Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
biết vậy, nên chẳng thắc mắc chuyện ... người nên hay không
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Biết Mà Không Dính Mắc.

Không Dính Mắc Mà Biết.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Truyện thứ ba

Ðại Lãng ( Sóng Lớn )

Một tay đô vật nổi danh tên là O-nami (Ðại Lãng ) sống vào đầu thời Minh Trị .
O-nami mạnh vô cùng và biết thuật đấu vật . Trong những cuộc đấu riêng tư anh ta đã đánh bại luôn cả thầy , nhưng anh ta lại bị những học trò mình ném xuống đài trong cuộc đấu công khai . Anh ta cảm thấy xấu hổ vô cùng .
O-nami thấy cần sự giúp đỡ của một Thiền Sư . Hakuin, một Thiền sư lang thang , đang dừng bước tại một ngôi đền nhỏ ở gần đấy , vì thế O-nami đến viếng Hakuin và nói cho Hakuin nghe chuyện buồn của mình . Hakuin khuyên :
_ “ Tên anh là Ðại Lãng , vậy tối nay hãy ở lại đây . Hãy tưởng tượng anh là những cơn sóng to lớn nhất . Anh sẽ là một tay đấu vật không cần sợ hãi nữa . Anh sẽ là những cơn sóng khổng lồ đó , đang đùa quét hết tất cả mọi vật trước mặt , đang nuốt chửng tất cả con đường của chúng . Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch trên đất này “.
Hakuin rút lui . O-nami ngồi trầm tư , cố gắng tưởng tượng mình là những con sóng . O-nami nghĩ đến nhiều vật khác nhau . Rồi từ từ anh ta chuyển sang cảm giác thấy sóng càng lúc càng nhiều . Ðêm càng khuya , sóng càng lớn . Chúng quát sạch tất cả những bông hoa cắm trong những chiếc độc bình . Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt . Trước khi trời sáng , ngôi đền chỉ còn là một cơn thủy triều dâng lên của biển cả mênh mông .
Sáng hôm sau , Hakuin tìm thấy O-nami còn đang thiền định , trên mặt anh ta thoáng nhẹ một nụ cười . Hakuin đập nhẹ vào vai nhà đô vật :
_ “ Bây giờ thì không còn gì có thể quấy rầy anh được nữa . Anh là những con sóng đó . Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh “.
Ngay hôm đó, O-nami vào cuộc đấu trắc nghiệm. Anh ta đã thắng . Sau đó, ở Nhật không ai đánh bại anh ta được .

____________

Kính bác Văn Học !

Con nghi ngờ tiểu phẫm nầy không thể hiện gì về Thiền Tông (Zen) mà chỉ nói lên "Sức mạnh của Thiền định" ?
Không biết có phải vậy không ?

Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Ngài Lâm Tế hỏi đạo 3 lần đều bị Ngài Hoàng Bá đánh như vậy Đánh là Thiền chăng?



 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Truyện thứ ba

Ðại Lãng ( Sóng Lớn )

Một tay đô vật nổi danh tên là O-nami (Ðại Lãng ) sống vào đầu thời Minh Trị .
O-nami mạnh vô cùng và biết thuật đấu vật . Trong những cuộc đấu riêng tư anh ta đã đánh bại luôn cả thầy , nhưng anh ta lại bị những học trò mình ném xuống đài trong cuộc đấu công khai . Anh ta cảm thấy xấu hổ vô cùng .
O-nami thấy cần sự giúp đỡ của một Thiền Sư . Hakuin, một Thiền sư lang thang , đang dừng bước tại một ngôi đền nhỏ ở gần đấy , vì thế O-nami đến viếng Hakuin và nói cho Hakuin nghe chuyện buồn của mình . Hakuin khuyên :
_ “ Tên anh là Ðại Lãng , vậy tối nay hãy ở lại đây . Hãy tưởng tượng anh là những cơn sóng to lớn nhất . Anh sẽ là một tay đấu vật không cần sợ hãi nữa . Anh sẽ là những cơn sóng khổng lồ đó , đang đùa quét hết tất cả mọi vật trước mặt , đang nuốt chửng tất cả con đường của chúng . Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch trên đất này “.
Hakuin rút lui . O-nami ngồi trầm tư , cố gắng tưởng tượng mình là những con sóng . O-nami nghĩ đến nhiều vật khác nhau . Rồi từ từ anh ta chuyển sang cảm giác thấy sóng càng lúc càng nhiều . Ðêm càng khuya , sóng càng lớn . Chúng quát sạch tất cả những bông hoa cắm trong những chiếc độc bình . Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt . Trước khi trời sáng , ngôi đền chỉ còn là một cơn thủy triều dâng lên của biển cả mênh mông .
Sáng hôm sau , Hakuin tìm thấy O-nami còn đang thiền định , trên mặt anh ta thoáng nhẹ một nụ cười . Hakuin đập nhẹ vào vai nhà đô vật :
_ “ Bây giờ thì không còn gì có thể quấy rầy anh được nữa . Anh là những con sóng đó . Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh “.
Ngay hôm đó, O-nami vào cuộc đấu trắc nghiệm. Anh ta đã thắng . Sau đó, ở Nhật không ai đánh bại anh ta được .

____________

Kính bác Văn Học !

Con nghi ngờ tiểu phẫm nầy không thể hiện gì về Thiền Tông (Zen) mà chỉ nói lên "Sức mạnh của Thiền định" ?
Không biết có phải vậy không ?

Kính !

Cám ơn bạn Hắc phong đã hỏi !

Theo thiễn ý Vô Học :

Gió tuy mát mẻ nhưng nếu tập trung lại thì là giông là bảo, có thể "bốc" một chiếc xe du lịch "quăng" lên trời, nước tuy nhu nhuyển nhưng vẫn có sức mạnh cuốn trôi nhà cửa. "Tâm Ý Thức" của chúng ta nó có khả năng làm những chuyện "kinh thiên động địa", bởi thiên với địa hay cả "sơn hà đại địa" chúng cũng đều là sản phẫm do ý thức thêu dệt nên mà thôi.

Biết được sức mạnh của Ý thức khi được TẬP TRUNG, rất nhiều pháp môn Thiền Định ra đời. sự tập trung ý thức của thầy bùa thầy ngải, thầy phù thủy cũng là một hình thức của Thiền Định, Ngoại đạo cũng dùng Thiền định mà có được thần thông.
Phật tử bình dân thường không phân biệt "thế nào là đạo Phật ?" thì hay đồng hóa tất cả mọi chuyện do kết quả Thiền định mà có đều là đạo Phật.

Đặc biệt ở Trung Hoa có một Tông Phái Phật "CHỈ THẲNG CHÂN TÂM, THẤY TÁNH THÀNH PHẬT"_ do Tổ Sư Đạt Ma khai sáng _ gọi là Thiền Tông (Zen). Tuy có chữ Thiền nhưng trọng tâm là TUỆ chứ không phải Thiền định.

Như đức Lục Tổ Huệ Năng khi đến Tào Khê suốt 8 tháng trường chỉ đứng đạp chày giả gạo _ chứ có ngồi Thiền gì đâu _ mà được truyền Tâm ấn. Sau đó mất 16 năm ở chung với thợ săn, Ngài cũng chẳng có thuyền bè gì thế mà tự tiến bộ đến quả vị Bất Thối.

Đây là một bằng chứng hùng hồn rằng Thiền Định chỉ là thứ yếu (không quan trọng) trong Thiền tông.

Cho nên không cứ vị nào có ngồi Thiền nhiều đều đặn thì đều là Thiền sư. Mà vị ấy phải lảnh hội được "Tâm Tông", "Yếu chỉ Phật pháp" mới chính danh Thiền Sư được.

Ngày nay chúng ta vì chữ HÒA HỢP cho nên tất cả Tỳ Kheo có biết chút chút những câu chuyện Thiền, chúng ta đều tôn xưng là Thiền sư "tuốt".

Có một số vị rất mắc cở với danh xưng nầy : "Tui cũng còn đang mày mò trong rừng Phật pháp bao la, chưa biết lối ra, làm sao làm Thiền Sư được ?"

Cò đa số vì hiểu lầm chữ Thiền (Zen) là có ngồi Thiền định, cho nên khi tự cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm ngồi Thiền bèn tự nhận mình là Thiền sư.

Việc nầy nếu không khéo sẽ làm TỔN ĐỨC của người tu, hậu quả là CÀNG TU CÀNG TỆ.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Ngài Lâm Tế hỏi đạo 3 lần đều bị Ngài Hoàng Bá đánh như vậy Đánh là Thiền chăng?



gay bong chay.jpg Nhờ "ăn gậy" mà Ngài Lâm Tế thành Tổ.

Ngày nay H/p rất thèm được "ăn gậy" như vậy, nhưng Ngài Hoàng Bá thì đã viên tịch lâu rồi !

Hu...Hu.... ! Thèm quá đi thôi.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Nếu nhờ ăn gậy mà thành Tổ thì đệ tử của Ngài Hoàng Bá đều thành Tổ hết nhưng mà không phải như vậy.

Không phải là Ngài Lâm Tế thì dù được Tổ Hoàng Bá đánh 30 gậy cũng không được lợi ích.

KC không hề nghe thấy ở Việt Nam xưng các vị Xuất Gia là Thiền Sư bao giờ cả.

Dạy Thiền thì gọi là Thiền Sư nhưng chỉ có Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Duy Lực (đã viên tịch), Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh được tôn xưng là Thiền Sư
(không phải là các Ngài tự xưng).

Ngồi mà Tâm Vọng Tưởng chẳng phải là Ngồi Thiền.

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Nếu nhờ ăn gậy mà thành Tổ thì đệ tử của Ngài Hoàng Bá đều thành Tổ hết nhưng mà không phải như vậy.

Không phải là Ngài Lâm Tế thì dù được Tổ Hoàng Bá đánh 30 gậy cũng không được lợi ích.
Mod Kim Cang nói chí phải.

Đệ tử theo học với Ngài Hoàng Bá thì đông, nhưng thành tựu như Ngài Lâm Tế phỏng được mấy người ?
Dĩ nhiên là thành tựu đạo quả hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng theo Hắc phong thì có duyên gặp được bậc Giác Ngộ là yếu tố quan trọng bậc nhất. Duyên may gặp được bậc Giác Ngộ (sinh cùng thời) thì cơ hội thành đạo nhiều hơn.

Hắc phong thấy tiếc cho những ai đã có duyên may được sinh cùng thời với bậc Giác, nhưng chấp nhất quá sâu dày thành ra "có mắt cũng như mù" chẳng phân biệt vàng thau gì cả, "có tai cũng như điếc" nghe những "lời vàng ngọc" mà như "vịt nghe sấm" chả có ích lợi gì. (như Ngài Thần Tú vậy !)

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
KÍNH LỄ THẦY KIMCANG .
Không phải là Ngài Lâm Tế thì dù được Tổ Hoàng Bá đánh 30 gậy cũng không được lợi ích.
là chuyện đương nhiên rồi - tại vì cây gậy của Tổ chỉ dùng để đánh vật " hihi!" - còn 1 căn mà đối với 6 đối tượng mà không lầm - thì cho dù Đại Ca của Tổ + với Tổ củng
không quýnh được 1 gậy - huống chi 300 ?.
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cùng các bạn !
Chúng ta ai cũng biết câu chuyện con rùa mù gặp bọng cây :

" Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Chốn đại địa này biến thành biển cả; bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đông khi tây, vì bị sóng dập gió dồi liên tiếp; mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa ngóc đầu tìm cây và chui đầu vào cây, có dễ gặp không?

Ngài A Nan trả lời rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển thì mênh mông, cây lại cây nổi, trôi theo chiều sóng gió đẩy đưa; đông tây bốn hướng nào có đậu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được.

Phật dạy: Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng có hy vọng; còn như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong năm thú mà tái sanh được thân người, mới thật là khó hơn rùa gặp cây bọng gấp mấy. Vậy nên các ngươi ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm học đạo mới được”.


Bây giờ cũng câu chuyện nầy thử chúng ta so sánh theo cách khác "Được thân người đã khó, gặp Chánh pháp Phật để mà tu theo lại càng khó hơn vạn bội"

Ai có Chánh Pháp Phật ?

Chỉ có những bậc đã Giác Ngộ mới có Chánh Pháp Phật, còn kỳ dư những vị chưa Giác Ngộ chỉ có TƯƠNG TỢ PHÁP đã là giỏi lắm rồi (nếu không muốn nói là chỉ có Thần Tiên Pháp _ Ngoại đạo pháp).

Mến !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Ngài Thần Tú không phải là chẳng Chứng Ngộ chỉ là so với Lục Tổ cho nên mới thấy là chổ Chứng Ngộ chưa bằng.

Ngài Thần Tú dạy Tiệm Tu Tiệm Ngộ, Đức Lục Tổ dạy Đốn Ngộ Đốn Tu.

Như là mặt trăng sáng đêm rằm tuy là sáng nhưng chẳng thể so với mặt Trời.

Như là lấy Cử Nhân mà so với Thạc Sĩ cho nên mới thấy Cử Nhân chưa cao.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Ngài Thần Tú không phải là chẳng Chứng Ngộ chỉ là so với Lục Tổ cho nên mới thấy là chổ Chứng Ngộ chưa bằng.
......
Kính mod Kim Cang ! cho phép Vô Học phản biện nhé :

_ Trong đạo Phật, khi hành giả "chứng ngộ chưa cao" nghĩa là có thấy Chân Lý (Bản Thể Tâm) nhưng chỉ thấy một khía cạnh _ một nét _ như Ngài Hư Vân Hòa thượng hay Sư cô
Satomi Myodo, mời đọc "Hoa trôi trên sóng nước" :
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9794

(Lúc đó vì bị hiểu lầm Vô Học đã bị khóa nick, đành phải tạo nick KẺ QUA ĐƯỜNG để tiếp tục cái "duyên nợ dở dang" với Diễn đàn nầy)

Hai vị mà Vô Học nêu tên là BẬC "chứng ngộ chưa cao" đó (có thể gọi là quả NHẬP LƯU _ Tu Đà Hườn). Dầu chưa cao nhưng cũng đã biết mùi vị CHỮ KHÔNG.

Còn Ngài Thần Tú, cụ thể nhất là bài kệ :

Thân thị Bồ đề thụ (Thân như cây Bồ đề : CÓ THÂN)
Tâm như minh cảnh đài (Tâm như đài gương sáng : CÓ TÂM)
Thời thời cần phất thức (Ngày đêm ráng lau chùi : CÓ LÀM)
Vật sử nhạ trần ai (Chớ để dính bụi trần : CÓ PHÁP cần tránh né).

Cái gì cũng CÓ hết thì đương nhiên có Địa Ngục, có trần lao, có sinh tử. Như thế này thì cùng kẻ phàm mê có khác gì đâu mà gọi là CHỨNG NGỘ !

Hãy xem bài kệ của Ngài Huệ Năng :

Bồ đề bổn thụ (Giác tánh nào phải cội cây : KHÔNG THÂN)
Minh cảnh diệc phi đài (Gương sáng há có đài : KHÔNG TÂM)
Bổn lai nhất vật (Xưa nay KHÔNG một vật : KHÔNG PHÁP)
Hà xứ nhạ trần ai ?! (Chỗ nào dính bụi trần ?! : KHÔNG NƠI CHỐN).

Đấy ! Chứng ngộ là nhận ra KHÔNG THÂN, KHÔNG TÂM, KHÔNG PHÁP, không còn chỗ bám víu. "Dĩ vô sở đắc cố ........"

Ngài Thần Tú lúc đó đang hiểu lầm Phật pháp _ còn đang suy nghĩ giống kẻ phàm phu thì chứng ngộ cái gì ?

Chân Lý Phật pháp không giống như những điều kẻ phàm phu chúng ta tưởng. Nếu nó giống thì đâu phải nhọc đến các vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát phải nhập thế để truyền giảng Chánh pháp, tôn xưng SỰ GIÁC NGỘ.

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Truyện thứ Tư

Bài Thơ Cuối Cùng Của HoShin

Thiền sư Hoshin đã sống ở Trung Hoa nhiều năm .
Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản , ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử . Khi thấy mình đã già lắm rồi . Hoshin kể lại cho các đệ tử một câu chuyện mà Hoshin đã nghe được lúc Hoshin còn ở Trung Hoa . Câu chuyện như thế này :
_ Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp một năm nọ , Tokufu thấy mình đã quá già và biết mình sắp chết , Tokufu nói với các đệ tử :” Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi “.
Các đệ tử tưởng ông nói đùa , nhưng Tokufu là một bậc thầy có tấm lòng độ lượng , nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm .
Vào một buổi chiều năm mới , Tokufu kết luận :
_ “ Các con đã đối xử tốt với ta . Ta sẽ giả từ vào chiều mai , khi tuyết ngừng rơi “.
Các môn đệ của Tokufu đều cười cho rằng Tokufu đang đóng trò và nói chuyện vô lý bởi vì đêm nay trời đất quang đãng , thì làm gì có tuyết rơi , và ngày kế các đệ tử không tìm thấy tokufu đâu cả . Họ chạy vào thiền phòng , Tokufu đã qua đời ở đó .
Hoshin , người đã kể lại câu chuyện này , nói với các đệ tử mình :” Một thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình , nhưng nếu ông ta thật sự muốn làm thế , ông ta có thể làm được “.
Một đệ tử hỏi :” Thầy làm được ?”
Hoshin đáp :” Ðược , Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây “.
Không một đệ tử nào tin lời Hoshin , hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình . Hoshin nhắc :
“ Bảy ngày đã qua . Thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con . Theo thường lệ , thầy phải viết một bài thơ để vĩnh biệt , nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp . Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy “.
Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa , nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết :
Hoshin ho?i “ Con sẵn sàng chưa ?”
Người viết đáp :” vâng , bạch thầy “.
Rồi Hoshin đọc :
“ Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng .
Tánh sáng là gì ?
Bài thơ là một dòng ngắn gồm bốn hàng như thường lệ , vì thế người đệ tử nói :” Bạch thầy chúng con là một dòng ngắn “.
Hoshin hét lên một tiếng : “ Kaa ! “ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng , rồi ra đi .

_______________

Kính bác Văn Học ! Con thắc mắc ở đây nói :
"Bài thơ là một dòng ngắn gồm bốn hàng như thường lệ"
mà con chỉ đọc thấy có ba ?
Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Chứng Ngộ có cạn sâu khác nhau.

Bồ Tát trong Tam Hiền chưa nhập vào bậc Thập Địa vẫn là Bồ Tát.

Sự Chứng Ngộ
KHÔNG THÂN, KHÔNG TÂM, KHÔNG PHÁP
cũng có cạn sâu sai biệt.

Bồ Tát Sơ Địa cũng thấy
KHÔNG THÂN, KHÔNG TÂM, KHÔNG PHÁP
nhưng chẳng bằng Bồ Tát Nhị Địa lần lên cho đến bậc Đẳng Giác Nhất Sanh Bổ Xứ.




 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Truyện thứ Tư

Bài Thơ Cuối Cùng Của HoShin

Thiền sư Hoshin đã sống ở Trung Hoa nhiều năm .
Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản , ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử . Khi thấy mình đã già lắm rồi . Hoshin kể lại cho các đệ tử một câu chuyện mà Hoshin đã nghe được lúc Hoshin còn ở Trung Hoa . Câu chuyện như thế này :
_ Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp một năm nọ , Tokufu thấy mình đã quá già và biết mình sắp chết , Tokufu nói với các đệ tử :” Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi “.
Các đệ tử tưởng ông nói đùa , nhưng Tokufu là một bậc thầy có tấm lòng độ lượng , nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm .
Vào một buổi chiều năm mới , Tokufu kết luận :
_ “ Các con đã đối xử tốt với ta . Ta sẽ giả từ vào chiều mai , khi tuyết ngừng rơi “.
Các môn đệ của Tokufu đều cười cho rằng Tokufu đang đóng trò và nói chuyện vô lý bởi vì đêm nay trời đất quang đãng , thì làm gì có tuyết rơi , và ngày kế các đệ tử không tìm thấy tokufu đâu cả . Họ chạy vào thiền phòng , Tokufu đã qua đời ở đó .
Hoshin , người đã kể lại câu chuyện này , nói với các đệ tử mình :” Một thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình , nhưng nếu ông ta thật sự muốn làm thế , ông ta có thể làm được “.
Một đệ tử hỏi :” Thầy làm được ?”
Hoshin đáp :” Ðược , Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây “.
Không một đệ tử nào tin lời Hoshin , hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình . Hoshin nhắc :
“ Bảy ngày đã qua . Thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con . Theo thường lệ , thầy phải viết một bài thơ để vĩnh biệt , nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp . Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy “.
Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa , nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết :
Hoshin ho?i “ Con sẵn sàng chưa ?”
Người viết đáp :” vâng , bạch thầy “.
Rồi Hoshin đọc :
“ Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng .
Tánh sáng là gì ?
Bài thơ là một dòng ngắn gồm bốn hàng như thường lệ , vì thế người đệ tử nói :” Bạch thầy chúng con là một dòng ngắn “.
Hoshin hét lên một tiếng : “ Kaa ! “ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng , rồi ra đi .

_______________

Kính bác Văn Học ! Con thắc mắc ở đây nói :
"Bài thơ là một dòng ngắn gồm bốn hàng như thường lệ"
mà con chỉ đọc thấy có ba ?
Kính !
Cám ơn Hắc phong đã hỏi :
_Theo Vô Học trong trường hợp nầy, bản dịch mà Hắc phong trích đăng đã SAI, bản dịch mà bác Bình trích đăng rõ nghĩa hơn :


<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Rồi Hoshin bắt đầu đọc :
Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng
Tánh sáng là gì ?
………………….
Thường lệ bài thơ gồm bốn dòng, vì thế người đệ tử nói “Bạch thày, còn một dòng ngắn”.
Hoshin hét lên một tiếng “Kaa…!” như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi ra đi.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?16218-Góp-nhặt-cát-đá/page4
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào các đạo hữu
ptd bận nên đến chậm


Chúng ta vẫn biết "tam sao thất bổn" (ba lần chép lại thì dễ có sự sai sót) , hà huống chi từ tiếng Trung hoa được dịch sang tiếng Nhật , rồi tiếng Nhật lại dịch sang tiếng Việt

Kinh bác V/H
Theo ptd hai truyện "Đốt Am " của Trung Hoa và Nhật Bản là hai truyện khác nhau .

Qua kiến giải của DH NVH thì KC thấy để DH HP làm MOD chuyên mục Thiền tông là làm khó cho DH HP rồi

Chào Kimcang
Theo cách hiểu của ptd về hai truyện này thì đơn giản , đơn giản hơn cách hiểu của bác V/H và KC

Truyện "Đốt Am" của Nhật : bà già đó nghe cô gái thuật lại nhà sư nói "Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông . Không nơi nào là không ấm áp ", bà già đó biết nhà sư đã không còn bị ái
và dục chi phối , nhưng bà thấy nhà tu còn kẹt : trước một cô gái (nhiều dục vọng ) mà nhà tu không có một lời cảnh tỉnh giáo hóa cho một chúng sinh còn chìm đắm trong vô minh . Theo bà già đó thì nhà sư chỉ tu giải thoát cho một mình mình thôi nên còn kẹt .

Truyện "Đốt Am" của Trung Hoa : Bà già nghe người con gái của bà nói nhà tu tự diễn tả "ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh , ... , tìm một chút hơi ấm cũng không có " như vậy là nhà tu còn cần hơi ấm từ cô gái (?). Bà già đó thấy nhà tu này còn kẹt vì chưa ly được ái và dục

Đó là cách hiểu của ptd.

Truyện thứ tư
Bài thơ cuối cùng của Ho shin

Câu truyện này nói về hai thiền sư đã liễu được sanh tữ và biết trước giờ cuối . Nhưng tại sao thiền sư Tohufu lại nói với đệ tử của thầy , là thầy sẽ đi vào lúc tuyết ngừng rơi , vào một thời điểm không có tuyết rơi ?


Thân Kính


__________
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
DH PDT hiểu như vậy bởi vì DH PDT không Tu Thiền.

Câu chuyện bà già đốt am là nói về cảnh giới của người Tu Thiền.

Vị Sư đã đạt đến mức Không Động với Ái Dục nhưng Còn Trụ Vào Không Động.

Bà già là một người Tu Thiền rất cao đã hơn vị sư kia nên muốn cảnh tỉnh vị sư đó.

Như chuyện Ngài Đơn Hà Thiên Nhiên đốt tượng Phật cảnh giác vị viện chủ vậy.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào đh KC
Vâng , cách hiểu của KC có thể là kiến giải từ Thiền Tông

Còn ptd phân tích nội dung như sau :

- Bà già gởi một cô gái giauf dục vọng đến dụ dỗ nhà tu nhưng cô gái thất bại
_ " Bà lão than : ... Hắn không cần đáp ứng sự đam mê, nhưng ít nhất hắn cũng phải tỏ ra có một chút từ tâm chứ "

Thì ptd hiểu là bà già muốn nói đến lòng từ bi đối với cô gái

Còn ptd có tu thiền hay không thì ptd tự biết .

Thân

________
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Rồi Hoshin bắt đầu đọc :
Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng
Tánh sáng là gì ?
………………….
Thường lệ bài thơ gồm bốn dòng, vì thế người đệ tử nói “Bạch thày, còn một dòng ngắn”.
Hoshin hét lên một tiếng “Kaa…!” như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi ra đi.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?16218-Góp-nhặt-cát-đá/page4
Kính quý đạo hữu :

_ Theo quý vị, câu thứ tư trong bài thơ có thể là câu gì ?

Kính !


 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính quý đạo hữu :

_ Theo quý vị, câu thứ tư trong bài thơ có thể là câu gì ?

Kính !



Đh Hắc Phong ơi
Bài thơ thường có bốn dòng , nhưng bài thơ của thầy Ho shin thì đặc biệt chỉ có ba dòng mà thôi.Không cần thêm dòng thứ tư đâu Hắc Phong ạ ?

(Vì "tánh sáng" thì : Như thị tánh bất lập ngôn tự)(mà nói cái này cũng là có nói rồi)

HP cứ tu đi thì sẽ biết . Mến.

_________
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên