăng, hê hê.
Tín tâm đâu chỉ đơn giản là lời cửa miệng"tôi tin" (Tín tâm trong Phật giáo là đường dẫn về Giải thoát!)
Tin mù mê tín, cuồng tín...thì nên phá phải không?


Trừng Hải
 
Last edited:

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Cảm ơn ngài VQ, bác TH, các bậc trưởng bối đã răn nhắc.
Con xin tiếp thu và xin sám hối nếu làm ai đó khởi nghi tình.
Như quan sát của con, tự giác và giác tha không thể tách rời, tâm và duyên cũng vậy.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
_ Chỉ có người điên sống ảo mới nghĩ đến chuyện tới Mỹ, Triều...bằng tâm bởi đơn giản ai cũng biết bằng thân phàm xác thịt cũng đến được mờ, hê hê.

_ Nói đã liễu tri Phật tri kiến thì bạn có tin không? (hay là bỉ bôi người chưa đắc mà nói đắc). Nói chưa liễu trị thì bạn có là thiện tri thức để chỉ chỗ khai thị Phật tri kiến không? (hay là chê bai người chưa biết thì đừng bàn).
1. Tìm đến Mỹ, Triều Tiên đâu nhất thiết phải là kẻ điên đảo! Bác lại cho rằng chỉ có kẻ điên mới nghĩ đến chuyện tìm đến chỗ duyên lành hay vì một lí do nào đó.

Ngài Huyền Giác sao tìm đến Lục Tổ, chẳng lẽ điên đảo?
Ngày xưa khi nghe tin có Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo thì khắp nơi bậc trí tề tựu gom về học hỏi. Vậy là điên đảo?
Nhiều bậc chân tu viên tịch, có người đến cung trời Đâu Suất, có người đến Cực Lạc. Vậy là điên đảo?

Chỉ có các Đức Phật mới đích thực không đến không đi. Còn lại đều chưa được!

2. Liễu Phật tri kiến thì không có nghĩa là thấy biết hết tất cả. Cái Trí độ sanh chưa thể bằng Phật được, còn phải trãi qua thời kì tu tập tam muội các môn giáo hóa, thọ thân xông pha các cõi, viên mãn mới thành tựu Phật quả.

Nếu đã liễu thì VNBN hết sức chúc mừng. Liễu tri kiến Phật thì người ấy phải có năng lực tự tại chứ không phải trên lý luận.

Tuy nhiên chớ cho rằng phải liễu tri kiến Phật mới được vãng sanh thì cái đó là tư tưởng riêng của quí vị. Vì hạng đó là bậc thượng rồi. Chủ trương của Tịnh Độ chính là cứu vớt các hạng trung hạ, tuy có tín tâm nhưng chưa liễu, Phật lập ra phương tiện để cứu vớt.

48 đại nguyện của Phật A Di Đà là phương tiện thù thắng cứu vớt chúng sanh đến quả Phật.
Chưa biết đến năng lực của 48 đại nguyện thì dù luận thế nào, cũng không thể vào được chánh yếu của Tịnh Độ Tông.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Tri Kiến Phật ở đâu ?

Kinh Pháp Bảo Đàn, có pháp thoại:

"Tổ lấy áo cà-sa che quanh, chẳng cho ai trông thấy, rồi giảng kinh Kim Cang cho nghe. Đến câu ‘Nên sanh tâm từ nơi chỗ chẳng trụ vào đâu cả.’ Huệ Năng vừa nghe liền đại ngộ, hiểu rằng hết thảy muôn pháp chẳng rời tự tánh. Liền bạch Tổ rằng: ‘Ngờ đâu tự tánh vốn tự thanh tịnh. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động. Ngờ đâu tự tánh sanh ra muôn pháp.’ " (Hết trích. )

Kính các Bạn. Tự Tánh của Ta có đủ cả. Có cả TRI KIẾN PHẬT đó.

Kinh Đại Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh."
Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.(hết trích)

Kính các Bạn:
  • Phật Tánh cũng là TRI KIẾN PHẬT.
  • TRI KIẾN PHẬT ĐÃ SẲN TRONG TÂM CỦA CHÚNG TA. CHỈ CẦU XOAY LẠI TỰ TÂM LÀ ĐỦ.

View attachment 8388
Xoay lại tự Tâm, không theo ngoài cảnh.- Dùng cái Tri kiến Phật ấy, Tức là Phật Tâm của ta lắng nghe Đức Phật toàn giác nói Thật Nghĩa. Ấy là:

“Duy PHẬT (toàn Giác) dữ Phật (Phật Tâm ta) nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng (Thật nghĩa)”.
Mong Thầy nói rõ: Tất cả do tâm tạo thì tâm đó là tâm gì? Thí dụ: trái đất này có phải do Tâm tạo không? Nếu phải thì mong thầy chỉ ra cụ thể: tâm ấy thế nào, của ai,....?
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Mong Thầy nói rõ: Tất cả do tâm tạo thì tâm đó là tâm gì? Thí dụ: trái đất này có phải do Tâm tạo không? Nếu phải thì mong thầy chỉ ra cụ thể: tâm ấy thế nào, của ai,....?

"Vạn pháp duy tâm tạo";)

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên