Gửi bởi: KHUCLUNGLINH
Hỏi: Như Phật nói: "Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh chết chỗ này sanh chỗ kia, chịu quả báo tùy theo nghiệp thiện ác. Người có nghiệp thiện thì sanh trong loài trời, người; người có nghiệp ác thì bị đọa vào ba đường ác". Lại nữa, Kinh nói: "Một người ra đời, mà nhiều người được nhờ phúc lạc lợi ích; đó là Phật Thế Tôn vậy". Như trong Pháp Cú nói: "Tự mình cứu lấy mình, người khác làm sao cứu được. Tự mình thực hành thiện trí là tự cứu hay nhất". Như trong kinh Bình Sa Vương Nghinh Phật nói: "Người phàm không nghe pháp, ngươì phàm đắm trước nơi ngã". Lại trong kinh Phật Nhị Dạ nói: "Phật từ đêm Đắc đạo, đến đêm Bát Niết-bàn, những kinh giáo Phật thuyết khoảng thời gian giữa hai đêm ấy, tất cả đều thật, không điên đảo". Nếu thật không có người thì tại sao Phật lại nói người (trong câu: Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh)!
Đáp: Người v.v… vì theo Thế giới Tất-đàn nên có, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không. Còn như như, pháp tánh , thật tế, vì theo Thế giới Tất-đàn nên không, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên có. Người … cũng như thế , vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không, vì theo Thế giới Tất-đàn nên có; vì có các nhân duyên năm uẩn nên có người. Ví như sữa do nhân duyên của sắc, hương, vị, xúc cho nên có, nếu sữa thật không thì nhân duyên của sữa cũng phải là không, nay nhân duyên của sữa thật có, nên sữa cũng phải là có. Chẳng phải như cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba của một người, là không có nhân duyên mà chỉ có giả danh. Các tướng (hình thức) như thế nên gọi là Thế giới Tất-đàn.
-Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người). Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được. Như trong Kinh nói: "Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ". Lại trong kinh Phá-quần-na nói: "Không có người xúc, không có người thọ".
:lol: :lol:
Kính thưa Ngài KHUCLUNGLINH!
Ngài đưa ra một loạt bao gồm nhiều kinh mà Phật thuyết.
Xin được Ngài nói rõ bằng sự thấu triệt về diệu nghĩa của Phật, mà Ngài đã đạt được?
Nếu như một người mà hiểu cho bằng hết tất cả lời Phật dạy ( toàn bộ kinh điển ) thì hết bao lâu, học thuộc và hiểu được đúng nghĩa lời kinh thì có giác ngộ như Phật được không?
Hoặc giả học bao nhiêu kinh và hiểu bao nhiêu nghĩa, nói tóm lại Ngài có thể đưa ra cụ thể một số kinh điển và cần học cơ bản những gì để có thể giác ngộ giải thoát được như lời Phật dạy?
Cuối cùng Xin được hỏi Ngài một điều :
Là một chúng sanh ( con người ) lấy cái nghĩa gì để gọi là tu hành và những biểu hiện như thế nào thì gọi là được giác ngộ giải thoát?
Kính Ngài với lời chân thành nhất.
Hỏi: Như Phật nói: "Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh chết chỗ này sanh chỗ kia, chịu quả báo tùy theo nghiệp thiện ác. Người có nghiệp thiện thì sanh trong loài trời, người; người có nghiệp ác thì bị đọa vào ba đường ác". Lại nữa, Kinh nói: "Một người ra đời, mà nhiều người được nhờ phúc lạc lợi ích; đó là Phật Thế Tôn vậy". Như trong Pháp Cú nói: "Tự mình cứu lấy mình, người khác làm sao cứu được. Tự mình thực hành thiện trí là tự cứu hay nhất". Như trong kinh Bình Sa Vương Nghinh Phật nói: "Người phàm không nghe pháp, ngươì phàm đắm trước nơi ngã". Lại trong kinh Phật Nhị Dạ nói: "Phật từ đêm Đắc đạo, đến đêm Bát Niết-bàn, những kinh giáo Phật thuyết khoảng thời gian giữa hai đêm ấy, tất cả đều thật, không điên đảo". Nếu thật không có người thì tại sao Phật lại nói người (trong câu: Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh)!
Đáp: Người v.v… vì theo Thế giới Tất-đàn nên có, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không. Còn như như, pháp tánh , thật tế, vì theo Thế giới Tất-đàn nên không, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên có. Người … cũng như thế , vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không, vì theo Thế giới Tất-đàn nên có; vì có các nhân duyên năm uẩn nên có người. Ví như sữa do nhân duyên của sắc, hương, vị, xúc cho nên có, nếu sữa thật không thì nhân duyên của sữa cũng phải là không, nay nhân duyên của sữa thật có, nên sữa cũng phải là có. Chẳng phải như cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba của một người, là không có nhân duyên mà chỉ có giả danh. Các tướng (hình thức) như thế nên gọi là Thế giới Tất-đàn.
-Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người). Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được. Như trong Kinh nói: "Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ". Lại trong kinh Phá-quần-na nói: "Không có người xúc, không có người thọ".
:lol: :lol:
Kính thưa Ngài KHUCLUNGLINH!
Ngài đưa ra một loạt bao gồm nhiều kinh mà Phật thuyết.
Xin được Ngài nói rõ bằng sự thấu triệt về diệu nghĩa của Phật, mà Ngài đã đạt được?
Nếu như một người mà hiểu cho bằng hết tất cả lời Phật dạy ( toàn bộ kinh điển ) thì hết bao lâu, học thuộc và hiểu được đúng nghĩa lời kinh thì có giác ngộ như Phật được không?
Hoặc giả học bao nhiêu kinh và hiểu bao nhiêu nghĩa, nói tóm lại Ngài có thể đưa ra cụ thể một số kinh điển và cần học cơ bản những gì để có thể giác ngộ giải thoát được như lời Phật dạy?
Cuối cùng Xin được hỏi Ngài một điều :
Là một chúng sanh ( con người ) lấy cái nghĩa gì để gọi là tu hành và những biểu hiện như thế nào thì gọi là được giác ngộ giải thoát?
Kính Ngài với lời chân thành nhất.