Phật Tri Kiến

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 1.- Phật Tri Kiến.- Duyên khởi.

* Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với ngài Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.(hết trích)

- Khai, nghĩa là mở ra.Thị là thấy. Nói cho đủ mở ra để thấy. Mở cái gì, để thấy cái gì ? Toàn bộ câu trên, có nghĩa là mở cái tâm chúng sanh ra (khai thị chúng sanh), để cho chúng sanh thấy Phật (tri kiến Phật).

* Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.- Đức Phật dạy rất kỷ về "Tánh Thấy" (Kiến) và Phật gút lại: "Tri kiến lập Tri, tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn".

Nếu chịu khó tư duy.- Chúng ta thấy thuật ngữ (tri kiến Phật) , có nhiều góc độ để tư duy, nghiêng cứu. Như:

  • Tri kiến Phật.- nghĩa là thấy biết Phật.
  • Tri kiến Phật.- nghĩa là sự thấy biết của Phật.
  • Tri kiến Phật.- nghĩa là sự thấy biết "Phật" của Ta.
v.v....

Kính mời Các Bạn. Xin hãy với VQ chúng ta cùng nhau lội trong biển Kinh Điển Phật mà tìm hiểu về vấn đề khai, thị, ngộ, nhập phật tri kiến.

Phật Tri Kiến ? Tri_ki11

Trân trọng kính mời Các Bạn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Ha ha...

Kính thầy Viên Quang!

Sau nhiều vòng đi trải nghiệm để biết được những cái ngu của mình thì con nhận xét như sau:

- Chúng sinh hữu tình thì dùng cái thấy biết của Phật mà vào sinh tử . Tức là thấy có ta, có người

- Phật thì thấy cả thế gian, pháp giới chẳng có ai khác, tức là chỉ mỗi Phật thường trụ thế, xưa nay chẳng có ai khác :D

Sau khi hành giả khám phá xong thì cái lợi ích là trở lại làm 1 người sống vui khỏe có ích, vì trong lúc đi khám phá đã vô tình được đào tạo trở thành một con người thật thà, có đời sống trí tuệ, và biết cảm thông vì hiểu rõ hoàn cảnh của người khác vậy :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

SÔ CÔ LA thiệt là khéo quan trọng hóa vấn đề [smile] ... có đi đâu xa vời đâu .. dù gì cũng là MỚI ĐI QUA ĐẰNG KIA SỢI TÓC thôi đó mà [smile]

(i) cảnh giới ---> phàm phu ---> chỉ cách cảnh giới Phật 1 sợi tóc!

(ii) - Chúng sinh hữu tình ---> thì dùng cái thấy biết của Phật mà vào sinh tử . Tức là thấy có ta, có người



(1) CHỈ LÀ SỢI TƠ ... MONG MANH NHƯ LÀ TRÁI TÁO CHÍN [smile]

Hạnh phúc ---> trong tầm với ---> đã không còn tới

Khi vắng em trong đời


Tìm đến chân trời mới ---> vẫn thương một thời

----> Giờ đã xa ngàn khơi.

Ngày đó ta lầm lỡ, bỏ mặc nhau hững hờ
Để tiếng yêu rạn vỡ rồi thời gian xóa mờ
Mãi vô tình đến bây giờ
Nhận ra hai đứa không còn nhau.

ờ mà đúng hông? [smile]
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Ha ha...

Kính khúc huynh!

Khi kẻ đã nhận ra cái ngu của mình tức thì sẽ biết cách điều chỉnh.

Lập được thì buông được, đến được thì về được

Sau nhiều lần mắc cạn mới rõ được chỗ ngu :D

Thường dạo nơi thế gian mà không rời Chánh vị.

Chỉ có hạnh vô trụ qua lại thường tự tại, cầu chỗ khác liền ngu! :D
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
KINH LĂNG GIÀ (Trang 156-Việt dịch-Thích Duy Lực )

..." Khi ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Vọng tưởng chẳng chơn thật
Nói là tướng tương tục.
NẾU LIỄU TRI CHƠN THẬT
THÌ LƯỚI TƯƠNG TỤC DỨT
Vì chúng sanh vô tri,
Tùy ngôn thuyết nhiếp thọ.
Ví như cọn tằm kia,
Nhả tơ đẻ tự trói.
Vọng trói của phàm phu .
Tương tục cũng như thế .
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Như Thế Tôn sở thuyết, VÌ CHẤP TRƯỚC MỖI MỖI NGHĨA MỖI MỖI VỌNG TƯỞNG CHẲNG THẬT Mà VỌNG TƯỞNG SANH.Thế thì mỗi mỗi vọng tưởng phân biệt,mỗi mỗi các pháp vốn chẳng thật chỉ là hư vọng phân biệt mà thôi . Thế Tôn ! Nếu chỉ có vọng tưởng tự tánh ,chẳng phải có pháp tự tánh khác làm đối đãi mà khởi thì các pháp đều chẳng tự tánh.Há chẳng phải Thế Tôn nói " Tập khí phiền não với Thanh tịnh Niết Bàn thẩy đều vô tánh ư ? ". Nếu nhiễm tịnh đều hoại,há chẳng phải có cái lỗi các pháp đoạn diêt ư ? Tại sao Thế Tôn nói Tất cả Pháp chỉ là tự tánh vọng tưởng,là phi tánh chẳng có thật thể ? Há chẳng phải thành kiến chấp đọa diệt của ngoại đạo ư ?
Phật bảo Đại Huệ : Đúng thế,đúng thế ! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ ! Như THÁNH TRÍ có TỰ TÁNH là THÁNH TRI ,THÁNH KIẾN,THÁNH HUỆ NHÃN như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI, Chăng NHƯ TÁNH CHẤP của phàm phu,CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH LÀ CHƠN THẬT. Cái vọng tưởng tự tánh này CHẲNG PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG của TỰ TÁNH vậy .
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Giả sử BẬC THÁNH dùng THÁNH TRI ,THÁNH KIẾN,THÁNH HUỆ NHÃN TỰ TRI. Chẳng như THIÊN NHÃN và NHỤC NHÃN của phàm phu do VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT mà tri.Thế thì VỌNG TƯỞNG CHẲNG THỂ KIẾN TÁNH ĐÃ RÕ RÀNG,làm sao phàm phu lìa được vọng tưởng này ? Chỉ có CẢNH GIỚI GIÁC TRI ĐÚNG NHƯ THẬT của BẬC THÁNH MỚI CHUYỂN ĐƯỢC VỌNG THỨC,xa lìa VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT .
Phàm phu hay PHÂN BIỆT MỖI MỖI PHÁP ,chẳng phải điên đảo NHƯNG CHẲNG THỂ LÌA MỖI MỖI PHÂN BIỆT cũng CHẲNG PHẢI KHÔNG ĐIÊN ĐẢO . Tại sao ? vì CHẲNG THẤT CẢNH GIỚI NHƯ THẬT của BẬC THÁNH ,Và CHẲNG THẤY TƯỚNG lìa HỮU và VÔ .
--Thế Tôn ! Bậc Thánh CŨNG CÓ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ,CŨNG THẤY SỰ VỌNG TƯỞNG do TƯỞNG CHẲNG LÌA SỰ,cung là CHẤP TƯỚNG.CHẤP TƯỚNG là CẢNH GIỚI CỦA PHÀM PHU, chẳng CHẤP TƯỚNG MỚI LÀ CẢNH GIỚI BTUWJ SỞ HÀNH của BẬC THÁNH .Bậc Thánh CHẲNG CHO CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG là CẢNH GIỚI,DO CẢNH GIỚI CỦA phàm phu MÀ TỰ TÂM THẤY CẢNH GIỚI.Theo DUY NHẤT là VÔ TƯỚNG,BẢN THỂ CỦA VÔ TƯỚNG là PHÁP THỂ ; Bậc Thánh CŨNG THẤY CÓ TƯỚNG TỰ TÁNH,Cũng THẤY CÓ PHÁP THỂ TỰ TÁNH,nơi TƯỚNG của TỰ TÁNH PHÂN BIỆT PHÀM PHU.Hiển hiện TỰ TÁNH NHƯ THẾ ,cũng GIỐNG NHƯ VỌNG TƯỞNG của PHÀM PHU, Chỉ là HỮU NHÂN mà gọi là HỮU,chẳng nói VÔ NHÂN mà gọi là VÔ, cho nên CHẲNG NÓI HỮU ,VÔ. vì nói HỮU nói VÔ thì ĐỌA KIẾN CHẤP TÁNH ,TƯỚNG của CÁC PHÁP .
Nói Bậc Thánh CHẲNG ĐỌA HƯUC ,VÔ như thế này là CHẲNG ĐỌA NƠI TƯỚNG thấy CẢNH GIỚI TỰ TƯỚNG,nên CHẲNG PHẢI Phàm phu CÓ THỂ SO BẰNG mà KHÁC VỚI CẢNH GIỚI của PHÀM PHU.
Nhưng SỰ THẤY của BẬC THÁNH hoặc CHO LÀ HỮU NHÂN thì ĐỌA NƠI HỮU hoặc CHO LÀ VÔ NHÂN thì ĐỌA NƠI VÔ .Theo những thuyết kể trên LÀ CÓ RẤT NHIỀU LỖI. Tại sao ? VÌ CHẲNG BIẾT TẤT CẢ PHÁP TƯỚNG VỐN CHẲNG CÓ TƯỚNG TỰ THỂ VẬY ."... (Hết Trích )
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ahahhahah ... CHÂN LÝ phải là cụ thể .. có nhiều khi ... phải nhìn cụ thể tới vỡ òa trước khi tìm ra chân lý [smile]

(1) SANH Y ---> Sầu Muộn

Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Cha ---> đối ---> Con ---> vui thích,

Chủ ---> với ---> bò vui thích,

Người ---> sanh y, ---> vui thích ,

Không sanh y, ---> không vui.


(
Thế Tôn):

Cha ---> đối con ---> sầu muộn ,

Chủ ---> với bò ----> sầu muộn,

Người sanh y ---> sầu muộn,

Không sanh y ---> không sầu.- Vui Thích, Tương Ưng Bộ ...




gặp con ông cứ buồn buồn

ở nhà với vợ ...bồn chồn .. âu lo [smile]

đàn bò ông bỏ ... TỰ NO [smile]

thì thôi BUỒN VẬY ---> tự bò ... đi tu [smile]


nói cụ thể .. thí SANH Y nó ở đây ... đây nè .. trong đời sống từng ngày .. từng giây từng phút ..

---> MÀ ĐẠO PHÁP thì miên man .. .keng keng .. loong coooong [smile]



(2) VẪN CÒN CÁI ẤY SAO ? ----> SẮC BẤT DỊ KHÔNG ... KHÔNG BẤT DỊ SẮC


Sao
Ngài còn nằm ngủ,
Sao Ngài vẫn nằm ngủ,
Sao Ngài ngủ như vậy,
Như kẻ chết nằm co?
Nghĩ rằng nhà trống không,
Nên Ngài ngủ như vậy,
Sao Ngài ngủ như vậy,
Khi mặt trời đã mọc?

4) (Thế Tôn):
Khi không còn tham ái,
Với lưới triền, nọc độc,
Người vậy được giải thoát,
Không bị dẫn nơi nào.

Ác ma! Bậc Giác Ngộ
Mọi sanh y diệt tận,
Vị ấy nếu có ngủ,
Các Ông làm được gì?

Ờ mà đúng không? [smile]
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Ha ha....

Vô trụ sinh tự tại

Tức là ĐỊNH NHẤT TÂM => Tướng Hành Giả tịch diệt = Toàn Định = Tịch Nhiên :D

Thỏa thích thọ lạc vô biên... :D
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 2.- Mãnh vở của Tâm.

Tâm là gì ?
+ Theo Duy Thức Học.-* Tâm có 2 trạng thái:

(1) "Tâm" được gọi là Thức (vijnana) khi nó còn ô nhiễm, chấp ngã, chấp pháp.
(2) "Tâm" cũng gọi là Trí (jnana) khi hết Ô Nhiễm.

1+ Khi "Tâm" còn là chúng sanh- Ô Nhiễm, thì có dạng "Thức", gồm có 8 Thức (gọi là 8 Thức Tâm Vương), là: 1 Nhãn thức, 2 nhĩ thức, 3 tỷ thức, 4 thiệt thức, 5 thân thức, 6 ý thức, 7 Mạc Na thức và 8 A lại da thức.

- Biểu hiện (Hiện tượng) của 8 Thức Tâm Vương, là: Kiến.Văn.Giác.Tri.(thấy, nghe, hay, biết)

- Tri Kiến .- Là nói về Hiện tượng: thấy, nghe, hay, biết.- Đại Biểu là TRI KIẾN .

2+ Khi tâm trở về thanh tịnh, vô ngã .- thì "Tâm" chuyển thành Trí (jnana).- Khi ấy 8 Thức chuyển thành 4 Trí: 1. Thành Sở Tác Trí. 2. Diệu Quan sát Trí. 3. Bình Đẳng Tánh Trí. 4. Đại Viên Cảnh Trí.
Khi ấy mới là "Tri kiến Phật" đại biểu cho Tánh Giác (Phật).

Như vậy:

  • Bản chất "Tri Kiến" là "Mãnh Vụn" của Tâm.
  • Tri Kiến chúng sanh là "Mãnh Vụn" của Thức Tâm.
  • TRi Kiến Phật là "Mãnh Vụn" của Trí Tâm.
  • Tri Kiến Vô Kiến mới là Toàn Trí, Nhất Thiết Trí.

Tóm lại: Tri Kiến là mãnh vở của Tâm.

Phật Tri Kiến ? Menh_g10
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,426
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
A ahahhahah ... CHÂN LÝ phải là cụ thể .. có nhiều khi ... phải nhìn cụ thể tới vỡ òa trước khi tìm ra chân lý [smile]

CỤ THỂ Là :

-KINH LĂNG GIÀ (Trang 156-Việt dịch-Thích Duy Lực )

..."Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Như Thế Tôn sở thuyết, VÌ CHẤP TRƯỚC MỖI MỖI NGHĨA MỖI MỖI VỌNG TƯỞNG CHẲNG THẬT Mà VỌNG TƯỞNG SANH.Thế thì mỗi mỗi vọng tưởng phân biệt,mỗi mỗi các pháp vốn chẳng thật chỉ là hư vọng phân biệt mà thôi . Thế Tôn ! Nếu chỉ có vọng tưởng tự tánh ,chẳng phải có pháp tự tánh khác làm đối đãi mà khởi thì các pháp đều chẳng tự tánh.Há chẳng phải Thế Tôn nói " Tập khí phiền não với Thanh tịnh Niết Bàn thẩy đều vô tánh ư ? ". Nếu nhiễm tịnh đều hoại,há chẳng phải có cái lỗi các pháp đoạn diêt ư ? Tại sao Thế Tôn nói Tất cả Pháp chỉ là tự tánh vọng tưởng,là phi tánh chẳng có thật thể ? Há chẳng phải thành kiến chấp đọa diệt của ngoại đạo ư ?
Phật bảo Đại Huệ : Đúng thế,đúng thế ! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ ! Như THÁNH TRÍ có TỰ TÁNH là THÁNH TRI ,THÁNH KIẾN,THÁNH HUỆ NHÃN như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI, Chăng NHƯ TÁNH CHẤP của phàm phu,CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH LÀ CHƠN THẬT. Cái vọng tưởng tự tánh này CHẲNG PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG của TỰ TÁNH vậy ."... (Hết Trích )
---------------
-Mỗi Mỗi PHÁP = Đều CÓ TỰ TÁNH CHÂN THẬT =NHƯ THỊ...Đúng Với THỜI +DUYÊN NHƯ =THỊ ...Của Nó VỚI TẠM TÁNH ,TẠM TƯỚNG =RIÊNG =CHÂN THẬT NHƯ THỊ...Với ĐẶC THÙ CẤU THÀNH ĐẦY ĐỦ Theo QUY LUẬT VẬN HÀNH Của PHÁP GIỚI TÍNH==>Trong PHÁP THỂ TỰ TÁNH KHÔNG TÁNH ( Không Thể Cố Định )
@-Vì Thế : MỌI Sự QUÁN TƯỞNG Hoặc NHẬN THỨC Của VỌNG TƯỞNG Do Ý THỨC -==>THÀNH LẬP =Nương Tựa Nơi THẤY BIẾT=> GIỚI HẠN Qua CÔNG NĂNG CÁC CĂN Của THÂN THỨC CHẤP TÀNG Chưa Được THANH TỊNH HÓA.==>Nên : KHIẾM KHUYẾT =KHÔNG CHÂN THẬT ==>DẪN ĐẾN KẾT QUẢ KHÔNG CHÂN THẬT,SAI KHÁC HOÀN TOÀN =Như NÓ ĐANG LÀ =NHƯ THỊ ...==>Là NGUYÊN NHÂN PHÁT SANH MỌI RẮC RỐI =THỤ ĐỘNG ,BẤT NHƯ Ý (Tự Tánh Chúng Sanh ),==>VÌ CHẲNG CÓ TÁNH, TƯỚNG CHÂN THẬT CỦA TỰ TÁNH. (Ví Như Tòa Nhà Được Xây Với Chất Liệu ,Nguyên Liệu Không Như Thiết Kế Và Thi Công Không Tuân Thủ Theo Thiết Kế =>Nhanh Chóng Dẫn Đến Sụp Đổ )
@-Muốn = THOÁT KHỎI CHÂN THẬT MỌI RẮC RỐI ==>Để Có Được TỰ CHỦ ,TỰ TẠI =NHƯ Ý :
-PHẢI THÀNH TỰU = TỰ TÁNH NHƯ LAI (Kiến Tánh =TÁNH ,TƯỚNG CHÂN THẬT Của TỰ TÁNH )
-Muốn THÀNH TỰU TỰ TÁNH NHƯ LAI ==>Phải Có PHÁP PHƯƠNG TIỆN Do Chư Như Lai Chánh Đẳng Giác Chỉ Dẫn =GIÚP =THANH TỊNH HÓA CĂN & THÂN ==>VIÊN THÔNG =Để CÓ CÔNG NĂNG THẤY BIẾT ĐẦY ĐỦ =TOÀN GIÁC -TỨC THỜI (THÁNH TRÍ ,THÁNH KIẾN ,THÁNH HUỆ NHÃN )...=CHÂN THẬT NHƯ THỊ....

Khà Khà....
....Ví Như Có Hành Giả MUỐN THÀNH TỰU Các HẢO TƯỚNG Như PHẬT Hoặc LỖ LÔNG PHỔ HIỀN ...Bằng Phương Pháp Ý THỨC QUÁN TƯỞNG=TẬP TRUNG TÂM MỘT ĐIỂM !...Thì Thật Là SAI LẦM ==>KHÔNG THỂ THÀNH TỰU . (Lấy Cát Nấu Mong Thành Cơm ).
-VẬY : THEO ĐÚNG TỰ TÁNH ....Muốn THÀNH TỰU HẢO TƯỚNG BẠCH HÀO (Giữa Hai Lông Mầy ) Phải CÔNG PHU =NIỆM DANH HIỆU PHẬT A DI ĐÀ ==>ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN ==>CHO ĐẾN KHI : ĐẦY ĐỦ CÔNG ĐỨC =>CHUYỂN THÂN NGHIỆP THỨC =>THÀNH TỰU THÂN & CĂN TƯƠNG ƯNG CÔNG DÂN THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG AN LẠC Của PHẬT A DI ĐÀ==>HẢO TƯỚNG BẠCH HÀO TỰ KHAI PHÁT ==>PHÓNG ÁNH SÁNG ĐẶC THÙ Giúp THÂN & CĂN THANH TỊNH ==>LÀM PHƯƠNG TIỆN HÀNH = KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT...
....HÀNH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT==>CÔNG PHU Đến ĐỦ DUYÊN PHẬT QUỐC ĐỘ (Khí Giới ) THANH TỊNH (Chuyển Đổi UẾ KHÍ Thành THANH TỊNH ) ==>TỰ KHAI PHÁT=TỰ HIỂN TƯỚNG ,TÁNH =TƯƠNG ƯNG Vơi CÁC TỐ CHẤT ĐẶC THÙ (Nguồn NĂNG LƯỢNG Đặc Thù ) ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI.==>TÙY THEO TÁNH ,TƯỚNG =ĐẶC THÙ

==>CÁC ĐIỂM HẢO TƯỚNG TƯƠNG ƯNG TỰ KHAI PHÁT ==> Và CHỈ TỰ ĐỘNG KHAI PHÁT =>ĐIỀU CHỈNH TƯƠNG ƯNG TỰ TÁNH = CHÂN THẬT NHƯ THỊ .... KHI Có HIỆN TRẠNG TƯƠNG DUYÊN ,HIỆN THỜI CHÂN THẬT=TRONG TỈNH GIÁC ,RÕ RÀNG ,MINH BẠCH ( Khi KHÔNG DUYÊN NHƯ THỊ ...=> ,TÁC Ý KHỞI ĐỘNG =KHÔNG PHÁT KHỞI ĐƯỢC CHÂN THẬT )==> Nên AN NHIÊN ,VÔ SỰ .(VÔ CÔNG DỤNG HẠNH )

....Vậy MUỐN ĂN SOÀI => PHẢI TRỒNG SOÀI => CHĂM SÓC CÂY SOÀI Cho ĐẾN KHI CÓ QUẢ.==>CHỈ CÒN ĐỢI SOÀI CHÍN MỚI NGON ....
-NGỦ CŨNG ĐƯỢC !
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Sanh Y ---> là gốc của Tái Sinh

Y là ---> chỗ dựa, điểm nương tựa
.

Mọi nhân duyên làm chỗ nương tựa ---> cho tái sinh.

Tham ái ---> là sinh y.

bởi vì có tham ái, mới có thủ (chấp thủ). Và để có cái mà chấp thủ, và để giữ vững không chịu buông những cái chấp thủ, cho nên phải tạo nghiệp. Tạo nghiệp chính là hữu. Do có hữu mà có sinh và già chết. Do có ái, thủ, và hữu mà có tái sinh. Đó là thuyết 12 nhân duyên (x. 12 nhân duyên).


Cho nên ... nói tri kiến .. dẫn đến nghiệp .. thì cũng nên nói vào cụ thể [smile] ... đó là TRI KIẾN NHƯ THẾ NÀO mà dẫn tới NGHIỆP TÁI SINH, SANH TỬ LUÂN HỒI

(Thế Tôn):
Khi không còn tham ái,
Với lưới triền, nọc độc,
Người vậy được giải thoát,
Không bị dẫn nơi nào.

Ác ma! Bậc Giác Ngộ
Mọi sanh y diệt tận,
Vị ấy nếu có ngủ,
Các Ông làm được gì?



(Thế Tôn):

Cha ---> đối con ---> sầu muộn ,

Chủ ---> với bò ----> sầu muộn,

Người sanh y ---> sầu muộn,

Không sanh y ---> không sầu.- Vui Thích, Tương Ưng Bộ ...




gặp con ông cứ buồn buồn

ở nhà với vợ ...bồn chồn .. âu lo [smile]

đàn bò ông bỏ ... TỰ NO [smile]

thì thôi BUỒN VẬY ---> tự bò ... đi tu [smile]

nói cụ thể .. thí SANH Y nó ở đây ... đây nè .. trong đời sống từng ngày .. từng giây từng phút ..

ờ mà đúng hông ?[smile]
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
bởi vì có tham ái, mới có thủ (chấp thủ). Và để có cái mà chấp thủ, và để giữ vững không chịu buông những cái chấp thủ, cho nên phải tạo nghiệp. Tạo nghiệp chính là hữu. Do có hữu mà có sinh và già chết. Do có ái, thủ, và hữu mà có tái sinh. Đó là thuyết 12 nhân duyên (x. 12 nhân duyên).

Ha ha ..

Đúng thế khúc huynh!

Phật dạy một chữ buông xả để được tự tại giải thoát mà chúng sinh không lãnh hội được mới có vô vàn pháp môn đối trị căn cơ tùy bệnh cho thuốc vậy :D

Kẻ trí tuệ đầy đủ mới chịu hành Đại xã tức Vô Trụ. Khi đó mới biết uổng công chạy đông chạy tây lao nhọc . Nhưng mà tới nơi rồi thì cái niềm hạnh phúc được giải thoát khỏi tất cả sự trói buộc nó cũng xứng đáng :D

Hay thay một chữ Buông!

Mồm niệm buông, buông, buông

Tay lại nắm , nắm, nắm

Nếu không thật buông bỏ

Tìm gì cũng vô ích

:D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ờ Ờ ... nói KẺ ĐẠI HÀNH XẢ đó nghe cũng sương sương[smile] .. nhưng mà CỤ THỂ là phải CÓ AI QUEN QUEN hông nhỉ ? [smile] ... thì phải có quen có được .. thì mới được CỤ THỂ mà [smile]

---> vì CHÂN LÝ phải là cụ thể ... [smile] .... chỉ là KẺ hỏng ai biết ... thì NGƯỜI ẤY LÀ AI ? [smile] .. (Ahahahahaha)




(1) NGƯỜI ẤY LÀ AI [smile] ? --> mà Chư Phật Chư Thiên ..Xuất Gia .. Tục Gia ... AI CŨNG QUEN [smile]


Bấy giờ,trong thành Tỳ-da-li có vị trưởng giả[2] tên Duy-ma-cật, hằng cúng dường vôlượng Phật, trồng sâu gốc rễ thiện, chứng đắc vô sanh pháp nhẫn, có tài biệnthuyết vô ngại,[3] hiện du hí thần thông, nắm vững các tổng trì, đạt được vô sởuý;[4] khuất phục mọi thù nghịch quấy nhiễu của Ma,[5]

thấu hiểu mọi Pháp mônsâu thẳm, dẫn đến giác ngộ, thiện xảo trong trí độ và biết diệu dụng các phươngtiện thích hợp để giáo hóa,[6] ---> hoàn thành được mọi đại nguyện của Bồ tát.

Ôngbiết rõ xu hướng của tâm của chúng sinh, có thể phân biệt căn tính bén nhạy haychậm lụt. Đã từ lâu tâm của ông đã thành thục trong Phật đạo, đã quyết định nơiĐại thừa. Mọi hành động của ông đều dựa trên tư duy chân chánh. An trú trongoai lực nhiệm mầu của Phật, tâm ông luôn trải rộng như đại dương. Được chư Phậtca ngợi; hàng Đế-thích và Phạm-thiên kính phục.



(2) Thực Hành Đại Hành Xả nơi CÁC SANH Y ? [smile]


Ông đã vận dụngphương tiện ---> chọn Tỳ-da-li ---> làm nơi thường trú để hoá độ chúng sinh.


Bằng gia sản vô lượng của mình, ---> ông cứu giúp người cùng khổ.
Bằng sự thanh tịnh của giới,ông ---> nhiếp phục người phá giới.

Bằng sự nhu hoà thuận nhẫn[7], ---> ông nhiếp phụcngười sân hận.
Bằng đại tinh tấn, ---> ông nhiếp phục người biếng nhác.

Bằng tâm thiền tịch[8] ---> để nhiếp phục những kẻ có
tâm ý vọng động.
Bằng tuệ quyết định[9] ---> để nhiếp phục những hạng vô trí.[10]

Tuy là hàng bạch y[11] (tục gia) ---> ông vẫn tuân hành mọiluật tắc thanh tịnh của Sa-môn.
Tuy là cư sĩ ông vẫn tự tại không vướng mắc bacõi.

Tuy thị hiện có vợ con ---> ông luôn sống đời tịnh hạnh.[12] [smile]

Tuy hiện thân giữacác thuộc hạ, ---> vẫn thường vui thú viễn ly.[13]

Tuy mang ngọc vàng châu báu ---> nhưngtrang điểm thân mình bằng phẩm hạnh oai nghiêm[14]
.

Dù ăn uống như tục gia ---> nhưng chỉ thưởng thức vị thiền.

Chơi với phường cờ bạc ---> để đưa người vượt thoát.

Tiếp nhận dị đạo ---> mà không hủy chánh tín.
[smile]

Thông hiểu kinh điển thế gian, ---> nhưngthường hâm mộ Pháp Phật.

Ai gặp ông cũng đều kính nể, tôn kính vào hàng bậcnhất.[15] Ông giữ chấp trì luật pháp, duy trì trật tự dưới trên. Hợp tác hài hoàtrong tất cả sự nghiệp buôn bán.[16] Tuy cũng gặt hái những lợi ích trong nhữnghoạt động thế tục của mình, ông không lấy đó lầm mừng.[17] Rong chơi trên cácngõ đường, vẫn không quên giúp ích mọi người. Vào chốn công đường[18] để bảo vệkẻ thế cô. Tham gia các nghị hội để đưa người vào Đại thừa. Đến các trường họcđể khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để cho thấy tai họa của dục vọng.Vào trong tửu lâu mà vẫn vững vàng ý chí. Trong hàng trưởng lão, ông là bậc tôn trưởng để diễn thuyết pháp những pháp tối thắng.

Trong hàng cư sỹ, ông là cư sỹbậc nhất, --> dạy họ đoạn trừ đam mê ái dục.

Trong hàng sát-lị, ông là tôn trưởngsát-lị, --> dạy họ biết khoan hòa.

Trong giới Bà-la-môn, ông là tôn trưởngBà-la-môn, --> dạy họ cách chế ngự ngã mạn.


Trong các Đại thần, ông được tôn kínhbậc nhất, dạy họ pháp luật công chính. Trong các vương tử, ông được tôn kínhbậc nhất, dạy họ đạo trung hiếu của vương tử. Trong chốn cấm cung, ông là nộiquan tôn quý, giáo hóa hết thảy cung nữ đức hạnh. Trong giới bình dân, ông đượctôn kính bậc nhất, khích lệ họ vun trồng phước đức. Trong hàng Phạm thiên, ôngđược tôn kính bậc nhất, khuyên bảo họ bằng tuệ tối thắng. Trong hàng Đế-thích, ôngđược tôn kính bậc nhất, vì ông chỉ cho họ thấy rõ tính vô thường. Trong hàng Hộthế ông được tôn kính bậc nhất vì ông bảo vệ hết thảy chúng sinh - Phương Tiện Quyền Xảo, Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 3.- Khai thị (để) Tri Kiến (được) Phật.
  • Khai, nghĩa là mở ra. Thị là thấy.
  • Mở cái gì, để thấy cái gì ? Toàn bộ câu trên, có nghĩa là mở cái tâm chúng sanh ra (khai thị chúng sanh), mở nghiệp thức của chúng sanh ra, để cho chúng sanh thấy Phật "tri kiến được Phật".- Nói cho đủ là: Mở Tâm lượng của chúng sanh ra để thấy được Phật.
Hỏi: Vì sao chúng sanh không thấy được Phật, mà cần phải khai thị ?

Đáp: (Trích) Đức Phật vẫn hiện hữu bên cạnh chúng ta, nhưng có người thấy Phật, có người không thấy.- Đó là do "Nghiệp".

Đức Phật xác định trong kinh Pháp hoa, phẩm Như Lai thọ lượng rằng những người tâm ý ngay thật, dịu hòa, một lòng muốn thấy Phật không tiếc thân mạng, mới có thể thấy Ngài hiện hữu thường hằng. Trái lại, người sống với dục vọng, bị vô minh ngăn che, kinh gọi là chúng sanh điên đảo.-Nghiệp chướng, (tức là Nghiệp nó che chướng) thì không thể nào thấy Phật.
(Mục Liên Sám Pháp có đoạn: )
Đức Phật đã nói, trong con người ta, có 12 bệnh (Nghiệp chướng), bệnh căn sâu nặng, không được thấy Phật.

+ A Nan hỏi Phật: “Đó là bệnh gì?”

- Đức Phật trả lời: “Không kính cha mẹ, đó là một bệnh; ngu si tạo ác, đó là hai bệnh; gian giảo điêu ngoa, đó là ba bệnh; lời nói hại người, đó là bốn bệnh; hay tìm lỗi người, là bệnh thứ năm; căn bệnh thứ sáu, giết hại chúng sinh; không biết hổ thẹn, đó là bảy bệnh; ham mê sắc dục, là bệnh thứ tám; kiêu ngạo khinh người, đó là chín bệnh; phạm tội không hối, là bệnh thứ mười; khen mình chê người, là bệnh mười một; không biết lợi hại, là bệnh mười hai”.

+ A Nan lại hỏi: ” Những bệnh như thế, chữa bằng cách nào?”

- Đức Phật trả lời: “Dùng thuốc đúng bệnh, sẽ được thuyên giảm. Từ bi hỷ xả, khiêm tốn nhún nhường, tán thán Đại Thừa, nói lời hiền dịu, có lỗi lo đổi, thương người nghèo khó, kính người già cả, người ta chê mình, không giận không tức, khen ngợi người khác, nguyện độ chúng sinh, có oán phải giải, kính trên nhường dưới, đó là phương thuốc, trị những bệnh trên.”

+ A Nan lại hỏi: “Những thứ thuốc đó, tìm được ở đâu?” Đức Phật trả lời: “Ở núi Tu Di”. A Nan Lại hỏi: “Tu Di là gì?” Đức Phật trả lời: “Là thân người vậy. Hết thảy chúng sinh, đều có sáu nạn: Một là thân người khó được; hai là thân người khó đủ; ba là thiện tâm khó phát; bốn là Chính Pháp khó nghe; năm là trung quốc khó sinh; sáu là Đạo tràng khó gặp.”

- Phật nói kệ rằng, giả sử tạo nghiệp, trong trăm nghìn kiếp, nghiệp cũng không mất, đến khi nhân duyên, hòa hợp đầy đủ, thì người gây nghiệp, phải chịu quả báo. Nét mặt tươi vui, đó là cúng dàng, miệng không nói dối, đó là diệu hương, lòng không sân hận, đó là Tịnh Độ, ý không nóng nảy, đó là đạo tràng. Làm người học đạo, mà không biết nhân, suốt ngày bận bịu, ham đắm sắc trần, chỉ biết lấy nước, lau rửa mặt mình, mà không lấy thiện, gột rửa lòng mình, thôi làm mọi điều ác, đó là nhân Tịnh Độ. Dù trí hay ngu, điều cần trước nhất, là bỏ tham sân.Nếu có người nào, được nghe pháp này, lòng tin bền chặt, tinh tiến tu trì, thường làm hạnh lành, được vui Niết Bàn.

Kinh Niết Bàn nói: “Khi Phật còn sống, trong ao Ca La, có một con hến, nghe Phật thuyết pháp, liền bò lên bờ, ẩn trong đám cỏ, lắng nghe Phật nói. Có người chăn trâu, thấy số thính chúng, vây quanh đức Phật, mới chạy đến xem, vì muốn nghe pháp. Trong lúc vội vàng, giẵm lên con hến; nó liền chết nay, và được sinh lên, cõi trời Đao Lợi.

Bấy giờ nó nghĩ, mình vốn là hến, vì nhân duyên gì, được sinh lên trời? Bấy giờ người trời, tự biết thân trước, nhờ nghe thuyết pháp, mới được sinh thiên, liền rời cung điện, đến trước chỗ Phật, đính lễ bái tạ. Phật lại nói pháp, cho người ấy nghe, sau khi nghe rồi, chứng được Sơ quả, chỉ nhờ nghe pháp, mà thành Chính Giác. Súc sinh còn thế, huống là thân người, thế nên phải gắng, chăm nghe Phật pháp, một lời vào tai, nhớ nghĩ thật kỹ, sẽ làm hạt giống, đạo quả Bồ Đề, muôn kiếp không dứt; căn lành tăng trưởng, nghiệp ác tiêu dần, phát Bồ Đề tâm, lập chí kiên cố, cầu đạo Vô Thượng, rộng độ chúng sinh, cùng tu đạo quả, cùng chứng Bồ Đề, tinh tiến tu hành, quyết không thoái chuyển, hiểu rõ tự tâm, quyết thành Phật đạo, thoát ly sinh tử, chứng nhập Niết Bàn. Hiện tiền đại chúng, hãy dốc lòng thành, quy mệnh kính lễ, Đức Đại Từ Phụ.

(Trích)

Phật Tri Kiến ? Va_phy10

* Với ý nghĩa này: Khai thị Tri Kiến Phật.- Là Mở rộng Tâm chúng sanh ra, giải trừ nghiệp chướng chất chứa nhiều đời.- để thấy được Phật.

* Có nhiều cách để Thấy được Phật (Tri kiến Phật):1/. Tri kiến được Phật bằng hình tượng:2/. Tri kiến được Phật bằng pháp quán Phật.3/. Tri kiến được Phật bằng pháp quán nhân duyên:4/.Tri kiến được Phật do Thấy được Phật Tánh. 5/.Tri kiến được Phật bằng pháp quán Tánh Không. (Từ thấp đến cao)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 4.- 1/. Tri kiến được Phật bằng hình tượng:

Như trên đã nói: Có nhiều cách để Thấy được Phật (Tri kiến Phật):1/. Tri kiến được Phật bằng hình tượng:2/. Tri kiến được Phật bằng pháp quán Phật.3/. Tri kiến được Phật bằng pháp quán nhân duyên:4/.Thấy được Phật Tánh. 5/.Tri kiến được Phật bằng pháp quán Tánh Không.

1/. Tri kiến được Phật bằng hình tượng: khi Phật còn tại thế, thì chúng sanh (Phật tử) thấy Phật ngay trước mặt lúc bấy giờ đang ngồi thuyết pháp tại các đạo tràng Linh Thứu, núi Kỳ Quật, Tinh Xá Kỳ Viên, Xá Vệ hay đến thăm, hầu chuyện với Phật ở đâu đó .... Cách thấy Phật là đơn giản là như vậy.

Nhưng sau khi Phật Niết Bàn thì còn đâu nữa để mà thấy? Vẫn thấy chứ; thấy trên bàn thờ, đó là Phật tượng bằng đá, gỗ, giấy, đồng có phải không ? Xin nói rằng; các pho tượng Phật trên bàn, chỉ là biểu tượng, được xem như Phật đang còn để cho ta đem tâm ngưỡng vọng lên đó mà lễ bái, cúng dường.

Ngày nay, khi muốn thấy hình tướng của Đức Phật, chúng ta nhìn vào những tôn tượng và bức vẽ ngài. Trải qua bao nhiêu năm, người ta đã diễn tả lại Đức Phật qua nhiều kiểu khác nhau. Một số tạc hình ảnh của Phật trong gỗ hay đá, một số khác điêu khắc trên kim loại, và có những người khác phác họa ngài trên giấy. Một số tạc hình ảnh của Phật trong gỗ hay đá, một số khác điêu khắc trên kim loại, và có những người khác phác họa ngài trên giấy. Không những chất liệu dùng khác nhau, mà cũng có nhiều dáng điệu khác nhau. Đôi khi, Đức Phật ở trong vị trí ngồi, những lúc khác thì đứng, hoặc nằm. Nhưng dù cho làm bằng chất liệu gì, hay ở trong dáng điệu gì, những hình tượng Phật ấy cũng cho ta cảm nhận khái quát được lòng từ bi, sự trang nghiêm và vĩ đại của ngài.

Tại sao có một số tượng Phật ngồi, trong khi một số khác lại đứng? Mỗi thế đều có một ý nghĩa sâu xa, tượng trưng cho tinh thần và tư cách cao thượng của Đức Phật. Trong vài trường hợp, Đức Phật được diễn tả ngồi trong thế hoa sen, tay để trong lòng, như đang ở trạng thái thiền định sâu xa. Thế ngồi này tượng trưng cho sự giác ngộ của ngài. Đức Phật được giác ngộ sau khi đã trải qua một thời gian dài tu tập thiền định, quán tưởng và tự quán chiếu mình. Những lúc khác, ta lại thấy Đức Phật được diễn tả trong thế ngồi, tay trái để trong lòng, tay phải đưa lên hướng lòng bàn tay ra ngoài, đang giảng Pháp. Thế ngồi này tượng trưng cho sự tu tập giác ngộ của Đức Phật không chỉ riêng cho ngài, mà còn cho tất cả chúng sinh. Sau khi giác ngộ rồi, Đức Phật đã đem chân lý chỉ dạy lại cho chúng sinh, giúp chúng ta tiêu trừ những mê lầm.

Trong một số tượng Phật, ngài đứng với một tay buông xuống, đón nhận và hướng dẫn chúng sanh. Khi ta thấy mình đang chìm đắm trong biển khổ, tất nhiên là ta sẽ cảm thấy vui mừng vô cùng khi thấy Phật đưa tay ra để cứu vớt mình. Trong những tượng khác, Đức Phật đang đi, như thể đang vội vã trên đường đi giảng Pháp. Bậc Như Lai toàn giác rất có lòng từ bi trong việc cứu độ tất cả chúng sinh; ngài luôn luôn ở đó để gia hộ cho chúng ta.

Có một số tượng và bức vẽ mô tả Đức Phật trong thế nằm, nhập Niết Bàn trong sự an bình tĩnh lặng. Thế này tượng trưng cho sự thành tựu viên mãn công đức và trí tuệ, qua đó Đức Phật đã chấm dứt được vòng sinh tử. Thế nằm cũng tượng trưng cho sự chuyển tiếp từ động sang tịnh. Khi Đức Phật còn tại thế, ngài luôn luôn hoạt động, đi vân du khắp nơi để giảng Pháp. Trong khi tất cả những gì động đều có lúc phải chấm dứt, nền tảng tịnh vẫn luôn luôn lâu bền. Khi đến lúc chung cuộc nhập Niết Bàn, Đức Phật trở thành một với vạn pháp và vượt khỏi giòng thời gian. Như vậy, ta có thể nói rằng Niết Bàn là sự chuyển tiếp từ động qua tịnh. Hình ảnh Đức Phật nhập Niết Bàn cho ta thấy rằng ngài luôn luôn ở trong tâm ta, lúc nào cũng hiện diện như trái đất này, và lâu bền như mặt trời và mặt trăng vậy.

Nói đến biểu tượng Phật đang còn hiện hữu, được chứng minh qua sự tích sau đây. Khi Phật lên cung Trời Đao Lợi (cõi dục giới **) thăm thân mẫu là bà Hoàng hậu MA GIA. Trước khi Phật chuẩn bị chia tay thân mẫu và hằng trăm ngàn Thiên nam, Thiên nữ. Thì tất cả Thiên nam, Thiên nữ đến trước phật, chấp tay lễ bái, có lời hỏi Phật : “Bạch Đức Thế Tôn. Thế Tôn về lại Ta bà rồi, chúng con trên Đao Lợi này, đâu còn có Phật ở đây nữa, để mà lễ bái, cúng dường ?

Hình ảnh Đức Phật:

Trong những người tưởng nhớ đến Đức Phật nhiều nhất, có vua Udayana của xứ Kausambi. Vị vua này sùng kính Đức Phật đến nỗi, khi vắng mặt Phật ông mất tinh thần và ngã bệnh luôn. Những người trong hoàng gia xúm nhau lại tìm cách làm sao cho nhà vua đỡ bệnh hơn, rốt cuộc, họ giao cho một nghệ nhân tạc tượng tài giỏi nhất trong xứ làm ra một bức tượng Đức Phật. Họ hi vọng rằng, không có Đức Phật thì bức tượng ấy sẽ thay mặt cho ngài để nhận sự thờ kính của mọi người. Nhà vua rất hoan hỷ, và ngay lập tức ông cho mời tôn giả Mục Kiền Liên, người có thần thông nhất trong các đệ tử của Phật, đến giúp họ làm việc này. Mục Kiền Liên dùng thần thông chở nghệ nhân tạc tượng đến cõi trời Đao Lợi để ông ta có dịp chiêm ngưỡng tướng hảo quang minh của Đức Phật. Sau ba lần đến thăm cõi trời, nghệ nhân cuối cùng đã tạc được một bức tượng cao năm feet bằng gỗ đàn hương giống y như Đức Phật. Khi bức tượng này được hoàn thành và đưa tới, nhà vua vui mừng khôn tả, hết bệnh ngay.

Sau ba tháng, Đức Phật trở về với thế giới ta bà. Khi ngài trở về, bức tượng bỗng sống dậy và đến đảnh lễ đón chào Đức Phật. Đức Phật mỉm cười, nói rằng, “Chắc ngươi cũng mệt với chuyện dạy dỗ chúng sanh rồi phải không. Kể từ đây, trong những thế hệ về sau, do nơi ngươi mà chúng sanh sẽ được nhắc nhở đến chân lý.”

Người xưa đã than thân trách phận, khi không thấy được Phật:

Phật tại thế gian ngã trầm luân,
Kim đắc nhân thân Phật nhập diệt.
Áo não thử thân đã nghiệp chướng,
Bất kiến Như Lai kim sắc thân.

nghĩa:

Khi Phật tại thế, tôi còn lạc loài nơi đâu
Khi Phật nhập Niết Bàn rồi, tôi mới được sinh ra
Tôi xin sám hối tất cả những nghiệp chướng sâu dầy
Đã ngăn không cho tôi thấy được kim thân của Đức Như Lai

Phật Tri Kiến ? P711

* Nhưng thực ra có nhiều cách để chúng ta thấy Phật được. Chúng ta thấy Phật qua hình ảnh thiêng liêng trong các tôn tượng và bức họa, ta đọc kinh sách để thấy tướng mạo Đức Phật được diễn tả thế nào, và qua sự thực hành tu tập ta có thể biết được “Pháp Thân”, tức thân Phật thực sự. Thấy Phật qua những cách đó, ta sẽ hiểu biết nhiều hơn về bậc Đạo Sư vĩ đại của chúng ta.

* Tuy chỉ thấy được hình ảnh thiêng liêng ở các tôn tượng Phật. Nhưng chúng ta đã có được vô lượng phước báu rồi đó.- Trên hành tinh địa cầu của chúng ta có hàng tỷ người. Nhưng không phải ai cũng Tri kiến được hình ảnh phước đức - Trí huệ nơi tôn tượng Phật.- Để rồi từ Tướng mà vào Tánh, từ ảnh tượng dần đi vào Chân lý nhiệm mầu.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 5.- Khai thị (để) "Ngộ" Tri kiến Phật.

Truyền ký kể rằng:
Trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindaka) cũng tỏ ý muốn đúc một bức tượng Phật. Một ngày nọ, sau khi Đức Phật đã giảng Pháp xong ở vườn Kỳ Viên, Cấp Cô Độc đến quỳ đảnh lễ ngài, nói rằng:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, khi Đức Phật ở với chúng con, mọi người đều cung kính và mọi sự đều có vẻ tốt đẹp và trang nghiêm. Nhưng không may là, khi Đức Phật phải đi xa vân du giảng Pháp, chúng con đều cảm thấy trống vắng và tăng đoàn không còn giữ được tình trạng như khi có Đức Phật. Vì vậy, chúng con xin được đúc tạc hình ảnh giống ngài, để khi Đức Phật đi xa, chúng con sẽ có bức tượng nhắc nhở đến Phật mà thờ kính. Làm như thế, chúng con sẽ luôn cảm thấy gần gũi với Phật.”

Đức Phật nghe vậy rất hoan hỷ. Ngài nói với Cấp Cô Độc rằng: “Bởi vì ông làm việc này để nhắc nhở Giáo Pháp đến chúng sinh, tôi sẽ cho phép ông”.

Cấp Cô Độc hỏi thêm, “Chúng con muốn tôn vinh Đức Phật, và con hi vọng rằng Đức Phật sẽ cho phép chúng con được trang hoàng cho bức tượng.”

Đức Phật trả lời: “Ông cứ tuỳ duyên mà làm”.

Từ những đoạn kinh này, ta thấy rằng ngay cả khi Đức Phật còn tại thế, có nhiều vị vua và trưởng giả đã muốn đúc tạc tôn tượng của ngài để thờ kính. Một pho tượng Phật bằng vàng cũng như một ngọn đèn rực sáng, soi chiếu trái tim chúng ta.

Bức họa Phật đầu tiên

Khi nào có bức họa Phật đầu tiên? Không có câu trả lời chắc chắn cho điều này. Theo kinh A Hàm, một trong những bức họa sớm nhất về Đức Phật được hoàn thành khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn. Lúc ấy, tôn giả Ma-Ha-Ca-Diếp lo ngại rằng vua Ajatasatru (A Xà Thế) của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) sẽ bị khủng hoảng khi nghe tin Đức Phật nhập diệt, vì vậy, sau khi ngài thảo luận với triều đình của vua A Xà Thế, họ đã quyết định mướn người vẽ một bức họa Phật để giúp nhà vua vượt qua nỗi buồn.

Những bức hoạ Phật được đem đến Trung Hoa trong thời nhà Hán, gần một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập diệt Niết Bàn. Trong thời gian đó, nhiều tăng sĩ từ Trung Hoa đã du hành qua Ấn Độ để học đạo Phật. Ở đó họ được xem bức tượng Phật bằng gỗ đàn hương, và ước ao được thỉnh bức tượng đó về Trung Hoa cho người Trung Hoa có thể chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật. Tuy nhiên, các vị vua Ấn Độ nhất quyết từ chối, không muốn rời xa những bức tượng quý báu của họ. Vì thế, họ đã mướn người làm những bức họa vẽ lại bức tượng này, để các tăng sĩ Trung Hoa có thể đem về xứ. Khi hoàng đế triều Hán xem những bức họa này, ông rất vui mừng và ra lệnh rằng một bức họa Phật phải được trưng bầy trên cổng chính của thành phố Lạc Dương, và cho phép dân chúng được thờ kính Đức Phật.

Ngày nay các Phật tử cũng thường trưng bầy các bức họa Phật trong nhà, vì thấy như vậy tiện hơn là những bức tượng hay những loại hình ảnh khác. Miễn là chúng ta tâm thành, bức tranh lớn hay nhỏ không thành vấn đề, tất cả đều sẽ chiếu sáng lên những người thờ kính.

Tôn kính hình tượng Đức Phật

Bất kỳ một bức tượng Phật nào dù làm bằng đá, bằng gỗ, hay kim loại, hay một bức họa nào dù bằng vải hay bằng giấy, ta cũng đều phải tôn kính hình tượng của Đức Phật trong đó. Có thể có người hỏi rằng: Tại sao ta lại phải tôn kính các hình tượng của Đức Phật?

Trước hết, điều quan trọng phải nhận thức là, chúng ta đều phải kính trọng các hình tượng. Ví dụ, các công dân trong nước đều phải kính trọng lá quốc kỳ của họ, mặc dù lá quốc kỳ đó chỉ là một miếng vải. Tại sao ta lại phải kính trọng một miếng vải? Tuy rằng lá quốc kỳ chỉ là một miếng vải, nhưng nó biểu hiện cho điều gì hơn như thế. Nó là biểu tượng của quốc gia, là niềm hãnh diện của chúng ta với đất nước. Những người theo đạo Thiên Chúa tôn kính cây thánh giá. Tuy nhiên, cây thánh giá chỉ là một vật làm bằng gỗ hay kim loại. Như vậy có phải là những người theo Thiên Chúa Giáo không nên tôn kính thánh giá đó chăng? Sự tôn kính những biểu tượng hoặc hình tượng tuyệt đối không có gì là sai cả, miễn là chúng ta hiểu được những biểu tượng hay hình tượng này tượng trưng cho cái gì.

Một miếng vải có thể được may thành một cái mũ để đội trên đầu. Cũng miếng vải đó có thể được làm thành một đôi dép để đi trên chân. Một miếng vải tự nó cũng chỉ là miếng vải, nhưng ta nhìn nó một cách khác sau khi nó đã có hình dạng của một sản phẩm nào đó. Ta thường giữ một tấm giấy có in hình cha mẹ trong một nơi nào đó an toàn. Cũng miếng giấy đó nếu có nét nghệch ngoạc viết lên thì có thể bị ném ngay không chút thương tiếc. Cũng vậy, một tấm kim loại được đúc thành tượng Phật phải được để ở một nơi sạch sẽ, thích hợp. Cũng tấm kim loại đó, nếu được đúc thành một món đồ chơi, có thể bị đá văng hay ném lung tung không một chút ngần ngại. Một bức tượng Phật có thể làm bằng gỗ, bằng đá, hay kim loại, nhưng trong tâm ta bức tượng ấy biểu hiện cho sự giác ngộ viên mãn của Đức Phật. Khi chúng ta đảnh lễ những hình tượng thiêng liêng của Đức Phật, ta không đảnh lễ những tấm gỗ, đá hoặc kim loại làm nên những bức tượng này, mà chính là ta đảnh lễ Đức Phật.

Điều trọng yếu là chúng ta phải biết vì sao chúng ta làm một việc gì đó. Khi chúng ta đảnh lễ tượng Phật, ta phải tập trung tư tưởng vào Đức Phật và trừ đi những ngọn lửa si mê trong tâm. Ta phải có sự thành kính và chân thật. Khi chúng ta thờ kính hình tượng Phật theo đúng cách, bất kỳ hình ảnh nào của Phật cũng có thể làm cho lòng tin của ta được tăng thêm và cho trái tim ta rung động. Một ngạn ngữ Trung Hoa nói rằng, “Khi có sự thành tâm và tập trung nhất mực, ngay cả đá hay vàng cũng phải nứt ra,” ngụ ý là, nếu chúng ta lễ Phật với lòng thành kính, ta sẽ cảm thấy sự hiện diện của Đức Phật.

Thật sự ra, đạo Phật là một tôn giáo đánh giá ý chí của con người cao hơn những truyền thống đã định sẵn, và dạy chúng ta không nên chấp vào hình tượng, dù là thiêng liêng hay không. Một công án đặc biệt trong Thiền Tông đã chỉ ra điều này như sau:

Có lần, thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên đi du phương đến ở tại một ngôi chùa. Mùa đông năm ấy thật khắc nghiệt lạ thường. Để sưởi ấm, Đan Hà lên bàn thờ, lấy bức tượng Phật bằng gỗ đem đốt. Sư chủ thấy vậy vội vàng chạy đến, hét lên: “Sao ông dám đem tượng Phật ra đốt ?”

Đan Hà không chút ngại ngùng, trả lời: “Tôi không dùng tượng Phật như khúc gỗ. Tôi chỉ muốn tìm xem có xá lợi Phật trong đó không.”

Sư chủ bảo: “Vô lý! Làm sao ông tìm thấy xá lợi Phật trong khúc gỗ được?”

Đan Hà: “Nếu đây là khúc gỗ, sao ông không dùng nó để sưởi?”

Sư chủ nghe câu này, tất cả kiến chấp đều tan vỡ.

Đan Hà đúng là một đệ tử chân chính của Phật, vì ông đã hiểu được tinh yếu của giáo pháp. Ông biết rằng, tâm, Phật, và chúng sanh là một và như nhau. Khi chưa giác ngộ, ta phải tôn kính những hình tượng thiêng liêng. Khi giác ngộ rồi, ta biết rằng Phật không tìm thấy được nơi những hình tượng thiêng liêng, mà ở ngay trong chúng ta.

Phật, mà Đức Thích Ca Mâu Ni mong muốn chúng sanh phải thấy, đó là Phật trong tâm, tức là Phật tánh, tánh thường hằng thanh tịnh, trong sáng vĩnh cửu muôn đời, chứ không phải hình tượng trên bàn. Phật trong tâm; tâm có Phật, Phật tức tâm là tâm thường hằng rỗng lặng, là đạo cảm thông với chư Phật trong mười phương, đúng như kinh văn “Phật, chúng sanh tâm thường rỗng lặng; đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”. Phật muốn chúng sanh phải thấy Phật tánh trong tâm mình, mới là quan trọng, vì đó là con đường giải thoát sinh tử, mà tâm con người phải luôn thường hằng trống rỗng, thanh tịnh, vắng lặng, không còn những phiền não, vô minh, ô trược…nữa, là năng lực làm cho Phật tánh bừng dậy, vươn cao lên, như mầm sen kia từ trong bùn dưới ao nước ló ra, nở hoa, vươn lên khỏi mặt nước, đó là Phật tánh được hiển lộ, nếu không nói là tánh không, tâm trống không, thường rỗng lặng, thanh tịnh muôn đời. Phật, chúng sanh ngày nay phải thấy là chỗ đó, tức là nơi tâm mình (Tự quy y Phật) không phải Phật trên bàn thờ.(Sưu tầm)
Phật Tri Kiến ? Phyt3114

Tóm lại: Đức Phật khai mở Tâm Trí của chúng sanh để chúng sanh thấy được Chân Thân Phật, tức là thấy được Chân lý.- Đây là ý : Khai thị (để) "Ngộ" Tri kiến Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 6.- Hướng về Tri Kiến Phật.

Theo kiến giải của kinh Pháp hoa, vì chưa có ai thấy biết Đức Phật thật vĩnh hằng, tức Chân Thân Phật, nên Phật phải hóa hiện thân người giống như họ, với danh xưng là Thích Ca Mâu Ni.

Pháp thân Phật (tức Chân Thân) hiện hữu bất tử trong Pháp giới ở dạng "Bản thể", tất yếu cần có Đức Phật Thích Ca trên mặt "Hiện tượng" mang thân sanh diệt nói pháp cho người (đang sanh diệt) ở Ta-bà.

Ý này được kinh Pháp hoa diễn tả bằng hình ảnh ông trưởng giả cởi chuỗi anh lạc, mặc áo thô rách, tay cầm đồ hốt phân, gần gũi chỉ dạy gã cùng tử, để nhằm chỉ cho Phật Pháp thân Tỳ Lô Giá Na hằng hữu miên viễn có khả năng điều động muôn pháp trong vũ trụ.

Từ Pháp thân Phật (Chân Thân) Ngài vởi tâm đại bi, xuất hiện ở thế gian mang thân tứ đại ngũ uẩn, làm Thái tử Sĩ Đạt Ta và tu hành thành Phật Thích Ca Mâu Ni (Hóa Thân).

Như vậy, sanh thân Phật Thích Ca xuất hiện trên cuộc đời này chỉ là phương tiện để độ sanh của Phật Pháp thân hằng hữu bất tử. Nói cách khác, Đức Thích Ca đã thành Phật từ vô số kiếp quá khứ thật lâu xa, không phải mới rời bỏ cung vua, xuất gia, thành Vô thượng giác trong đời này như chúng ta lầm tưởng.

Thật vậy, điều này đã được Đức Phật khẳng định trong kinh Pháp hoa, phẩm 16, Như Lai thọ lượng: “... Nhưng thiệt từ Ta thành Phật đến nay trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nhờ kinh Pháp hoa cảm thành thọ mạng, thâm nhập Pháp thân vĩnh hằng bất tử, nhưng dùng phương tiện nói sẽ diệt độ...”.

Đức Phật thành Phật từ lâu xa. Thành Phật không có nghĩa là thành một cái gì mơ hồ, ở đâu đâu mà chúng ta không nắm bắt được. Ngài thành Phật nghĩa là thành tựu Báo thân viên mãn. Và chúng ta cũng đừng lầm tưởng Báo thân viên mãn Lô Xá Na là cái gì trừu tượng ở trong hư không.

Báo thân Phật chính là phước đức, trí tuệ mà Đức Phật đã tu tạo được. Trải qua vô số kiếp xả thân hành Bồ-tát đạo, Ngài đã tu bồi giới đức, trí tuệ, làm lợi ích cho người, dẫn dắt người rời bỏ sự mê lầm chấp trước, đưa họ đến tri kiến đúng đắn như thật và đời sống an vui, giải thoát.

Trên lộ trình thể nghiệm Bồ-tát hạnh, Ngài đã tích lũy phước đức, trí tuệ đầy đủ qua vô lượng kiếp tự hành hóa tha mới tạo thành Báo thân viên mãn. Và Đức Phật dùng Báo thân viên mãn để thâm nhập Pháp thân vĩnh hằng bất tử.

Nói cách khác, Ngài sử dụng phước đức, trí tuệ vẹn toàn của bậc Toàn giác để khai phương tiện dìu dắt chúng sanh. Phước đức, trí tuệ của Phật tác động đến người nào, họ liền phát tâm và có suy nghĩ, lời nói hay việc làm giống Phật.

Thí dụ như ngày nay, chúng ta tiến tu theo lời Phật dạy, tự nguyện thể hiện cuộc sống theo Phật, tức chúng ta đã tiếp nhận trí tuệ, phước đức của Phật gieo vào tâm ta, vào đời sống của ta. Từ đó, chúng ta mang pháp Phật đã thành tựu để xây dựng cho người phát triển tri thức và đạo đức.-(Đây là Nhập Tri Kiến Phật).

Tóm lại, dưới lăng kính Pháp hoa, quá trình tiến tu thành Phật của Đức Thích Ca khởi điểm từ Quả môn hay Bổn môn là Phật Pháp thân thọ mạng bất tử, đi ngược xuống Nhân môn hay Tích môn, để thị hiện làm Phật Thích Ca.

Trong khi chúng ta khởi tu từ Nhân môn tiến lần lên Quả môn, nghĩa là từ một người bình thường phải nỗ lực phát triển trí tuệ, đức hạnh của mình và giáo hóa người cho đến ngày đầy đủ công hạnh của Bồ-tát, mới đạt quả vị Toàn giác, có được Pháp thân vĩnh hằng bất tử giống như Phật.

(Lượt trích HT.Thích Trí Quảng)

Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này, Ngài cũng mượn hình thức là hiện thân con người để Ngài truyền trao giáo pháp cho con người. Vì thực sự Ngài là Phật ở thế giới Thường tịch quang chơn cảnh là thế giới vĩnh hằng bất tử của chư Phật, cho nên chúng ta không thể vào thế giới Phật, không thể thấy Phật và nghe Phật nói được.

Vì vậy, Phật dạy rằng người thấy được Phật và nghe được pháp âm của Phật phải có Chánh niệm và Chánh định. Đó cũng là một trong bốn điều kiện mà Phật dạy trong kinh Pháp hoa rằng trước hết chúng ta phải có căn lành thì thấy Phật bằng căn lành của chúng ta. Không có căn lành không thể thấy Phật.(Ngộ Tri Kiến "của Phật")

Người có căn lành ngồi thiền, hoặc tụng kinh, họ tập trung tư tưởng để giữ Chánh niệm và bằng Chánh niệm đó, họ suy nghĩ về hạnh đức của Phật, về hình ảnh trang nghiêm của Phật, về lời dạy của Phật trong kinh. Thực tập như vậy mỗi ngày, họ sẽ có được cái thấy khác hơn những người chỉ tu theo hình thức, nghĩa là họ thấy sâu hơn, xa hơn về yếu nghĩa kinh.(Nhập Tri Kiến "của Phật")

Thí dụ:

Người tu Tịnh độ đọc kinh A Di Đà là nương vào Tích môn, nhưng họ tập trung tư tưởng hình dung ra Phật A Di Đà thì thấy Phật A Di Đà bằng tâm của họ. Bấy giờ, đọc kinh này, họ thấy Phật nói cảnh Cực lạc khiến họ cũng thấy cảnh Cực lạc bằng tâm, bằng niềm tin. Người tu Tịnh độ có căn lành, ngồi yên thấy Phật, thấy Tịnh độ của Phật, thấy Bồ-tát, Thanh văn, La-hán là thấy thế giới trang nghiêm thanh tịnh, nên thân tâm họ cũng trang nghiêm thanh tịnh theo. Như vậy, họ đã nương theo kinh điển, tức Tích môn để tu Bổn môn nghĩa là thế giới siêu hình mở ra cho họ.

* Một trong các Tri Kiến của Phật đã khai thị cho chúng sanh "Ngộ ra".- Đó là lý Duyên Sanh- Vô Ngã.- Hàm ý: Các Pháp do duyên sanh là Là Hữu vi Pháp nên vô thường, vô ngã, vô lạc, Bất Tịnh.
Giáo lý Duyên Sanh- Vô Ngã ở Thập Nhị Du Kinh rằng:

Tỳ Kheo Mã Thắng [馬勝比丘]) đắp y, cầm bình bát vào trong thành khất thực. Xá Lợi Phất thấy vị này oai nghi đoan chính, bước đi khoan thai, bèn đến hỏi xem thầy là ai và thực hành pháp môn gì ? Mã Thắng bèn lấy pháp nhân duyên do đức Phật thuyết giảng để chỉ cho Xá Lợi Phất, để hiểu được lý các pháp là Duyên Sanh vô ngã. Nghe xong, Xá Lợi Phất cùng với Mục Kiền Liên, mỗi người thống lãnh 250 đệ tử, cùng đến Tinh Xá Trúc Lâm quy y với đức Phật. (hết trích)

Ở Kinh Kim Cang Phật dạy Các pháp duyên sanh vô ngã là Pháp hữu Vi, mà Hữu vi pháp thì:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế. (hết trích)

Có thể nói:

  • Tri Kiến mà chạy theo Hữu Vi là Tri Kiến Chúng Sanh.
  • Tri Kiến hướng đến Vô Vi là Tri Kiến (Của Phật dạy).

Phật Tri Kiến ? Con_mc12


Vậy những gì là "Tri Kiến chúng sanh" ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính thầy Vienquang, cùng chư đạo hữu

Tương đối, đối lập là tri kiến chúng sinh, cũng là nguyên lý chế thuốc của Phật trí. Lục Tổ căn dặn với quý Thầy ngộ tánh nhập chân, đối với 36 pháp đối nếu thông tỏ thời Biện tài vô ngại phá mọi tà thuyết của nhị thừa ngoại đạo, thuyết pháp chẳng lọt tứ cú, chẳng lìa tự tánh.

Như người chấp sáng thì lấy tối phá,
Chấp thiện thì lấy ác phá,
Chấp ngộ thì lấy mê phá,
Chấp chánh thì lấy tà phá,
Chấp Phật thì lấy chúng sinh phá,
Chấp không thì lấy ngã phá,
Chấp tịnh thì lấy động phá,v..v

Cứ thế tùy cơ chấp lập pháp đối trị, ấy là nguyên lý chế thuốc của Phật trí. Cốt đưa về "tâm bình thường", ấy là nghĩa trực chỉ.

"Ta như thầy thuốc hay,
Biết bệnh mà cho thuốc,
Uống hay không uống,
Chẳng phải lỗi tại Thầy".

Cứ y đây mà điều phục thì " Tức tâm tức Phật; Phi tâm phi Phật, Phi vật và bình thường Tâm" là trọn vẹn đáo bỉ ngạn.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 7.- Tri Kiến của chúng sanh.

(Chúng sanh) TRI: Là Biết bằng "Thức". Cụ thể là Ý Thức.- Còn gọi là "Tri Thức".
(Chúng sanh) KIẾN: Là thấy bằng Nhãn Thức.

+ Tri Kiến chúng sanh , tức "Tri Thức" là "Mãnh Vụn" của Thức Tâm.

Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.

ĐT ĐL giải rằng: Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Tráilại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.- Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn ngườitạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rông, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung.(hết trích)

Bình giảng về vấn đề “Tri thức” khi nghiêng cứu Chân lý.

(Fb: Viên Dung) có nhận thức:

Tri kiến của con người mà nhập đạo được ư ! Thiệt là muốn nấu cát thành cơm !
Muốn biết ít nhiều về Đại Đạo hãy rời mọi sở tri kiến đi.
Nhưng không diệt nguyên thức, thức vô công dụng thì Đạo khai.
Khi Đạo khai mà thức vẫn luôn vô công dụng, từ đây mới gọi là thể nhập.
Nếu chưa đến đây mà khởi tâm luận đạo thì đạo ấy chỉ là đạo tục đế mà thôi. (hết trích)

Vâng! VQ cũng đồng nhận thức như thế.- Vì lẽ: Tri kiến của con người là "Dụng" của Tâm, chứ chưa phải là Tâm !

TÂM là gì ?
- Đáp: Loài Hữu tình (như con người) đều có TÂM.
TÂM có 2 biểu hiện: 1. Bản Thể (Tịch- tịnh) 2. Hiện Tượng (Chiếu- động).

* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm Ý Thức (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn của Tâm. Nhà Phật gọi là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh).- Đó là TRI KIẾN của CHÚNG SANH.

* Cái TRI KIẾN của CHÚNG SANH này. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật gọi là "Tri Kiến lập Tri", tức Vô minh Bổn.

Nghĩa là: "Tri Kiến lập Tri", tức cội gốc của Vô minh , gốc rể của Sanh tử luân hồi ưu bi khổ não.

Bởi vậy Đức Phật dạy người tu phải Y TRÍ CHẲNG Y THỨC.

Phật Tri Kiến ? Phnhze11


  • Y theo Thức (6 Thức tình), tức là tri kiến chạy theo Hữu Vi Pháp Tướng dẫn đến Vô Minh.
  • Y theo Trí (lìa 6 Thức tình), tức là trở về nguồn Chân, nhập Chân Như Vô Vi, thành Phật Đạo.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
663
Điểm tương tác
597
Điểm
93
Bài 8.- Tri Kiến Phật ( của chính ta)

Ngược với Tri Kiến Phàm phu là Tri Kiến Phật. Ở đây mang ý nghĩa Tri Kiến giác Ngộ giải thoát.

Vì như trên đã nói: Vọng Tâm- Tri kiến chỉ là thể Bất toàn của Tâm nên chúng luôn luôn bị lệch lạt không đến được Chân lý. Muốn đến được Chân lý cúng ta ta cần có TRI KIẾN VÔ KIẾN (Tri kiến Phật).- Tri kiến Phật này phải Thiền Quán mới thẩm nhập.

Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.(Tri kiến Vô kiến)

Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.

Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.

Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.

Vâng ! Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.- Đây là: Tri kiến Phật, là Y Trí Bất Y Thức (tứ y Pháp mà Đức Phật dạy.- khi tu học kinh điển).
Thực nghĩa "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

* Như vậy.- Té ra "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" là Khai mở- Ngộ- Nhập Tri Kiến Phật ( của chính ta).
Phật Tri Kiến ? Tri_ki12
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Ha ha ....

Kính thầy Viên Quang!

Con vừa đọc trên facebook có 1 bạn hỏi : Rốt cục đạo Phật để lại cái gì cho thế gian khi mà các Vị Phật, Các vị tổ đều không còn ở thế gian :D

Con vùa phải vào coment là : Chư Phật, chư Tổ chỉ để lại 1 cái TUYỆT ĐỐI cho người và vạn vật nơi gian thôi chứ không để lại thứ gì khác :D

Thế gian này cái gì không phải Phật?

Biển không sóng đâu không tự Biển?

Biển Nhiều Sóng đâu không Tự Biển?


Tâm nhiều sắc, sắc nào không Tâm?

Quả thể vốn viên tròn tuyệt đối

Nào nhọc người đâu lại tu thành :D

Gọi là cứu mê tình vì sinh tình vốn là mê mà :D


Ha ha....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)
Bên trên