Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sinh.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã chia sẻ "cơm Hương Tích", xin bác nói thêm :

_ Theo bác, cái chứng ngộ của đức Lục Tổ Huệ Năng là chứng ngộ cấp cao, vậy qua những gì mà Kinh sách còn lưu lại, bác có thấy trường hợp nào "tuyệt cao" thâm sâu hơn trường hợp của đức Lục Tổ hay không ? Nếu có xin bác giới thiệu và giảng giải cho chúng con có thêm Chánh Kiến.

Kính thưa !

Chào Mục đồng ! Kính các bậc Trưởng lão !

Theo Vô Học, trường hợp Ngài Ma Ha Ca Diếp là trường hợp lảnh thọ Tâm Ấn Phật sâu sắc nhất :


1.- Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
Đồng thời với đức Phật, Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ, cùng nhau thầm bàn "sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó". Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.
Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng, ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật.

Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi.

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác, chỉ có ngài khẻ mĩm cười (niêm hoa vi tiếu). Phật bảo :

─ Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết-bàn Diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan.


Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.


Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.


Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─ Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─ Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã đễ Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi trà tỳ thân Phật xong, Ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :

Như-Lai đệ tử
Thả mạc Niết-bàn
Đắc thần thông giả
Đương phó kiết tập


Dịch:

Đệ tử Như-Lai
Chớ vội Niết-bàn
Người được thần thông
Nên đến kiết tập .


Thế là sau Phật Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập, chỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó, Tôn giả A Nan được mời dự hội. Ngài Ca Diếp thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết tập đã viên mãn, nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định.


http://www.hoalinhthoai.com/buddhistbook/detail/book-7/index-61/Ba-muoi-ba-vi-To-An-Hoa-.html

Thưa quý đạo hữu, theo Vô Học thì Ngài Ma Ha Ca Diếp tuy hiện tướng Thanh Văn, nhưng Ngài không phải Thanh Văn, mà là Hoá thân Bồ tát vì Hộ Pháp mà "tùng quân dưới trướng" Phật Thích Ca.
Bởi nếu là hàng Nhị Thừa thật sự thì sau khi đắc quả A La Hán, các Ngài chỉ sống qua ngày, ai đến thì dạy đôi điều, ai không đến thì thôi; các Ngài chỉ chờ cho duyên trần đã mãn thì nhập Niết Bàn, chớ không hề quan tâm đến chuyện "giữ lửa", "truyền đăng" cho Phật pháp.

Về chuyện chứng ngộ, tuy sử sách chỉ ghi gọn có một câu :

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác, chỉ có ngài khẻ mĩm cười (niêm hoa vi tiếu).

Nhưng một câu này đã ẫn chứa toàn bộ Giáo lý Phật pháp.

Mục đồng kêu V/h giảng giải thì xin chỉ trả lời cô đọng thôi, vì "nói nhiều thì lỗi nhiều" (đa ngôn đa quá) :

Ngài Ca Diếp ngoài cái thực chứng Bản Thể Tâm, Ngài còn thấy luôn "tính Bình Đẳng của Vạn Pháp". Đây là trình độ TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG (đã gần kề với mức cuối trong trình học Phật là NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ).

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Chúng con cám ơn bác đã tận tình phân tích cặn kẻ, giúp cho chúng con được mở rộng tầm mắt nhiều lắm, qua lời minh giải của bác, chúng con ghi nhận như vầy :

1. Vô Sinh không phải là không phát sinh tư tưởng khái niệm.

2. Vô Sinh chính là Bản Thể Tâm chúng ta, tự nó vô sinh (vì không có cái gì sinh ra nó).

3. Ngộ vô sinh là : Nhận ra Bản Thể Tâm vốn tự bất sinh bất diệt.
_ Nếu vẫn còn dùng Ý Thức tìm hiểu, suy tư học hỏi mà nhận ra thì gọi là giải ngộ.
_ Không dùng Ý thức mà thực chứng thì gọi là chứng ngộ.

Xin bác kiễm tra xác nhận lại, con thu hoạch như thế có đúng hay không ? sai điểm nào xin bác chỉ dạy thêm.

Con vẫn còn thắc mắc điều này, nếu có thể được xin bác giải đáp :

nguyenvanhoc2006 đã viết:
Ngài Ca Diếp ngoài cái thực chứng Bản Thể Tâm, Ngài còn thấy luôn "tính Bình Đẳng của Vạn Pháp". Đây là trình độ TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG (đã gần kề với mức cuối trong trình học Phật là NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ).

Thưa bác, vậy theo bác khi Huệ Minh ngộ vô sanh thì ở "trình độ" nào ? Khi Tổ Huệ Năng chứng ngộ vô sanh thì ở trình độ nào trong "trình học Phật" ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào Thanh Trúc !

Thật là vui sướng khi bạn trẻ, đã đọc kỹ và ghi nhận đầy đủ, Vô Học xin bổ sung đôi điều :



1. Vô Sinh không phải là không phát sinh tư tưởng khái niệm.

Đúng vậy ! Có nhiều Thiền giả còn hiểu lầm đạo Phật, tưởng rằng vắng bặc tất cả tư tưởng khái niệm, lòng như "tro lạnh cây khô", không còn ham muốn điều chi, nói chung là thấy "Thập Triền Thập sử" gì cũng không còn là thành Đạo, điều này V/h gọi là "tử tâm".

Tử tâm (tâm chết) thì cũng tốt, nhưng thật sự tử tâm thì chỉ sanh Thiên mà thôi, mà lại là những cảnh Trời Vô Sắc Giới "mới chết" chứ, vì 4 cảnh giới này đương sự mờ mờ mịt mịt (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chẳng hạn) sống mênh mang không ghi nhận gì, thì có khác chi "người thực vật" đâu !, khổ nỗi những cảnh Trời này lại có thọ mạng dài gấp bội những cảnh Trời thấp, nghĩa là cái duyên để trở lại tu học Phật pháp thì đã bị "đóng băng" rồi.

Chư Tổ _ những vị đã Giác Ngộ _ đều quở những vị Thiền sư mong muốn dừng đứng tâm ý để tìm Chân lý của Đạo Phật (xin mời đọc lại chuyện Bà lão đốt am trong Góp nhặt cát đá) :

http://www.diendanphatphap.com/dien...n-về-tác-phẫm-quot-Góp-nhặt-cát-đá-quot/page6

Trong Kinh Viên Giác đức Phật có nêu 4 bệnh mà người tu Phật thường hay mắc phải, đó là bệnh hay làm (Tác Bệnh), bệnh mặc kệ (Nhậm bệnh), bệnh dừng đứng tâm ý (Chỉ Bệnh), và bệnh "tro lạnh cây khô" (Diệt Bệnh).

Nếu hiểu VÔ SINH là dừng đứng tâm ý, là "muôn pháp không sanh", là "diệt tận phiền não" (tro lạnh cây khô) thì cái hiểu này đã lọt vào bệnh Chỉ và bệnh Diệt rồi, cần nên điều chỉnh lại.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn Phó Tổng Quản đã xoá dùm 2 bài RÁC.



2. Vô Sinh chính là Bản Thể Tâm chúng ta, tự nó vô sinh (vì không có cái gì sinh ra nó).



Cám ơn Thanh Trúc đã lĩnh hội đúng đắn.

Đây là điều căn bản mà đạo Phật mong muốn cho các Phật tử nhận ra. Khi chưa nhận ra điều này thì dù chúng ta có "100 hạ" (tuổi đạo) cũng chỉ sanh Thiên là cùng, dù hành giả có tụng đọc toàn bộ Kinh điển của Phật giáo, thì cũng chỉ là "kẻ làm thuê đếm bò" cho chủ mà thôi, chứ "sanh tử luân hồi" thì vẫn nhốt chặt hành giả, không thoát ra được :

Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng: Đảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm ngươi tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì? Đáp: Tụng Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ. Sư nói: Dẫu cho ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi, hãy nghe kệ đây:

Lễ bổn chiết mạn tràng,

Đầu hề bất chí địa?

Hữu ngã tội tức sanh,

Vong công phước vô tỷ.


Dịch nghiã:

Lễ vốn trừ ngã mạn,

Đầu sao chẳng chấm đất?

Có ngã tội liền sanh,

Quên công, phước vô tận.


Sư lại hỏi: Ngươi tên gì? Đáp: Tên là Pháp Đạt. Sư nói: Ngươi tên Pháp Đạt, đâu từng đạt pháp. Lại nói kệ rằng:

Nhữ kim danh Pháp Đạt,

Cần tụng vị hưu hiết,

Không tụng đản tuần thanh,

Minh tâm hiệu Bồ Tát.

Nhữ kim hữu duyên cố,

Ngô kim vi nhữ thuyết.

Đản tính Phật vô ngôn,

Liên hoa tùng khẩu phát.


Dịch nghiã:

Ngươi tên gọi Pháp Đạt,

Siêng tụng chưa từng dứt,

Tụng suông chỉ theo tiếng,

Minh tâm gọi Bồ Tát.

Ngươi nay có nhân duyên,

Ta vì ngươi mà thuyết.

Hễ tin Phật vô ngôn.

(Chớ nên chấp ở ngôn ngữ. Vô ngôn: Phật thuyết Pháp 49 năm mà tự nói chẳng thuyết một chữ.)

Lời Phật từ miệng phát.(Chớ nên chấp vào im lặng)
.


http://thuvienhoasen.org/p16a687/pham-co-duyen-thu-bay

NGỘ VÔ SINH là điều quan trọng nhất, căn bản nhất của Phật pháp. Sau khi NGỘ VÔ SINH hành giả là người mới, người không còn bị sanh tử luân hồi cuốn lôi nữa, người đã Giải thoát Sinh tử Luân hồi, người đã chính thức dự vào dòng Thánh (trong đạo Phật).
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Không nên kiêu mạn.




[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/chietmantrang_zps2ebf4061.jpg"].


































.[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

3. Ngộ vô sinh là : Nhận ra Bản Thể Tâm vốn tự bất sinh bất diệt.
_ Nếu vẫn còn dùng Ý Thức tìm hiểu, suy tư học hỏi mà nhận ra thì gọi là giải ngộ.
_ Không dùng Ý thức mà thực chứng thì gọi là chứng ngộ.

........

Kính chào quý đạo hữu, chào Thanh Trúc ! Thanh Trúc lòng rỗng như cây trúc, cho nên ghi nhận đầy đủ những ý của V/h rồi.

Nhưng Vô Học cũng xin bổ sung thêm điều này :

_ Trường hợp NGỘ VÔ SINH nơi Tây Phương Cực Lạc là CHỨNG NGỘ chứ không phải là Giải Ngộ.
Bởi trước đó hành giả "mê man tàn tịch" trong gương sen, đâu có suy tư học hỏi Phật pháp gì đâu mà Giải Ngộ. Thời gian ở trong gương sen là thời gian để BÀO MÒN, HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG chứ không có tu hành gì cả, mà cũng là TU TÍCH CỰC đó !

Bởi công việc chính của người tu Phật chỉ có 2 việc, một là GIẢI NGHIỆP (kể cả Ác Nghiệp lẫn Thiện Nghiệp), hai là học hỏi Giáo lý Phật pháp. Mà ở đây phần nhiều chúng ta lại chỉ lo Học Giáo Lý và KẾT NGHIỆP, cho nên có lẻ nên gọi cách tu của chúng ta là TU TIÊU CỰC.

TU TIÊU CỰC thì uổng phí cái duyên "ngàn năm một thuở" được gặp Phật pháp.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

.....
.....
Con vẫn còn thắc mắc điều này, nếu có thể được xin bác giải đáp :

Thanh Trúc đã viết:
Ngài Ca Diếp ngoài cái thực chứng Bản Thể Tâm, Ngài còn thấy luôn "tính Bình Đẳng của Vạn Pháp". Đây là trình độ TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG (đã gần kề với mức cuối trong trình học Phật là NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ).

Thưa bác, vậy theo bác khi Huệ Minh ngộ vô sanh thì ở "trình độ" nào ? Khi Tổ Huệ Năng chứng ngộ vô sanh thì ở trình độ nào trong "trình học Phật" ?

Kính !

Chào quý đạo hữu, chào Thanh Trúc !

Đối chiếu với những gì mà V/h đã đọc học trong Kinh sách thì :

1. _ Huệ Minh và tất cả chúng ta đều đang sống trong cảnh Giả _ mà chúng ta cứ ngở là thật. Chúng ta cùng đi tìm Chân Lý, nhưng Huệ Minh may mắn hơn chúng ta là đã tìm được Chân lý (cấp 1) tức là cái VÔ NGÃ, hay còn gọi là cái VÔ SINH.

Không thấy TA ở đâu, thì cái gì chịu sanh tử ? _ Không có ai chịu sanh tử cả !
Cái mà lâu nay chúng ta tưởng là TA (để mà theo Nó sinh tử luân hồi) thật ra chỉ là "sương lam đầu núi" (không có thật thể). Thấy như thế chúng ta mất chỗ bám víu, gọi là thấy KHÔNG (Vô Ngã).

Giai đoạn này của Ngài Huệ Minh (theo Tổ Long Thọ) là giai đoạn GIẢ NHẬP KHÔNG. (Còn chúng ta thì đang "Giả nhập Giả" : chúng ta đang vô minh mà vì ham hố cái này cái khác, muốn trở thành siêu nhân, muốn đủ thứ thì nếu không gọi "Giả nhập Giả" thì gọi là gì ?)

2. _ Còn đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài vốn đã là một vị Bồ tát, vì nguyện độ sinh mà phải nhập thai làm một anh tiều phu ở Lĩnh Nam (Việt Nam xưa) để xiển dương Chánh Pháp Phật, để phá nhiều thứ chấp nhất cho chúng ta; thì (Theo Tổ Long Thọ) đức Lục Tổ ở vào giai đoạn KHÔNG NHẬP GIẢ.

 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Chào quý đạo hữu, chào Thanh Trúc !

Đối chiếu với những gì mà V/h đã đọc học trong Kinh sách thì :

1. _ Huệ Minh và tất cả chúng ta đều đang sống trong cảnh Giả _ mà chúng ta cứ ngở là thật. Chúng ta cùng đi tìm Chân Lý, nhưng Huệ Minh may mắn hơn chúng ta là đã tìm được Chân lý (cấp 1) tức là cái VÔ NGÃ, hay còn gọi là cái VÔ SINH.

Không thấy TA ở đâu, thì cái gì chịu sanh tử ? _ Không có ai chịu sanh tử cả !
Cái mà lâu nay chúng ta tưởng là TA (để mà theo Nó sinh tử luân hồi) thật ra chỉ là "sương lam đầu núi" (không có thật thể). Thấy như thế chúng ta mất chỗ bám víu, gọi là thấy KHÔNG (Vô Ngã).

Giai đoạn này của Ngài Huệ Minh (theo Tổ Long Thọ) là giai đoạn GIẢ NHẬP KHÔNG. (Còn chúng ta thì đang "Giả nhập Giả" : chúng ta đang vô minh mà vì ham hố cái này cái khác, muốn trở thành siêu nhân, muốn đủ thứ thì nếu không gọi "Giả nhập Giả" thì gọi là gì ?)

2. _ Còn đức Lục Tổ Huệ Năng, Ngài vốn đã là một vị Bồ tát, vì nguyện độ sinh mà phải nhập thai làm một anh tiều phu ở Lĩnh Nam (Việt Nam xưa) để xiển dương Chánh Pháp Phật, để phá nhiều thứ chấp nhất cho chúng ta; thì (Theo Tổ Long Thọ) đức Lục Tổ ở vào giai đoạn KHÔNG NHẬP GIẢ.

Kinh bac vanhoc, xin cho phep con go chu khong dau, vì cai may cua con khong biet no bi benh gi ma tu nhien khong go tieng Viet co dau duoc. con tim cai dau nho xiu de go tieng Viet cung khong thay dau.

Thua bac, xin bac chi ro :duc Luc To da "phá nhiều thứ chấp nhất cho chúng ta" la nhung chap nhat nao ?

Con cam on !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kinh bac vanhoc, xin cho phep con go chu khong dau, vì cai may cua con khong biet no bi benh gi ma tu nhien khong go tieng Viet co dau duoc. con tim cai dau nho xiu de go tieng Viet cung khong thay dau.

Thua bac, xin bac chi ro :duc Luc To da "phá nhiều thứ chấp nhất cho chúng ta" la nhung chap nhat nao ?

Con cam on !

Cám ơn minh thức đã quan tâm !

Kính quý đạo hữu, chúng ta sở dĩ mãi luân hồi vì đã tích tập vô số chấp nhất, ngoài cái LẦM CHẤP TA _ chính yếu _ ra, chúng ta còn có những chấp nhất thứ yếu khác :

1. CHẤP KIẾN THỨC, TRI KIẾN.

a. _ Có những Phật tử vì hoàn cảnh mà chịu thất học, hoặc chỉ biết đọc biết viết thường tự ti mặc cảm, nghĩ rằng mình đến với đạo Phật chỉ để bòn chút phước duyên (cho kiếp sau), chớ không dám mơ đến chuyện ĐƯỢC GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI. Những người này thời nay thường an phận niệm Lục Tự Di Đà chờ ngày Vãng sanh.

b. _ Có những Phật tử may mắn gặp thuận duyên được xuất gia, được học hành đến nơi đến chốn, được nghiên cứu nhiều Kinh sách (nội điển lẫn ngoại điển), có những bằng cấp Tiến sĩ Thạc sĩ Phật học, được phong hàm Thượng toạ (Thần Tú), Trưởng lão; bèn lấy đó làm đủ cho rằng MÌNH ĐÃ BIẾT HẾT ĐẠO PHẬT RỒI.

Cả 2 loại chấp nhất trên, một sinh tự ti mặc cảm, một sinh tự cao tự đắc tự mãn, đều là chướng duyên trên đường đạo, cần phải xét lại. Cho nên Tổ Huệ Năng đã tuỳ nguyện thọ sanh "nơi biên địa", lại không được học, đến một chữ nhất (一) cũng không biết, vậy mà Ngài lại là người duy nhất được truyền Y Bát.

2. Chấp Cư sĩ thì tầm thường, Tăng sĩ mới cao quý.

Khi Ngài Huệ Năng lĩnh hội tâm ấn của Phật, Ngài hãy còn là cư sĩ (chuyên đứng đạp chài giả gạo trong bếp).

Sau khi đã thừa kế Tổ vị, Ngài vẫn mang hình thức cư sĩ thêm 15 năm, mới tuỳ thuận chúng sinh mà thế phát, đắp Y.

3. Chấp ăn chay mới là đạo Phật, mới là người tu hành, tu theo đạo Phật thì phải ăn chay, nếu không ăn chay thì không phải Phật tử.

Ngài Huệ Năng đã ở chung lộn với đám thợ săn 15 năm, trong 15 năm đó đám thợ săn không ai nghi ngờ rằng Ngài là người có Đạo (Phật tử) cả, điều đó chứng tỏ rằng Ngài không hề có thực đơn riêng khác với mọi người.

4. Chấp ngồi Thiền, Định tâm là phương pháp duy nhất để thành đạo.

_ Suốt 8 tháng làm công quả, Ngài chỉ đứng đạp chày giả gạo, có ai chỉ cho Ngài phải ngồi Thiền như thế nào đâu (mà "gạo vẫn đã trắng từ lâu"), Ngài không hề có ngồi Thiền ! (Thế mà vẫn được truyền tâm ấn).

_ Trong 15 năm ở với thợ săn, Ngài cũng không hề có ngồi Thiền chi cả, mà đạo hạnh, Trí Tuệ lại vẫn âm thầm liên tục toả sáng.
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28

4. Chấp ngồi Thiền, Định tâm là phương pháp duy nhất để thành đạo.

_ Suốt 8 tháng làm công quả, Ngài chỉ đứng đạp chày giả gạo, có ai chỉ cho Ngài phải ngồi Thiền như thế nào đâu (mà "gạo vẫn đã trắng từ lâu"), Ngài không hề có ngồi Thiền ! (Thế mà vẫn được truyền tâm ấn).

_ Trong 15 năm ở với thợ săn, Ngài cũng không hề có ngồi Thiền chi cả, mà đạo hạnh, Trí Tuệ lại vẫn âm thầm liên tục toả sáng.

Con cam on bac Van Hoc.

Cau nay con co hoi nghi, biet dau ngai Luc To len ngoi trong rung vang, khi moi nguoi da ngu say.

Xin bac dung noi con hon xuoc.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Con cam on bac Van Hoc.

Cau nay con co hoi nghi, biet dau ngai Luc To len ngoi trong rung vang, khi moi nguoi da ngu say.

Xin bac dung noi con hon xuoc.

Chào Minh Thức !

Cái máy của bạn có lẻ đã bị tin tặc tấn công, bạn nhờ những người giỏi vi tính khắc phục dùm đi.

--------------------

Về câu hỏi "biết đâu ngài Lục Tổ lén ngồi trong rừng vắng, khi mọi người đã ngủ say ?".

_ Xét quan điểm tư tưởng của Ngài, Vô Học tin rằng Ngài không làm như thế.
Ngay từ khi chỉ mới giải ngộ, Ngài đã phát biểu "Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ?" nghĩa là "Xưa nay không một vật, chỗ nào dính trần nhơ".

Với chúng ta thì CÁI GÌ CŨNG THIỆT, cái thân mình thiệt có, sức khoẻ mình thiệt có, tâm hồn mình thiệt có, phiền não của mình thiệt có, từ đó mà có tất cả; có tu có hành, có ăn chay, có tuyệt dục, có gạn sạch tâm ý. Có "không làm tất cả ác, gắng làm tất cả lành, giữ tâm trong sạch", vâng, đây là điều Phật dạy, nhưng nào ai biết đâu, những điều ấy là thông giáo (dạy chung cho mọi người, để tạm giữ an ổn cho cuộc sống để mà tu hành tiến lên), và bài kệ của Ngài Thần Tú đã nói lên điều đó "Thời thời cần phất thức, vật sử nhạ trần ai" (hàng giờ hàng phút phải luôn cảnh giác _ "lau chùi tâm hồn" _ không để cho dính bụi dơ).
Ngài Thần Tú viết như thế là đúng rồi quá đi chứ, tại sao Ngũ Tổ lại mời vô phòng riêng, bảo là "CHƯA ĐƯỢC, hãy làm lại bài kệ khác" ?.

Cái giải ngộ của Ngài Huệ Năng thì lại khác "không có gì động, không có gì tịnh, không có gì nhơ, không có gì sạch, sao lại phải lau chùi ?! sao lại phải giữ yên tâm ý ?!"

Rồi sau khi thật chứng ngộ Chân Lý, Ngài hân hoan phát biểu :

Nào dè tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Nào dè tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Nào dè tự tánh vốn tự đầy đủ,
Nào dè tự tánh vốn chẳng lay động,
Nào dè tự tánh hay sanh vạn pháp!


Ngài thực thấy " tự tánh vốn tự đầy đủ" cho nên Ngài không cần thiết phải ngồi thiền.
Ngài thực thấy " tự tánh vốn tự thanh tịnh" cho nên Ngài không cần thiết phải giữ yên tâm ý bằng thiền định.
Ngài thực thấy " tự tánh vốn chẳng sanh diệt" cho nên Ngài không cần phải làm gì thêm.
Ngài thực thấy " tự tánh vốn chẳng lay động" cho nên Ngài không cần phải thiền định nữa.

_ Một bằng chứng khác là khi nghe bài kệ của Ngoạ Luân Thiền sư :

Có vị Tăng đem bài kệ của Ngọa Luân thiền sư lập lại với Sư, Kệ rằng:

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhựt nhựt trưởng.


Dịch nghiã:

Ngọạ Luân có bản lãnh,
Dứt được trăm tư tưởng.
Ðối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ đề ngày một thêm lớn.


Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị một bài kệ:

Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm số khởi,
Bồ đề tác ma trưởng.


Dịch nghiã:


Huệ Năng không bản lãnh,
Chẳng dứt trăm tư tưởng.
Đối cảnh tâm cứ khởi
Bồ đề chẳng có gì thêm hay bớt được !


http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhphapbaodan/kinhphapbao/coduyen.htm
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc.

Kính bác Văn Học !

Xin bác cho con hỏi :

_ Bài trước bác có nói "người tu theo Phật có 2 việc chính : một là đọc học Kinh sách, Giáo lý; hai là giải trừ nghiệp chướng". Thì cái chuyện "năng đoạn bá tư tưởng" há không phải là "giải trừ nghiệp chướng" hay sao ?
Mà đoạn trích dẫn trên : nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc.
Xin phép bác, con không phục câu nói trên của Tổ. Vì trong đầu đã không khởi lên cái gì hết, thì sao lại gọi là trói buộc ?

Kính xin bác giải nghi cho.
Con cám ơn.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc.

Kính bác Văn Học !

Xin bác cho con hỏi :

_ Bài trước bác có nói "người tu theo Phật có 2 việc chính : một là đọc học Kinh sách, Giáo lý; hai là giải trừ nghiệp chướng". Thì cái chuyện "năng đoạn bá tư tưởng" há không phải là "giải trừ nghiệp chướng" hay sao ?
Mà đoạn trích dẫn trên : nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc.
Xin phép bác, con không phục câu nói trên của Tổ. Vì trong đầu đã không khởi lên cái gì hết, thì sao lại gọi là trói buộc ?

Kính xin bác giải nghi cho.
Con cám ơn.

Chào Ngọc Tuấn !

Câu Vô Học nói là nói SỰ TƯỚNG TU HÀNH, câu Tổ nói là nói THỂ TÁNH VÔ SANH (Tâm địa).

Tổ nói là nói KHAI THỊ PHẬT TRI KIẾN cho người.
Câu Vô Học nói là nói PHƯƠNG TIỆN TIỆM TU.

Hai cái nói nầy không cùng trên một mặt phẳng để mà đối chiếu, để mà thấy nó chống trái nhau (Vô Học nói trên trục ngang _ HOÀNH _, Tổ nói là nói trên trục dọc _ TUNG).

(Câu "năng đoạn bá tư tưởng" chỉ tạm dừng Ác nghiệp, chứ không giải trừ. Riêng Thiện nghiệp thì bị lún sâu hơn, cho nên Tổ mới nói : "
lại thêm trói buộc")

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chào Ngọc Tuấn !

Câu Vô Học nói là nói SỰ TƯỚNG TU HÀNH, câu Tổ nói là nói THỂ TÁNH VÔ SANH (Tâm địa).

Tổ nói là nói KHAI THỊ PHẬT TRI KIẾN cho người.
Câu Vô Học nói là nói PHƯƠNG TIỆN TIỆM TU.

Hai cái nói nầy không cùng trên một mặt phẳng để mà đối chiếu, để mà thấy nó chống trái nhau (Vô Học nói trên trục ngang _ HOÀNH _, Tổ nói là nói trên trục dọc _ TUNG).

(Câu "năng đoạn bá tư tưởng" chỉ tạm dừng Ác nghiệp, chứ không giải trừ. Riêng Thiện nghiệp thì bị lún sâu hơn, cho nên Tổ mới nói : "lại thêm trói buộc")

Mến !

Kính bác Văn Học !

SỰ TƯỚNG TU HÀNH & THỂ TÁNH VÔ SANH cái nào THẬT ?

Nếu THỂ TÁNH VÔ SANH là Thật, thì ta cứ theo cái Thật mà sống (Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai), như Tổ Huyền Giác đã nói "Vô tội phước, vô tổn ích", chúng ta cứ sống tự tại như hoa như cỏ, như muôn thú trong rừng, sao lại phải theo cái Giả (SỰ TƯỚNG TU HÀNH) làm chi cho rắc rối, bởi "đâu có thêm bớt gì cho TỰ TÁNH được đâu" (câu này con nhớ hình như bác đã nói).

Đây là nghi vấn trong đầu con, xin bác giải nghi dùm !

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

SỰ TƯỚNG TU HÀNH & THỂ TÁNH VÔ SANH cái nào THẬT ?

Nếu THỂ TÁNH VÔ SANH là Thật, thì ta cứ theo cái Thật mà sống (Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai), như Tổ Huyền Giác đã nói "Vô tội phước, vô tổn ích", chúng ta cứ sống tự tại như hoa như cỏ, như muôn thú trong rừng, sao lại phải theo cái Giả (SỰ TƯỚNG TU HÀNH) làm chi cho rắc rối, bởi "đâu có thêm bớt gì cho TỰ TÁNH được đâu" (câu này con nhớ hình như bác đã nói).

Đây là nghi vấn trong đầu con, xin bác giải nghi dùm !

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Chư Tổ _ bậc Giác Ngộ _ muốn cho chúng ta phân biệt 2 nẽo Chánh Tà, cho nên đem điều "mình chứng biết được" trình bày với chúng ta để chúng ta có Chánh Kiến, có sự hiểu biết đúng đắn LÀM ĐÍCH, để chúng ta HƯỚNG TÂM đến, rồi chúng ta SẼ nhận ra điều đó (sau khi hội đủ duyên _ đầy đủ công đức).

Còn bây giờ, chúng ta chỉ mới nghe nói chứ chưa thật chứng, nếu Vô Học có lặp lại lời Tổ, ý Tổ, thì cũng chỉ như "thùng loa rỗng", có thể giúp cho các bạn có chỗ để suy tư, còn bản thân cái thùng loa vẫn là vô tri.

Lẽ nào chúng ta chỉ mới nghe nói CƠM mà đã no được hay sao ?

Vì vậy cho nên chúng ta phải học SỰ TƯỚNG TU HÀNH, làm theo SỰ TƯỚNG TU HÀNH, nhưng phải HƯỚNG TÂM ĐẾN BẢN THỂ VÔ SANH, ĐẾN CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, để không đi lạc vào "đường Ma lối Quỷ".

Vì Thiên Ma chẳng những có thể hiện thân Phật, mà còn có thể NÓI THEO các giáo lý Phật pháp, chỉ duy THỰC SỰ CHỨNG NGỘ CHÂN LÝ PHẬT PHÁP thì chúng chưa chứng được. Do đó chúng cũng thường trực tiếp hoặc gián tiếp ca ngợi "đám chim bồ câu trắng".

Chúng ta cần thiết phải nắm cho vững YẾU CHỈ PHẬT PHÁP để không bị "đám chim bồ câu trắng" phỉnh lừa (mà đức Phật đã nói là NGƯỜI ĐÓ ĐÃ THEO ĐẠO TÀ _ THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO).

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên