Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sinh.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu thân mến !

Hôm nay có nhân duyên lành là thấy quý đạo hữu đang bàn sôi nổi về VÔ SINH, nên V/h mạo muội mở chủ đề này, chúng ta sẽ cùng thảo luận lại nhé !

Vấn đề VÔ SINH này trước đây V/h cũng đã có nói qua rồi, nhưng "ngày hôm qua ta đã ăn cơm, ngày hôm nay ta lại ăn cơm" điều này cũng bình thường thôi phải không các bạn ? Bởi "mỗi ngày qua là một ngày mới" phải không các bạn ?

Chuyện học Phật thì ôn đi ôn lại cho thấm nhuần có lẻ cũng tốt, phải không các bạn ?

Cái tiêu đề hôm nay "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sinh" vốn là một câu trong Kinh A Di Đà. Câu này có nghĩa là :

Khi hoa nở thì hành giả đã đầy đủ tướng trượng phu xuất hiện, liền thấy Phật (Chân Như Tâm hay Bản Thể Tâm) mà ngộ ra "MÌNH KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ" (gọi là chứng Thánh quả).

Người nào thật sự nhận ra MÌNH VỐN VÔ SINH thì ngay tức khắc đã là Thánh (Bất lịch Tăng kỳ hoạch Pháp thân _ chẳng cần trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp).

Trong Thiền Tông gọi là cái thời khắc Ngộ Vô Sinh này là KIẾN TÁNH.



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã mở chủ đề này để "giải vây" _ bởi chúng con đang bị vây hãm trong "đống khái niệm" cũ có mới có _ cho chúng con. Bác cho phép con thắc mắc vài điều :

1._ Cụm từ "hoa khai" chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?
2._ Nói "kiến Phật" là Ai kiến ?. Nói "ngộ vô sinh" là Ai ngộ ?
3._ Câu trên nói về cảnh Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ vô sinh" được hay không ? (Cụ thể càng tốt).

Kính hỏi.
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã mở chủ đề này để "giải vây" _ bởi chúng con đang bị vây hãm trong "đống khái niệm" cũ có mới có _ cho chúng con. Bác cho phép con thắc mắc vài điều :

1._ Cụm từ "hoa khai" chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?
2._ Nói "kiến Phật" là Ai kiến ?. Nói "ngộ vô sinh" là Ai ngộ ?
3._ Câu trên nói về cảnh Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ vô sinh" được hay không ? (Cụ thể càng tốt).

Kính hỏi.
1/ Dỉ nhiên là nghĩa bóng vì "tự tánh" không là "hoa" củng chẳng phải "không hoa" !
.
2/ Hỏi là "Ai" hỏi ? Tự kiến và tự ngộvậy.
.
3/ Pháp giới nhất chân. Nếu thấy đồng tức là "Ngộ" vậy.
Giải nghĩa rỏ ràng thì lại "Oan tam thế Phật".
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã mở chủ đề này để "giải vây" _ bởi chúng con đang bị vây hãm trong "đống khái niệm" cũ có mới có _ cho chúng con. Bác cho phép con thắc mắc vài điều :

1._ Cụm từ "hoa khai" chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?
2._ Nói "kiến Phật" là Ai kiến ?. Nói "ngộ vô sinh" là Ai ngộ ?
3._ Câu trên nói về cảnh Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ vô sinh" được hay không ? (Cụ thể càng tốt).

Kính hỏi.

Cám ơn Thanh Trúc đã quan tâm :

1._ Cụm từ "hoa khai" chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?

a) Nghĩa đen :

Cõi Tây Phương Cực Lạc do Phật lực _ hay là nói do Nguyện lực của Phật A Di Đà cũng đúng _ hóa hiện nên, để dung chứa vô lượng Thần Thức chúng sinh được tiếp dẫn vãng sanh về.

Do vì là hóa hiện cho nên CÁI GÌ CŨNG CÓ THỂ CÓ, về cảnh thì chúng ta mơ ước thèm muốn những gì thì tất cả đều có thể hiện ra _ không cần điều kiện, không theo quy tắc (logic) gì cả _ mà lại là tối thượng diệu nữa.

Ở đó mọi Thần Thức được vãng sanh đều phải nhập thai trong Hoa Sen _ những Hoa Sen rất đẹp, rất lớn, có tuổi thọ vô cùng (vì do hóa hiện ra mà) _ theo Kinh nói thì có 9 phẫm sen để tiếp nhận 9 căn cơ chúng sinh được sanh về :

1 _ Thượng phẫm Thượng sanh, 2 _ Thượng phẫm Trung sanh, 3 _ Thượng phẫm Hạ sanh.

Những Hoa Sen này tạm dung chứa những bậc Đại Tu Hành công đức lớn, nghiệp chướng ít, phàm tâm đã mõng đi rất nhiều. Họ chỉ lưu trú trong gương sen một khoảng thời gian ngắn, rồi "ra thai" (tức là HOA KHAI đó).

4 _ Trung phẫm Thượng sanh, 5 _ Trung phẫm Trung sanh, 6 _ Trung phẫm Hạ sanh.

Những Hoa Sen này tạm dung chứa Thần Thức của những hành giả dày công niệm Phật hiệu (A Di Đà) đến "nhất tâm bất loạn". Họ lưu trú trong gương sen một khoảng thời gian tương đối lâu dài, rồi "ra thai" (tức là HOA KHAI đó).

7 _ Hạ phẫm Thượng sanh, 8 _ Hạ phẫm Trung sanh, 9 _ Hạ phẫm Hạ sanh.

Những Hoa Sen này tạm dung chứa Thần Thức những chúng sanh nghiệp dày chướng nặng, do nhờ có TIN, có niệm Phật hiệu (kêu cứu). Họ lưu trú trong gương sen một khoảng thời gian dài đằng dặc, có thể lên đến 12 tiểu kiếp, rồi "ra thai".

Ắt hẵn có nhiều bạn thắc mắc "một tiểu kiếp là bao lâu ?".

Xin thưa Kinh có giảng : "Giả sử có một đống hạt mè lớn (hình Kim Tự Tháp, trên một mặt bằng 1 dặm vuông, cao cũng một dặm _ 1 dặm khoảng 1600 mét). Cứ một trăm năm ta lấy đi một hạt mè, 100 năm tiếp theo ta lại lấy đi một hạt mè nữa, cứ như thế mãi cho đến khi ta lấy hết số hạt mè ấy thì mới xong một kiếp, nghĩa là : 1 Kiếp = 100 năm X số lượng hạt mè trên một dặm vuông.

Như thế, nếu là người nhiều Ác nghiệp mà trước lúc lâm chung hồi tâm sợ tội, phát tâm cầu sanh Tây phương Tịnh Độ, chí thành niệm danh hiệu Phật, từ một đến mười câu cũng được cho "đới nghiệp vãng sanh" nhưng chỉ sanh vào cấp Hạ phẫm Hạ sanh mà thôi.

Phân cấp là như thế, chứ 9 phẫm sen này không có gì khác biệt nhau, chỉ khác là hoa sen ấy nở sớm hay muộn mà thôi, mà chuyện sớm muộn này tùy thuộc vào nghiệp chướng của hành giả. Nghiệp càng nặng thì Thần Thức hôn mê trong thai sen càng lâu.

Đây là phương tiện hóa giải nghiệp chướng cho chúng sinh một cách nhẹ nhàng (không khủng khiếp như cảnh Địa Ngục của cõi Ta Bà này).

.....

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
b). Nghĩa bóng :

Mỗi cá nhân chúng ta ví như một bông hoa. Thường thì chúng ta do lầm nhận THÂN này và TÂM THỨC này là Ta, cho nên sống khép kín trong tháp ngà bản ngã, làm gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích cho ta (hoặc là cho phe nhóm của ta _ cá lớn nuốt cá bé, rắn này nuốt rắn kia).
Sống "quy ngã" như thế, vô minh càng ngày càng chồng chất, cuộc sống ngày càng tối tăm đau khổ. Khi Ý thức trưởng thành, nó dần nhận ra cần phải tìm cách chấm dứt tận nguồn gốc của khổ đau. Rồi nó tìm đến đạo hy vọng sẽ vươn thoát "kiếp đui mù".

HOA KHAI (hoa nở) ẫn dụ cho một tâm hồn nở bung ra, sẵn sàng đón Tuệ nhật (ánh sáng mặt trời).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

2._ Nói "kiến Phật" là Ai kiến ?.

Chào Thanh Trúc, kính chào tất cả quý đạo hữu !

Hôm nay Vô Học xin trả lời tiếp câu hỏi thứ 2 của TT.

Thưa các bạn, mặc dầu câu hỏi là "AI KIẾN ?", nhưng Vô Học xin trả lời gián tiếp, tức là giải về chữ KIẾN PHẬT trước, rất có thể có bạn nào đó, khi v/h vừa nói xong chữ KIẾN PHẬT liền tự có đáp án về câu hỏi "AI KIẾN ?". (Đây là điều mà v/h sung sướng nhất.)

_ KIẾN là gì ? Kiến là thấy bằng mắt, nhưng chúng ta vẫn thường dùng từ THẤY cho những trường hợp không dùng tới mắt (nhãn căn), ví dụ như : Bác sĩ hỏi bệnh nhân "Ông (Bà) THẤY đau chỗ nào ?" _ "Tôi THẤY đau chỗ này này ....!"
Mọi người vẫn hiểu, mà không ai thắc mắc "Ủa ! làm sao THẤY được trong bụng, THẤY được cái đau ?"

_ PHẬT là gì ? Là Tánh Giác, là Bản Thể Tâm, là Chơn Như Tâm. Mà Chơn Như Tâm thì có tướng gì để ta thấy hay không ?

Nhược dĩ sắc kiến Ngã _ Dĩ âm thanh cấu Ngã _ Thị nhân hành tà đạo _ Bất năng kiến Như Lai (Kinh Kim Cang).

Nếu ai thấy Như Lai qua hình tướng, nghe Như Lai qua âm thanh, thì người ấy đã sai lầm, người ấy chưa thấy được Như Lai..

Câu này khẳng định rằng : "Như Lai (hay Chân như Tâm) KHÔNG CÓ HÌNH TƯỚNG GÌ CẢ".

Vậy KIẾN PHẬT là chúng ta thấy cái gì, khi Phật không có hình tướng chi cả ? Chúng ta thấy hư không chăng ?

Nếu thấy hư không mà gọi là thấy Phật, thì e rằng Đạo Phật đã biến mất từ thuở sơ khai rồi !

Chỗ này nếu nói "huỵch toẹt" ra thì e rằng các bạn sẽ nảy sinh Khái niệm mới.

Nhưng v/h cũng gắng gượng trình bày rằng : Thấy Phật là khoảnh khắc mà ta cảm nhận được "Ta không Ta", "Ta chính là toàn thể pháp giới".

Nói đến đây Thanh Trúc đã có lời giải cho câu hỏi "Ai thấy ?" chưa ? Bởi thấy là có chủ thể thấyđối tượng được thấy, còn KIẾN PHẬT thì chủ thể cũng là đối tượng (mà không gọi là hòa nhập), đối tượng chính là chủ thể. Vậy bạn trẻ có thể khỏi phải hỏi "AI THẤY ?" được rồi chứ ?!

Mến !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Mây chẳng là mây, mù chẳng mù,
mà sao con trẻ thấy lu bu.
Nghìn năm sương khói che tầm mắt,
Vài chữ minh thiên xóa sạch mù.


:icon_jump_spiegel:
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thanh Trúc đã viết:
Nói "ngộ vô sinh" là Ai ngộ ?

Chào các bạn !

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta phải xác định lại THẾ NÀO LÀ VÔ SINH cái đã !

Thưa các bạn ! Có lẻ chúng ta không nên hiểu lầm rằng VÔ SINH là giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu.

Việc làm này cũng tốt, dùng để đối trị loạn động, loạn tưởng. Tâm có an định thì "Trí tuệ phàm, sự hiểu biết" mới có cơ hội phát sinh. Đúng ! Kinh nói "nhơn Giới sanh Định, nhơn Định sanh Tuệ" mà.

Nhưng nếu hiểu VÔ SINH là "giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu" thì trạng thái VÔ SINH này vẫn chưa có gì khác với Ngoại đạo.

Ngày xưa những Nho sĩ Trung Hoa thường kiêm thông tư tưởng Lão Trang, nên có chuyện Tử Kỳ ngồi sững tựa ghế, hình hài như củi khô, tâm như tro nguội. Nhan Hồi ngồi mà quên hết mọi việc (tọa vong), thư giãn cơ thể, không nghe, không thấy bên ngoài, như hồn đã lìa khỏi xác.

Các giáo phái Ấn giáo, Yoga (Ngoại đạo) đều tán thán việc "1 niệm không sinh" để : trước là đắc các huyền bí, sau là hòa nhập với Đại Ngã.

Cho nên nếu hiểu VÔ SINH là không sinh tư tưởng khái niệm gì, thì trạng thái này vẫn còn trùng khớp với Ngoại Đạo. Cái VÔ SINH này chỉ là sự yên lặng của tư tưởng, vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC !

Vậy cụm từ VÔ SINH trong đạo Phật nghĩa là gì ?

_ Cái VÔ SINH trong đạo Phật là Bản Thể Tâm của chúng ta đó !

Thân thể thì do cha mẹ sinh ra, tâm hồn hay Ý thức là do các duyên nhóm hợp huân tập mà giả có (sinh ra), chỉ có Bản Thể Tâm là không do cái gì sinh ra cả.
Sinh là thân tứ đại được sinh ra, Tử là thân tứ đại bị hoại diệt; chuyền nối sinh tử luân hồi là Ý Thức _ hay còn gọi là Thần thức _ kiên cố chấp Ngã mà nên.

--------------

NGỘ VÔ SINH là như thế nào ?

Chữ NGỘ nghĩa đen là gặp, chữ NGỘ nghĩa bóng là nhận ra.
Chúng ta "kiên cố chấp Ngã" như lá xanh trên cành, cuống lá rất dai, khó mà bức ra được.

Người có tiền duyên, hoặc đã từng nhiều kiếp tu hành (như chiếc lá vàng _ độ bám dính trên cành rất ít _ chỉ chờ một cơn gió nhẹ liền rơi rụng), nay hội đủ duyên lành, gặp vị Giác Ngộ, nhờ một câu nói, một động tác mà "buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

Như đã từng được ví : Đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nữa......thì sao các bạn nhỉ ? thì hụt hẫng, không chỗ bám víu, "hồn xiêu phách tán" ("hồn phách" đi đâu mất) chứ gì nữa !

Trong cái MẤT MÌNH ấy vẫn còn có CÁI NHẬN BIẾT, thì ra "hồn phách" mất tiêu chứ CÁI BIẾT không mất. CÁI BIẾT không mất này, nó chẳng những VÔ SINH mà còn BẤT TỬ nữa. Vậy là hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ. Cái mà lâu nay chịu sinh tử là cái Thần Thức giả có, chứ đâu phải là MÌNH, MÌNH không phải là cái TÔI lâu nay vẫn thường lầm nhận.

Dọn trống tâm hồn (không khái niệm, tư tưởng) chỉ có ích cho cái Ý THỨC CHẤP NGÃ, chứ không thêm bớt được gì cho CHÂN TÂM, BẢN THỂ.

Nhận ra như thế gọi là NGỘ VÔ SANH !

NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu, cho nên nếu hỏi "AI NGỘ VÔ SANH ?" thì xin thưa KHÔNG CÓ AI !. CÁI TÔI không hiện hữu thì không có chủ thể cho động từ NGỘ.

Cái MÌNH thật sự là Phật tánh, là Bản Thể Tâm, là Bổn Lai Diện Mục (mặt thật xưa nay), cái đó không phải là CÁI Ý THỨC CHẤP NGÃ mà hiện chúng ta đang dùng.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào các bạn !

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta phải xác định lại THẾ NÀO LÀ VÔ SINH cái đã !

Thưa các bạn ! Có lẻ chúng ta không nên hiểu lầm rằng VÔ SINH là giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu.

Việc làm này cũng tốt, dùng để đối trị loạn động, loạn tưởng. Tâm có an định thì "Trí tuệ phàm, sự hiểu biết" mới có cơ hội phát sinh. Đúng ! Kinh nói "nhơn Giới sanh Định, nhơn Định sanh Tuệ" mà.

Nhưng nếu hiểu VÔ SINH là "giữ cho đầu óc trống rỗng, không có một tư tưởng, một ý niệm (hay khái niệm) nào còn tồn tại trong đầu" thì trạng thái VÔ SINH này vẫn chưa có gì khác với Ngoại đạo.

Ngày xưa những Nho sĩ Trung Hoa thường kiêm thông tư tưởng Lão Trang, nên có chuyện Tử Kỳ ngồi sững tựa ghế, hình hài như củi khô, tâm như tro nguội. Nhan Hồi ngồi mà quên hết mọi việc (tọa vong), thư giãn cơ thể, không nghe, không thấy bên ngoài, như hồn đã lìa khỏi xác.

Các giáo phái Ấn giáo, Yoga (Ngoại đạo) đều tán thán việc "1 niệm không sinh" để : trước là đắc các huyền bí, sau là hòa nhập với Đại Ngã.

Cho nên nếu hiểu VÔ SINH là không sinh tư tưởng khái niệm gì, thì trạng thái này vẫn còn trùng khớp với Ngoại Đạo. Cái VÔ SINH này chỉ là sự yên lặng của tư tưởng, vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC !

Vậy cụm từ VÔ SINH trong đạo Phật nghĩa là gì ?

_ Cái VÔ SINH trong đạo Phật là Bản Thể Tâm của chúng ta đó !

Thân thể thì do cha mẹ sinh ra, tâm hồn hay Ý thức là do các duyên nhóm hợp huân tập mà giả có (sinh ra), chỉ có Bản Thể Tâm là không do cái gì sinh ra cả.
Sinh là thân tứ đại được sinh ra, Tử là thân tứ đại bị hoại diệt; chuyền nối sinh tử luân hồi là Ý Thức _ hay còn gọi là Thần thức _ kiên cố chấp Ngã mà nên.

--------------

NGỘ VÔ SINH là như thế nào ?

Chữ NGỘ nghĩa đen là gặp, chữ NGỘ nghĩa bóng là nhận ra.
Chúng ta "kiên cố chấp Ngã" như lá xanh trên cành, cuống lá rất dai, khó mà bức ra được.

Người có tiền duyên, hoặc đã từng nhiều kiếp tu hành (như chiếc lá vàng _ độ bám dính trên cành rất ít _ chỉ chờ một cơn gió nhẹ liền rơi rụng), nay hội đủ duyên lành, gặp vị Giác Ngộ, nhờ một câu nói, một động tác mà "buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

Như đã từng được ví : Đầu sào trăm trượng mà bước thêm bước nữa......thì sao các bạn nhỉ ? thì hụt hẫng, không chỗ bám víu, "hồn xiêu phách tán" ("hồn phách" đi đâu mất) chứ gì nữa !

Trong cái MẤT MÌNH ấy vẫn còn có CÁI NHẬN BIẾT, thì ra "hồn phách" mất tiêu chứ CÁI BIẾT không mất. CÁI BIẾT không mất này, nó chẳng những VÔ SINH mà còn BẤT TỬ nữa. Vậy là hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ. Cái mà lâu nay chịu sinh tử là cái Thần Thức giả có, chứ đâu phải là MÌNH, MÌNH không phải là cái TÔI lâu nay vẫn thường lầm nhận.

Dọn trống tâm hồn (không khái niệm, tư tưởng) chỉ có ích cho cái Ý THỨC CHẤP NGÃ, chứ không thêm bớt được gì cho CHÂN TÂM, BẢN THỂ.

Nhận ra như thế gọi là NGỘ VÔ SANH !

NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu, cho nên nếu hỏi "AI NGỘ VÔ SANH ?" thì xin thưa KHÔNG CÓ AI !. CÁI TÔI không hiện hữu thì không có chủ thể cho động từ NGỘ.

Cái MÌNH thật sự là Phật tánh, là Bản Thể Tâm, là Bổn Lai Diện Mục (mặt thật xưa nay), cái đó không phải là CÁI Ý THỨC CHẤP NGÃ mà hiện chúng ta đang dùng.

Như vậy là quay về với Vô Ngã ... tu Phật không gì ngoài tu Tâm,tu Tâm không gì bằng nhận ra Vô Ngã (không có Ta).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã mở chủ đề này để "giải vây" _ bởi chúng con đang bị vây hãm trong "đống khái niệm" cũ có mới có _ cho chúng con. Bác cho phép con thắc mắc vài điều :

1._ Cụm từ "hoa khai" chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ?
2._ Nói "kiến Phật" là Ai kiến ?. Nói "ngộ vô sinh" là Ai ngộ ?
3._ Câu trên nói về cảnh Tịnh Độ Tây Phương, vậy ở Ta Bà này, có ai "kiến Phật ngộ vô sinh" được hay không ? (Cụ thể càng tốt).

Kính hỏi.

Kính quý đạo hữu, Chào các bạn !

Hôm nay Vô Học trả lời tiếp câu hỏi số 3 (đã tô đỏ).

Cụm từ "NGỘ VÔ SINH" không chỉ dùng riêng cho Tây Phương Cực Lạc, mà là dùng chung cho đạo Phật, bất luận ai ở đâu, nếu nhất thời nhận ra "con người thật của mình" _ Bản Lai Diện Mục _ đều thấy NÓ (Mình) không có sinh tử, NÓ vượt ngoài vòng đối đải của cõi Vô Minh này _ thì đều được gọi là đã NGỘ VÔ SINH.

Cụ thể là :

1. Những vị trực tiếp tu học dưới sự dẫn đắt của Đức Phật Thích Ca, được chứng quả từ Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu) trở lên.

2. Sau khi đức Phật Nhập Đại Niết Bàn thì có Chư Tổ và những đệ tử ở khắp nơi trên thế giới (Không riêng gì 33 vị Tổ Ấn Hoa) , Ở Việt Nam, Tây Tạng, Hàn quốc, Nhật Bản, ....v....v.....

3. Không riêng gì Chư Tăng Ni mà cũng còn có rất nhiều vị Cư Sĩ nhận được Tâm Tông, sử sách có ghi hoặc không ghi. Đơn cử như ở Việt Nam, ngoài "ngọn đuốc sáng" Tuệ Trung Thượng Sĩ ra hãy còn có : _ Cư sĩ Thông Sư _ Cư sĩ Ứng Vương _ Cư Sĩ Ngộ Xá (phái Thảo Đường) _ Thái phó Đổ Vũ _ Thái phó Đổ Thường _ Quản Giáp Nguyễn Thức, Phụng Ngự Phạm Đẳng .....v.....v.....


http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?24437-Thiền-Uyển-Tập-Anh
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Bài bác viết quá cô đọng, lại có nhiều định nghĩa về "ngộ vô sanh" :


1. ngộ ra "MÌNH KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ"

2. nhận ra MÌNH VỐN VÔ SINH

3. thời khắc Ngộ Vô Sinh này là KIẾN TÁNH.

4.
Thấy Phật là khoảnh khắc mà ta cảm nhận được "Ta không Ta", "Ta chính là toàn thể pháp giới".

5.
"buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

6. hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ.

7.
NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu.

Khiến cho con nghi rằng "phải chăng có nhiều kiểu (cách, trạng thái) ngộ vô sinh khác nhau ?, nên bác cho phép con hỏi :

Khi ngộ vô sinh thì ai cũng thân chứng "có một kiểu" hay là mỗi người mỗi khác ? Nếu khác, xin bác nói rõ hơn về sự sai khác ấy.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Bài bác viết quá cô đọng, lại có nhiều định nghĩa về "ngộ vô sanh" :


1. ngộ ra "MÌNH KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ"

2. nhận ra MÌNH VỐN VÔ SINH

3. thời khắc Ngộ Vô Sinh này là KIẾN TÁNH.

4.
Thấy Phật là khoảnh khắc mà ta cảm nhận được "Ta không Ta", "Ta chính là toàn thể pháp giới".

5.
"buông tay" MẤT MÌNH (sự tạm thời vắng bóng Ý thức).

6. hành giả lúc đó biết rằng MÌNH (CÁI BIẾT) KHÔNG HỀ CÓ SINH TỬ.

7.
NGỘ VÔ SANH là khoảnh khắc CÁI TÔI không hiện hữu.

Khiến cho con nghi rằng "phải chăng có nhiều kiểu (cách, trạng thái) ngộ vô sinh khác nhau ?, nên bác cho phép con hỏi :

Khi ngộ vô sinh thì ai cũng thân chứng "có một kiểu" hay là mỗi người mỗi khác ? Nếu khác, xin bác nói rõ hơn về sự sai khác ấy.

Kính !

Kính chào quý đạo hữu, chào Hoàng Mai !

Vô Học rất hân hạnh được Hoàng Mai "dí" vào chỗ khó. V/h xin trả lời theo sự hiểu của mình, không dám nói là đúng, nhưng ít nhất cũng có vấn đề cho chúng ta suy tư để mà thấm.

Theo sử sách ghi chép lại, chúng ta thấy mỗi trường hợp "đắc pháp" đều có sự khác biệt, từ đó ta có thể mơ hồ thấy rằng : Có rất nhiều "pha" đắc pháp khác nhau, tương ưng với trình độ căn cơ của hành giả vào thời điểm đó.

1. Ngài Thần Quang đến gặp Tổ Đạt Ma :

_ Thưa Thầy, tâm con không an.
(Vì Ngài Thần Quang đã từng suy tư tìm Chân lý, đã từng tham vấn nhiều nơi, nhưng Ngài vẫn hoang mang như chiếc lá giữa dòng, không biết : nên đi đâu về đâu ? làm gì cho phải ?).

Tổ Đạt Ma nói :

_ Ông hãy đem "cái không an" ra đây đi !

Ngài Thần Quang "nội soi" lại tâm mình giây lâu rồi đáp :

_ Thưa Thầy, con không tìm được nó !

Tổ nói :

_ Vậy là ta đã An cho ngươi rồi đó !

Ngài Thần Quang "sực tỉnh" : À ! (thì ra chỉ là những mảnh vụn tư tưởng, tưởng chừng như là cục đá nghìn cân đè nặng trong lòng, khi ta muốn nắm bắt nó liền không nắm bắt được, NÓ chỉ là hư ảo, giả có, không thật sự là cái gì ghê gớm lắm đâu).

Khi nhận ra nội tâm của mình chỉ là một hợp thể những bóng mờ bất định. Ngài Thần Quang liền ngộ ra rằng KHÔNG CÓ MỘT CÁI GÌ CHẮC THIỆT TRONG NỘI TÂM HẾT.

Đây cũng là ngộ vô sanh, tâm tư của ta là một hợp thể giả kết, nếu nó không giả kết nữa, thì Ta là cái gì ở đâu ? Nhận ra KHÔNG THẬT CÓ TA (TA chỉ là một hợp thể của ngũ uẫn) thì cái sanh tử luân hồi là chuyện của hợp thể giả có ấy, mọi chuyện trở nên đơn giản, nhẹ nhàng rồi.

Để v/h minh họa cho Hoàng Mai chuyện này nhé :


Toi_zps0154184e.jpg


Hình trên miêu tả sự liên kết chặt chẻ của Ngũ Uẫn, tạo thành một vòng vây (một hình ngũ giác khép kín) và lâu nay ta đã lầm nhận CÁI HỢP THỂ ấy là MÌNH, là TA, là TÔI.

Toi2_zps26f4a22a.jpg


Ngộ vô sinh là nhận ra NỘI TÂM (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) chỉ là những mảnh ghép rời rạc giả có.
Trong hình ảnh minh họa này, VÔ SINH là cái hình nền VÔ SINH, chứ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là những hoa đốm trôi nổi, cho nên có sinh diệt.

Trường hợp của Ngài Thần Quang, nhân một câu nói của Tổ Đạt Ma mà nhận ra "Tâm (thức) chẳng phải là một cái gì chắc thiệt cố định" cũng là ngộ, nhưng chỉ mới là "giải ngộ". Từ được "nhổ đinh tháo chốt", Ngài Thần Quang xin theo Tổ làm đệ tử, được hầu hạ học hỏi dần, về sau còn phải học thêm nhiều mới chính thức trở thành Nhị Tổ Huệ Khả được.

GIẢI NGỘ là cấp thấp nhất trong "các kiểu" chứng ngộ.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
2.

Đức Ngũ Tổ Huỳnh Mai dạy chúng đã lâu, Ngài muốn trắc nghiệm trình độ căn cơ cụ thể của chúng đệ tử (mặc dầu Ngài đã biết rõ), đồng thời cũng muốn tạo cơ hội cho đệ tử trình kiến giải. Chúng không ai trình kệ, chỉ một mình Thượng Tọa Thần Tú gắng gượng viết :

Thân thị Bồ đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.


(Thân là cây Bồ Đề,
Tâm như đài gương sáng.
Lúc lúc cần lau chùi,
Chớ để dính bụi dơ).


Ngài Huệ Năng nghe tụng bài kệ trên, liền nói "Tôi cũng có kệ, phiền các ông chép dùm" :

Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?


(Cội Giác nào phải cây,
Gương sáng chẳng có đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi dơ).


(Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Tựa)

Thưa các bạn ! Theo Vô Học, đây là trường hợp giải ngộ cao !

Vì sao gọi là Giải ngộ ?

_ Vì chưa chứng ngộ (kinh nghiệm kiễm chứng).

Vì sao gọi là cao ?

_ Chỉ hiểu được Nhân vô ngã (con người của mình không có tự tánh) thì hãy còn thấp đối với trình học Phật.
Hiểu được chẳng những Nhân vô ngãCác pháp cũng vô ngã luôn (không pháp nào có tự tánh cả), hiểu được như vầy là bậc cao trong "bậc thang" Giáo lý Phật pháp.


Nhân không mà Pháp cũng không,
Ai người mộng sự lại vin mơ màng !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính thưa các bạn !

Bài trên Vô Học đã đơn cử 2 trường hợp Giải Ngộ, một thấp một cao, tuy là chỉ giải ngộ _ tức là dùng Ý thức, sự nghiệm xét suy tư để có khái niệm đúng đắn về thực chất CÁI TÔI & CÁC PHÁP _ nhưng theo V/h cũng nên xếp vào NGỘ VÔ SINH.

Bây giờ V/h sẽ đơn cử 2 trường hợp Chứng Ngộ _ tức là thực chứng, không qua lăng kính Ý Thức nữa. Trước tiên là chứng ngộ cấp thấp (vì chỉ biết TÂM _ Bản Thể Tâm _ chứ chưa biết PHÁP) :

3.

Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích được, liền kêu: Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đến.

Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp.

Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

Một hồi sau Huệ Năng nói: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?

Huệ Minh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: Ngoài lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng?

Huệ Năng nói: Ðã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông.

Minh nói: Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Nay hành giả tức là Thầy của Huệ Minh vậy.

Huệ Năng nói: Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một Thầy Huỳnh Mai, hãy khéo tự hộ trì.

Huệ Minh lại hỏi: Huệ Minh về sau đi xứ nào? Ðáp: Gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ở.

Minh đảnh lễ giã từ. (Minh trở xuống chân núi, nói với đại chúng rằng: Chẳng thấy dấu vết nào hết, phải đi hướng khác mà tìm. Chúng đều tin. Về sau Huệ Minh đổi tên thành Ðạo Minh để tránh sự trùng tên với Thầy).


http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/tua.htm

Các bạn chú ý :

_ "Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá" tức là người Thầy đã _ có thể nói là vào định _ quay trở lại trạng thái mà Huệ Năng đã chứng ngộ để "NÓI THẬT LÒNG".

_ "Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp." tức là người trò đã thành tâm tin tưởng cầu học.

_ "Huệ Năng nói: Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết." Với câu này Huệ Minh càng thêm tập trung _ không nghĩ gì khác. Điều này sở dĩ làm được vì Huệ Minh cũng đã có tiền duyên (tu hành tinh tấn trong nhiều kiếp trước).

_ "Một hồi sau Huệ Năng nói:", cái "một hồi sau" tức là người Thầy chờ cho đệ tử cũng vào định.

_ " Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Huệ Minh ngay đó đại ngộ" Huệ Năng hỏi mà không không chờ câu trả lời của Huệ Minh (hỏi như một chất xúc tác giúp cho phản ứng hóa học xảy ra).

Và điều kỳ diệu đã xảy ra, Huệ Minh trong khoảnh khắc đã diện kiến "chủ nhân Ông" thật sự. Đây là sự chứng ngộ không qua giai đoạn giải ngộ. Chỉ một "kinh nghiệm" nhất thời ấy, Huệ Minh đã có thể làm Tổ một phương rồi !

Chứng ngộ là SỰ THẬT BIẾT, KHÔNG CÓ Ý THỨC DỰ PHẦN.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Hôm nay Vô Học xin đơn cử một trường hợp Chứng ngộ cấp cao :

4.

Hôm sau Tổ (Ngũ Tổ Huỳnh Mai) lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: Người cầu Ðạo cần phải như thế. Lại hỏi: Gạo trắng chưa? Huệ Năng đáp: Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (*) thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lià tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Ðâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!
(**)

Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.(***) Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt. Nghe ta nói kệ đây:

Hữu tình lai hạ chủng,
Nhơn địa quả hườn sanh,
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
(****)

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/tua.htm

(Khi gặp người có duyên thì nên vì họ mà nói Chân Diệu Nghĩa (gieo giống xuống).
Truyền pháp cho người hữu duyên ắt sẽ có kết quả.
Đối với kẻ vô duyên (như gỗ đá) thì đừng vì họ mà nói pháp.
Họ có biết gì đâu, cho nên sẽ không có kết quả !).



Phụ chú :


(*)

應無所住而生其心


(**)

何期自性,本自清淨;
何期自性,本不生滅;
何期自性,本自具足;
何期自性,本無動搖;
何期自性,能生萬法.



Hà kì tự tính bản tự thanh tịnh,
Hà kì tự tính bản bất sinh diệt,
Hà kì tự tính bản tự cụ túc,
Hà kì tự tính bản vô động dao,
Hà kì tự tính năng sinh vạn pháp.


(***)

不識 本心,學法無益;若識自本心,見自本性,即名 丈夫、天人師、佛.


(****)


有情來下種,  
因地果還生,
無情既無種,  
無性亦無生.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính quý đạo hữu !

Hôm nay Vô Học xin đơn cử một trường hợp Chứng ngộ cấp cao :
.....
.....

Kính bác Văn Học !

Về chuyện đức Lục Tổ Huệ Năng là một vị Giác Ngộ (Đã thực chứng CHÂN LÝ của Phật pháp) thì có lẻ không có ai không tin, nhưng con thắc mắc chữ CHỨNG NGỘ CẤP CAO.

Xin bác vui lòng nói rõ thêm "căn cứ vào đâu, mà bác khẳng định điều này ?", bác thấy được chăng ?, bác có thần thông chăng ? hay bác đã chứng ngộ qua ?

Xin lỗi, nếu lời của con có làm bác phật ý !

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Về chuyện đức Lục Tổ Huệ Năng là một vị Giác Ngộ (Đã thực chứng CHÂN LÝ của Phật pháp) thì có lẻ không có ai không tin, nhưng con thắc mắc chữ CHỨNG NGỘ CẤP CAO.

Xin bác vui lòng nói rõ thêm "căn cứ vào đâu, mà bác khẳng định điều này ?", bác thấy được chăng ?, bác có thần thông chăng ? hay bác đã chứng ngộ qua ?

Xin lỗi, nếu lời của con có làm bác phật ý !

Kính !

Xin chào bạn trẻ Thanh Trúc ! Bạn thật biết hỏi.

Thưa các bạn, ắt là các bạn có đọc qua Kinh Duy Ma Cật, trong ấy có nói về cơm Hương Tích.

Ở bài Chúc mừng sinh nhật, Vô Học có nói :

Các vị đã tặng V/h rất nhiều, không biết lấy chi đền đáp, chỉ xin lượm cơm thừa của Phật cống hiến quý bạn một chủ đề VÔ SINH.

Những gì Vô Học viết đều nằm trong Kho tàng Phật pháp cả, chẳng qua Vô Học "ăn thấy được lợi ích" nên đem chia sẻ với các bạn, với tấm lòng thành mong quý bạn cũng sẽ được thưởng thức hương vị độc đáo của Phật pháp. Vì Vô Học cảm thấy bức xúc khi có những bạn dày công học Phật, nhưng đã bị những Giáo lý "ba phải" (Phật cũng phải, Chúa cũng phải, Triết gia cũng phải) làm cho đầy bụng. Bụng đã đầy "đất sét" thì đọc Kinh Phật cho lắm cũng không được lợi ích gì, cho nên V/h cố gắng thưa thốt mà thôi.

Chứ thực chất V/h vẫn còn đang "lo cho mình chưa xong" thì chứng đắc cái gì đâu. Những điều V/h nói chỉ là căn cứ trên Giáo Lý Phật pháp.

Trong câu chuyện "Đắc pháp của Huệ Năng" trên, các bạn có thấy chăng :

_ Ngũ Tổ Huỳnh Mai đã "vào nhà Như Lai, ngồi toà Như Lai, mặc áo Như Lai" để giảng Kinh Kim Cang.

_ Huệ Năng đã vào nhà Tổ, ngồi bồ đoàn của Tổ, đắp Y Ca Sa của Tổ, để nghe Kinh Kim Cang. Tâm tâm tương ưng khiến cho Huệ Năng nhập vào Chánh Định. Trong Chánh Định Ngài Huệ Năng thấy gì, không ai biết, nhưng qua lời hoan hỉ thốt lên :

Hà kì tự tính bản tự thanh tịnh,
Hà kì tự tính bản bất sinh diệt,
Hà kì tự tính bản tự cụ túc,
Hà kì tự tính bản vô động dao,
Hà kì tự tính năng sinh vạn pháp.


Nên Vô Học nói là Ngài Huệ Năng CHỨNG NGỘ CẤP CAO. Bởi những vị chứng ngộ như Huệ Minh (bài trước) thì chỉ là NHẬP LƯU: Thấy Chân thật tướng của mình, nhưng do thấy chưa rõ ràng lắm, nên nếu cần phải diễn tả lại thì "nói không nên lời" (có câu "uống nước lạnh nóng tự biết"). Ngài Huệ Minh mới chỉ thấy mờ nhạt về cái Bản Thể

Còn THẤY mà sau đó còn có thể diễn đạt điều mình "thấy" _ 5 câu phát biểu trên _ chứng tỏ Ngài đã "thấy" khá rõ :

Câu 1 "Hà kì tự tánh bản tự thanh tịnh" : Thấy tướng TỊNH của Chân Như Tâm.
Câu 2 "Hà kì tự tánh bản bất sinh diệt" : Thấy tướng THƯỜNG của Chân Như Tâm.
Câu 3 "Hà kì tự tánh bản tự cụ túc" : Thấy tướng VIÊN MÃN của Chân Như Tâm.
Câu 4 "Hà kì tự tánh bản vô động dao" : Thấy tướng BẤT ĐỘNG của Chân Như Tâm.
Câu 5 "Hà kì tự tánh năng sinh vạn pháp" : Thấy cái dụng NĂNG AN BÀY & NĂNG THU NHIẾP VẠN PHÁP của Chân Như Tâm.

Do vì Ngài ngoài cái thấy Bản Thể Tâm còn có thể diễn đạt lại tướng và dụng của Chân Như Tâm nên V/h nói Ngài CHỨNG NGỘ CẤP CAO.

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã chia sẻ "cơm Hương Tích", xin bác nói thêm :

_ Theo bác, cái chứng ngộ của đức Lục Tổ Huệ Năng là chứng ngộ cấp cao, vậy qua những gì mà Kinh sách còn lưu lại, bác có thấy trường hợp nào "tuyệt cao" thâm sâu hơn trường hợp của đức Lục Tổ hay không ? Nếu có xin bác giới thiệu và giảng giải cho chúng con có thêm Chánh Kiến.

Kính thưa !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên