Bát Nhã Tâm kinh mộc giải

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh là bài kinh cô động lại của bộ kinh bát nhã, lời kinh súc tích gãy gọn nhưng không vì thế mà giảm đi chân giá trị. Những ai hành trì miên mật bài kinh này, tự khắc trí tuệ khai mở. Khi cơ duyên đến, tùy nghi đại ngộ sẽ đạt sự giải thoát mầu nhiệm ngay trong hiện đời.
Tôi tự thẹn Hán văn ngu muội, không dám tranh hơn luận thắng với các bậc tôn trưởng, cao đức. Chỉ vì muốn lời kinh trở nên gần gũi hơn với người học Phật, tôi đành một phen mạo muội. Đắc tội!

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh​
Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung. Vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc, vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố. Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam muội tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Lời kinh như lời nhắn gửi của Đức Phật Thích Ca đến với người học Phật, y kinh hành trì miên mật sẽ mau chóng liễu thoát sinh tử.
Phật thuyết:
Khi ta quan sát một vị bồ tát đã đạt được sự tự tại giải thoát, ta sẽ nhận thấy vị này chuyên tâm hành trì bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ tùy thuận ở mọi lúc, mọi nơi. Nhờ vậy mà vị Bồ tát này nhận ra sắc thọ tưởng hành thức đều là tướng hư huyễn, không thật vì tất cả do duyên hợp. Do nhận biết lẽ thật đó mà vị Bồ tát vượt qua mọi khổ não, tai ách và phiền muộn.

Sắc do vật chất gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, đầu, cổ, tay chân, thân hình, máu huyết,… hợp thành. Thọ do cảm giác vui buồn, giận thương, yêu ghét,… hợp thành. Tưởng là những nhận thức nghĩ nhớ, ghi nhận, chuyện đã qua, việc hiện tại, tương lai,… hợp thành. Hành là tri giác, là những tâm ý dao động, lăn xăn, dừng nghĩ,… hợp thành. Thức là ý thức do tâm phân biệt, so sánh, đánh giá,… hợp thành. Bồ tát nhận thức rõ khi tách rời sắc thọ tưởng hành thức, và các phần nhỏ mắt tai, mũi lưỡi, vui buồn, nhớ nghĩ, sự lăn xăn tâm ý, ý thức so sánh,… thì sẽ không có ai là bồ tát và ngay cả khi hợp nhất chúng lại cũng không có vị bồ tát nào vì sắc thọ tưởng hành thức khi hợp lại vẫn không dừng lặng mà diễn ra quá trình sinh trụ dị diệt,... Chỉ có sự tự tại của chân tâm là thường còn. Vì thế vị Bồ tát không còn tham đắm dính mắc những tranh giành, hơn thua, được mất, thật giả,… nên không còn bị sự đau khổ, lo lắng bức hại.

Này người học Phật! Hãy tự nhận biết! Có thì không khác gì không, không thì không khác gì có. Có tức là không, không tức là có.
Vì lẽ thân xác người chết khi tan hoại vào đất thì thân người sẽ không còn mà con người thì phải chết. Nhưng khi còn sống, thân xác chưa tan hoại thì vẫn có thân người. Thế nên có thì đâu khác gì không, không đâu khác gì có và nói một cách khác thì có tức là không, không tức là có vì nó biến chuyển liên tục, không dừng nghỉ, không bền vững mãi mãi.

Cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức cũng đều như thế.
Chúng cũng biến chuyển liên tục, không dừng nghỉ, không bền vững. Ai có thể giữ mình vui hoặc buồn cả ngày; nhận thức, ý thức, tri giác của mỗi người cũng không dừng lặng được; việc đẹp xấu, những chuyện ngày mai, hôm qua,... chạy loạn trong đầu. Vì thế chúng cũng không khác gì không, cũng không khác gì có. Chúng cũng chính là không mà cũng chính là có.

Này người học Phật! Hãy tự nhận biết. Tất cả các pháp đều không phải tồn tại ở dạng có hay không, cũng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Tất cả các pháp đều không có hình tướng, không có cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức, tư duy. Cũng không có cái gì gọi là mắt, tai, mũi, lưỡi , thân, ý; Cũng không có gì là màu sắc, âm thanh, mùi hương, khẩu vị, sự xúc chạm và các sự vật, các pháp. Cũng không có cái bị thấy, không có cái bị nhận biết phân biệt. Không có sự hiểu biết không sáng rõ, cũng không có sự hiểu biết sáng rõ. Không có sự già chết cũng không có sự không già chết. Không có sự khổ, không có nguyên nhân gây ra sự khổ, không có dứt trừ sự khổ, cũng không có dứt khổ. Không có sự hiểu biết trí tuệ, cũng không có pháp để đắc.

Vì bởi rõ biết có tức là không, không tức là có. Khi người học Phật sống được với cái biết đó thì sẽ rõ biết vạn pháp - Mọi sự vật, hiện tượng đều không phải tồn tại ở dạng có hay không? Tất cả chỉ do duyên, đủ duyên thời nhận thấy rằng có nhưng khi duyên biến diệt không còn nữa thời nhận thấy là không. Thế nên người học Phật sẽ nhận biết vạn vật sẽ không có sinh diệt, không có dơ sạch, không có tăng giảm. Sở dĩ có sự sinh diệt, dơ sạch, tăng giảm là do tâm phân biệt của con người, do con người quan sát, đánh giá ở góc nhìn hạn hẹp chứ không đặt sự vật hiện tượng ở góc nhìn tổng thể khách quan. Cụ thể, khi ta nhìn một đống phân bò bên một gốc cây mận, ta sẽ thấy sự nhòm gớm, dơ bẩn. Sau một thời gian ta không thấy đống

phân bò nữa và cây mận trước kia chưa có trái, bây giờ đã có nhiều trái chín mọng. Ta hái vài trái mận cho vào miệng ăn và nhận định cây mận có trái ngon ngọt, thanh mát. Vì không nhìn ở góc nhìn tổng thể nên ta vội quên cây mận tốt tươi, nhiều trái là do chuyển hóa đống phân bò gớm bẩn thành quả ngọt. Mọi vật trong cuộc sống cũng đều như vậy chúng không thể tự có mà nương nhờ các duyên, đủ duyên thì mới có thể sinh ra. Điều này đồng nghĩa với việc vạn pháp sẽ không có gì cả. Không hình tướng, cảm giác, nhận thức, tri giác, ý thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị giác,… Không có sự hiểu biết trí tuệ, cũng không có pháp để đắc.

Nhiều người tham cứu, học hỏi Phật đến đây thì mê mờ lý sự. Vạn pháp đều là không thì có gì để tu học, không có pháp để đắc thì tu hành mà làm chi. Những người theo ngoại đạo chỉ trích Phật giáo chấp không cũng ở lý này. Vì không nhìn nhận, đánh giá ở góc nhìn tổng thể, khách quan nên chúng sinh 3 cõi 6 đường mê mờ, lầm lạc. Qua đoạn kinh văn này, bạn thấy vạn pháp là không nhưng ai là người nhận thấy vạn pháp là không? Đó là người tu học đạt quả vị Bồ tát. Vậy ra không phải vạn pháp hoàn toàn không mà còn có một vị Bồ tát tự tại. Bồ tát là ai? Bồ tát là người tự cứu mình thoát khổ và độ người thoát khổ. Vì lẽ con người tự nhận mình có thân, tham đắm thân sinh ra khổ. Hiểu lý lẽ đó vị Bồ tát đã hành thâm bát nhã ba la mật quán chiếu nhận rõ thân không thật, các pháp không thật để không còn dính mắc, nhằm xa lìa sự khổ. Cái mà vị Bồ tát cầu đắc chính là cái không có gì để đắc, là không có người để đắc - Vô sở đắc.

Khi đạt cái pháp không có gì để đạt, vị Bồ tát đã y tựa vào bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ hành trì miên mật, và đạt được tâm không lo lắng, tâm không sợ sệt, tâm không kinh hoảng, từ đó xa rời sự mộng tưởng điên đảo về Niết bàn - cõi thường lạc ngã tịnh. Ba đời chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều y tựa vào bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí huệ hành trì miên mật mà chứng ngộ được quả vị chánh đẳng, chánh giác.

Khi đạt được pháp không có gì đạt được, vị Bồ tát tiếp tục hành trì miên mật sáu phép ba la mật cho đến khi tâm không còn xao động, sợ sệt, lo lắng thì đạt được chánh định, đạt được chánh định rồi thì vị Bồ tát không còn động loạn, mong cầu về cõi Niết bàn thường lạc ngã tịnh nữa. Phật còn khẳng định “Cũng bằng việc hành trì liên tục, tùy thuận, không rời bỏ sáu pháp ba la mật mà chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đạt được sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn, đắc quả vị Phật”.

Vì vậy người học Phật phải rõ biết hành trì sáu pháp ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ tùy thuận mọi lúc, mọi nơi thì đó chính là câu thần chú lớn nhất, là câu thần chú sáng rõ nhất, là câu thần chú cao tột nhất, là câu thần chú không có câu thần chú nào có thể so bì. Câu thần chú này sẽ có công năng diệt trừ hết mọi sự khổ nạn, tai ách. Đây là lời nói chân thật không có hư dối.
Ý từ của đoạn kinh văn rất rõ ràng, người học Phật phải tùy thuận, siêng năng hành trì sáu phép ba la mật thì sẽ đạt được sự tỏ ngộ và nhận ra đây là câu thần chú cao tột có công năng độ thoát con người ra khỏi mọi cảnh khổ. Người học Phật sẽ tự biết lời nói đó không chút hư vọng, là lời nói đúng thật.
Có thể trình bày Bát nhã ba la mật đa tâm kinh theo một cách khác, cách nói như sau:
Giải thoát giải thoát, giác ngộ giải thoát, giác ngộ sẽ được giải thoát. Đó là tự tánh bồ đề thường tại trong mỗi chúng sinh.

Cuối cùng, Phật lại thuyết có một cách đơn giản, ngắn gọn hơn để người học Phật trì bộ kinh chứa trí tuệ bát nhã ba la mật đa. Đó là:
Người học Phật sẽ tự giải thoát bằng sự hiểu biết cùng tột về sự giải thoát hoàn toàn - Sự hiểu biết về không có cái tôi thường tại trong mỗi chúng sinh, khi sống được với sự hiểu biết giải thoát thì sẽ được giải thoát hoàn toàn. Và đó chính là tự tánh bồ đề trong mỗi chúng sinh không bao giờ dứt mất.
Có lẽ phần trình bày về Bát Nhã Tâm Kinh Mộc Giải chỉ được những người tu học quan tâm nhưng thôi bạn hãy kiên nhẫn xem hết vì lẽ việc đọc một đoạn sách sẽ không hại gì. Tôi sẽ tóm gọn toàn bộ quyển sách “Hãy là đường xưa mây trắng bay…” qua hàm ý ẩn chứa trong câu chú “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế. Bồ đề tát bà ha”.

Trong Tam tạng kinh, Phật cũng chỉ trình bày một vấn đề duy nhất, đó chính là con đường của sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn mà bất kỳ chúng sinh nào có hiểu biết, biết dừng lại, nhìn nhận và hành trì tùy thuận đều có thể đạt được.
Trong câu chú trên cũng không ngoài mục đích khuyên người tìm về nẻo sáng giác ngộ giải thoát.
Phật thuyết “Người học Phật hãy tự giải thoát bằng sự hiểu biết giải thoát”. Đó cũng là Phật tánh thường còn của mọi chúng sinh.
Nếu bạn hỏi:
- Tại sao phải tự giải thoát? Tôi có bị nhốt đâu? Ai nhốt tôi?
Tôi sẽ trả lời:
- Bạn đã tự nhốt bạn. Bạn nhốt mình trong xác thân giả tạm, luôn luôn tàn hoại. Bạn nhốt mình trong cái tôi điên đảo trôi lăn trong 6 đường.
Vì lẽ gì tôi biết điều đó?
Vì tôi bắt gặp bạn trong những lo toan, phiền muộn, khổ đau. Bạn tham đắm, u mê với tranh giành được mất. Bạn bước qua cuộc đời mình vội vã. Và ở tuổi xế chiều, bạn hụt hẫng, hoang mang. Bạn chỉ là nô lệ của cái xác thân vay mượn. Bạn chỉ thực sự là ông chủ khi hòa cái tôi nhỏ bé vào cái vô ngã viên dung của vũ trụ, của nhân loại. Ngay khi đó, bạn sẽ tự nhận biết những điều tôi nói là những lời chân thật. Bạn sẽ không còn khổ đau, không tham đắm, hoài nghi, si mê,… bạn chỉ giữ lại niềm an lạc, tự tại và sự giải thoát hoàn toàn khỏi thân tâm.

Để làm một ông chủ trong cuộc đời, bạn hãy tùy thuận hành trì sáu phép ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Việc làm thiết thực này sẽ giúp bạn sớm nhận ra con đường của sự hiểu biết giải thoát là thật có và khi đó đạo - đời chỉ là một mà thôi.
Bạn cũng không phải tìm sáu phép ba la mật ở đâu xa. Bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ là sẵn có trong con người bạn. Bạn chỉ việc lấy chúng ra và tùy thuận sử dụng.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi, phải nói là rất hay đó, nhưng lý phải đi đôi với sự. Mong bạn Latuan hãy đem hết sở học và tâm từ của mình ra để giúp đỡ chúng sinh nhé.
Mong bạn sẽ không bao giờ rơi lạc vào đường mê, chấp và phân biệt cao thấp hơn thua. Mong bạn hãy chỉ ra cái sai hay cái đúng của người khác rõ ràng, và ở điểm nào, chứ không nên chỉ ra nửa vời nhé (ví dụ: có thể coi vodanhladanh là bậc hữu học được không nhỉ ?)
Tôi và bạn và các chúng sinh khác đều đồng đều hết cả thôi, còn khoác áo thân người này, thì đừng mong ai cao hơn ai, cái hiểu lý và sự của bộ kinh hay v.v gì đó cũng chỉ là trí tuệ nhất thời sao gọi là trí tuệ viên mãn đây.
Đức Phật ngày xưa thuyết pháp, ngài cũng chệ, ngài cũng phê bình chúng đệ tử nhưng sau lời chê và phê bình đó Ngài liền có ví dụ và chứng mình lời mình nói là đúng.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cảm ơn bạn hungqm đã quan hoài nhắc nhở! latuan sẽ lưu tâm. Tuy nhiên, khi biện giải khó tránh khỏi những điều cơ hồ như tranh luận song tranh hay không vốn lại tự nơi lòng mỗi người, điều này người mê không dễ nhận biết. latuan này vốn là người đến từ hôm qua và đã trở về vô thủy vì chút duyên thừa nên lai vãng nơi cõi Ta Bà này, do vậy nên vốn không để tâm đến sự tranh biện. Lời nói latuan vốn không có tính nửa vời "Có thể coi vodanhladanh là bậc hữu học không là lời vấn đối với vị trưởng bối này vì vodanhladanh tin sâu hành trì bát chánh đạo nên latuan mới hỏi vậy để xác thực sự tin tấn, nhẫn nhịn của vodanhladanh.
Bảo rằng còn mang thân người là đồng hạng chúng sinh, lời này có đúng mực không? Trưởng bối hungmq hãy xét lại "Phải chăng Phật Thích Ca thành đạo khi vẫn mang thân xác của con người?". Khi ấy, bảo Phật Thích Ca là chúng sinh liệu có ổn không? Riêng tôi, tôi vẫn có thể gọi Phật Thích Ca khi ấy vẫn là một hạng chúng sinh nơi Tam giới, song cái biết của Phật Thích Ca khi ấy liệu có đồng với muôn loại chúng sinh trời, người không? Đành rằng xác thân vật chất chúng ta là như nhau nhưng căn tính, sự hiểu biết có cao thấp, sâu cạn khác nhau. Thế nên người học Phật có bậc thượng căn, trung căn, hạ căn và nhất xiển đề. Pháp tu mới phân ra tiệm tu và đốn ngộ.
Kính trình!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Gọi trưởng bối hungmq thấy ớn quá,
Mà sao lời bạn nói mình nghe xong mình thấy hoa mắt ù tai thế nhỉ ? Thôi thì mình chợt nhận ra mình là hạ căn rồi hihi. Mình nghĩ đồng hạng không phân biệt, thượng căn trung vì mình nghĩ đó là tinh thần bát nhã. Mong bạn Latuan luôn có sự kiến giải rõ ràng không chỉ là cho người được giảng nghe mà còn có nhiều người khác đọc vào để họ không dính mắc. Mong bạn Latuan luôn có tình thần lục hòa, thực hành Bồ tát đạo cứu chúng sinh .
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Trước tiên hoasenmaimai có lời khen khuyến khích dh latuan trên con đường học Phật và gởi đến dh bản dịch đầy đủ của bát nhã tâm kinh .

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Bản dịch đầy đủ

Như vầy một lần tôi nghe:

Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng[2] đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?".

Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.

Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.
Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.

Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:

tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)

Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."

Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!"

Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"

Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.

theo hoasenmaimai không thể chú giải được bản kinh này , bởi vì trong các kinh Đại thừa thường có một thuật ngữ " bí mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được "
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cảm ơn hoasenmaimai có lời sách tấn, động viên! Nhưng sao lại liền đó nhốt mình?
Theo hoasenmaimai không thể chú giải được bản kinh này , bởi vì trong các kinh Đại thừa thường có một thuật ngữ " bí mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được ".
Nếu không thể dịch giải kinh Phật thì làm sao ta có thể hiểu được chánh pháp về đạo giác ngộ vậy, hoasenmaimai và bản Bát nhã tâm kinh bạn góp cho đ/h cũng lại là một bản dịch cơ mà.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Gọi trưởng bối hungmq thấy ớn quá,
Mà sao lời bạn nói mình nghe xong mình thấy hoa mắt ù tai thế nhỉ ? Thôi thì mình chợt nhận ra mình là hạ căn rồi hihi. Mình nghĩ đồng hạng không phân biệt, thượng căn trung vì mình nghĩ đó là tinh thần bát nhã. Mong bạn Latuan luôn có sự kiến giải rõ ràng không chỉ là cho người được giảng nghe mà còn có nhiều người khác đọc vào để họ không dính mắc. Mong bạn Latuan luôn có tình thần lục hòa, thực hành Bồ tát đạo cứu chúng sinh .
Nếu bạn hungqm thấy latuan có chỗ không rõ ràng, minh bạch thì vui lòng nhắc nhỡ latuan nhé. Cũng đừng tự khiêm cung mà vội nhận mình là hạ căn. Gọi bạn là trưởng bối vì ở diễn dàn này bạn đã đi trước tôi nhiều bước. Kính ghi!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bạn latuan,

Cho minh định hỏi Vạn Pháp là Không vậy chữ Không ở đây mang ý nghĩa gì ?

Thân.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Cảm ơn hoasenmaimai có lời sách tấn, động viên! Nhưng sao lại liền đó nhốt mình?
Theo hoasenmaimai không thể chú giải được bản kinh này , bởi vì trong các kinh Đại thừa thường có một thuật ngữ " bí mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được ".
Nếu không thể dịch giải kinh Phật thì làm sao ta có thể hiểu được chánh pháp về đạo giác ngộ vậy, hoasenmaimai và bản Bát nhã tâm kinh bạn góp cho đ/h cũng lại là một bản dịch cơ mà.

Dịch kinh chú giải kinh là 2 việc khác nhau .

Dh có dám chắc chú giải của dh đúng với ý kinh này không ... hay là dh chỉ đem hết những gì mình học được mà chú giải kinh này theo ý riêng của dh .

Bản kinh này rất ngắn nhưng ghi rõ ràng :

Bồ tát vì y Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại. Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.

Chư Phật ba đời đều y theo Bát nhã ba la mật đa được đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác .


Dh đã đạt tới cứu cánh niết bàn chưa , ba đời chư Phật đều y theo kinh này thành Phật .

Vậy chú giài của dh có ổn không ?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Dịch kinh chú giải kinh là 2 việc khác nhau .

Dh có dám chắc chú giải của dh đúng với ý kinh này không ... hay là dh chỉ đem hết những gì mình học được mà chú giải kinh này theo ý riêng của dh .

Bản kinh này rất ngắn nhưng ghi rõ ràng :

Bồ tát vì y Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại. Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.

Chư Phật ba đời đều y theo Bát nhã ba la mật đa được đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác .


Dh đã đạt tới cứu cánh niết bàn chưa , ba đời chư Phật đều y theo kinh này thành Phật .

Vậy chú giài của dh có ổn không ?

Chào hoasenmaimai!
Latuan nói latuan đạt đên cứu cánh niết bàn rồi bạn có tin không? Việc tin hay không là tùy bạn không ảnh hưởng gì tôi cả. Tất nhiên khi chú giải là tôi biết đúng ổn nên mới trình cho mọi người. Có thể bạn và nhiều người khác thấy không thông nhưng ít ra cũng có bác hungqm xem thấy có chỗ coi được.
Bạn nói “Mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được ". Vậy Tam Tạng kinh Phật rộng truyền trong cõi nhân gian để làm gì?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào bạn latuan,

Cho minh định hỏi Vạn Pháp là Không vậy chữ Không ở đây mang ý nghĩa gì ?

Thân.

Trình bạn minhđịnh!
Vạn pháp đồng tánh không – không này không có nghĩa là không có gì mà là chân không diệu hữu, diễn nghĩa chân không diệu hữu theo cách mộc mạc, gần gũi đó là Không có gì mà là có tất cả.
Latuan xin nhiều lời thêm một chút.
Tại sao không có gì mà là có tất cả?
Không có gì là tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thật có chẳng thật không. Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ đều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ cả ta lẫn người luôn biến chuyển sinh diệt, vô thường có rồi lại mất, lại không. Do vậy nên Phật thuyết vạn pháp đồng tánh không, lại biết chúng ta dễ rơi vào tà kiến chấp không nên đã thuyết rằng “Chân không diệu hữu”.
Hi! Không biết kiến giải như thế có quá vụng về không, thưa cùng minhđịnh.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Chào hoasenmaimai!
Latuan nói latuan đạt đên cứu cánh niết bàn rồi bạn có tin không? Việc tin hay không là tùy bạn không ảnh hưởng gì tôi cả. Tất nhiên khi chú giải là tôi biết đúng ổn nên mới trình cho mọi người. Có thể bạn và nhiều người khác thấy không thông nhưng ít ra cũng có bác hungqm xem thấy có chỗ coi được.
Bạn nói “Mật tạng của chư Phật , chỉ có Phật với Phật mới hiểu được ". Vậy Tam Tạng kinh Phật rộng truyền trong cõi nhân gian để làm gì?
Dh latuan dùng cách nào để đạt tới cứu cánh niết bàn xin chỉ rõ cho hoasenmaimai và mọi người cùng thực hiện .

Vậy theo dh latuan vì sao có Tam tạng ( kinh , luật , luận ) , ai là người dùng thích hợp dùng Tam tạng ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Latuan nói latuan đạt đên cứu cánh niết bàn rồi bạn có tin không? Việc tin hay không là tùy bạn không ảnh hưởng gì tôi cả. Tất nhiên khi chú giải là tôi biết đúng ổn nên mới trình cho mọi người.
Chào Latuan !
Rất "hân hạnh" thưa chuyện cùng nhân giả đạt cứu cánh niết bàn. Khi nghe latuan trình bày chú giải Kinh Bát nhã tâm kinh bổng nhớ tới chuyện tích Đức Sơn Tuyên Giám. Khi Đức Sơn mang hết chú giải Kinh Kim Cang ra trước pháp đường đốt sạch có nói một câu : "Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in một nhỏ nước gieo trong hồ lớn." Câu này nghĩa là gì hả , "latuan_Đức Sơn" ?

Khi xưa, nhân giả đạt cứu cánh niết bàn thường bổng òa khóc như trẻ con, hoặc cười vang động, hoặc cười hấp hấp như ba trợn , không biết latuan đã từng đang từng cùng cảnh không ? nhưng những người ấy chẳng bao giờ nói đạt "cái con khỉ mốc khô gì cả"?. Vậy là sao, nhân giả ?

Kính!
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
sao để hoasenmaimai chờ lâu vậy dh latuan ? .
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
sao để hoasenmaimai chờ lâu vậy dh latuan ? .

Kính trưởng bối hoasenmaimai! latuan còn dám nói lời gì trước bác, trưởng bối Chiếu Thanh và vài vị trưởng bối khác ở diễn đàn. Bác nói làm latuan thêm thẹn. Trưởng bối Chiếu Thanh đã phát hiện latuan là loài dã can hèn hạ, đuôi hồ ly của latuan đã lòi ra rồi còn dám đâu đứng trước bác và trưởng bối Chiếu Thanh khoe khoang miệng lưỡi.
Từ rày về sau trước bác, bác Chiếu Thanh latuan chỉ dám lặng im, không dám trình thưa, latuan sẽ tránh xa thật xa ở mức có thể trước bác và trưởng bối, chui rúc như loài dơi sợ ánh sáng mặt trời.
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Trình bạn minhđịnh!
Vạn pháp đồng tánh không – không này không có nghĩa là không có gì mà là chân không diệu hữu, diễn nghĩa chân không diệu hữu theo cách mộc mạc, gần gũi đó là Không có gì mà là có tất cả.
Latuan xin nhiều lời thêm một chút.
Tại sao không có gì mà là có tất cả?
Không có gì là tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thật có chẳng thật không. Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ đều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ cả ta lẫn người luôn biến chuyển sinh diệt, vô thường có rồi lại mất, lại không. Do vậy nên Phật thuyết vạn pháp đồng tánh không, lại biết chúng ta dễ rơi vào tà kiến chấp không nên đã thuyết rằng “Chân không diệu hữu”.
Hi! Không biết kiến giải như thế có quá vụng về không, thưa cùng minhđịnh.

Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh thì:
-Từ hư huyễn chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp có.
-Từ chân không diệu hữu chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp không.
Chỉ dùng 1 từ duyên hợp là đủ, đoạn văn có thể viết lại như thế này:
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh thì:
-Từ hư huyễn chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp có.
-Từ chân không diệu hữu chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp không.
Chỉ dùng 1 từ duyên hợp là đủ, đoạn văn có thể viết lại như thế này:
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Kính!

Kính trưởng bối vodanhladanh!
Theo vo danh là đúng với vô danh.
Thật ra hư huyễn cũng đã mang hàm nghĩa có cũng như không, chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không. Thế nên nói hư huyễn phá chấp có, chân không diệu hữu phá chấp không là lời nói hai đầu, là nhị pháp không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Người học Phật minh tâm rõ biết có không nhưng không dính mắc có không, ở nơi trung đạo cũng không trụ nơi trung đạo. latuan vụng về nói một lời về trưởng bối "Trưởng bối còn tựa nơi nhị nguyên đối đãi chưa vào cửa trung đạo".
Còn việc luận?
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".
Kính! latuan thường hay nói lời thẳng, lời thật nên nếu có điều mạo phạp mong trưởng bối bao dung.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83


Ngốc ơi là ngốc ! Ngay câu đầu đã thấy tầm bậy rồi :

Bát Nhã Tâm Kinh là thuyết cho ai ?

_ Cho Ngài Xá Lợi Phất _ bậc A La Hán trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử tỳ kheo của đức Thích Ca (Ngài vốn dĩ là Bồ tát thị hiện Thinh văn hạnh) _ sao lại nói là "y kinh hành trì miên mật sẽ mau chóng liễu thoát sinh tử".?
Nói như vầy chẳng khác nào nói cho các sinh viên Đại Học "Các anh học bài này sẽ mau chóng được bằng cấp 1 (tiểu học)".

Thật là tức cười, nói vậy mà nói được.

Hỏng kính chút nào !

:heocon06:

Kính trưởng bối nữ đại nhân hoatihon! Ngưỡng mộ sở học uyên nguyên của trưởng bối hoatihon, càng ngưỡng mộ hơn về tâm cao, khí ngạo và cách hành xử dưới mắt không người của nữ trưởng bối. Mạt học latuan biết lỗi rồi, latuan sẽ xóa bản dịch Bát nhã tâm kinh mộc giải đáng xấu hổ này khỏi diễn đàn vào ngày mai.
Tại sao ngày mai mạt học, hậu bối latuan mới xóa bài? Phải chăng latuan còn tiếc của?
Xin thưa nữ trưởng bối! Ngày mai latuan mới xóa bài là vì sợ nữ trưởng bối không kịp đọc những dòng chữ sám hối của kẻ hạ tiện latuan này. Nếu nữ trưởng bối hoatihon đã kịp xem lời thú tội của latuan và bảo xóa ngay thì latuan sẽ xóa bài viết ngay lập tức. Nếu lỡ đến ngày mai trưởng bối chưa kịp xem lời tạ tội thì latuan vẫn sẽ xóa bài viết này và đành phiền các vị trưởng bối khác thông tin lại cho vị nữ trưởng bối đại nhân hoatihon vậy.
latuan kính trình!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính trưởng bối vodanhladanh!
Theo vo danh là đúng với vô danh.
Thật ra hư huyễn cũng đã mang hàm nghĩa có cũng như không, chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không. Thế nên nói hư huyễn phá chấp có, chân không diệu hữu phá chấp không là lời nói hai đầu, là nhị pháp không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Người học Phật minh tâm rõ biết có không nhưng không dính mắc có không, ở nơi trung đạo cũng không trụ nơi trung đạo. latuan vụng về nói một lời về trưởng bối "Trưởng bối còn tựa nơi nhị nguyên đối đãi chưa vào cửa trung đạo".
Còn việc luận?
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".
Kính! latuan thường hay nói lời thẳng, lời thật nên nếu có điều mạo phạp mong trưởng bối bao dung.
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh "chân không dịệu hữu" hàm ý tuy hư huyển nhưng vẩn diệu hữu, tuy hư huyển nhưng cái dụng chẳng khác cái có.
Nói "Chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không", hư huyển cũng hàm nghĩa như không, là như nhau thì có là cưỡng ép quá không? Nếu là như nhau sao bày vẽ làm gì, chỉ dùng 1 thôi để kẻ sơ cơ đỡ rối mắt? Mà những từ này latuan dùng chứ vodanh không dùng.
Cả đoạn văn vodanh chỉ dùng mổi 1 từ duyên hợp sao đạo hữu lại cho là lời nói 2 đầu?

Với vodanh nếu sự là một thì là một, nếu sự là hai thì là hai, nếu sự là không thì là không, nếu sự là có thì là có. Vậy chính là không dính mắc, là trung đạo. Nếu nói Trung đạo phải là một, không thể là hai thì không phải Trung Đạo, là kiến chấp, nên cái "Trung Đạo" đó dù có trụ hay không trụ cũng chẳng là Phật pháp, chẳng dẩn đến giải thoát.

Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì?
Đúng là người mê nên luận chứ Phật không luận. Nhưng điều này nghĩa là sao? Điều này có nghĩa rằng, Phật thực thấy thực chứng nên không cần luận, Phật chỉ tả chỉ gợi, còn người mê chẳng thấy chẳng thực chứng nên khi nói cái mình chưa thấy chưa tỏ thì luận để đoán mò, hoặc khiến người khác đoán mò.
Việc dùng lời nói sáo rỗng thì từ ngữ chỉ là phương tiện chuyển ý, việc nó rỗng hay không rỗng là do người dùng nào do từ ngữ? Chẳng lẽ anh mời tôi ly nước "trống không" rồi bảo do cái ly trống rỗng?
Việc trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ là do sự hiều của người nghe chưa thấu suốt, nào phải do sự sinh.
Tất cả pháp và cái dụng của pháp đều là duy hợp, có thể chuyển biến cho nhau vai trò là pháp hay dụng của pháp, lại thêm cái này là duyên hợp của những cái kia, những cái kia là duyên hợp của những cái nọ, những cái nọ lại là duyên hợp của cái khác....không ngừng.
Tuy có phức tạp đến đâu, trên đầu có đầu, trên mỏ có mỏ nhưng cũng chỉ là tính chất duyên hợp. Phải hiều: đạo là sự chuyển biến, hiều đạo là hiều sự chuyển biến, có như vậy mới hiểu tính vô thường vô ngã. Còn nếu chỉ hiều duyên hợp là phanh 1 pháp ra xem nó gồm những gì chỉ là tìm cái biết về 1 pháp chứ không thể thấy cái biết về vạn pháp.

vodanh rất hoan nghênh lời nói thẳng nói thật, vì dù sao vodanh cũng tìm thấy được sự tự do trong tính vô ngã mà Phật pháp trao truyền, điều mà vodanh không tìm thấy ở những tôn giáo khác.
Cho nên tự do muôn năm, nếu tự do ngôn luận không có thì làm gì có thứ tự do nào khác, nếu vodanh vì lời thẳn thắn mà không vui thì đó là sự trói buộc mà vodanh tạo ra cho chính mình.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên