Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề, chưa gì mà đã...thở dài rồi (Huynh không biết rằng mùa xuân đang đến rồi đó sao?!)

Để cho dễ thảo luận huynh đừng xem Trừng Hải là người "chưa hiểu rõ pháp môn Niệm Phật" mà xem Trừng Hải là người ngoài pháp môn nhưng muốn tìm hiểu pháp môn (để hết nghi, và...chuyển hướng, he he) có được không? (Chớ không thôi rơi vào chỗ mà ông bạn KCTL (hê hê. cũng là một Di đà tử) gọi là "ngu, mất thì giờ" nữa, hề hề)

Niệm Phật là một trong 12 phép quán đưa đến sơ định trong Tứ thiền tất nhiên sinh Tuệ rồi. Cái đó thì Trừng Hải đồng ý. Nhưng để tâm thanh tịnh thì phải tu học, tu hành Giới Định Huệ (Đại thừa gọi là Tam Vô lậu học) bắt đầu bằng Tam Quy, Trí giới, Hành thập thiện chớ không phải bắt đầu bằng Niệm Phật, nên nhớ hề hề.
Vì sao nói vậy, nếu nói Niệm Phật và nhận được gia trì của A di đà Phật mà tâm thanh tịnh thì cũng như đạo Hindu nói rằng chỉ cần cầu nguyện và tắm nước sông Hằng thì sẽ sạch tội, thân tâm thanh tịnh sao!!!???

Nếu nói các Pháp môn ngoài Tịnh độ tốn nhiều thời gian thì sẽ ngược với kinh điển, bởi chính tại thế giới Ta bà này, hành giả mới tinh tấn và tăng thượng nhanh chóng hơn các thế giới khác.


Trừng Hải
1. Nếu chỉ thấy có niệm Phật thì sẽ không hiểu pháp Tịnh Độ này. Pháp môn trì danh niệm Phật là một trong nhánh nhỏ của Tịnh Độ Tông, tại vì dễ thực hành hơn nên có số lượng tín đồ theo đông hơn các nhánh khác.

Tịnh Độ Tông theo tông chỉ: TÍN, NGUYỆN, HẠNH như cái kiềng ba chân, thiếu một thì không thể đứng vững và không thể vãng sanh. Phân tích ba món tư lương ấy ra sẽ thỏa mãn Giới, Định, Tuệ.

Bác có thể tìm hiểu về Tín, Nguyện, Hạnh ở các Kinh Điển Tịnh Độ Tông hoặc các bậc cao Tăng Trung Hoa, Nhật Bản,... hoặc các vị tăng ni cư sĩ mẫu mực được cho là vãng sanh để nghe thử. Rồi VNBN sẽ nói sau.

2. Ở Cực Lạc có nhiều sự thù thắng đối với quá trình tu tập mà ở ta bà không thể sánh bằng.
(Như Bác Trừng Hải mà ở Cực Lạc thì như hổ có thêm cặp cánh)

-Ở Cực Lạc thì không có khổ đau mà vẫn chứng Thánh 100% và không chỉ vậy đều quyết định thành tựu Phật Quả (quyết lên Nhất Sanh Bổ Xứ). Vừa không khổ đau, vừa hoàn thành đạo quả, lại chỉ trong 1 đời, nhất định được thọ kí thành Phật Quả, như vậy còn thế giới nào hơn nữa đây!

Ở Cực Lạc có Phật A Di Đà đang giáo hóa, được tu tập với sự giáo hóa của Phật thì đó là sự thù thắng hơn hết; cái thời mạt pháp và các cõi trời của ta bà không thể sánh bằng.
Trong kinh nói rằng: nếu Phật muốn kể hết sự lợi ích của Cực lạc thì không biết bao giờ mới kể hết.
.......................................
Cũng như so sánh một nước ở Châu Phi (dụ cho ta bà) với nước Mỹ vậy (dụ cho Cực Lạc) trên bước đường học tập tri thức.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]


(1) Phật Đạo Tu Hành Tại Tâm [smile]

Tịnh Độ Tông theo tông chỉ: TÍN, NGUYỆN, HẠNH như cái kiềng ba chân, thiếu một thì không thể đứng vững và không thể vãng sanh. Phân tích ba món tư lương ấy ra sẽ thỏa mãn Giới, Định, Tuệ. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN

tui lại chưa từng thấy MOD VNBN là người cáo TÍN NGUYỆN HẠNH đúng với tinh thần tịnh độ [smile] ... vì nói thiệt ... MOD HƠI LOẠN CĂN CƠ TỊNH ĐỘ rùi đấy ... MÊ TÍN QUÁ CHỜI ... [smile]


---> tui cứ vậy mà nói 1 câu thành thực nhé ... là phải tốn hơi nhiều năm mới có thể hướng dẫn sự chú tâm của MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN vào tâm học [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
1. Nếu chỉ thấy có niệm Phật thì sẽ không hiểu pháp Tịnh Độ này. Pháp môn trì danh niệm Phật là một trong nhánh nhỏ của Tịnh Độ Tông, tại vì dễ thực hành hơn nên có số lượng tín đồ theo đông hơn các nhánh khác.

Tịnh Độ Tông theo tông chỉ: TÍN, NGUYỆN, HẠNH như cái kiềng ba chân, thiếu một thì không thể đứng vững và không thể vãng sanh. Phân tích ba món tư lương ấy ra sẽ thỏa mãn Giới, Định, Tuệ.

Bác có thể tìm hiểu về Tín, Nguyện, Hạnh ở các Kinh Điển Tịnh Độ Tông hoặc các bậc cao Tăng Trung Hoa, Nhật Bản,... hoặc các vị tăng ni cư sĩ mẫu mực được cho là vãng sanh để nghe thử. Rồi VNBN sẽ nói sau.

2. Ở Cực Lạc có nhiều sự thù thắng đối với quá trình tu tập mà ở ta bà không thể sánh bằng.
(Như Bác Trừng Hải mà ở Cực Lạc thì như hổ có thêm cặp cánh)

-Ở Cực Lạc thì không có khổ đau mà vẫn chứng Thánh 100% và không chỉ vậy đều quyết định thành tựu Phật Quả (quyết lên Nhất Sanh Bổ Xứ). Vừa không khổ đau, vừa hoàn thành đạo quả, lại chỉ trong 1 đời, nhất định được thọ kí thành Phật Quả, như vậy còn thế giới nào hơn nữa đây!

Ở Cực Lạc có Phật A Di Đà đang giáo hóa, được tu tập với sự giáo hóa của Phật thì đó là sự thù thắng hơn hết; cái thời mạt pháp và các cõi trời của ta bà không thể sánh bằng.
Trong kinh nói rằng: nếu Phật muốn kể hết sự lợi ích của Cực lạc thì không biết bao giờ mới kể hết.
.......................................
Cũng như so sánh một nước ở Châu Phi (dụ cho ta bà) với nước Mỹ vậy (dụ cho Cực Lạc) trên bước đường học tập tri thức.

Hề hề

Tịnh độ tông là một nhánh của Phật giáo; tức nhiên phải đại đồng với các tông phái Đại thừa nhưng chỗ cần thảo luận là xem chỗ khác biệt tuy là tiểu dị nhưng có bị lạc nhánh do "biến tấu" mà rơi vào tà kiến hay không?

Là một Di đà tử, huynh VNBN có thể nói chỗ khác biệt của TÍN trong Tịnh độ tông so TÍN TÂM trong các tông phái Nguyên thủy, Phát triển là gì được không (Bởi như huynh nói Tín Nguyện Hành là tông chỉ Tịnh độ hê hê)?


Trừng Hải
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
Hjjjjj, thú thật với bạn, VNBN không phải là tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo mà chỉ là một hành giả tu pháp niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc đơn thuần.

Tuy nhiên, với VNBN thì lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ với các bậc cao tăng điển hình khai sáng Tịnh Độ Tông không hề sai khác. Xứng danh là người khai sáng tông Tịnh Độ ở miền Nam Việt Nam. Đối với VNBN, Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong những bậc Thánh Nhân của Phật giáo, VNBN kính ngưỡng và học tập.
Kính Anh Cả PG.Hòa Hảo. Anh cả nói Đức Huỳnh Giáo Chủ như Bậc Cao Tăng, là phỉ Báng Phật rồi đó. Đức Ngài là PHẬT THẦY. Chính Đức Giáo Chủ rất ghét Cao Tăng, Thấp Tăng gì cũng ghét hết. Như bài kệ dạy Đạo:

Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

drpsoeSnto l20lgg30lt 33 ,gh15124ll82815a5m7u56hnu9a2cá9a314 ·

“Thầy chùa như thể cây sơn,
Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn.
Buồn thay cho lũ ác-tăng,
Làm điều dối thế cho hư Đạo-mầu.
Di-Đà Phật-Tổ thêm rầu,
Giận trong tăng-chúng sao lừa dối dân.
Có thân chẳng liệu lấy thân,
Tu như lối cũ mau gần Diêm-vương.
Bá-gia lầm lạc đáng thương,
Nên trước Phật đường thọ lãnh dạy dân”.
(Đức Huỳng giáo Chủ)

Dạ. Phải bất tín như câu nói của Anh Cả Vô Nhất Bất Nhị, vầy mới đúng:

Viện nghiên cứu thì cũng chỉ là những con người. Đâu phải nghe nói viện này hay viện kia, rồi có chữ nghiên cứu,.... mà lấy ra làm y cứ.

Trong thời xa xưa, nhiều triều đại cũng lập ra viện này việc kia nghiên cứu, có khi thì đem đến lợi ích nhưng cũng có khi đem đến những cuộc đại chiến, thậm chí tàn sát lẩn nhau,....

Thời nay, chúng ta nên tôn trọng tất cả thiện pháp (Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát), lấy Nhân thừa làm gốc tăng tiến lên. Như vậy mới có lục hòa và phát triển. Chỉ nên lên án những tà pháp xấu ác làm ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Đối với Phật giáo thì cần phải nên tôn trọng tất cả các giáo phái. (Vô Nhất Bất Nhị)

duc-huynh-giao-chu16.jpg
Nghĩa là: Đối với Đạo PG. Hòa Hảo không có Tăng Bảo. Cho nên GH. PGVN thì trong đó không có Giáo Phái Hòa Hảo ạ. Mà có Giáo Hội riêng gọi là: Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.- Có Hiến Chương riêng, độc lập không liên quan GH.PGVN.

hinh-ban-hien-chuong.jpg
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Thế nào là Tịnh Độ ? - HT THÍCH TRÍ THỦ [smile]

Tịnh độ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh tịnh khiết an tịnh quốc, độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dân và thổ địa như sau:​


a) Về nhân dân (Chánh báo)

1) An lạc vô bệnh. (smile)
2) Thọ mạng lâu dài. (smile)
3) Thân tướng đẹp đẽ.
4) Không có sự bất bình đẳng về giàu nghèo, sang hèn.
5) Tâm tánh nhu hòa, đạo đức cao thượng. (smile)
6) Đạo tâm kiên cố.
7) Mọi người đều do hóa sanh mà có, không do thai sanh là kết quả của dâm dục ô trược. (smile)
8) Không có sự sai khác về nhỏ lớn, già trẻ, mạnh yếu.
9) Không dơ bẩn ô uế.
10) Tâm trí phóng thoáng, thông đạt.
11) Hết luân hồi trong lục đạo. (smile)
12) Đủ sáu món thần thông.
13) Đầy đủ huệ nhãn, chánh kiến. (smile)

Mười ba món trang nghiêm thanh tịnh trên đây thuộc phần chúng sanh thế gian (chánh báo).



b) Về thổ địa (y báo)


1) Đất đai bằng phẳng đầy châu ngọc trong suốt; không có khe hố núi gò lởm chởm và ao rãnh sông ngòi hủng hê.
2) Không có các nạn thiên tai như lụt bão, sấm sét, đại hạn, địa chấn, gây ra mất mùa đói rét.
3) Bầu trời luôn luôn quang đãng, không cần ánh sáng mặt trời mặt trăng hay đèn nến.
4) Tất cả vật dụng luôn luôn mới mẻ, không vỡ, không hư, không mục nát, không cũ nhớp.
5) Phong cảnh xinh tươi, cây hoa đẹp đẽ lầu gác mỹ lệ, không cần nhọc công kiến trúc trang hoàng mà tự nhiên hiện thành.
6) Khí trời luôn luôn mát mẻ.
7) Âm nhạc nhiệm màu hòa tấu tự nhiên hay ngưng dứt tùy theo sở thích người nghe.
8) Không có động vật nào khác, ngoài loài người, trừ sự biến hóa của Phật.
9) Hồ nước trong thơm ngọt ngào; cạn sâu ấm mát tùy từng sở thích.
10) Cảnh vật tiếp xúc gây được khoái cảm nhẹ nhàng mà không làm chao động đạo niệm.
11) Bảy báu và vật dụng tự nhiên thành tựu để cung ứng đầy đủ mà không cần đến sức người.
12) Không có các sự trần lao phiền não.
13) Không có nạn nhân mãn, mặc dù dân số vãng sanh mỗi ngày mỗi tăng.
14) Nhân dân sống trong thái bình an lạc, --> không có tà ma ngoại đạo bức hiếp. (smile)

Mười bốn món trang nghiêm thanh tịnh thứ hai này thuộc phần “Khí thế gian” (y báo).


Có đầy đủ cả hai phần “chúng sanh thế gian” và “khí thế gian” trang nghiêm thanh tịnh như thế mới được gọi là Tịnh độ.

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Kính các Bạn.

Qua các Thảo luận của Các Bạn. VQ nhận thấy:

* Phật Giáo Hoà hảo công nhận các kinh :
1. Vô Lượng Tịnh Độ Bình Đẳng giác.
2. Kinh Đại A Di Đà.
3. Kinh Vô Lượng Thọ.
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
5. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn.
6. Kinh Cổ Âm.
7. Kinh Bát Chu Tam Muội.
8. Kinh Quán Phật Tam Muội.
9. Phật Thuyết A Di Đà Kinh.
10. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
11. Kinh Cổ Âm Thanh Đà La Ni.
12. Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
(Ngài sùng bái đúng pháp PG. hòa Hảo nên xin bái phục.)
https://diendanpghh.com/a646/tinh-do-yeu-giai

* Phật Giáo Việt Nam chỉ nghiêng cứu 3 kinh:
A Di Đà, Vô Lượng thọ và Quán Vô Lượng Thọ.

  • Phật Giáo Việt Nam có 3 ngôi Tam Bảo. Trong đó yếu tố con người là căn bản (Trong giới đàn Tăng. Nếu giới tử là "Phi Nhân" , tức không phải là Người thì không được dự vào hàng Tăng bảo)
  • PG.HH không có Tăng Bảo, Tăng ni bị cho là hư dối, gỗ mục v.v... Chỉ tin ngưỡng các thần thánh, thiêng liêng...

* Phật giáo Chánh thống trên các nước đều lấy lý " Vô Ngã", Ngũ uẩn giai không.- tức không công nhận linh hồn bất tử.- Niệm Phật là cốt yếu để thể nhập Tự Tâm.

* PG.HH quan niệm linh hồn bất tử (Hữu ngã), Niệm Phật để Phật rướt hồn về Cực Lạc.

  • PG. Hoà hảo cho rằng Đức Phật Thầy sáng lập Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam.(như vậy mới khoảng 100 năm trờ lại).
  • Phật giáo Chánh Thống đã truyền thừa trên 2000 năm. Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam cũng trên 200 năm (nên Pháp tịnh Độ ở miền Nam đã có từ trước PG.HH- Cụ thể các chùa 2 thời công phu, tối Tịnh Độ và khi đi hộ niệm tiếp dẫn cho nhau đều tụng kinh Di Đà, mà không thấy ở đâu tụng kinh cúa Đạo PG. HH.

Và rất nhiều điểm "Tiểu dị". Vâng ! Thưa các Bạn: TỰ DO TÍN NGƯỠNG LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI.

Nhưng ở đây là Diễn Đàn Phật Pháp. Người sáng lập là Tỳ kheo Thích Minh Phú (Bậc Tăng Bảo chỉ là con người thôi). Người là Thành viên Viện Nghiêng Cứu Phật Học VN. Người đang làm luận án tiến sĩ tại Ấn Độ.- Do vậy, Ở tại đây và Bây giờ: chúng ta có quyền theo quan điểm Phật giáo Chánh thống, không ai có quyền bắt buộc CẤM ĐOÁN , không ai có quyền nhồi nhét, chúng ta phải theo quan điểm của PG.HH.- Vì PG.VN và PG.HH là hai tôn giáo độc lập, không lệ thuộc và không can thiệp lẫn nhau.

Kính mong Đại Chúng Liễu Tri.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính Anh Cả PG.Hòa Hảo. Anh cả nói Đức Huỳnh Giáo Chủ như Bậc Cao Tăng, là phỉ Báng Phật rồi đó. Đức Ngài là PHẬT THẦY. Chính Đức Giáo Chủ rất ghét Cao Tăng, Thấp Tăng gì cũng ghét hết. Như bài kệ dạy Đạo:

Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

drpsoeSnto l20lgg30lt 33 ,gh15124ll82815a5m7u56hnu9a2cá9a314 ·


Nghĩa là: Đối với Đạo PG. Hòa Hảo không có Tăng Bảo. Cho nên GH. PGVN thì trong đó không có Giáo Phái Hòa Hảo ạ. Mà có Giáo Hội riêng gọi là: Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.- Có Hiến Chương riêng, độc lập không liên quan GH.PGVN.

View attachment 8460
Kính thiện hữu,
Đức Thầy không chủ trung cạo đạo xuất gia nhưng không có nghĩa là Ngài ghét Cao Tăng.
Vì Cao Tăng chính là Bậc Thánh Tăng, không phải phàm phu của lục đạo luân hồi, tâm các Ngài trong sạch, thọ trì giới luật vô cùng nghiêm ngặt và thanh tịnh.
Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn răng tín đồ làm lành, tu hiền, .... thì không có lí nào lại ghét bậc Cao Tăng trong sạch.
Bản thân của Đức Huỳnh Giáo chủ tuy không cạo đầu đắp ý nhưng cuộc sống của ngài với Bậc cao Tăng xuất gia không khác.

Nói thật, bạn tu hành mà ghét người người thiện, ghét Thánh Tăng thì chính lòng bạn là ác rồi, trái với lời dạy của Đức Thầy.

Đức Thầy tuy ngoài miệng phê phán cái xấu, cái ác nhưng lòng Ngài thương xót chứ không phải ghét bỏ. Cách thức mà Đức Thầy giáo hóa là sự nhập thế của Phật giáo; không trọng hình thức chỉ trọng tấm lòng.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính các Bạn.

Qua các Thảo luận của Các Bạn. VQ nhận thấy:

* Phật Giáo Hoà hảo công nhận các kinh :
1. Vô Lượng Tịnh Độ Bình Đẳng giác.
2. Kinh Đại A Di Đà.
3. Kinh Vô Lượng Thọ.
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
5. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn.
6. Kinh Cổ Âm.
7. Kinh Bát Chu Tam Muội.
8. Kinh Quán Phật Tam Muội.
9. Phật Thuyết A Di Đà Kinh.
10. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
11. Kinh Cổ Âm Thanh Đà La Ni.
12. Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
(Ngài sùng bái đúng pháp PG. hòa Hảo nên xin bái phục.)
https://diendanpghh.com/a646/tinh-do-yeu-giai

* Phật Giáo Việt Nam chỉ nghiêng cứu 3 kinh:
A Di Đà, Vô Lượng thọ và Quán Vô Lượng Thọ.

  • Phật Giáo Việt Nam có 3 ngôi Tam Bảo. Trong đó yếu tố con người là căn bản (Trong giới đàn Tăng. Nếu giới tử là "Phi Nhân" , tức không phải là Người thì không được dự vào hàng Tăng bảo)
  • PG.HH không có Tăng Bảo, Tăng ni bị cho là hư dối, gỗ mục v.v... Chỉ tin ngưỡng các thần thánh, thiêng liêng...

* Phật giáo Chánh thống trên các nước đều lấy lý " Vô Ngã", Ngũ uẩn giai không.- tức không công nhận linh hồn bất tử.- Niệm Phật là cốt yếu để thể nhập Tự Tâm.

* PG.HH quan niệm linh hồn bất tử (Hữu ngã), Niệm Phật để Phật rướt hồn về Cực Lạc.

  • PG. Hoà hảo cho rằng Đức Phật Thầy sáng lập Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam.(như vậy mới khoảng 100 năm trờ lại).
  • Phật giáo Chánh Thống đã truyền thừa trên 2000 năm. Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam cũng trên 200 năm (nên Pháp tịnh Độ ở miền Nam đã có từ trước PG.HH- Cụ thể các chùa 2 thời công phu, tối Tịnh Độ và khi đi hộ niệm tiếp dẫn cho nhau đều tụng kinh Di Đà, mà không thấy ở đâu tụng kinh cúa Đạo PG. HH.

Và rất nhiều điểm "Tiểu dị". Vâng ! Thưa các Bạn: TỰ DO TÍN NGƯỠNG LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI.

Nhưng ở đây là Diễn Đàn Phật Pháp. Người sáng lập là Tỳ kheo Thích Minh Phú (Bậc Tăng Bảo chỉ là con người thôi). Người là Thành viên Viện Nghiêng Cứu Phật Học VN. Người đang làm luận án tiến sĩ tại Ấn Độ.- Do vậy, Ở tại đây và Bây giờ: chúng ta có quyền theo quan điểm Phật giáo Chánh thống, không ai có quyền bắt buộc CẤM ĐOÁN , không ai có quyền nhồi nhét, chúng ta phải theo quan điểm của PG.HH.- Vì PG.VN và PG.HH là hai tôn giáo độc lập, không lệ thuộc và không can thiệp lẫn nhau.

Kính mong Đại Chúng Liễu Tri.
Thưa Thầy, tôn trọng là nguyên tắc chung.
Tuy nhiên, sự liễu tri thì không giống nhau ở mỗi người. Nhận xét của Thầy về PGHH cũng là lăng kính của Thầy, VNBN không đồng quan điểm về nhận xét của Thầy.

- Thầy bảo Tịnh Độ Việt Nam chỉ nghiên cứu 3 Kinh là không phải rồi. Sự nghiên cứu không phải dành riêng cho viện nghiên cứu, mà còn rất nhiều cư sĩ, tăng nhân nghiên cứu riêng trong kho tàng Kinh Điển. Như VNBN thì lấy Kinh Niệm Phật Ba La Mật làm Kinh chủ đạo cho việc tu học, đương nhên vẫn nghiên cứu những kinh liên quan và tất cả những Kinh nào mà VNBN muốn học.

- Thầy bảo: PGHH không có tăng bảo, đúng về hình thức nhưng sai về mặt Tinh Thần. Vì Đức Thầy chủ trương tại gia tu hành, vừa lao động nuôi thân vừa tu hành. Tuy thân không xuất gia nhưng tâm là xuất gia. Quan trọng là: pháp tu là niệm Phật vãng sanh, hiện đời không cần phải xuất gia, không cần phải cắt ái đoạn dục ly gia đình. Thứ nữa, bản thân Đức Thầy là tấm gương để tín đồ noi theo thì đó không khác gì tăng bảo.

- Đức Thầy được tín đồ tôn sùng cho là Phật sống, người sáng lập Tịnh độ ở miền Nam thì điều đó không có gì lạ. Cũng như các Tổ xiển dương các pháp môn vậy. PGHH họ thấy họ vẫn là Phật giáo trong giáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nên họ xiển dương các Kinh liên quan đến pháp môn niệm Phật. Chỉ là họ không muốn nhập chung với đoàn thể xuất gia.

- Về vấn đề "linh hồn bất diệt". Phật giáo nói chung có thuyết Vô Ngã, ngũ uẩn giai không nhưng đó là cái căn bản; còn cái tinh hoa chính là Phật Tánh, là Chân Tâm, là Bản Lai Diện Mục. Khái niệm linh hồn bất diệt ở đây cũng là cái Chân Tâm, là Bản Lai Diện Mục. Họ dân gian hóa cho tín đồ dễ tiếp thu.
Đức Phật phủ nhận lý thuyết "linh hồn bất diệt" với tình huống là linh hồn bất diệt gắn với thân tâm ngũ uẩn, cùng trôi nổi với thân tâm ngũ uẩn.

- Vãng sanh là nhân duyên. Đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì vãng sanh; còn quan niệm tiếp dẫn cái gì, thế nào... cũng không ảnh hưởng.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề

Tịnh độ tông là một nhánh của Phật giáo; tức nhiên phải đại đồng với các tông phái Đại thừa nhưng chỗ cần thảo luận là xem chỗ khác biệt tuy là tiểu dị nhưng có bị lạc nhánh do "biến tấu" mà rơi vào tà kiến hay không?

Là một Di đà tử, huynh VNBN có thể nói chỗ khác biệt của TÍN trong Tịnh độ tông so TÍN TÂM trong các tông phái Nguyên thủy, Phát triển là gì được không (Bởi như huynh nói Tín Nguyện Hành là tông chỉ Tịnh độ hê hê)?


Trừng Hải
TÍN TỊNH ĐỘ CỰC LẠC = TÍN TÂM PHẬT PHÁP NÓI CHUNG + TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ
Chỗ khác biệt là có thêm TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ (tin nhận sự tồn tại thị hiện của Đức Phật A Di Đà với 48 đại nguyện kiến tạo Cực Lạc đồng cư).

Trong Kinh Vô Lượng Thọ thì các nhân duyên vãng sanh bao hàm tất cả hạnh tu nói chung của Phật Pháp, không dành riêng cho môn nào. Tu tốt rồi cộng thêm cái "Tin tưởng và phát nguyện vãng sanh Cực Lạc" thì đều được vãng sanh.

Thí dụ (chỉ là giả định) như: Lục Tổ Huệ Năng, ngài không muốn nhập Niết Bàn, cũng không muốn lưu trú tiếp ta bà mà Ngài muốn đến Cực Lạc tịnh thổ để thân cận Đức Phật A Di Đà thì Ngài chỉ cần Tin tưởng và phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì được đến Cực Lạc cho kiếp sống tiếp theo của ngài, vì đã là Thánh Nhân nên không cần cố gắng gì cả chỉ cần phát tâm là được.

Điều này không hề ảnh hưởng đến "tâm chứng" của Ngài, vì Ngài đã tự tại thì muốn đi đâu thì cũng như nguyện, còn không muốn thì thị tịch Niết Bàn. (Nhưng thực ra Ngài không nhập Niết Bàn, vì sao, vì Niết Bàn ấy trong quan niệm của Ngài là thuận theo nhân duyên, tùy theo nhân duyên xưa mà tiếp tục đạo pháp cho đến khi viên mãn; trong quá trình ấy nếu Ngài thấy rằng phần đông chúng sanh mạt pháp này không thể thọ lãnh nổi Thiền thì Ngài cũng sẽ giáo hóa pháp môn Tịnh độ vãng sanh mà thôi, cũng là tinh thần của pháp môn không hai, không mâu thuẫn với tâm chứng của Ngài, còn khi Ngài đang xiển dương Thiền Tông thì tất nhiên Ngài phải làm tốt vai trò của mình).

 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Kính Anh Cả PG.Hòa Hảo. Anh cả nói Đức Huỳnh Giáo Chủ như Bậc Cao Tăng, là phỉ Báng Phật rồi đó. Đức Ngài là PHẬT THẦY. Chính Đức Giáo Chủ rất ghét Cao Tăng, Thấp Tăng gì cũng ghét hết. Như bài kệ dạy Đạo:

Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

drpsoeSnto l20lgg30lt 33 ,gh15124ll82815a5m7u56hnu9a2cá9a314 ·


Nghĩa là: Đối với Đạo PG. Hòa Hảo không có Tăng Bảo. Cho nên GH. PGVN thì trong đó không có Giáo Phái Hòa Hảo ạ. Mà có Giáo Hội riêng gọi là: Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.- Có Hiến Chương riêng, độc lập không liên quan GH.PGVN.

View attachment 8460
Kính thiện hữu,
Đức Thầy không chủ trung cạo đạo xuất gia nhưng không có nghĩa là Ngài ghét Cao Tăng.
Vì Cao Tăng chính là Bậc Thánh Tăng, không phải phàm phu của lục đạo luân hồi, tâm các Ngài trong sạch, thọ trì giới luật vô cùng nghiêm ngặt và thanh tịnh.
Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn răng tín đồ làm lành, tu hiền, .... thì không có lí nào lại ghét bậc Cao Tăng trong sạch.
Bản thân của Đức Huỳnh Giáo chủ tuy không cạo đầu đắp ý nhưng cuộc sống của ngài với Bậc cao Tăng xuất gia không khác.

Nói thật, bạn tu hành mà ghét người người thiện, ghét Thánh Tăng thì chính lòng bạn là ác rồi, trái với lời dạy của Đức Thầy.
Đức Thầy tuy ngoài miệng phê phán cái xấu, cái ác nhưng lòng Ngài thương xót chứ không phải ghét bỏ. Cách thức mà Đức Thầy giáo hóa là sự nhập thế của Phật giáo; không trọng hình thức chỉ trọng tấm lòng.
Thưa Thầy, tôn trọng là nguyên tắc chung.
Tuy nhiên, sự liễu tri thì không giống nhau ở mỗi người. Nhận xét của Thầy về PGHH cũng là lăng kính của Thầy, VNBN không đồng quan điểm về nhận xét của Thầy.

- Thầy bảo Tịnh Độ Việt Nam chỉ nghiên cứu 3 Kinh là không phải rồi. Sự nghiên cứu không phải dành riêng cho viện nghiên cứu, mà còn rất nhiều cư sĩ, tăng nhân nghiên cứu riêng trong kho tàng Kinh Điển. Như VNBN thì lấy Kinh Niệm Phật Ba La Mật làm Kinh chủ đạo cho việc tu học, đương nhên vẫn nghiên cứu những kinh liên quan và tất cả những Kinh nào mà VNBN muốn học.

- Thầy bảo: PGHH không có tăng bảo, đúng về hình thức nhưng sai về mặt Tinh Thần. Vì Đức Thầy chủ trương tại gia tu hành, vừa lao động nuôi thân vừa tu hành. Tuy thân không xuất gia nhưng tâm là xuất gia. Quan trọng là: pháp tu là niệm Phật vãng sanh, hiện đời không cần phải xuất gia, không cần phải cắt ái đoạn dục ly gia đình. Thứ nữa, bản thân Đức Thầy là tấm gương để tín đồ noi theo thì đó không khác gì tăng bảo.

- Đức Thầy được tín đồ tôn sùng cho là Phật sống, người sáng lập Tịnh độ ở miền Nam thì điều đó không có gì lạ. Cũng như các Tổ xiển dương các pháp môn vậy. PGHH họ thấy họ vẫn là Phật giáo trong giáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nên họ xiển dương các Kinh liên quan đến pháp môn niệm Phật. Chỉ là họ không muốn nhập chung với đoàn thể xuất gia.

- Về vấn đề "linh hồn bất diệt". Phật giáo nói chung có thuyết Vô Ngã, ngũ uẩn giai không nhưng đó là cái căn bản; còn cái tinh hoa chính là Phật Tánh, là Chân Tâm, là Bản Lai Diện Mục. Khái niệm linh hồn bất diệt ở đây cũng là cái Chân Tâm, là Bản Lai Diện Mục. Họ dân gian hóa cho tín đồ dễ tiếp thu.
Đức Phật phủ nhận lý thuyết "linh hồn bất diệt" với tình huống là linh hồn bất diệt gắn với thân tâm ngũ uẩn, cùng trôi nổi với thân tâm ngũ uẩn.
- Vãng sanh là nhân duyên. Đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì vãng sanh; còn quan niệm tiếp dẫn cái gì, thế nào... cũng không ảnh hưởng.

Thưa các Bạn: TỰ DO TÍN NGƯỠNG LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI.

Nhưng ở đây là Diễn Đàn Phật Pháp. Người sáng lập là Tỳ kheo Thích Minh Phú (Bậc Tăng Bảo chỉ là con người thôi). Người là Thành viên Viện Nghiêng Cứu Phật Học VN. Người đang làm luận án tiến sĩ tại Ấn Độ.- Do vậy, Ở tại đây và Bây giờ: chúng ta có quyền theo quan điểm Phật giáo Chánh thống, không ai có quyền bắt buộc CẤM ĐOÁN , không ai có quyền nhồi nhét, chúng ta phải theo quan điểm của PG.HH.- Vì :

PG.VNPG.HH là hai tôn giáo độc lập, không lệ thuộc và không can thiệp lẫn nhau.

Kính mong Đại Chúng Liễu Tri.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
TÍN TỊNH ĐỘ CỰC LẠC = TÍN TÂM PHẬT PHÁP NÓI CHUNG + TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ
Chỗ khác biệt là có thêm TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ (tin nhận sự tồn tại thị hiện của Đức Phật A Di Đà với 48 đại nguyện kiến tạo Cực Lạc đồng cư).

Trong Kinh Vô Lượng Thọ thì các nhân duyên vãng sanh bao hàm tất cả hạnh tu nói chung của Phật Pháp, không dành riêng cho môn nào. Tu tốt rồi cộng thêm cái "Tin tưởng và phát nguyện vãng sanh Cực Lạc" thì đều được vãng sanh.

Thí dụ (chỉ là giả định) như: Lục Tổ Huệ Năng, ngài không muốn nhập Niết Bàn, cũng không muốn lưu trú tiếp ta bà mà Ngài muốn đến Cực Lạc tịnh thổ để thân cận Đức Phật A Di Đà thì Ngài chỉ cần Tin tưởng và phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì được đến Cực Lạc cho kiếp sống tiếp theo của ngài, vì đã là Thánh Nhân nên không cần cố gắng gì cả chỉ cần phát tâm là được.

Điều này không hề ảnh hưởng đến "tâm chứng" của Ngài, vì Ngài đã tự tại thì muốn đi đâu thì cũng như nguyện, còn không muốn thì thị tịch Niết Bàn. (Nhưng thực ra Ngài không nhập Niết Bàn, vì sao, vì Niết Bàn ấy trong quan niệm của Ngài là thuận theo nhân duyên, tùy theo nhân duyên xưa mà tiếp tục đạo pháp cho đến khi viên mãn; trong quá trình ấy nếu Ngài thấy rằng phần đông chúng sanh mạt pháp này không thể thọ lãnh nổi Thiền thì Ngài cũng sẽ giáo hóa pháp môn Tịnh độ vãng sanh mà thôi, cũng là tinh thần của pháp môn không hai, không mâu thuẫn với tâm chứng của Ngài, còn khi Ngài đang xiển dương Thiền Tông thì tất nhiên Ngài phải làm tốt vai trò của mình).

Hề hề,

Như vậy Tín trong Tịnh độ mà huynh giải thích có sự khác biệt với Phật giáo truyền thống ở chỗ xây dựng lòng Tin vào Đức Phật A di đà (Phật giáo truyền thống chỉ hoành pháp cho chúng sanh với lời khuyến tấn là tin vào Lời Đức Phật Dạy (Nghe, Hiểu, và Thực hành) chứ không khởi đầu với niềm tin vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vậy có phải chăng, lòng tin này có điểm giống với lòng tin của Công giáo đồ vào Chúa trời (Lòng tin tuyệt đối)?


Trừng Hải
 
Last edited:

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính các Bạn.

Qua các Thảo luận của Các Bạn. VQ nhận thấy:

* Phật Giáo Hoà hảo công nhận các kinh :
1. Vô Lượng Tịnh Độ Bình Đẳng giác.
2. Kinh Đại A Di Đà.
3. Kinh Vô Lượng Thọ.
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
5. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn.
6. Kinh Cổ Âm.
7. Kinh Bát Chu Tam Muội.
8. Kinh Quán Phật Tam Muội.
9. Phật Thuyết A Di Đà Kinh.
10. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
11. Kinh Cổ Âm Thanh Đà La Ni.
12. Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
(Ngài sùng bái đúng pháp PG. hòa Hảo nên xin bái phục.)
https://diendanpghh.com/a646/tinh-do-yeu-giai

* Phật Giáo Việt Nam chỉ nghiêng cứu 3 kinh:
A Di Đà, Vô Lượng thọ và Quán Vô Lượng Thọ.

  • Phật Giáo Việt Nam có 3 ngôi Tam Bảo. Trong đó yếu tố con người là căn bản (Trong giới đàn Tăng. Nếu giới tử là "Phi Nhân" , tức không phải là Người thì không được dự vào hàng Tăng bảo)
  • PG.HH không có Tăng Bảo, Tăng ni bị cho là hư dối, gỗ mục v.v... Chỉ tin ngưỡng các thần thánh, thiêng liêng...

* Phật giáo Chánh thống trên các nước đều lấy lý " Vô Ngã", Ngũ uẩn giai không.- tức không công nhận linh hồn bất tử.- Niệm Phật là cốt yếu để thể nhập Tự Tâm.

* PG.HH quan niệm linh hồn bất tử (Hữu ngã), Niệm Phật để Phật rướt hồn về Cực Lạc.

  • PG. Hoà hảo cho rằng Đức Phật Thầy sáng lập Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam.(như vậy mới khoảng 100 năm trờ lại).
  • Phật giáo Chánh Thống đã truyền thừa trên 2000 năm. Pháp Tịnh Độ ở Miền Nam cũng trên 200 năm (nên Pháp tịnh Độ ở miền Nam đã có từ trước PG.HH- Cụ thể các chùa 2 thời công phu, tối Tịnh Độ và khi đi hộ niệm tiếp dẫn cho nhau đều tụng kinh Di Đà, mà không thấy ở đâu tụng kinh cúa Đạo PG. HH.

Và rất nhiều điểm "Tiểu dị". Vâng ! Thưa các Bạn: TỰ DO TÍN NGƯỠNG LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI.

Nhưng ở đây là Diễn Đàn Phật Pháp. Người sáng lập là Tỳ kheo Thích Minh Phú (Bậc Tăng Bảo chỉ là con người thôi). Người là Thành viên Viện Nghiêng Cứu Phật Học VN. Người đang làm luận án tiến sĩ tại Ấn Độ.- Do vậy, Ở tại đây và Bây giờ: chúng ta có quyền theo quan điểm Phật giáo Chánh thống, không ai có quyền bắt buộc CẤM ĐOÁN , không ai có quyền nhồi nhét, chúng ta phải theo quan điểm của PG.HH.- Vì PG.VN và PG.HH là hai tôn giáo độc lập, không lệ thuộc và không can thiệp lẫn nhau.

Kính mong Đại Chúng Liễu Tri.
Nam Mô A Di Đà Phật,

Con rất hoan hỷ khi được Thầy khai thị, vì con không có nhiều thời gian để tìm hiểu các giáo pháp khác nên khi Thầy khai thị thì con đã hiểu được vài nét khác nhau cơ bản ạ, thật là hoan hỷ.

Kính thưa Thầy,

Hiện tại con mới đọc được kinh ADIDA, đọc được kinh Vô Lượng Thọ được vài lần và chưa đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ. Con thấy kinh ADIDA nói về thế giới cực lạc, kinh Vô Lượng Thọ mô tả về thế giới cực lạc ...

Với 48 lời nguyện của Phật A Di Đà và với năng lực người sơ cơ mới học Phật thì làm sao để chúng có cái nhìn liễu tri về thế giới vô vi của cõi cực lạc , còn nếu có cái nhìn hữu vi thì sẽ còn chấp thì khó mà giải thoát được ạ ?

Mong Thầy vì con và đại chúng mà diễn nói giúp.

Kính.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Kính Cảm ơn ĐH Nguyên Chiếu vào xem và thảo luận.

Vâng. VQ xin giải trình lên ĐH và các Bạn câu hỏi này qua chủ đề:

HỮU VI và VÔ VI

tại chuyên mục; Thảo luận Phật Học Phổ Thông.

Kính mời ĐH và các Bạn vào xem và góp ý.

Mến

tiểu3.jpg
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hề hề,

Như vậy Tín trong Tịnh độ mà huynh giải thích có sự khác biệt với Phật giáo truyền thống ở chỗ xây dựng lòng Tin vào Đức Phật A di đà (Phật giáo truyền thống chỉ hoành pháp cho chúng sanh với lời khuyến tấn là tin vào Lời Đức Phật Dạy (Nghe, Hiểu, và Thực hành) chứ không khởi đầu với niềm tin vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vậy có phải chăng, lòng tin này có điểm giống với lòng tin của Công giáo đồ vào Chúa trời (Lòng tin tuyệt đối)?


Trừng Hải
hiiiii, Bác bị sao vậy? Chỉ có một dòng nhưng Bác lại chỉ thấy điểm khác mà không thấy điểm giống.

1. VNBN đã ghi: TÍN TỊNH ĐỘ CỰC LẠC = TÍN TÂM PHẬT PHÁP NÓI CHUNG + TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ
Như vậy, Tịnh độ tin tất cả Đức Phật. Trong phạm vi gần thì tin cả 2 Đức Phật: Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật.
Đức Thích Ca Mâu Ni là đức bổn sư khai sáng Phật pháp tại ta bà. Vì tin nhận sự giáo thọ của Đức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu về Đức Phật A Di Đà nên người tu tịnh độ tin nhận Đức Phật A Di Đà.

Như vậy, niềm tin thế giới Cực Lạc được khơi gợi từ đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chính Ngài khuyến tin và thuyết giảng, nương theo lời dạy của Phật Thích Ca mà có pháp niệm Phật vãng sanh này.

Hiểu một cách đơn giản là: người tu tịnh độ vẫn đứng trên nền tảng tin nhận và nương theo giáo pháp giải thoát của Phật pháp. Chỉ là hộ muốn kiếp sau được hội duyên với Đức Phật A Di Đà và Thánh chúng Cực Lạc để tu học vững chắc đoạn trừ triệt để địa vị phàm phu trong 1 đời nên mới phát nguyện vãng sanh Cực Lạc, thay vì phải trôi nổi trong thế giới ta bà luân hồi và không có Phật tại thế trong thời gian này.

Phật đã giới thiệu và chỉ rõ cách tu hành. Vấn đề Bác có tin nhận và thực hành hay không thì đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân Bác! Cũng như các bạn ở Phật giáo Nam truyền không tin nhận một số quan điểm của Phật giáo Bắc Truyền thì đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân họ.

Những người muốn bác bỏ sự hiện hữu của Cực Lạc đồng cư thế giới thì không có cơ sở nào xác đáng cả. Còn tại sao vẫn có người tin nhận Kinh Điển và lời dạy của Phật Thích Ca về Cực Lạc, đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân họ.

Phật Thích Ca dạy: ở Cực Lạc mọi vật thường phát ra âm thanh tuyên thuyết tất cả giáo pháp nhà Phật: khổ, không, vô thường, vô ngã, Bồ đề,... và luôn luôn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng. Lại có rất đông A LA HÁN, Bồ Tát câu hội tuyên giảng tất cả Kinh điển của mười phương chư Phật.

2. Lòng tin của tín đồ Công giáo đối với Chúa là nhân duyên của họ. Vấn đề là lòng tin đó và đạo lộ đó đưa học đến đâu?

Sự thật rằng tu đúng theo Chúa sẽ được lên thiên đàng mà Phật giáo đã chỉ ra là cõi Trời.
Những vị ở cõi trời từ cõi Phạm Thiên trở lên, do nhập vào các mức Thiền định nên thấy rằng mọi vật như trong ý niệm của họ, cho nên mới tưởng rằng: vạn vật từ ý niệm của họ phát sanh ra.

Tuy nhiên Đức Phật đã chỉ ra: cõi trời dừ đẹp và sống rất lâu ( các vị vua trời tưởng mình bất tử) nhưng khi hết một vòng định lực thì sự đối đãi trở nên thô nặng và rớt xuống thành chúng sanh có hình sắc và nặng nữa thì có dục vọng khát ái.

Còn tu pháp tịnh độ, vốn là theo Phật, Pháp, Tăng thì đi theo con đường tu tập giải thoát; hoặc ở ta bà hay bất kì một thế giới nào mà họ mong muốn.

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lựa chọn tu tập và thị hiện thành Phật giáo hóa chúng sanh thời ngũ trượt ác thế. Rất đông các chư Phật còn lại thì phát nguyện kiến lập thế giới tịnh độ để dẫn dắt chúng sanh và thánh chúng về giáo hóa họ cho đến khi giác ngộ hoàn toàn.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

tuy nhiên, với VNBN thì lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ với các bậc cao tăng điển hình khai sáng Tịnh Độ Tông không hề sai khác. Xứng danh là người khai sáng tông Tịnh Độ ở miền Nam Việt Nam. Đối với VNBN, Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong những bậc Thánh Nhân của Phật giáo, VNBN kính ngưỡng và học tập. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN

(1) QUY Y TAM BẢO ---> Biến Niềm Tin Thành An LẠc


Niềm Tin vào Phật đạo thường được gứi gắm qua việc QUY Y TAM BẢO [smile]

vậy thì MOD NỊCK XANH VNBN có QUY Y ĐỨC GIÁO CHỦ HUỲNH PHÚ SỔ hông? [smile] ... khi chỗ QUY MẠNG (nam mô) đã khác đi [smile] .. thì tin chắc rằng .. kết quả TỊNH ĐỘ mà VNBN muốn có chắc chắn sẽ khác đi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
hiiiii, Bác bị sao vậy? Chỉ có một dòng nhưng Bác lại chỉ thấy điểm khác mà không thấy điểm giống.

1. VNBN đã ghi: TÍN TỊNH ĐỘ CỰC LẠC = TÍN TÂM PHẬT PHÁP NÓI CHUNG + TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT A DI ĐÀ
Như vậy, Tịnh độ tin tất cả Đức Phật. Trong phạm vi gần thì tin cả 2 Đức Phật: Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật.
Đức Thích Ca Mâu Ni là đức bổn sư khai sáng Phật pháp tại ta bà. Vì tin nhận sự giáo thọ của Đức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu về Đức Phật A Di Đà nên người tu tịnh độ tin nhận Đức Phật A Di Đà.

Như vậy, niềm tin thế giới Cực Lạc được khơi gợi từ đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chính Ngài khuyến tin và thuyết giảng, nương theo lời dạy của Phật Thích Ca mà có pháp niệm Phật vãng sanh này.

Hiểu một cách đơn giản là: người tu tịnh độ vẫn đứng trên nền tảng tin nhận và nương theo giáo pháp giải thoát của Phật pháp. Chỉ là hộ muốn kiếp sau được hội duyên với Đức Phật A Di Đà và Thánh chúng Cực Lạc để tu học vững chắc đoạn trừ triệt để địa vị phàm phu trong 1 đời nên mới phát nguyện vãng sanh Cực Lạc, thay vì phải trôi nổi trong thế giới ta bà luân hồi và không có Phật tại thế trong thời gian này.

Phật đã giới thiệu và chỉ rõ cách tu hành. Vấn đề Bác có tin nhận và thực hành hay không thì đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân Bác! Cũng như các bạn ở Phật giáo Nam truyền không tin nhận một số quan điểm của Phật giáo Bắc Truyền thì đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân họ.

Những người muốn bác bỏ sự hiện hữu của Cực Lạc đồng cư thế giới thì không có cơ sở nào xác đáng cả. Còn tại sao vẫn có người tin nhận Kinh Điển và lời dạy của Phật Thích Ca về Cực Lạc, đó là vấn đề nhân duyên của cá nhân họ.

Phật Thích Ca dạy: ở Cực Lạc mọi vật thường phát ra âm thanh tuyên thuyết tất cả giáo pháp nhà Phật: khổ, không, vô thường, vô ngã, Bồ đề,... và luôn luôn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng. Lại có rất đông A LA HÁN, Bồ Tát câu hội tuyên giảng tất cả Kinh điển của mười phương chư Phật.

2. Lòng tin của tín đồ Công giáo đối với Chúa là nhân duyên của họ. Vấn đề là lòng tin đó và đạo lộ đó đưa học đến đâu?

Sự thật rằng tu đúng theo Chúa sẽ được lên thiên đàng mà Phật giáo đã chỉ ra là cõi Trời.
Những vị ở cõi trời từ cõi Phạm Thiên trở lên, do nhập vào các mức Thiền định nên thấy rằng mọi vật như trong ý niệm của họ, cho nên mới tưởng rằng: vạn vật từ ý niệm của họ phát sanh ra.

Tuy nhiên Đức Phật đã chỉ ra: cõi trời dừ đẹp và sống rất lâu ( các vị vua trời tưởng mình bất tử) nhưng khi hết một vòng định lực thì sự đối đãi trở nên thô nặng và rớt xuống thành chúng sanh có hình sắc và nặng nữa thì có dục vọng khát ái.

Còn tu pháp tịnh độ, vốn là theo Phật, Pháp, Tăng thì đi theo con đường tu tập giải thoát; hoặc ở ta bà hay bất kì một thế giới nào mà họ mong muốn.

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lựa chọn tu tập và thị hiện thành Phật giáo hóa chúng sanh thời ngũ trượt ác thế. Rất đông các chư Phật còn lại thì phát nguyện kiến lập thế giới tịnh độ để dẫn dắt chúng sanh và thánh chúng về giáo hóa họ cho đến khi giác ngộ hoàn toàn.

Ủa, hề hề

Ngay từ lúc đầu thảo luận Trừng Hải đã và chỉ muốn trao đổi về những điểm khác biệt giữa Phật giáo Đại thừa với Tịnh độ tông tạm gọi là "tiểu dị" mà huynh VNBN gọi là tinh hoa thôi (Những điểm chung tạm gọi là "đại đồng" thì đồng ý rồi)

Điều mà Trừng Haỉ muốn hỏi là về niềm tin và xây dựng niềm tin trong Tịnh độ tông để biết chữ TÍN này có gì khác biệt không thôi? (Huynh nên tập trung vào vấn đề chính)

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ủa, hề hề

Ngay từ lúc đầu thảo luận Trừng Hải đã và chỉ muốn trao đổi về những điểm khác biệt giữa Phật giáo Đại thừa với Tịnh độ tông tạm gọi là "tiểu dị" mà huynh VNBN gọi là tinh hoa thôi (Những điểm chung tạm gọi là "đại đồng" thì đồng ý rồi)

Điều mà Trừng Haỉ muốn hỏi là về niềm tin và xây dựng niềm tin trong Tịnh độ tông để biết chữ TÍN này có gì khác biệt không thôi? (Huynh nên tập trung vào vấn đề chính)


Trừng Hải
Vâng, như VNBN đã nói tín tâm của người tu tịnh độ đặt trên cơ sở của giáo pháp nói chung, cộng thêm với sự tin nhận sự tồn tại thị hiện của Đức Phật A Di Đà. Nói cách khác, tin nhận sự hiện diện của Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử của ta bà và tin nhận sự hiện diện của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tịnh Độ.

Những người không tin nhận thế giới Tịnh độ trang nghiêm do nguyện lực của Bồ Tát kiến tạo nên thì họ không thể tin nhận sự tồn tại của cõi nước Cực Lạc. Họ là những người chưa từng tham gia các pháp hội mà Phật thuyết giảng về Tịnh độ các cõi nước hoặc chưa có duyên với bậc thiện tri thức nào khuyên bảo, minh chứng.

Đó là sự dị biệt trong tín tâm của người tu vãng sanh tịnh độ vậy. Như vậy, người tu tịnh độ tin nhận tất cả Phật pháp vậy. Người nào tin ít hơn thì sẽ trở thành dị biệt đối với người tu tịnh độ vãng sanh.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Vâng, như VNBN đã nói tín tâm của người tu tịnh độ đặt trên cơ sở của giáo pháp nói chung, cộng thêm với sự tin nhận sự tồn tại thị hiện của Đức Phật A Di Đà. Nói cách khác, tin nhận sự hiện diện của Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử của ta bà và tin nhận sự hiện diện của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tịnh Độ.

Những người không tin nhận thế giới Tịnh độ trang nghiêm do nguyện lực của Bồ Tát kiến tạo nên thì họ không thể tin nhận sự tồn tại của cõi nước Cực Lạc. Họ là những người chưa từng tham gia các pháp hội mà Phật thuyết giảng về Tịnh độ các cõi nước hoặc chưa có duyên với bậc thiện tri thức nào khuyên bảo, minh chứng.

Đó là sự dị biệt trong tín tâm của người tu vãng sanh tịnh độ vậy. Như vậy, người tu tịnh độ tin nhận tất cả Phật pháp vậy. Người nào tin ít hơn thì sẽ trở thành dị biệt đối với người tu tịnh độ vãng sanh.
Hê hê,

Điều này thì Trừng Hải đồng ý với huynh; Tịnh thổ Cực lạc và Đức A di đà là do Phật đà Thích ca mâu ni thuyết. Lời Như lai thì không hư dối và theo Trừng Hải không một Phật tử truyền thống nào mà không tin nhận.
Nhưng việc xây dựng lòng tin vào Đức Phật A di đà là một sự khác biệt (như Trừng Hải đã nói trước vì Phật giáo truyền thông chỉ hoành pháp với việc khuyên Phật tử tin vào Lời Đức Phật Dạy chớ không khởi đầu vào việc tin vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
Và việc xây dựng lòng tin vào Đức A di đà và 48 đại nguyện của Ngài theo giáo pháp Tịnh độ tông là gì (mà được gọi là tinh hoa và khác biệt với Thông giáo theo lời huynh VNBN)?

(Về Nguyện, Hạnh sẽ thảo luận sau)

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hê hê,

Điều này thì Trừng Hải đồng ý với huynh; Tịnh thổ Cực lạc và Đức A di đà là do Phật đà Thích ca mâu ni thuyết. Lời Như lai thì không hư dối và theo Trừng Hải không một Phật tử truyền thống nào mà không tin nhận.
Nhưng việc xây dựng lòng tin vào Đức Phật A di đà là một sự khác biệt (như Trừng Hải đã nói trước vì Phật giáo truyền thông chỉ hoành pháp với việc khuyên Phật tử tin vào Lời Đức Phật Dạy chớ không khởi đầu vào việc tin vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
Và việc xây dựng lòng tin vào Đức A di đà và 48 đại nguyện của Ngài theo giáo pháp Tịnh độ tông là gì (mà được gọi là tinh hoa và khác biệt với Thông giáo theo lời huynh VNBN)?

(Về Nguyện, Hạnh sẽ thảo luận sau)

Trừng Hải
VNBN nói hơi Bác thông cảm cố gắng đọc. VNBN cũng xin nhắc lại: phần dị không phải là phần cô lập mà nó dựa vào phần chung, tách ra khỏi phần chung thì sẽ là tà pháp.

1. Bác nói Phật tử truyền thống đều tin thì không phải rồi. Thí dụ như đa số Phật tử Nam Truyền không tin Bồ Tát đạo huống chi là Tịnh thổ Cực Lạc với họ là chỉ là một loại tưởng tri; một trường hợp khác là nhiều Phật tử Thiền Tông họ cũng không tin Tịnh độ Cực Lạc vì họ cảm thấy tu sanh về một thế giới nào đó ngoài ta bà là sự hoang tưởng, họ chỉ tin nhận trạng thái an lạc trong tâm chứ không tin nhận một thế giới an lạc kiến tạo từ bản nguyện của Bồ Tát.

Họ không tin cũng được nhưng phủ nhận hoặc bài bác sự hiện hữu Tịnh thổ là một sự quá đà trong tri kiến của họ, rất may không có Tổ sư nào phủ nhận sự hiện hữu Tịnh độ, tuy nhiên đa số Tổ sư xiển dương Thiền nên không đề cập đến cách tu vãng sanh. Một số ít có đề cập, tùy đệ tử mà giáo hóa theo mỗi pháp môn phù hợp.

Đối với Thiền Tông, khởi tâm niệm bám víu vào một điều gì đó (dù xấu hay tốt cách mấy) thì cũng đều trái với tông chỉ Thiền, cho dù có chết cũng không được trái với điều đó. Tất nhiên đây là tông chỉ đúng đắng.

2. Việc xây dựng Tín Tâm đối với Tịnh độ tông gồm hai phần:
- Thứ nhất, phật tử phải có chánh tri kiến đối với việc liễu sanh thoát tử, tức là nguyên tắc chung cho việc chấm dứt "luân hồi sanh tử", như vậy phải hiểu khổ, vô thường, vô ngã làm căn bản. Phải nắm rõ nguyên nhân của luân hồi là tâm niệm bám víu vào ngũ dục thế gian. Dù hiện tại có gia đình nhưng phải hiểu rằng đó là một vai diễn tạm thời, trong thâm tâm phải biết tâm bám víu ngũ uẩn là đầu mối của sanh tử luân hồi. Hiểu rõ điều đó rồi mới nuôi dưỡng tâm ước mong "giải thoát".

Khi hành giả có tâm ước mong giải thoát thì mới có cơ sở giới thiệu cho họ mở ra đạo lộ tu tập được. Đạo lộ có nhiều pháp môn, tùy theo nhân duyên bản thân mỗi người mà thiện tri thức có thể định hướng để họ lựa chọn một pháp chính để huân tu sao cho họ đạt được thành quả tốt nhất với kiếp sống hiện tại của họ.

Người ưa thích thiền thì giới thiệu thiền. Có thể họ chưa đạt được thành tựu đạo quả trong đời sống này nhưng cũng có một nền tảng nào đó cho họ trong tương lai. Làm khác đi thì không có ích lợi gì cho họ.

Người thích thiền nhưng vẫn tin nhận tịnh độ nên cố gắng khuyến tấn họ vào tịnh độ. Tất nhiên không phải bỏ tu thiền mà là khuyên họ phát tâm hồi hướng công đức tu tập nguyện vãng sanh Cực Lạc tịnh thổ, vì ở Cực Lạc giúp họ một đời giải thoát và hơn thế nữa, thay vì nhập lưu ở ta bà nhiều kiếp thì nguyện vãng sanh Cực lạc, được thành tựu đạo quả thoát luân hồi trong một đời, hơn nữa được hội duyên với Đại Thừa Phật Pháp tiến thẳng lên Phật Quả, ở ta bà không có điều này.

Người tin nhận tịnh độ thì tất nhiên khuyến phát họ vững tâm tu tập.

- Thứ hai, xây dựng tri kiến về Đức Phật A Di Đà, 48 nguyện, Cực Lạc: Tuyên nói lại các nội dung của Kinh điển như Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, A Di Đà Kinh, Niệm Phật Ba La Mật Kinh,.....Lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ làm căn bản xây dựng tín tâm; lấy Kinh A Di Đà và Kinh Niệm Phật Ba La Mật làm hướng dẫn tu tập cho pháp môn Trì Danh Niệm Phật.
Tóm lược như sau:

+Tin rằng Phật A Di Đà đồng đẳng tánh trí với mọi vị Phật, không có sai khác. Nhưng về mặt nhân duyên thì Đức Phật A Di Đà xưa kia có nhân duyên sâu rộng với pháp tịnh độ nên đã phát 48 nguyện mong muốn kiến tạo thế giới trang nghiêm thanh tịnh để hóa độ chúng sanh, vừa được an lạc vừa đưa hết tất cả chúng sanh đến Phật quả trọn vẹn.

+ Tin rằng 48 đại nguyện hiển bày thế giới Cực Lạc có nhiều sự thù thắng như trong các Kinh đã nói như là:

Vê ngoại cảnh: Cõi nước không có ác đạo, kể cả tên xấu ác cũng không có, tất cả đều trang nghiêm thanh tịnh trong suốt. Cây lá chim muôn (do Phật A Di Đà dùng thần lực thị hiện ra), lầu gác,... luôn phát ra âm thanh giáo pháp vi diệu giải thoát khiến cho tâm niệm của dân chúng luôn an trụ trong đạo pháp, niệm Phật-niệm pháp-niệm tăng chứ không có ý niệm câu sanh bám víu với lục đạo luân hồi. Mỗi khi chạm vào bất kì vật gì hoa, lá, nước,.... đều có cảm giác thanh tịnh không cấu nhiễm, tăng trưởng thêm đạo tâm.

Về dân chúng: hình tướng không có sai biệt đều là 32 tướng tốt, 6 căn đều có thần thông hơn hẳn thần thông của các cõi khác (xuyên qua các quốc độ khác, qua nhiều đời quá khứ lâu xa,....). Thọ mạng lâu xa bằng với thọ lượng của báo thân Phật A Di Đà, đủ để tu tập lên địa vị Nhất sanh Bổ Xứ Bồ Tát.

Về sinh hoạt: chỉ có hai việc tu tập ( nghe pháp-thảo luận, ngồi thiền, niệm Phật, kinh hành, cúng dường chư Phật phương khác) và nghỉ ngơi an tọa trong định tâm của mình. Còn việc ăn uống chỉ là hình thức tinh thần không có việc ăn uống như thế tục nên không có các việc đại tiện xấu uế, hay bất cứ việc gì liên quan đến tứ đại của thế gian. Riêng ở đây có thêm ao nước bát công đức, có tác dụng thanh lọc tẩy trần tâm niệm tập khí sanh tử, nghiệp trần; càng tắm lâu thì tâm niệm lại càng an lạc hơn.

Thành quả đạt được tại Cực Lạc: do nhân duyên thù thắng như vậy nên tất cả tâm nguyện giải thoát của hành giả lúc khởi tâm tu tập ở ta bà đều được như ý nguyện. Người còn ưa thích pháp nhỏ thì thành tựu đạo quả A LA HÁN; người tu pháp Bồ Đề thì thành tựu ít nhất là chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn có đủ năng lực tự tại du hóa sanh tử các cõi khác, còn lại đều thành tựu Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ chờ giáng sanh thành Phật.

+ Tin rằng đức Phật A Di Đà thị hiện sự tiếp dẫn như trong 48 đại nguyện.
Người tu tập công đức thanh tịnh, lấy công đức đó nhất tâm hồi hướng muốn sanh cõi Phật, sẽ được vãng sanh.
Người nào tin tưởng Phật A Di Đà và 48 đại nguyện, một lòng cầu sanh đến Cực Lạc, chấp trì Phật hiệu không gián đoạn, sẽ được tiếp dẫn.

3. Tóm lại, từ những điều trên đây thấy rằng: không thể dùng tâm niệm xấu, ác hoặc vô minh không rõ về đạo lí giải thoát để vãng sanh được dù hiện tại có niệm Phật.

Những người hiểu rõ đạo lí giải thoát và hiểu rõ đạo lí vãng sanh, tâm niệm chuyên nhất đối với việc vãng sanh, thuận nghịch duyên không dao động tâm chí thì chắc chắn vãng sanh kể cả là người còn bận rộn việc đời nhưng cũng chắc phần vãng sanh.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Coi chừng chiếc bánh ngon mà có lẫn chất độc

bánh có độc1.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên