- Tham gia
- 4/9/16
- Bài viết
- 7
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
MÊ TÍN - TỨC TIN LẦM - TIN SAI SỰ THẬT.
......Hắc phong Xóa theo yêu cầu của Ba Tuần.
SƯU TẦM.
......Hắc phong Xóa theo yêu cầu của Ba Tuần.
SƯU TẦM.
Sửa bởi Amin:
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Tôi, Nguyễn Nhân, tác giả của tất cả các cuốn sách sau:
1. Huyền ký của đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
2. Đức Phật dạy tu Thiền tông.
3. Huyền ký của Đức Phật về những vị ngộ thiền.
4. Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư: Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam.
5. Khai thị Thiền tông.
6. Sách Trắng Thiền tông.
7. Những câu hỏi về Thiền tông.
8. Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ.
9. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn giải thoát.
Xin tuyên bố: những điều buongdungthoidut sưu tầm đều là "mê tín" !
Vì sao chép sách của tôi viết mà lại tùy tiện thêm bớt, cũng không chịu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ! Cụ thể ở đây là sao chép Lời nói đầu tôi viết trong cuốn "Đức Phật dạy tu Thiền tông". Tất cả nội dung sách tôi viết đều do tôi giữ bản quyền và đã được NXB Tôn Giáo Hà Nội ấn hành từ năm 2009 tới nay.
Như vậy là không tin vào:
- Luật pháp Nhà nước Việt Nam về sở hữu trí tuệ.
- Luật Nhân Quả.
- Giới luật của Phật dạy.
Ký tên:
Nguyễn Nhân.
Này Ma Ba Tuần! Tại sao tác giả Nguyễn Nhân nói là cũng sưu tầm và biên soạn . giờ con Ma lại cũng nhận là của con Ma thì lộn tùng phèo thế nào ấy. con Ma nói rõ thử xem thế nào. đừng có rối rắm xét đoán chi hết. cứ nói thẳng đi. việc này là thế nào
Xem tập phim này thì hiểu chứ gì !
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/eTSXPVMK_wY" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
cái này xem nhiều quá rồi . nhưng lần này thì thấy khác, thấy con Ma giống cái lão Bát Giới qua hề hề....
Tôi, Nguyễn Nhân, tác giả của tất cả các cuốn sách sau:
1. Huyền ký của đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
2. Đức Phật dạy tu Thiền tông.
3. Huyền ký của Đức Phật về những vị ngộ thiền.
4. Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư: Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam.
5. Khai thị Thiền tông.
6. Sách Trắng Thiền tông.
7. Những câu hỏi về Thiền tông.
8. Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ.
9. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn giải thoát.
Xin tuyên bố: những điều buongdungthoidut sưu tầm đều là "mê tín" !
Vì sao chép sách của tôi viết mà lại tùy tiện thêm bớt, cũng không chịu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ! Cụ thể ở đây là sao chép Lời nói đầu tôi viết trong cuốn "Đức Phật dạy tu Thiền tông". Tất cả nội dung sách tôi viết đều do tôi giữ bản quyền và đã được NXB Tôn Giáo Hà Nội ấn hành từ năm 2009 tới nay.
Như vậy là không tin vào:
- Luật pháp Nhà nước Việt Nam về sở hữu trí tuệ.
- Luật Nhân Quả.
- Giới luật của Phật dạy.
Ký tên:
Nguyễn Nhân.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/12/nguyennhan.jpg" alt="nguyennhan.jpg" width="400", height="400" border="0">
Thưa Quý BQT, và các thành viên diễn đàn.
Thành viên Ba Tuần tự nhận là tác giả Nguyễn Nhân. Nhưng nickname lại là Ba Tuần.
Tuy vậy Hắc phong cũng theo yêu cầu mà xóa các bài của buongdungthoidut .
Do vậy, thành viên Ba tuần có trách nhiệm về việc xóa bài này.
Kinh thông báo.
Bé water my friend !
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/JQHmiPbHhPg" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Này Ma! đến 108 vị Lương Sơn được người đời ca tụng, Võ nghệ cao cường, trí mình xuất chúng. nhưng cũng chẳng thể qua cái hoạ diệt thân tại bởi mê mờ theo Ma ham muốn, phô tài khoe đức...mà rốt cục cũng chỉ còn lại một Võ Tòng là người lòng đã nguội lạnh chuyện đời.... bước vào cửa Phật, rũ bỏ bụi trần, chứng đạo từ bi...Nay Ma lại học theo cái ngữ ấy,mượn người hùng Công Fu, dương oai diễu võ, rung cây dọa khỉ...mà chẳng hay thọ mạng cũng thuộc loại oan gia....
Chỉ là Ma chưa gặp được Phật - Tổ nên mới có dịp tung hoành. hãy nhớ gương xưa Ba tuần đã từng....
Còn chuyện Ma nhận là Nguyễn Nhân , hay là Phật , Tổ nữa thì chuyện đó là của Ma, chẳng liên quan gì đến ai cả. cái tên Nhân thì có đến hàng triệu người có mang cái tên đó hề hề.
Chỉ là yêu cái anh chàng Bát Giới mà nói vui xem thử lòng Ma đã thực lòng qui thuận, xứng danh đệ tử Quán Thế Âm Bồ Tát chưa mà thôi...
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 7, tr.232.
Anan !
Do tánh sáng tỏ nơi Tâm, vì chấp tánh sáng tỏ, nên từ tánh sảng tỏ ấy phát ra vọng tánh;
Tánh vọng thì kiến chấp sanh khởi;
Từ tất cánh Vô thành cứu cánh Hữu.
Cái năng hữu, sở hữu này chẳng có tướng: năng nhân, sở nhân, năng trụ, sở trụ; trọn chẳng nguồn gốc.
Từ chỗ vô trụ này, kiến lập thế giới và chúng sanh.
Do năng hữu sở hữu phân đoạn vọng sanh, từ đó an lập Giới ( không gian ).
Từ chỗ chấp: năng nhân, sở nhân, năng trụ, sở trụ; dời đổi chẳng ngừng, nên vọng lập Thế ( thời gian).
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.135
Anan, Sao gọi là thế giới chúng sanh ?
- Thế là dời đổi, Giới là phương vị.
- Về sự lưu chuyển dời đổi của thời gian có ba: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (tương lai).
- Về phương vị của không gian có mười: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Phương trên, Phương dưới.
- Thời gian và không gian cùng với sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sanh, giao lộn lẫn nhau, nên thành thế giới chúng sanh.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 7, tr.232
Vì mê cái bổn Tâm sáng tỏ nên sanh ra hư vọng;
Tánh vọng chẳng tự thể, chẳng có chỗ nương tựa.
Toan muốn trở về chân thì cái "muốn chân" ấy vốn chẳng phải là chân tánh của Chân Như, chẳng chân mà cầu trở về chân nên thành: phi tướng, phi sanh, phi trụ, phi tâm, phi pháp; xoay vần phát sanh, sanh mãi không thôi huân tập thành Nghiệp.
Đồng nghiệp cảm nhau, do sự cảm nghiệp, nên có tướng diệt tướng sanh.
Do đó mà thành chúng sanh điên đảo.
Tam thế (quá khứ, hiện tại, tương lai), tứ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) hòa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành 12 loài.
Vì giác tri của chúng sanh, nên trong Thế giới:
- Do động có thanh,
- Do thanh có sắc,
- Do sắc có hương,
- Do hương có xúc,
- Do xúc có vị,
- Do vị biết pháp.
6 thứ vọng tưởng nhiễu loạn thành Nghiệp Tánh.
Nương theo Tướng Điên Đảo luân chuyển này mà có 12 loài:
1. Noãn sanh. (cá, chim, rùa, rắn...) - [ hư vọng luân hồi, điên đảo về động ]
2. Thai sanh. (người, súc, rồng, tiên...) - [ tạp nhiễm luân hồi - điên đảo về dục ]
3. Thấp sanh. (côn trùng, sâu bọ...) - [ chấp trước luân hồi - hướng về điên đảo ]
4. Hóa sanh. (loài thối xác phi hành...) - [ biến dịch luân hồi - điên đảo về giả ]
5. Hữu sắc. (thần, vật tinh sáng hay dự đoán tốt xấu...) - [ ngăn ngại luân hồi - điên đảo về chướng ]
6. Vô sắc. (thần hư không, cõi vô sắc...) - [ tiêu tán luân hồi - điên đảo về mê hoặc ]
7. Hữu tưởng. (thần, quỷ tinh linh...) - [ mường tượng luân hồi - điên đảo về ảnh ]
8. Vô tưởng. (tinh thần hóa ra đất, gỗ, kim thạch...) - [ ngu độn luân hồi - điên đảo về si ]
9. Phi hữu sắc. (thủy mẫu lấy tôm làm mắt...) - [ đối đãi luân hồi - điên đảo về ngụy ]
10. Phi vô sắc. (chú nguyền rủa, yêu mị...) - [ dẫn dụ luân hồi - điên đảo về tánh ]
11. Phi hữu tưởng. (tò vo bắt con vật khác làm con mình...) - [ hợp vọng luân hồi - điên đảo về mường tượng ]
12. Phi vô tưởng. (thổ cưu, chim phá kính...ôm trái cây độc làm con, khi con lớn lên thì ăn luôn cả cha mẹ...) [ oán hại luân hồi - điên đảo về sát hại ].
Lưu chuyển chẳng ngừng.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 8, tr.237.
A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế...
A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là:
1. Ăn bằng cách nhai xé như con người;
2. Ăn bằng ngửi mùi hơi như Quỷ thần;
3. Ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền;
4. Ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại...
Tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.271
Anan ! Tất cả người tu tâm trong thế gian, chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có Trí Huệ.
Kinh Lăng Nghiêm - Q9, tr.276
Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe Chánh Pháp, bèn vào Luân Hồi.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.275
18 cõi Trời kể trên, dù thoát khỏi cảnh dục, nhưng chưa thoát khỏi sắc thân, gọi là Sắc Giới.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.275
Anan ! Từ trên đảnh của Sắc giới, lại tẽ ra hai đường:
1. Nếu nơi tâm xả, phát minh Trí Huệ, sáng suốt viên thông; bèn ra cõi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
2. Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không xứ.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.276
Anan ! Do chẳng rõ Diệu Tâm Sáng Tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm; cho nên tùy loại thọ sanh, vọng có Tam Giới, theo 7 Đạo [Địa ngục, Quỷ, Súc sinh, Người, Tiên, Trời, Atula ] mà chìm đắm.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.278
Anan ! Vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề, thuyết như thế gọi là Chánh Thuyết, chẳng thuyết như thế tức là Tà Thuyết.
Vọng vốn chẳng nhân, chẳng thể truy cứu cội gốc !
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 6, tr.214
Ta phó chúc các Bồ Tát và A La Hán, sau khi Ta diệt độ, nên ứng thân trong thời mạt pháp, hiện đủ thứ hình tướng, cứu độ chúng sanh bị luân chuyển.
Hoặc làm Sa Môn, Bạch Y Cư Sĩ,
Hoặc làm Vua, Chúa, Quan lại, đồng nam, đồng nữ;
Cho đến dâm nữ, quả phụ, kẻ gian dối, trộm cắp, đồ tể...
Mà cộng sự với họ, khen ngợi Phật Thừa, khiến thân tâm họ được vào Tam Ma Địa.
Trọn chẳng tự nói ta là chân Bồ Tát, chân A La Hán, tiết lộ mật nhân của Phật để khinh kẻ hậu học. Chỉ trừ khi lâm chung, cần có sự phó chúc cho người nối pháp, làm sao người ấy lại mê hoặc chúng sanh, tự tạo tội, thành đại vọng ngữ, để vào A Tỳ Ngục.
Kinh Tương Ưng Bộ - Tập V ( Thiên Ðại Phẩm ) - Chương 12: Tương Ưng Sự Thật - Phẩm Rừng Simsapà
31.I. Simsapà
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà.
Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo:
- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?
- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông ! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra !
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát...
Kinh Trung Bộ - Kinh Trạm Xe.
Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sariputta ( Xá Lợi Phất ) từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta (Phú Lâu Na), sau khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:
- Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
Thật như vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
-Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
Không phải vậy, Hiền giả.
Như vậy, Hiền giả, với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
- Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.
Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
- Hiền giả, không phải vậy.
Hiền giả trả lời: "Không phải vậy." Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?
- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.
- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.
- Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy.
Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói.
Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và Saketa.
Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Saketa, tại cửa nội thành.
Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:
- Tâu Ðại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành ?
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn ?
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn:
- Ở đây, trong khi ta ở Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa.
- Ta từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại cửa nội thành".
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.
- Cũng vậy, này Hiền giả,
1. Giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh;
2. Tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh;
3. Kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh;
4. Đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh;
5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh;
6. Đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh;
7. Tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Con Rắn.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
- Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia.
Người đó tự suy nghĩ: "Ðây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn".
Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn.
Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn".
Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè?
Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy.
Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.
Kinh Trung Bộ - Kinh Sợ hãi khiếp đảm.
Này Bà-la-môn, ai nói một cách chân chánh... về Ta (Đức Phật tự xưng) sẽ nói như sau:
"1. Là vị hữu tình không có si ám,
2. sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời,
3. vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người".
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp.
Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.
Kinh Trung Bộ - Tiểu Kinh Sư Tử Hống.
Chư Hiền,
1. chúng tôi có lòng tin bậc Ðạo Sư,
2. có lòng tin Pháp,
3. có sự thành tựu viên mãn các Giới luật,
4. và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến.
Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Cái Cưa.
Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với những người khác:
1. đúng thời hay phi thời,
2. chân thực hay không chân thực,
3. nhu nhuyến hay thô bạo,
4. có lợi ích hay không lợi ích,
5. với từ tâm hay với sân tâm.
Kinh Trung Bộ - Kinh Ước Nguyện.
Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện:
1. Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng !
2. Mong rằng ta được các vật dụng như: y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh !
3. Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ với tâm hoan hỷ được quả báo lớn, lợi ích lớn !
4. Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta.
5. Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta!
6. Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền.
7. Mong rằng có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới.
8. Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác !
9. Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau !
10. Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa !
11. Mong rằng ta chứng được các loại thần thông!
11.1, Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!
11.2, Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần !
11.3, Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người.
11.4, Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây !
11.5, Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
11.6, ( Mong rằng ) với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!
Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Kinh Trung Bộ - Kinh Niệm Xứ
Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo,
- ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
- sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
- sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
- sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
...vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời...
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong một năm cho đến bảy năm hay nửa tháng cho đến bảy tháng hay bảy ngày cho đến nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Kinh Trung A Hàm - Kinh Vi Tằng Hữu.
Bạch Thế Tôn, con (Ngài Anan tự xưng) nghe rằng , Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất...
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn vào thời Phật Ca-diệp bắt đầu phát nguyện Phật đạo, tu hành phạm hạnh và sinh lên cõi trời Đâu-suất. Thế Tôn sinh lên sau nhưng có ba việc thù thắng hơn các vị trời sinh trước. Đó là: thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời.
Do đó nên các vị trời Đâu-suất vui mừng hớn hở, tán thán rằng: ‘Kỳ diệu thay, hy hữu thay, vị thiên tử này có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. Vì sao vậy? Vì vị ấy sinh đến đây sau nhưng có ba việc thù thắng hớn những vị trời Đâu-suất đã sinh đến trước; đó là thọ mạng, dung sắc và vinh dự nhà trời.
Kinh Trung A Hàm - Kinh Vi Tằng Hữu.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn mạng chung ở trời Đâu-suất, biết sẽ vào thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời.
Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!’
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn biết mình trụ trong thai mẹ, tựa vào hông bên phải.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn hình thể duỗi dài trụ trong thai mẹ.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, được bao che, trụ trong thai mẹ, không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí các thứ bất tịnh khác làm cho ô uế.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn biết mình ra khỏi thai mẹ, lúc ấy chấn động tất cả đất trời, có ánh sáng vi diệu quảng đại chiếu khắp thế gian cho đến chỗ u tối, cũng không có gì ngăn che được; nghĩa là nơi nào mặt trời, mặt trăng này dù có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được, thì tất cả nơi ấy đều được chiếu ngời.
Chúng sanh ở các nơi ấy do thấy ánh sáng nhiệm mầu này đều mỗi mỗi phát sanh nhận thức rằng: ‘Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời! Có một chúng sanh kỳ diệu, hy hữu ra đời!
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn thân thể duỗi dài mà ra khỏi thai mẹ.
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn được bao che khi ra khỏi thai mẹ, không bị máu dơ làm cho ô uế, cũng không bị tinh khí và các vật bất tịnh khác làm cho ô uế.
Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn mới sanh ra, có bốn vị Thiên tử, tay cầm tấm vải rất mịn đứng trước thai mẹ, làm cho người mẹ hoan hỷ, tán thán rằng: “Đồng tử này rấy kỳ diệu, rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hữu, có đại oai thần’.
Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, liền đi bảy bước không khiếp sợ, không kinh hãi, quan sát các phương.
Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, thì ngay phía trước người mẹ bỗng hiện một hồ nước lớn, nước đầy tràn bờ, làm cho người mẹ ở nơi ấy được thọ dụng thanh tịnh.
Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, từ trên hư không nước mưa rưới xuống, một ấm, một lạnh, để tắm thân thể của Thế Tôn.
Con nghe rằng, khi Đức Thế Tôn vừa mới sanh ra, chư Thiên ở trên hư không tấu lên âm nhạc của trời; hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng và hoa Văn-đà-la của Trời, và bột hương chiên-đàn được rải lên Đức Thế Tôn.
Kinh Tiểu Bộ - Tập I - Kinh Tập - ( Chương Ba - Ðại Phẩm) - (XI) Kinh Nàlaka (Sn 131)
679. ẩn sĩ Asita,
Trong lúc giữa ban ngày,
Thấy chúng các chư Thiên
Cõi trời Ba mươi ba,
Họ hoan hỷ vui vẻ,
Với y áo, thanh tịnh,
Họ cung kính In-đa,
Các vị ấy cầm áo
Với nhiệt tình nói lên,
Những lời khen tán thán.
680. Thấy chư Thiên hoan hỷ,
Dõng dạc và phấn chấn,
Với tâm tư cung kính,
Ở đây, vị ấy nói.
Asita:
Vì sao chúng chư Thiên
Lại nhiệt tình hoan hỷ?
Họ cầm áo vui múa,
Là do nhân duyên gì?
681. Trong thời gian chiến trận,
Với các Asura,
Dững sĩ được thắng trận
Asura bại trận,
Thời gian ấy họ không,
Lông tóc dựng ngược dậy,
Họ thấy gì hy hữu,
Chư Thiên hoan hỷ vậy.
682. Họ la lớn ca hát,
Và họ tấu nhạc trời,
Họ múa tay, vỗ tay,
Họ múa nhảy vũ điệu,
Nay ta hỏi các Ông,
Trú đảnh núi Meru,
Các Ngài hãy mau chóng,
Giải tỏa điều ta nghĩ.
Chư Thiên:
683. Tại xứ Lumbini
Trong làng các Thích-ca,
Có sanh vị Bồ Tát,
Báu tối thắng, vô tỷ,
Ngài sanh, đem an lạc,
Hạnh phúc cho loài Người,
Do vậy chúng tôi mừng,
Tâm vô cùng hoan hỷ.
684. Ngài, chúng sanh tối thượng,
Ngài loài Người tối thắng,
Bậc Ngưu vương loài Người,
Thượng thủ mọi sanh loại;
Ngài sẽ chuyển Pháp luân,
Trong khu rừng ẩn sĩ,
Rống tiếng rống sư tử,
Hùng mạnh nhiếp loài thú.
685. Sau khi nghe lời ấy,
ẩn sĩ Asita,
Liền vội vàng bước xuống,
Và đi đến đầu đài,
Của đức vua Tịnh Phạn.
Ðến nơi Ngài ngồi xuống,
Nói với các Thích-Ca:
"Hoàng tử nay ở đâu,
Ta nay muốn thấy Ngài".
686. Thấy Thái tử chói sáng
Rực rỡ như vàng chói
Trong lò đúc nấu vàng,
Ðược thợ khéo luyện thành,
Bừng sáng và rực rỡ,
Với dung sắc tuyệt mỹ,
Họ Thích trình Thái-tử,
Cho ẩn sĩ Tư-đà.
687. Sau khi thấy Thái tử
Chói sáng như lửa ngọn,
Thanh tịnh như sao ngưu
Vận hành giữa hư không,
Sáng chiếu như mặt trời
Giữa trời thu, mây tịnh,
Ẩn sĩ tâm hân hoan
Ðược hỷ lạc rộng lớn.
688. Chư Thiên cầm ngôi lọng
Ðưa lên giữa hư không,
Cây lọng có nhiều cành,
Có hàng ngàn vòng chuyền.
Họ quạt với phất trần,
Có tán vàng, lông thú,
Nhưng không ai thấy được,
Kẻ cầm lọng, phất trần.
689. Bậc ẩn sĩ bện tóc,
Tên Kà-ha-xi-ri,
Thấy Thái tử nằm dài
Trên tấm chăn màu vàng,
Như đồng tiền bằng vàng,
Lại trên đầu Thái tử
Có lông trắng đưa lên,
Tâm ẩn sĩ phấn khởi,
Ðẹp ý, lòng hân hoan
Ðưa tay bồng Thái tử.
690. Sau khi ẩm bồng lên
Con trai dòng họ Thích,
Bậc cầu đạo tìm hiểu,
Vượt khổ, nhờ tướng, chú,
Tâm tư được hoan hỷ,
Thốt lên lời như sau:
Vị này bậc Vô thượng,
"Tối thượng loài hai chân".
691. Khi vị ấy nghĩ đến,
Số mệnh của tự mình,
Số mệnh không tốt đẹp,
Vị ấy rơi nước mắt,
Thấy vậy, các Thích Ca,
Hỏi ẩn sĩ đang khóc;
"Có sự gì chướng ngại
Sẽ xảy cho Thái tử?".
692. Thấy họ Thích lo lắng,
Vị ẩn sĩ trả lời:
"Ta không thấy bất hạnh
Xảy đến cho Thái tử,
Ðối với Thái tử ấy,
Chướng ngại sẽ không có,
Vị này không hạ liệt,
Chớ có lo lắng gì.
693. Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả Bồ đề,
Sẽ chuyển bánh xe pháp,
Thấy thanh tịnh tối thắng,
Vì lòng tử thương xót,
Vì hạnh phúc nhiều người,
Và đời sống Phạm hạnh,
Ðược truyền bá rộng rãi.
694. Thọ mạng ta ở đời
Còn lại không bao nhiêu,
Ðến giữa đời sống Ngài
Ta sẽ bị mệnh chung.
Ta không được nghe pháp,
Bậc tinh cần vô tỷ,
Do vậy ta sầu não,
Bất hạnh và khổ đau".
695. Sau khi khiến họ Thích,
Sanh hoan hỷ rộng lớn,
Bậc sống theo Phạm hạnh,
Bước ra khỏi nội thành.
Vị ấy vì lòng từ,
Thương con trai của chị,
Khích lệ nó học pháp,
Bậc tinh cần vô tỷ.
Tăng Chi Bộ - Chương Ba Pháp - IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời - 38. Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị
Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị.
Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta.
Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y.
Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương.
Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa.
Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu.
Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.
Kinh Trung A Hàm - Kinh Vi Tằng Hữu (Thích Tuệ Sỹ dịch Hán - Việt)
Con nghe rằng, Đức Thế Tôn, ở tại nhà của cha là Bạch Tịnh Vương, vào một ngày đi dự lễ hạ điền, ngồi dưới gốc cây Diêm-phù, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có lạc phát sanh do viễn ly, nhập Sơ thiền, thành tựu và an trụ.
Bấy giờ là buổi xế, tất cả bóng của các cây khác đều đã ngả dần, chỉ có cây Diêm-phù là bóng cây không ngả, che mát thân của Đức Thế Tôn.
Lúc đó, Bạch Tịnh Vương đến quan sát công tác hạ điền, đi đến chỗ người làm ruộng hỏi rằng: ‘Này nông phu, Vương tử ở chỗ nào?’
Người ấy trả lời rằng: ‘Vương tử hiện đang ở dưới gốc cây Diêm-phù.”
Rồi Bạch Tịnh Vương đi đến cây Diêm-phù, bấy giờ là xế trưa, Bạch Tịnh Vương thấy bóng của tất cả các cây khác đều đã ngả, chỉ có bóng cây Diêm-phù là không ngả, để che mát thân thể của Thế Tôn, liền nghĩ như vầy: ‘Vương tử này thật là kỳ diệu, rất hy hữu, có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần.
Vì sao thế? Vì vào lúc xế trưa tất cả các bóng cây đều ngả, chỉ có bóng cây Diêm-phù là không ngả, để che mát thân của vương tử’. Nếu vào buổi xế trưa tất cả cây đều ngả bóng, chỉ có bóng cây Diêm-phù không ngả, để che mát thân thể của Đức Thế Tôn
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Kinh Trung Bộ I - Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây.
Này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được".
Kinh Trung Bộ - Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi.
Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".
Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
2. Sáu năm tu khổ hạnh.Kinh Trung Bộ - Đại Kinh Saccaka.
Rồi này Aggivessana, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này Aggivessana, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này Aggivessana, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này Aggivessana, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này Aggivessana, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.
Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".
Rồi này Aggivessana, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này Aggivessana, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này Aggivessana, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Ðược nói vậy, này Aggivessana, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này Aggivessana, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này Aggivessana, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này Aggivessana, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này Aggivessana, được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
Rồi này Aggivessana, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này Aggivessana, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy." Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này Aggivessana, Uddaka Ramaputta là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Kinh Trung Bộ - Đại Kinh Sư Tử Hống.
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chõ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chõ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: "Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta". Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!" Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta.
Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.
Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:
Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.
Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ trái táo", và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Trái táo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Kinh Trung Bộ - Đại Kinh Saccaka.
Này Aggivessana, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: "Thật đáng cố gắng tinh tấn ở nơi đây".
Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe: Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì cành cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống lại bị ngâm trong nước, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.
-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay những Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với chúng thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt, nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác, và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ nhất, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến hơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa không, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy đẫm ướt, đầy nhựa sống, dầu được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, nên người ấy chỉ bị mệt nhọc và bực bội.
-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Sa-môn hay Bà-la-môn sống không xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục như dục tham, dục ái, dục hôm ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm chưa được khéo đoạn trừ, chưa được khéo làm cho nhẹ bớt. Nếu những Tôn giả Sa-môn, hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy cũng không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ hai, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Aggivessana, rồi một ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. Này Aggivessana, ví như có một khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô. Có một người đến cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: "Ta sẽ nhen lửa, lửa nóng sẽ hiện ra". Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây khô, không nhựa, được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa, có thể nhen lửa, khiến nơi nóng hiện ra được không?
-- Thưa được, Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Này Tôn giả Gotama, vì khúc cây ấy khô, không nhựa, lại được vớt khỏi nước, được đặt trên đất khô.
-- Cũng vậy, này Aggivessana, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn sống xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn trừ. Nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!" Này Aggivessana, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Aggivessana, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thì một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bệ đang thổi của người thợ rèn. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng và ngang qua mũi, thời một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị kích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi, và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc, cũng vậy, này Aggivessana, khi ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau : "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu, một cách kinh khủng. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết mạnh; cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi, và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Này Aggivessana, ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, một ngọn kinh khủng cắt ngang bụng của Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dẫu cho niệm được an trú, không dao động nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại, nhưng không chi phối tâm Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú, không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Lại nữa, này Aggivessana, chư Thiên thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama đã chết rồi". Một số chư Thiên nói như sau: "Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng Sa-môn Gotama sắp sửa chết". Một số chư Thiên nói như sau: "Sa-môn Gotama chưa chết. Sa-môn Gotama, cũng không phải sắp chết. Sa-môn Gotama là bậc A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy".
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực". Rồi này Aggivessana, chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Này Thiện hữu, Hiền giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Này Thiện hữu, nếu Hiền giả có hoàn toàn tuyệt thực, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Hiền giả, và nhờ vậy Hiền giả vẫn sống". Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: "Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư Thiên này đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, thời như vậy Ta tự dối Ta". Này Aggivessana, Ta bác bỏ chư Thiên ấy và nói: "Như vậy là đủ".
Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ". Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như xúp đậu xanh, xúp đậu đen hay xúp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những gọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã qu? úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama có da đen". Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám". Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện".
Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: "Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm chua". Rồi này Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua. Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm Tỷ-kheo đang hầu hạ Ta suy nghĩ: "Khi nào Sa-môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết". Này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ đi và nói: "Sa-môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung túc".
Kinh Trung Bộ - Đại Kinh Saccaka.
Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. ( Túc mạng trí ) Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này". Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến ( sanh tử trí )trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu.
Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục.
Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp);
Sự kiện này thật khó thấy:
- tức là sự tịnh chỉ tất cả hành,
- sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!"
Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.
Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới.
Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có
- hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời,
- có hạng lợi căn, độn căn,
- có hạng thiện tánh, ác tánh,
- có hạng dễ dạy, khó dạy,
- và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm.
Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt...
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên, ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Nay có Alara Kalama là bậc trí thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Alara Kalama, vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này". Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn, Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Alara Kalama đã mệnh chung bảy ngày rồi". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Alara Kalama: Nếu nghe pháp này, Alara Kalama sẽ mau thâm hiểu".
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay có Uddaka Ramaputta-là bậc tri thức, đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Ramaputta. Vị này sẽ mau hiểu Chánh pháp này." Rồi chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Bạch Thế Tôn Uddaka Ramaputta đã mệnh chung ngày hôm qua". Rồi tri kiến khởi lên nơi Ta: "Uddaka Ramaputta đã mệnh chung hôm qua". Này các Tỷ-kheo, Ta nghĩ: "Thật là một thiệt hại lớn cho Uddaka Ramaputta. Nếu nghe pháp này, Uddaka Ramaputta sẽ mau thâm hiểu".
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Ta sẽ thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ mau hiểu Chánh pháp này?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nhóm năm Tỷ-kheo này đã hầu hạ Ta khi Ta còn nỗ lực tinh cần, nhóm ấy thật giúp ích nhiều. Vậy ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho nhóm năm Tỷ-kheo!" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại nghĩ: "Nay nhóm năm Tỷ-kheo ở tại đâu?" Này các Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy nhóm năm Tỷ-kheo hiện ở Baranasi (Ba la nại), tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi ở tại Uruvela lâu cho đến khi mãn ý, Ta lên đường đi đến Baranasi.
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở.
Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau:
- "Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi".
Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rửa chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso).
Này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú. "
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:
"-- Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì này làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?"
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được,
Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú."
Này các Tỷ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm Tỷ-kheo chấp nhận.
Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết giảng cho hai Tỷ-kheo. Ba Tỷ-kheo kia đi khất thực. Ðồ ăn mà ba Tỷ-kheo này khất thực mang về, đủ nuôi sống cho nhóm sáu người.
Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... (như trên)... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc... (như trên)... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn".
Này các Tỷ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn". Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Kinh Trung Bộ - Đại Kinh Khổ Uẩn.
[ DỤC ]
Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các dục? Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục này: Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức... các hương do tỷ căn nhận thức... các vị do thiệt căn nhận thức... các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Này các Tỷ-kheo, y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có lạc hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.
Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả". Này các Tỷ-kheo, như vậy, là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm của dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các dục? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy không thể xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra.
Kinh Vô Ngã Tướng.
Sắc, này các Tỳ kheo, là vô ngã. Này các Tỳ kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"
- Và này các Tỳ kheo, vì sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"
Thọ, này các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"
- Và này các Tỳ kheo, vì thọ là vô ngã, do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"
Tưởng là vô ngã...
Các hành là vô ngã, này các Tỳ kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế nầy!"
- Và này các Tỳ kheo, vì các hành là vô ngã, do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế nầy!"
Thức là vô ngã, này các Tỳ kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"
- Và này các Tỳ kheo, vì thức là vô ngã, do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"
Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Con Rắn.
[ Vô thường - Ngã (ta) - Ngã sở (cái của ta) ]
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
- Bạch Thế Tôn không.
- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
- Bạch Thế Tôn, không
- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
- Bạch Thế Tôn, có.
- Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
- Bạch Thế Tôn, có.
- Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, vô thường.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Bạch Thế Tôn, khổ.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Bạch Thế Tôn, là khổ.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi... tự ngã của tôi"?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, vô thường.
- Cái gì vô thường...?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường... chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
- Bạch Thế Tôn, vô thường.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Bạch Thế Tôn, khổ.
- Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử
- yểm ly đối với sắc,
- yểm ly đối với thọ,
- yểm ly đối với tưởng,
- yểm ly đối với hành,
- yểm ly đối với thức,
1. do yểm ly nên ly tham,
2. do ly tham, nên được giải thoát,
3. trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát.
Ngũ Uẩn
Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
1. Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
2. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
3. Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
4. Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
5. Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Kinh Trung Bộ - Kinh Chánh Tri Kiến.
[ Tứ diệu đế - Bát chánh đạo. ]
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
1. Chư Hiền, thế nào là Khổ ?
1.1, Sanh là khổ,
1.2, Già là khổ,
1.3, Bệnh là khổ,
1.4, Chết là khổ,
1.5, Sầu bi khổ ưu não là khổ,
1.6, Cầu không được là khổ,
1.7, Tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.
2. Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.
3. Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ? Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.
4. Chư Hiền, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh Ðịnh.
[ Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên.]
1. Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết?
Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi là già.
Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết.
Già như vậy và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết.
Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết.
2. Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh?
Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ;
Chư Hiền, như vậy gọi là sanh. Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh
3. Chư Hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu?
Chư Hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.
Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu
4. Chư Hiền, thế nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ?
Chư Hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ
5. Chư Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của ái?
Chư Hiền, có sáu loại ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái.
Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái
6. Chư Hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ?
Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ
7. Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc?
Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc
8. Chư Hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập?
Chư Hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập.
Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập
9. Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc?
Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành,
chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như vậy gọi là danh sắc.
Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc
10. Chư Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức?
Chư Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức
11. Chư Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành?
Chư Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành.
Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành
12. Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh?
Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập , không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh.
Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 1, tr.26.
Phật bảo Anan:
- Tất cả người tu học trên thế gian, vì chưa dứt sạch tập khí phiền não, dù đã tu đến chín bậc thiền định, chẳng thành quả A La Hán.
- Đều do chấp trước sanh tử vọng tưởng, cho là chân thật.
- Nên ngươi dẫu được học rộng nghe nhiều, chẳng thứng Thánh quả.
Kinh Trung Bộ - Kinh Thánh Cầu.
Này các Tỷ-kheo,
1. Một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ.
2. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
3. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các vị Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
4. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
5. Vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.
6. Vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.
7. Vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
8. Vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
9. Vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng.
- Sau khi thấy bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.271
Anan ! Tất cả người tu tâm trong thế gian, chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có Trí Huệ.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1, tr.9
Anan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực.
Nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiên của ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha, Tam Ma và Thiền Na; mà mười phương Như Lai đã tu thành Chánh Giác.
Bấy giờ Phật bảo Oai Đức Tự Tại Bồ Tát rằng:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Khi ấy Oai Đức Tự Tại Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.
-Thiện nam tử! Vô thượng diệu giác cùng khắp mười phương không gian và thời gian, sanh ra Như Lai và tất cả pháp, bản thể đồng nhau, bình đẳng bất nhị, nên những người tu hành thật chẳng có hai. Nếu tùy thuận phương tiện thì số ấy vô lượng, nay qui nạp lại, theo các tánh sai biệt phải có ba thứ.
1. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, lấy tịnh làm hạnh quán tâm thể chẳng động. Do lắng lặng các niệm, vọng tưởng ngừng nghỉ thì thấy tướng nhập khí sanh diệt trong thức thứ tám, quán lâu thì tịnh huệ sanh khởi, bỗng thấy khách trần lăng xăng của thân tâm từ nay diệt hẳn, trong tâm liền cảm thấy tịch tịnh khinh an. Vì tâm được tịch tịnh nên thấy tâm của Như Lai trong mười phương thế giới đều hiển hiện trong đó như hình tượng hiện trong gương, phương tiện này gọi là thiền quán Sa Ma Tha.
2. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, biết tánh của giác tâm và căn trần đều do huyễn hoá mà sanh khởi các huyễn, nay dùng huyễn trí (thỉ giác) diệt trừ kẻ huyễn (vô minh), thì hiện thân biến hoá như huyễn, khai phá vô minh để độ chúng huyễn. Do huyễn thân hoá độ chúng sanh mà chẳng chấp tướng chúng sanh nên trong tâm cảm thấy đại bi khinh an. Tất cả Bồ Tát từ đây khởi hạnh theo thứ lớp tiến lên, cái huyễn của trí năng quán kia chẳng đồng với cái huyễn của cảnh sở quán. Trí năng quán tuy chẳng đồng với cảnh sở quán, nhưng cũng là huyễn, vì sở diệt mà năng còn; nếu chấp năng quán vẫn chưa lìa huyễn, vì năng quán sở quán đều là huyễn, chẳng đồng với kẻ chấp thật có người để lìa hai thứ huyễn (năng sở). Sở quán đã diệt thì năng quán cũng tiêu, cảnh trí đều tuyệt, vậy mới được lìa hẳn tướng huyễn.
Những Bồ Tát này tu theo chánh hạnh ke trên thì được diệu hạnh viên mãn, cũng như mầm Chơn Như trưởng thành nơi đất pháp thân. Phương tiện này gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề.
3. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch, dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, chẳng chấp huyễn hoá và tướng tịnh, liễu tri thân tâm đều là chướng ngại, nay chẳng chấp giác minh (giác minh là cội gốc của vô minh) chẳng kể chướng ngại, thì được diệt hẳn cảnh ngại và vô ngại. Sự thọ dụng tâm thế giới là tướng phiền não, Niết Bàn ở nơi phiền não của cõi trần cũng như âm thanh ở nơi chuông trống, chuông trống dù nhỏ hẹp, nhưng âm thanh vượt ra ngoài xa, chẳng bị khuôn khổ của chuông trống chướng ngại. Như thế Niết Bàn vượt ra ngoài tướng phiền não, cùng khắp pháp giới, cũng chẳng bị phiền não chướng ngại vậy. Tu theo thiền quán kể trên thì trong tâm được tịch diệt khinh an, tùy thuận cảnh giới tịch diệt của diệu giác thì thấy bốn tướng ngã (tự), nhân (tha), chúng sanh, thọ mạng đều là vọng tưởng trôi nổi, tất cả thân tâm đều chẳng thể đến chỗ diệu giác. Phương tiện này gọi là Thiền Na.
-Thiện nam tử! Ba thứ pháp môn này đều là Viên Giác, vì mười phương Như Lai tu hành nơi nhân địa được thân cận tùy thuộc ba môn này, nên do đó thành Phật.
Đủ thứ phương tiện và tất cả đồng dị của mười phương Bồ Tát đều tu hành theo ba thứ pháp môn kể trên mà viên mãn chứng nhập, thành quả Viên Giác.
Cội nguồn truyền thừa - Thiền sư Nguyệt Khê.(Link sách tại ĐÂY.)
Thế nào là thiền ?
Thiền Na là tiếng Ấn Độ, xưa dịch là Tư Duy Tu, sau dịch là Tịnh Lự, gọi tắt là Thiền.
Trước đời Phật Thích Ca, có ông Phất Đang La (Nigranto Jnati Putra) đã sáng lập giáo phái Thiền Na, dùng khổ hạnh để tu luyện. Sau này Phật Thích Ca lập ra sáu thứ Ba La Mật, cái thứ năm cũng gọi là Thiền Na. Kỳ thực hai chữ Thiền Na chỉ là một tên gọi thông thường về phương pháp tu luyện.
Ngôn giáo của Phật Thích Ca bất cứ Đại thừa, Tiểu thừa đều lấy tu Thiền làm chủ yếu. Các phái ngoại đạo mỗi mỗi đều tự lập pháp Thiền của họ. Tên gọi dù đồng nhau, nhưng tính chất nội dung mỗi mỗi chẳng đồng, như Mười Hai Tịnh Pháp Thiền của Phất Đang La, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng của Bà La Môn đều khác; nói về Thiền của Phật giáo như Lục Độ Thiền của Đại thừa, Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên của Tiểu thừa đều có khác nhau. Còn Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa gọi là “Giáo ngoại biệt truyền”, là do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, sau đó Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc. Phái Thiền này chỉ chú trọng phương pháp thực hành, chẳng lập văn tự lý luận, nên gọi là Thiền tông, khác hẳn với các phái Thiền kia.
Thiền Tông ở Trung Quốc từ đời Đường đến đời Tống rất thịnh vượng, truyền đến ngày nay vẫn còn phổ biến khắp nơi. Cho nên người ta nói đến hai chữ “Tham Thiền” đều chỉ pháp Thiền của Thiền tông này. Kỳ thật ở trong Phật giáo, từ Tiểu thừa cho đến Đại thừa, các tông các phái mỗi mỗi đều có pháp Thiền riêng biệt, lý lẽ và phương pháp, trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực mỗi phái mỗi khác. Xét theo lịch sử kể trên, chúng ta muốn lập ra một định nghĩa chính xác của chữ Thiền thật là rất khó, nhưng quyển sách này chỉ sáng tỏ về pháp Thiền của tổ Đạt Ma truyền vào Trung Quốc, do đó chúng ta chỉ có thể dựa theo tông chỉ của Thiền tông, giả thiết một định nghĩa cho chữ Thiền.
Theo pháp tu thông thường, đối với khái niệm của chữ Thiền là từ nhân đến quả, tức là từ nhân vị theo thứ lớp tu tập cho đến chứng quả thành Phật, đều là những phương pháp tiệm tu. Nhưng theo khái niệm của Thiền tông thì chẳng phải vậy, vì đường lối thực hành của Thiền tông là pháp trực tiếp, ngay đó hiện thị quả Phật. Chư Tổ nói: “Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ là sai”. Kỳ thật quả đã được rồi thì nhân cũng đồng thời giải quyết xong, nên gọi là Thiền Đốn Ngộ. Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là “Chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? Vì văn tự là một tên gọi giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc gián tiếp, còn bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy cách gián tiếp của ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Cho nên Phật Thích Ca nói: “Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ”. Lại nói: “Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng”. Thế thì ngôn ngữ văn tự là ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp. Lại, sự chỉ thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm cho ngón tay là mặt trăng. Do đó pháp Thiền trực tiếp Đốn ngộ của Thiền tông bèn tùy nhu cầu thực tế mà ra đời, đồng thời phát triển rộng khắp mọi nơi. Dù nói chẳng lập văn tự, nhưng chẳng phải phế bỏ văn tự, giá trị của văn tự vẫn được chư Tổ của Thiền tông chú trọng, cũng như tổ Đạt Ma dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học.
Thế Tôn ở nơi pháp hội Linh Sơn đưa lên cành hoa, cả chúng đều ngơ ngác, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết bàn Diệu Tâm, Thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp”. Từ đó pháp Thiền trực tiếp của Thiền tông căn cứ theo việc này lấy tâm truyền tâm.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/14/nk.jpg" alt="nk.jpg" width="400 height="400" border="0"> <img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/14/nguyet_khe.jpg" alt="nguyet_khe.jpg" width="400 height="400" border="0">
Kinh Trung Bộ - Kinh Gopaka Moggallàna (108)
Gopaka Moggallana thưa với Tôn giả Ananda:
- Có thể chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?
- Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu.
- Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau.
Ba Tuần nói:Pháp hội Linh Sơn,
Phật tọa trước chúng.
Hoa Trời rớt tay,
Phật giơ, im lặng !
Đại Ca Diếp cười,
Phật truyền Pháp Nhãn !
Chánh Pháp Nhãn này:
Hoa giơ, miệng mỉm.
Ngoài ra không còn,
Lời dạy gì khác !
Cầm hoa đưa lên và im lặng là lời "ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG !"
Đây là lời phó chúc của Phật truyền Chánh Pháp Nhãn cho Ngài Đại Ca Diếp - Sơ Tổ Thiền Tông: " Ta nay có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thật tướng vô tướng, Pháp môn Vi diệu. nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp !", ông hãy khéo hộ trì, chớ để cho đoạn dứt !
Đây là tông chỉ Thiền Tông - Chánh Pháp Nhãn, do Tổ Đat Ma - đời thứ 28 từ Đại Ca Diếp - thiết lập:" Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến Tánh thành Phật."
Đây là diễn giải tông chỉ Thiền Tông - Chánh Pháp Nhãn, do Tổ Huệ Năng - đời thứ 33 từ Đại Ca Diếp - thiết lập:
1. Pháp môn này xưa nay lập Vô niệm làm Tông.
1.1 Vô là vô nhị tướng, vô tất cả tâm trần lao.
1.2 Niệm là niệm Chân như bản tánh.
2. Pháp môn này xưa nay lập Vô Tướng làm Thể.
2.1. Vô Tướng là ở nơi tướng mà lìa tướng;
Đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm.
2.2. Lìa tướng thì pháp thể thanh tịnh, chẳng phải là : ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm.
3. Pháp môn này xưa nay lập Vô Trụ làm Gốc.
3.1. Vô Trụ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khinh rẻ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.
3.2. Đối với tất cả pháp, niệm niệm chẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy Vô Trụ làm Gốc.
Tổ đời thứ 32 từ Đại Ca Diếp, Hoằng Nhẫn căn dặn Tổ Huệ Năng:
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm tựa (Ngài Duy Lực dịch Hán - Việt ).
Khi xưa Đạt Ma Đại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm.
Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền.
Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.
Đã ngưng truyền y bát thì biết rằng, từ đời Tổ Huệ Năng, danh xưng Tổ sư Thiền Tông sẽ không một ai có thể tùy tiện thiết lập, tự xưng được nữa !!!!
Tổ còn không có, lấy đâu ra Phật nào mà thành Đạo lại truyền Pháp thiền Tông gì được !
Phải biết chắc chắn rõ ràng như thế !!!!
Dầu cho tự ngộ, cũng phải dùng Ấn Pháp Lăng Già Kinh để tự kiểm chứng, nếu đọc lời Kinh mà như vịt nghe sấm, vừa đọc chẳng thể liền hội, chỗ thật thấy chưa được như vậy, thì biết rằng chỗ ngộ giải chẳng triệt để !!Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi truyền pháp cho Tổ Huệ Khả, có dặn rằng: “Xứ này có bốn quyển Kinh Lăng Già có thể dùng ấn tâm !"
Ngộ còn chưa triệt để thì tu hành còn nhiều khúc mắc, làm sao tùy tiện xưng rằng: Ta là Tổ đây !
Thật là điều vớ vẩn !!!!!
9 Bậc Thiền Định.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác có nói về ba thứ Thiền quán là: Sa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề (hay Tam Ma Đề) và Thiền Na. Thiền Na này chính là Chánh Pháp Nhãn Tạng - Thiền Tông, được đích thân Phật Thích Ca phó chúc cho Ngài Ma Ha Ca Diếp trên pháp hội Linh Sơn vậy.
------------------------------------------------------------------
này con ma, nếu có người tự xưng hiểu rõ chánh pháp nhãn tạng, dùng lý nhị biên, thuyết âm dương để giảng về đệ nhất nghĩa đế, thời có được gọi là chánh giác? Rồi lại có một người dùng thuyết âm dương chia bản giác thành 2 là phàm phu tánh và phật tánh, giải thích rõ 2 tánh và nói rằng đó là cách duy nhất để thấy được phật tánh, vậy người đó có gọi là giải thoát? Lại một người dùng thuyết bất nhị, mà lý giải thể và dụng của tánh, nói rằng như thế là đệ nhất nghĩa đế, vậy người đó có thật sự hiểu được nghĩa của hư không chăng?
Hư không ở đâu ?
vô biên xứ
Chưa hiểu nghĩa hư không !
Nhét hư không trong đầu,
Đập bể đầu hư không.
Đầu không, bể đâu không ?
Hư không tự tan rã !
vậy mà ta tưởng hư không ở trong mũi thì ra lại ở trong đầu, cám ơn đã chia sẽ
Bịt mũi, ngậm mồm, thở mạnh thì không còn chui ra hai cái tai nữa ! Hề hề
giờ nó chạy khắp cả chỗ, có cách nào gom nó lại hay không?
Thả nó ra !
bó tay thôi, vẫn còn vướng mạng nhện, chắc một thời gian nữa nó sẽ ngoan
Thưa Quý BQT, và các thành viên diễn đàn.
Thành viên Ba Tuần tự nhận là tác giả Nguyễn Nhân. Nhưng nickname lại là Ba Tuần.
Tuy vậy Hắc phong cũng theo yêu cầu mà xóa các bài của buongdungthoidut .
Do vậy, thành viên Ba tuần có trách nhiệm về việc xóa bài này.
Kinh thông báo.
Kinh Trung Bộ - Kinh Đa Giới
Nếu cái này có, (thì) cái kia có;
Do cái này sanh, (nên) cái kia sanh.
Nếu cái này không có, (thì) cái kia không có;
Do cái này diệt, (nên) cái kia diệt.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.111
Tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới…của thế gian đều là Như Lai Tạng, bản tánh vốn trong sạch.
Hôm nay, Như Lai vì cả chúng trong hội này, hiển bày tánh Chân Thắng Nghĩa trong thắng nghĩa; khiến hàng định tánh Thanh Văn và tất cả A La Hán chưa được nhị không (nhân ngã không, pháp ngã không), phát tâm hướng về Thượng Thừa, đều được chỗ tu hành chân chánh, thiết thực chẳng xao động của cảnh giới tịch diệt Nhất Thừa. Các ngươi hãy chú ý nghe.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3, tr.92
Anan bạch Phật:
Như Lai thường giảng về nhân duyên hòa hợp rằng: “Tất cả các thứ biến hóa trên thế gian đều do tứ đại hòa hợp mà sanh”.
Sao nay Như Lai lại bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên và tự nhiên ?
Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật thương xót, khai thị pháp liễu nghĩa chẳng hý luận của Trung Đạo, cho con và chúng sanh được rõ.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo Anan:
Trước đây ngươi nhàm chán các pháp Tiểu thừa: Thanh Văn, Duyên Giác; phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề nên Ta vì ngươi khai thị Đệ Nhất Nghĩa Đế, sao ngươi lại còn đem những hý luận của thế gian, vọng tưởng cho là nhân duyên mà tự ràng buộc ?
Nay ngươi hãy nghe kỹ, Ta sẽ vì ngươi khai thị từng lớp một, cũng khiến những người tu Đại thừa sau này, thông đạt được thật tướng.
Kinh Trung Bộ - Kinh Đa Giới
Thế Tôn nói như sau:
Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita).
Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.
Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.
Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ;
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;
Phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;
Phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.
Như vậy, này các Tỷ-kheo,
Kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ hãi.
Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng.
Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn.
Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, "Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu", như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?"
Cho đến khi, này Ananda, Tỷ-kheo thiện xảo về giới, thiện xảo về xứ, thiện xảo về duyên khởi và thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu".
1. Giới:
1.1, Có mười tám giới này:
- nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới;
- nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới;
- tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới;
- thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới;
- thân giới, xúc giới, thân thức giới;
- ý giới, pháp giới, ý thức giới.
1.2, Có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới.
1.3, Có sáu giới này: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới.
1.4, Có sáu giới này: dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới.
1.5, Có ba giới này: dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
1.6, Có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới.
2. Xứ:
2.1, Nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
2.2, Ngoại xứ: sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp.
3. Duyên khởi:
Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là vô minh duyên hành,
hành duyên thức,
thức duyên danh sắc,
danh sắc duyên lục nhập,
lục nhập duyên xúc,
xúc duyên thọ,
thọ duyên ái,
ái duyên thủ,
thủ duyên hữu;
hữu duyên sanh;
do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt;
do các hành diệt, danh sắc diệt;
do danh sắc diệt, lục nhập diệt;
do lục nhập diệt, xúc diệt;
do xúc diệt, thọ diệt;
do thọ diệt, ái diệt;
do ái diệt, thủ diệt;
do thủ diệt, hữu diệt;
do hữu diệt, sanh diệt;
do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt.
Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.
4. Xứ phi xứ:
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra"
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu ác hành... Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra"
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một khẩu ac hành, một ý ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành... một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một khẩu thiện hành, một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện này có xảy ra".
Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành... hành trì ý ác hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra, khi một người hành trì khẩu ác hành... ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra".
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Vị ấy biết rõ rằng:
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
"Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
1. Mười tám giới: (tr.83 - Quyển 3.)
Nhãn căn – Sắc trần – Nhãn thức
Nhĩ căn – Thanh trần – Nhĩ thức
Tỷ căn – Hương trần – Tỷ thức
Thiệt căn – Vị trần – Thiệt thức
Thân căn – Xúc trần – Thân thức
Ý căn – Pháp trần – Ý thức
2. Bảy đại: (tr.93 - Quyển 3) Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức, Kiến.
3. Sáu nhập: (tr.72 - Quyển 3.) Nhãn nhập, Nhĩ nhập, Tỷ nhập, Thiệt nhập, Thân nhập, Ý nhập.
4. Tam giới: (tr.252 - Quyển 8) Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
5. Ngũ ấm: (tr.65 - Quyển 2) Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, Thức ấm.
6. Hữu lậu và vô lậu: (tr.111 - Quyển 4).
7. Lục căn: (tr.135 - Quyển 4)
8. "Nhất lục đều tiêu" - Nguồn gốc của viên thông. (tr.162 - Quyển 5)
9. Tiệm thứ tiến tu - An lập Thánh vị (tr.240 - Quyển 8)
10. Ngũ ấm ma. (tr.279 - Quyển 9)
11. Chủ - Khách. (tr.30 - Quyển 1)
12. Pháp môn thành Phật - Tam Ma Đề [ Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương ](từ tr.206 - Quyển 6 trở về trước.)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.124
Phú Lâu Na nói:
- Diệu tâm sáng tỏ của con và Như Lai đều viên mãn không hai. Nơi con, vì xưa kia mắc phải vọng tưởng từ vô thỉ, chịu luân hồi đã lâu, nay dù chứng được thánh quả, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo. Nơi Thế Tôn thì tất cả vọng tưởng đều diệt, chỉ diệu tâm chơn thường hiện hành. Vậy xin hỏi Như Lai: Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che khuất diệu tâm, cam chịu chìm đắm?
Phật bảo Phú Lâu Na:
- Ngươi dù trừ được lòng nghi, nhưng còn có mê hoặc chưa dứt sạch, nay ta đem những việc của thế gian hỏi ngươi. Ngươi há chẳng nghe trong thành Thất La Phiệt, có ông Diễn Nhã Đạt Đa, buỗi sáng lấy gương soi mặt, nhìn thấy mặt mày, bỗng ưa cái đầu trong gương, rồi tự trách đầu mình sao chẳng tự thấy mặt mũi, cho là yêu mị, khi không phát điên bỏ chạy. Ý ngươi thế nào? Người ấy vì sao khi không bỏ chạy?
Phú Lâu Na đáp:
- Người ấy tâm điên, chứ chẳng do gì khác.
Phật nói:
- Diệu tâm vốn tròn đầy sáng tỏ, đã gọi là vọng, làm sao có nhân? Nếu có cái nhân, sao còn gọi là vọng? Chỉ do các vọng tưởng xoay vần, tự làm nhân cho nhau, từ mê thêm mê, trải qua vô lượng kiếp, dù được Phật phát minh đại nghĩa, còn chẳng chịu quay về. Cái nhân mê như vậy, do mê tự có, biết cái mê vô nhân thì vọng chẳng chỗ dựa; sanh còn chẳng có, lấy gì để diệt?
- Người đắc đạo Bồ Đề, như người tỉnh giấc nói việc trong chiêm bao; tâm dù rõ ràng, làm sao lấy được những vật trong chiêm bao ra? Huống là vô nhân, vốn chẳng có gì! Như Diễn Nhã Đạt Đa, đâu có nhân duyên gì mà tự sợ đầu mình bỏ chạy. Nếu bỗng nhiên hết điên, cái đầu đâu phải từ ngoài mà được; dù chưa hết điên, đầu cũng chẳng mất. Phú Lâu Na, tánh vọng như thế, làm sao có nhân?
- Nếu ngươi chẳng duyên theo thế gian, nghiệp quả, chúng sanh, ba thứ phân biệt này xoay chuyển liên tục, ba duyên đã diệt thì ba nhân chẳng sanh, tánh điên của Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm ngươi tự dứt, dứt tức là Bồ Đề. Vậy diệu tâm sáng tỏ vốn khắp pháp giới, chẳng từ người khác mà được, chẳng nhờ nhọc nhằn tu chứng mà có.
- Ví như có người, nơi áo mình có hạt châu như ý mà chẳng tự biết, nghèo nàn rách rưới, ăn xin nơi phương xa. Người ấy dù nghèo, hạt châu chưa từng mất, bỗng được người trí chỉ ra hạt châu, liền thành giàu sang tùy theo ý muốn, mới ngộ bảo châu chẳng từ bên ngoài mà có.
Tức thời, A Nan ở trong chúng đảnh lễ chân Phật, bạch Phật rằng:
- Nay Thế Tôn, nói ba nghiệp Sát, Đạo, Dâm diệt rồi thì ba nhân chẳng sanh, và tánh điên của Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm tự dứt, dứt tức là Bồ Đề, chẳng từ người khác mà được. Thế thì rõ ràng là nhân duyên rồi, làm sao Như Lai bác bỏ nghĩa nhân duyên? Chính con do nhân duyên mà tâm được khai ngộ.
- Thế Tôn, nghĩa này chẳng những hàng Thanh Văn hữu học trẻ tuổi như chúng con, cả Đại Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề trong hội này, đều từ nơi ông lão Phạn Chí nghe cái thuyết nhân duyên của Phật, tâm được khai ngộ, thành quả vô lậu. Nay Phật nói Bồ Đề chẳng do nhân duyên, vậy thì cái thuyết tự nhiên của bọn ngoại đạo Câu Xá Ly lại thành đệ nhất nghĩa sao? Xin Phật đại bi, khai phá chỗ mê muội cho chúng con.
Phật bảo A Nan:
- Như Diễn Nhã Đạt Đa, nếu diệt trừ được cái nhân duyên phát điên, thì tánh chẳng điên tự nhiên hiện ra, lý cùng tột của nhân duyên và tự nhiên là vậy.
- A Nan! Nếu đầu của Diễn Nhã Đạt Đa vốn tự nhiên, đã là tự nhiên, thì tại sao sợ đầu bỏ chạy? Ấy là do nhân duyên nào?
- Nếu đầu tự nhiên do nhân duyên nên phát điên, tại sao chẳng tự nhiên do nhân duyên mà mất đi? Đầu vốn chẳng mất, tại sao vẫn còn vọng sanh điên sợ? Thế thì đâu phải nhờ nhân duyên?
- Nếu bản tánh vốn tự nhiên có điên sợ, vậy khi chưa điên, cái điên ẩn núp ở chỗ nào? Nếu tánh chẳng điên là tự nhiên, đầu vốn chẳng vọng, sao lại bỏ chạy?
- Nếu ngộ được cái đầu vốn chẳng mất, tánh điên cuồng vốn vọng danh, thì nhân duyên và tự nhiên đều là hý luận.
- Cho nên ta nói ba duyên diệt rồi tức là tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề sanh, thì tâm sanh diệt được diệt, ấy cũng là sanh diệt; khi sanh và diệt đều sạch, mới gọi là vô công dụng đạo.
- Nếu có sự chẳng sanh, chẳng diệt gọi là tự nhiên, thì tâm tự nhiên này là do sanh diệt đã sạch mà hiện, ấy cũng là pháp sanh diệt, chẳng phải Bồ Đề. Cái lý chẳng sanh diệt kia gọi là tự nhiên, cũng như các tướng lẫn lộn thành một thể của thế gian, gọi là tánh hòa hợp; cái chẳng hòa hợp thì gọi là tự nhiên. Tự nhiên chẳng phải tự nhiên, hòa hợp chẳng phải hòa hợp, tự nhiên và hòa hợp đều lìa, có lìa có hợp đều sai, đến chỗ này mới được gọi là pháp chẳng hý luận.
- Nếu dựa vào chỗ này để thủ chứng Vô Thượng Bồ Đề và Niết Bàn thì quả Phật vẫn còn cách xa lắm. Tại sao? Vì chấp do dụng công tu chứng mà có sở đắc vậy. Kỳ thật, Bồ Đề Niết Bàn vốn saün đầy đủ, chỉ có thể sát na ngộ nhập, chẳng do nhiều kiếp siêng năng tu chứng mà được, dẫu cho nhớ hết diệu lý thanh tịnh như cát sông Hằng trong mười hai bộ Kinh của mười phương Như Lai, chỉ càng thêm hý luận.
- Ngươi dù nói lý nhân duyên, tự nhiên chắc chắn rõ ràng, người đời khen ngươi đa văn bậc nhất, với cái huân tập đa văn nhiều kiếp này, chẳng thể tránh khỏi nạn Ma Đăng Già, phải nhờ thần chú của ta, làm cho Ma Đăng Già dập tắt lửa dâm, sông ái khô cạn, chứng quả A Na Hàm, nơi pháp ta thành tựu tinh tấn, khiến ngươi giải thoát.
A Nan, ngươi dù nhiều kiếp ghi nhớ những lời bí mật nhiệm mầu của Như Lai, chẳng bằng một ngày tu nghiệp vô lậu, xa lìa hai khổ yêu, ghét của thế gian.
Như Ma Đăng Già xưa kia là dâm nữ, do sức thần chú, tiêu diệt lòng ái dục, nay trong pháp ta gọi là Tỳ Kheo Ni Tánh với Gia Du Đà La (mẹ của La Hầu La), cùng ngộ nhân xưa, biết được nhân duyên nhiều kiếp, đều do tham ái làm khổ, chỉ một niệm huân tu pháp vô lậu thiện, nay người thì ra khỏi ràng buộc, người thì được Phật thọ ký, sao ngươi còn tự dối, kẹt nơi thấy nghe?
Bồ Tát Long Thọ.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/15/longthobotat.jpg" alt="longthobotat.jpg" width="500" height="500" border="0">
Ngài Long Thọ cùng với Ngài Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa.
Ngài Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không từ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, trong khi Ngài Vô Trước (cùng với Thiên Thân) truyền thừa những giáo nghĩa bao la của những sự thực hành từ Bồ Tát Di Lặc.
Link tại ĐÂY.
Các tác phẩm trọng yếu:
1. Luận Trung Quán: (1),(2).
2. Luận Đại Trí Độ: (1), (2), (3), (4), (5).
Thế Thân truyện ký chép:
Thế Thân ra đời sau Phật Niết bàn khoảng 900 năm (khoảng thế kỷ thứ ba) ở Bắc Thiên trúc. Thuở mới xuất gia, Ngài tu học theo giáo phái Hữu bộ Tiểu thừa. Thời gian này, Ngài sáng tác bộ Luận A Tỳ Ðạt Ma Câu Xá nổi tiếng, làm sáng danh cho phái Hữu bộ.
Thế Thân có người anh tên Vô Trước, anh em cùng xuất gia tu học. Nhưng người anh thì chuyên tu học Ðại thừa, thấm nhuần sâu sắc giáo nghĩa Ðại thừa.
Trong những tháng ngày đàm đạo, dần dần Ngài Vô Trước chyển hoá được nhận thức của vị sư em. Thế Thân nhận thấy được chổ thậm thâm vi diệu, cao siêu cưú cánh của giáo lý liễu nghĩa Ðại thừa.
Tương truyền rằng: Khi tiếp nhận nguồn giáo lý liễu nghĩa thượng thừa, vi diệu; Thế Thân, ăn năn về những năm tháng mình đã xiển dương giáo lý Tiểu thừa (mà phỉ báng Đại thừa), Ngài có định cắt lưỡi tạ tội.
Vô Trước Bồ tát nói: Lưỡi tự nó không có tội gì. Trước em dùng lưỡi và ngòi bút xiển dương giáo nghĩa Tiểu thừa, giờ đây em cũng dùng lưỡi và ngòi bút để xiển dương chánh giáo Ðại thừa là đủ rồi. Cắt lưỡi có đem lại lợi lạc cho ai.
Từ đó, Ngài Thế Thân chyên sáng tác và truyền bá tư tưởng Ðại thừa qua các tác phẩm Duy Thức Học.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/14/cuocdoicuatosu-votruoc.jpg" alt="cuocdoicuatosu-votruoc.jpg" width="400" height="500" border="0">
Vô Trước.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/14/thethan.jpg" alt="thethan.jpg" width="400" height="500" border="0">
Thế Thân.
Link:
1. Tiểu sử Bồ tát Vô Trước.
2. Tiểu sử Bồ Tát Thế Thân.
Các tác phẩm trọng yếu:
1. Ngài Vô Trước:
- Luận Nhiếp Đại Thừa: (1)
- Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh: (1)
2. Ngài Thế Thân:
- Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá: (1)
- Luận Trung Biên Phân Biệt: (1)
- Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn: (1).
- Duy Thức Tam Thập Tụng: (1)
- Luận Vãng Sanh Tịnh Độ: (1)
Ngài Trí Giả.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/15/trigia.jpg" alt="trigia.jpg" width="400" height="500" border="0">
Trí Giả Đại Sư đã khai sáng ra Thiên Thai Tông tại Trung Quốc, ngoài y cứ các kinh luận của Phật giáo, ngài còn ảnh hưởng rất sâu đậm tư tưởng của Long Thọ. Long Thọ được xem là vị đại sĩ xiển dương giáo lý đại thừa ở thế gian được Phật huyền kí ở kinh Lăng Già: “Nhập lăng Già Kinh vân: Thiện Thệ Niết Bàn hậu, vị lai thế đương hữu Nam Thiên Trúc Tỳ Kheo quyết hiệu vi Long Thọ, năng phá hữu vô tông, hiễn ngã đại thừa pháp...”. Có nghĩa là: Kinh Nhập Lăng già có nói rằng: Sau khi Ta nhập Niết Bàn, đời tương lai có Tỳ Kheo ở nam Thiên Trúc (Thuộc Ấn Độ), hiệu là Long Thọ, hay phá trừ các luận thuyết Có và Không để xiển dương giáo pháp đại thừa của ta…
Thiên Thai Tông lấy Long Thọ làm sơ tổ, Thiền Sư Huệ Văn làm vị tổ thứ hai, Thiền Sư Huệ Tư làm vị tổ thứ ba. Trong tác phẩm Ma Ha Chỉ Quán có viết: “Cao Tổ Long Thọ Bồ Tát, Nhị Tổ Bắc Tề Huệ Văn Tôn Giả, Tam Tổ Huệ Tư Tôn Giả.” Trí Giả rất chú trọng tư tưởng Đại Trí Độ Luận do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch, nổi bật nhất là tư tưởng trung đạo.
Link tại ĐÂY.
Các tác phẩm trọng yếu:
1. Pháp Hoa Huyền Nghĩa: (1). [ Tam Đế ]
2. Ma Ha Chỉ Quán: (1). [ Tam Quán: Không, Giả , Trung ]
- Thiền Chỉ Quán: (1) , (2).
3. Luận Tịnh Độ Thập Nghi: (1)
Ngài Huyền Trang.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/15/ngaihuyentrang.jpg" alt="ngaihuyentrang.jpg" width="400" height="500" border="0">
Tên thật của ngài là Trần Vĩ, sinh năm 600 ở huyện Hầu Thị châu Lạc Xuyên (nay là huyện Uyển Sư tỉnh Hà Nam) Trung Quốc. Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, cha là Trần Huệ đã từng làm huyện lệnh ở Giang Lăng, các thành viên trong gia đình đều là những Phật tử thuần thành, ngài có bốn anh em, người anh thứ hai là Trần Tiệp xuất gia ở chùa Tịnh Độ (Lạc Dương). Có lẽ do những điều thuận lợi như thế nên ngài Huyền Trang đã sớm có cơ hội gần gũi Phật pháp ngay trong thời thơ ấu.
Năm lên 10 tuổi ngài được gia đình cho phép xuất gia trong một ngôi chùa ở Lạc Dương. Ngài thọ giáo Đại Bát Niết Bàn Kinh với Cảnh Pháp sư và Nhiếp Đại Thừa luận với Nghiêm Pháp sư , đến năm 13 tuổi đã thông suốt hai bộ kinh luận này lại được trúng tuyển trong danh sách 27 vị tăng do triều đình tuyển chọn. Qua năm 14 tuổi ngài được sang Thành Đô học bộ Tùy Đàm tập yếu với Cơ Pháp sư và Tiềm Pháp sư, bộ A Tỳ Đàm Phật Trí luận (của ngài Ca Chiên Diên) với Chấn Pháp sư. Ngài học rất chuyên cần và tinh tấn nên chẳng bao lâu đã liễu ngộ hai bộ luận nói trên.
Năm 20 tuổi, ngài Huyền Trang thọ giới Tỳ kheo tại Thành Đô, sau đó ngài tiếp tục học kinh luận và các bộ sớ giải của đất Thục.
Ngài Huyền Trang sau khi học đạo ở nhiều nơi với nhiều danh sư đã nhận thấy rằng trong những điều đã học có nhiều điểm không tương đồng, thậm chí còn tương phản với nhau, không thể lý giải được; lúc đó lại có một vị cao tăng tên Ba-pha-mật-đa-na ở chùa Na-Lan-Đà, học trò của ngài Giới Hiền từ Ấn Độ đến Trường An bằng đường biển để thuyết giáo.
Sau khi gặp vị cao tăng này cộng với những suy nghĩ trên nên ngài quyết định phải du hành sang Ấn Độ để du học những điều chưa hiểu biết và thỉnh về cho quê hương xứ sở những bộ kinh mà Trung Quốc đang còn thiếu sót. Mặc dù có lệnh của vua Đường Thái Tông cấm chỉ việc Tây du, nhưng với ý chí cương quyết và tấm lòng nhiệt thành với đạo, ngài đã lên đường sang Ấn Độ vào tháng tám niên hiệu Trinh Quán thứ 3 đời Đường (năm 629).
Điểm khởi hành là Trường An, ngài đến Tân Châu, Lan Châu rồi Lương Châu ở đây bị vị Đô đốc trấn nhậm xứ này giữ lại do lệnh của Triều đình, nhưng đang đêm ngài lại lẽn ra đi, ngài đến Qua Châu sang sông Hồ Lư rồi một mình ra khỏi Ngọc Môn quan, trực chỉ đất Phật.
Trên đường đến Thiên Trúc (Ấn Độ) ngài đã băng qua con đường dài thăm thẳm với những sa mạc mênh mông, núi cao chớm chở, rừng rậm bạt ngàn… với những sông sâu thăm thẳm, ghềnh thác cheo leo, thú dữ đầy đàn, ác nhân chờ chực. Sau hai năm đối mặt với hiểm nguy với nhiều lần thoát chết ngài đã đến đất Phật thiêng liêng. Ngài tu học ở chùa Na Lan Đà và tham quan nhiều nơi khác, đã chứng đắc được giáo nghĩa thâm sâu của Phật giáo đại Thừa, ngài đã liễu ngộ được mọi vấn đề về chân không - diệu hữu.
Cuối cùng ngài đã mang cái thành quả tri thức này trở về Trung Quốc – nơi quê hương xứ sở của ngài với sự đón tiếp nồng nhiệt của Triều đình và dân chúng. Tính vừa đi vừa về đúng 17 năm, ngài đã xuyên qua một quãng đường gần 10.000 km.
Ngài trở về Trung Quốc vào tháng giêng, niên hiệu Trinh Quán thứ 19 (năm 645). Khi về đến Kustana (một nước giáp biên giới phía đông của Trung Quốc), ngài đã viết thư sai người về kinh đô trình Hoàng đế Trung Quốc báo tin ngài đang trên đường về. Đường Thái Tông truyền lệnh cho Tể tướng Phòng Huyền Linh sắp xếp và tổ chức đón tiếp ngài. Phòng Tể tướng đã cử Hầu mạc Trần Đạt (Đại tướng trấn nhậm xứ Hữu Võ Hầu) Lý Thúc Tông (Tư mã Ung Châu ), Lý Càn Hựu ( Huyện lệnh Tràng An) dẫn phái đoàn đến Tào Thượng để đón tiếp ngài, lễ đón tiếp thật long trọng.
Các loại kinh tượng, pháp bảo, ngài mang từ Ấn Độ về Trung Quốc gồm có:
1/ 150 hạt xá lợi Phật .
2/ 01 tượng Phật bằng vàng theo mẫu dùng trong hang Long Khất trên núi Chánh Giác ở Ma Kiệt Đà, tượng cao ba bộ bốn tấc Anh tính cả đế.
3/ Một tượng Phật bằng gỗ trầm hương tạc hình đức Phật chuyển pháp luân lần đầu ở Varanasi, tượng cao 3 tấc 5 Anh tính cả đế.
4/ Một tượng bằng gỗ trầm, mô phỏng tượng trầm hương do vua Udayana ở xứ Kansamhi, cao 2 tấc 9 Anh tính cả đế.
5/ Một tượng Phật bằng bạc cao 4 tấc Anh tạc hình Như Lai từ cung Trời giáng xuống thành Ca Tỳ La Vệ.
6/ Một tượng Phật bằng vàng cao 3 tấc 5 Anh tính cả đế , tạc hình Đức Phật đang thuyết kinh Pháp Hoa ở núi Linh Thứu xứ Ma Kiệt Đà.
7/ Một tượng Phật bằng gỗ trầm hương cao 1 tấc 3 Anh tính cả đế, tạc hình Đức Phật đang khuất phục mãng xà ở Nagaraha.
8/ Một tượng Phật bằng gỗ trầm hương, tạc hình Đức Phật đang khất thực quanh thành Vaishali, và một số tượng nhỏ khác.
9/ 224 bộ kinh, 192 bộ luận. Trong đó có 15 bản Thượng tọa bộ, 15 bản Đại chúng bộ, 15 bản của phái Chánh Lượng, 22 bản của phái Disatac, 27 bản của phái Ca Diếp tỉ la, 42 bản của phái Pháp Mật, 67 bản của phái Nhất Thiết Hữu, 36 bản Nhân Minh luận, 13 bản Thanh Minh luận. Tổng cộng có 520 hòm kinh sách, phải dùng 20 con ngựa để chuyên chở.
Trong 20 năm kể từ khi về đến Trung Quốc đến cuối cuộc đời, ngài đã dịch 75 bộ kinh luận gồm 1.335 quyển (đúng ra là 68 bộ, vì trong đó có những bộ nhỏ được rút ra từ những bộ lớn). Ngoài ra còn có một bộ hồi ký rất nổi tiếng là Đại Đường Tây Vực ký thường được gọi là Đại Đường Tây Du ký, bộ nầy ngài Huyền Trang cùng ngài Biện Cơ (Khuy Cơ) hợp soạn theo lời yêu cầu của nhà vua. Trong thời gian dịch kinh ngài còn tổ chức truyền bá sâu rộng tư tưởng và giáo nghĩa Duy thức dùng Thành duy thức luận làm cơ sở, sau đó đã hình thành Duy thức tông còn gọi là Duy thức Pháp tướng tông... ( Link tại ĐÂY.)
Tác phẩm trọng yếu:
- Luận Thành Duy Thức: (1), (2)
Ngài Cưu Ma La Thập.
<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/15/lathap.jpg" alt="lathap.jpg" width="500" height="500" border="0">
Ngài La Thập lúc bảy tuổi theo mẹ, từ nước Quy Tư, vượt qua Thông Lĩnh, đến nước Kế Tân ở bắc Ấn Độ tu học Phật Pháp. Ngài ở Kế Tân ba năm thì quay về nhà. Trên đường về nước, đi qua nước Sơ Lặc (hiện nay ở vùng Tân Cương), nghĩ ở đó vài ngày, thì gặp một học giả Đại thừa, vốn là hoàng tử của nước Sa Xa, tên là Tu Lợi Da Tô Ma.
Ngài La Thập nghe ngài Da Tô Ma ở phòng bên cạnh đọc kinh Đại Thừa, khi nghe đến "không", "bất khả đắc", ngài La Thập lấy làm kinh dị, cảm giác rằng những điều này không giống như sở học của mình (Hữu bộ A tỳ đàm), bèn qua phòng của ngài Da Tô Ma chất vấn và biện luận.
Kết quả, ngài La Thập tiếp thọ ý kiến của ngài Da Tô Ma và đã theo Ngài Da Tô Ma học tập những bộ luận Đại thừa như: Trung luận, Thập Nhị Môn Luận...
Vào triều đại Dao Tần, ngài đến Trung Quốc để hoằng dương Phật Pháp, đồng thời đem những luận điển về Tánh Không truyền nhập vào nước này...
Trước khi lâm chung, ngài Cưu Ma La Thập cho mời tăng chúng đến dặn rằng:
- Sau khi ta mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta hỏa thiêu. Nếu quả thực các kinh điển do ta phiên dịch không có điều gì sai lầm thì lưỡi của ta không bị hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì lưỡi của ta tất bị thiêu hóa.
Sau khi lửa tàn, thi thể cháy hết mà lưỡi của Pháp sư vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn sống.
Link tại ĐÂY.
Sau nhiều năm không gặp thầy cũ, Kumarajiva (Cưu Ma La Thập) rất vui mừng và thuyết Pháp Đại Thừa cho thầy nghe.
Bandhudatta hỏi : So với Tiểu Thừa thì Đại Thừa có lợi ích đặc biệt gì ?.
Kumarajiva trả lời, thưa thầy : Đại Thừa chủ trương vạn Pháp đều Không, Tiểu Thừa còn chấp vào danh tướng.
Bandhudatta không đồng ý liền nói : Đại Thừa nói về Không, nhưng Không chỉ là Không, Không có gì cả. Nếu mọi vật đều Không thì học cái Không để làm gì ?.
Kumarajiva cắt nghĩa : Trong cái Không có cái Có, trong Chân Không có Diệu Hữu, trong Diệu Hữu có Chân Không.
Đại Thừa là Giáo Pháp rốt ráo, không như Tiểu Thừa bó buộc trong khuôn khổ danh tự vì vậy mà không dẫn tới giải thoát hoàn toàn.
Bandhudatta nói có một thí dụ về cái Không của Đại Thừa :
Một người điên yêu cầu người thợ dệt, dệt cho một tấm lụa, rồi chê tấm lụa thứ nhất không được tinh xảo, chê tấm lụa thứ hai vẫn còn thô, và tiếp tục chê đến khi người thợ dệt chịu không nổi, đến với tay không, dang hai tay và nói : Đây là tấm lụa tinh xảo nhất.
Người điên nói : Nhưng chẳng có gì trong đó cả.
Thợ dệt nói : Tấm lụa này tinh xảo đến chính tôi là thợ dệt khéo mà cũng không nhìn thấy nó. Người điên hài lòng và hậu đãi người thợ dệt.
Giáo Pháp Đại Thừa cũng vậy.
Ngươi nói trong cái Không có cái Có, nhưng chẳng ai thấy cái Có đó ở đâu cả.
Kamarajiva đáp không phải là vậy và tiếp tục giảng về cái Không và Diệu Hữu trong Chân Không cho thầy.
Sau cùng Bandhudatta nói : Ta muốn xin con làm thầy. Ngạc nhiên trước sự yêu cầu này, Kamarajiva hỏi : Con đã là Đệ tử của Ngài, sao Ngài có thể tôn con làm Bậc thầy được.
Bandhudatta nói : Ta là thầy Tiểu Thừa của ngươi, ngươi là thầy Đại Thừa của ta. Như vậy cả hai đều có Tiểu Thừa và Đại Thừa rất là hợp lý.
Kamarajiva đành chấp nhận sự thỉnh cầu của Bandhudatta.
Link tại ĐÂY.
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Chuyện mèo
|
|
A |
Giới thiệu một người mà tôi yêu mến
|
Các mệnh đề đối nhân xử thế
|
|
Tâm tánh phàm phu linh tinh luận - tapchoi82
|
|
Vô tình diệc vô chủng - Vô tánh diệc vô sanh ( Chổ tham cứu của tapchoi82 )
|