Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số thành viên bình chọn
    15
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Dường như Ngài Ka san đã cảm thấy việc thay đổi người đời không đơn giản .Có thể ngài Ka san lại thành công với sự uốn nắn các môn đệ riêng của ngài.
Chị Phithuydu kính !
Theo lời chị - em thấy ngài Ka San chắc chắn sẽ thành công theo sự uốn nắn các môn đệ của ngài 1 cách thiện xảo nầy - chị Phithuydu thật tuyệt vời .

KÍNH
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
67. Ngươi Đang Làm Gì ?! Thầy Đang Nói Gì ?!

Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ tâm ấn tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí hơn là chuyên nghiệp và cường điệu. Người được truyền tâm ấn thường ẩn thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.
"Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này, đây là một cuốn kinh, nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liễu ngộ của ta, cuốn sách này rất quí và ta trao lại cho con như ấn chứng."
"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."
"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Đây !"
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than, ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa, chẳng một ham muốn sở hữu.
Mu-nan hét lên: "Ngươi đang làm gì vậy ?!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy ?!"

__________

Lạ quá, vì sao ở đây chúng ta lại được nghe hai thầy trò họ đối xữ với nhau như "bọn hàng cá" vậy ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
67. Ngươi Đang Làm Gì ?! Thầy Đang Nói Gì ?!

Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ tâm ấn tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí hơn là chuyên nghiệp và cường điệu. Người được truyền tâm ấn thường ẩn thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.
"Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này, đây là một cuốn kinh, nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liễu ngộ của ta, cuốn sách này rất quí và ta trao lại cho con như ấn chứng."
"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."
"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Đây !"
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than, ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa, chẳng một ham muốn sở hữu.
Mu-nan hét lên: "Ngươi đang làm gì vậy ?!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy ?!"

__________

Lạ quá, vì sao ở đây chúng ta lại được nghe hai thầy trò họ đối xữ với nhau như "bọn hàng cá" vậy ?

Kính !

Rực sáng trong tim ngọn lửa hồng
Bừng bừng thiêu đốt hết Tây Đông
Co chân đạp đổ lò hương ấy
Hào khí ngất trời, anh biết không ?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Rực sáng trong tim ngọn lửa hồng
Bừng bừng thiêu đốt hết Tây Đông
Co chân đạp đổ lò hương ấy
Hào khí ngất trời, anh biết không ?
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !
Bài thơ của bác hay quá, con muốn ghi lại mà ....:

Quyển sổ con ghi gặp lửa hồng
Kim ngôn, ngọc ngữ khắp Tây Đông
Bổng dưng tan biến thành mây khói
Con tiếc quá trời, bác biết không ?


:eek:nion46:

[/NEN]
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
67. Ngươi Đang Làm Gì ?! Thầy Đang Nói Gì ?!

Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ tâm ấn tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí hơn là chuyên nghiệp và cường điệu. Người được truyền tâm ấn thường ẩn thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.
"Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này, đây là một cuốn kinh, nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liễu ngộ của ta, cuốn sách này rất quí và ta trao lại cho con như ấn chứng."
"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."
"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Đây !"
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than, ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa, chẳng một ham muốn sở hữu.
Mu-nan hét lên: "Ngươi đang làm gì vậy ?!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy ?!"

__________

Lạ quá, vì sao ở đây chúng ta lại được nghe hai thầy trò họ đối xữ với nhau như "bọn hàng cá" vậy ?

Kính !

[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính chị Hắc phong và quý đạo hữu !

Xin phép, hoangtri hơi vọng tưởng một chút :


_ Có lẻ không có gì sung sướng cho người Thầy hơn là được thấy học trò thực sự hiểu bài (là Shoju đó !).


Và có lẻ cũng :

_ Sẽ rất đau lòng cho vị Thầy khi thấy học trò của mình rập khuôn, lặp lại lời mình như "con két".

_ Sẽ rất đau lòng cho vị Thầy khi thấy học trò của mình, dùng ý thức suy diễn sai về Giáo lý; rồi vọng hành, vọng ngữ tự ý vẽ vời đưa thêm những chuyện "bảo vệ môi trường", yêu nước thương dân vào Giáo lý Phật pháp để làm chiêu bài "đánh bóng" cho "thương hiệu" của mình.

Kính !




[/NEN]
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
68. Một Tiết Tấu Của Thiền

Kakua biệt tăm sau khi đến bệ kiến hoàng đế và chẳng ai biết việc gì đã xảy ra. Ngài là vị sư Nhật đầu tiên sang Trung quốc học Thiền, nhưng ngài không hề bộc lộ tí gì về Thiền, ngay cả chẳng nhớ rằng mình đã du nhập Thiền vào đất mẹ.
Kakua thăm Trung Hoa và thụ huấn được chân truyền về Thiền. Ngài không hề đi du hành khi ở Tàu. Ngài trú ở một vùng thâm sơn để chuyên tâm thiền quán. Nếu có ai tìm gặp ngài và xin chỉ dạy thì ngài chỉ nói vài lời rồi di chuyển sang một vùng núi khác khó kiếm hơn.
Khi Kakua trở về Nhật, hoàng đế nghe đến danh và xin ngài thuyết về Thiền cho vua và đám quần thần.
Kakua đứng trước mặt hoàng đế trong tỉnh lặng. Xong rút ra từ vạt áo một ống tiêu và thổi một nốt ngắn. Sau đó, cúi đầu l phép, ngài đi mất.

______________

Kính quý đạo hữu !

Thật là bí hiễm, Phật pháp khó nói đến như vậy sao ?
(Hay là vị này không biết gì để nói ?)

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




shakuhachi.webp



Một nốt vang lên .....một nốt ngắn.
Trời mây chựng lại.....trời mây dừng
Tình lai láng biển - không gồm đủ
Chút nợ ba sinh, mặc thế nhân.




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Dạy như không dạy - lời " không lời "
Đại địa lửng lờ - hoa đốm rơi ...
Mượn khúc tiêu giao cùng vạn pháp
Đáp ứng Thiền khi khách gọi mời .

Bằng tâm thành kính tri ân cổ nhân và các bậc tiền bối trong diễn đàn - con xin kính dâng 4 câu cảm tác .

KÍNH
bangtam
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính các Đạo Hữu
Lục An cũng xin góp vài dòng cảm tác:

Bao lời cùng với không lời ,
Đại Địa lửng lơ - Hoa Đốm rơi .
Một nốt ngân vang - Cùng vạn Pháp ,
Nhiều nơi ? Hay chỉ tại Một thôi !

Lục An : Kính
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Lục An !
Hổm rày "long thể" của bác có được an khang hay không ?
Con không được đọc bài của bác hơn một tháng rồi, con cũng hơi lo (không biết vì sao không nghe tiếng bác "ho" khục khặc ?)
Trước khi nhập Niết Bàn, bác cố gắng liên lạc _ thông báo _ với bất kỳ một thành viên nào của D/Đàn bác nhé; để mọi người được "chia vui" ! :Tounge:
Bác hứa với chocon đi bác !
Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Bác Lục-An kính !
Bác "ho" khục khặc kiểu nầy là phải trị thần kinh tọa rồi - tại vì khom người "ho" riế...t nó làm ảnh hưởng đến xương sườn - rồi từ xương sườn
chuyển qua thần kinh tọa hỏng mấy hồi đâu bác nhe . "hihi!"
Và bangtam xin phép bác cho bangtam được thưa là :
Tại 1 nơi thôi - hay nhiều nơi
Cùng trong chân tánh - tạm bao lời
Dù 1 chút xíu - hay đại địa
Đều là pháp của tâm bác ơi !

Con kính chúc bác nhiều sức khỏe .
KÍNH
bangtam
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Xin cám ơn CCXX cùng bác bangtam đã quan tâm.
Vừa rồi "Tinh vi" bị Thiên lôi đánh nên khỏi "Ho" nay mới chữa xong.Khì khì...Còn chuyện "Nát bàn" để mọi Người "Chia vui" chưa biết thế nào nhưng chắc còn lâu, vì Lục An đầu xuôi nhưng đuôi đâu đã lọt !
Còn chuyện "Thần kinh tọa" Bác bangtam cũng khỏi lo luôn vì Lục An toàn thân vốn vẫn đau thường trực nên chẳng còn chỗ cho "Thần kinh tọa"

Lục An : Kính
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
80. Phép Lạ Thực

Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái Shinshu,
vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di Đà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.
Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất hiện, nhưng vì vị
ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết pháp để hỏi cớ sự.

"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc, "có những
năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Đà lên trên một tấm giấy do đồ đệ của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế không?"
Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được tiểu xão
đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống." .

_____________

Kính quý đạo hữu !
"khi đói thì ăn, khi khát thì uống." là chuyện một kẻ phàm phu tục tử nào cũng làm được, nhưng tại sao Thiền Sư Bankei lại cho đó là "phép lạ của ta" ???
Thiệt khó hiểu quá.
Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Hắc-Phong kính !
Thiền Sư Bankei củng vẫn ăn - uống như phàm phu không khác - nhưng phàm phu ăn - uống theo Ngủ Uẩn là : Sắc - Thọ - Tưởng - hành - Thức _ Còn Thiền Sư Bankei thì ăn - uống khi cần trong cái trí tuệ " nhận ra Ngủ Uẩn nơi ngài đều không thật " nên ngài gọi " Cái trí tuệ thường hằng sáng suốt đã nhận ra Ngủ Uẩn không thật " nơi ngài là "phép lạ ".

KÍNH
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
80. Phép Lạ Thực

Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái Shinshu,
vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di Đà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.
Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất hiện, nhưng vì vị
ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết pháp để hỏi cớ sự.

"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc, "có những
năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Đà lên trên một tấm giấy do đồ đệ của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế không?"
Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được tiểu xão
đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống." .

_____________

Kính quý đạo hữu !
"khi đói thì ăn, khi khát thì uống." là chuyện một kẻ phàm phu tục tử nào cũng làm được, nhưng tại sao Thiền Sư Bankei lại cho đó là "phép lạ của ta" ???
Thiệt khó hiểu quá.
Kính !
Chào các bạn !
Rất nhiều Phật tử chúng ta vô tình tín hướng theo Ngoại đạo mà không biết.
Cái tư tưởng ham cầu thần thông huyền bí, tài hay phép lạ không phải là Chánh Tín trong đạo Phật :


379. Ấn Phong đảo hóa (Ẩn Phong lộn ngược tịch)
Lúc Thiền sư Ẩn Phong (nối pháp Mã Tổ) sắp thị tịch, Sư hỏi chúng rằng:
– Các nơi khi thiên hóa, hoặc ngồi hoặc nằm là đều ta thường thấy, có người nào đứng chết hay không?
Chúng đáp: Có !.
Sư hỏi: Có ai lộn ngược mà chết hay chăng?
Chúng đáp: Chưa từng thấy !.
Sư bèn lộn ngược mà tịch. Áo quần vẫn vừa vặn ngay ngắn theo thân thể. Lúc ấy đại chúng bàn nên khiêng Sư đem đi trà tì nhưng thân Sư vẫn đứng sừng sững chẳng hề lay chuyển. Dân chúng ở xa gần đều đến xem, kinh ngạc khen ngợi không thôi. Sư có một người em gái làm ni lúc ấy cũng có mặt ở đó. Cô đến gần quở: “Lão huynh hồi xưa chẳng tuân theo luật nghi, khi chết lại giở trò chơi khăm làm hoa mắt thiên hạ”. Nói rồi, giơ tay xô xác Sư ngã chổng kềnh, rồi đem hỏa táng.
(Theo: Truyền Đăng lục, quyển 8.)
--------------


380. Lĩnh Chúng tọa vong (Lĩnh Chúng ngồi chết)
Khi Thạch Sương Khánh Chư mất, thị giả của ngài lúc ấy là Thiền sư Cửu Phong Ðạo Kiền. Sau đó, chư tăng trong chùa họp lại và quyết định chọn vị Ðệ nhất tọa làm Trụ trì mới, Cửu Phong đứng lên nói với đại chúng:
– Chưa được, trước hết cần phải chọn người nào biết rõ ý chỉ của Tiên sư mới có thể trụ trì.
Chúng hỏi: Ý chỉ của Tiên sư như thế nào?
Kiền nói: Chỉ nói như là lò hương trong ngôi miếu cổ, là một giải lụa trắng. Làm sao biết được?
Ðệ nhất tọa đáp: Ðó chỉ là một câu giải thích về vấn đề nhất tướng.
Kiền nói: Quả nhiên là ông chẳng biết ý chỉ của Tiên sư!
Khi ấy, Ðệ nhất tọa đứng dậy đốt một nén hương, thề:
– Nếu tôi biết được ý chỉ của Tiên sư có nghĩa là lúc cây hương cháy hết thì tôi chết. Ngược lại, là khi hương cháy hết mà chẳng chết được.
Nói xong Ðệ nhất tọa liền mất. Kiền vỗ vai tử thi nói:
– Ông muốn ngồi mà tịch hay đứng mà hóa cũng được, nhưng về ý chỉ của Tiên sư thì ông vẫn chưa biết vậy


Thưa các bạn ! Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy gì ?

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Thưa các bạn ! Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy gì ?

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]





Kính bác Ngọc Quế !

Qua 2 câu chuyện trên, Hoatihon thấy :

"– Ông muốn ngồi mà tịch hay đứng mà hóa cũng được, nhưng về ý chỉ của Tiên sư thì ông vẫn chưa biết vậy"

Kính !





[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Các Tiền Bối !

quote_icon.png
Gửi bởi Ngọc Quế
Thưa các bạn ! Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy gì ?

Kính thưa ! Qua hai câu chuyện trên bt thấy Thiền Sư Ẩn-Phong với Thiền Sư Cửu-Phong-Đạo-Kiền muốn dạy mọi người là : Các tướng xuôi - ngược hay khói trong lò hương mà ngài nói là "giải lụa trắng" - đều không động !!! - Nhưng nếu mình đem tâm chạy theo vật - thì sẽ thấy có tướng xuôi - ngược hay thấy khói như " giải lụa trắng " tức là chính tâm mình động vậy !.

Cho nên bangtam chẳng cần tìm hiểu Ý Chỉ của Tiên Sư - vì Biết - hay Không Biết đều là tướng động nơi tâm rồi - " Tui biết ý chỉ của tui phải sướng hơn hôn - còn ý Tiên Sư thì kệ ổng chứ ! - hihi! "
bangtam đã thưa xong - kính thỉnh ý các Tiền Bối chỉ dạy .

KÍNH
bangtam
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào các bạn !
Rất nhiều Phật tử chúng ta vô tình tín hướng theo Ngoại đạo mà không biết.
Cái tư tưởng ham cầu thần thông huyền bí, tài hay phép lạ không phải là Chánh Tín trong đạo Phật :


379. Ấn Phong đảo hóa (Ẩn Phong lộn ngược tịch)
Lúc Thiền sư Ẩn Phong (nối pháp Mã Tổ) sắp thị tịch, Sư hỏi chúng rằng:
– Các nơi khi thiên hóa, hoặc ngồi hoặc nằm là đều ta thường thấy, có người nào đứng chết hay không?
Chúng đáp: Có !.
Sư hỏi: Có ai lộn ngược mà chết hay chăng?
Chúng đáp: Chưa từng thấy !.
Sư bèn lộn ngược mà tịch. Áo quần vẫn vừa vặn ngay ngắn theo thân thể. Lúc ấy đại chúng bàn nên khiêng Sư đem đi trà tì nhưng thân Sư vẫn đứng sừng sững chẳng hề lay chuyển. Dân chúng ở xa gần đều đến xem, kinh ngạc khen ngợi không thôi. Sư có một người em gái làm ni lúc ấy cũng có mặt ở đó. Cô đến gần quở: “Lão huynh hồi xưa chẳng tuân theo luật nghi, khi chết lại giở trò chơi khăm làm hoa mắt thiên hạ”. Nói rồi, giơ tay xô xác Sư ngã chổng kềnh, rồi đem hỏa táng.
(Theo: Truyền Đăng lục, quyển 8.)
--------------


380. Lĩnh Chúng tọa vong (Lĩnh Chúng ngồi chết)
Khi Thạch Sương Khánh Chư mất, thị giả của ngài lúc ấy là Thiền sư Cửu Phong Ðạo Kiền. Sau đó, chư tăng trong chùa họp lại và quyết định chọn vị Ðệ nhất tọa làm Trụ trì mới, Cửu Phong đứng lên nói với đại chúng:
– Chưa được, trước hết cần phải chọn người nào biết rõ ý chỉ của Tiên sư mới có thể trụ trì.
Chúng hỏi: Ý chỉ của Tiên sư như thế nào?
Kiền nói: Chỉ nói như là lò hương trong ngôi miếu cổ, là một giải lụa trắng. Làm sao biết được?
Ðệ nhất tọa đáp: Ðó chỉ là một câu giải thích về vấn đề nhất tướng.
Kiền nói: Quả nhiên là ông chẳng biết ý chỉ của Tiên sư!
Khi ấy, Ðệ nhất tọa đứng dậy đốt một nén hương, thề:
– Nếu tôi biết được ý chỉ của Tiên sư có nghĩa là lúc cây hương cháy hết thì tôi chết. Ngược lại, là khi hương cháy hết mà chẳng chết được.
Nói xong Ðệ nhất tọa liền mất. Kiền vỗ vai tử thi nói:
– Ông muốn ngồi mà tịch hay đứng mà hóa cũng được, nhưng về ý chỉ của Tiên sư thì ông vẫn chưa biết vậy


Thưa các bạn ! Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy gì ?


Kính bác Ngọc Quế !
Đói ăn, khát uống là chuyện bình thường, tài hay phép lạ là chuyện phi thường. Mọi người chúng ta chán cái bình thường cho nên mới tìm đạo để mong học được cái phi thường, nếu tìm đạo chỉ để nhận lại cái bình thường thì ......chúng ta tu hành để làm chi ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Đói ăn, khát uống là chuyện bình thường, tài hay phép lạ là chuyện phi thường. Mọi người chúng ta chán cái bình thường cho nên mới tìm đạo để mong học được cái phi thường, nếu tìm đạo chỉ để nhận lại cái bình thường thì ......chúng ta tu hành để làm chi ?
Kính !
Cám ơn choconxauxi !

"Đói ăn, khát uống là chuyện bình thường, tài hay phép lạ là chuyện phi thường."

Khi đến với Thần đạo Tiên đạo thì các bạn có thể tìm được cái phi thường, còn nếu chúng ta đến với Phật đạo chân chính thì chúng ta sẽ có thể tìm được cái PHI PHI THƯỜNG.

Mà PHI PHI THƯỜNG là gì ? _ Là cái BÌNH THƯỜNG đó !

Thân ái !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
82. Không Có Gì Hiện Hữu


Yamaoka Tesshu khi còn là một thiền sinh trẻ đã đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ, Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.

Muốn vội tỏ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."

Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng chẳng nói gì, bỗng nhiên ngài dùng ống điếu cày bằng tre đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.

"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"

dieu cay.webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top