Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Lại bậy nữa, VNBN

Trong suốt lịch sử 2500 Phật giáo không hề có một cuộc chiến tranh tôn giáo nào (Một lịch sử mà người Phật tử nào cũng thấy tự hào). Huynh đem mấy sự kiện lịch sử bên ngoài vào làm gì vậy?! Nâng quan điểm để...hù à, hê hê?

Các bài viết của Thầy Viên Quang trong chủ đề này, đối với Trừng mỗ không có gì liên quan đến những vấn đề mà huynh VNBN đề cập đến.


Trừng Hải
hiiii, tất nhiên không phải vấn đề chiến tranh thể xác, mà là chiến tranh tư tưởng, ròi sau đó mới xảy ra các chuyện liên đới.
Các vị lãnh đạo Phật giáo, nếu muốn thanh trừng một pháp môn nào đó thì tất nhiên sẽ xảy ra làn sóng chiến tranh tư tưởng. Đó là lời nhắn gửi của VNBN đến các vị tu sĩ lãnh đạo thôi, mà những quyết định như vậy lại xuất phát từ viện nghiên cứu này, việc nghiên cứu kia. Một khi những vị có tư tưởng thiên lệch lên làm lãnh đạo tôn giáo thì rất có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Thầy VQ hay bất cứ ai muốn truyền bá tư tưởng có tính bài trừ pháp môn thì có phải là phải suy nghĩ thận trọng không hay là ùa theo?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Chào đạo hữu VNBN,

Dạ, Nguyên Chiếu từ nhỏ biết đến chùa là cũng do đi theo ông bà, ba mẹ và đặc biệt là câu Nam Mô A Di Đà Phật , có thể nói Ng Chiếu đang theo Tịnh Độ tông . Và hiện tại Nguyên Chiếu khi đến chùa vào các thời khóa tụng kinh cũng niệm A Di Đà Phật và đến đưa tang cũng niệm Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ạ.

Ng Chiếu là người sơ cơ mới học Phật, cũng không nghiên cứu kinh điển nhiều, chỉ nghe pháp trên Yotube hoặc lên các diễn đàn Phật pháp trao đổi và học hỏi thôi ạ. Nên để luận về kinh thì chắc Ng Chiếu không có đủ khả năng và hiểu biết, nhưng không biết vì sao mà khi Ng Chiếu nghe được một bài giảng nào thì Ng Chiếu cũng có thể tiếp thu hoặc cảm nhận chút ít về bài pháp đó, hiểu được ý nghĩa của bài pháp đó ạ.

Nên Nguyên Chiếu ít bao giờ dám phản bác một pháp gì của Chư Phật, Bồ Tát chế ra để hướng dẫn chúng sanh tu tập tùy theo nhân duyên của mỗi người. Nhưng Ng Chiếu cũng tiếp thu các lời giảng của quý Thầy , của các vị Thiện Tri Thức vì những lời giảng đó cũng đúng với lời kinh ạ.

Không biết đạo hữu VNBN như thế nào chứ Ng Chiếu tiếp cận với Phật pháp như vậy cảm thấy thỏa mái và an nhiên, đôi lúc cũng cần tiếp thu ý kiến của các vị Thiền Sư như : " Kiến tánh thành Phật " để cho tâm tự tại ạ.

Đôi dòng tâm sự .
hiiii, đó là việc riêng của bạn. VNBN không có ý kiến. Tuy nhiên nếu bạn đưa ra luận đề nào đó phán đoán và VNBN thấy không ổn theo cá nhân VNBN thì VNBN sẽ thảo luận, tranh luận. Người nào cảm thấy không an ổn được thì là do người đó dở.

VNBN nghe bạn có nói đến việc niệm Phật cho người ta gia thì VNBN chia sẽ về Kinh Niệm Phật Ba La Mật và giáo huấn của Pháp Nhiên Thượng Nhân.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
hiiii, tất nhiên không phải vấn đề chiến tranh thể xác, mà là chiến tranh tư tưởng, ròi sau đó mới xảy ra các chuyện liên đới.
Các vị lãnh đạo Phật giáo, nếu muốn thanh trừng một pháp môn nào đó thì tất nhiên sẽ xảy ra làn sóng chiến tranh tư tưởng. Đó là lời nhắn gửi của VNBN đến các vị tu sĩ lãnh đạo thôi, mà những quyết định như vậy lại xuất phát từ viện nghiên cứu này, việc nghiên cứu kia. Một khi những vị có tư tưởng thiên lệch lên làm lãnh đạo tôn giáo thì rất có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Thầy VQ hay bất cứ ai muốn truyền bá tư tưởng có tính bài trừ pháp môn thì có phải là phải suy nghĩ thận trọng không hay là ùa theo?
1/. Tích trong kinh Đại Niết Bàn

Ở vào thời kỳ đó, đệ tử của ta chánh thuyết thì ít, tà thuyết thì nhiều, lãnh thọ chánh pháp thì ít, lãnh thọ tà pháp thì nhiều. Thọ lời Phật thì ít, thọ lời ma thì nhiều.

Bấy giờ ở nước Câu Diệm Ni có hai Tỳ kheo: Một chứng quả A La Hán. Một hủy phạm giới. Tỳ kheo phá giới có đệ tử đông năm trăm người. Tỳ kheo A La Hán có một trăm đệ tử.

Tỳ kheo phá giới nói Như Lai nhập Niết bàn vĩnh diệt như sự diệt tận của hư vô. Tứ trọng giới của Phật chế, trì cũng được, phạm cũng không sao. Như tôi đây chẳng cần trì giới nghiêm túc mà cũng chứng được quả A La Hán và cũng được bốn vô ngại trí có kém ai đâu ! Lúc Phật còn tại thế dạy bảo phải tôn trọng giữ gìn, lúc Phật nhập diệt rồi thì buông xả tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều !

Thầy Tỳ kheo đắc A La Hán quả nói: Này Trưởng lão ! Ông không nên nói Như Lai nhập Niết bàn là vĩnh diệt như hư vô ! Chính tôi biết Như Lai thường còn, Như Lai không vĩnh diệt, không biến hoại. Như Lai lúc còn tại thế , sinh hoạt trong tứ oai nghi như bao nhiêu đệ tử khác, nhưng Như Lai thường trú trong Niết bàn rồi. Có phải đâu Niết bàn vĩnh diệt vắng bóng ở cõi người mới gọi là nhập Niết bàn. Cứ theo định kiến của Trưởng lão thì Niết bàn đồng nghĩa với ngày tận số của kiếp người ư ? Trưởng lão không nên hiểu như thế !

Trưởng lão cho rằng phạm tứ trọng tội vẫn chứng được quả A La Hán, tôi cho đó là lời nói vọng ngôn. Đức Như Lai đã từng dạy ! Người chứng được quả Tu Đà Hoàn, còn phải tu giới, định, tuệ, phải diệt sạch kiến hoặc trong tam giới, huống hồ là A La Hán, là quả cao tột trong tứ quả Thanh Văn ! Vả lại, Như Lai từng dạy người A La Hán không thấy mình chứng A La Hán. Người tự nói rằng mình chứng quả A La Hán là người chưa chứng được gì ! Bởi vì chính họ bị kẹt vào bốn tướng chấp: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mạng. Đã kẹt trong bốn tướng thì chính mình tự tố cáo rằng mình đích thực phàm phu. Do lẽ đó nếu có người đọc hiểu mười hai bộ kinh của Phật thì biết rõ những điều trưởng lão đích thị vọng ngôn.

Lúc bấy giờ đồ chúng của Tỳ kheo phá giới bèn giết chết vị A La Hán. Ma vương thừa cơ hội a dua hãm hại diệt hết cả sáu trăm Tỳ kheo non trẻ đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực chưa có cơ hội vun bồi này !

Trước biến cố tương tàn thảm sát ấy, những người phàm phu có chút thiện tâm họ bảo nhau rằng: Thương đau thay ! Phật pháp nay diệt mất, còn chi ! Sự thật, Phật pháp không vì vậy mà dứt mất, vì trong quốc độ ấy còn có hàng vạn Đại Bồ tát hộ trì pháp của Phật.

Bấy giờ cõi Diêm phù đề, không có một Tỳ kheo đệ tử Phật. Thiên ma vương ba tuần thừa cơ hủy diệt chánh pháp, chúng nổi lửa thiêu đốt hết kinh điển của Phật. Những phần ít ỏi còn sót lại hàng Bà la môn trộm lấy góp nhặt để vào trong sách kinh của họ. Do vậy, có hàng Bồ tát mới phát tâm vào thời kỳ Phật chưa ra đời họ đem nhau tin lấy lời của Bà la môn. Hàng Bà la môn dù nói rằng họ có trai giới, nhưng thật ra các ngoại đạo đều không có ngã, có thường, có lạc, có tịnh mà thiệt ra họ chẳng hiểu thường, lạc, ngã, tịnh đúng nghĩa. Họ lấy một từ, hai từ, một vài câu ngắn dài nào đó trong Phật pháp rồi nói là trong sách vở của họ có những nghĩa như vậy.

Bấy giờ trong rừng Ta la song thọ, thành Câu thi na, đại chúng nghe Phật nói như vậy đều đồng thanh thốt lên rằng: "Thế gian trống rỗng ! Thế gian trống rỗng !"

Ca Diếp Bồ tát bảo đại chúng: Chư liệt vị chớ có buồn não như vậy. Thế gian không trống rỗng đâu, vì Phật, Pháp, Tăng là thường trụ không thể lúc nào làm biến hoại được ! Đại chúng nghe rồi thôi khóc và tất cả hướng về giải thoát giác ngộ, phát tâm cầu Vô thượng Bồ đề. (hết trích)
mkl.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Các vị lãnh đạo Phật giáo, nếu muốn thanh trừng một pháp môn nào đó thì tất nhiên sẽ xảy ra làn sóng chiến tranh tư tưởng. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN


A ahhahahahah .... Niềm Tin tịnh độ trở thành nền tảng mầm mống chiến tranh cho SƠ CƠ TỊNH ĐỘ từ khi nào vậy ? [smile]

Trong kinh TRUNG BỘ .. ông Phật nói nguyên nhân của CHIẾN TRANH chính là - DỤC VỌNG [smile]

và con đường dẫn đến sư an lạc nội tâm ... là nền tảng để thoát khỏi chiến tranh ... và con đường ấy có thể đi là việc thực hành BÁT CHÁNH ĐẠO

- CHÁNH KIẾN

- CHÁNH TƯ DUY

- Chánh Mạng

- Chánh Nghiệp

- Chánh Niệm

- Chánh Định

- CHÁNH TINH TẤN [smile]

SƠ CƠ TỊNH ĐỘ thực hành gì mà cứ như TÀ ĐẠO thế [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Các vị lãnh đạo Phật giáo, nếu muốn thanh trừng một pháp môn nào đó thì tất nhiên sẽ xảy ra làn sóng chiến tranh tư tưởng. - MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN


A ahhahahahah .... Niềm Tin tịnh độ trở thành nền tảng mầm mống chiến tranh cho SƠ CƠ TỊNH ĐỘ từ khi nào vậy ? [smile]

Trong kinh TRUNG BỘ .. ông Phật nói nguyên nhân của CHIẾN TRANH chính là - DỤC VỌNG [smile]

và con đường dẫn đến sư an lạc nội tâm ... là nền tảng để thoát khỏi chiến tranh ... và con đường ấy có thể đi là việc thực hành BÁT CHÁNH ĐẠO

- CHÁNH KIẾN

- CHÁNH TƯ DUY

- Chánh Mạng

- Chánh Nghiệp

- Chánh Niệm

- Chánh Định

- CHÁNH TINH TẤN [smile]

SƠ CƠ TỊNH ĐỘ thực hành gì mà cứ như TÀ ĐẠO thế [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Lòng của bạn còn rất hạn hẹp lắm. Bạn tự suy ngẫm lại xem.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN có bày đầu đi theo TỊNH ĐỘ SƠ CƠ làm chiến tranh tôn giáo hông nhỉ ? [smile]

---> tấm lòng tinh độ rộng rãi đó mà [smile]


long hổ .. xà đầu .. khởi chiến tranh

can qua xứ xứ khởi đao binh

mã đề dương cước .. anh hùng tận

thân dậu niên lại thái kiến bình - Sấm Trạng Trình, Thái Ất Chân Kinh


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha[smile]

MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ VNBN có bày đầu đi theo TỊNH ĐỘ SƠ CƠ làm chiến tranh tôn giáo hông nhỉ ? [smile]

---> tấm lòng tinh độ rộng rãi đó mà [smile]


long hổ .. xà đầu .. khởi chiến tranh

can qua xứ xứ khởi đao binh

mã đề dương cước .. anh hùng tận

thân dậu niên lại thái kiến bình - Sấm Trạng Trình, Thái Ất Chân Kinh


ờ mà đúng hông? [smile]
Tịnh Độ dù sơ cơ cũng không ai đi làm chiến tranh cả mà chỉ có những người nghĩ rằng mình cao cơ muốn chỉnh đốn người khác rảnh rổi đi phá nhà người khác. Chẳng hạn trong điễn đàn này (ở ngoài đời cũng vậy), bạn có thấy người tu tịnh độ niệm Phật nào đi phản bác các pháp môn khác không? Mà chỉ có các bạn bên Thiền chủ động chê bai, đả phá người niệm Phật cầu vãng sanh.

Người niệm Phật vì biết bản thân yếu kém không đủ tự lực giải thoát sanh tử, muốn nương nhờ 48 đại nguyện vãng sanh Cực lạc thế giới để giải thoát trong 1 đời và thực hiện hoài bảo lợi tha sau này.

Nhưng các bạn Thiền sơ cơ thấy rằng tu mà sanh vào thế giới này, thế giới kia là tu sai nên cứ chê bai và tìm cách bài bác. Buộc VNBN này phải lên tiếng chứ VNBN không rảnh để làm chiến tranh.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Tịnh Độ dù sơ cơ cũng không ai đi làm chiến tranh cả mà chỉ có những người nghĩ rằng mình cao cơ muốn chỉnh đốn người khác rảnh rổi đi phá nhà người khác. Chẳng hạn trong điễn đàn này (ở ngoài đời cũng vậy), bạn có thấy người tu tịnh độ niệm Phật nào đi phản bác các pháp môn khác không? Mà chỉ có các bạn bên Thiền chủ động chê bai, đả phá người niệm Phật cầu vãng sanh.

Người niệm Phật vì biết bản thân yếu kém không đủ tự lực giải thoát sanh tử, muốn nương nhờ 48 đại nguyện vãng sanh Cực lạc thế giới để giải thoát trong 1 đời và thực hiện hoài bảo lợi tha sau này.

Nhưng các bạn Thiền sơ cơ thấy rằng tu mà sanh vào thế giới này, thế giới kia là tu sai nên cứ chê bai và tìm cách bài bác. Buộc VNBN này phải lên tiếng chứ VNBN không rảnh để làm chiến tranh.

Hê hê, khi phân tích một hiện tượng thì phải bao gồm cả nguyên nhân, kết quả chớ nên tảng lờ nói cái này mà bỏ cái kia (hay ngược lại).
Các thiền giả "chê bai" hay "đả phá"...chỉ là kết quả.
Vậy nguyên nhân ở đâu? Có phải như vì nó "trái khoáy" hay "mâu thuẩn" vì pháp "Khó tin; Khó hiểu" (nghĩa là khó đắc được Tín tâm) nhưng hề hề, các "tuyên truyền viên" Tịnh độ lại suốt ngày nói rằng "Dễ tu" mà lại "Dễ thành" (Hê hê, nghe hợp với "thiên thời, địa lợi" như Mạt pháp, Căn cơ thấp nên chỉ cần "nhân hòa" tức đọc hồng danh thì sẽ thành tựu)... nghe "mị dân" vô cùng (mà Phật giáo lại là tôn giáo Trí huệ)


Hề hề, Trừng Hải
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) GIỚI SÙNG BÁI PHẬT VÔ ÍCH [smile]

ngày xưa ... nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng từng chứng kiến 1 giai đoạn suy bại của niềm tin phật giáo thời Lê Mạc [smile] ...khi mà sự sùng kính trở thành giáo điều .. Mê MỊ ... TỊNH ĐỘ SƠ CƠ tham đắm tha lực của cõi cực lạc, của việc dễ vãng sinh ... từ đó trở thành mê tín, niềm tin trở thành DỐI TRÁ, LỪA LỌC .. TRỤC LỢI ...

biến pháp môn tịnh độ thành thứ tôn sùng
.. sống chết bảo vệ môn hộ, tông phái ---> hơn cả chú tâm vào thanh tịnh của bản thân ..

tu tâm dưỡng tánh [smile]

do đó ... ổng mới viết 1 bài thơ để đời .. gọi đó là GIỚI SÚNG BÁI PHẬT VÔ ÍCH [smile]


có phải MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ muốn bước chân vào con đường sùng bái PHẬT VÔ ÍCH như vậy hông? ? ... hay là muốn nhìn thấy 1 cảnh trí, TỊNH THỔ biến thành CHIẾN THỔ [smile]


Suy lý cho cùng Phật ấy ta,

Lọ là chung bóng đạo Di Đà?

Hiền lành, hãy giữ bề tu kỷ,

Dối trá, đừng nghe đứa xuất gia.

Dỗ chúng đúc chuông nhân đã lạ,

Đặt điều phá ngục thực ru mà.

Chẳng tin Lương Vũ còn bia cũ,
Tra mà lại biết thực chẳng ngoa.
- Bạch Vân Quốc Ngũ Thi Tập, Nguyễn Khuyến


ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) GIỚI SÙNG BÁI PHẬT VÔ ÍCH [smile]

ngày xưa ... nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng từng chứng kiến 1 giai đoạn suy bại của niềm tin phật giáo thời Lê Mạc [smile] ...khi mà sự sùng kính trở thành giáo điều .. Mê MỊ ... TỊNH ĐỘ SƠ CƠ tham đắm tha lực của cõi cực lạc, của việc dễ vãng sinh ... từ đó trở thành mê tín, niềm tin trở thành DỐI TRÁ, LỪA LỌC .. TRỤC LỢI ...

biến pháp môn tịnh độ thành thứ tôn sùng
.. sống chết bảo vệ môn hộ, tông phái ---> hơn cả chú tâm vào thanh tịnh của bản thân ..

tu tâm dưỡng tánh [smile]

do đó ... ổng mới viết 1 bài thơ để đời .. gọi đó là GIỚI SÚNG BÁI PHẬT VÔ ÍCH [smile]


có phải MOD NICK XANH TỊNH ĐỘ muốn bước chân vào con đường sùng bái PHẬT VÔ ÍCH như vậy hông? ? ... hay là muốn nhìn thấy 1 cảnh trí, TỊNH THỔ biến thành CHIẾN THỔ [smile]


Suy lý cho cùng Phật ấy ta,

Lọ là chung bóng đạo Di Đà?

Hiền lành, hãy giữ bề tu kỷ,

Dối trá, đừng nghe đứa xuất gia.

Dỗ chúng đúc chuông nhân đã lạ,

Đặt điều phá ngục thực ru mà.

Chẳng tin Lương Vũ còn bia cũ,
Tra mà lại biết thực chẳng ngoa.
- Bạch Vân Quốc Ngũ Thi Tập, Nguyễn Khuyến


ờ mà đúng hông? [smile]
kim cang thần1.webp

................................................................................NAM MÔ HỘ PHÁP KIM CANG BỒ TÁT
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Hê hê, khi phân tích một hiện tượng thì phải bao gồm cả nguyên nhân, kết quả chớ nên tảng lờ nói cái này mà bỏ cái kia (hay ngược lại).
Các thiền giả "chê bai" hay "đả phá"...chỉ là kết quả.
Vậy nguyên nhân ở đâu? Có phải như vì nó "trái khoáy" hay "mâu thuẩn" vì pháp "Khó tin; Khó hiểu" (nghĩa là khó đắc được Tín tâm) nhưng hề hề, các "tuyên truyền viên" Tịnh độ lại suốt ngày nói rằng "Dễ tu" mà lại "Dễ thành" (Hê hê, nghe hợp với "thiên thời, địa lợi" như Mạt pháp, Căn cơ thấp nên chỉ cần "nhân hòa" tức đọc hồng danh thì sẽ thành tựu)... nghe "mị dân" vô cùng (mà Phật giáo lại là tôn giáo Trí huệ)


Hề hề, Trừng Hải
hjjjjjjjjjjj, thôi Bác cũng chưa hiểu rõ pháp môn niệm Phật. VNBN cũng chẳng muốn tranh luận làm gì.
Tuy nhiên cũng nói sơ lược.
- Niệm Phật sẽ phát sanh trí tuệ. Vì khi niệm Phật nhất tâm thì tâm sẽ an định, trong định thì nhìn thấu rõ bản chất các pháp. Lại nữa, 48 đại nguyện có các nguyện về công đức nghe danh hiệu Phật gia trì phát sanh trí tuệ.
Trí tuệ vốn là do Chân Tâm phát ra khi tâm trí được rỗng rang thanh tịnh, chứ không phải do bên ngoài làm nên.

- Nói hợp căn cơ là đúng rồi, cái đó Kinh điển đại thừa đều nói như vậy. Người chướng sâu nghiệp nặng, phải dùng Phật hiệu dập tắt dòng nghiệp sanh tử, cộng với sự gia trì 48 nguyện mới được vào con đường giải thoát trong 1 đời. Chứ nếu ở ta bà thì phải tốn rất rất nhiều đời mà không phải ai cũng chắc chắn.

- Nói dễ tu, dễ thành là trong tương quan với Thánh Đạo Môn. Còn nói dễ tu dễ thành khơi khơi thì đúng là họ nói bậy. Vì tu hành thì không bao giờ là dễ dàng cả.
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
Ngài Vô Nhất Bất Nhị, có vẻ là một tín đồ của Đạo PG. Hòa Hảo khả kính.

Phật giáo Hòa Hảo (hay còn gọi là đạo Hòa Hảo) là tông phái lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản, chủ trương tu hành tại gia. Đạo do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang.- vnexpress.net

dao-hoa-hao-12-1688547759.webp
 
Last edited by a moderator:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Ngài Vô Nhất Bất Nhị, có vẻ là một tín đồ của Đạo PG. Hòa Hảo khả kính.



dao-hoa-hao-12-1688547759.jpg
hjjjjjj, căn cứ vào đâu đạo hữu?
Pháp môn niệm Phật vãng sanh xuất phát từ trong Kinh Điển Đại Thừa, rồi lan rộng qua nhiều nước.
Không phải của mỗi Phật Giáo Hòa Hảo đâu ạ.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
hjjjjjjjjjjj, thôi Bác cũng chưa hiểu rõ pháp môn niệm Phật. VNBN cũng chẳng muốn tranh luận làm gì.
Tuy nhiên cũng nói sơ lược.
- Niệm Phật sẽ phát sanh trí tuệ. Vì khi niệm Phật nhất tâm thì tâm sẽ an định, trong định thì nhìn thấu rõ bản chất các pháp. Lại nữa, 48 đại nguyện có các nguyện về công đức nghe danh hiệu Phật gia trì phát sanh trí tuệ.
Trí tuệ vốn là do Chân Tâm phát ra khi tâm trí được rỗng rang thanh tịnh, chứ không phải do bên ngoài làm nên.

- Nói hợp căn cơ là đúng rồi, cái đó Kinh điển đại thừa đều nói như vậy. Người chướng sâu nghiệp nặng, phải dùng Phật hiệu dập tắt dòng nghiệp sanh tử, cộng với sự gia trì 48 nguyện mới được vào con đường giải thoát trong 1 đời. Chứ nếu ở ta bà thì phải tốn rất rất nhiều đời mà không phải ai cũng chắc chắn.


- Nói dễ tu, dễ thành là trong tương quan với Thánh Đạo Môn. Còn nói dễ tu dễ thành khơi khơi thì đúng là họ nói bậy. Vì tu hành thì không bao giờ là dễ dàng cả.

Hề hề, chưa gì mà đã...thở dài rồi (Huynh không biết rằng mùa xuân đang đến rồi đó sao?!)

Để cho dễ thảo luận huynh đừng xem Trừng Hải là người "chưa hiểu rõ pháp môn Niệm Phật" mà xem Trừng Hải là người ngoài pháp môn nhưng muốn tìm hiểu pháp môn (để hết nghi, và...chuyển hướng, he he) có được không? (Chớ không thôi rơi vào chỗ mà ông bạn KCTL (hê hê. cũng là một Di đà tử) gọi là "ngu, mất thì giờ" nữa, hề hề)

Niệm Phật là một trong 12 phép quán đưa đến sơ định trong Tứ thiền tất nhiên sinh Tuệ rồi. Cái đó thì Trừng Hải đồng ý. Nhưng để tâm thanh tịnh thì phải tu học, tu hành Giới Định Huệ (Đại thừa gọi là Tam Vô lậu học) bắt đầu bằng Tam Quy, Trí giới, Hành thập thiện chớ không phải bắt đầu bằng Niệm Phật, nên nhớ hề hề.
Vì sao nói vậy, nếu nói Niệm Phật và nhận được gia trì của A di đà Phật mà tâm thanh tịnh thì cũng như đạo Hindu nói rằng chỉ cần cầu nguyện và tắm nước sông Hằng thì sẽ sạch tội, thân tâm thanh tịnh sao!!!???

Nếu nói các Pháp môn ngoài Tịnh độ tốn nhiều thời gian thì sẽ ngược với kinh điển, bởi chính tại thế giới Ta bà này, hành giả mới tinh tấn và tăng thượng nhanh chóng hơn các thế giới khác.


Trừng Hải
 
Last edited:

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/6/15
Bài viết
223
Điểm tương tác
163
Điểm
43
hjjjjjj, căn cứ vào đâu đạo hữu?
Pháp môn niệm Phật vãng sanh xuất phát từ trong Kinh Điển Đại Thừa, rồi lan rộng qua nhiều nước.
Không phải của mỗi Phật Giáo Hòa Hảo đâu ạ.
Kính ngài Vô Nhất Bất Nhị. Do một số biểu hiện mà nhận ra Bậc Đồng Đạo, anh cả khả kính:
1/. Giáo lý PG. Hòa Hảo có các Pháp bảo:
Trong toàn bộ Sấm Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo, được rút ra sáu mươi ba phẩm Tịnh Độ được Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết giáo tỏ tường. Đàm Liên Tịnh giả làm yếu giải để được thêm phong phú lý nghĩa hầu lưu thông Phật Pháp trong quảng đại quần chúng, khiến cho cây Bồ Đề được thêm cành lá sum sê và đơm bông kết trái.
Tịnh Độ thuộc về học phái Đại Thừa Phật Giáo nên các Kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Bửu Tích… đều có nói đến. Đặc biệt là, Tịnh Độ được Đức Như Lai Thế Tôn thuyết giáo đến 12 bộ. Trong phần sưu giải của kinh Niệm Phật Ba La Mật có ghi rõ 12 bộ Kinh Tịnh Độ, Phật thuyết như sau:
1. Vô Lượng Tịnh Độ Bình Đẳng giác.
2. Kinh Đại A Di Đà.
3. Kinh Vô Lượng Thọ.
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
5. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn.
6. Kinh Cổ Âm.
7. Kinh Bát Chu Tam Muội.
8. Kinh Quán Phật Tam Muội.
9. Phật Thuyết A Di Đà Kinh.
10. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
11. Kinh Cổ Âm Thanh Đà La Ni.
12. Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Ngài sùng bái đúng pháp PG. hòa Hảo nên xin bái phục.
dam-lien-nguyen-van-buu-1936-2019-.webp

2/. PG. Hòa Hảo tôn kính các Đấng Thiêng Liêng, không tin tưởng con người (dù có là Tăng hay
giáo Hội).- Câu nói này của Ngài thể hiện đúng tinh thần:
Viện nghiên cứu thì cũng chỉ là những con người. Đâu phải nghe nói viện này hay viện kia, rồi có chữ nghiên cứu,.... mà lấy ra làm y cứ.

Trong thời xa xưa, nhiều triều đại cũng lập ra viện này việc kia nghiên cứu, có khi thì đem đến lợi ích nhưng cũng có khi đem đến những cuộc đại chiến, thậm chí tàn sát lẩn nhau,....

Thời nay, chúng ta nên tôn trọng tất cả thiện pháp (Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát), lấy Nhân thừa làm gốc tăng tiến lên. Như vậy mới có lục hòa và phát triển. Chỉ nên lên án những tà pháp xấu ác làm ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Đối với Phật giáo thì cần phải nên tôn trọng tất cả các giáo phái. Chỉ có tôn trọng mới có lục hòa, có lục hòa mới có hưng thịnh và từ đó Phật Pháp được xiển dương. Việc bài xích giữa các tông phái thì nên chấm dứt; nếu không chấm dứt thì chỉ là chiến tranh tông phái. Nguồn gốc của việc chiến tranh tông phái sắp tới trong tương lai sẽ thêm nở rộng, bởi nó có sự châm lửa của các Sư Thầy từ chỗ nhét các tư tưởng chống phá vào tín đồ.

Đức Huỳnh Giáo Chủ có cho biết, trong Sấm Giảng Giáo Lý Thi Văn PGHH, vì thương chúng sanh nên Ngài thuyết phương tịnh độ, để dìu dắt tất cả chúng sanh dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc sanh, nếu những ai nhất tâm hành theo đều sẽ được cứu vớt về nơi an dưỡng. Ngài cũng cho biết là các chư Phật ở Tây-Phương luôn ngóng trông, mong chờ bá tánh rủ nhau đồng niệm Phật, và Đức A Di Đà luôn hiện hào quang để tìm những người hiền đức dẫn dắt về cõi Tây Phương Cực Lạc. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng giới thiệu rỏ về cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ có Phật hằng hà, có sen báu nặc mùi đua nở, và có lắm điều thanh-nhã…, được nhắc qua những câu sau:

Lòng thương chúng thuyết-phương Tịnh độ,
Đặng dắt-dìu tất cả chúng-sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu xin Phật-Quốc.

Cả vũ-trụ khắp cùng van-vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc-sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng-hành,
Được cứu-cánh về nơi an-dưỡng.

Tây-Phương chư Phật ngóng trông,
Chờ bá-tánh rủ nhau niệm Phật.

Môn Tịnh-độ là phương cứu-cánh,
Rán phụng-hành kẻo phụ Phật xưa.

Dạ . Do vậy nên kính ngài Vô Nhất Bất Nhị là Bậc anh Cả trong mối Đạo PG. Hòa Hảo kính quý.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Nếu nói các Pháp môn ngoài Tịnh độ tốn nhiều thời gian thì sẽ ngược với kinh điển, bởi chính tại thế giới Ta bà này, hành giả mới tinh tấn và tăng thượng nhanh chóng hơn các thế giới khác.

Trừng Hải
"Ta Bà" rộng lớn lắm;)

Ta Bà có thể được phân loại theo hai cách:
  • Theo Lục đạo luân hồi: Ta Bà bao gồm tất cả sáu cõi luân hồi, từ thấp đến cao là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, người, trời.
  • Theo Tam giới: Ta Bà bao gồm cả ba cõi: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,294
Điểm tương tác
924
Điểm
113
"Ta Bà" rộng lớn lắm;)

Ta Bà có thể được phân loại theo hai cách:
  • Theo Lục đạo luân hồi: Ta Bà bao gồm tất cả sáu cõi luân hồi, từ thấp đến cao là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, người, trời.
  • Theo Tam giới: Ta Bà bao gồm cả ba cõi: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới.
Ta Bà có nghĩa là:



(s, p: sahā, j: saba, 娑婆): âm dịch là Sa Ha (娑訶), Sách Ha (索訶), ý dịch là nhẫn (忍), nói cho đúng là Ta Bà Thế Giới (s, p: sahā-lokadhātu, 娑婆世界), ý dịch là thế giới chịu đựng (nhẫn độ, nhẫn giới), tức chỉ thế giới, cõi đời này, thế giới mà đức Thích Tôn giáo hóa. Nó còn được gọi là Nhân Gian Giới (人間界, cõi con người), Tục Thế Giới (世俗界, thế giới phàm tục), Hiện Thế (現世, cõi đời này). Chúng sanh ở trong thế giới này chịu đựng các phiền não, vì vậy mới có tên là thế giới chịu đựng. Bên cạnh đó từ này còn được dịch là Tạp Hội (雜會) hay Tập Hội (集會). Nguyên ngữ của từ tập hội là sabhā, muốn ám chỉ sự tập hội phức tạp của các tầng lớp như con người, trên trời, Sa Môn, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ, v.v. Người ta cho rằng nguyên lai từ sahā cũng phát xuất từ sabhā, là thế giới có nhiều loại người khác nhau làm đối tượng hóa độ của đức Phật Thích Ca. Thiền sư Chơn Không (眞空, 1045-1100) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Diệu bổn hư vô minh tự khoa, hòa phong xuy khởi biến Ta Bà, nhân nhân tận thức vô vi lạc, nhược đắc vô vi thỉ thị gia (妙本虛無明自誇、和風吹起遍娑婆、人人盡識無爲樂、若得無爲始是家, diệu bản thênh thang sáng tự khoa, gió hòa thổi khắp cõi Ta Bà, người người thảy biết vô vi lạc, nếu đạt vô vi mới là nhà).” Cổ Côn Pháp Sư (古崑法師) cũng có hai câu đối như sau: “Ta Bà giáo chủ bi nguyện hoằng thâm thệ độ khổ nhân ly hỏa trạch, Cực Lạc đạo sư từ tâm quảng đại thường nghinh mê tử nhập Liên Trì (娑婆敎主悲願宏深誓度苦人離火宅、極樂導師慈心廣大常迎迷子入蓮池, Ta Bà giáo chủ bi nguyện rộng sâu thề độ người khổ xa nhà lửa, Cực Lạc đạo sư từ tâm rộng lớn thường đón kẻ mê vào Liên Trì).”

Tam giới là phân chia theo núi Tu di mới bao gồm Dục, Sắc và Vô sắc giới.

Hề hề, Trừng Hải
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Ta Bà có nghĩa là:



(s, p: sahā, j: saba, 娑婆): âm dịch là Sa Ha (娑訶), Sách Ha (索訶), ý dịch là nhẫn (忍), nói cho đúng là Ta Bà Thế Giới (s, p: sahā-lokadhātu, 娑婆世界), ý dịch là thế giới chịu đựng (nhẫn độ, nhẫn giới), tức chỉ thế giới, cõi đời này, thế giới mà đức Thích Tôn giáo hóa. Nó còn được gọi là Nhân Gian Giới (人間界, cõi con người), Tục Thế Giới (世俗界, thế giới phàm tục), Hiện Thế (現世, cõi đời này). Chúng sanh ở trong thế giới này chịu đựng các phiền não, vì vậy mới có tên là thế giới chịu đựng. Bên cạnh đó từ này còn được dịch là Tạp Hội (雜會) hay Tập Hội (集會). Nguyên ngữ của từ tập hội là sabhā, muốn ám chỉ sự tập hội phức tạp của các tầng lớp như con người, trên trời, Sa Môn, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ, v.v. Người ta cho rằng nguyên lai từ sahā cũng phát xuất từ sabhā, là thế giới có nhiều loại người khác nhau làm đối tượng hóa độ của đức Phật Thích Ca. Thiền sư Chơn Không (眞空, 1045-1100) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Diệu bổn hư vô minh tự khoa, hòa phong xuy khởi biến Ta Bà, nhân nhân tận thức vô vi lạc, nhược đắc vô vi thỉ thị gia (妙本虛無明自誇、和風吹起遍娑婆、人人盡識無爲樂、若得無爲始是家, diệu bản thênh thang sáng tự khoa, gió hòa thổi khắp cõi Ta Bà, người người thảy biết vô vi lạc, nếu đạt vô vi mới là nhà).” Cổ Côn Pháp Sư (古崑法師) cũng có hai câu đối như sau: “Ta Bà giáo chủ bi nguyện hoằng thâm thệ độ khổ nhân ly hỏa trạch, Cực Lạc đạo sư từ tâm quảng đại thường nghinh mê tử nhập Liên Trì (娑婆敎主悲願宏深誓度苦人離火宅、極樂導師慈心廣大常迎迷子入蓮池, Ta Bà giáo chủ bi nguyện rộng sâu thề độ người khổ xa nhà lửa, Cực Lạc đạo sư từ tâm rộng lớn thường đón kẻ mê vào Liên Trì).”

Tam giới là phân chia theo núi Tu di mới bao gồm Dục, Sắc và Vô sắc giới.

Hề hề, Trừng Hải
Trái đất mà chúng ta đang sống chỉ là 1 hạt vi trần trong cõi Ta Bà này thôi
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Tam giới là phân chia theo núi Tu di mới bao gồm Dục, Sắc và Vô sắc giới.

Hề hề, Trừng Hải
"Cõi Ta Bà còn gọi là Ta Bà Thế giới hay Đại Thiên Thế Giới, và cõi mà hiện chúng ta đang sinh sống đây thuộc về Ta Bà Thế Giới. Ta Bà nguyên là tiếng Phạn, dịch nghĩa là “kham nhẫn”. Như vậy, Cõi Ta Bà là cõi giới mà nơi ấy chúng sanh có khả năng nhẫn nhịn và chịu đựng mọi sự thống khổ. Sự thống khổ ấy ở đâu ra? Sự thống khổ ấy nằm trong Bát Khổ và lưu chuyển trong lục đạo luân hồi. Bởi đa phần chúng sanh không nhận thức được Bát khổ của kiếp nhân sinh nên nhiều vị chẳng biết tại sao mình khổ. Hễ nghe bảo đời là bể khổ thì ngơ ngơ bảo: Ai chứ tôi nào thấy mình có khổ gì đâu?!

Lục Đạo Luân Hồi bao gồm Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới, gọi tắt là Tam giới. Tam giới gồm có sáu nẻo chúng sanh, gọi là Lục Đạo Luân Hồi, gồm: Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục. Chúng sanh nơi cõi Ta bà tùy nghiệp thiện ác mà vô lượng kiếp đến nay luẩn quẩn lên xuống trong sáu nẻo luân hồi sanh tử: Sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi lại sanh ra, lang thang bất tận trong sáu đường!"

Trích bài: Cõi Ta Bà là gì và ở đâu?

phatgiao.org.vn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Kính ngài Vô Nhất Bất Nhị. Do một số biểu hiện mà nhận ra Bậc Đồng Đạo, anh cả khả kính:
1/. Giáo lý PG. Hòa Hảo có các Pháp bảo:
Trong toàn bộ Sấm Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo, được rút ra sáu mươi ba phẩm Tịnh Độ được Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết giáo tỏ tường. Đàm Liên Tịnh giả làm yếu giải để được thêm phong phú lý nghĩa hầu lưu thông Phật Pháp trong quảng đại quần chúng, khiến cho cây Bồ Đề được thêm cành lá sum sê và đơm bông kết trái.
Tịnh Độ thuộc về học phái Đại Thừa Phật Giáo nên các Kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Bửu Tích… đều có nói đến. Đặc biệt là, Tịnh Độ được Đức Như Lai Thế Tôn thuyết giáo đến 12 bộ. Trong phần sưu giải của kinh Niệm Phật Ba La Mật có ghi rõ 12 bộ Kinh Tịnh Độ, Phật thuyết như sau:
1. Vô Lượng Tịnh Độ Bình Đẳng giác.
2. Kinh Đại A Di Đà.
3. Kinh Vô Lượng Thọ.
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
5. Kinh A Di Đà Tiểu Bổn.
6. Kinh Cổ Âm.
7. Kinh Bát Chu Tam Muội.
8. Kinh Quán Phật Tam Muội.
9. Phật Thuyết A Di Đà Kinh.
10. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
11. Kinh Cổ Âm Thanh Đà La Ni.
12. Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Ngài sùng bái đúng pháp PG. hòa Hảo nên xin bái phục.
dam-lien-nguyen-van-buu-1936-2019-.png

2/. PG. Hòa Hảo tôn kính các Đấng Thiêng Liêng, không tin tưởng con người (dù có là Tăng hay
giáo Hội).- Câu nói này của Ngài thể hiện đúng tinh thần:


Đức Huỳnh Giáo Chủ có cho biết, trong Sấm Giảng Giáo Lý Thi Văn PGHH, vì thương chúng sanh nên Ngài thuyết phương tịnh độ, để dìu dắt tất cả chúng sanh dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc sanh, nếu những ai nhất tâm hành theo đều sẽ được cứu vớt về nơi an dưỡng. Ngài cũng cho biết là các chư Phật ở Tây-Phương luôn ngóng trông, mong chờ bá tánh rủ nhau đồng niệm Phật, và Đức A Di Đà luôn hiện hào quang để tìm những người hiền đức dẫn dắt về cõi Tây Phương Cực Lạc. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng giới thiệu rỏ về cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ có Phật hằng hà, có sen báu nặc mùi đua nở, và có lắm điều thanh-nhã…, được nhắc qua những câu sau:

Lòng thương chúng thuyết-phương Tịnh độ,
Đặng dắt-dìu tất cả chúng-sanh.
Nếu như ai cố chí làm lành,
Chuyên niệm Phật cầu xin Phật-Quốc.

Cả vũ-trụ khắp cùng van-vật,
Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỉ, Súc-sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng-hành,
Được cứu-cánh về nơi an-dưỡng.

Tây-Phương chư Phật ngóng trông,
Chờ bá-tánh rủ nhau niệm Phật.

Môn Tịnh-độ là phương cứu-cánh,
Rán phụng-hành kẻo phụ Phật xưa.

Dạ . Do vậy nên kính ngài Vô Nhất Bất Nhị là Bậc anh Cả trong mối Đạo PG. Hòa Hảo kính quý.
Hjjjjj, thú thật với bạn, VNBN không phải là tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo mà chỉ là một hành giả tu pháp niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc đơn thuần.

Tuy nhiên, với VNBN thì lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ với các bậc cao tăng điển hình khai sáng Tịnh Độ Tông không hề sai khác. Xứng danh là người khai sáng tông Tịnh Độ ở miền Nam Việt Nam. Đối với VNBN, Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong những bậc Thánh Nhân của Phật giáo, VNBN kính ngưỡng và học tập.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên