Cầu Pháp

Hồi âm thư ĐH Cầu Pháp

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Trầm cảm của nhà tu hành thì khác hơn trầm cảm ở chổ, Người tu hiểu rõ cái tâm, hành sử theo lý trí Thiện ác, nhân quả, và các pháp tu. (Nghĩa là họ biết pháp xả nhưng ly thì ly không được thành rớt vào chổ đoạn diệt.)
Trên lý thuyết dựa vào kinh kệ Thầy giảng là như vậy, có đúng như vậy không? Chị Diệu Đức, Chi Vân Nhi, Bác Tuấn Tú, Cô PhithuyDu, Đ/h Vôvi.
***

Chào Mọi Người
Chào Anh Cầu Pháp

Vì anh hỏi nên thụy du trước khi góp ý , xin hỏi lại anh thắc mắc của td là :

_ "Đoạn Diệt" nghĩa là gì ?

Vì theo td hiểu từ trước đến giờ : Đoạn Diệt là một Tri Kiến sai lầm của người đời , cho rằng con người sau khi CHẾT là HẾT , chẳng còn lại gì cả . Với tri kiến sai lầm này về nguồn gốc nhân sinh , người ta đâu còn sợ quả báo , tất cả mọi ham muốn dục vọng đều phải được thỏa mãn trước khi chết .Hoặc giả "cao thượng" hơn thì nói : "đâu cần có nhân quả ác báo và sợ nhân quả ác báo mới tránh điều ác ? Tránh không làm điều ác là thuận theo LƯƠNG TÂM của con người thôi"..v v..

Còn theo huấn thị của Tổ Đạt Ma trong công án trên , thì có phải như : "Đoạn Diệt " là cái người tu theo Phật đạo có thể bị rơi vào , do vì tu không đúng .Như vậy , "Đoạn Diệt " là một trạng thái Tâm đã rũ bỏ (Xả ) được tất cả , nhưng chưa rời bỏ ( Ly ) tức là còn ôm lấy vô minh và chưa giải thoát.

Đại khái người tu đó tuy đã "biết đường vào " nhưng chưa "đến được nhà" .Và khi nào người ấy có thể đến nhà được ?Khi đã Thật Sự rũ bỏ được hết Phiền Não chướng , Sở Tri chướng .Do vậy nên chúng ta thấy việc bỏ phiền não và sở tri chướng tuy là nói dễ nhưng hành không dễ lắm .Anh CP có ý gì hay kinh nghiệm gì xin chỉ bảo.

Chào các Đạo Hữu
Chào Chị Diệu Đức ,

Còn việc chận đứng tâm suy nghĩ thì chúng ta nên cẩn thận. Vì không phải chỉ có tâm vọng mới có sự suy nghĩ mà cả tâm Chơn Như cũng có sự suy nghĩ





Theo td trong đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm ấy đức Phật dạy không nên , chạy theo căn trần để tìm cầu sắc trần , thanh trần , hương trần , vị trần ,xúc trần , pháp trần .Vì sao ? Như Lục Tổ dạy :
Chư Thiện Tri Thức, đối với các cảnh mà tâm chẳng nhiễm , gọi là Không niệm. Trong các niệm tưởng của mình , tâm thường lìa cảnh , chẳng vì đối cảnh mà sanh tâm (vọng động ) . Bằng đối với trăm việc tâm chẳng nghĩ đến, các niệm tưởng đều bỏ hết , và nếu một niệm dứt tuyệt , thì chết liền và phải chịu đầu sanh chỗ khác . Ấy là một điều lầm to, người học đạo khá suy nghĩ lấy đó. Nếu chẳng biết cái ý chỉ của pháp ( hành đạo ) , tự mình lầm còn khá, sợ e lại khuyên dạy người khác .Tự mình mê mà chẳng thấy , lại còn nhạo báng Kinh Phật.
..............
Chư Thiện Tri Thức , sao gọi lập Không niệm làm tông ?Chỉ vì người mê nói thấy tánh mà đối cảnh tâm còn vọng niệm, trong chỗ vọng niệm lại khởi tà kiến. Cho nên cả thảy các sự trần lao vọng tưởng đều do đó sanh ra.Nếu có cái chỉ tìm được trong tánh mình mà nói dối là họa phước, thì cái ấy là trần lao tà kiến .Cho nên pháp môn này lập Không niệm làm tông
(Kinh Pháp Bảo Đàn ,trang 93 ,phẩm Định Huệ ,Thầy Thích Minh Trực dịch )

td xin góp ý .

KÍNH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Cô Diệu Đức đã viết ''d/đ chưa có trải qua pháp tu Thiền. Cho nên, d/đ không biết trạng thái trầm cảm của PHÁP mà Bạn đang rớt vào là như thế nào. Nhưng nghe qua lời bạn kể thì d/đ nhận ra chỗ vướng mắc của Bạn - là Bạn đã dùng Thức tri LỰA CHỌN các Tưởng Tri Thiện ác pháp.

Nghĩa là Bạn vẫn còn thấy có Pháp và pháp Bạn thấy _ lại có hai tướng : Thiện và ác. Trong khi Bạn tu Xả Ly là để đạt Tánh Không. Nghĩa là, không những Bạn phải không thấy có hai tướng - mà Bạn còn phải không thấy có pháp để tu nữa. ''
Chào cô Diệu Đức,
Những điều Cô nói đây rất đúng, không sai. và cp có mượn một số từ ngữ hệ Pali diễn tả về cái tâm cho minh bạch.
Chớ thật sự tâm thì chỉ có một " phiền não hay Bồ đề !'' . Nếu là thanh tịnh tâm thì đi đúng đường Phật dạy. Còn không phải là đi sai đường chỉ có vậy.


cp có mượn lời của Tổ nói về Nhị Tổ '' Cảnh giác, có thể rớt vào đoạn diệt'' là ý cp nói '' Người có công phu hơn 5 năm, 10, 15, 30 năm. Mà không cảnh giác thì cũng lọt vào ma trận. Không những Thiền mà các Pháp môn nào khác cũng vậy.

Xả ly để được Tâm thanh tịnh là vấn đề thực tế hơn hết, Trở lại vấn đề cp sử dụng các danh từ hệ Pali cho dể học, và dể phân biệt tâm.
Trong khi Bạn tu Xả Ly là để đạt Tánh Không. Nghĩa là, không những Bạn phải không thấy có hai tướng - mà Bạn còn phải không thấy có pháp để tu nữa

Đây là chổ mà nhiều người bị kẹt. Nên trở thành tâm bệnh.

Do đó Cô cho một dài thí dụ thực tiển "Tâm thanh tịnh'' trong đời sống. Thế nào là không thấy có pháp để tu nữa...?

Riêng cp có rồi, nhưng để Cô và các bạn nói trước, sau đó thì tới lượt cp.
********************
**************************************************************************************************
Nghĩa chữ theo cp hiểu dưới đây:

Xả ly rốt ráo tức là có được Tâm thanh tịnh. Nếu có Thanh tịnh tâm thì phiền não dứt. Phiền não dứt thì thân và tâm được an lạc. Hết bệnh.

Tưởng tri: Thuộc về tâm vọng tưởng. (Chưa thuần phục, chạy theo các tâm sở hành sử.)
Thức trí: Người có học kinh sử giáo lý. (Còn trong tri kiến học tập, chưa phân biệt rõ ràng thiện ác...)
Thắng tri: Người có tri kiến huệ học. Và biết phân biệt rõ thiện ác. Nên có Thanh tịnh tâm tức là Xả Ly được các pháp thiện ác không còn chấp có hay chấp không.
Tuệ Tri: là các vị Thanh Văn, Bồ Tát. (Thường trụ thế gian) Là những giảng Sư Hoằng Dương Phật Pháp.v.v.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Cô PhiThuyDu đã viết ''Còn theo huấn thị của Tổ Đạt Ma trong công án trên , thì có phải như : "Đoạn Diệt " là cái người tu theo Phật đạo có thể bị rơi vào , do vì tu không đúng .Như vậy , "Đoạn Diệt " là một trạng thái Tâm đã rũ bỏ (Xả ) được tất cả , nhưng chưa rời bỏ ( Ly ) tức là còn ôm lấy vô minh và chưa giải thoát.

Đại khái người tu đó tuy đã "biết đường vào " nhưng chưa "đến được nhà" .Và khi nào người ấy có thể đến nhà được ?Khi đã Thật Sự rũ bỏ được hết Phiền Não chướng , Sở Tri chướng .Do vậy nên chúng ta thấy việc bỏ phiền não và sở tri chướng tuy là nói dễ nhưng hành không dễ lắm .Anh CP có ý gì hay kinh nghiệm gì xin chỉ bảo.
Thật đúng vậy đó Cô, Cô viết "Đoạn Diệt " là một trạng thái Tâm đã rũ bỏ (Xả ) được tất cả , nhưng chưa rời bỏ ( Ly ) tức là còn ôm lấy vô minh và chưa giải thoát.''

Đó là việc của Tổ và Nhị Tổ. Công án của Người xưa. Chớ không phải là công án dành cho chúng ta. Thứ hai về phẩm hạnh và căn tánh tôi hay Cô cũng không thể so sánh với Nhị Tổ là Bậc đả giác ngộ. Nên không bàn tới, chúng ta chỉ bàn cái biết thực tại, cái có thể tu sửa được... Như Cô đã nói đó là phiền não và sở tri chướng còn nằm trong các pháp đối đải.

Nếu dứt trừ được các pháp đối đải này tức là chúng ta ly được nó.

Giả dụ như thế này: Xả là còn trong tu sửa, nhưng có thể còn tái diễn. Ly thì đã hoàn toàn tu sửa. Nó sẽ không còn tái diễn nữa.

Nếu chữ Xả này nằm trong Tứ vô lượng Tâm thì hoàn toàn khác hẳn. Xả mới thật sự là hoàn toàn rốt ráo của Tâm Đại Từ, Đại Bi và Đại Hỉ. (Bài này, thì ai cũng hiểu trong kinh sách rồi, thiết tưởng cp không nhắc lại.)

Tóm lại: Chúng ta bàn về Giác Ngộ hay chứng thánh gì gì đó như Nhi Tổ thì xin miển bàn. Bởi chúng ta có giác ngộ như Tổ đâu mà hiểu, mà bàn...
Còn phiền não hàng ngày thì xảy ra giống y như hít và thở... Nếu không khéo giữ gìn thì yểu mạng. Đó là việc cp muốn bàn trong tiêu đề xả ly này vậy.
 

vovi

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Còn phiền não hàng ngày thì xảy ra giống y như hít và thở... Nếu không khéo giữ gìn thì yểu mạng. Đó là việc cp muốn bàn trong tiêu đề xả ly này vậy.
Chào ĐH CauPhap với cách như ĐH chia sẻ thì gọi là ép buộc tâm, làm như vậy tuy sinh hoạt hàng ngày có thể khống chế tâm nhưng khi ngủ mơ thì chẳng cách nào khống chế. Như vậy ngồi thiền mà chẳng may nhập định thì thật nguy hiểm. muốn xả ly thì phải có phương tiện thiện xảo bài bản thì mới làm được.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Chào ĐH CauPhap với cách như ĐH chia sẻ thì gọi là ép buộc tâm, làm như vậy tuy sinh hoạt hàng ngày có thể khống chế tâm nhưng khi ngủ mơ thì chẳng cách nào khống chế. Như vậy ngồi thiền mà chẳng may nhập định thì thật nguy hiểm. muốn xả ly thì phải có phương tiện thiện xảo bài bản thì mới làm được.

Thân kính Đạo hữu Vôvi, rất vui nhận sự chia sẻ của đ/h. Về các nghi vấn đã trích dẫn như trên rất quan trọng đối với sự tu tập hiện tại đây của cp, nếu có sai đường thì xin Quí Thầy Cô, anh chị và các bạn niệm thứ cho, với phương ngôn '' lá lành đùn lá rách'' như vậy, cp mới thoải mái dám nói những gì mình đã hiểu và đang thực tập đây.

Cho là ép buộc tâm đi thì cũng rất đúng. Khi người mới cầu đạo Bồ Đề mà không chịu giữ giới, tu định tâm, học hỏi giáo lý Kinh điển (tu huệ) thì không thể nào biết con đường mình đi đúng hay sai.

Ngoại trừ những vị Tiền kiếp có tu hành, thượng căn thì không cần xem kinh điển, ngoài ra thì Phật tử phải trải qua "Giới Định và Huệ". Đó là giai đoạn đầu, kèm tâm, giữ giới từng hơi thở.

Giai đoạn hai là khéo dùng phương tiện thiện xảo để tăng trưởng thiện tâm, học hỏi kinh sách Thầy Tổ, kinh nghiệm của các bực Trưởng Bối đã đi qua. Cùng với tâm kiên trì của Hành giả. Tỉnh giác, Chánh Niệm từng bước vận hành. Thì đó không gọi là kèm chế Tâm, mà là huân tu, thực hành.

Nếu Nhập định sẽ không kèm chế được ác tâm, hay ngũ mơ bị tâm dẫn vào chỗ dục lạc, sai lạc thì đây là câu hỏi rất quan trọng ? Nó có liên quan thật sự về xả ly. Và câu hỏi gần giống như Thiền ngoại đạo Bà la môn giáo. (Tu hạnh khổ nhục, yoga...) Còn Đạo Phật thì không thể.

Điều này, Quí Thầy Cô, anh chị giải thích thêm, còn cp thì đi giai đoạn 1 cũng chưa hoàn hảo, thì không dám nói ngồi thiền Nhập Định.

Vì giai đoạn 1 cần phải đi cho đúng đường. Chế phục được tâm an, thì thân mới định. Muốn cho tâm an cần phải tu giới, và tu huệ. Nhưng không có phương tiện thì không thể gọi là thầy tu.

Giai đoạn 2. Thả lỏng (có và không: Phương tiện) Vì tâm đã thuần, tức thân thuần, thân thuần sẽ không tạo ba điều ác. Nếu còn tạo là còn dối lòng. Phải trở về giai đoạn 1. Hành giả ỷ vào tâm thì sẽ đi đến con đường đoạn diệt thôi, rất dể hiểu.

Giai đoạn 3. Nếu không noi gương Đức Từ Phụ, ngồi Thiền Nhập Định để giải thoát phiền não chướng thì cũng đi đến đoạn diệt. (Những Tổ thiền Đốn giáo, hay thiền tối thượng thừa. Khi xả bỏ nhục thân, cũng điều dùng phương tiện nhập định. Chớ không phải chỉ lý thuyết suông...!? Là thành Phật ? )

Tóm lại: Phương tiện của Giáo Lý Phật Giáo là các Pháp Môn như Tụng kinh, trì chú, niệm Phật, hành thiền. Tùy duyên khế hợp của Hành giả...

Cp chỉ biết về các giai đoạn, 1,2,3 chủ yếu cá nhân cp như thế, còn anh chị nào biết thêm kinh nghiệm xin chỉ dạy thêm, thật cảm ơn.
**********************
Giải đáp về phần cá nhân giữa cp và đ/h Vôvi. Xem dưới đây:

Vì giai đoạn 1 cần phải đi cho đúng đường. Chế phục được tâm an, thì thân mới định. Muốn cho tâm an cần phải tu giới, và tu huệ. Nhưng không có phương tiện thì không thể gọi là thầy tu.

Nếu dùng phương tiện thiện xảo như Thiền Tứ Niệm Xứ thì trước nhất là diệt tâm bất thiện trước. Đó là pháp môn căn bản. Tu tâm.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Keng! Keng!.... Mời Cầu Pháp và vovi!
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Cầu Pháp nói:
Giả dụ như thế này: Xả là còn trong tu sửa, nhưng có thể còn tái diễn. Ly thì đã hoàn toàn tu sửa. Nó sẽ không còn tái diễn nữa.

Nếu chữ Xả này nằm trong Tứ vô lượng Tâm thì hoàn toàn khác hẳn. Xả mới thật sự là...

Kính pháp huynh CP
Trong khi chờ đợi Đạo Hữu Diệu Đức và Đạo Hữu Vô Vi trả lời pháp huynh
td xin có đôi lời
"Xả" trong Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ tát đạo , là pháp hành hướng về chúng sinh của bồ tát
Nếu "từ" là yêu mến chúng sinh, "bi" là thương xót chúng sinh gặp nạn, "hỉ" là tâm vui vẻ với chúng sinh, thì "xả" là tâm bỏ qua thứ lỗi cho chúng sinh.
Trong khi đó , thì "xả" trong Xả Ly là rũ bỏ tham , sân, si , ngã do chính mình .

Về 'đoạn diệt' thì một đằng là tà kiến của người đời . một đằng là sự lầm đường hay chưa hết NGHIỆP của người tu. Cả hai đều có một kết quả là chưa thể giải thoát

td hy vọng mình nói đúng phải không huynh

Kính chào


 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Chào Đạo Hữu Bạch Vân Nhi

thụy du xin chép tặng chị bài kệ hay sau đây trong kinh Phước Đức

Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy

Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chính
Là phước đức lớn nhất
Có học có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất

Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất
Sống ngay thẳng bố thí
Giúp quyến thuộc thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất
Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất
Biết kiên trì phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất
Biết kiên trì phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất
Sống tinh cần tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết bàn
Là phước đức lớn nhất
Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết an nhiên
Là phước đức lớn nhất
Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân
( Trích Kinh Nhật Tụng Thiền Môn )
td thấy bài kệ này rất hợp với mình
 

vovi

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Vì giai đoạn 1 cần phải đi cho đúng đường. Chế phục được tâm an, thì thân mới định. Muốn cho tâm an cần phải tu giới, và tu huệ. Nhưng không có phương tiện thì không thể gọi là thầy tu.

Nếu dùng phương tiện thiện xảo như Thiền Tứ Niệm Xứ thì trước nhất là diệt tâm bất thiện trước. Đó là pháp môn căn bản. Tu tâm.
ĐÚng là như vậy ĐH CauPhap còn nhớ VD bà già chăn lợn chứ!
Người Thanh Niên lực lưỡng không thể đưa được con lợn đi tắm Nhưng bà già ốm yếu lại có thể đưa được con lợn đi tắm.

Keng! Keng!.... Mời TuanTU!
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
Còn phiền não hàng ngày thì xảy ra giống y như hít và thở... Nếu không khéo giữ gìn thì yểu mạng. Đó là việc cp muốn bàn trong tiêu đề xả ly này vậy.
Chào ĐH CauPhap với cách như ĐH chia sẻ thì gọi là ép buộc tâm, làm như vậy tuy sinh hoạt hàng ngày có thể khống chế tâm nhưng khi ngủ mơ thì chẳng cách nào khống chế. <B>Như vậy ngồi thiền mà chẳng may nhập định thì thật nguy hiểm. muốn xả ly thì phải có phương tiện thiện xảo bài bản thì mới làm được</B>.
Keng! Keng!.... Mời Cầu Pháp và vovi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Keng! Keng!" Tôi mời đúng người, đúng lúc và đúng việc trong việc "xả định", chứ không phải "xả ly".
<p style="padding-left: 56px;">Tiếng khánh vang nhẹ vào tai
Cầu Pháp từ từ <B>xả định</B>
Thở ra, hít vào thật dài
Nhẹ nhàng, thư thái, an tịnh.
Đúng là như vậy ĐH CauPhap còn nhớ VD bà già chăn lợn chứ!
Người Thanh Niên lực lưỡng không thể đưa được con lợn đi tắm Nhưng bà già ốm yếu lại có thể đưa được con lợn đi tắm.
Keng! Keng!.... Mời TuanTu!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai tiếng khánh: "Keng, Keng!" của vovi không đúng người, không đúng lúc, và không đúng việc, chứng tỏ vovi không biết chăn heo! Vì công việc chăn heo không phải của vovi.
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
"Keng! Keng!" Tôi mời đúng người, đúng lúc và đúng việc trong việc "xả định", chứ không phải "xả ly".

Tiếng khánh vang nhẹ vào tai
Cầu Pháp từ từ xả định
Thở ra, hít vào thật dài
Nhẹ nhàng, thư thái, an tịnh.


Hai tiếng khánh: "Keng, Keng!" của vovi không đúng người, không đúng lúc, và không đúng việc, chứng tỏ vovi không biết chăn heo! Vì công việc chăn heo không phải của vovi.
Bác T.T thích làm trọng tài thì làm trọng tài, không miển cưởng.

Người nào thích viết thì viết, viết nhiều thì thở nhiều. hi hi.

Mà hình như từ đầu bài cho tới cuối bài thì cp hoàn toàn không có ngồi thiền thì làm sao xả định. Hic Xả ly là ổn hơn theo như Cô PhithuyDu đã viết ''xả đi các phiền não chướng, xả đi các sở tri chướng.''

Đ/h VôVi lâu lâu nhắc lại chuyện cũ, người xưa để nhớ và cảnh tỉnh mình có tiến bộ không thôi! ờ mà sự kiên trì thì dượt khỏi tuổi tác và bệnh tật...Ha ha,

Đ/h Vôvi còn biết nhiều thứ hơn nữa. Chớ không phải chỉ có một dài thứ...!? Hy vọng các bằng hữu hãy xem nhau tất cã như tình Huynh đệ.
********************************
********************************
Kính pháp huynh CP
Trong khi chờ đợi Đạo Hữu Diệu Đức và Đạo Hữu Vô Vi trả lời pháp huynh
td xin có đôi lời
"Xả" trong Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ tát đạo , là pháp hành hướng về chúng sinh của bồ tát
Nếu "từ" là yêu mến chúng sinh, "bi" là thương xót chúng sinh gặp nạn, "hỉ" là tâm vui vẻ với chúng sinh, thì "xả" là tâm bỏ qua thứ lỗi cho chúng sinh.


Về Pháp môn này theo cp biết rất sơ khai, nhưng lại là một pháp môn khó tu, khó thực hành trong đời thường.
Là một Pháp thực hành tu nội tâm cao nhất trong Đại Thừa Phật Giáo. Cô xem lại Phẩm Phổ Môn, '' Phản văn, văn tự tánh'' Quán Âm Đại Sĩ, và Đức Phật tán thán Pháp môn này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm!...,

Căn cơ cp thì không thực hành nổi Pháp môn này, biết thì có biết, chuyên tu thì không thể, và cũng không dám lạm bàn sợ tự mình sanh ra hí luận thì khổ thêm.

Chị Vân Nhi và Chi Diệu Đức giỏi về Pháp này hoặc ai có học qua kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì mới cảm nhận được thù thắng của Pháp môn Phật thuyết, nên không thể dùng bút mực đo lường.

Trong khi đó , thì "xả" trong Xả Ly là rũ bỏ tham , sân, si , ngã do chính mình .

Về 'đoạn diệt' thì một đằng là tà kiến của người đời . một đằng là sự lầm đường hay chưa hết NGHIỆP của người tu. Cả hai đều có một kết quả là chưa thể giải thoát

td hy vọng mình nói đúng phải không huynh
Đúng hết, đúng như ý của cp, cảm ơn Cô Td,

Xả ly là bao gồm tất cả, nghi vấn này đúng ra là của chị Vân Nhi trả lời thực tiển hơn. Tốt hơn vì chị mới đúng là người chủ luận chớ không phải cp. Mà hình như cp chỉ nói không. Xin lỗi chị Vân Nhi và các bạn. Vi cp đã đi quá xa vấn đề.
********************************
********************************

Gần 10 ngày, cũng không thấy cô Như Tâm tham gia viết bài, không biết lúc này Cổ ra sao, Chị Vân Nhi, có cảm thấy lạ lạ...? CP cũng hơi lo lo, hy vọng Cổ vẫn mạnh khỏe, tu hành tin tấn.

Thân, CP.
 

vovi

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Hai tiếng khánh: "Keng, Keng!" của vovi không đúng người, không đúng lúc, và không đúng việc, chứng tỏ vovi không biết chăn heo! Vì công việc chăn heo không phải của vovi.
Đúng người đấy chứ ĐH TuanTU! Ít nhất thì cũng mời được ĐH TuanTu vào bè cùng với VOVI và ĐH CauPhap
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp,
Vì d/đ chỉ rảnh hai ngày cuối tuần nên nay mới có thể trả lời câu Bạn hỏi. Mong Bạn thông cảm.


Nhưng trước khi trả lời câu Bạn hỏi : Thế nào là không thấy có pháp để tu và cho vài thí dụ thực tiển “Tâm thanh tịnh” trong đời sống.

d/đ muốn ôn lại một chút về đặc tính của Tâm. Tâm gồm có tâm Chơn Như và tâm Vọng. Tâm vọng là cái bóng của tâm Chơn Như. Tâm Vọng thì động - còn tâm Chơn Như thì thanh tịnh. Và sở dĩ chúng ta bị mê lầm là do tâm Chơn Như bị tâm Vọng (cái bóng của chính mình) che lấp. Cho nên, chúng ta tu học Phật đạo - diệt trừ tâm Vọng - là để tâm chúng ta lúc nào cũng ở trạng thái thanh tịnh.

Do đó, dầu chúng ta tu học pháp môn nào thì Tâm chúng ta cũng phải trải qua các thời kỳ :

-- khởi đầu : tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết
-- kế : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ
-- sau đó, thì : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được
-- cuối cùng là : tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh - không chạy theo sự cám dỗ của các trần.

Còn nếu như sau một thời gian tu tập mà tâm chúng ta không có những chuyển biến như vậy - thì chúng ta nên nghĩ đến việc - chúng ta đã chọn pháp tu không hợp với duyên của mình. Ngược lại, phương pháp nào có thể giúp Tâm chúng ta chuyển biến từ từ như vậy. Thì chúng ta nên xem là Chánh pháp.


Và d/đ sẽ căn cứ vào “tâm sân” để trình bày về sự chuyển biến của tâm.
Tuy chỉ nói về tâm sân. Nhưng vì khi tâm thanh tịnh thì không còn phiền não. Cho nên, khi chúng ta diệt trừ tâm sân thì tất cả các tâm vọng khác - như tâm si, tâm tham v.v… cũng đồng loạt bị diệt trừ.


1./ Tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết - là tâm của người mê lầm : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì giận dữ tìm mọi cách để "trả đủa” - giải tức.

2./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ - là tâm của người tu học Phật đạo trong giai đọan đầu : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì vẫn còn giận dữ. Nhưng do nhờ nghĩ nhớ lời Phật dạy và nhờ vào pháp mình đang tu mà chúng ta dằn nén - không nghĩ đến việc “trả đủa” - nhưng vẫn còn rất ấm ức.

3./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được - là tâm của người tu học Phật đạo _ đã đạt được đến chỗ có thể tu Xả Ly : khi gặp điều không vừa ý - tuy cũng giận nhưng không còn dữ nữa. Sau đó, sẽ tự bỏ - không “trả đủa” và không có sự tức tối.

Theo d/đ thì đây là trạng thái tâm Chơn Như đã hàng phục được tâm Vọng. Cho nên, vào lúc này chúng ta có thể bỏ bè (không cần nhđến pháp mình đang tu cũng giđược tâm thanh tịnh) - để bắt đầu tu tập Tánh Không.

Sở dĩ d/đ hiểu như vậy - là vì chúng ta chỉ có thể đè nén “không trả đủa”. Còn có tức tối hay không là do tự tâm - không phải chúng ta muốn mà được. Cho nên, khi chúng ta không còn sự tức tối là chúng ta đã có thể tự tại trong việc trở về với tâm Chơn Như.

Nghĩa là khi cần chúng ta có thể sử dụng được viên ngọc quý của mình.

4./ Và cuối cùng tâm chúng ta luôn ở trạng thái thanh tịnh - không nhiễm các trần. Thì đó là tâm của người đã đạt được Tánh Không : gặp điều không vừa ý tâm vẫn bình thản - không giận hờn, không đè nén.

Tóm lại, trong đời sống mà chúng ta bình thản với tất cả mọi việc thì đó là tâm thanh tịnh. Còn chúng ta bình thản như thế nào thì đó là tiến trình tu tập của chúng ta đến giai đoạn nào.

Tuy nhiên, khi đã đến giai đoạn 3 mà chúng ta không tu Xả Ly - thì sẽ “dậm chân tại chỗ”. Nghĩa là NGỘ thì chúng ta ĐÃ NGỘ. Nhưng MUỐN THOÁT thì chúng ta cần phải tu XẢ LY.

Vì nếu không tu Xả Ly thì chúng ta sẽ ở mãi nơi có hai tướng : sanh và diệt…


Và để tu Xả Ly đúng như lời Phật dạy : “không thấy có hai tướng và không thấy có pháp để tu”.

Thì khi tâm ở giai đoạn 3 - chúng ta chấm dứt giai đoạn tu theo pháp phương tiện. Vì lúc bấy giờ khi đối diện với sự việc - chúng ta tuy chưa thể _ không bộc lộ “tánh phàm phu”. Nhưng sau đó thì chúng ta lại có thể làm chủ “tánh phàm phu’ của mình.

Do đó, chúng ta có thể tự mình tu sửa tâm mình. Không cần nhờ đến pháp Thiện để tránh tạo nghiệp ác.


Và khi tâm thanh tịnh - chúng ta sẽ không còn thấy có hai tướng : thiện và ác, đúng và sai, đẹp và xấu v.v…

Và vì từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 chúng ta chỉ tự mình tu sửa tâm mình - nên không gọi là tu theo pháp môn nào cả. Nghĩa là chúng ta đã không thấy có pháp để tu.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ.
Thân kính

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Phithuydu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vì lời Phật giảng chúng ta có thể hiểu tùy duyên. Cho nên, chúng ta hiểu sao miễn thấy thông là được. Còn sở dĩ d/đ hiểu : “Tâm Chơn Như cũng có sự suy nghĩ như tâm Vọng” - là vì trong đoạn kinh :

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.
Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông. Nếu tính phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_...etail_bookmark
đức Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - d/đ hiểu lời Phật nói : “Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm”.
Là đức Phật chấp nhận việc ông A Nan, chấp cái ông A Nan nói _ là TÂM. Trong khi cái _ ông A Nan nói _ là Tâm, lại là cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt.


Cho nên, lời đức Phật nói với ông A Nan - là : Chẳng phải tôi bảo ông CHẤP _ cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt _ không phải là Tâm”.
Nghĩa là đức Phật chấp nhận việc ông A Nan CHẤP cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt _ là Tâm.


Rồi do vì đức Phật giải thích : “Chính nơi Tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền trần có tính phân biệt, thì đó mới thật là tâm của ông”.
Cho nên, d/đ mới hiểu tâm Chơn Như tuy cũng có sự suy-xét phân- biệt. Nhưng sự suy-xét phân-biệt của tâm Vọng thì nương vào tiền trần. Còn sự suy-xét phân-biệt của tâm Chơn Như thì không bị tiền trần _ làm ảnh hưởng.



Còn đối với lời Tổ Huệ Năng giảng : “Đối với các cảnh mà TÂM CHẲNG NHIỄM, gọi là Không Niệm”.
Thì vì d/đ hiểu - sở dĩ đối với các cảnh mà Tâm bị nhiễm là do Tâm có sự suy-xét phân-biệt. Còn nếu như Tâm không có sự suy-xét phân-biệt - như là đẹp xấu - thì các cảnh đối với Tâm _ có cũng như không. Cho nên, không hề xảy ra việc “Tâm nhiễm hay chẳng nhiễm”. Do đó,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Tâm mà Tổ Huệ Năng nói cũng là Tâm có sự suy-xét phân-biệt. Vì vậy, chỗ hiểu<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> của d/đ về Tâm _ đức Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng hợp nhất với lời Tổ Huệ Năng giảng… như Bạn vậy.

d/đ hiểu như vậy. Xin giải thích
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Thế nào là không thấy có pháp để tu và cho vài thí dụ thực tiển “Tâm thanh tịnh” trong đời sống.
Chào bạn Cầu Pháp,
Vì d/đ chỉ rảnh hai ngày cuối tuần nên nay mới có thể trả lời câu Bạn hỏi. Mong Bạn thông cảm.

Nhưng trước khi trả lời câu Bạn hỏi : Thế nào là không thấy có pháp để tu và cho vài thí dụ thực tiển “Tâm thanh tịnh” trong đời sống.

d/đ muốn ôn lại một chút về đặc tính của Tâm. Tâm gồm có tâm Chơn Như và tâm Vọng. Tâm vọng là cái bóng của tâm Chơn Như. Tâm Vọng thì động - còn tâm Chơn Như thì thanh tịnh. Và sở dĩ chúng ta bị mê lầm là do tâm Chơn Như bị tâm Vọng (cái bóng của chính mình) che lấp. Cho nên, chúng ta tu học Phật đạo - diệt trừ tâm Vọng - là để tâm chúng ta lúc nào cũng ở trạng thái thanh tịnh.

Do đó, dầu chúng ta tu học pháp môn nào thì Tâm chúng ta cũng phải trải qua các thời kỳ :
cp rất đồng ý với ý kiến cô Diệu Đức.
-- khởi đầu : tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết

-- kế : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ
-- sau đó, thì : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được
-- cuối cùng là : tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh - không chạy theo sự cám dỗ của các trần.
4 giai đoạn của người mới vào Đạo hay đúng hơn là cp đã và đang đi trên con đường như vậy...

Còn nếu như sau một thời gian tu tập mà tâm chúng ta không có những chuyển biến như vậy - thì chúng ta nên nghĩ đến việc - chúng ta đã chọn pháp tu không hợp với duyên của mình. Ngược lại, phương pháp nào có thể giúp Tâm chúng ta chuyển biến từ từ như vậy. Thì chúng ta nên xem là Chánh pháp.
Cô Diệu Đức nói rất đúng, cp rất kính phục.

Và d/đ sẽ căn cứ vào “tâm sân” để trình bày về sự chuyển biến của tâm.
Tuy chỉ nói về tâm sân. Nhưng vì khi tâm thanh tịnh thì không còn phiền não. Cho nên, khi chúng ta diệt trừ tâm sân thì tất cả các tâm vọng khác - như tâm si, tâm tham v.v… cũng đồng loạt bị diệt trừ.
1./ Tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết - là tâm của người mê lầm : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì giận dữ tìm mọi cách để "trả đủa” - giải tức.
Muốn hết mê lầm thì phải học kinh điển và trì giới nghiêm túc trong giai đoạn đầu, Như nhà vườn muốn uốn nắn cây hoa kiển thì nên uốn từ lúc cây còn nhỏ... ?

2./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ - là tâm của người tu học Phật đạo trong giai đọan đầu : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì vẫn còn giận dữ. Nhưng do nhờ nghĩ nhớ lời Phật dạy và nhờ vào pháp mình đang tu mà chúng ta dằn nén - không nghĩ đến việc “trả đủa” - nhưng vẫn còn rất ấm ức.
... - nhưng vẫn còn rất ấm ức. điều này là đương nhiên rồi. Nếu không dùng phương tiện để ngăn chặn 3 độc thì không phải là người tu rồi. Tóm lại giai đoạn này là giai đoạn tu Giới Định và Huệ.
3./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được - là tâm của người tu học Phật đạo _ đã đạt được đến chỗ có thể tu Xả Ly : khi gặp điều không vừa ý - tuy cũng giận nhưng không còn dữ nữa. Sau đó, sẽ tự bỏ - không “trả đủa” và không có sự tức tối.
Đúng là thời kỳ người chăn trâu đen, cho tới trở thành con trâu trắng là 5 năm, 10, 15, 30 năm hoặc là nhiều đời cũng chưa chắc.(Trong thập mục ngưu đồ) Giai đoạn này cần sự hành trì, kiên nhẫn, Tỉnh giác, chánh niệm và nhất tâm. Không thể còn lơ là tu một ngày bỏ 5 ngày thì sẻ không bao giờ hiểu đạo. Chớ đừng nói là Giác Ngộ.

Theo d/đ thì đây là trạng thái tâm Chơn Như đã hàng phục được tâm Vọng. Cho nên, vào lúc này chúng ta có thể bỏ bè (không cần nhđến pháp mình đang tu cũng giđược tâm thanh tịnh) - để bắt đầu tu tập Tánh Không.

Sở dĩ d/đ hiểu như vậy - là vì chúng ta chỉ có thể đè nén “không trả đủa”. Còn có tức tối hay không là do tự tâm - không phải chúng ta muốn mà được. Cho nên, khi chúng ta không còn sự tức tối là chúng ta đã có thể tự tại trong việc trở về với tâm Chơn Như.

Nghĩa là khi cần chúng ta có thể sử dụng được viên ngọc quý của mình.
Chừng nào con trâu nó thuần nhả rồi thì mới dám bỏ... hay Tùy duyên tu lý hay sự hoặc tu theo BÁT Nhã (Tánh Không).
Có nghĩa là chừng đó cp mới dám đi đứng nằm ngồi điều theo thiền tâm. nếu chưa giữ được giác quan chạy theo trần cảnh thì không nên bỏ phương tiện.

4./ Và cuối cùng tâm chúng ta luôn ở trạng thái thanh tịnh - không nhiễm các trần. Thì đó là tâm của người đã đạt được Tánh Không : gặp điều không vừa ý tâm vẫn bình thản - không giận hờn, không đè nén.

Tóm lại, trong đời sống mà chúng ta bình thản với tất cả mọi việc thì đó là tâm thanh tịnh. Còn chúng ta bình thản như thế nào thì đó là tiến trình tu tập của chúng ta đến giai đoạn nào.

Tuy nhiên, khi đã đến giai đoạn 3 mà chúng ta không tu Xả Ly - thì sẽ “dậm chân tại chỗ”. Nghĩa là NGỘ thì chúng ta ĐÃ NGỘ. Nhưng MUỐN THOÁT thì chúng ta cần phải tu XẢ LY.

Vì nếu không tu Xả Ly thì chúng ta sẽ ở mãi nơi có hai tướng : sanh và diệt…


Và để tu Xả Ly đúng như lời Phật dạy : “không thấy có hai tướng và không thấy có pháp để tu”.

Thì khi tâm ở giai đoạn 3 - chúng ta chấm dứt giai đoạn tu theo pháp phương tiện. Vì lúc bấy giờ khi đối diện với sự việc - chúng ta tuy chưa thể _ không bộc lộ “tánh phàm phu”. Nhưng sau đó thì chúng ta lại có thể làm chủ “tánh phàm phu’ của mình.

Do đó, chúng ta có thể tự mình tu sửa tâm mình. Không cần nhờ đến pháp Thiện để tránh tạo nghiệp ác.

Và khi tâm thanh tịnh - chúng ta sẽ không còn thấy có hai tướng : thiện và ác, đúng và sai, đẹp và xấu v.v…
Cô nói rất đúng, nếu hành giả giữ tâm được ở giai đoạn ba thì chừng đó nói gì cũng gọi là đạo, làm gì cũng là chánh tâm.

Nhưng giai đoạn 4 theo cp nghĩ không đi đến đoạn diệt tức là xả ly, tức là xả cái thân bất tịnh, cái tâm vô ngã này đây.

Thân mạng tới 5, 10 cái 10 năm rồi cũng trở về với đất bụi. Điều này các bạn nghĩ tới thì mới thấy ''Tu nhanh kẽo không kịp''.

Chừng đó chúng ta có phải dùng phương tiện hay không ? - Tất nhiên, Hành giả nào cũng phải trở về phương tiện tu tập, nhập định mà xả bỏ thân mạng:

Người tụng kinh thì dựa vào kinh nhập định.
Người niệm Phật thì nhờ vào tha lực, tự lực về cõi Phật.

Người trì giới định huệ nhập diệt Niết Bàn.v.v.


Tóm lại không có một Hành-giả nào, khi xả ly mà không dùng phương tiện để nhập định xả bỏ thân mạng hết.

Theo Kinh sách, Ngài Lục Tổ ''Ngồi'' và để lại Sá lợi Thân.v.v. Cũng là một phương pháp nhập định xả bỏ thân...?


Và vì từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 chúng ta chỉ tự mình tu sửa tâm mình - nên không gọi là tu theo pháp môn nào cả. Nghĩa là chúng ta đã không thấy có pháp để tu.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ.
Thân kính
Các giai đoạn này là Chị đã sống theo giác tâm rồi tức là tâm viên ý mã của chúng ta nó đã thuần rồi, có phải ý Chị là vậy.

Nhân về Thân tâm ngũ uẩn bị thành trụ hoại không thì thế nào...? - Tham sân si chắc là khó trừ,...Như

Thân ngũ uẩn. (Khi nó đã 50; 60;70...năm không còn lệ thuộc do Chị mà nó lệ thuộc vào bản ngã của Sự đói khát, bệnh hoạn.v.v.) Như vậy, Chị không dùng phương tiện thì làm sao để xả được cái thân bất tịnh này. Đây là câu nghi vấn từ bao nhiêu năm này cp không có lối giải thoát!

============== Bài viết quá dài, cp xin tạm dừng, mong chị Diệu Đức, cô PhiThuyDu và các bạn chỉ dẫn thêm, khi thấy cp đang đi sai con đường Chánh Pháp Phật dạy. Hoặc là không cùng chí hướng xin cho biết nguyên nhân, được vậy, cp thật cảm ơn vô cùng. Thân kính. ============
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Trở lại về pháp hành ''Xả ly'' trong các phiền não và sở tri chướng.

Dưới các hình thức sơ khai còn trong hình thức tu tập, cp tạm thời phân tách ra hai từ ngữ XảLy để chúng ta cùng chung tham khảo và giúp thêm ý kiến.

Xả tức là bỏ, không nhớ tưởng, không nhắc đến. Hoặc xả trong giai đoạn hành thiền rồi xả thiền.v.v. Hình dung một chữ xả như thế thì chưa đủ nghĩa. Bởi khi xả rồi thì còn có thể tái diễn. Như hành giả tu pháp Thiểu dục, tri túc. Nếu gặp những trường hợp bị tai nạn...Hay ở nơi rừng rú, biển động thì sự đói khát của Thân Tâm không thể thực hành pháp ''Thiểu dục, tri túc'' đúng như lúc ở nơi trú xứ tốt đẹp.v.v. Lý do chúng ta còn lệ thuộc sắc thân ngũ uẩn.

Hành giả tu tập qua được giai đoạn ''Xả'' và ''Ly'' hẳn các pháp phiền não chướng và sở tri chướng thì mới thật sự là rốt ráo. Không còn là lấy đá đè cỏ. Do nhiều năm công phu Giới Định Huệ.

Tu Thiền Định giữa Ngoại đạo và Phật giáo:

Người đắc đạo theo Phật Giáo là có công phu tu tập các thiện PHÁP để phá đi các phiền não và sở tri chướng. Khi xả bỏ thân mạng thì coi việc sống chết không còn chướng ngại, và đầy đủ tuệ tri để xả bỏ thân ngũ uẩn.
Người Bà La Môn cũng có thể làm y như vậy được nhưng về Tâm pháp "Giới và Huệ" thì không thể bằng hoặc không có tu như các Đệ Tử Phật. Là gì họ không có Tu Giới và Huệ.

II. xả ly của việc đời không có tu Giới và Huệ

Thí vụ về người bỏ hút thuốc lá:

Người đời không tu giới và huệ vẫn tự bỏ hút thuốc như thường, Như thế nào?

- Thân tâm họ nghĩ về sức khỏe, thân nhân, việc làm, hao tốn tiền bạc.v.v. Họ có thể so sánh sự lợi và hại cộng sự kiên trì thì họ có thể bỏ vĩnh viễn. Đó là sự so sánh giữa sự sống và sự chết. Thì họ có thể ''Xả ly" không cần phải tu giới và Huệ của Phật giáo, chỉ cần có chánh niệm trong đời sống, sức khỏe, thân nhân, việc làm, hao tốn tiền bạc.

Nhưng trong đời sống có rất nhiều việc bất thiện theo thói quen tập quán nhiều lắm, nếu bạn bỏ được là bạn đã tu sửa một phần phiền não.

Xả ly trong Đạo thì tất nhiên là phải khác hơn là bỏ thuốc, chơi game, viết blog, làm thơ viết nhạc..., mua sắm và các tánh xấu (Tứ đổ tường: bài bạc,rượu chè,trai gái,hút hít)
Như vậy, trong nhiều năm tu hành, Hành giả chưa xả ly được những vấn đề nêu trên tức là tu mà chưa đủ thực hành vậy...!? (Còn tiếp...Ý nghĩa chữ Xả trong đạo Phật ?)
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Ý nghĩa chữ Xả trong đạo Phật ?<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --><!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->

khái niệm ‘xả’ trong Phật giáo không đồng nghĩa với khái niệm ‘vô tri’ hay trạng thái 'xả thọ' trong 3 thọ, là trạng thái vô tri vô giác, cũng như thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của con người.

I. Mở đề:

Khái niệm ‘xả’ trong Phật giáo nhấn mạnh hai điểm là sự xả bỏ hay chấp nhận sự chuyển biến của sự vật thuộc về vật chất và tư tưởng thuộc về tinh thần.

Xả là một trong 4 pháp Vô lượng tâm: Từ bi hỷ và xả. 4 trạng thái tâm này là kết quả của quá trình tu tập 37 phẩm trợ đạo. Nói một cách khác, nó là kết quả của hành giả sau khi đã thành tựu giới định và tuệ.

Tức là sau khi thấy rõ thực tướng của các pháp là vô thường, khổ, khôngvô ngã, từ đó trạng thái hỷ xả của tâm mới xuất hiện, do vậy khái niệm xả trong đạo Phật không mang ý nghĩa bình thường, nó luôn luôn liên hệ với trí tuệ. Có nghĩa là nếu không có trí tuệ thì trạng thái xả ấy không phải là loại xả trong đạo Phật, dù là đạo Phật thuộc Thượng toạ bộ hay Phật giáo Đại thừa.

Sự khác biệt về quan niệm ‘xả’ giữa hai phái chỉ là sự khác biệt về cách mô tả về trí tuệ. Theo Thượng toạ bộ cho rằng, trí tuệ (paññā) chỉ xuất hiện khi nào có sự phân biệt, so sánh đối tượng, kết quả của sự phân biệt, nó cho chúng ta có sự nhận thức đúng về sự vật, cái đó là trí tuệ;

Ngược lại, Đại thừa mô tả về trí tuệ bằng từ ngữ pra-jnāparāmitā, pra là trước, trước khi; jnā là nhận thức và parāmita là đến bờ bên kia, tức là giác ngộ, từ này bổ nghĩa cho khái niệm jnā, có nghĩa là sự nhận thức của bậc đã giải thoát, không phải là kẻ phàm phu.

Như vậy từ pra-jnāparāmitā là sự nhận thức trước khi có sự so sánh phân biệt về đối tượng. Có thể nói đây là cách giải thích không đồng giữa hai trường phái về tuệ giác của Phật. Thế nhưng dù gì đi nữa, cả hai khái niệm này đều cùng có chung nguồn gốc, xuất phát từ sự hiểu biết, là trí tuệ.

Do vậy, khái niệm ‘xả’ trong Phật giáo không đồng nghĩa với khái niệm ‘vô tri’ hay trạng thái 'xả thọ' trong 3 thọ, là trạng thái vô tri vô giác, cũng như thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của con người. Đây chính là sự dị biệt về nhận thức luận giữa Phật giáo Nam Tông và Phật Giáo Đại Thừa.

Từ ý nghĩa này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng, khái niệm ‘xả’ trong Phật giáo nhấn mạnh hai điểm là sự xả bỏ hay chấp nhận sự chuyển biến của sự vật thuộc về vật chất và tư tưởng thuộc về tinh thần.

Chỉ có sự chấp nhận này mới mang lại cho chúng ta cuộc sống an vui và hạnh phúc, thoát khỏi sự mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tại. Với thái độ chấp nhận như vậy, đó là biểu thị tâm tư giải thoát không còn sự chấp trước, thoát khỏi sự dao động khấy nhiễu của 6 trần. Đây chính là nội dung và ý nghĩa của chữ xả mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết này. Thích Hạnh Bình (Còn tiếp...1. Mối quan hệ giữa xả và trí tuệ).
***
**
*
Forum:
"khái niệm ‘xả’ trong Phật giáo không đồng nghĩa với khái niệm ‘vô tri’ hay trạng thái 'xả thọ' trong 3 thọ, là trạng thái vô tri vô giác, cũng như thái độ dửng dưng, vô trách nhiệm của con người.(Thích Hạnh Bình)..."

Xả trong khái niệm Vô Tri tức là cái xả thiếu trí tuệ, cái xả của tánh thiểu năng.
Hay cái xả của 3 cảm thọ vẫn còn là cái xả hiểu biết phân biệt của giác quan. Thì chỉ là khái niệm xả tìm vui thoát khổ.
Mặc dầu vậy, Hành giả hiểu biết cái bước ban đầu này cũng là cái đề mục "hiểu và hành xả ly, như thế nào, kế tiếp tùy duyên pháp môn ứng dụng.v.v.)

Riêng về cái 'xả' của một người vô trách nhiệm. Thấy người làm ác cũng giống như người làm thiện. Hoặc thấy người gặp nạn, cô thế mà mình cũng không có cảm xúc thì sự thật không phải là xả trong nhà Phật. (Vấn đề này có Hành giả tu tập chưa tới chổ diệu Ngộ, thì đừng ham bắt chước. Để rồi trở thành người vô cảm thật là đáng tiếc, vậy.)

Bổ túc thêm về chữ 'xả' trong nhà Phật, xin mời các bạn tham khảo thêm về bài của HT. giảng Hòa thượng Thượng Thanh...
Về phần nội dung HT giảng Xả tức là buông.
Xả tức là không chấp mình đúng người sai... Theo phong tục, theo sở thích, và theo tính chất tu hành.v.v.
Xả tức là không nhớ nghĩ đến... Các Hận thù, oán hờn.v.v.
Xả tức là không chấp kiến (5 kiến chấp: Thân kiến, kiến thủ...)
Xả tức là không chấp ngã cho rằng thường còn (là đi ngược với: Thành trụ hoại không; Sanh lão bệnh tử.v.v..)

Xả của bạn thì là...!? Xin mời.

Thân kính, cp
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn Cầu Pháp,
Vì d/đ chỉ rảnh hai ngày cuối tuần nên nay mới có thể trả lời câu Bạn hỏi. Mong Bạn thông cảm.


Nhưng trước khi trả lời câu Bạn hỏi : Thế nào là không thấy có pháp để tu và cho vài thí dụ thực tiển “Tâm thanh tịnh” trong đời sống.

d/đ muốn ôn lại một chút về đặc tính của Tâm. Tâm gồm có tâm Chơn Như và tâm Vọng. Tâm vọng là cái bóng của tâm Chơn Như. Tâm Vọng thì động - còn tâm Chơn Như thì thanh tịnh. Và sở dĩ chúng ta bị mê lầm là do tâm Chơn Như bị tâm Vọng (cái bóng của chính mình) che lấp. Cho nên, chúng ta tu học Phật đạo - diệt trừ tâm Vọng - là để tâm chúng ta lúc nào cũng ở trạng thái thanh tịnh.

Do đó, dầu chúng ta tu học pháp môn nào thì Tâm chúng ta cũng phải trải qua các thời kỳ :

-- khởi đầu : tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết
-- kế : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ
-- sau đó, thì : tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được
-- cuối cùng là : tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh - không chạy theo sự cám dỗ của các trần.

Còn nếu như sau một thời gian tu tập mà tâm chúng ta không có những chuyển biến như vậy - thì chúng ta nên nghĩ đến việc - chúng ta đã chọn pháp tu không hợp với duyên của mình. Ngược lại, phương pháp nào có thể giúp Tâm chúng ta chuyển biến từ từ như vậy. Thì chúng ta nên xem là Chánh pháp.


Và d/đ sẽ căn cứ vào “tâm sân” để trình bày về sự chuyển biến của tâm.
Tuy chỉ nói về tâm sân. Nhưng vì khi tâm thanh tịnh thì không còn phiền não. Cho nên, khi chúng ta diệt trừ tâm sân thì tất cả các tâm vọng khác - như tâm si, tâm tham v.v… cũng đồng loạt bị diệt trừ.


1./ Tâm chạy theo các trần mà chúng ta không nhận biết - là tâm của người mê lầm : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì giận dữ tìm mọi cách để "trả đủa” - giải tức.

2./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết nhưng không thể kèm giữ - là tâm của người tu học Phật đạo trong giai đọan đầu : mỗi khi gặp điều không vừa ý thì vẫn còn giận dữ. Nhưng do nhờ nghĩ nhớ lời Phật dạy và nhờ vào pháp mình đang tu mà chúng ta dằn nén - không nghĩ đến việc “trả đủa” - nhưng vẫn còn rất ấm ức.

3./ Tâm chạy theo các trần, chúng ta nhận biết và kèm giữ được - là tâm của người tu học Phật đạo _ đã đạt được đến chỗ có thể tu Xả Ly : khi gặp điều không vừa ý - tuy cũng giận nhưng không còn dữ nữa. Sau đó, sẽ tự bỏ - không “trả đủa” và không có sự tức tối.

Theo d/đ thì đây là trạng thái tâm Chơn Như đã hàng phục được tâm Vọng. Cho nên, vào lúc này chúng ta có thể bỏ bè (không cần nhđến pháp mình đang tu cũng giđược tâm thanh tịnh) - để bắt đầu tu tập Tánh Không.

Sở dĩ d/đ hiểu như vậy - là vì chúng ta chỉ có thể đè nén “không trả đủa”. Còn có tức tối hay không là do tự tâm - không phải chúng ta muốn mà được. Cho nên, khi chúng ta không còn sự tức tối là chúng ta đã có thể tự tại trong việc trở về với tâm Chơn Như.

Nghĩa là khi cần chúng ta có thể sử dụng được viên ngọc quý của mình.

4./ Và cuối cùng tâm chúng ta luôn ở trạng thái thanh tịnh - không nhiễm các trần. Thì đó là tâm của người đã đạt được Tánh Không : gặp điều không vừa ý tâm vẫn bình thản - không giận hờn, không đè nén.

Tóm lại, trong đời sống mà chúng ta bình thản với tất cả mọi việc thì đó là tâm thanh tịnh. Còn chúng ta bình thản như thế nào thì đó là tiến trình tu tập của chúng ta đến giai đoạn nào.

Tuy nhiên, khi đã đến giai đoạn 3 mà chúng ta không tu Xả Ly - thì sẽ “dậm chân tại chỗ”. Nghĩa là NGỘ thì chúng ta ĐÃ NGỘ. Nhưng MUỐN THOÁT thì chúng ta cần phải tu XẢ LY.

Vì nếu không tu Xả Ly thì chúng ta sẽ ở mãi nơi có hai tướng : sanh và diệt…


Và để tu Xả Ly đúng như lời Phật dạy : “không thấy có hai tướng và không thấy có pháp để tu”.

Thì khi tâm ở giai đoạn 3 - chúng ta chấm dứt giai đoạn tu theo pháp phương tiện. Vì lúc bấy giờ khi đối diện với sự việc - chúng ta tuy chưa thể _ không bộc lộ “tánh phàm phu”. Nhưng sau đó thì chúng ta lại có thể làm chủ “tánh phàm phu’ của mình.

Do đó, chúng ta có thể tự mình tu sửa tâm mình. Không cần nhờ đến pháp Thiện để tránh tạo nghiệp ác.


Và khi tâm thanh tịnh - chúng ta sẽ không còn thấy có hai tướng : thiện và ác, đúng và sai, đẹp và xấu v.v…

Và vì từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 chúng ta chỉ tự mình tu sửa tâm mình - nên không gọi là tu theo pháp môn nào cả. Nghĩa là chúng ta đã không thấy có pháp để tu.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ.
Thân kính

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Cám ơn Cô Diệu Đức,qua mấy năm minhđịnnh thấy Cô đã tinh tấn rất nhiều trong tu học.Cám ơn bài viết của Cô
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp, Chào bạn Minh Định

Bạn Cầu Pháp hỏi d/đ - nếu :“không dùng phương tiện thì làm sao để xả được cái thân bất tịnh này”.
Thì vì d/đ hiểu - tu xả ly - là để đạt Tánh Không. Mà khi đạt được Tánh Không thì không còn bị sanh tử luân hồi. Cho nên, d/đ hiểu Xả là buông bỏ pháp có hai tướng. Còn Ly là xa rời _ pháp sanh tử.
Và vì mục đích chúng ta - tu xả ly - là để đạt Tánh Không. Cho nên, “cái” chúng ta xả ly là Tâm - không phải Thân. Vì thân người của chúng ta là thân sanh diệt. Cho nên, dầu chúng ta không buông bỏ nó - thì nó cũng không thể tồn tại mãi.
Do đó, d/đ không có thắc mắc - làm sao để xả được cái thân bất tịnh này. Mà điều d/đ muốn là làm sao khi xả bỏ thân này - d/đ đừng ngu muội nhận thêm một thân sanh diệt khác.



Buông bỏ pháp có hai tướng - tức là không nghĩ đến việc chúng ta đang tu pháp thiện (mặc dầu chúng ta đang tu pháp thiện). Vì khi chúng ta nghĩ rằng việc làm này thiện - tức là có việc làm khác gọi là ác. Thì như vậy là chúng ta thấy có hai tướng - thiện và ác.
Thật ra, khi còn mê lầm chúng ta chạy theo ngũ dục gây tạo nghiệp ác. Muốn khắc phục tâm Vọng không gây tạo nghiệp ác chúng ta phải tu pháp thiện lành. Nhưng đến khi gặp điều không vừa ý - chúng ta tuy cũng giận nhưng không còn nhiều như trước nữa. Rồi sau đó sẽ tự bỏ - không nghĩ đến việc “trả đủa” và cũng không tức tối. Thì chúng ta có thể bắt đầu tu Xả để không còn thấy có hai tướng _ thiện ác.


Sở dĩ d/đ chọn giai đoạn này để tu Xả. Là vì chúng ta tức tối hay không tức tối - là do tự tâm - không phải do chúng ta muốn mà được. Cho nên, khi chúng ta không còn sự tức tối là báo hiệu - cho chúng ta biết - tâm Chơn Như đã hàng phục được tâm Vọng.
Do đó, chúng ta không cần phải nhờ đến việc - tu pháp lành - để tránh tạo nghiệp ác, mà chỉ cần tu sửa tâm (không để tâm Vọng khởi) để tâm thanh tịnh dần… đạt được Tánh Không. Và vì chúng ta chỉ tu sửa tâm nên không cũng tu theo pháp nào cả.


Còn vì sao d/đ lại cho rằng - khi chúng ta gặp điều không vừa ý - chúng ta tuy cũng giận nhưng không còn nhiều như trước nữa. Rồi sau đó sẽ tự bỏ - không nghĩ cách “trả đủa” và cũng không tức tối.
Là báo hiệu tâm Chơn Như đã hàng phục được tâm Vọng. Là vì trong ẩn dụ đức Phật kể trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Ai Thán :

Ví như mùa xuân, có một nhóm người chơi thuyền trong hồ lớn làm rớt chìm ngọc lưu ly.Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc. Có một người trí tìm cách khéo chẫm rãi lặn xuống tìm vớt được ngọc.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-1_17-186_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì ngọc lưu ly dụ cho tâm Chơn Như. Cho nên, qua ẩn dụ này đức Phật cho chúng ta biết tâm Chơn Như có thế lực làm cho vọng tưởng không thể khởi (nước hồ đứng trong). Vì vậy, chúng ta tu pháp lành là để tâm vọng không khởi. Do tâm Vọng không khởi - tâm Chơn Như mới hiển lộ. Và khi tâm Chơn Như hiển lộ rồi thì thế lực của tâm Chơn Như s khiến tâm Vọng không thể khởi. Tâm sẽ thanh tịnh dần… đến khi đạt Tánh Không. Do đó, d/đ mới nói khi tâm ở giai đoạn 3 là chúng ta có thể buông bỏ pháp phương tiện - tự mình tu sửa tâm mình - gọi là tu Xả Ly. Và vì chúng ta chỉ tự mình tu sửa tâm mình nên cũng không thấy có pháp nào để tu.



Còn việc ngài Lục Tổ ngồi Nhập Định xả bỏ thân thì vì ngài Lục Tổ là vị Tổ được truyền thừa y bát gìn giữ diệu pháp của Như Lai. Cho nên, ngài Lục Tổ là hóa thân của Bồ tát có nhiệm vụ gìn giữ Phật Pháp. Do đó, việc ngài Lục Tổ “Ngồi” và để lại Xá Lợi Thân - không phải Lục Tổ thực hành pháp Xả Ly.

d/đ hiểu cách tu Xả Ly như vậy. Xin chia sẻ
Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính chào cô Diệu Đức.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin mạn phép hỏi chuyện ngoài lề một chút nhé! Cô trả lời hay quá! Vậy cô là Ni hay tục gia!? Cô ở bên Mỹ, Tiểu Bang Philadelphia (Pennsylvania, viết tắt là PA), cô có biết mấy ngôi chùa này không: Minh Đăng Quang, Giác Lâm, Bồ Đề, Ngọc Mỹ, Quán Âm, Linh Quang, Mẹ Hiền Quán Âm....!?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top