Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Qua câu chuyện Bố đại Hòa thượng, con thắc mắc :

_ Ngài Bố đại Hòa thượng là một vị Đại Giác Ngộ (Hóa thân đức Di Lặc), mà sao con không thấy trong chuyện kể về những lần Ngài giảng dạy Giáo Lý, đăng đàn thuyết pháp, tạo dựng Thiền môn ? chuyện kể rằng Ngài chỉ rong chơi đùa vui với mọi người.
Vậy rong chơi đùa vui, phân phát bánh kẹo với mọi người là độ sinh, là Phật sự hay sao ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Bậc Giác Ngộ thì bất cứ hành động gì cũng có thể Khai Ngộ cho người khác còn như Chưa Chứng Ngộ thì dù nói Pháp như mưa rơi không dứt cũng không có thể Khai Ngộ cho người khác.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Qua câu chuyện Bố đại Hòa thượng, con thắc mắc :

_ Ngài Bố đại Hòa thượng là một vị Đại Giác Ngộ (Hóa thân đức Di Lặc), mà sao con không thấy trong chuyện kể về những lần Ngài giảng dạy Giáo Lý, đăng đàn thuyết pháp, tạo dựng Thiền môn ? chuyện kể rằng Ngài chỉ rong chơi đùa vui với mọi người.
Vậy rong chơi đùa vui, phân phát bánh kẹo với mọi người là độ sinh, là Phật sự hay sao ?

Kính !
mà sao con không thấy trong chuyện kể về những lần Ngài giảng dạy Giáo Lý, đăng đàn thuyết pháp, tạo dựng Thiền môn ?
Hắc phong ơi ! những chuyện ấy chỉ là hình thức, chỉ là cái "vỏ ngoài" của Phật pháp mà thôi. "Vỏ ngoài" thì cõi Nam Diêm Phù đề nầy đã quá đủ _ có khi còn dư thừa nữa _ Ngài Di Lặc không đến với thế gian để thêu dệt tô điểm thêm cho cái "vỏ ngoài" của Phật pháp.

Đối với một vị Hóa thân Phật - Hóa thân Đại Bồ tát, chúng ta chỉ thấy cái hiện hạnh mà không thể thấy cái MẬT HẠNH được.

Bạn ơi, cái khả năng thấy bằng con mắt thịt (nhục nhãn) của chúng ta đâu có bao nhiêu, những gì là tia tử ngoại, sóng vô tuyến, sóng siêu âm, .... đều là những cái có thật đang hiện hữu quanh ta mà nào ta có biết.

Một vị Đại Giác Ngộ vào đời độ sinh thì ngoài cái hiện tướng mà chúng ta thấy nghe hãy còn những việc làm âm thầm _ của thể Báo Thân _ mà "trời đất không hay, quỷ thần không biết", đây cũng gọi là "bất khả tư nghì".

Xét về phần HIỄN GIÁO thì :
"rong chơi đùa vui, phân phát bánh kẹo với mọi người" vẫn là VÔ PHI PHẬT PHÁP đó bạn ạ.

Nếu phải tạm cắt nghĩa cái ẪN NGỮ cao tột nầy thì có thể nói :

TRONG BIỂN CHÂN THƯỜNG NẦY THÌ MỌI CHUYỆN TẦM THƯỜNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ BÌNH ĐẲNG "KHÔNG HAI" VỚI NHỮNG CHUYỆN PHI THƯỜNG, PHI PHI THƯỜNG.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Truyện thứ Sáu
Một Ông Phật
Nguồn: vnthuquan

Ở Tokyo vào thời Minh Trị có hai Thiền Sư nổi bậc với hai cá tính trái ngươc hẳn nhau . Một người tên là Unsho , một đại sư ơ Shingon , Unsho giữ giới luật của Phật một cách nghiêm chỉnh . Unsho không bao giờ uống rượu dù chỉ một giọt nhỏ , cũng không dùng cơm sau mười một giờ vào buổi sáng . Một người khác tên là Tanzan , là một giáo sư triết học ở Ðại học Hoàng gia Nhật , không bao giờ để ý đến giới luật . Khi nào thích ăn , Tanzan ăn và khi nào thích ngủ ngày Tanzan ngủ . Một hôm Unsho đến viếng Tanzan , nhằm lúc Tanzan đang uống rượu , mặc dù lưỡi của một Phật tử thì không được nhiễm một giọt nhỏ nào cái thứ nước độc hại đó .
Tanzan đón mừng Unsho :
_ Ồ chào sư huynh . Anh có uống rượu không ?.
Unsho nghiêm giọng phàn nàn :
_ Tôi không bao giờ uống rượu.
Tanzan nói :
_ Một người không biết uống rượu không phải là người.
Unsho nổi sùng kêu lên :
_ Anh muốn bảo tôi bất nhân . Ðúng . Bởi vì tôi không dầm mình trong những thứ nước độc ấy ! Rồi nếu tôi không là người , tôi là cái gì ?
Tanzan tươi cười đáp :
_ Một ông Phật !

_________

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong muốn nghe ý kiến của quý đạo hữu, theo quý vị thì :​

1. Câu chuyện nầy mang tính châm biếm nhẹ nhàng, rất đáng để cho chúng ta nhắc lại những lúc "trà dư tữu hậu".​

2. Thiền sư Unsho là người hiểu Thiền và sống Thiền, câu chuyện nhằm giới thiệu một NÉT độc đáo của Thiền Tông.​

3. .....​

Kính !​
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
HẮC-PHONG KÍNH
Nếu HACPHONG thấy câu chuyện nầy mang tính châm biếm nhẹ nhàng - thì bangtam lại thấy câu chuyện nầy nó nặng như cái bông sen bằng đá - bự như cái bàn -
và ở chính giửa có 1 ông Phật được " Tạo Ra " mà chúng ta có thể gọi nôm na là Phật Sự .
Còn NÉT độc đáo của Thiền Tông thì bangtam không biết - xin lổi nha ! hihi !

KÍNH
bangtam
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính đh Hắc Phong và đh Nguyenvanhoc2006

Vì các đh đã xin ý kiến thì mình cho ý kiến :

_ Thiền sư Un sho là một người hiểu Thiền và sống Thiền hay không thì ptd không biết . Nhưng cái mà ptd biết là : câu truyện này là một câu truyện mang đầy thiền vị , thiền ý . Nó xứng đáng gọi là một thiền truyện . Bởi vì những lý do sau đây : khi đọc nó chúng ta phải tập trung tư duy , do đó chúng ta gạt được mọi vọng tưởng điên đảo , để nghiền ngẫm và quán xét tính cách trái ngược của hai nhân vật đồng là tu sĩ xuất gia ở cửa Thiền , một là Un sho nghiêm giữ giới luật, một là Tanzan sống ngoài giới luật . Một Un sho sao có vẻ thật dễ hiểu , một Tan san sao có vẻ thật khó hiểu : đó là người tu thật hay tu giả .vv.., Đến khi Un sho từ chối ly rượu mời của Tan zan , vị tu sỹ này muốn tán thán ông là Phật ( còn bản thân Tan zan chưa muốn thành Phật ? ) thì Un sho lại nghĩ là ông ta chê bai mình . . Ở đây người đọc xoáy vào " điểm nóng" này , có thể thấy là Tanzan thật đơn giản còn chính Un sho mới thật khó hiểu ....Ngoài ra người đọc còn có cơ hội động não về Phật và Nhân hai tính cách khác nhau .
Vì lý do trên , và có thể còn những lý do khác nữa , truyện này được xếp vào thiền truyện . Chỉ nhẹ nhàng như thế thôi . Các đh tưởng Thiền là cái gì phải "nặng ký " sao ?

Xin chào

______
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Truyện thứ Sáu



Một Ông Phật
Nguồn: vnthuquan


Ở Tokyo vào thời Minh Trị có hai Thiền Sư nổi bậc với hai cá tính trái ngươc hẳn nhau . Một người tên là Unsho , một đại sư ơ Shingon , Unsho giữ giới luật của Phật một cách nghiêm chỉnh . Unsho không bao giờ uống rượu dù chỉ một giọt nhỏ , cũng không dùng cơm sau mười một giờ vào buổi sáng . Một người khác tên là Tanzan , là một giáo sư triết học ở Ðại học Hoàng gia Nhật , không bao giờ để ý đến giới luật . Khi nào thích ăn , Tanzan ăn và khi nào thích ngủ ngày Tanzan ngủ . Một hôm Unsho đến viếng Tanzan , nhằm lúc Tanzan đang uống rượu , mặc dù lưỡi của một Phật tử thì không được nhiễm một giọt nhỏ nào cái thứ nước độc hại đó .
Tanzan đón mừng Unsho :
_ Ồ chào sư huynh . Anh có uống rượu không ?.
Unsho nghiêm giọng phàn nàn :
_ Tôi không bao giờ uống rượu.
Tanzan nói :
_ Một người không biết uống rượu không phải là người.
Unsho nổi sùng kêu lên :
_ Anh muốn bảo tôi bất nhân . Ðúng . Bởi vì tôi không dầm mình trong những thứ nước độc ấy ! Rồi nếu tôi không là người , tôi là cái gì ?
Tanzan tươi cười đáp :
_ Một ông Phật !

_________

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong muốn nghe ý kiến của quý đạo hữu, theo quý vị thì :​

1. Câu chuyện nầy mang tính châm biếm nhẹ nhàng, rất đáng để cho chúng ta nhắc lại những lúc "trà dư tữu hậu".​

2. Thiền sư Unsho là người hiểu Thiền và sống Thiền, câu chuyện nhằm giới thiệu một NÉT độc đáo của Thiền Tông.​

3. .....​


Kính !​
V/h xin chào các bạn !

Đọc Thiền sư Unsho nầy, chúng ta thấy phảng phất hình bóng của chúng ta, những người chăm chỉ tu hành, nghiêm trì Giới Luật, chúng ta "dị ứng" với những ai không giữ Giới, làm xấu đi hình ảnh người tu Phật (phe ta), chúng ta không muốn mọi người cười chê kẻ phá Giới _ vốn có "bà con" với ta.

Thông thường nghiêm trì Giới Luật sẽ làm cho chúng ta được tạm an ổn để mà tiếp tục tu hành, sự an ổn từ ngoại cảnh tạo điều kiện tốt cho Thiền dễ Định tâm. Tâm (vọng tâm) có định thì Trí Tuệ dễ phát sanh. Hành giả Giới Luật nghiêm, Thiền Định khá mà không được dạy dỗ đúng chánh pháp Phật thì chưa có khác gì Ngoại đạo.


Điều căn bản thứ nhất của Phật pháp là phá Ngã chấp, điều căn bản thứ hai của Phật pháp là phá Pháp chấp, chớ không phải căn bản của Phật pháp là Giới Luật và Thiền Định.
Nhiều người trong chúng ta hiểu lầm điều nầy, tưởng rằng Giới Luật và Thiền Định là căn bản của Phật pháp _ chỉ kiên trì hai món nầy thì ta sẽ Giác Ngộ.

Không đâu Trí Tuệ mới tiếp cận Giác Ngộ, Trí Tuệ suốt thông thì mới nhận ra rằng :
Những gì mà ta ôm giữ đều là MA.

Cho nên có câu thơ : "Hữu ý trồng hoa _ hoa ủ rủ, Vô tâm tiếp liễu _ liễu xanh um" .

Bởi trong khi cố tu cho thành đạo, thường tạo nên CÁI TÔI QUÁ LỚN, cố chấp nhiều, rồi thấy nghe những gì không giống với chấp nhất của ta thì phiền não nổi lên, cụ thể là : "Unsho nổi sùng kêu lên".

Thiền sư Tanzan có Giác Ngộ hay không ? chỉ một câu nầy (Một ông Phật !) ta chưa thể khẳng định được, nhưng phong cách sống cởi mở hình như cũng hay hay (theo v/h).

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
và có thể còn những lý do khác nữa , truyện này được xếp vào thiền truyện . Chỉ nhẹ nhàng như thế thôi . Các đh tưởng Thiền là cái gì phải "nặng ký " sao ?

KÍNH CÁC TIỀN BỐI
Nếu có " nặng ký " thì bangtam xin phép " Đập cho nát " . Ngoài ra Thiền là gì bt không hề ... biết .

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
và có thể còn những lý do khác nữa , truyện này được xếp vào thiền truyện . Chỉ nhẹ nhàng như thế thôi . Các đh tưởng Thiền là cái gì phải "nặng ký " sao ? (Phithuydu)

KÍNH CÁC TIỀN BỐI
Nếu có " nặng ký " thì bangtam xin phép " Đập cho nát " . Ngoài ra Thiền là gì bt không hề ... biết .

KÍNH
bangtam
Kính chị bangtam !
Hắc phong kính chị "có gan" nói (đập cho nát) và em tin rằng chị không nói suông, nhưng đập cái gì thì em xin chị nói cụ thể hơn, chứ nói "đập cho nát" mà không xác định là cái gì thì là đập hư không chăng ?
Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Hắc phong kính chị "có gan" nói (đập cho nát) và em tin rằng chị không nói suông, nhưng đập cái gì thì em xin chị nói cụ thể hơn, chứ nói "đập cho nát" mà không xác định là cái gì thì là đập hư không chăng ?

Kính đh HP
ptd xin trả lời thay cho BT

1_ bt muốn đập cho nát nan giải của câu truyện như một thoại đầu
2- bt muốn đập cho nát vô minh để đạt giác ngộ
3- bt muốn đập cho nát hư không để đạt tánh sáng


Xin thưa đh HP
Khi nói "chỉ nhẹ nhàng như thế thôi , các đh tưởng Thiền là cái gì phải nặng ký sao " thì ptd đã nói hơi vắn tắt lời ,nên mờ nghĩa chăng ?
Ý của ptd là , câu truyện thiền là những câu truyện nhẹ nhàng , khác với những bài luận giải về Kinh , Luật ... đầy kiến giải luận lý .
Thật ra ptd cũng không biết gì về Thiền đâu . MOD KIMCANG là người rành rẽ về pháp môn Thiền Tông.

Kính đh V/H
Phần trả lời trước thì ptd có ý kiến :


Chúng ta không muốn mọi người cười chê là kẻ phá giới

Có thể Tanzan thấy Un sho có vẻ giữ giới để được mọi người kính trọng, và từ chỗ đó ngã chấppháp chấp là CÒN


Không đâu , Trí Tuệ mới tiếp cận giác ngộ , Trí Tuệ suốt thông thì mới nhận ra rằng NHỮNG GÌ MÀ TA ÔM GIỮ TRONG LÒNG ĐỀU LÀ MA


ptd hiểu như sau : có thể Tanzan thấy Un sho đang chấp sự giữ giới của mình , trong khi Sự Giữ Giới chỉ là Phương Tiện chứ chưa phải là Cứu Cánh trong đạo Phật .

Bên cạnh một Un sho vô cùng trân trọng Giới Luật , một Tanzan cố ý làm cho mọi người thấy sự không giới luật của mình , có thể là Tanzan HIỆN TƯỚNG sống ngoài giới luật để ... ( bạn nghĩ gì khi Tanzan tặng cho Un sho ba chữ " MỘT ÔNG PHẬT " ? )


Xin chào đh .

______________
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Nếu có " nặng ký " thì bangtam xin phép " Đập cho nát " . Ngoài ra Thiền là gì bt không hề ... biết .
KÍNH
bangtam

<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->Nè chị bangtam ơi !
Hắc phong kính chị "có gan" nói (đập cho nát) và em tin rằng chị không nói suông, nhưng đập cái gì thì em xin chị nói cụ thể hơn, chứ nói "đập cho nát" mà không xác định là cái gì thì là đập hư không chăng ?
Hắc-Phong Kính !
Cám ơn lời hỏi của Hắc-Phong nhe - và bangtam xin thưa như vầy : " Cũng may - vì câu của bt bắc đầu bằng chử "nếu" - hè hè ! thành ra chưa có
đập cái gì hết " - " còn nếu có thể thì bangtam phải đập ngây nơi cái ý tưởng của bt chớ đập ở đâu ".
Và em cũng xin cám ơn chị Phithuydu đã trã lời giùm cho em nhe. " Làm chị coi bộ sướng quá hén ! hihi ! ".
Chị Du ơi ! lời của chị em trong bài viết trên em thấy không có mờ nghĩa gì đâu - xin chị đừng có ngại .

KÍNH
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính tất cả quý đạo hữu !
Hắc phong thành thật xin lỗi, vì link trích đăng và H/p đã sử dụng, hôm nay không truy cập được, đành phải tìm địa chỉ khác :
http://www.quangduc.com/TruyenNgan/122chuyenthien01-20.html#3.
http://www.wattpad.com/281349-g%C3%B3p-nh%E1%BA%B7t-c%C3%A1t-%C4%91%C3%A1?p=2

Hai địa chỉ nầy trùng khớp nội dung với nhau, nhưng khổ cho H/p là thứ tự bài không giống như chúng ta đang triển khai, thôi thì kính mong quý đạo hữu hoan hỉ chỉ đọc nội dung, những bài đã thảo luận Hắc phong sẽ không tái đăng, chúng ta sẽ tuần tự triễn khai những bài kế tiếp, các bạn có đồng ý với Hắc phong như thế hay không ?

Hôm nay chúng ta đế tiểu phẫm : 5. Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai các bạn nhé !


5. Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai
Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư. Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm. Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời. Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."

Kính quý đạo hữu, xin mời các vị cho ý kiến.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
.....

5. Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai
Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư. Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm. Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời. Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."

Kính quý đạo hữu, xin mời các vị cho ý kiến.

Chào các bạn !

Vô Học xin mở lời tâm sự trước đây :
_ Hình như vị Tăng sinh này chính là Vô Học đấy các bạn ạ !

Trong Vô Học có đầy đủ thất tình lục dục, và cũng như mọi người V/h dấu kín phàm tâm của mình như "mèo dấu cứt" (hì...hì...! "tốt khoe, xấu che" mà lị).

Mà khổ ghê, hồi đó v/h chìm ngập trong mơ tưởng, hàng rào Giới luật bao vây bốn phía thì V/h chui hàng rào ra, dụng những pháp quán như quán Vô thường, quán Bất tịnh, quán Tử thi, đều vô hiệu. Lúc bấy giờ v/h mới thấm thía sức mạnh của Nghiệp chướng.

Yêu, Mơ tưởng, sợ mọi người biết, sợ phạm giới thế là bên trong V/h là cả một bải chiến trường mà hầu hết là xác "quân ta" :mozilla_sealed:

Nhìn nàng thì v/h thấy khá rõ (?), v/h biết đối tượng của mình ưa cái gì và không thích cái gì, v/h không biết vẽ tranh nhưng hình bóng của nàng khắc ghi đầy đủ chi tiết trong tâm v/h, thế là Phật pháp "không có cửa" trong lòng v/h lúc bấy giờ.

Hồi đó v/h không may mắn được nghe lời cảnh tỉnh của vị Ni sinh kia, cô ấy bình thản nói như thế có nghĩa là lòng không hề rung động, nhưng thay vì từ chối "thẳng thừng" cô ấy lại cho phép ôm, ở đây chúng ta thấy rõ vị Ni sinh nầy lòng "lạnh như băng" chớ không phải vì ham muốn đụng chạm xác thịt mà nói như thế.
Ôi ! như một "gáo nước lạnh" dập tắt lửa lòng, làm "chàng" Tăng sinh thôi mơ tưởng.
Lửa lòng càng bức bách, đè nén nó càng âm ỉ khôn nguôi.
Gở bỏ mọi rào cản thì có khi lại hay.
Hãy xem con chó bạn nuôi, khi bạn xiềng xích nó lại, thì nó "làm dữ" tưởng chừng như khi được tháo xiềng thì nó sẽ chạy mất tiêu, nhưng thực tế lại không như thế, khi bạn tháo xiềng cho nó thì nó chỉ chạy một hai vòng rồi quay về nằm ngoan ngoản nơi thềm nhà.

Tình yêu trai gái là gì ? Là sự ngây thơ tin vào cái ảo ảnh, tưởng rằng nó là thật và sẽ đứng yên với thời gian.

Có một thi sĩ nào đó đã nói rằng :
"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở (nghĩa là khi chưa được thỏa mãn _ như ý mong cầu)
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề" .
Nghĩa là cái say đắm mặn nồng hôm nào đến nay nó đã đi đâu mất tiêu, chỉ còn lại mỗi ngày qua "nửa nầy" lại càng phát hiện ra nhiều cái xấu xa _ khuyết điểm _ của "nửa kia".

Tu Phật là mong muốn biết tận ngọn nguồn của vạn pháp, sao lại lấp liếm che đậy ? không dám đối diện và nhận chân cái "bọt bèo", cái "sương khói" của các pháp, mà tình yêu là một trong các pháp huyễn hóa ấy.

Mến !


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
KÍNH CÁC TRƯỞNG BỐI .
bangtam xin thưa - cũng may là đời bt chưa bao giờ yêu ai - mà cũng may mà chưa có lần nào có 1 người khác phái yêu bt bao giờ . hihi ! - nên bangtam rất là vụng về
khi nói về đề tài tình yêu của nam và nử - thì hihi! bt không có kinh nghiệm .
Tuy nhiên trong tinh thần tu học thì bangtam thấy điểm nổi bật nơi câu :
"Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."

Theo bt thì có nghĩa là : Tôi hay Bạn cũng đều có cái NGÃ [ là cái tôi ] - mà THIỀN là đôi mắt trí tuệ nhìn lại cái TÔI để tu tập - Nếu TÔI và BẠN không có cái TÔI và TRÍ TUỆ
thì lấy gì để Thiền quán ? .

KÍNH
bangtam
:032:
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong câu chuyện Thiền thì một người là Chấp Giới Tướng một Người Đạt Giới Tánh.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
đh V/H ơi
Nếu người ni sinh ấy cho người tăng sinh một cái hẹn riêng ở một chỗ , rồi hai người cùng than mây khóc gió :"...Có phải tình băng giá là tình nồng hai chúng ta ? Có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian ..." thì cũng hay lắm , vì họ tự thấy tình của họ đẹp, thấy được như vậy cũng hay.

Còn người ni sinh làm cái kiểu này , thì cũng tốt : hai người sẽ chuyển tình yêu thành tình bạn, thêm được một người bạn thân là tốt rồi.

Theo ptd , cô ấy không lòng "lạnh băng" đâu . Mà lòng quá ấm , cho nên cô ấy chịu được sự chuyển tình yêu thành tình bạn rất dễ dàng và tự nhiên . Người thiếu tình đạo thì cần tình yêu trai gái nhiều...

Thân chào đh.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Mà khổ ghê, hồi đó v/h chìm ngập trong mơ tưởng, hàng rào Giới luật bao vây bốn phía thì V/h chui hàng rào ra, dụng những pháp quán như quán Vô thường, quán Bất tịnh, quán Tử thi, đều vô hiệu. Lúc bấy giờ v/h mới thấm thía sức mạnh của Nghiệp chướng.
Kính bác Văn Học !

Theo con có lẻ lúc ấy bác chưa chiến đấu "hết mình", rồi bác đổ thừa cho Nghiệp chướng chăng ?

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
CHỊ PHITHUYDU KÍNH .
Sao em thấy người ta hay nói : " lòng lạnh như băng " - hay như chị đã nói : " lòng lạnh băng " mà em thấy có cái còn lạnh hơn nữa kìa - thí dụ như câu
nầy mà em mới đọc được trong cuốn truyện của "Eo-si-end" là : " Giọt nắng vàng tê tái ở niềm riêng - Ta nghe lạnh hơn giữa màu giá tuyết ." đó ! thấy hôn ?
Chị THUYDU ơi ! không phải em cản mọi người đừng có xài chử " băng " mà nói vậy đâu - mà em thấy ngoài ra còn nhiều từ diễn tã cái lạnh lùng hơn nữa mà mọi
người hỏng chịu xài thôi hà - chớ em hỏng có bị dính líu ảnh hưởng cái gì đâu .
Với lại xin phép chị cho em hỏi - chị không phải là ni cô đó mà sao chị biết là cô đó dễ dàng nhận 1 tình cãm mới mà chị gọi là tình bạn vậy ?- hihi ! theo em thấy thì
tâm cô ấy đang như cục nước đá vậy !.
Và em xin chờ nghe thêm nhiều góp ý về cái nghĩa chính của câu chuyện đó - hy vọng sau lời góp ý của em - chủ đề không bị loảng nữa . hihi !

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Theo con có lẻ lúc ấy bác chưa chiến đấu "hết mình", rồi bác đổ thừa cho Nghiệp chướng chăng ?

Kính !

Có lẻ là như vậy !
Nhưng V/h xin được tự biện hộ cho mình :

_ Bạn ơi ! Theo v/h biết Nghiệp quả có 2 loại, một loại "đã chín" và một loại "chưa chín". Với loại "chưa chín" thì ta còn có thể "vùng vẫy" chút đỉnh, với loại "đã chín" thì những chúng sinh vô minh như chúng ta đừng có hòng mà "cục cựa" được gì.
Thậm chí đã chứng quả A-La-Hán đầy đủ lục thông như Ngài Mục Kiền Liên vẫn phải chịu "bó tay" trước Nghiệp chướng của Mẹ là bà Thanh Đề.
Bởi cớ sao ?
Một chúng sinh Vô Minh như người đang lặn hụp trong biển Nghiệp thì không thể tự mình thoát ra khỏi Nghiệp lực (vì không có điểm đứng _ chân không chạm đến đất cứng). Bậc đã chứng quả Vô sanh như người được ngồi trên "thuyền thúng", chỉ có thể giúp những trường hợp đơn giản _ dị thục _ chưa chín. Trường hợp của Bà Thanh đề Ngài Mục Kiền Liên phải cầu cứu đến nhiều chiếc "thuyền thúng" liên kết lại với nhau (chư Tăng) lại thêm một sợi dây thừng dài, đầu nầy tội nhân nắm, đầu kia cột chặt vào cội tùng trên bờ (thần chú _ cầu tha lực chư Giác Ngộ).

Chân không chạm "đất đáy" thì "chiến đấu" gì được !

Có những người đã chiến thắng được lòng mình, vượt lên số phận, rồi họ tưởng rằng mọi người ai cũng có thể làm được như họ nếu cố gắng hết mình. Không đâu, những người đó kết cấu Nghiệp lực của họ Thiện nhiều hơn Ác họ mới thành công, còn những người Nghiệp thức Ác nhiều hơn Thiện thì khó có thể gắng gượng gì được.


Thien Nghiep.webp

Trong Vô Học thì biểu đồ ngược lại :

1. Ác Nghiệp.

2. Thiện Nghiệp.
3. Vô ký.

Cho nên thường "thua cuộc".


Kẻ thắng lòng mình là ai ? Chỉ là người nhiều Thiện Nghiệp _ vẫn là NGHIỆP trói buộc trong Sanh Tử Luân Hồi.


Truyện nầy được xếp vào chuyện Thiền vì Thiền không chủ trương trừ Vọng, diệt Vọng, mà là cần biết Vọng :


QUÂN BẤT KIẾN!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân.


Người hởi có hay !
Vô tu, vô chứng : người liễu Đạo

Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân
Thực tánh của vô minh là Phật tánh.
Vạn nẽo luân hồi đâu chẳng Pháp thân.



君不見

絕學無為道人
不除妄想不求真
無明實性即佛性

幻化空身即法身


(Chứng đạo ca _ Vĩnh gia Huyền giác.)
Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
NAM MÔ BỔN-SƯ-THÍCH-CA-MÂU-NI-PHẬT .
Con nguyện nương theo Phật Pháp để không còn vô minh - thoát ra mọi đam mê của ái dục .
Kính Bác Văn-Học .
bangtam quyết tâm " cục cựa " để thoát ra dục vọng tình cảm nam , nữ cho bằng được .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên