Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hắc phong đã viết:
Rồi Hoshin bắt đầu đọc :
Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng
Tánh sáng là gì ?
………………….

Thường lệ bài thơ gồm bốn dòng, vì thế người đệ tử nói “Bạch thày, còn một dòng ngắn”.
Hoshin hét lên một tiếng “Kaa…!” như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi ra đi.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?16218-Góp-nhặt-cát-đá/page4

Kính quý đạo hữu :

_ Theo quý vị, câu thứ tư trong bài thơ có thể là câu gì ?

Kính !

Nếu nói được thì Ngài Hoshin đã nói rồi. Vì sợ chúng ta chạy theo ngôn từ cho nên Ngài không nói.
Không nói, không phải là dấu diếm mà Ngài muốn chúng ta "hãy đến đi để thực biết" còn hơn là bây giờ vội ôm lấy một định nghĩa rồi cho định nghĩa ấy là Chân Lý.
(Không đâu, giữa ngôn từ và thực chứng hãy còn là sự khác biệt "một trời một vực".

Xin chia sẻ !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tu Thiền cũng có nhiều loại

Qua giải của DH PDT thì biết là DH PDT dù có Tu Thiền thì đó không phải Là Thiền Tông.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Rồi Hoshin bắt đầu đọc :
Ta đến từ tánh sáng
Và trở về với tánh sáng
Tánh sáng là gì ?
………………….

Thường lệ bài thơ gồm bốn dòng, vì thế người đệ tử nói “Bạch thày, còn một dòng ngắn”.

Hoshin hét lên một tiếng “Kaa…!” như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng, rồi ra đi.


Tiếng Hét chính là câu thứ Tư.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
vienquang6 đã viết:
Nếu nói được thì Ngài Hoshin đã nói rồi. Vì sợ chúng ta chạy theo ngôn từ cho nên Ngài không nói.
Không nói, không phải là dấu diếm mà Ngài muốn chúng ta "hãy đến đi để thực biết" còn hơn là bây giờ vội ôm lấy một định nghĩa rồi cho định nghĩa ấy là Chân Lý.
(Không đâu, giữa ngôn từ và thực chứng hãy còn là sự khác biệt "một trời một vực".

Xin chia sẻ !
Lời Thầy vienquang6 là gắng gượng dùng ngôn từ để giải thích điều "phi ngôn từ" Chúng ta cùng tri ân thầy.



Tiếng Hét chính là câu thứ Tư.
Vô Học trân trọng lời giải thích của Thầy Kim Cang !

Vâng ! Tiếng hét có thể được xem là câu thứ tư. Đây là điều mà Thiền tông định danh là "chỉ thẳng Chân tâm _ bất lập văn tự".
Tiếng hét KAAI.....chính là thứ ngôn ngữ "phi ngôn ngữ" chặt đứt mọi suy lường của hành giả.

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Truyện thứ Năm

Người Trung Hoa Hạnh Phúc

Bất cứ người nào đến Chinatowna ở Mỹ cũng sẽ chú ý để mắt đến tượng của một người béo phệ mang một chiếc bị vải bự . Những người thương gia Trung Hoa gọi ông là "người Trung Hoa hạnh phúc" hay ông Phật cười .
Vị Hotei (Hòa thượng) này sống vào đời nhà Ðường. Ông không muốn tự gọi mình là Thiền sư cũng không muốn thu nhận đệ tử . Thay vì ông bước lang thang trên đường phố với một cái bị vải lớn mà trong đó ông đưng những món quà như kẹo, trái cây hay hạt dẻ . Ông tặng những món quà này cho những đứa trẻ con vây quanh ông để vui đùa. Ông đã tạo những đường phố thành một khu vườn trẻ .
Bất kỳ lúc nào ông gặp một người hiến mình cho Thiền ông cũng chìa tay ra nói :
_ "Hãy cho tôi một xu". Và nếu có kẽ nào ngõ ý mời ông vào một ngôi đền để dạy cho những kẻ khác , ông bèn đáp: "hãy cho tôi một xu“.
Một lần nọ ông đang bận việc vui đùa, một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông :
_ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”
Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời . Người kia hỏi :
_ “ Rồi ! sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” .
Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi.

___________

Kính quý đạo hữu ! Đọc chuyện nầy tất cả chúng ta đều biết ngay vị Hòa thượng ấy chính là Ngài Bố đại Hòa thượng :

Bố Đại Hòa Thượng
(TỊNH - HẢI)

Với một nụ cười hỷ xả, trong một tư thế ngồi thoải mái, Ngài Di Lặc qua hóa thân Bố Đại Hòa Thượng, xuất hiện như một Thiền Tăng cuồng ngạo và vui tươi. Đó là hình ảnh ước mơ về một đời sống thanh bình trong những tiếng cười ròn rã.
Bố Đại Hòa Thượng, theo sự tích được chép lại trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục : Quê ở Minh Châu, huyện Phụng Hóa, trong vùng Chiết Giang ngày nay. Không ai rõ tên họ Ngài là gì, chỉ biết Ngài tự gọi là Bố Đại Hòa Thượng, nghĩa là Hòa Thượng Túi Vải. Tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, như trong các tranh vẽ thường thấy ngày nay. Nói năng vô định, ngủ thì tùy chỗ; thường dùng một cây gậy, quảy một cái túi vải, hễ ai cúng cho món gì, Ngài bỏ cả vào trong túi. Vào chợ, vào xóm, thấy cái gì là xin cái đó, bất kể cá ươn hay rau thúi. Xin được, bỏ vào miệng; còn lại thì bỏ vào túi. Người thời bấy giờ gọi là "Trường Đinh Tử Bố Đại Sư", tức là "ông sư túi vải cây đinh dài".
Có lần Ngài nằm trong tuyết, mà tuyết không thấm ướt đến mình. Người ta thấy thế cho rằng Ngài là một nhân vật kỳ lạ. Nếu Ngài đến xin hàng bán của ai, hàng đó nhất định sẽ bán chạy. Trời sắp sửa mưa, chắc chắn người ta sẽ thấy Ngài mang đôi guốc gỗ đẫm ướt đi bươn bả trên đường. Lúc trời hứa hẹn một ngày nắng ráo, người ta thấy Ngài treo cao đôi guốc gỗ trên cầu, nằm co chân mà ngủ. Cư dân lấy đó mà nghiệm thì có thể biết thời tiết sẽ tới. Cuộc đời Ngài để lại một số giai thoại đầy ẩn ngữ:
Một thầy Tăng đi phía trước Ngài. Ngài chạy tới vỗ vào lưng. Thầy Tăng quay đầu lại, Ngài nói: - Cho xin một quan tiền.
Thầy Tăng trả lời: - Nói được thì tôi cho Ngài một quan tiền ngay. Ngài bỏ túi xuống, khoanh tay đứng
Lần nọ, Hòa thượng Bạch Lộc hỏi Ngài: - Túi Vải (Bố Đại) là thế nào? Ngài bỏ túi vải xuống. Hòa thượng Bạch Lộc lại hỏi nữa: - Cái việc của túi vải là thế nào? Ngài quảy lên vai mà đi.
Lần khác, Hòa thượng Tiên Bảo Phúc hỏi: - Chỗ cốt yếu của Phật pháp là thế nào? Ngài bỏ túi vải xuống, khoanh tay đứng. Bảo Phúc nói: - Chỉ có vậy, hay có cái gì khác hơn nữa? Ngài liền quảy lên vai mà đi.
Có một lần Ngài đứng giữa ngã tư, một thầy Tăng hỏi:
- Hòa thượng làm gì ở đó ?
Ngài đáp:
- Đợi một người. Đến rồi! Đến rồi ! Ông không phải là người đó.
- Ngài đó thế nào ?
- Cho xin một quan tiền.

Ngài có làm bài ca như sau:


Chỉ cá tâm tâm tâm thị Phật


Thập phương thế giới tối linh vật


Tung hoành diệu dụng khả liên sanh


Nhất thiết bất như tâm chân thật


Đằng đằng tự tại vô sở vi


Nhàn nhàn cứu cánh xuất gia kiến


Nhược đồ mục tiền chân đại đạo


Bất kiến tiêm hào dã đại kỳ


Vạn pháp hà thù tâm hà dị


Hà lao cánh dụng tầm kinh nghĩa


Tâm vương bổn tự tuyệt đa tri


Trí giả chi minh vô học địa


Phi Thánh phi phàm phục nhược hồ


Bất cưỡng phân biệt thánh tình cô


Vô giá tâm châu bổn viên tịch


Phàm thị dị tướng vọng không hô


Nhơn năng hoằng đạo đạo phân minh


Vô lượng thanh cao xứng đạo tình


Huề cẩm nhược đăng cố quốc lộ


Mạc sầu chư xứ bất văn thinh



(Chính đó tâm tâm tâm là Phật


Mười phương thế giới nó linh nhất


Dọc ngang diệu dụng có gì đâu


Nhất thiết sao bằng tâm chân thật


Ngời ngời tự tại chẳng làm chi


Phới phới rồi xa xuất gia thấy


Nếu thấy trước mắt đạo lớn thật


Không thấy tơ hào mới quá kỳ


Vạn pháp y nhiên tâm vẫn vậy


Nhọc gì mà phải tìm nghĩa kinh


Tâm vương vốn đã biết cùng khắp


Người trí chỉ cần cái không học


Chẳng phàm, chẳng Thánh, kể mà chi


Chớ gượng phân biệt thì rõ Thánh


Tâm châu vô giá vốn tròn sáng


Phàm là dị tướng tạm gọi không


Người nay hoằng đạo, đạo phân minh


Vô lượng thanh cao xứng đạo tình


Quảy gánh bước lên đường cố quốc


Lo gì khắp chốn chẳng nghe danh)


Ngài còn làm bài kệ khác nữa:


Nhất bát thiên gia phạn


Cô thân vạn lý du


Thanh mục đỗ nhơn thiểu


Vấn lộ bạch vân đầu



(Chiếc bát cơm ngàn nhà


Thân côi muôn dặm xa


Mắt xanh nào ai có


Hỏi đường mây trắng qua)


Đời Lương, niên hiệu Trinh Minh thứ hai, năm Bính Tý, tháng Ba , khi sắp thị tịch, Ngài có nói bài kệ:


Di lặc chân Di lặc


Phân thân thiên bách ức


Thời thời thị thời nhơn


Thời nhơn tự bất thức



(Di lặc thiệt Di lặc


Hóa thân trăm nghìn ức


Thường hiện cho người đời


Người đời không ai biết)


Nói kệ xong, Ngài yên lành mà tịch. Về sau, ở châu khác, có người cũng thấy Ngài mang túi vải mà đi. Nhân đó, người ta mới tranh nhau vẽ tượng Ngài. Toàn thân của Ngài cho tới đời nhà Tống, còn được thấy tại chùa Nhạc Lâm.

www.lebichson.org

_______________

Chúng ta thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi chép rõ ràng hơn.

Xin kính mời quý đạo hữu cùng thảo luận.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Lời Thầy vienquang6 là gắng gượng dùng ngôn từ để giải thích điều "phi ngôn từ" Chúng ta cùng tri ân thầy.


Vô Học trân trọng lời giải thích của Thầy Kim Cang !

Vâng ! Tiếng hét có thể được xem là câu thứ tư. Đây là điều mà Thiền tông định danh là "chỉ thẳng Chân tâm _ bất lập văn tự".
Tiếng hét KAAI.....chính là thứ ngôn ngữ "phi ngôn ngữ" chặt đứt mọi suy lường của hành giả.

Kính !
Bài thơ của thầy Ho shin thì :
Có thêm câu "Kar " hay không có câu "Kar" thì cũng không khác nhau.
Nếu đây là thơ thầy Ho shin làm lúc còn mạnh khỏe thì quý vị lại thêm chữ gì vào chứ ?

______
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
DH PDT chém được hư không thì sẽ biết là thêm được chử gì.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Vì vậy : cũng chẳng cần thêm !




hi hi !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính lễ thầy Vienquang6

Qua truyện "Người Trung Hoa hạnh phúc " con được biết một người hạnh phúc là một nhà tu Thiền người Trung Hoa.. Con xin được chia sẻ với thầy một cảm tưởng như sau .( Dù người đó là người nước ngoài và con tiếc là người VN lại chưa được như vây ) : con thấy là người Trung Hoa hạnh phúc đó có hạnh phúc nhờ kết quả tu Thiền đúng đắn .Và con rút được kinh nghiệm qua truyện này về người tu Thiền của thời đại này . Nếu như thời xưa nói đến các Thiền Sư và Thiền Sinh , là người ta liên tưởng đến gậy gộc , la hét , đánh mắng chưởi rủa là các sinh hoạt
thường có , còn thời hiện đại này thì không còn những sinh hoạt như vậy nữa . Như vậy là phương pháp dạy và học Thiền đã thay đổi hay sao ạ ? Người Trung Hoa hạnh phúc trong truyện , là vị Thiền sư (mà không tự nhận là Thiền Sư) đã có hạnh phúc rất nhiều nhờ tu tập đúng cách và có kết quả . Rất nhiều người tu ngày nay tu bao nhiêu lâu rồi mà vẫn không có hạnh phúc , chưa tự hưởng được hạnh phúc , do vì họ tu không đúng cách , hay họ cho rằng mình phải khổ sở cho thật nhiều rồi mới được giải thoát sau cùng . Những người này chấp cái này , mang cái kia ôm vào lòng . Có phải là , phải tu bao nhiêu vô lượng kiếp cho thành ông Phật sống , giống như vị thiền sư trong truyện "Người Trung Hoa hạnh phúc " trong tác phẩm "Góp Nhặt Cát Đá", thì mới có hạnh phúc hay không ?

Vị Thiền Sư hạnh phúc , và biết chia sẻ hạnh phúc cho người chung quanh , đặc biệt là trẻ em , vị đó không cống cao ngã mạn tự cho là mình tài giỏi , vỗ ngực xưng tên . Một số người rất ngã mạn , mà ăn nói thì kém văn hóa thường cho mình tài giỏi , quơ quào chê bai kẻ khác , họ có biết đâu đang tự tạo nhân rất xấu cho mình , mà hiện tại chẳng được ai kính trọng . Những người này họ tu không bao giờ có hạnh phúc . Truyện này chính là tấm gương cho những người như thế soi .

Cuối cùng nhận định của con là người Trung Hoa hạnh phúc trong truyện , rất quan tâm đến sự giúp cho người chung quanh , chỉ xin có một đồng xu ở nơi người đạo tâm , mà định ban ruộng phước cho người đó trong tương lai , và người Trung Hoa hạnh phúc đó dạy dỗ cho người , về ý nghĩa của Thiền và hoạt dụng của Thiền bằng phương cách rất tài tình là phương tiện Không Lời , để dẫn dụ rất ý nghĩa .

Con xin tạm dừng và chúc thầy Vienquang 6 vui , đạt như ý , cùng pháp thể khang an .Kính chào thầy.


_____
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn bạn Hắc phong đã chép lại nội dung RẤT ĐẬM MÙI THIỀN trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục !

Đọc "Bố đại Hòa thượng", Vô Học cảm thấy như được ăn một bát "canh Bát bữu".

Đọc "Người Trung Hoa hạnh phúc" v/h cảm thấy giống như đang nhai ổ bánh mì kẹp khúc mía.

Mến !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !
khi sắp thị tịch, Ngài có nói bài kệ:

Di lặc chân Di lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn tự bất thức


(Di lặc thiệt Di lặc
Hóa thân trăm nghìn ức
Thường hiện cho người đời
Người đời không ai biết)

Có một vị Giảng sư nói :

"Một vị Giác Ngộ khi vào đời độ sinh, không được phép tiết lộ thân phận, NẾU CÓ DỨT KHOÁT LÀ GIẢ".


Theo quý vị thì sao ?

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính tất cả quý đạo hữu, nhân có lời đề nghị của chị Phithuydu _ mong muốn được nghe bác Văn Học phân tích để hiểu rõ thêm về Thiền (Zen) và những cái chẳng phải Thiền, trong tác phẫm Góp nhặt cát đá, nên H/p mạo muội mở chủ đề nầy.
Xin mời các bạn cùng thảo luận.

Kính mong bác Văn Học thường xuyên góp ý chỉ vẻ thêm cho chúng con.

Kính !

________________

GÓP NHẶT CÁT ĐÁ<SPAN style="COLOR: windowtext"><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P alt=
(Sa Thạch Tập) <o:p></o:p>
Đỗ Đình Đồng dịch. <o:p></o:p>
Đây là những câu truyện dịch từ một tập sách nhan đề là Sa Thạch Tập (Shaseki shu) do một Thiền sư người Nhật tên Vô Trú ( Muju) viết vào cuối thế kỷ 13. Những chuyện vui từ các nhà sư tu Thiền trích từ nhiều tập sách khác nhau đã được xuất bản ở Nhật trong vòng thế kỷ trước. <o:p></o:p>
Vì người phương đông thích thể hiện hơn là lăng xăng nhiều việc. <o:p></o:p>
Người khám phá chính mình là người được kính trọng nhất. <o:p></o:p>
Một người khám phá chính mình là một người muốn khai mở tâm thức của chính mình như Đức Phật đã làm. <o:p></o:p>
Đây là những câu chuyện kể lại những cuôc khai phá ấy.
<o:p></o:p>
1 - MỘT TÁCH TRÀ
<o:p></o:p>
Vào thời Minh Trị (1860 - 1912) Nan-In, một thiền sư Nhật tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền . <o:p></o:p>
Nan-in mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách, nhưng vẫn tiếp tục rót thêm.<o:p></o:p>
Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kềm mình được nữa : “Đầy quá rồi, xin đừng rót nữa”. <o:p></o:p>
“Giống như cái tách này” Nan-in nói “ông cũng đấy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được, trừ khi ông cạn cái tách trà của ông trước”. <o:p></o:p>

Bài nầy theo Hắc phong là rất hay, nhưng nếu phải đánh giá _ chấm điểm _ đặt 5 sao là tuyệt vời nhứt cho câu nói của chị bang tam :


thì bài nầy, Hắc phong cho 4 điểm.
Còn các bạn, các bạn thấy thế nào ?

Thân ái !


Kính đh Hắc Phong và đh Nguyenvanhoc2006
Cám ơn quý vị đã mở đề tài THẢO LUẬN này

Nhân vì có lời đề nghị của chị Phithuydu mong muốn được nghe bác Văn Học phân tích để hiểu rõ thêm về Thiền và những cái chẳng phải Thiền trong tác phẩm Góp Nhặt Cát Đá

ptd không hề có đề nghị đh NVH2006 làm việc này . Xin quý vị đọc kỹ lại những trang viết của ptd (kể cả trang viết để hòa giải tranh chấp giữa bác Bình và Bangtam), ptd không hề có đề nghị đh NVH một việc như là mở mục " thảo luận" tác phẩm "GÓP NHẶT CÁT ĐÁ ".

Cũng chỉ vì câu này mà ptd đã viết comment , (vì tưởng là không cần cải chính việc không lớn lắm này) để rồi trở thành nạn nhân của những xung kích đầy bất thiện ý .


Nếu quý vị thích làm một việc gì , đâu cần phải có ai đề nghị , quý vị cũng làm.
Nếu quý vị không thích làm một việc gì , thì cho dù có ai đề nghị , quý vị cũng không làm , phải vậy không .


Chỉ xin nhắn nhủ những ai còn quay cuồng trong hư dối .Nếu quý vị phân tích một tác phẩm với mục đích để giúp cho các đạo hữu được sáng tỏ tác phẩm như nó là , điều ấy tốt thôi . Còn nếu quý vị làm với mục đích khác như (.... )thì ....


Xin đừng dẫn dắt người ta vào những mê lộ quanh co không lối thoát

Xin chào


______
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
CHỊ PHI KÍNH .
Hihi ! em nhớ là có 1 lần chị nói " người hiểu bangtam nhất là chị " mà - cho nên em lở có điều gì không phải thì cùng lắm là chị cho 1 cái " cóc " trên đầu " em thôi nhe .
Chị PHI ơi - giửa em và bác BÌNH chưa hề có 1 sự tranh chấp nào hết - em mới mời bác uống cà phê với em ngày hôm qua nè - xong rồi em trả tiền thì " Bác gật đầu bác
khen em ngoan " đó chị .hihi !
Còn chị trở thành " nạn nhân cũa những xung kích " hồi nào vậy ? và ai đã ép chị ?.
Còn chuyện thích - hay không thích dường như nó không có trong đôi mắt xanh của HẮCPHONG đâu chị .
Thơ rằng : Thiền hả ? chớ tìm nơi vắng vẽ .
Định nào không tọa chốn xôn xao .[ phỏng theo : ta dạy ta tìm nơi vắng vẽ - Người khôn người đến chốn lao xao ]
quote_icon.png
Gửi bởi Hắc phong
Kính tất cả quý đạo hữu, nhân có lời đề nghị của chị Phithuydu _ mong muốn được nghe bác Văn Học phân tích để hiểu rõ thêm về Thiền (Zen) và những cái chẳng phải Thiền, trong tác phẫm Góp nhặt cát đá, nên H/p mạo muội mở chủ đề nầy.
Xin mời các bạn cùng thảo luận.
:icon_laola:

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Có một vị Giảng sư nói :

(1)"Một vị Giác Ngộ khi vào đời độ sinh, không được phép tiết lộ thân phận, (2)NẾU CÓ DỨT KHOÁT LÀ GIẢ".


Theo quý vị thì sao ?

Kính !

Vô Học xin góp ý cùng các bạn, câu nầy có 2 vế :

(1)
_ Đúng là Ngài Bố Đại Hòa thượng đến phút cuối, trước khi tạm từ giả chúng ta Ngài mới tiết lộ thân phận rằng Ngài là một trong "thiên bác ức hóa thân" của đức Di Lặc.

_ Đúng là Ngài Kiền Giác cũng đến phút cuối của cuộc đời ảo hóa nầy Ngài mới tiết lộ thân phận là một trong vô số Hóa thân của Ngài Địa Tạng Bồ tát.

Vì sao thế ?


Thử hỏi nếu các Ngài tiết lộ thân phận sớm hơn, chúng ta chạy đến với các Ngài là chúng ta đến với Phật pháp bằng vào NIỀM TIN CHÂN CHÁNH (Chánh Tín) vào Phật pháp hay là chúng ta "a-dua" _ chạy theo danh hiệu ? đa phần chúng ta sẽ đến với các Ngài bằng lòng Mê tín, như vậy sẽ không hay lắm.

(2)"NẾU CÓ DỨT KHOÁT LÀ GIẢ".
Câu nầy là một phê phán "lấy ngao lường biển" !
Việc vị Đại Giác Ngộ làm "nên làm gì, không nên làm gì" cái đầu óc bé như hạt đậu của chúng ta khó mà lường đong cho đúng được.

Xin vị Giảng sư kia đừng có lấy cây thước học trò mà đo mực thủy triều ! Xin mời đọc
về (Tôn-Giả-Orgyen Kusum-Lingpa :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?7793-C%C4%90TV-ph%E1%BA%A7n-23-b%C3%A0i-5-%28T%C3%B4n-Gi%E1%BA%A3-Kusum-Lingpa%29

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9254-MỘT-KHO-TÀNG-.....(ORGYEN-KUSUM-LINGPA)

[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL9D-1.jpg"]
.....





























































...[/NEN]

NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN PHẬT
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Cám ơn bạn Hắc phong đã chép lại nội dung RẤT ĐẬM MÙI THIỀN trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục !

Đọc "Bố đại Hòa thượng", Vô Học cảm thấy như được ăn một bát "canh Bát bữu".

Đọc "Người Trung Hoa hạnh phúc" v/h cảm thấy giống như đang nhai ổ bánh mì kẹp khúc mía.

Mến !


Kính bác Văn Học cho con hỏi :

_ Vì sao bác lại ví :


Đọc "Người Trung Hoa hạnh phúc" v/h cảm thấy giống như đang nhai ổ bánh mì kẹp khúc mía.

Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28

Có một vị Giảng sư nói :

"Một vị Giác Ngộ khi vào đời độ sinh, không được phép tiết lộ thân phận, NẾU CÓ DỨT KHOÁT LÀ GIẢ".
Nếu một vị Thánh ứng hiện trong đời sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì khi vị đó sắp tịch thì có thể nói rõ ràng mình là một vị Thánh điều này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói rõ ràng.

Có các Bậc Thánh không nói rõ ràng mình là Thánh nhưng các hành động của các Ngài thì chứng tỏ các Ngài là Thánh.

Như là Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học cho con hỏi :

_ Vì sao bác lại ví :


Đọc "Người Trung Hoa hạnh phúc" v/h cảm thấy giống như đang nhai ổ bánh mì kẹp khúc mía.

Kính !

Các bạn thân mến !

Vô Học xin lỗi đã nói lên cái cảm giác của riêng mình, có lẻ đối với một số các bạn "chuyện này rất hay, rất ý nghĩa" nhưng đó là với cái dạ dày khỏe mạnh của bạn ấy _ bạn ấy ăn cái gì cũng ngon. Còn v/h không được như thế, "hàng tiền đạo" của v/h nó đã "về hưu" cả rồi, cho nên nuốt không trôi tác phẫm "tái chế" nầy !

H/p ơi ! bánh mì _ ăn có được không ? _ Được, có khả năng duy trì và nuôi lớn mạng sống của ta.
Mía _ có ăn được không ? _ Được, có thể làm nước uống giải khát, nhưng không có khả năng duy trì và nuôi lớn mạng sống của ta.

Bánh mì thì không thể ăn "kẹp" với mía, có phải không các bạn ?.(Hai cái nầy cần phải ăn riêng _ ý của V/h rằng : đây là hai hệ giáo lý khác nhau, Nhân thừa và Tối thượng thừa)

Đoạn văn nào được ví như bánh mì ? Lý do vì sao ?

_ Một lần nọ ông đang bận việc vui đùa, một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông :
_ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”
Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời . Người kia hỏi :
_ “ Rồi ! sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” .
Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi.

_ Đây là "Thiền ngữ" _ bộc lộ chân thật nhất cái Giáo lý cao tột của đạo Phật.

__________

Đoạn nào được ví như khúc mía ? Vì sao ?
Người Trung Hoa Hạnh Phúc

Bất cứ người nào đến Chinatowna ở Mỹ cũng sẽ chú ý để mắt đến tượng của một người béo phệ mang một chiếc bị vải bự . Những người thương gia Trung Hoa gọi ông là "người Trung Hoa hạnh phúc" hay ông Phật cười .
Vị Hotei (Hòa thượng) này sống vào đời nhà Ðường. Ông không muốn tự gọi mình là Thiền sư cũng không muốn thu nhận đệ tử . Thay vì ông bước lang thang trên đường phố với một cái bị vải lớn mà trong đó ông đưng những món quà như kẹo, trái cây hay hạt dẻ . Ông tặng những món quà này cho những đứa trẻ con vây quanh ông để vui đùa. Ông đã tạo những đường phố thành một khu vườn trẻ .
_ Tiêu đề là "điểm nhấn" của tác phẫm, là trọng tâm, là ý hướng của người viết (dẫu chỉ là soạn lại). Ở đây tiêu đề là Người "Trung Hoa hạnh phúc" cho thấy cái tầm nhìn hạn hẹp nhỏ nhen của tác giả.

1. Phật pháp thỉ không có biên giới quốc gia, chủng loài gì cả, vì TẤT CẢ ĐỀU LÀ CHÚNG SINH mà thôi. Vị Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát có thể mang bất cứ hình thể chủng loài nào (dù là man di mọi rợ) _ "Thiên bách ức Hóa thân".

2. Từ "hạnh phúc" sở dĩ có ra là do đối đải với "khổ đau, khôn khó, bất an". Hầu hết Ngoại đạo đều lấy tiêu chí "HẠNH PHÚC" làm "mồi thơm" để câu nhử tín đồ.
Phật giáo cũng có nói đến "HẠNH PHÚC" trong trình Giáo lý Nhân Thiên thừa (Giáo lý phổ thông _ không phải là đặc trưng của đạo Phật).

Với Thiền Tông thì HẠNH PHÚC hay KHỔ ĐAU chỉ là hai mảng màu xanh - đỏ trong một bức tranh (hay trên màn hình của bạn) THẤY VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY, chúng "đồng chất" BÌNH ĐẲNG _ KHÔNG HAI.
Bình đẳng tuyệt đối như câu kệ tụng :

PHẬT _ CHÚNG SINH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN, .....

Giai thoại Thiền thì phải nói lên Thiền ý (cái giá trị siêu tuyệt của Đạo Phật), Giai thoại Thiền không thể đi kèm với "mồi thơm" HẠNH PHÚC "rẻ tiền".

Viết như vầy, một giai thoại Thiền "tuyệt hão" bị biến thành chuyện "cát đá" tầm thường, há không phải là kéo Phật pháp xuống ngang tầm dục vọng của chúng sinh hay sao ?

CÁO LỖI :

Nếu v/h có lở lời thì xin các bạn tha thứ.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
"_ Một lần nọ ông đang bận việc vui đùa, một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông :
_ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”
Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời . Người kia hỏi :
_ “ Rồi ! sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” .
Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi. "



_ Đây là "Thiền ngữ" _ bộc lộ chân thật nhất cái Giáo lý cao tột của đạo Phật.
Kính bác Văn Học !

Trong câu chuyện trên có chứa những ẫn ngữ, mật ngữ gì không ?
Bác có thể cắt nghĩa (ngữa bài) cho chúng con được rõ thêm không ?
(Vì sự im lặng nầy quá "bí hiễm" đối với chúng con.)

Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong câu chuyện trên có chứa những ẫn ngữ, mật ngữ gì không ?
Bác có thể cắt nghĩa (ngữa bài) cho chúng con được rõ thêm không ?
(Vì sự im lặng nầy quá "bí hiễm" đối với chúng con.)

DH HP là MOD thiền tông tức là phải có Tu Thiền sao lại còn đòi giải nghĩa.

Thâm Ý của Sự Im Lặng thì hành giả phải tự nhận ra còn Giải nghĩa là khiến trở thành Kiến Giải rồi.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Trong câu chuyện trên có chứa những ẫn ngữ, mật ngữ gì không ?
Bác có thể cắt nghĩa (ngữa bài) cho chúng con được rõ thêm không ?
(Vì sự im lặng nầy quá "bí hiễm" đối với chúng con.)

Kính !


"_ Một lần nọ ông đang bận việc vui đùa, một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông :
_ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”

Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời .
Chào Hắc phong ! V/h không có khả năng giải thích, đành mượn Kinh Kim Cang để "thay lời muốn nói" về trích đoạn trên :

1._ NHẤT THIẾT HỮU VI PHÁP _ NHƯ MỘNG HUYỄN BÀO ẢNH _ NHƯ LỘ DIỆC NHƯ ĐIỂN.
(Tất cả các pháp hữu vi _ đều như cảnh mộng, khác gì tiếng vang _ như sương, như móc bên đàng _ như chùm bọt nước, chớp giăng lưng trời)

2._ VÔ HỮU THIỂU PHÁP KHẢ ĐẮC (Thật không có một chút pháp nào để bám víu)

___________

“ Rồi ! sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” . Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi. "

Câu trả lời cũng đã có sẵn trong Kinh Kim Cang rồi các bạn ơi :

_
Tu-Bồ-Ðề ! Các vị Ðại Bồ Tát phải độ tất cả các loại chúng sanh (như loài sanh trứng, loài sanh con, loài sanh chỗ ẩm-thấp, loài hóa sanh, loài có sắc, loài không sắc, loài có tưởng, loài không tưởng, loài chẳng phải có tưởng, loài chẳng phải không tưởng v.v...) đều được nhập Niết bàn. Bồ Tát tuy độ vô lượng vô số chúng sanh như vậy, nhưng không thấy có một chúng-sanh nào được độ.

(iha subhūte bodhisattvayānasamprasthitenaivaṃ cittamutpādayitavyaṃ yāvantaḥ
subhūte sattvāḥ sattvadhātau sattvasaṃgraheṇa saṃgṛhītā aṇḍajā vā jarāyujā
saṃsvedajā vaupapādukā vā rūpiṇo vārūpiṇo vā saṃjñino vā saṃjñino vā naiva
saṃjñino nāsaṃjñino vā yāvan kaścit sattvadhātuprajñapyamānaḥ prajñapyate te
## mayā sarve'nupadhiśeṣe nirvāṇadhātau parinirvāpayitavyāḥ |
evamaparimāṇan api sattvānparinirvāpya na kaścit sattvaḥ parinirvāpito bhavati |)

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên