Hành vi thủa trước?

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Trích Bá Trượng Ngữ Lục :

Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật thật. Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thì thuốc và bệnh đều hết. Phật tánh dụ như cam thảo, chúng sanh tu hành chánh pháp dụ như nước trong, lấy cam thảo hòa với nước trong, cũng như mật hòa với nước, rất là ngon ngọt, nếu chỉ cho là nước trong thì không đúng, vì chẳng phải không có Phật tánh, Phật tánh vốn là sẵn có, nên cũng nói : "Lý này mọi người đều vốn sẵn có".

Cần phải phân biệt lời chủ khách, nếu tham nhiễm tất cả cảnh pháp có, không, sẽ bị tất cả cảnh pháp có, không làm mê hoặc thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dân. Như nay cái giác chiếu soi chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả các pháp có không, các pháp thế gian và xuất thế gian, cũng không trụ nơi chẳng y trụ, cũng không có tri giải về "không trụ nơi chẳng y trụ".

Tự tâm là Phật, Phật là bất nhị, nếu chiếu dụng (khách quan) thuộc Bồ tát. Tâm tâm là chúa tể thì chiếu dụng (chủ quan) thuộc khách trần. Như nước nổi sóng thì chẳng thể chiếu soi vạn tượng, nếu nước trong lặng tịch chiếu, không lập năng sở, tự nhiên thấu suốt cổ kim

Tánh thức của chúng sanh là tánh keo sơn, luôn luôn dính mắc các pháp có không, vì chưa từng bước lên thềm bậc Phật nên thình lình cho uống thuốc huyền chỉ chẳng được, bỗng nghe lời nói xuất cách họ tin chẳng nổi, cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày lặng lẽ tư duy, vì Phật tánh không có hình tướng số lượng, chẳng thể thí dụ, thực là khó nói. Nếu nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ báng Phật pháp tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trước báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vọng báng. Như nói về tứ cú kệ : Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa). Ban sơ nếu không nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát, còn ban sơ nếu muốn nói lại sợ chúng sanh đuổi theo lời nói sanh ra kiến giải, lợi ít mà hại nhiều. Nên Phật nói : "Ta thà chẳng thuyết pháp, hãy mau nhập Niết bàn". Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa nên Phật mới giả lập kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ đề, Niết bàn, giải thoát, nói với họ là Bồ đề, Niết bàn, giải thoát,.... Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon một lít, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Vì thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng sanh đến, được Niết bàn thì có sanh tử đến, được sáng thì có tối đến, tất cả chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau, nếu muốn vượt qua sự đối đãi chỉ cần cắt đứt câu hai đầu (tương đối) thì chẳng bị số lượng hạn chế.

Phật tánh bất nhị, không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, không bình, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cắt đứt hai đầu thì sự tương đối trói buộc chẳng được, khỏi bị khổ vui lôi kéo, khỏi bị sáng tối khống chế. Nói về lý thì chân thật cũng chẳng chân thật hư vọng cũng chẳng hư vọng, vì không phải là vật có số lượng nên dụ như không, chẳng thể tu sửa. Nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng dính mắc cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.

Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là bảo họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới gọi là thiện tốt. "Bồ tát tức phi Bồ tát thị danh Bồ tát", "Pháp, phi pháp, phi phi pháp", cũng như tất cả ba câu trong kinh Kim Cang nghĩa đều như thế. Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của pháp sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa ba câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến pháp sư. Như nay nói cái giác chiếu soi là Phật của mình, là sơ thiện không chấp lấy cái giác chiếu soi này, câu là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy, là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau Đức Nhiên Đăng, chỉ là không phàm cũng không thánh, chớ sai lầm nói Phật chẳng phải phàm chẳng phải thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói : "Vô năng, vô thánh là Phật thánh". Nếu nói có thần thông biến hóa là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh... cho đến các cõi trời trở lên cũng có thần thông cũng có thần thông biến hóa, cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp, nhưng đâu được gọi là Phật! Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không biết nhưng chẳng phải là Phật.

Giáo ngữ có cấp bậc ẩn hiển, cao thấp, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ, chưa giải thoát, gọi là tham sân, ngộ rồi gọi là Phật huệ, nên nói : "Không khác người thuở trước, mà chỉ khác cái hành vi thuở trước".

Lý này mọi người vốn sẵn có nhưng không ai dùng được. Thế gian điên đảo lầm mình là vật rồi lập ra đủ thứ đường hướng đúng sai cũng chỉ tại một chữ MÊ! Nếu là người cầu đạo chân chính nên TỰ KHÁM PHÁ hiễn lộ chánh kiến tự mình mới có chút phần cốt khí!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chúng Ta là GÌ????? Chớ gạt mình, gạt người.

Chúng ta chưa biết:

Chúng Ta là GÌ?????
Chớ gạt mình, gạt người.


Cho dù đó là lời Phật, lời Tổ.



Lâm Tế nói:

“Sắc thân bốn đại của các ông chẳng biết nói pháp nghe pháp; tỳ, vị, gan, mật chẳng biết nói pháp nghe pháp; hư không cũng chẳng biết nói pháp nghe pháp”.




Như vậy,

Thật sự hiện tại đây ai đang nói và ai đang nghe?
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Chúng ta chưa biết:

Chúng Ta là GÌ?????
Chớ gạt mình, gạt người.


Cho dù đó là lời Phật, lời Tổ.



Lâm Tế nói:

“Sắc thân bốn đại của các ông chẳng biết nói pháp nghe pháp; tỳ, vị, gan, mật chẳng biết nói pháp nghe pháp; hư không cũng chẳng biết nói pháp nghe pháp”.




Như vậy,

Thật sự hiện tại đây ai đang nói và ai đang nghe?

Ha ha...

chào tiểu đệ!

Cổ nhân thường nói : Tức thấy nghe này chẵng thấy nghe!

Bởi vậy mới nói tự tánh SẴN SÀNG, chỉ nói tự tánh chẵng nói ta người, giống như nói biển là gồm cả bất liễu nghĩa sóng, nước !

THức lậu rĩ chảy tức chúng sanh huyễn hoá, là cội gốc sanh tử. người tu hành cần dứt thức tạo nghiệp mới kế hợp bản tánh vô sanh là chổ quy hướng của ngàn thánh. Nghiệp duyên phiền não ngập đầu chớ cho là xong. tuy có ngộ được chút da lông đã vênh váo phỉ báng tùm lum lại trôi lăn sanh tử mang lông đội sừng là do Ấm ma tác quái mà không tự biết.

Hành giả THiền Tông thời nay không có bậc minh sư ra đời phần lớn sau khi Tiểu NGộ liền bị 5 ấm ma tác quái mà không tự biết thật oan uổng! cuộc sống không được tự tại, nghiệp chướng phiền não so với người thế gian còn nhiều hơn. tu hành mà thế phỏng có ích lợi gì?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ah .. kính bạn HVT một ly trà [smile]:

- chúng ta tạm đặt ra thí dụ 2 người A và B đang đi ....

- và hướng đi thanh tịnh gọi là TỰ TÁNH


A và B đi cùng một con đường thanh tịnh .. có người đi chậm .. có người đi nhanh .. cả hai đều biết mình đang có THANH TỊNH [smile] .... lại TỰ BIẾT SỨC RIÊNG MỖI NGƯỜI ĐI VỀ CÙNG 1 HƯỚNG THANH TỊNH khác nhau .. nó trẻ khỏe thì nó đi nhanh .. ta già yếu thì ta đi chậm ... nhưng cả hai đều thanh tịnh thoải mái .... có sao đâu ?

nhưng có trường hợp A và B mỗi người đi 1 hướng .. cả hai đều cho hướng đi của mình là thanh tịnh .. rùi họ ĐỤNG NHAU .. cả hai đều không có THANH TỊNH ... vậy đâu có gọi đó là TỰ TÁNH THANH TỊNH ĐƯỢC

--> trừ khi là "PHẢI VƯỢT QUA ĐƯỢC CHƯỚNG NGẠI là hướng đi của người kia" .... cho nên cái CHƯỚNG NGẠI đó bắt đầu từ khởi điểm là = nhìn thấy người ta ĐI HƯỚNG KHÁC .... [smile]

và cũng từ khởi điểm đó ... có sự phân biệt trong ngoài .. chánh tà ... đúng sai .. thay vì vốn chỉ là THANH TỊNH ... mà NHANH CHẬM khác biệt [smile]


như vậy nếu sự NHANH CHẬM RIÊNG BIỆT .. mà không nhận ra .. rùi làm ra XUNG ĐỘT MÂU THUẪN . thì tự tánh đó ... đâu phải là thanh tịnh ...

--> đó là đang ầm ầm đâm đầu đi đường khổ mà [smile]

*** phải quay đầu ... đi ngược lại hướng khổ đó .. mới gọi là đi đúng hướng [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của pháp sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa ba câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến pháp sư.

Cho nên, không nói không nghiệp nha!

Sơ Tổ Trung Hoa nói : "Vô năng, vô thánh là Phật thánh".

Ồ, lần tới mọi người nhớ gọi mình là Phật thánh nhé.

ha ha hah .. kính bạn VN môt ly trà:

A ha ha hahahahahahhahahahahahahahahahahh

https://www.youtube.com/watch?v=_W5-N0gH1pY

trong phim ĐẠT MA TỔ SƯ ở trên .. ở phút 52 + cũng có 1 ông sư .. tên là KHÔNG TRÍ . .GIÁO LÝ HIỂU KHÔNG NHIỀU .. thưa chuyện với Đạt Ma Tổ Sư [smile]:

ổng nói: cái gì cũng không .. xin hỏi có đúng chăng ?

Đạt Ma Tổ Sư hỏng nói gì hết KÝ ĐẦU cho 1 phát

ổng nói: Ấy sao ngài lại đánh người ?

Đạt Ma Tổ Sư nói: ngươi nói cái gì cũng KHÔNG thì làm gì có ĐAU ? [smile]



thì cũng vậy đó.. nếu mà có ai KÝ bạn VN ... hay bạn VN thò tay vào lửa ... thì làm gì có đau -->> cứ tiếp tục vô năng luôn cũng đâu có được ..


cho nên .. ý nghĩa chính của "VÔ NĂNG" = gắn liền với 1 nhân vật ... LỰC BẤT TÒNG "TÂM TƯỚNG" ... và vì vậy mới TÂM mới chuyển ... PHẢP mới CHUYỂN .. hay là CHUYỂN PHÁP .. để ra khỏi TÂM TƯỚNG đó [smile]

-->> chứ hỏng phải vô năng là BẤT ĐỘNG đâu ... có CHUYỂN ĐỘNG ẦM ẦM DỮ TỢN lắm [smile]


** và trong thí dụ đó .. nếu chúng ta giả dụ vị sư đó ổng dữ .. đòi đánh lại .. thì cũng cầm chắc là thua bởi vì ngay từ lúc đầu .. Đạt Ma Tổ Sư đã vốn là giỏi võ công lắm rùi [smile] ... cho nên .. ý nghĩa của LỰC BẤT TÒNG TÂM TƯỚNG ... là cố gắng bỏ bao nhiêu trần lao vô .. cũng chỉ là số không ... thua chắc [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thật sự hiện tại đây ai đang nói và ai đang nghe?????????????

Chúng ta chưa biết:

Chúng Ta là GÌ?????
Chớ gạt mình, gạt người.


Cho dù đó là lời Phật, lời Tổ.



Lâm Tế nói:

“Sắc thân bốn đại của các ông chẳng biết nói pháp nghe pháp; tỳ, vị, gan, mật chẳng biết nói pháp nghe pháp; hư không cũng chẳng biết nói pháp nghe pháp”.




Như vậy,

Thật sự hiện tại đây ai đang nói và ai đang nghe?

Cứ mãi đi GẠT mình GẠT người!

NGÃ MẠN thấy ỚN!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thánh nhân không làm mà được! Không biết mà nên.

Thánh nhân không làm mà được! Không biết mà nên.



Truyện kể rằng, tại biên giới tỉnh Tây Khương tiếp giáp với Tây Tạng, có một bà lão sống trong túp lều tranh chật hẹp. Chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời, chỉ còn lại bà với mảnh vườn trồng những hạt ngũ cốc. Tháng năm vần vũ, tử biệt sinh ly, bà đã nếm trải quá nhiều đắng cay cho một kiếp người, vậy nên nguyện ước duy nhất của bà là sống sao cho tâm hồn thanh thản bình yên.

Mãi sau này, một người đồng hương tốt bụng dạy cho bà câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, gọi là “Lục tự đại minh chân ngôn” gồm có sáu chữ vàng: “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” (Om Mani Padme Hum), và khuyên bà hãy trì niệm thường hằng để tiêu trừ tội nghiệp.

Nhưng bà vốn không biết chữ, lại rất khó ghi nhớ dù là điều nhỏ nhặt nhất, nên mặc dù trên đường về nhà bà đã nhẩm đi nhẩm lại, vậy mà vẫn đọc nhầm thành “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”.

Từ đó, ngày nào bà cũng tụng niệm câu thần chú, cả khi ăn, khi làm việc nhà, khi xới đất trồng vườn, hay khi ngồi tĩnh lặng trong căn buồng hiu quạnh, không lúc nào bà dám buông lơi. Và để khích lệ cho việc trì chú, bà đặt ra hai cái chén, một chén rỗng, còn một chén thì chứa đầy hạt đậu. Mỗi khi đọc xong một lần, bà lại nhặt một hạt đậu trong chiếc chén đầy bỏ sang cái chén rỗng, và khi chén rỗng đã đầy thì lại làm ngược lại.

Cứ như thế, bà đã thành tâm tụng niệm câu thần chú suốt 30 năm không ngơi nghỉ. Lòng thành kính của bà làm cảm động cả những hạt đậu vô tri, khiến chúng không héo, không tàn, mà cứ tròn mẩy chắc nịch như thế. Giờ đây, hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấy, mà hễ câu thần chú vừa dứt thì một hạt đậu tự động nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự nhảy qua nhảy lại, nên không bao giờ biết buồn chán, và lại càng chuyên chú tụng niệm thành kính hơn.

Một ngày kia, có vị cao tăng từ Tây Tạng đi vân du, khi ngang qua mái nhà tranh lụp xụp của bà, ông bỗng nhìn thấy ánh hào quang toả ra rực rỡ. Vị cao tăng đã đi khắp góc bể chân trời, nhưng chưa bao giờ ông thấy có ánh hào quang nào trong trẻo và thanh khiết đến vậy. Phải chăng bên trong túp lều kia là một bậc chân tu đắc Đạo? Nghĩ vậy, ông liền bước vào, nhưng chỉ thấy đó là một bà lão thôn quê mộc mạc, không có vẻ đạo sĩ cũng chẳng phải thánh tăng. Ông bèn hỏi:

– Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?

– Thưa ngài, ở đây chỉ có mình tôi sống cô độc đã hơn 30 năm.

– Vậy bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?

– Ồ không, tôi tuy ở một mình nhưng nhờ có câu kinh tụng niệm hàng ngày nên tôi không bao giờ thấy buồn khổ.

– Xin hỏi thí chủ, bà đang tụng niệm kinh sách nào vậy?
– Tôi không biết chữ nên không thể đọc sách, mà chỉ tụng niệm duy nhất câu thần chú này thôi, là “Úm Ma Ni Bát Mê Hành”. Vị cao tăng lấy làm tiếc thay cho bà lão vì tụng nhầm câu thần chú, bèn nói:

– Bà lão ơi, bà đã đọc sai rồi, đúng ra phải là “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng” chứ không phải là Bát Mê Hành. Là “Hồng” chứ không phải “Hành”, bà nhớ nhé.

Đến lúc này bà lão mới biết là mình đã đọc sai câu thần chú, vậy là uổng công tụng niệm suốt 30 năm qua. Cho đến khi từ biệt vị cao tăng kia rồi, bà vẫn chưa hết đau buồn vì cái sự đãng trí của mình. Và bà lại quay trở lại với công việc trì chú của mình, tất nhiên thì lần này bà đã nhớ nằm lòng, chính xác đến từng từ từng chữ của câu thần chú kia rồi.

“Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng”… nhưng sao thế này, miệng bà thì tụng niệm mà cái đầu không sao tĩnh tại lại được, trong tâm ngổn ngang hỗn độn với biết bao ưu phiền. Những hạt đậu trong chén cũng lặng thinh, không còn nhảy lên như lúc trước. Bà lão tụng niệm mà nước mắt cứ không ngừng tuôn rơi, bà nghĩ, chỉ vì sự nhầm lẫn kia mà công quả của biết bao năm qua thảy đều trôi theo làn gió, thật đúng là dã tràng xe cát biển Đông mà!

Vị cao tăng đi được một đoạn đường, ông ngoái đầu nhìn lại túp lều tranh của bà lão lần cuối. Nhưng kìa, lạ chưa, hào quang lúc trước đâu mất rồi, sao chỉ thấy một túp lều liêu xiêu trong cát bụi? Lúc trước mây lành quấn quýt bao nhiêu, thì bây giờ chỉ còn lại vẻ âu sầu buồn bã bấy nhiêu! Ông giật mình hiểu ra tất cả, vội vã quay đầu lại.

– Nữ thí chủ ơi, là bần tăng đã nhầm, xin bà lượng thứ. Bà cứ tụng niệm như trước kia là được rồi nhé!

– Ồ vậy sao? Cảm ơn thánh tăng, thật may quá, tôi cứ tưởng công sức của 30 năm qua đều đổ sông đổ biển.


Nhà sư lại tiếp tục lên đường, còn bà lão thì trở lại với câu thần chú trước kia của mình. Lúc này tâm hồn bà rộn rã tươi vui, thậm chí còn vui vẻ hơn trước vạn lần, câu thần chú vừa ra khỏi miệng, thì hạt đậu lại nhảy sang chiếc chén bên cạnh. Từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống, vị cao tăng thấy hào quang toả ra từ túp lều làm rực sáng cả một góc trời.



Tác giả: Lâm Thanh Huyền
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn Hiền VM một ly trà:

cái chữ "GẠT MÌNH" thì bắt đầu từ chính mình trước ... thí dụ như mình có Ý ĐỊNH làm 1 HÀNH ĐỘNG ..

- tức là đã có TÂM CẦU ... nhưng ý định đó .. LÀM BAO NHIÊU = đổ vào bao nhiêu trần lao cũng không xong .... mà mình vẫn ráng làm: đó chính là --> TỰ GẠT MÌNH làm chuyện mãi mãi không có kết quả ..

- hoặc như có TÂM CẦU .. nhưng ý định đó .. làm RẤT LÀ NHIỀU = yêu rất là nhiều .. cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiều --> nụ cười rất ít có .. tiểu đản hỷ ... thì đó là TÌNH NHIỀU mà "TƯỞNG ÍT" thông thường cảm thấy nặng nề ... chẳng dược khinh an ... [smile]


cho nên ... việc làm .. mình có tâm cầu .. thì biết là có tâm cầu ...

mà cầu .. thì cũng phải tín giải hành chứng ... coi mức độ tâm cầu đó . ... xác xuất và kết quả là bao nhiêu ...

--> thì đúng là có thể phân biệt được NGÀY ĐÊM .. trong mỗi hành động việc làm


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Không Năng mà lại có SỞ NGÃ????

Nếu chỉ nói nghĩa một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của pháp sư, nếu đồng thời nói cả nghĩa ba câu mà họ hiểu lầm tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can gì đến pháp sư.

Cho nên, không nói không nghiệp nha!

Sơ Tổ Trung Hoa nói : "Vô năng, vô thánh là Phật thánh".

Ồ, lần tới mọi người nhớ gọi mình là Phật thánh nhé.


Không Năng mà lại có SỞ NGÃ????
NGÃ MẠN thì học Phật KHÓ ở chỗ nào vậy ta?????

GẠT được ai vậy ta?????


Hi hì, tuy không biết đạo hữu Ba Tuần hỏi thiệt hay hỏi chơi, nhưng những điều như vậy vốn là sự thật không thể chối cãi. Sự thật về cái gì? Về việc tu tập.

Cho nên, có lần Vô Năng viết, Phật đi rồi, Voi con theo Voi chúa. Phật vừa đi, kết tập lần 1 liền có tranh cãi. Phật đi rồi, biết hỏi ai?

Kinh văn mông lung, nhiều vạn chữ? Chỗ nào thật ngộ, chỗ nào không?

Cho nên hồi xưa cầu đạo, băng rừng, vượt bể. Huệ Khả chặt tay, đổ máu, cũng quyết không từ?

Cho nên, xưa và nay có chỗ nào khác? Dễ dàng Google, alo liền có thầy, nhưng chỗ ngộ vẫn khó thôi.

Xưa nay vẫn vậy, một chữ khó!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn Hiền VM một ly trà:

phàm sở hữu tướng

hư thị giai vong

nhược kiến chư tướng

tức kiến Như Lai - Kinh Kim Cang


như vậy ... PHI NĂNG, TUYỆT SỞ ... mà vẫn có NGÃ, THƯỜNG, LẠC TỊNH ..

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
IM LẶNG vẫn là SANH TÂM! Dừng lại! Đừng SANH TÂM nữa!

CÓ NGÃ hay KHÔNG CÓ NGÃ???

Phải CÓ NGÃ mới thấy CÓ thường lạc ngã tịnh!

Thấy CÓ thường lạc ngă tịnh là đã SANH TÂM. TÂM đã SANH thì sẽ phải TỬ.

Người học Phật mà để TÂM SANH TỬ cứ mãi VỌNG ĐỘNG.



Dừng lại! Đừng SANH TÂM nữa!


IM LẶNG vẫn là SANH TÂM!
Vì sắc thân bốn đại này chẳng biết nói pháp nghe pháp; tỳ, vị, gan, mật chẳng biết nói pháp nghe pháp; hư không cũng chẳng biết nói pháp nghe pháp.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn Hiền VM một ly trà:

còn cái TÂM sinh ra cái TÂM ĐÃ SANH nữa ... và trong bất kỳ đau khổ nào cũng vẫn còn chút chút .. chính là cái tâm đó [smile]

- cho nên mới nói là cái TÂM đó ... là NGÃ THƯỜNG LẠC TỊNH ....

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Hà hà. Cho nên bất khả tư nghì. Càng đong đo, càng suy lường, lại không ra.

Hãy Văn - Tư - Tu. Biết ít mà biết chắc.

Như Ngài Huệ Năng, một câu trong Kim Cang là đủ. Như Ca Diếp Tôn giả, Tứ Đế là ngộ. Đừng như Anan Tôn Giả, thánh đệ tử thành tựu A La Hán chậm nhất.

Với lại, món quà gửi đi, mà không được nhận, sẽ hoàn chủ đó.

Bạn đang ở vị trí nào mà phê phán A Nan Tôn Giả ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah a. kính bạn VN một ly trà:

cái chuyện chậm và chắc .. vốn là mâu thuẫn nhau [smile] --> và chỗ đó --> cần MỘT CON DAO để chặt đứt hết luôn

--> hà hà ... con DAO bự cỡ này .. chắc chắn và có lẽ là vừa đây ... giống cô Kiều trong tất cả mọi gian truân vậy đó .... chữ TÂM --> còn được chút này [smile] --> chút đó ĐỦ RÙI


i. vạn pháp --> QUY --> nhứt Tông

diệu tượng ở trong lòng ..


chư tổ nói .. chỗ phân biệt nhất nhị: là chỗ ĐỨT HẾT . .hỏng còn gì được hết ... bởi vì phàm sở hữu tướng --> hư thị giai vọng


nhưng ngay ở chỗ TẤT CẢ ĐỀU PHẢI ĐỨT HẾT ... CẮT HẾT .. thì cần một CON DAO = gọi là NHỨT ĐAO

ra mút đầu sào

buông tay --> hố thắm

tuyệt tử -- tái tô

NHỨT ĐAO --> LƯỠNG ĐOẠN

sự sống chia làm 2 PHẦN

không liền được nữa



cho nên ... cái gọi là CHẬM thiệt ra là CHƯA CHẮC và còn thiếu hẳn 1 điểm tựa:

NHỨT không đồng LƯỠNG

tề hàm vạn tượng


tròn đồng --> THÁI HƯ

không thiếu không dư


tất cả thế gian
lầm mình là VẬT
--> bỏ mất TÂM, TÁNH


ƯNG --> vô sở trụ
NHI sanh --> KỲ TÂM



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Với lại, thế nào gọi là phê phán? Anan tôn giả thành tựu thánh quả chậm nhất không phải là sự thật? Tôi có thêm muối?

ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà [smile]:

ờ đúng ... là tại vì đức Phật cũng biết ở trong lòng của ANAN tôn giả lúc đó còn CÓ 1 DO DỰ và thiếu NHỨT ĐAO: tức là hỏng có "TỰ MÌNH" .... [smile]

tuy nhiên đức Phật cũng biết là NGÀI ANAN cũng biết vậy ... cho nên ngài cũng dặn dò MA HA CA DIẾP thật kỹ càng:

- khi ngươi tịch diệt ... nhớ truyền Y BÁT cho ANAN [smile]

THIỆT [smile]


ờ mà đúng không?


:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Bạn thích học hỏi thì học hỏi. Ví dụ như Tiểu Thừa cho rằng Bồ Tát như Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền đều là ngụy tạo, rồi phỉ bán. Rồi vẫn vui vẻ đấy thôi. Hehe.

Căn làm gì, bạn là con chiên sùng đạo? Hay tỳ kheo ni?

Với lại, thế nào gọi là phê phán? Anan tôn giả thành tựu thánh quả chậm nhất không phải là sự thật? Tôi có thêm muối?

Chậm là chậm so với các vị A LA HÁN cùng thời nhưng có thể là nhanh hơn ông bạn đó kkkkkk. :eek:nion66:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
ha ha hah a. kính bạn VN một ly trà:

cái chuyện chậm và chắc .. vốn là mâu thuẫn nhau [smile] --> và chỗ đó --> cần MỘT CON DAO để chặt đứt hết luôn

--> hà hà ... con DAO bự cỡ này .. chắc chắn và có lẽ là vừa đây ... giống cô Kiều trong tất cả mọi gian truân vậy đó .... chữ TÂM --> còn được chút này [smile] --> chút đó ĐỦ RÙI


i. vạn pháp --> QUY --> nhứt Tông

diệu tượng ở trong lòng ..


chư tổ nói .. chỗ phân biệt nhất nhị: là chỗ ĐỨT HẾT . .hỏng còn gì được hết ... bởi vì phàm sở hữu tướng --> hư thị giai vọng


nhưng ngay ở chỗ TẤT CẢ ĐỀU PHẢI ĐỨT HẾT ... CẮT HẾT .. thì cần một CON DAO = gọi là NHỨT ĐAO

ra mút đầu sào

buông tay --> hố thắm

tuyệt tử -- tái tô

NHỨT ĐAO --> LƯỠNG ĐOẠN

sự sống chia làm 2 PHẦN

không liền được nữa



cho nên ... cái gọi là CHẬM thiệt ra là CHƯA CHẮC và còn thiếu hẳn 1 điểm tựa:

NHỨT không đồng LƯỠNG

tề hàm vạn tượng


tròn đồng --> THÁI HƯ

không thiếu không dư


tất cả thế gian
lầm mình là VẬT
--> bỏ mất TÂM, TÁNH


ƯNG --> vô sở trụ
NHI sanh --> KỲ TÂM



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Không hiểu gì cả kkkkkk.:eek:nion66: Cục đá do đâu mà có và sẽ đi về đâu?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VNBN một ly trà [smile]:

uống trà nghen ...

ờ mà đúng không?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên