Mộng Du

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ahah .. tiếp nhé [smile]

Chăn trâu

Tiên sách thời thời bất li thân
Khủng y túng bộ nhạ ai trần
Tướng tương mục đắc thuần hoà dã
Ki toả vô câu tự trục nhân

Nắm chặt dây roi ---> chẳng lìa thân

Ngại y chạy sổng ---> vào bụi trần


- Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã

-->> Dây mũi buông rồi vẫn theo gần



HỒNG TRẦN khó bỏ .. cho nên CON TRÂU cứ lăm lăm chạy vào đám BỤI TRẦN ... thì sao ?

- NGƯỜI với TRÂU tuy hai .. mà vẫn ĐỒNG MỘT MẠNG ... canh nó cho nó hiền .. cũng phải tốn thời gian nhỉ ... [smile]




tuy là: CON TRÂU kéo chạy về một hướng ... NGƯỜI kéo nó lại về một hướng khác

nhưng mà:

---> TRĂNG ĐÂU ?
? [smile]






ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

rùi bức kế tiếp ... Cưỡi trâu về nhà -->> TRẢ CON TRÂU VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ CỦA NÓ [là có người cưỡi trên lưng nó .. và nó chịu ... smile]

Kị ngưu quy gia
Kị ngưu mạt trấp dục hoàn gia
Hà địch thanh thanh tống vãn hà
Nhất phách nhất ca vô hạn ý
Tri âm hà tất cổ thần nha

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà

Một nhịp một ca --> vô hạn ý

Tri âm nào phải động môi à




Bức tranh này .. NGƯỜI VỚI TRÂU .. hóa thành "NHẤT TÂM NHẤT Ý" ... ĐỒNG TÂM ĐỒNG Ý ... ĐỒNG HỘI ĐỒNG THUYỀN ... tuy là hai .. nhưng đã không là HAI THÂN HAI TƯỞNG .. HAI Ý, HAI HƯỚNG CHẠY KHÁC NHAU ..


nên người đã -->>> ĐEM TRÂU TRỞ VỀ ĐÚNG CHỖ NÓ Ở ... là Ở NHÀ [smile]



KHÔNG CÒN THUẬN NGHỊCH VI TRANH ... nhưng TRĂNG ĐÂU ? [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha hah a ... tiếp nhé [smile]:

vậy khi nào MỘNG HẾT ? ... khi nào HẾT MỘNG DU [smile]

--->> thì là BỨC TRANH KẾ TIẾP .... QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI ... VẦNG TRĂNG XUẤT HIỆN


Đức Phật nói: TA là NGÓN TAY CHỈ TRĂNG .. .chứ không phải là VẦNG TRĂNG

nhưng NGƯỜI CHỈ TRĂNG ... không phải là NHỮNG CON TRÂU ... mà NHỮNG CON TRÂU HUNG DỮ, NHỮNG SANH MẠNG THỨ HAI KHÁC BIỆT với CON NGƯỜI ĐANG NGỒI NGẮM TRĂNG ĐÓ ..

chính là GIÁC GIẢ ... là GIÁC NHÂN ... là NGƯỜI GIÁC NGỘ [smile]


Quên trâu còn người

Vong ngưu tồn nhân
Kị ngưu dĩ đắc đáo gia san
Ngưu dã không hề nhân dã nhàn
Hồng nhật tam can do tác mộng

Tiên thằng không đốn thảo đường gian

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san

Trâu đã không rồi người cũng nhàn

Mặt nhật ba sào vẫn say mộng

Dây roi dẹp bỏ --> bên cạnh sàng



cho nên ... khi nào NHỮNG CON TRÂU HUNG DỮ = NHỮNG CON NGƯỜI TRONG TÔI .. không còn hung dữ nữa .. trở về nguyên vị của chúng .. thì "CON NGƯỜI" = cái người Ở NGOÀI NHỮNG CON TRÂU = GIÁC GIẢ đó ..

chính là NHÂN NGOẠI HỮU NHÂN .. VƯỢT TRÊN HỒNG TRẦN [smile]


Kinh Thủ Lăng Nghiêm phân biệt hai loại TÌNH và TƯỞNG:

- Tình chính là những CON TRÂU

- còn TƯỞNG .. chính là những PHÂN, PHẦN của GIÁC NGỘ


vậy chúng ta cùng xem đoạn kinh LĂNG NGHIÊM này:



Này A Nan!

Tất cả thế gian,


sống chết nối tiếp nhau không dứt.

Sống thì thuận theo tập khí mà tạo nghiệp;

chết thì theo dòng biến đổi mà thọ báo.

Lúc gần mạng chung, chỉ còn chút hơi ấm mong manh, bao nhiêu việc thiện việc ác đã làm trong suốt một đời, đều vụt hiện ra; trốn chết và cầu sống, hai tập khí ấy cùng lúc tranh giành.


Nếu thuần là tưởng thì bay lên, ắt sinh lên các cõi Trời. Nếu trong cái tâm bay lên đó mà có bao gồm phước đức, trí tuệ và chí nguyện thanh tịnh, thì tự nhiên tâm được sáng suốt, thấy được tất cả cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, rồi tùy ý nguyện muốn về cõi nào thì được vãng sinh về cõi đó.

Nếu tưởng nhiều mà tình ít, thì cũng bay lên được, nhưng không xa, thành các loài như tiên, đại lực quỉ vương, quỉ dạ xoa bay trên hư không, quỉ la sát đi trên mặt đất; họ có thể đi khắp cõi trời Tứ-vương, không gặp trở ngại. Trong số đó, nếu có ai có thiện tâm và phát nguyện lành, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và bảo vệ người trì giới, hoặc hộ trì thần chú và bảo vệ người trì chú, hoặc hộ trì người tu thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những vị ấy, chính mình được ở dưới pháp tòa của Như Lai.

Nếu tưởng và tình bằng nhau, không bay lên cũng không đọa xuống, mà sinh vào cõi nhân gian; vì có tưởng nên có phần thông minh, và vì có tình nên cũng có lẫn phần ngu độn.

Nếu tình nhiều tưởng ít thì sinh vào cõi bàng sinh, thân thể nặng nề thì vào các giống thú có lông mao, thân thể nhẹ nhàng thì vào các loài cầm có lông vũ.

Bảy phần tình ba phần tưởng thì chìm dưới thủy-luân, sinh nơi mé hỏa-luân, chịu hơi nóng của lửa mạnh, làm thân ngạ quỉ, thường bị thiêu đốt; thấy nước thì thành lửa, lửa cháy hại mình, nên trải trăm ngàn kiếp không ăn uống được.

Chín phần tình một phần tưởng thì sa xuống suốt tầng hỏa- luân, đến tận vùng ranh giới giữa hỏa-luân và phong-luân; nhẹ thì sinh vào hữu-gián, nặng thì sinh vào vô-gián, đó là hai loại địa ngục.

Thuần là tình thì sa vào địa ngục A-tì(218) . Nếu có thêm cái tâm hủy báng đại thừa, phá hoại cấm giới của Phật, nói pháp cuồng vọng để tham cầu của tín thí, lạm nhận sự cung kính, hoặc phạm các trọng tội ngũ nghịch, thập ác, thì sẽ bị luân chuyển đọa vào từ địa ngục A-tì này sang địa ngục A-tì khác ở khắp mười phương.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Như vậy ... TÌNH --> cũng hóa ra thành NHỮNG CON TRÂU TÂM HÙNG SỨC MẠNH ... [smile]

và TƯỞNG .. như là CON NGƯỜI ... với Ý TƯỞNG BAY CAO -->> CHỈ và VỚI TỚI VẦNG TRĂNG [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Nghịch lý của chuyện Tu Hành

1. Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành. Điều này chắc hẳn các bạn đều biết. Đặc biệt là phải tu hành theo đạo Phật vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ. Phật Thích Ca đã đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Phật là một bậc toàn giác. Cho nên tu theo Phật là muốn được như Phật, tức là trở thành một người có Trí Tuệ.

2. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì lại cần phải có trí tuệ. Tức là phải có trí tuệ rồi thì mới biết "đường" mà tu hành. Như vậy thì có phải là nghịch lý không ? :icon_winkle: Tức là vì muốn có Trí Tuệ nên phải tu hành. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ sẵn rồi. Phải có trí tuệ sẵn rồi thì mới biết được sự cần thiết của chuyện tu hành và biết "đường" mà tu hành. Nghịch lý là như vậy. :icon_winkle: Đó là lý do đa số nhân loại không biết tu hành vì ngay từ điểm khởi đầu họ đã không có trí tuệ. Pótay.com là như vậy. :icon_winkle:

3. Chúng ta đều biết rằng muốn có sức khỏe thì phải tập thể dục, thể thao. Thế nhưng để có thể tập được thể dục, thể thao thì lại phải có sẵn sức khỏe rồi. Không có sẵn sức khỏe thì tập tành gì nổi ? :icon_winkle: Cũng vậy, muốn làm giàu thì phải buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng muốn buôn bán, kinh doanh thì lại phải có vốn, tức cũng đã phải "giàu" ở một mức tối thiểu nào đó. Không có vốn thì buôn bán, kinh doanh nỗi gì ? :icon_winkle:

4. Chuyện Trí Tuệ cũng vậy. Muốn có trí tuệ thì phải tu hành. Thế nhưng để có thể tu hành thì lại phải có trí tuệ. Không có trí tuệ thì làm sao biết tu hành ? :icon_winkle: Lấy thí dụ như đạo Phật. Muốn có trí tuệ thì phải tu theo Phật. Thế nhưng để có thể tu theo Phật thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ. Có trí tuệ ngay từ điểm khởi đầu tức là đọc lời Phật Thích Ca dạy phải nhận biết rằng đây là lời của một người có Trí Tuệ. Từ đó mới biết để mà tu theo Phật. Đó là lý do một phần lớn nhân loại không tu theo đạo Phật. Tức là hoặc là họ chưa từng biết đến lời dạy của Phật Thích Ca, hoặc là họ được biết đến lời dạy của Phật nhưng họ nghe qua rồi ... bỏ vì họ không thấy có gì là đặc biệt đáng để tu tập theo. :icon_winkle:

5. Ngay cả những người đã tu theo Phật rồi (thường được gọi là Phật tử) thì cũng cần phải có một cái trí tuệ nhiều hơn cái trí tuệ ban đầu nói ở trên. Là vì đạo Phật đã trải qua 2500 năm. Trong 2500 năm đó đạo Phật đã có thêm nhiều giáo lý mới, nhiều triết thuyết mới, nhiều tông phái mới, nhiều cách tu tập mới. Trong tất cả những cái "mới" này thì cũng vàng thau lẫn lộn, sỏi đá lẫn với châu ngọc. Cho nên cũng cần phải có con mắt "trạch pháp" để mà phân biệt chúng ra. Đó là một thứ "trí tuệ" mà không phải đa số "Phật tử" có được. Đó là lý do người tu theo Phật nhiều mà số người chứng ngộ không có bao nhiêu. Vì một số đông Phật tử cũng thuộc "diện" ... pótay.com ! :icon_winkle:

Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành
Nhưng muốn Tu Hành thì lại phải có Trí Tuệ !


tức là

Trí Tuệ cần ngay từ bước khởi đầu
Trí Tuệ không hẳn chỉ là cứu cánh của bước đến nơi.


:icon_winkle: Đó là nghịch lý của chuyện "tanh hù". :icon_winkle:​


:icon_prost:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trí Tuệ đã có sẵn ở nơi mỗi người rồi.


Nghịch lý của chuyện Tu Hành

1. Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành. Điều này chắc hẳn các bạn đều biết. Đặc biệt là phải tu hành theo đạo Phật vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ. Phật Thích Ca đã đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Phật là một bậc toàn giác. Cho nên tu theo Phật là muốn được như Phật, tức là trở thành một người có Trí Tuệ.

2. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì lại cần phải có trí tuệ. Tức là phải có trí tuệ rồi thì mới biết "đường" mà tu hành. Như vậy thì có phải là nghịch lý không ? :icon_winkle: Tức là vì muốn có Trí Tuệ nên phải tu hành. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ sẵn rồi. Phải có trí tuệ sẵn rồi thì mới biết được sự cần thiết của chuyện tu hành và biết "đường" mà tu hành. Nghịch lý là như vậy. :icon_winkle: Đó là lý do đa số nhân loại không biết tu hành vì ngay từ điểm khởi đầu họ đã không có trí tuệ. Pótay.com là như vậy. :icon_winkle:

3. Chúng ta đều biết rằng muốn có sức khỏe thì phải tập thể dục, thể thao. Thế nhưng để có thể tập được thể dục, thể thao thì lại phải có sẵn sức khỏe rồi. Không có sẵn sức khỏe thì tập tành gì nổi ? :icon_winkle: Cũng vậy, muốn làm giàu thì phải buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng muốn buôn bán, kinh doanh thì lại phải có vốn, tức cũng đã phải "giàu" ở một mức tối thiểu nào đó. Không có vốn thì buôn bán, kinh doanh nỗi gì ? :icon_winkle:

4. Chuyện Trí Tuệ cũng vậy. Muốn có trí tuệ thì phải tu hành. Thế nhưng để có thể tu hành thì lại phải có trí tuệ. Không có trí tuệ thì làm sao biết tu hành ? :icon_winkle: Lấy thí dụ như đạo Phật. Muốn có trí tuệ thì phải tu theo Phật. Thế nhưng để có thể tu theo Phật thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ. Có trí tuệ ngay từ điểm khởi đầu tức là đọc lời Phật Thích Ca dạy phải nhận biết rằng đây là lời của một người có Trí Tuệ. Từ đó mới biết để mà tu theo Phật. Đó là lý do một phần lớn nhân loại không tu theo đạo Phật. Tức là hoặc là họ chưa từng biết đến lời dạy của Phật Thích Ca, hoặc là họ được biết đến lời dạy của Phật nhưng họ nghe qua rồi ... bỏ vì họ không thấy có gì là đặc biệt đáng để tu tập theo. :icon_winkle:

5. Ngay cả những người đã tu theo Phật rồi (thường được gọi là Phật tử) thì cũng cần phải có một cái trí tuệ nhiều hơn cái trí tuệ ban đầu nói ở trên. Là vì đạo Phật đã trải qua 2500 năm. Trong 2500 năm đó đạo Phật đã có thêm nhiều giáo lý mới, nhiều triết thuyết mới, nhiều tông phái mới, nhiều cách tu tập mới. Trong tất cả những cái "mới" này thì cũng vàng thau lẫn lộn, sỏi đá lẫn với châu ngọc. Cho nên cũng cần phải có con mắt "trạch pháp" để mà phân biệt chúng ra. Đó là một thứ "trí tuệ" mà không phải đa số "Phật tử" có được. Đó là lý do người tu theo Phật nhiều mà số người chứng ngộ không có bao nhiêu. Vì một số đông Phật tử cũng thuộc "diện" ... pótay.com ! :icon_winkle:

Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành
Nhưng muốn Tu Hành thì lại phải có Trí Tuệ !


tức là

Trí Tuệ cần ngay từ bước khởi đầu
Trí Tuệ không hẳn chỉ là cứu cánh của bước đến nơi.


:icon_winkle: Đó là nghịch lý của chuyện "tanh hù". :icon_winkle:​


Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai



:icon_prost:

Nếu Trong thấy chỉ có cái thấy thì tuyệt đối không NGHỊCH LÝ phải không?


Cách nói của KKT đơn giản giống như tấm hình nầy vậy thôi.


Xin kết thúc bài viết bằng copy and paste cái posted của KKT viết một câu truyện Thiền(again!)
Đây là truyện của thiền sư Vân Môn thượng đường:


NGHỊCH LÝ chỗ nào?????????


Trong thấy chỉ có cái thấy


Thiền sư Vân Môn thượng đường, đưa cây gậy trong tay lên bảo chúng: "Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Viên Giác gọi nó là huyễn có, Bồ Tát thì đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến." :icon_winkle:


:icon_prost:


NGHỊCH LÝ ở chỗ này:
Trí Tuệ đã có sẵn ở nơi mỗi người rồi.






Nghịch lý của Kiến Tánh

Mục tiêu tu tập theo Thiền tông (Chan, Zen, Son) là Kiến Tánh. Kiến Tánh có cái nghịch lý này:

1. Tánh (trong chữ Kiến Tánh) có sẵn ở nơi mỗi người. Vì có sẵn như vậy nên Tánh không phải do "làm" mà thành, không phải do "tạo" mà có.

2. Đã có sẵn rồi mà nó lại còn rất hiển nhiên, hiển nhiên nhất nữa. Hiển nhiên nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó nơi bạn mà bạn nghĩ là hiển nhiên nhất thì nó còn hiển nhiên hơn cái mà bạn chỉ ra.

3. Đã có sẵn, lại hiển nhiên nhất, thế nhưng nó lại rất khó nhận ra. Khó nhận ra vì từ xưa đến nay trong nhân loại rất ít người nhận ra. Ngay cả trong những thành phần gọi là ưu tú, tinh hoa của nhân loại như những danh nhân, bác học, tư tưởng gia, triết gia, khoa học gia, học giả, văn nghệ sĩ và ... tu sĩ cũng rất ít người nhận ra. Nên mới bảo là khó nhận ra.

Có sẵn, hiển nhiên nhất, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là cái nghịch lý của chuyện Kiến Tánh. :icon_winkle:


:icon_prost:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63

Nghịch lý của chuyện Tu Hành

1. Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành. Điều này chắc hẳn các bạn đều biết. Đặc biệt là phải tu hành theo đạo Phật vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ. Phật Thích Ca đã đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Phật là một bậc toàn giác. Cho nên tu theo Phật là muốn được như Phật, tức là trở thành một người có Trí Tuệ.

2. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì lại cần phải có trí tuệ. Tức là phải có trí tuệ rồi thì mới biết "đường" mà tu hành. Như vậy thì có phải là nghịch lý không ? :icon_winkle: Tức là vì muốn có Trí Tuệ nên phải tu hành. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ sẵn rồi. Phải có trí tuệ sẵn rồi thì mới biết được sự cần thiết của chuyện tu hành và biết "đường" mà tu hành. Nghịch lý là như vậy. :icon_winkle: Đó là lý do đa số nhân loại không biết tu hành vì ngay từ điểm khởi đầu họ đã không có trí tuệ. Pótay.com là như vậy. :icon_winkle:

3. Chúng ta đều biết rằng muốn có sức khỏe thì phải tập thể dục, thể thao. Thế nhưng để có thể tập được thể dục, thể thao thì lại phải có sẵn sức khỏe rồi. Không có sẵn sức khỏe thì tập tành gì nổi ? :icon_winkle: Cũng vậy, muốn làm giàu thì phải buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng muốn buôn bán, kinh doanh thì lại phải có vốn, tức cũng đã phải "giàu" ở một mức tối thiểu nào đó. Không có vốn thì buôn bán, kinh doanh nỗi gì ? :icon_winkle:

4. Chuyện Trí Tuệ cũng vậy. Muốn có trí tuệ thì phải tu hành. Thế nhưng để có thể tu hành thì lại phải có trí tuệ. Không có trí tuệ thì làm sao biết tu hành ? :icon_winkle: Lấy thí dụ như đạo Phật. Muốn có trí tuệ thì phải tu theo Phật. Thế nhưng để có thể tu theo Phật thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ. Có trí tuệ ngay từ điểm khởi đầu tức là đọc lời Phật Thích Ca dạy phải nhận biết rằng đây là lời của một người có Trí Tuệ. Từ đó mới biết để mà tu theo Phật. Đó là lý do một phần lớn nhân loại không tu theo đạo Phật. Tức là hoặc là họ chưa từng biết đến lời dạy của Phật Thích Ca, hoặc là họ được biết đến lời dạy của Phật nhưng họ nghe qua rồi ... bỏ vì họ không thấy có gì là đặc biệt đáng để tu tập theo. :icon_winkle:

5. Ngay cả những người đã tu theo Phật rồi (thường được gọi là Phật tử) thì cũng cần phải có một cái trí tuệ nhiều hơn cái trí tuệ ban đầu nói ở trên. Là vì đạo Phật đã trải qua 2500 năm. Trong 2500 năm đó đạo Phật đã có thêm nhiều giáo lý mới, nhiều triết thuyết mới, nhiều tông phái mới, nhiều cách tu tập mới. Trong tất cả những cái "mới" này thì cũng vàng thau lẫn lộn, sỏi đá lẫn với châu ngọc. Cho nên cũng cần phải có con mắt "trạch pháp" để mà phân biệt chúng ra. Đó là một thứ "trí tuệ" mà không phải đa số "Phật tử" có được. Đó là lý do người tu theo Phật nhiều mà số người chứng ngộ không có bao nhiêu. Vì một số đông Phật tử cũng thuộc "diện" ... pótay.com ! :icon_winkle:

Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành
Nhưng muốn Tu Hành thì lại phải có Trí Tuệ !


tức là

Trí Tuệ cần ngay từ bước khởi đầu
Trí Tuệ không hẳn chỉ là cứu cánh của bước đến nơi.


:icon_winkle: Đó là nghịch lý của chuyện "tanh hù". :icon_winkle:​


:icon_prost:

Ha ha...

Chào huynh KKT!

Lời này cũng giống như KHỔNG TỬ nói : Học là để SÁNG cái ĐỨC SÁNG :icon_nude:

KHông học thì làm sao biết cái ĐỨC SÁNG, mà gọi là ĐỨC SÁNG rồi thì làm sao mà học hì hì...

Nhưng không phải vậy tại vì mỗi người đều có thể tự lập nên tu hành tức là tạo ra cái gương để soi lại chân lý. khi đó mới thật là trong chân lý có ta, trong ta có chân lý.

Kinh nói : 10 phương quốc độ trong 1 hạt bụi

Như trăm ngàn gương sáng chiếu nhau, ảnh tượng trùng trùng không ngăn ngại gì nhau :icon_nude:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính các bạn một ly trà [smile]:

Con người có tự tánh ... nhưng tự tánh đó .. phải trải qua: ĐAU KHỔ ... rùi phải khởi sinh sự quán sát TẬP KHÍ --> rùi mới tới DIỆT ĐI CÁI KHỔ của hiện tượng VÔ NGÃ, VÔ THƯỜNG mang lại

như vậy .. TRÍ TUỆ đó: chỉ được tính ở dạng TIỀM NĂNG .. phải khai quật nó .. phải có nhiều thử thách .. phải khổ nhiều lần .. thì mới thấm nhuần cái hiện tượng ... là sinh ra được ĐỊNH và TUỆ

Lục Tổ Huệ Năng ngày xưa đem ĐỊNH và TUỆ bó lại thành một .. bởi vì ổng nhìn thấy 1 vấn đề hiển nhiên: ĐỊNH tới đâu .. thì TUỆ tới đó .. hay là TUỆ tới đâu thì là ĐỊNH tới đó -->> chứ làm gì có chuyện DỌN CỖ CHO CẢ LÀNG ĂN còn BẢN THÂN MÌNH CHẲNG ĂN [smile ... ]


vậy tại sao TIỀM NĂNG có sẵn .. nhưng lại ít người thật sự đi xa và đi sâu trên phật đạo ?

- À há .. một vấn đề đơn giản thôi .. có AI MUỐN ĐỐI DIỆN VỚI KHỔ không ? .. có ai muốn LOAY HOAY với KHỔ không ? .. vì lẽ đó, dù người ta GẶP KHỔ THOÁT RA NHIỀU LẦN .. nhưng nói là TÌM ĐẾN KHỔ để mà quan sát .. học hỏi cách đối diện với khổ .. thay đổi suy tư và cách nhìn về khổ .. thay đổi tâm tư mỗi khi có khổ .. là chuyện BÌNH THƯỜNG ÍT AI LÀM

bởi vì lý do tự nhiên là KHỔ = AI CŨNG SỢ [smile]

và vì ÍT CÓ KHỔ .. ÍT ĐỐI DIỆN VỚI KHỔ .. ÍT SUY TƯ .. quán sát TẬP KHÍ của KHỔ ... nên cũng ít có người tu rốt ráo thành phật thôi [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
VÔ MINH Tu Hành

Nghịch lý của VÔ MINH Tu Hành


Nếu Trí Tuệ là Viên ngọc trong chéo áo thì người tu hành tìm khổ như người cùng tử (đứa con khốn cùng) đi cùng khắp mà không tìm được hạnh phúc.


Viên ngọc trong chéo áo

Có một cậu con trai còn nhà giàu ham ăn chơi phung phí tiền của mà không ý thức được cái mày mắn và hạnh phúc của mình. Người cha rất thương con nhưng không có cách gì giúp được. Ông biết trước là nó sẽ khổ, sẽ đi tha phương cầu thực, sẽ phải đi xin ăn.
Biết rằng: *"đoạn trường ai có qua cầu mới hay" nên ông ta không là mắng nó và nghĩ rằng chỉ có kinh nghiệm khổ đau trong tương lai mới giúp nó được thôi. *
Ông lặng lẽ mày chờ nó một cái áo. Sau khi mặc một thời gian, ông cởi áo ra đưa cho nó và nói: *"Nầy con, sau này gia tài sự sản của ba, con có thể xài hết, riêng cái aó nầy thì bà xin con giữ lại.
"
Ông đã bí mật may dấu vào gấu áo một viên ngọc thật quý.

Ðứa con cũng không thích gì cái áo đó, nhưng cha đã dặn đừng bán thì nó cũng nhớ lời và không bán làm chi cái áo không qúy giá gì lắm đó. Sau khi người cha chết, dĩ nhiên là người con xài phí rất nhanh cái gia tài đồ sộ của ông và đã trở nên nghèo đói, phải đi xa tìm việc làm và nhiều lúc cơ cực không có gì để ăn.

Nó trở thành người cùng tử (đứa con khốn cùng), đi cùng khắp mà vẫn không gây được sự nghiệp, cũng không tìm được hạnh phúc.
Tất cả sự nghiệp của người cha, anh ta chỉ còn giữ chiếc áo cũ kỹ mà người cha đã căn dặn đừng bán.

Có một bữa đó trời xui đất khiến sao đó mà anh ta bỗng nhiên táy máy mân mê và khám ra viên ngọc thật quý nằm dấu trong khâu áo rách của cha mình. Khi khám ra viên ngọc quý rồi thì đứa con nghèo đói trở nên hết nghèo đói.

Cái chuỗi ngày dài cơ cực bị khinh khi, bị đói khát, bị đau đớn đã là bài học rất thấm thía, rất giá trị cho người con và từ đó anh ta biết sử dụng viên ngọc qúy và biết dùng nó làm vốn liếng để gây lại sự nghiệp, đã sống cuộc đời rất hạnh phúc và tiếp nhận trọn vẹn gia tài bí mật của cha để lại.

Viên ngọc đó là gì, mỗi chúng ta đều có và giấu kín trong chéo áo mà không biết nhận ra. Chúng ta có một viên ngọc quý giá là sự thương yêu, tinh thần trách nhiệm và cái lề lối sống để có hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều là những đứa con phá của, những đứa cùng tử. Chúng ta có hạnh phúc, có gia tài mà chúng ta không biết xài; chúng ta phung phí, chúng ta dày đạp lên cái hạnh phúc của chính chúng ta mà đi, và chúng ta trải qua năm nầy tháng khác làm một kẻ tha phương cầu thực, gối đất nằm sương, chịu biết bao nhiêu là khổ nhục. Chính bây giờ là chúng ta phải khám phá lại viên ngọc đã và đang được khâu trong áo chúng ta.​
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
muốn có trí tuệ thì phải tu hành , muốn tu hành phải có trí tuệ
cũng giống như:
trâu đánh thì tránh đâu ? thay vì tránh đâu , thôi thì đấu tranh -- mà hể đấu tranh thì bị trâu đánh -- mà trâu đánh thì tránh đâu ?
cả hai đều là một vòng luẩn quẩn , muốn nhìn rõ , theo ct, thì phải định nghĩa cho rõ

trí tuệ giống như ánh sáng , vô minh như mây mờ , tu hành như công cụ - dụng cụ - phương pháp - pháp môn . Nếu nhìn theo góc độ này thì mệnh đề luẩn quẩn "muốn có trí tuệ thì phải tu hành , muốn tu hành phải có trí tuệ" nên là "để trí tuệ hiển bày thì phải gạt bỏ vô minh , muốn gạt bỏ vô minh thì phải tu hành đúng cách, muốn tu hành cho đúng cách thì phải tìm tòi"
"để ánh sáng hiển lộ thì phải xua tan mây mờ , muốn biết dụng cụ / phương pháp nào để xua tan mây mờ thì phải xài mới biết"
bởi vậy mới có nhiều tông phái , pháp môn và ai cũng cho pháp môn tông phái của mình better (không ít thì nhiều)

muốn có trí tuệ hay muốn có ánh sáng thì ngay từ đầu đã đi chệch hướng

nếu đem ngũ căn ngũ lực vào thì sao ? tín tấn niêm định tuệ chia thành hai cặp và một bộ phận đối lưu . Tín và tuệ là một cặp , tấn và định là một cặp , niệm làm nhiêm vụ đối lưu .. Một cá nhân đến với Phật pháp chưa hẳn là vì "muốn có trí tuệ" ... họ đến vì bị khổ , vì chán (oãi) cuộc sống không lối thoát , vì chán chường đời sống sinh tử .... vì vô lượng nhân và duyên khác nhau mà họ đến ... ban đầu đến vì tin (tín) .. nhờ niệm lực lâu dài , dũng mãnh , không ngừng nghỉ mà tuệ giác phát sinh và tín thay đổi . Niệm lực ở đây ví như "tu hành" bên trên , chánh niêm thì đưa đến tuệ giác .. tà niệm thì cái-bị-lầm-là-tuệ càng ngày càng lớn (tẩu hoả nhập ma) và tín càng ngày càng trở thành mê tín

còn cơ duyên nào đến với đạo còn tuỳ thuộc vào tiền nghiệp quá khứ , môi trường sống , và ý chí bản thân trong từng phút giây hiện tiền .. do đó mới có câu "cuộc đời là một trường học" --- typing mấy dòng này cũng học được mấy bài

nếu có gì không đúng xin bạn đọc hoan hỉ bỏ qua và mong bạn thân tâm thường an lạc
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Muốn Giác Ngộ là TRI KIẾN MÊ LẦM

TRI KIẾN MÊ LẦM.


Ban ngày ban mặt
Mở mắt chiêm bao
Trong mộng nói mơ
Mở miệng là sai
Vẽ không ra chữ
Tả mãi sao được




Có phải những cái thấy, cái biết của chúng ta làm cho chúng ta mê lầm?

Có phải chúng ta diễn giải những cái thấy, cái biết của chúng ta theo cái ngã kiến riêng, trái với tính như thật của nó?

Có phải những cái thấy, cái biết của chúng ta là những cái chúng ta hoàn toàn không biết?





Tri kiến của con người lâu nay luôn mang theo cái tôi, lồng cái tôi vào trong đó. Cho nên thấy biết luôn bóp méo sự thật theo cái tôi, nhìn sự vật không đúng như thật.
HT Thích Thanh Từ
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
Muốn có Trí tuệ thì chắc phải tìm nhân sinh gần của nó là tác ý khéo léo chân chánh -- hướng đến các thiện pháp, điều thiện lành.


"Tránh xa cái điều ác,
Hãy làm các điều lành,
Thanh lọc tâm, tịnh ý,
Là lời chư Phật dạy"

(Kinh Pháp Cú).


Tuy nhiên khi hành các điều thiện, thì cũng cần phải biết (hợp trí) nhân quả của nó, sẽ được quả lành, an vui .v.v.. thì trí tuệ mới khởi sinh.

Như vậy, thì rốt cuộc cũng phải cần có trí về Văn, Tư trước, rồi mới đến Tu. :)


:035:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bàn nhảm ...

cái trí tuệ mà các vị đang nói chính là NHÂN - QUẢ

muốn hiểu Phật Pháp,muốn biết Phật Pháp thì chúng ta đã phải tích lũy các chủng tử từ vô số kiếp rồi ...

chả có gì mà phải đáng bàn ở đây

Phật đã nói : cái này có thì cái kia có ...

cái trí tuệ kia chả phải tự nhiên mà có,chả phải từ trên trời rơi xuống ... nó là sự tích góp từng chút một của mỗi người chúng ta ...
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hè hè, chỉ là có cái không phải ngũ uẩn, không phải luân hồi, không nhân, không duyên. Cho nên.... hì hì

Thường nghe nói "Vô học" hơn "Hữu học".
Thường nghe nói Phật là Đấng nhất thiết trí, tự nhiên, không thầy.
Hì hì, nghe nhiều có để ý chăng?

Nếu trí tuệ phải từ sự tích góp, cố gắng, lọc lựa, siêng năng, hành trì, nhẫn nhục,... Vậy phải xem nó có phải là chơn trí tuệ không? Phải biết, nếu có tích góp, cố gắng, lọc lựa, siêng năng, hành trì, nhẫn nhục... tức là có chấp mê. Tại vì chấp có cái để cố gắng, lọc lựa, siêng năng, hành trì, nhẫn nhục. Cũng tức là Chấp Ngã. Cho nên, cố gắng cách mấy, trí tuệ này cũng là Hữu học thôi. Hì hì.

Cũng như công án của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nghe bài kệ của Thần Tú, đại chúng tấm tắt khen, nhưng đã được gì đâu. Đại chúng, hì hì, đông không có nghĩa là đúng.

Lại nói, bát chánh đạo thì đề đầu là chánh kiến. Xem ra, chánh kiến cũng không phải là thứ dễ dàng có được.

Vậy tại sao nói cần phải tin tấn, nhẫn nhục. Hì hì, thật ra đa phần điều quên "ba-la-mật". Tin tấn, nhẫn nhục, có thể bài trừ tập khí, cũng có thể vào được Vô Học. Cho nên Tổ nói bài kệ của Thần Tú là "cũng được".


Cái này là ma nói nè...

bởi chúng ta ai biết ai hiểu ai đạt được cái gọi là Vô Học hay Chân Trí Tuệ,toàn là phàm phu vô minh mà thích bàn chuyện xa vời thôi ... hahaha

tuii nhớ có kinh sách nào đó nói ông Phật trước khi thành Phật thì cũng có vô số kiếp hành Bồ Tát đạo rồi mới được thành Đạo ở cái kiếp của Thái tử Tất Đạt Đa ...

ông Phật còn phải như vậy thì Nhân - Quả là Chân Lý rồi ... đâu phải tự dưng muốn thành Phật,muốn Giác Ngộ,muốn đạt Đạo,muốn Trí Huệ ... là được đâu,đạo lý này quá hiển nhiên rồi còn gì

chả có gì tự nhiên mà có,tự nhiên mà thành,tự nhiên mà sinh ra ... con gà và quả trứng đâu tự nhiên mà xuất hiện

Cái này có thì cái kia có
Cái này sinh thì cái kia sinh

Ông Phật đã nói vậy là chắc chắn phải vậy,kể cả cái Chân Như,Phật Tánh hay Vô Học hay Chân Trí Tuệ gì gì chăng nữa ...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn NK một ly trà [smile]:

đâu đến nỗi khó vậy .. chỉ tại thiếu một số MÔ HÌNH CĂN BẢN CẦN THIẾT thôi ... mô hình quan trọng nhất là TÂM và các TƯỚNG khởi lên ở trong TÂM ... và cái TA thay đổi trở thành các TƯỚNG ở trong tâm .. rùi từ từ nó nhỏ dần nhỏ dần .. tới khi nó thành --> SỐ KHÔNG [smile]

- THIỆT [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83

Nghịch lý của chuyện Tu Hành

1. Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành. Điều này chắc hẳn các bạn đều biết. Đặc biệt là phải tu hành theo đạo Phật vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ. Phật Thích Ca đã đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Phật là một bậc toàn giác. Cho nên tu theo Phật là muốn được như Phật, tức là trở thành một người có Trí Tuệ.

2. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì lại cần phải có trí tuệ. Tức là phải có trí tuệ rồi thì mới biết "đường" mà tu hành. Như vậy thì có phải là nghịch lý không ? :icon_winkle: Tức là vì muốn có Trí Tuệ nên phải tu hành. Thế nhưng để có thể biết tu hành thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ sẵn rồi. Phải có trí tuệ sẵn rồi thì mới biết được sự cần thiết của chuyện tu hành và biết "đường" mà tu hành. Nghịch lý là như vậy. :icon_winkle: Đó là lý do đa số nhân loại không biết tu hành vì ngay từ điểm khởi đầu họ đã không có trí tuệ. Pótay.com là như vậy. :icon_winkle:

3. Chúng ta đều biết rằng muốn có sức khỏe thì phải tập thể dục, thể thao. Thế nhưng để có thể tập được thể dục, thể thao thì lại phải có sẵn sức khỏe rồi. Không có sẵn sức khỏe thì tập tành gì nổi ? :icon_winkle: Cũng vậy, muốn làm giàu thì phải buôn bán, kinh doanh. Thế nhưng muốn buôn bán, kinh doanh thì lại phải có vốn, tức cũng đã phải "giàu" ở một mức tối thiểu nào đó. Không có vốn thì buôn bán, kinh doanh nỗi gì ? :icon_winkle:

4. Chuyện Trí Tuệ cũng vậy. Muốn có trí tuệ thì phải tu hành. Thế nhưng để có thể tu hành thì lại phải có trí tuệ. Không có trí tuệ thì làm sao biết tu hành ? :icon_winkle: Lấy thí dụ như đạo Phật. Muốn có trí tuệ thì phải tu theo Phật. Thế nhưng để có thể tu theo Phật thì ngay từ điểm khởi đầu đã phải có trí tuệ. Có trí tuệ ngay từ điểm khởi đầu tức là đọc lời Phật Thích Ca dạy phải nhận biết rằng đây là lời của một người có Trí Tuệ. Từ đó mới biết để mà tu theo Phật. Đó là lý do một phần lớn nhân loại không tu theo đạo Phật. Tức là hoặc là họ chưa từng biết đến lời dạy của Phật Thích Ca, hoặc là họ được biết đến lời dạy của Phật nhưng họ nghe qua rồi ... bỏ vì họ không thấy có gì là đặc biệt đáng để tu tập theo. :icon_winkle:

5. Ngay cả những người đã tu theo Phật rồi (thường được gọi là Phật tử) thì cũng cần phải có một cái trí tuệ nhiều hơn cái trí tuệ ban đầu nói ở trên. Là vì đạo Phật đã trải qua 2500 năm. Trong 2500 năm đó đạo Phật đã có thêm nhiều giáo lý mới, nhiều triết thuyết mới, nhiều tông phái mới, nhiều cách tu tập mới. Trong tất cả những cái "mới" này thì cũng vàng thau lẫn lộn, sỏi đá lẫn với châu ngọc. Cho nên cũng cần phải có con mắt "trạch pháp" để mà phân biệt chúng ra. Đó là một thứ "trí tuệ" mà không phải đa số "Phật tử" có được. Đó là lý do người tu theo Phật nhiều mà số người chứng ngộ không có bao nhiêu. Vì một số đông Phật tử cũng thuộc "diện" ... pótay.com ! :icon_winkle:

Muốn có Trí Tuệ thì phải Tu Hành
Nhưng muốn Tu Hành thì lại phải có Trí Tuệ !


tức là

Trí Tuệ cần ngay từ bước khởi đầu
Trí Tuệ không hẳn chỉ là cứu cánh của bước đến nơi.


:icon_winkle: Đó là nghịch lý của chuyện "tanh hù". :icon_winkle:​


:icon_prost:


Ngày xưa và ngày nay cũng vậy, nhiều người ko biết gì về đạo Phật nhưng nhờ Đức Phật chư tăng khai thị hay thiện hữu trí thức khai thị mà tu tập. Ngày nay nhiều người đến chùa lúc đầu chỉ là cầu xin nhưng sau đó giác ngộ dần mà tu tập giải thoát. Ko có cái gì tự nhiên mà có muốn đi đến đích phải cất bước chân đầu tiên nhiều khi đi lạc đường xong lại quay lại đi tiếp....A di đà Phật!
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Nó là cái gì ?


Nghịch lý của Kiến Tánh

Mục tiêu tu tập theo Thiền tông (Chan, Zen, Son) là Kiến Tánh. Kiến Tánh có cái nghịch lý này:

1. Tánh (trong chữ Kiến Tánh) có sẵn ở nơi mỗi người. Vì có sẵn như vậy nên Tánh không phải do "làm" mà thành, không phải do "tạo" mà có.

2. Đã có sẵn rồi mà nó lại còn rất hiển nhiên, hiển nhiên nhất nữa. Hiển nhiên nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó nơi bạn mà bạn nghĩ là hiển nhiên nhất thì nó còn hiển nhiên hơn cái mà bạn chỉ ra.

3. Đã có sẵn, lại hiển nhiên nhất, thế nhưng nó lại rất khó nhận ra. Khó nhận ra vì từ xưa đến nay trong nhân loại rất ít người nhận ra. Ngay cả trong những thành phần gọi là ưu tú, tinh hoa của nhân loại như những danh nhân, bác học, tư tưởng gia, triết gia, khoa học gia, học giả, văn nghệ sĩ và ... tu sĩ cũng rất ít người nhận ra. Nên mới bảo là khó nhận ra.

Có sẵn, hiển nhiên nhất, nhưng lại rất khó nhận ra. Đó là cái nghịch lý của chuyện Kiến Tánh. :icon_winkle:


:icon_prost:


Đã hiển nhiên nhất mà nó còn gần gũi nhất. Gần gũi nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó ở nơi bạn mà bạn thấy là "gần gũi" nhất thì nó còn gần gũi hơn cái mà bạn chỉ ra. Vậy "nó" là cái gì ? :icon_winkle: Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên có bài kệ:

從來共住不知名
任運相將只麼行
自古上賢猶不識
造次凡流豈可明

Tòng lai cộng trú bất tri danh
Nhậm vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ thượng hiền do bất thức
Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh ?

Chung ở từ lâu chẳng biết y
Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
Hiền thánh từ xưa, còn chẳng biết
Há lũ phàm phu biết được gì ? :icon_winkle:



:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

Kinh nghiệm tối thắng không phải là một kinh nghiệm .... bởi người kinh nghiệm -->> đã biến mất [smile]

Khi không còn người kinh nghiệm nữa, điều gì có thể nói về nó ? Ai sẽ đề cập về nó ? Còn ai sẽ thuật lại kinh nghiệm này ?

Khi không còn Chủ Thể, Đối tượng sẽ biến mất. Bến Bờ sẽ biến mất, chỉ còn dòng sông kinh nghiệm nổi trôi


đây là đoạn văn tui thích nhất ... thấy ý nghĩa nhất trong cuốn ĐẠI THỦ ẤN của OSHO do Minh Nguyệt chuyển ngữ .... [smile]


Tuy nhiên ...đức Phật hay Thiền Tông lại nói về hiện tượng này .. rõ ràng . cụ thể .... nên có lẽ vì LÀ CỤ THỂ HƠN --->> nên phải gọi là .... mà còn hay hơn [smile]

- Thập Mục Ngưu Đồ tới bức thứ tám thì vẽ ... CHỈ CÒN VẦNG TRĂNG

- đức Phật trong kinh Viên Giác, khi đối thoại với Bồ Tát Phổ Nhãn thì ngài nói:

Mới biết chúng sanh xưa nay đã thành Phật, sanh tử Niết-bàn in như giấc mộng đêm qua.

Này thiện nam, vì như giấc mộng đêm qua nên biết sanh tử và Niết-bàn không sanh không diệt, không đến không đi.

Chỗ chứng không được không mất, không thủ không xả. Người năng chứng không tác không chỉ, không nhậm không diệt.

Trong cái chứng ấy không năng không sở, rốt ráo không pháp chứng cũng không có người chứng, vì tánh tất cả pháp bình đẳng không hoại.
- Kinh Viên Giác


Chúng ta ở đời .... ai cũng nói là TÂM CỦA TÔI .. TÂM CỦA MÌNH nó là thế này thế nọ .... thiệt ra: TÂM VIÊN GIÁC = lại chẳng phải là của ai ... mà chúng ta, mỗi 1 chúng sanh lại chỉ là ĐÔI BỜ SINH TỬ và NIẾT BÀN -->> CỦA NÓ [smile] .... trong khi nó lại HOÀN TOÀN BẤT ĐỘNG [smile]

cũng như chúng ta sống một đời ngỡ mình có thể trở thành một giọt nước của cả một dòng sông tâm thức ..

- vì là một giọt nước của dòng sông ấy --> nên mỗi người có thể cảm nhận được từ giọt nước ấy ... TÁNH VIÊN GIÁC của từng giọt nước ... của cả MỘT DÒNG SÔNG [smile]

- nhưng cuối cùng mới nhận ra .. DÒNG SÔNG ẤY ... TỪNG GIỌT NƯỚC ẤY ... xưa nay CHẲNG PHẢI CỦA AI CẢ [smile]

Đệ Nhất Ba La Mật ... tức phi đệ nhất ba la mật .... thị danh -->> đệ nhất ba la mật [smile]


có một nhân vật lịch sử là Hán Cao Tổ Lưu Bang .. nói một câu cũng giống giống như vậy ... khi con ông hỏi ông về thuật trị nước thì ông nói:

CON NGƯỜI ... TỪNG NGƯỜI sẽ qua đi .... nhưng NHÂN TÂM .... là VẠN THẾ


câu nói của đức Phật về Tâm Viên Giác cũng hệt như vậy .. cũng có TÂM VIÊN GIÁC ẤY = vốn đã VIÊN TRÒN .. ĐẦY ĐỦ .... nhưng chắc có lẽ: TẠI VÌ HỎNG PHẢI LÀ TA ... HỎNG PHẢI LÀ CỦA TA .. CHẲNG PHẢI MÌNH ... [smile]

- nên SANH TỬ NIẾT BÀN ... mới chỉ là GIẤC MỘNG .... ĐÊM ... QUA [smile]

bởi vì khi tất cả khái niệm đã không còn .. điên đảo đều lắng đọng . thì chỉ còn THẬT TƯỚNG [smile] ....

và thật tướng ấy .... là BẤT ĐỘNG [smile]



ờ mà đúng không ÔNG ? [smile]

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113

Nó là cái gì ?




Đã hiển nhiên nhất mà nó còn gần gũi nhất. Gần gũi nhất bởi vì nếu bây giờ bạn chỉ ra một cái gì đó ở nơi bạn mà bạn thấy là "gần gũi" nhất thì nó còn gần gũi hơn cái mà bạn chỉ ra. Vậy "nó" là cái gì ? :icon_winkle: Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên có bài kệ:

從來共住不知名
任運相將只麼行
自古上賢猶不識
造次凡流豈可明

Tòng lai cộng trú bất tri danh
Nhậm vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ thượng hiền do bất thức
Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh ?

Chung ở từ lâu chẳng biết y
Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
Hiền thánh từ xưa, còn chẳng biết
Há lũ phàm phu biết được gì ? :icon_winkle:



:icon_prost:

Nguyên văn câu kệ thứ ba của Thạch Đầu là "Tự cổ thượng hiền do bất thức" nên việc chuyển ngữ "Hiền thánh từ xưa còn chẳng biết" thành ra nói quá và do chỗ nói quá nên câu kệ chữ Việt trở nên vô dụng(Theo văn hóa cổ Trung Hoa thì HIỀN khác với THÁNH: Đọc văn bản tàu thì nên lấy văn minh văn hóa tàu làm chỗ y cứ, hề hề)

Niết Bàn, Đạo_Quả, Thực tại đồng nhất...hay ở đây là Kiến tánh vốn "Vô danh tướng phân biệt" thì làm gì có sở y LaughingHaHa để xuất sanh cái gọi là "Nghịch lý Kiến tánh. Nó là gì?" Hề hề

Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .... kính bác TH một ly trà [smile]:

mí ông tổ cứ bảo nhau là đường vào nhà ông Thạch Đầu rất là trơn ... [smile]

thật ra .. điều hiển hiển nhiên nhất không phải là nhận ra NÓ ....

- mà là NHẬN RA ... NÓ BIẾT, và

- TA không biết [smile]



thí dụ: thập mục NGƯU ĐỒ tới bức thứ tám thì chỉ còn -->> TRĂNG BIẾT

.... chính đức Phật cũng nói: TA LÀ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG chứ không phải là MẶT TRĂNG ....

cho nên ... TA BIẾT TA KHÔNG BIẾT .... thì TA ĐẶT CÁI NGƯỜI BIẾT vào .... thí dụ như TA LÀ CON ỐC VẶN VÀO HỎNG VỪA .... thì đặt NGAY CON ỐC VỪA VÀO MÀ VẶN ... còn không nữa .. thì cứ ngay cái lỗ ... ĐẶT NGƯỜI BIẾT VÀO LÀM CON ỐC VỪA Y THẾ luôn [smile]



cũng thế thôi ... NGỌN và GỐC .... là hai người BIẾT và KHÔNG BIẾT

ở NGỌN là HOA .... SỚM NỞ TỐI TÀN .... HOA VUI VÌ NỞ RỘ ... HOA BUỒN KHI TÀN HÉO .... nên HOA KHÔNG BIẾT ....

nhưng ĐẶT GỐC HOA VÀO ... thì GỐC BẢO: cứ đủ ngày đủ tháng ... đủ mùa đủ nhân duyên thời tiết .. thì HOA LẠI NỞ THÔI ....


cho nên .... CỨ ĐẶT CÁI NGƯỜI BIẾT VÀO ..... là xong .... cái người đó SAO LẦM NHÂN QUẢ được ... có ĐƯỜNG có CHANH có ĐÁ thì làm nước ĐÁ CHANH chứ làm gì .... ---> THẬT Y NHƯ THẬT [smile]


NGÀY NÀO .. VN tang tóc ...

đời như CHIM XA BẦY

gục đầu dằn nỗi đắng cay

cố dắt díu nhau về đây ..

NHỜ ĐỜI ... dạy NĂNG LUI TỚI .. [smile]

- thành mến phố quen đường [smile]

- bạn bè .. vài mươi sắc dân ... [smile]

- nước riêng nhưng thân phận chung

ĐÃ HAI MƯƠI NĂM QUA ... rồi cuộc sống ... cũng đã -->> TRỔ HOA


cho nên .. đó là tại vì CÁI NGƯỜI BIẾT .. Ở ĐÂY MÀ [smile]



ờ mà đúng không bác ? [smile]

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nguyên văn câu kệ thứ ba của Thạch Đầu là "Tự cổ thượng hiền do bất thức" nên việc chuyển ngữ "Hiền thánh từ xưa còn chẳng biết" thành ra nói quá và do chỗ nói quá nên câu kệ chữ Việt trở nên vô dụng(Theo văn hóa cổ Trung Hoa thì HIỀN khác với THÁNH: Đọc văn bản tàu thì nên lấy văn minh văn hóa tàu làm chỗ y cứ, hề hề)

Niết Bàn, Đạo_Quả, Thực tại đồng nhất...hay ở đây là Kiến tánh vốn "Vô danh tướng phân biệt" thì làm gì có sở y LaughingHaHa để xuất sanh cái gọi là "Nghịch lý Kiến tánh. Nó là gì?" Hề hề

Trừng Hải

Đạo hữu Trừng Hải nhận định rất phải,

Người Hiền chia làm ba bậc: thượng, trung, hạ; Thượng hiền là chỉ một trong ba bậc này.

Kệ nói: bậc thượng hiền do bất thức, tức là hạnh có chỗ tương ưng mà trí chưa tương ưng. Hà huống phàm phu là người hạnh trí còn thiếu khuyết thì làm sao biết được ?

Điều nói ra như lời cảnh sách, chẳng phải bảo rằng: phàm phu thì chẳng thể nhận thức được !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên