Nhân có vấn đề liên quan đến kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa ở các vị trưởng bối latuan có chỗ trình bày thô vụng như sau:
Theo tài liệu góp nhặt thì latuan được biết:
1 - Kinh liễu nghĩa là kinh điển trình bày về chân lý tuyệt đối, bản thể chân tâm, đúng mức và rốt ráo. Kinh bất liễu nghĩa là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối, chưa đúng mức, chưa hết nghĩa. Ví dụ như nói Như Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai thường trụ không biến đổi, đây gọi là lời (kinh) liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Niết Bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Pháp tánh, đấy là lời (kinh) liễu nghĩa.
2- Kinh bất liễu nghĩa, theo Tự Điển Phật Học giải thích là Kinh không trọn nghĩa. Kinh không trọn nghĩa là loại kinh mới nói nửa chừng, chưa nói đến chỗ rốt ráo. Suy ra, kinh LIỄU NGHĨA là kinh đã nói trọn nghĩa, là nói đến tận cùng.
Riêng latuan thì lại có cách lý giải khác. Phật Thích Ca là vì sự vô minh của loài người dẫn đến khổ não trôi lăn nơi luân hồi 3 cõi mà dấn thân nhập thế trải qua 49 năm thuyết pháp độ sinh. Latuan cả nghĩ với bi tâm dũng mãnh như thế thì rõ thật là Phật Thích Ca phải ra sức diễn giải đến chỗ tận cùng của đạo lý giác ngộ giải thoát chứ không có lý nào việc trình bày chỉ dừng ở mức nửa vời, không trọn vẹn.
Vì sao?
Vì chỉ khi giáo lý đạo giác ngộ được diễn giải viên dung, trọn vẹn thì người nghe mới có thể thâm nhập, lĩnh hội, chuyển hóa tùy thuận thật sống mà chạm đến cứu cánh niết bàn. Thế nên dù Phật thuyết về pháp phương tiện hay về bản thể chân tâm, niết bàn, sự giải thoát,… đều sẽ trình bày đến sự cùng tận, rốt ráo.
Có một sự khác biệt về việc hoằng pháp giữa Phật Thích Ca và các Tổ rõ nét. Do Phật là người đầu tiên tuyên thuyết giáo lý chứa đựng con đường giải thoát hoàn toàn nên việc trình bày sẽ minh bạch, rõ ràng, không có điều khuất tất, nghi tình…, việc làm ngõ hầu giúp người nghe sáng rõ vạn pháp, lời Phật thuyết là lời liễu nghĩa. Về sau, người tìm đến đạo Phật gom góp Tri kiến Phật học rồi chấp thủ, lấy kiến thủ góp nhặt được tự cho mình học cao, hiểu rộng, sở học hơn người ra sức tranh hơn luận thắng song kỳ thực chẳng tìm được lối vào Không môn, khi đối cảnh tham sân si mạn nghi vẹn nguyên, khổ não chẳng thể điều phục rốt ráo, đến khi vô thường gọi thì tâm loạn, lòng kinh chẳng khác gì người thế tục. Bởi do tâm khí cao ngạo, tự phụ sở học sâu rộng ở người học Phật vô minh mà các Tổ chẳng thể bảo ban, chỉ bày được cứu cánh giác ngộ giải thoát thực chứng cho những người học Phật lầm đường. Song do nhớ nghĩ bi tâm của Phật Thích Ca và cũng đoái thương cho những người học Phật vì tâm kiêu mạn, hoài nghi mà tâm chẳng thể an trú niết bàn Thường an lạc tịnh nên các Tổ lập ra phương tiện nhằm trói người học Phật vào nghi tình, bặt đường ngôn thuyết, hý luận bằng vào công án, khán thoại đầu,…
Tóm lại, Tam Tạng kinh mà Phật Thích Ca tuyên thuyết truyền trao vào nhân loại là lời đã nói ra, lời đã nói ra chỉ nhằm hiển chánh, là kinh liễu nghĩa. Còn việc người xem kinh tự trói mình vào những định kiến, kiến thủ với Tham sân si mạn nghi mà ra kinh bất liễu nghĩa, điều này theo cách nói của Lục Tổ Huệ Năng là mật tại bên ông, kinh bất liễu nghĩa vốn do nơi người hậu học chẳng do nơi người tuyên thuyết, xem kinh mà chẳng liễu nghĩa thì rơi vào tà kiến, vô minh lại càng thêm vô minh chồng lấp, mộng cứu cánh niết bàn càng thêm xa vời vì thế mà việc đắc pháp vô sanh ở người đời nay trở nên như bóng chim tăm cá dù rằng điều kiện tham cứu, học hỏi Tam Tạng kinh trở nên dễ dàng, thuận lợi. Nhớ lại trước đây người học Phật được chạm đến một quyển kinh sách, nghe được một lời kinh đã là điều rất khó khăn vậy mà người chứng ngộ không ít. Ngược lại, người học Phật ngày nay am hiểu, làu thông trọn vẹn cả Tam Tạng kinh song các bậc chứng ngộ sự giải thoát hoàn toàn tuyệt nhiên vắng bóng.
Tại sao?
Chẳng phải vì kiến thủ, định kiến, tham sân si mạn nghi mà người học Phật ngày nay chỉ có thể học làm Thánh nhân văn tự mà chẳng thể đáo nhập niết bàn ngay nơi hiện đời.
Kính!
Theo tài liệu góp nhặt thì latuan được biết:
1 - Kinh liễu nghĩa là kinh điển trình bày về chân lý tuyệt đối, bản thể chân tâm, đúng mức và rốt ráo. Kinh bất liễu nghĩa là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối, chưa đúng mức, chưa hết nghĩa. Ví dụ như nói Như Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai thường trụ không biến đổi, đây gọi là lời (kinh) liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Niết Bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Pháp tánh, đấy là lời (kinh) liễu nghĩa.
2- Kinh bất liễu nghĩa, theo Tự Điển Phật Học giải thích là Kinh không trọn nghĩa. Kinh không trọn nghĩa là loại kinh mới nói nửa chừng, chưa nói đến chỗ rốt ráo. Suy ra, kinh LIỄU NGHĨA là kinh đã nói trọn nghĩa, là nói đến tận cùng.
Riêng latuan thì lại có cách lý giải khác. Phật Thích Ca là vì sự vô minh của loài người dẫn đến khổ não trôi lăn nơi luân hồi 3 cõi mà dấn thân nhập thế trải qua 49 năm thuyết pháp độ sinh. Latuan cả nghĩ với bi tâm dũng mãnh như thế thì rõ thật là Phật Thích Ca phải ra sức diễn giải đến chỗ tận cùng của đạo lý giác ngộ giải thoát chứ không có lý nào việc trình bày chỉ dừng ở mức nửa vời, không trọn vẹn.
Vì sao?
Vì chỉ khi giáo lý đạo giác ngộ được diễn giải viên dung, trọn vẹn thì người nghe mới có thể thâm nhập, lĩnh hội, chuyển hóa tùy thuận thật sống mà chạm đến cứu cánh niết bàn. Thế nên dù Phật thuyết về pháp phương tiện hay về bản thể chân tâm, niết bàn, sự giải thoát,… đều sẽ trình bày đến sự cùng tận, rốt ráo.
Có một sự khác biệt về việc hoằng pháp giữa Phật Thích Ca và các Tổ rõ nét. Do Phật là người đầu tiên tuyên thuyết giáo lý chứa đựng con đường giải thoát hoàn toàn nên việc trình bày sẽ minh bạch, rõ ràng, không có điều khuất tất, nghi tình…, việc làm ngõ hầu giúp người nghe sáng rõ vạn pháp, lời Phật thuyết là lời liễu nghĩa. Về sau, người tìm đến đạo Phật gom góp Tri kiến Phật học rồi chấp thủ, lấy kiến thủ góp nhặt được tự cho mình học cao, hiểu rộng, sở học hơn người ra sức tranh hơn luận thắng song kỳ thực chẳng tìm được lối vào Không môn, khi đối cảnh tham sân si mạn nghi vẹn nguyên, khổ não chẳng thể điều phục rốt ráo, đến khi vô thường gọi thì tâm loạn, lòng kinh chẳng khác gì người thế tục. Bởi do tâm khí cao ngạo, tự phụ sở học sâu rộng ở người học Phật vô minh mà các Tổ chẳng thể bảo ban, chỉ bày được cứu cánh giác ngộ giải thoát thực chứng cho những người học Phật lầm đường. Song do nhớ nghĩ bi tâm của Phật Thích Ca và cũng đoái thương cho những người học Phật vì tâm kiêu mạn, hoài nghi mà tâm chẳng thể an trú niết bàn Thường an lạc tịnh nên các Tổ lập ra phương tiện nhằm trói người học Phật vào nghi tình, bặt đường ngôn thuyết, hý luận bằng vào công án, khán thoại đầu,…
Tóm lại, Tam Tạng kinh mà Phật Thích Ca tuyên thuyết truyền trao vào nhân loại là lời đã nói ra, lời đã nói ra chỉ nhằm hiển chánh, là kinh liễu nghĩa. Còn việc người xem kinh tự trói mình vào những định kiến, kiến thủ với Tham sân si mạn nghi mà ra kinh bất liễu nghĩa, điều này theo cách nói của Lục Tổ Huệ Năng là mật tại bên ông, kinh bất liễu nghĩa vốn do nơi người hậu học chẳng do nơi người tuyên thuyết, xem kinh mà chẳng liễu nghĩa thì rơi vào tà kiến, vô minh lại càng thêm vô minh chồng lấp, mộng cứu cánh niết bàn càng thêm xa vời vì thế mà việc đắc pháp vô sanh ở người đời nay trở nên như bóng chim tăm cá dù rằng điều kiện tham cứu, học hỏi Tam Tạng kinh trở nên dễ dàng, thuận lợi. Nhớ lại trước đây người học Phật được chạm đến một quyển kinh sách, nghe được một lời kinh đã là điều rất khó khăn vậy mà người chứng ngộ không ít. Ngược lại, người học Phật ngày nay am hiểu, làu thông trọn vẹn cả Tam Tạng kinh song các bậc chứng ngộ sự giải thoát hoàn toàn tuyệt nhiên vắng bóng.
Tại sao?
Chẳng phải vì kiến thủ, định kiến, tham sân si mạn nghi mà người học Phật ngày nay chỉ có thể học làm Thánh nhân văn tự mà chẳng thể đáo nhập niết bàn ngay nơi hiện đời.
Kính!
(Còn tiếp – Chỉ là phần phụ chú hoa lá cành)