- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Lậu Hoặc và Tập Khí Phiền Não.
Cần tu Giới, Định, Huệ;
Diệt trừ Tham, Sân, Si.
I. Lậu Hoặc:
1. Về Lậu có ba: dục lậu, hữu lậu và vô minh lâu.
1.1, Dục lậu: tham ái, đắm nhiễm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
1.2, Hữu lậu: tham ái, đắm nhiễm sắc giới và vô sắc giới.
1.3, Vô minh lậu: Không rõ Tứ Đế, chưa được Tam Minh - Ngũ nhãn - Lục thông.
Ba Tuần nói:
1. Không rõ Tứ Đế: Nghĩa là tự mình chưa thật sự thấy được Khổ đế, Tập đế, Đạo đế và Diệt đế. Dầu cho học Kinh mà biết, thì cái biết do học ấy cũng gọi là không rõ.
2. Tam Minh: hay còn gọi là Ba Trí.
2.1, Túc mạng minh: Có thể nhớ đến các đời sống quá khứ của chính mình, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Tại chỗ kia, mình có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, mình được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, mình có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này...từ tổng thế, cho đến từng chi tiết nhỏ. Tùy ý muốn biết liền nhớ rõ.
2.2, Sanh tử minh: Ta biết rõ sự sinh tử của chúng sanh. Mang nghiệp gì, thọ sanh nơi nào, tái sanh về đâu...từ tổng thể cho đến từng chi tiết nhỏ. Tùy ý muốn biết liền biết rõ.
2.3, Lậu tận minh: Biết rõ ràng cái gì là Khổ, cái gì là nguyên nhân đưa đến đau khổ, con đường nào có thể vĩnh viết dứt trừ khổ đau và cảnh giới thoát khổ, từng giai đoạn, từng thứ lớp, từng cấp loại...nó như thế nào. Tùy ý đều biết rõ ràng cụ thể.
3. Ngũ nhãn:
1. Nhục nhãn : Là con mặt bằng thịt, chỉ thấy những vật có hình tướng, khi đêm tối hay bị vật khác che lấp thì không thể thấy được.
2. Thiên nhãn. Là mắt của Chư Thiên ở cõi Sắc giới, cũng là mắt của người tu thiền định chứng đắc, bất cứ xa gần, lớn nhỏ, ngày đêm hay bị vật ngăn cách cũng thấy rõ hết.
3. Tuệ nhãn. Con mắt nhìn nhận vạn sự vạn vật của hàng Thanh Văn, Duyên Giác.
4. Pháp nhãn. Là con mắt trí huệ của chư Bồ Tát, thấu triệt tất cả các pháp môn ở thế gian và xuất thế gian một cách rõ ràng, không bị lọt vào tà pháp ngoại đạo nữa.
5. Phật nhãn. Đây đủ 4 mắt trên, thấu triệt tất cả, hoàn toàn sáng suốt.
4. Lục thông:
4.1, Thần túc thông: Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!
4.2, Thiên nhĩ thông: Có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần !
4.3, Tha tâm thông: Biết được tâm của các chúng sanh và loài Người.
4.4, Túc mạng thông: Có thể nhớ đến các đời sống quá khứ của chính mình, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây !
4.5, Thiên nhãn thông: Thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. Khi đó ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
4.6, Lậu tận thông: Tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc ! (Chỉ có bậc Thánh mới đạt được !)
2. Về Hoặc có ba: kiến hoặc, tư hoặc và trần sa hoặc.
2.1, Kiến Hoặc ( hay Lợi sử ): Là những mê lầm thuộc về Lý, gồm có 5:
- Thân kiến
- Biên kiến
- Tà kiến
- Kiến thủ
- Giới cấm thủ.
2.2, Tư Hoặc ( hay Độn sử ): là những thứ mê lầm thuộc về Sự, gồm có 5:
- Tham
- Sân
- Si
- Mạn
- Nghi.
- Hoặc là mê lầm.
- Sử là sai khiến.
- Lậu là thấm ra, rò rỉ.
Kiến Hoặc và Tư Hoặc, gồm 10 thứ , gọi là căn bản phiền não.
- Kiến Đạo thì trừ được Kiến Hoặc.
- Tu Đạo thì trừ được Tư Hoặc.
Muốn chứng quả A La Hán thì cần phải dứt sạch hai thứ Hoặc này.
Ba Tuần nói:
I. Kiến đạo, tức là nhận lại bản tánh vốn trong sạch xưa nay nơi mỗi chúng ta. Cái sự nhận lại này chẳng phải là hiểu biết trên mặt chữ nghĩa, chẳng phải như người đọc Kinh nghe nói: tánh thấy, tánh nghe...thường hằng bất biến, rồi hiểu như thế và cho rằng như vậy là nhận lại, đó là sai lầm !
Cho nên Kinh nói:
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 2, tr.42
Phật bảo A Nan:
- Nay ngươi thấy được ta là do cái kiến tinh sáng tỏ (đệ nhị nguyệt), kiến tinh này chẳng phải là diệu tâm sáng tỏ (đệ nhất nguyệt), gượng nói như mặt trăng thứ hai, cũng chẳng phải bóng của mặt trăng thứ nhất vậy.
Cái sự nhận lại này, Phật ví dụ trong Kinh Lăng Nghiêm như sau:
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.133.
Trước hết phải lọc bỏ cội gốc sanh tử, dựa theo tánh trong lặng chẳng sanh diệt của Diệu Tâm, để xoay các thứ sanh diệt hư vọng trở về Bản Giác.
Như lắng nước đục trong đồ đựng nước, để yên mãi chẳng lay động, đất cát tự chìm và nước trong hiện ra, ấy gọi là bắt đầu uốn dẹp được khách trần phiền não.
Và:
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.128.
Bồ Đề Niết Bàn vốn sẵn đầy đủ, chỉ có thể sát na ngộ nhập, chẳng do nhiều kiếp siêng năng tu chứng mà được.
Cái sự nhận lại này cũng có hai mức, Thiền Tông gọi là Tiểu ngộ và Đại ngộ.
1.Tiểu ngộ:
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.142.
Trở về Bản tánh chân thật, hiện ra sự chiếu soi của tự tánh. Tánh chiếu soi phát ra ánh sáng, thì sự dính mắc của ngũ căn kia liền cùng được giải thoát và tri kiến khởi lên chẳng do cảnh trần.
Cái Tiểu ngộ này thì được cái : " Tri kiến khởi lên chẳng do cảnh trần", tới đây thì công án, chuyển ngữ của chư Tổ, chư Cổ đức có chỗ lãnh hội ngay khi vừa đọc. Chăng qua suy nghĩ !
Muốn kiếm chứng chỗ ngộ này, thì chỉ cần gặp một người cùng sở ngộ, đưa ra một chuyển ngữ ( lời nói dứt đường suy lường ), thì nếu đã đạt cảnh giới tiểu ngộ, tự nhiên phát khởi lời đáp, liền đưa ra câu trả lời ngay !
Chư Cổ đức nói: " Thấy phải thấy ngay, suy nghĩ liền sai !" , chính là chỉ cho chỗ, có hỏi liền đáp này vậy !
Đây là Tiểu ngộ ! Đây là chỗ "tiêu lục còn nhất", là ngộ Tri Kiến Phật.
Người Tiểu ngộ thì có chỗ hỏi thì đáp được, có chỗ hỏi thì chẳng đáp được ! Cái chỗ đáp chẳng được này không phải là không có lời đáp, mà đáp chẳng đúng nghĩa !
Chỗ đáp chẳng đúng nghĩa này chỉ có người Đại ngộ mới kiểm tra được ! Nếu người Tiểu ngộ còn cố chấp vào tri kiến của mình, cho rằng ta là phải, thì tự nhiên bị kẹt, chẳng thể tiến thêm !
2. Đại ngộ:
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.142.
Chiếu soi chẳng duyên theo lục căn, mà nhờ lục căn phát ra ánh sáng, do đó, sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau.
Đây là "tiêu lục, tiêu nhất", nhập Tri Kiến Phật, cái thấy ở cảnh giới này là "Bổn lai vô nhất vật".
Tới đây mới chính thức bắt đầu sự Tu Đạo "hiệu quả".
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.137.
A Nan! Nay Ngươi muốn ngược dòng sanh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa; cái nào sâu, cái nào cạn; cái nào viên thông, cái nào chẳng viên thông. Nếu Ngươi ngay nơi những căn này ngộ được căn nào viên thông, nương theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ thì so với các căn khác, hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp.
II. Tu Đạo: Đây là giai đoạn dẹp trừ tập khí.
Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.133
Được tánh chẳng sanh diệt của Bản giác làm cái tâm nhân địa, rồi mới viên thành sự tu chứng của quả địa.
Gạn bùn hết sạch, chỉ còn nước trong, gọi là dứt hẳn căn bản vô minh, tướng minh thuần nhất thì tất cả biến hiện đều chẳng gây ra phiền não và đều hợp với diệu đức trong sạch của Niết Bàn.
Tới đây thì thần thông xuất hiện, ngũ uẩn giai không, sinh tử vô ngại, đi ở tự do !
2.3, Trần sa hoặc:
- Thấy phiền não của chúng sanh nhiều như cát bụi (trần sa), không dám bước ra cứu độ chúng sanh.
II. Tập Khí Phiền Não:
1. Tập khí ( hay chủng tử ): chia làm ba loại: thiện, ác và vô ký. Tập Khí , nói nôm na, bao gồm những: kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, tội, phước...của chúng ta huân tu, tập luyện nơi đời sống, ở đủ mọi cảnh giới, trong vô lượng vô số kiếp tích chứa nơi Tạng Thức - A Lại Da.
2. Phiền não gồm có ba: căn bản phiền não, tùy phiền não và bất định phiền não.
Ba Tuần nói:
Căn bản phiền não và bất định phiền não còn gọi là căn bản vô minh.
Tùy phiền não còn gọi là khách trần phiền não. Câu nói "Phiền là chạy theo ngoại cảnh, não ấy tự sinh trong tâm", là chỉ cho tùy phiền não này !
2.1, Căn bản phiền não:
1. Tham dục
2. Sân hận
3. Si mê
4. Kiêu mạn
5. Nghi ngờ
6. Tà kiến
2.2, Tùy phiền não:
1. Phẫn nộ
2. Hận thù
3. Phiền muộn
4. Che giấu
5. Dối trá
6. Nịnh bợ
7. Kiêu ngạo
8. Tổn hại
9. Ganh ghét
10. Keo kiệt
11. Không biết xấu hổ
12. Không biết hổ thẹn
13. Bất tín
14. Lười biếng
15. Buông lung
16. Hôn trầm
17. Bồn chồn
18. Mất chánh niệm
19. Tà tri
20. Tán loạn
2.3, Bất định phiền não:
1. Ngủ say
2. Hối tiếc
3. Tìm tòi
4. Dò xét
Kinh Trung Bộ - Kinh Tất cả các lậu hoặc.
Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy.
Thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý.
- Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
- Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
1. Có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ:
2. Có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ:
3. Có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ:
4. Có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ:
5. Có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ:
6. Có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ:
7. Có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ:
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.138
Phật bảo A Nan:
- Nay ngươi đã được quả Tu Đà Hoàn, diệt được kiến hoặc của chúng sanh ba cõi trên thế gian, nhưng còn chưa biết những tập khí hư vọng đã tích chứa trong căn từ vô thỉ, tập khí ấy phải nhờ tu đạo mới được dứt trừ.
Khi đã dứt trừ, tức là đến bậc vô học, chẳng những biết được quá trình dời đổi của sanh, trụ, dị, diệt nơi một chúng sanh, mà còn biết được những hành tướng vi tế, niệm niệm dời đổi của tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới.
Ngươi là bậc Tu Đà Hoàn, dù được tiêu lục, nhưng chưa diệt nhất, ví như hư không đặt vào nhiều khuôn hình, do khuôn hình khác nhau nên nói hư không có khác, nếu trừ bỏ khuôn hình, xem lại hư không thì nói hư không là một, hư không làm sao lại vì ngươi mà thành đồng hay dị, huống chi còn gọi là một hay chẳng phải một! Vậy biết, sự thọ dụng của lục căn cũng như vậy.
Chưa dứt sạch tập khí phiền não, thì gọi là hàng hữu lậu, hữu học.
Dứt sạch tập khí phiền não, chứng quả A La Hán thì gọi là hàng vô lâu, vô học.
Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân thị pháp thân.
Anh thấy chăng :
Dứt học, vô vi, nhàn đạo nhân,
Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân.
Tánh thực vô minh là Phật tánh,
Thân chẳng huyễn hóa tức pháp thân.