- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,010
- Điểm tương tác
- 975
- Điểm
- 113
Trường Sanh Bất Tử phần 2.
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 14- Vô Sanh.
Theo qui luật Nhân Quả.
NGUYÊN TẮC VÔ SANH BẤT TỬ LÀ THẾ.
Vậy thì làm sao để được "Vô Sanh" ?
A/. Cội nguồn của Sanh Sanh.
Lời tựa ĐT ĐL nói: Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.
Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.
Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duythì sẽ mất đi chỗ y chí.
Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rồng, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích)
B/. Vô Sanh là Bản Thể.
Ở Phẩm Tu Di Đảnh Thượng kệ tán.- Kinh hoa Nghiêm có bài kệ:
“Quan sát nơi các pháp,
vốn không có tự tính,
tướng sinh diệt của chúng,
do giả danh mà nói.
Tất cả pháp không sinh,
tất cả pháp không diệt,
nếu thường hiểu như vậy,
chư Phật thường hiện tiền.
Pháp tính vốn không tịnh,
không thủ cũng không kiến,
tính không tức là Phật,
không thể nghĩ bàn được.
Nếu biết tất cả pháp,
thể tính đều như vậy,
người này không hiểu được,
nên bị nhiễm phiền não.
Phàm phu thấy các pháp,
chỉ theo nơi tướng chuyển,
không hiểu cái vô tướng,
của tất cả các pháp,
nên họ không thấy Phật…
Các pháp không chân thật,
vì nhằm chấp thủ kiến,
mà cho là chân thật,
cho nên các phàm phu,
luân hồi trong địa ngục,
chịu phiền não sinh tử,
người này không thể có,
được thanh tịnh pháp nhãn…
Tất cả các pháp tính,
không sinh cũng không diệt.
Lành thay, đại Đạo sư!
Tự giác thường giác tha…
Thường biết thực thể này,
là tịch diệt chân như,
thì thấy bậc Chính giác,
vượt thoát đường ngôn ngữ”.
(hết trích)
Bài kệ này, xin lý giải như vầy:
* Tất cả pháp đều do duyên mà sanh, không có pháp nào không duyên mà có được.
"Duyên" sanh pháp không phải là một duyên. Nếu chỉ có một duyên thì nó sanh ra nó, thì không thể thành nghĩa "sanh" được. Cho nên biết rằng có rất nhiều duyên hợp lại mới sanh được một pháp. Ví như con người phải do 5 duyên là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới thành được.- Đây là nghĩa.- Các pháp duyên sanh, không có tự tánh.. Vì các pháp không có tự tánh, chỉ do duyên giả hợp, nên khi duyên thay đổi thì thấy các pháp có sanh diệt.
* Nhưng nếu quan sát kỷ, thì các duyên để hợp sanh ra các pháp, cũng là duyên hợp không có tự tánh, và tìm mãi vẫn là không có đầu mối, không có chung cuộc (ví như sắc, thì cũng do nhiều duyên khác hợp thành).- Đây là trùng trùng duyên khởi. Chỗ trùng trùng duyên này chính là vô sở hữu, là tánh không, rốt ráo là không có duyên để khởi. Không có duyên để khởi, nên bản chất các pháp sanh chỉ là giả danh. Đây là ý câu:
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
* Như vậy thật chất các pháp là Vô Sanh, là Như, nhưng do vô minh mà chúng sanh thấy có sanh diệt.
Vô Sanh là khi chưa có các nhân duyên vọng hợp, khi căn và trần chưa tương tác để vọng kiến các pháp khởi sanh diệt.
* Vô minh là mê mờ, là khi các duyên vọng hợp, là sanh diệt pháp.
* Nếu hết vô minh, thì các pháp vốn là vô sanh chớ không phải do định mà sanh ra vô sanh. Tổ nói do Giới sanh Định, Do Định sanh Huệ. Khi Huệ sanh thì chiếu phá Vô minh, hết Vô minh thì Vô Sanh hiển hiện. Ví như tan hết mây mờ, thì mặt trời hiển hiện.
+Thật tướng của Sanh Sanh là Vô Sanh, là tánh không, là Như.
Nhắc lại: Vô Sanh, không phải do bất cứ cái gì sanh ra. Khi đã hết nhân sanh diệt, thì "Bản Thể Vô Sanh" hiện ra. Như bài kệ Kinh niết Bàn:
Chư hành vô thường thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ Tịch Diệt Vi lạc.
Nghĩa là: Các "sự vận Hành sanh diệt" là Pháp Sanh diệt. Khi đã hóa giải mọi ý tưởng vọng niệm Sanh diệt. Thì Tịch Diệt (tên khác của Vô Sanh- Niết Bàn) hiện ra là niềm vui.
Kính các Bạn:
* Cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.
* Nghĩa là Vô Sanh là BẢN THỂ. Sanh tử chỉ là Hiện tượng do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
* Pháp Sanh Tử là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh (Hiện tượng là Sanh Sanh).- Đó là Hư Không Vô Vi.
Như bài kệ của Phật Tỳ Bà Thi:
(Đức Thế-tôn thứ 998 về Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp)
Thân tùng vô tướng trung thụ sanh,
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ.
身 從 無 相 中 受 生
猶 如 幻 由 諸 形 象
幻 人 心 識 本 來 無
罪 福 皆 空 無所 住 。
Dịch nghĩa
Thân thọ sanh từ nơi không tướng,
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu tội phước đều là thành không.
Kinh Trường-A-Hàm chép rằng: Thuở đời người ta hưởng thọ tám muôn tuổi đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Bàn-đầu, mẹ là Bàn-đầu Bà-đề. Ngài ở thành Bàn-đầu Bà-đề, ngồi dưới cây Ba-ba-la, thuyết Pháp ba hội, độ cho người ta được 348.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Khiên-trà, phép thứ hai tên là Đề-xá. Thị giả là ngài Vô-ưu-tử Phương Ưng. (hết trích)
Trở lại câu hỏi: Vậy làm sao để được "Vô Sanh" ?
Đáp:
* Người tu, khi đã hết bị Vô minh kiến chấp sai sử, thì liền trở về BẢN THỂ VÔ SANH.- Bản Thể Vô Sanh chính là Niết Bàn, là Chân Như, là Hư Không Vô Vi.
* Bản Thể tức Chân Như, chính là Kim cang Bất Hoại Thân.- Vì Chân Như là Bất Sanh thì làm sao có cái gì diệt được nó.- Vô Sanh là chưa từng sanh, thì đâu có lúc nào nhập Tử.
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 14- Vô Sanh.
Theo qui luật Nhân Quả.
- Hể có Sanh thì phải có Tử.
- Vậy muốn không có Tử thì đừng có Sanh ?
NGUYÊN TẮC VÔ SANH BẤT TỬ LÀ THẾ.
Vậy thì làm sao để được "Vô Sanh" ?
A/. Cội nguồn của Sanh Sanh.
Lời tựa ĐT ĐL nói: Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.
Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.
Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duythì sẽ mất đi chỗ y chí.
Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rồng, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích)
B/. Vô Sanh là Bản Thể.
Ở Phẩm Tu Di Đảnh Thượng kệ tán.- Kinh hoa Nghiêm có bài kệ:
“Quan sát nơi các pháp,
vốn không có tự tính,
tướng sinh diệt của chúng,
do giả danh mà nói.
Tất cả pháp không sinh,
tất cả pháp không diệt,
nếu thường hiểu như vậy,
chư Phật thường hiện tiền.
Pháp tính vốn không tịnh,
không thủ cũng không kiến,
tính không tức là Phật,
không thể nghĩ bàn được.
Nếu biết tất cả pháp,
thể tính đều như vậy,
người này không hiểu được,
nên bị nhiễm phiền não.
Phàm phu thấy các pháp,
chỉ theo nơi tướng chuyển,
không hiểu cái vô tướng,
của tất cả các pháp,
nên họ không thấy Phật…
Các pháp không chân thật,
vì nhằm chấp thủ kiến,
mà cho là chân thật,
cho nên các phàm phu,
luân hồi trong địa ngục,
chịu phiền não sinh tử,
người này không thể có,
được thanh tịnh pháp nhãn…
Tất cả các pháp tính,
không sinh cũng không diệt.
Lành thay, đại Đạo sư!
Tự giác thường giác tha…
Thường biết thực thể này,
là tịch diệt chân như,
thì thấy bậc Chính giác,
vượt thoát đường ngôn ngữ”.
(hết trích)
Bài kệ này, xin lý giải như vầy:
* Tất cả pháp đều do duyên mà sanh, không có pháp nào không duyên mà có được.
"Duyên" sanh pháp không phải là một duyên. Nếu chỉ có một duyên thì nó sanh ra nó, thì không thể thành nghĩa "sanh" được. Cho nên biết rằng có rất nhiều duyên hợp lại mới sanh được một pháp. Ví như con người phải do 5 duyên là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới thành được.- Đây là nghĩa.- Các pháp duyên sanh, không có tự tánh.. Vì các pháp không có tự tánh, chỉ do duyên giả hợp, nên khi duyên thay đổi thì thấy các pháp có sanh diệt.
* Nhưng nếu quan sát kỷ, thì các duyên để hợp sanh ra các pháp, cũng là duyên hợp không có tự tánh, và tìm mãi vẫn là không có đầu mối, không có chung cuộc (ví như sắc, thì cũng do nhiều duyên khác hợp thành).- Đây là trùng trùng duyên khởi. Chỗ trùng trùng duyên này chính là vô sở hữu, là tánh không, rốt ráo là không có duyên để khởi. Không có duyên để khởi, nên bản chất các pháp sanh chỉ là giả danh. Đây là ý câu:
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
* Như vậy thật chất các pháp là Vô Sanh, là Như, nhưng do vô minh mà chúng sanh thấy có sanh diệt.
Vô Sanh là khi chưa có các nhân duyên vọng hợp, khi căn và trần chưa tương tác để vọng kiến các pháp khởi sanh diệt.
* Vô minh là mê mờ, là khi các duyên vọng hợp, là sanh diệt pháp.
* Nếu hết vô minh, thì các pháp vốn là vô sanh chớ không phải do định mà sanh ra vô sanh. Tổ nói do Giới sanh Định, Do Định sanh Huệ. Khi Huệ sanh thì chiếu phá Vô minh, hết Vô minh thì Vô Sanh hiển hiện. Ví như tan hết mây mờ, thì mặt trời hiển hiện.
+Thật tướng của Sanh Sanh là Vô Sanh, là tánh không, là Như.
Nhắc lại: Vô Sanh, không phải do bất cứ cái gì sanh ra. Khi đã hết nhân sanh diệt, thì "Bản Thể Vô Sanh" hiện ra. Như bài kệ Kinh niết Bàn:
Chư hành vô thường thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ Tịch Diệt Vi lạc.
Nghĩa là: Các "sự vận Hành sanh diệt" là Pháp Sanh diệt. Khi đã hóa giải mọi ý tưởng vọng niệm Sanh diệt. Thì Tịch Diệt (tên khác của Vô Sanh- Niết Bàn) hiện ra là niềm vui.
Kính các Bạn:
* Cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.
* Nghĩa là Vô Sanh là BẢN THỂ. Sanh tử chỉ là Hiện tượng do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
* Pháp Sanh Tử là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh (Hiện tượng là Sanh Sanh).- Đó là Hư Không Vô Vi.
Như bài kệ của Phật Tỳ Bà Thi:
(Đức Thế-tôn thứ 998 về Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp)
Thân tùng vô tướng trung thụ sanh,
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ.
身 從 無 相 中 受 生
猶 如 幻 由 諸 形 象
幻 人 心 識 本 來 無
罪 福 皆 空 無所 住 。
Dịch nghĩa
Thân thọ sanh từ nơi không tướng,
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu tội phước đều là thành không.
Kinh Trường-A-Hàm chép rằng: Thuở đời người ta hưởng thọ tám muôn tuổi đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Bàn-đầu, mẹ là Bàn-đầu Bà-đề. Ngài ở thành Bàn-đầu Bà-đề, ngồi dưới cây Ba-ba-la, thuyết Pháp ba hội, độ cho người ta được 348.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Khiên-trà, phép thứ hai tên là Đề-xá. Thị giả là ngài Vô-ưu-tử Phương Ưng. (hết trích)
Trở lại câu hỏi: Vậy làm sao để được "Vô Sanh" ?
Đáp:
* Người tu, khi đã hết bị Vô minh kiến chấp sai sử, thì liền trở về BẢN THỂ VÔ SANH.- Bản Thể Vô Sanh chính là Niết Bàn, là Chân Như, là Hư Không Vô Vi.
* Bản Thể tức Chân Như, chính là Kim cang Bất Hoại Thân.- Vì Chân Như là Bất Sanh thì làm sao có cái gì diệt được nó.- Vô Sanh là chưa từng sanh, thì đâu có lúc nào nhập Tử.