Sanh tử và thoát ly sanh tử

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính thưa các bạn, chủ đề này VNBN lập ra để tự mình viết như là một chỗ để ôn bài, không thảo luận và không cần người đọc.

1. Một bàn tay không làm ra tiếng.

Các pháp đều do các nhân duyên nương nhau mà thành, trụ, hoại, diệt. Cái này diệt sẽ làm nhân, duyên cho cái tiếp theo. Nghe thì đơn giản nhưng khi xét vào từng tình huống thì cũng khó nhận ra lắm!

Như sóng thì là do gió tác động lên mặt nước mà thành. Hạt cam gặp đất, nước, không khí, ... mà nảy mầm thành cây cam,...

2. Trình độ thấp tiến lên trình độ cao hơn, phải có ngoại duyên ban đầu.

Sơ đồ: trợ duyên >> nhận lấy và huân tập >> nhảy vọt.

Thí dụ như: một người muốn thành Phật thì đầu duyên phải có sự kết duyên với Phật Pháp (Thế là phải có Phật xuất hiện), tập hành những điều nhỏ, dần dần qua nhiều năm, nhiều kiếp sự mến mộ ban đầu trở nên thành cái ý thức nhiệm vụ và thực hành sâu sắc hơn, miên mật và đến một ngày nào đó bừng sáng thì đó là nhảy vọt.

Ban đầu thì cần sự trợ duyên nhưng khi nhảy nhọt thì có thể không cần. Điều này iải thích tại sao không có giáo lý Phật mà có bậc Duyên Giác và Phật mới.

Duyên giác là người chứng quả giải thoát luân hồi sanh tử trong thời kì không có giáo Pháp Phật. Trước đó họ cũng tu Phật Pháp nhưng sự nhảy vọt của họ lại xảy ra ở kiếp khác mà kiếp đó không có giáo lý Phật.

Phật là sự nhảy vọt triệt để không những thoát luân hồi mà biết tất cả căn cơ chúng sanh để giáo hóa. Đức Phật cũng từng tu học nhờ các vị Phật quá khứ nhưng ở kiếp cuối cùng thì không có giáo lý Phật mà tự khai mở chân lý, giải thoát mình và giải thoát cho chúng sanh.

3. Với mỗi cá nhân trãi qua hành trình như sau:

Vô tình chúng sanh >> Hữu tình chúng sanh >> Phật

Dòng sông sanh tử: là cái sanh tử của chúng sanh nói chung ở ba đời chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không có mở đầu và không có kết thúc. Mãi mãi trôi chảy như vậy, bất tận.

Cá nhân sanh tử: là xét tới sự sanh tự của cá nhân cụ thể. Nó có sự bắt đầu và kết thúc! Nghe thật lạ phải không nhỉ! Kết thúc chính là thành Phật, là thoát ly sanh tử vĩnh viễn, không còn sanh tử dưới bất kì danh nghĩa nào. Còn bắt đầu sanh tử nghĩa là sao? Phải chẳng anh bạn VNBN đang thừa nhận nguyên nhân đầu tiên?!

Không có nguyên nhân đầu tiên cho sự sanh tử của mỗi cá nhân nhưng có thời điểm khởi đầu cho sanh tử trong thời gian trôi chảy bất tận của dòng sông sanh tử.

Chúng ta thường nghe nói: trước khi cha mẹ sanh ra ta là ai? Chính là ám chỉ cá nhân bắt đầu vào dòng sông sanh tử. Rồi lại hỏi sau khi cha mẹ sanh ra rồi thì ai là ta? Điều này ám chỉ cá nhân thoát ly sanh tử. Phật khẳng định: cá nhân bước vào sanh tử cũng chính là cá nhân thoát ly sanh tử, trước và sau như một, chẳng hề đổi khác!

Một cá nhân thành Phật thì sẽ có một cá nhân bước vào dòng sông sanh tử. Do sự thoát ly sanh tử của cá nhân này là "nhân" cho sự bước vào sanh tử của cá nhân khác. Mà sự thoát ly là không hình không tướng nên sự bước vào sanh tử cũng là không hình không tướng, tức không có nguyên nhân đầu tiên.

Trạng thái vô tình (không có tri giác) là trạng thái bắt đầu, nhờ tương tác với chúng hữu tình mà dần dần (rất lâu xa) nhảy vọt lên thành hữu tình, rồi sau cùng hết là thành Phật, vô sắc, vô âm, vô hương, vô vị, vô xúc, vô pháp, vô tác, vô tướng, vô niệm.

Chuổi trên được viết lại thành như sau:


.......>> Vô tình chúng sanh 1>>Hữu tình chúng sanh 1 >> Phật 1>>Vô tình chúng sanh 2 >> Hữu tình chúng sanh 2>> Phật 2>> Vô tình chúng sanh 3>> Hữu tình chúng sanh 3>> Phật 3>>.............

Vô số chuỗi như vậy! Không lường tính nổi.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Nên cố gắng thêm nữa

Kính Đạo Hữu VO- NHAT- BAT- NHỊ.

Xem bài viết của Bạn. VQ cảm nhận được sự nhiệt tâm và cố gắng của bạn. Nhưng rất tiếc...

Tuy bạn viết vào chuyên đề Các bài tự viết về giáo lý Phật Giáo, Bài viết Phật Học Tổng Quan.

VQ tìm kiếm mãi, mà chưa thấy yếu tố Phật Giáo !

Giáo lý Phật Giáo, thì ít ra phải có Tam Pháp Ấn, hoặc Thật Tướng Ấn. Chí ít nữa phải thuộc Tam thừa, Bát Giáo, hay ít nữa cũng phải y theo một bộ kinh nào đó của 2 hệ phái Nam Truyền và Bắc Truyền mà Viện Nghiêng Cứu Phật Học thừa nhận. Đằng này ....

VQ tạm dời bài này về Giao Lưu tư Tưởng.

Bạn nên cố gắng thêm nữa. Phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên, mới được xem là Giáo Lý Phật giáo.

Kính.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính Đạo Hữu VO- NHAT- BAT- NHỊ.

Xem bài viết của Bạn. VQ cảm nhận được sự nhiệt tâm và cố gắng của bạn. Nhưng rất tiếc...

Tuy bạn viết vào chuyên đề Các bài tự viết về giáo lý Phật Giáo, Bài viết Phật Học Tổng Quan.

VQ tìm kiếm mãi, mà chưa thấy yếu tố Phật Giáo !

Giáo lý Phật Giáo, thì ít ra phải có Tam Pháp Ấn, hoặc Thật Tướng Ấn. Chí ít nữa phải thuộc Tam thừa, Bát Giáo, hay ít nữa cũng phải y theo một bộ kinh nào đó của 2 hệ phái Nam Truyền và Bắc Truyền mà Viện Nghiêng Cứu Phật Học thừa nhận. Đằng này ....

VQ tạm dời bài này về Giao Lưu tư Tưởng.

Bạn nên cố gắng thêm nữa. Phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên, mới được xem là Giáo Lý Phật giáo.

Kính.

Dạ, con viết ở dạng tóm lượt. Thật ra 1 là duyên khởi, 2 là Khổ - Tập - Diệt - Đạo, 3 là tột cùng sanh tử!
Thầy đã nói vậy thì VNBN xin tuân theo. Nhọc thân Thầy rồi!
 

VNBN

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
13 Thg 6 2017
Bài viết
92
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Dạ, con viết ở dạng tóm lượt. Thật ra 1 là duyên khởi, 2 là Khổ - Tập - Diệt - Đạo, 3 là tột cùng sanh tử!
Thầy đã nói vậy thì VNBN xin tuân theo. Nhọc thân Thầy rồi!

VNBN sẽ không thảo luận chủ đề này-vì ngay từ đầu đã định như vậy, VNBN sẽ triển khai nó từ từ... ở các chủ đề khác với nick mới là VNBN (để chém hoặc bị chém cho thoải mái).

Để tránh hiểu lầm VNBN sửa lại chuỗi luân chuyển như sau:
.......>> Vô tình chúng sanh 1>>Hữu tình chúng sanh 1 >> Tối hậu thân 1>>Vô tình chúng sanh 2 >> Hữu tình chúng sanh 2>> Tối hậu thân 2>> Vô tình chúng sanh 3>> Hữu tình chúng sanh 3>> Tối hậu thân 3>>.............

Kính trình các bạn!
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Kính thưa các bạn, chủ đề này VNBN lập ra để tự mình viết như là một chỗ để ôn bài, không thảo luận và không cần người đọc.

1. Một bàn tay không làm ra tiếng.

Các pháp đều do các nhân duyên nương nhau mà thành, trụ, hoại, diệt. Cái này diệt sẽ làm nhân, duyên cho cái tiếp theo. Nghe thì đơn giản nhưng khi xét vào từng tình huống thì cũng khó nhận ra lắm!

Như sóng thì là do gió tác động lên mặt nước mà thành. Hạt cam gặp đất, nước, không khí, ... mà nảy mầm thành cây cam,...

2. Trình độ thấp tiến lên trình độ cao hơn, phải có ngoại duyên ban đầu.

Sơ đồ: trợ duyên >> nhận lấy và huân tập >> nhảy vọt.

Thí dụ như: một người muốn thành Phật thì đầu duyên phải có sự kết duyên với Phật Pháp (Thế là phải có Phật xuất hiện), tập hành những điều nhỏ, dần dần qua nhiều năm, nhiều kiếp sự mến mộ ban đầu trở nên thành cái ý thức nhiệm vụ và thực hành sâu sắc hơn, miên mật và đến một ngày nào đó bừng sáng thì đó là nhảy vọt.

Ban đầu thì cần sự trợ duyên nhưng khi nhảy nhọt thì có thể không cần. Điều này iải thích tại sao không có giáo lý Phật mà có bậc Duyên Giác và Phật mới.

Duyên giác là người chứng quả giải thoát luân hồi sanh tử trong thời kì không có giáo Pháp Phật. Trước đó họ cũng tu Phật Pháp nhưng sự nhảy vọt của họ lại xảy ra ở kiếp khác mà kiếp đó không có giáo lý Phật.

Phật là sự nhảy vọt triệt để không những thoát luân hồi mà biết tất cả căn cơ chúng sanh để giáo hóa. Đức Phật cũng từng tu học nhờ các vị Phật quá khứ nhưng ở kiếp cuối cùng thì không có giáo lý Phật mà tự khai mở chân lý, giải thoát mình và giải thoát cho chúng sanh.

3. Với mỗi cá nhân trãi qua hành trình như sau:

Vô tình chúng sanh >> Hữu tình chúng sanh >> Phật

Dòng sông sanh tử: là cái sanh tử của chúng sanh nói chung ở ba đời chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không có mở đầu và không có kết thúc. Mãi mãi trôi chảy như vậy, bất tận.

Cá nhân sanh tử: là xét tới sự sanh tự của cá nhân cụ thể. Nó có sự bắt đầu và kết thúc! Nghe thật lạ phải không nhỉ! Kết thúc chính là thành Phật, là thoát ly sanh tử vĩnh viễn, không còn sanh tử dưới bất kì danh nghĩa nào. Còn bắt đầu sanh tử nghĩa là sao? Phải chẳng anh bạn VNBN đang thừa nhận nguyên nhân đầu tiên?!

Không có nguyên nhân đầu tiên cho sự sanh tử của mỗi cá nhân nhưng có thời điểm khởi đầu cho sanh tử trong thời gian trôi chảy bất tận của dòng sông sanh tử.

Chúng ta thường nghe nói: trước khi cha mẹ sanh ra ta là ai? Chính là ám chỉ cá nhân bắt đầu vào dòng sông sanh tử. Rồi lại hỏi sau khi cha mẹ sanh ra rồi thì ai là ta? Điều này ám chỉ cá nhân thoát ly sanh tử. Phật khẳng định: cá nhân bước vào sanh tử cũng chính là cá nhân thoát ly sanh tử, trước và sau như một, chẳng hề đổi khác!

Một cá nhân thành Phật thì sẽ có một cá nhân bước vào dòng sông sanh tử. Do sự thoát ly sanh tử của cá nhân này là "nhân" cho sự bước vào sanh tử của cá nhân khác. Mà sự thoát ly là không hình không tướng nên sự bước vào sanh tử cũng là không hình không tướng, tức không có nguyên nhân đầu tiên.

Trạng thái vô tình (không có tri giác) là trạng thái bắt đầu, nhờ tương tác với chúng hữu tình mà dần dần (rất lâu xa) nhảy vọt lên thành hữu tình, rồi sau cùng hết là thành Phật, vô sắc, vô âm, vô hương, vô vị, vô xúc, vô pháp, vô tác, vô tướng, vô niệm.

Chuổi trên được viết lại thành như sau:


.......>> Vô tình chúng sanh 1>>Hữu tình chúng sanh 1 >> Phật 1>>Vô tình chúng sanh 2 >> Hữu tình chúng sanh 2>> Phật 2>> Vô tình chúng sanh 3>> Hữu tình chúng sanh 3>> Phật 3>>.............

Vô số chuỗi như vậy! Không lường tính nổi.


CỎ CÂY GIÁC NGỘ THẾ NÀO?


Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.
Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.
Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”
“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.
“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc.

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.
• Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã học Thiên Thai từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thiên Thai Nhật của Saicho có đển bốn phần: (1) Thiên Thai Trung Quốc (dùng tư tưởng của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là chính); (2) Mật tông (Tây Tạng); (3) Thiền (nhưng chú trọng nhiều đến thiền chỉ – Samatha – tập trung tư tưởng vào một điều gì đó như là hơi thở để lắng đọng, hơn là thiền quán – *** – quán sát một điều gì đó để hiểu được thâm sâu); và (4) giới luật (đại thừa).
Trong bài này nói Shinkan ngưng Thiên Thai để học Thiền, có lẽ là dòng Thiền thuần túy như thiền Lâm Tế của Thiền sư Hakuin Vậy À.
• Bài này rất rõ: Giải phóng chính mình, giải phóng tư tưởng của mình, giác ngộ của chính mình, là trọng tâm của Phật pháp và Thiền học.
Rất nhiều câu hỏi triết lý bí hiểm hấp dẫn ở đời thật ra là không quan trọng và tốn thời gian vô ích.
Trong Tiểu Kinh Malunkya, Malunkya nhận thấy:
Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
Đức Phật nói:
Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công. ..[hay]… tộc tánh là gì…[hay]… cao hay thấp, hay người bậc trung… [hay]… da đen, da sẫm hay da vàng … [hay] thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào… [hay]… cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ … [hay]… dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa… [hay]… cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác… [hay]… mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két… [hay]… cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa… [hay]… tên nhọn, hay … tên móc, hay… như đầu sào, hay… như răng bò, hay… như kẽm gai”.
Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Và Đức Phật, nói thêm:
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. “Đây là khổ… Đây là [nguyên nhân] khổ… Đây là [diệt] khổ… Đây là con đường đưa đến [diệt] khổ” là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.
Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
đáng lẽ bài này gửi vào chỗ cục đá cũng thành Phật . nhưng mục đó đã dừng lại ,nên gửi vào đây cho VNBN đọc cho vui
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
CỎ CÂY GIÁC NGỘ THẾ NÀO?


Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.
Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.
Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”
“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.
“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc.

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.
• Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã học Thiên Thai từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thiên Thai Nhật của Saicho có đển bốn phần: (1) Thiên Thai Trung Quốc (dùng tư tưởng của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là chính); (2) Mật tông (Tây Tạng); (3) Thiền (nhưng chú trọng nhiều đến thiền chỉ – Samatha – tập trung tư tưởng vào một điều gì đó như là hơi thở để lắng đọng, hơn là thiền quán – *** – quán sát một điều gì đó để hiểu được thâm sâu); và (4) giới luật (đại thừa).
Trong bài này nói Shinkan ngưng Thiên Thai để học Thiền, có lẽ là dòng Thiền thuần túy như thiền Lâm Tế của Thiền sư Hakuin Vậy À.
• Bài này rất rõ: Giải phóng chính mình, giải phóng tư tưởng của mình, giác ngộ của chính mình, là trọng tâm của Phật pháp và Thiền học.
Rất nhiều câu hỏi triết lý bí hiểm hấp dẫn ở đời thật ra là không quan trọng và tốn thời gian vô ích.
Trong Tiểu Kinh Malunkya, Malunkya nhận thấy:
Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.
Đức Phật nói:
Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công. ..[hay]… tộc tánh là gì…[hay]… cao hay thấp, hay người bậc trung… [hay]… da đen, da sẫm hay da vàng … [hay] thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào… [hay]… cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ … [hay]… dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa… [hay]… cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác… [hay]… mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két… [hay]… cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa… [hay]… tên nhọn, hay … tên móc, hay… như đầu sào, hay… như răng bò, hay… như kẽm gai”.
Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Và Đức Phật, nói thêm:
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. “Đây là khổ… Đây là [nguyên nhân] khổ… Đây là [diệt] khổ… Đây là con đường đưa đến [diệt] khổ” là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.
Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
đáng lẽ bài này gửi vào chỗ cục đá cũng thành Phật . nhưng mục đó đã dừng lại ,nên gửi vào đây cho VNBN đọc cho vui


Chào bạn,
Đức Phật giảng pháp tùy đối tượng, không nên gán ghép theo ý bạn.
Câu hỏi: cây cỏ có thể thành Phật không ? là một câu hỏi rất hữu ích cho những ai nắm được tánh bất động của Phật tánh. Còn chưa nắm được thì phải trước tiên tìm hiểu chính mình.
Khi hiểu bản thân mình tại sao có thể giác ngộ thì mới có thể tiến lên một bậc nữa là hiểu cỏ cây cũng có thể giác ngộ.

Hiểu được cây cỏ đất đá (mặc dù hiện là vô tình) nhưng SẼ giác ngộ là hiểu tinh hoa Phật pháp. Còn chỉ hiểu được con người hay hữu tình giác ngộ thì là căn bản Phật pháp.

 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28

Chào bạn,
Đức Phật giảng pháp tùy đối tượng, không nên gán ghép theo ý bạn.
Câu hỏi: cây cỏ có thể thành Phật không ? là một câu hỏi rất hữu ích cho những ai nắm được tánh bất động của Phật tánh. Còn chưa nắm được thì phải trước tiên tìm hiểu chính mình.
Khi hiểu bản thân mình tại sao có thể giác ngộ thì mới có thể tiến lên một bậc nữa là hiểu cỏ cây cũng có thể giác ngộ.

Hiểu được cây cỏ đất đá (mặc dù hiện là vô tình) nhưng SẼ giác ngộ là hiểu tinh hoa Phật pháp. Còn chỉ hiểu được con người hay hữu tình giác ngộ thì là căn bản Phật pháp.


TRÍCH : Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền.
PHẬT pháp là pháp bất nhị, tâm trí không thể đến được, nhưng người đời nay ưa thích đem tâm trí suy lường lời Phật Tổ, nên không đến được chỗ rốt ráo giải thoát.
Chúng tôi góp nhặt lời chân thật của Phật Tổ và Thánh Hiền để chứng tỏ.“TÂM NGÔN LỘ TUYỆT”.
Thích Duy Lực
.................................
..Phật nói tất cả bói toán, tiên tri… đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ
làm những phép thần bí này.
“Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải đệ tử của ta, làm phép thần
bí là một việc rất nguy hiểm”.
Khi Phật tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập
vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này lần lần tràng
khắp.
Nhưng sự di hại này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng
tôi nhận thức như sau:
1.- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp.
Xưa nay, chưa có một tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh ngiệm
trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh ngiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo
nghiệm chân lý tối hậu đối với mọi vấn đế. Chớ nên y cứ vào một luận lý hoặc suy lý hay
biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình chứng ngộ mới được.
2.- Rất khoa học.
Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó
là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sanh tồn, nghĩa là :Bỉ tồn tại thì thử tồn tại
, bỉ chẳng tồn tại thì thử chẳng tồn tại.
3.- Rất thực dụng.
Phật xóa bỏ tất cả các suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý vế sự
giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy của phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị
nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ bên kia rồi, thì thành vô
dụng.
4.-Trị liệu.
Phật nói : “Ta chẳng ý kiến của người. Ta chẳng hỏi tôn giáo của ngươi,Ta chỉ hỏi
ngươi “Có bệnh gì?”.
Phật nói “khổ” và cách dứt khổ, “bệnh” và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc
này .
5.- Nhân bản.
Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người,
nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con
người mà thôi.
6.- Rất dân chủ.
Phật phê bình và đã kích chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập năng lực khuynh
hướng về chế độ truyền thừa.
Phật sanh ra từ giòng vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại còn là Tăng sĩ Bà La
Môn (có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẩn quyết định đả phá giai cấp,
chẳng màng địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.
7.-Tự tánh tự độ.
Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về
phương tiện tu tập của cá nhân. Đối tượng của Phật thuyết pháp là là mỗi cá nhân, Phật
muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên
Phật nói với A Nan rằng : “ Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi
nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải
thóat cho mình”. Hết Trích

Nói chung Ông đã giỏi hơn Phật nhiều lắm , vì những điều lợi ích như ông hiểu , ông nghĩ mà Phật không biết , không quan tâm , không trao truyền, hay là Phật không thể nói thành lời được mà chỉ để mỗi người khi thực hành điều Phật dạy đến cuối cùng sẽ hiểu.
Vậy cái hiểu sau cùng là gì?
Phải chăng cái hiểu sau cùng là những cái hiểu của ông mà cần phải được nói ra.?
Thôi chúc ông mạnh giỏi bình an , khi nào muốn thành Phật thì hóa thành cục đã đỡ mất công tu hành cũng thành Phật ha ha ha ha ha.......
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
4h55 mờ sáng 26/6/2017

CHÀO BUỔI SÁNG THANHVAN.
uống cà phê với tôi nha.

Mới đưa vợ đi chợ về liền vội vô đây, thấy ông bạn đêm hôm còn náng ở lại viết bài này thật hay, tôi TRÍ này cảm ơn ông lắm, có rảnh ông vô đây thoải mái nha, tôi sẳn sàng mời ông cà phê.

Mà nói ông nghe, tâm tình với ông một chút. Ông biết không, đêm hôm tôi vừa nằm chiêm bao, thấy tôi, ông, và cả ông VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ gì đó...Cùng ngồi tán dốc chơi.
Tôi chỉ nhớ lờ mờ không rõ...Ừ cái chuyện có một CỤC ĐÁ kỳ lạ lắm ở đâu không có biết nữa bỗng rơi xuống trái đất này, rồi người dân làng hiếu kỳ lại gần nó xem coi mặt mày tròn méo thế nào?
Và mọi người quay quanh nó, nhìn nó hỏi nó...Đá ơi mi là ai? tên gì? ở đâu xuống đây chơi vậy? mi là tiên hay là thánh?....

Và cục đá nín lặng giây lâu, bỗng nó thốt lên:
"Tôi chào các bạn thân yêu của tôi!, tôi là đá mà, chính là đá thôi, các bạn không biết sao mà còn hỏi làm gì!
Ừ mà đá cũng vui lắm vì nay lại đến đây, các bạn có khỏe không? có vui không? Đá này rất thích tu! hi hi hi!...
Các bạn có biết người ta dạy tu thế nào không? đá này muốn học hỏi để tập tu...để đá này tu sẽ thành phật được không các bạn loài người!? Các bạn nói đi chứ, sao cứ nhìn chằm chằm mình hoài vậy, làm mình mắc cở lắm, ngại lắm đó!? hi hi hi!...

hi hi hi!...
Ủa Đá này thấy sao kỳ lạ quá, có người nhìn đá rồi cười, có người nhìn đá rồi làm thinh bỏ đi, có người nhìn đá đá một cách thân yêu còn khen đá nữa, còn nói với đá rằng Đá ơi! Đá tu sẽ thành Phật!!!
Ủa bạn là ai? người kia đáp: tôi là VÔ NHẤT BẤT NHỊ!
Vậy bạn gì đó ơi, bạn hãy nói cho mình biết CỤC ĐÁ như mình có thành phật không, tu bằng cách nào nhanh và đơn giản đó, chứ đợi chuyển kiếp đào thai tiến hóa cả ngàn năm gì đó thì lâu quá hà !!! "

......................
THANHVAN ơi! Mình nằm mơ thấy vậy đó! hi hi hi!!!...
Mà tôi TRÍ này trước thì cũng cảm ông cái ông VO-NHAT-BAT-NHI đã tận tình chia sẽ đã không ngại mà tâm tình cùng đá, chỉ cho nó cách tu hành để từ đá mà có thể thành Phật! Tôi rất ngưỡng mộ ông VÔ NHẤT BẤT NHỊ này...

Này THANHVAN, ông lại đây, để ông VÔ NHẤT ở đằng kia trò chuyện cùng ĐÁ đi, tôi và ông vừa đi tản bộ vừa nói chuyện được không?
Ông này, TRÍ tôi thì dốt kinh điển lắm, thích đọc bài trên của ông viết rồi đó, Ông có rảnh vào đây viết tiếp nha. Tôi lúc nào cũng ở đây chờ ông mà.

Ông đừng lạ gì tôi, ai viết hay tôi đều khen hay, tôi đều đọc hết trọi...không riêng gì ông mà.
Nói tới đây nhớ đến bốn câu thơ :
" biển khổ mênh mông sóng ngập trời
khách trần chèo một chiếc thuyển chơi
thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
cũng nằm trong biển khổ mà thôi "

Chắc ông cũng không quan tâm đến việc CỤC ĐÁ có thành phẬT không...
Tôi thì dốt và cũng như thế, không có cái trí tuệ tinh hoa để hiểu nổi cục Đá tiến hóa thế nào, thành phật thế nào...
Tôi dốt chịu mình dốt ông bạn ơi.
Mình chỉ thấy mình đang bơi, đang chơi vơi trong biển khổ này mà? phải không ông bạn?
dù có đi thuyền gì, tàu bè gì, thuyền to hay nhỏ, cũng gặp phải sóng gió, không khéo lèo lái thì vỡ vụng thuyền thôi. Ông bạn ạ, ông có đồng cảm với tôi không!

7 vấn đề mà ông đề cập như bảy cái máy của buồn lái...
- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp
- Rất khoa học
- Trị liệu
- Nân chủ
- Nhân bản
-Tự tánh tự độ.

Dạ! Tôi TRÍ dốt này phải suy ngẫm phải học hỏi ở ông nhiều lắm, 7 vấn đề này quả thật tôi chưa bao giờ có thể tóm tắc ngắn gọn như ông. Thật là hay và cô động, rất bày bản và khoa học.
Tôi cũng mới trở lại đây thôi, cũng mới vô đây thôi, nên ai có gì hay tôi đều mượn về chiêm nghiệm. Cảm ơn ông nha!

Đúng là việc của người không quan trọng, quan trọng là việc của ta mà! Thôi CỤC ĐÁ thành PHẬT được ta mừng cho CỤC ĐÁ, mừng cho ông VÔ NHẤT gì đó nói hay quá.
Việc quan trọng là ta có thành cái gọi là PHẬT không? có phải không ông?
Hay như TRÍ này chỉ thành TRÍ thân thịt thúi nhậm mắt ngô ngố này thì chết luôn! tiêu đời luôn! hi hi hi !...

Mà tôi cũng không mong gì hơn ông bạn tôi ơi, tôi mong mình thành mình là đủ rồi! đừng có thành người khác thì mất mình!? hi hi hi...

Sao? Ông thì sao? thôi đi...việc của ông tôi hỏi để làm gì phải không! tôi đúng nhiều chuyện rồi.

Tôi muốn tôi là tôi, ngày ngày vào đây viết viết đọc đọc, và hôm nay có duyên với ông bạn, tâm tình cùng ông bạn tôi vui lắm.
Tôi chả biết nói kinh nói điển, vì dốt quá, tôi chỉ vào đây viết về tôi không à...Tôi suốt ngày luôn viết kiến viết cò...ông có đọc đừng cười nha, kính mong ông góp ý. Tôi chân thành đa tạ ông trước.

Thôi, cũng sáng rồi. Tôi đi làm vài việc lặt vặt mới được, dọn dẹp nhà cửa ấy mà, vì vợ tôi đi chợ bán trái cây rau cải trưa trưa mới về nên mấy cái việc nấu cơm rửa chén, phụ họa được gì tôi làm chơi cho vui mà!...hi hi hi.
Cả ngày tôi không biết tu hành gì cả, chả thấy tôi tu hành gì cả, nay gặp ông xin ông chỉ giáo! Thật mà! Ông biết gì xin ông tâm tình cùng tôi, tôi coi ông là bạn mà, chắc ông không từ chối?

Thôi tôi đi thiệt ông bạn ơi, nói hoài viết hoài lang mang quá...hi hi hi
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
TRÍCH : Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền.
PHẬT pháp là pháp bất nhị, tâm trí không thể đến được, nhưng người đời nay ưa thích đem tâm trí suy lường lời Phật Tổ, nên không đến được chỗ rốt ráo giải thoát.
Chúng tôi góp nhặt lời chân thật của Phật Tổ và Thánh Hiền để chứng tỏ.“TÂM NGÔN LỘ TUYỆT”.
Thích Duy Lực
.................................
..Phật nói tất cả bói toán, tiên tri… đều là môn học thấp kém, không cho môn đồ
làm những phép thần bí này.
“Phàm dùng tà thuật để hiển bày kỳ lạ, đều chẳng phải đệ tử của ta, làm phép thần
bí là một việc rất nguy hiểm”.
Khi Phật tại thế, Phật luôn luôn phòng ngừa sáu yếu tố có hại kể trên sẽ xâm nhập
vào Phật giáo. Vậy mà sau khi Phật diệt rồi, những tệ hại của sáu yếu tố này lần lần tràng
khắp.
Nhưng sự di hại này không làm mất bản chất chân thật của Phật giáo, mà chúng
tôi nhận thức như sau:
1.- Rất chú trọng kinh nghiệm trực tiếp.
Xưa nay, chưa có một tôn giáo nào hoàn toàn dùng cách phán đoán do kinh ngiệm
trực tiếp để làm sáng tỏ lập trường kinh ngiệm trực tiếp của cá nhân, mới là sự khảo
nghiệm chân lý tối hậu đối với mọi vấn đế. Chớ nên y cứ vào một luận lý hoặc suy lý hay
biện luận nào. Một đệ tử chân chính của Phật cần phải tự mình chứng ngộ mới được.
2.- Rất khoa học.
Kinh nghiệm trực tiếp dẫu cho là sự phán đoán sau cùng, nhưng mục đích của nó
là làm sáng tỏ sự quan hệ nhân quả của thế hệ sanh tồn, nghĩa là :Bỉ tồn tại thì thử tồn tại
, bỉ chẳng tồn tại thì thử chẳng tồn tại.
3.- Rất thực dụng.
Phật xóa bỏ tất cả các suy lường và tìm cầu bên ngoài, mà tập trung chú ý vế sự
giải quyết vấn đề thực tế. Lời dạy của phật chỉ là phương tiện tạm thời, chẳng có giá trị
nào khác. Cũng như chiếc bè chỉ để qua sông, khi qua đến bờ bên kia rồi, thì thành vô
dụng.
4.-Trị liệu.
Phật nói : “Ta chẳng ý kiến của người. Ta chẳng hỏi tôn giáo của ngươi,Ta chỉ hỏi
ngươi “Có bệnh gì?”.
Phật nói “khổ” và cách dứt khổ, “bệnh” và cách dứt bệnh, ta chỉ khai thị cho ngươi việc
này .
5.- Nhân bản.
Phật thuyết pháp chẳng từ sự bắt đầu của vũ trụ, chỉ nói về thực tế của con người,
nói về vấn đề của con người, tánh chất của con người và động lực phát triển của con
người mà thôi.
6.- Rất dân chủ.
Phật phê bình và đã kích chế độ giai cấp, nhất là sự thiết lập năng lực khuynh
hướng về chế độ truyền thừa.
Phật sanh ra từ giòng vua chúa, thuộc giai cấp thống trị, lại còn là Tăng sĩ Bà La
Môn (có đặc quyền đứng trên bốn giai cấp ở Ấn Độ) mà vẩn quyết định đả phá giai cấp,
chẳng màng địa vị xã hội của mình, lấy sự bình đẳng mà đối với đại chúng.
7.-Tự tánh tự độ.
Phật pháp là vì sự lợi ích chung cho tất cả chúng sanh, nhưng rất chú trọng về
phương tiện tu tập của cá nhân. Đối tượng của Phật thuyết pháp là là mỗi cá nhân, Phật
muốn mỗi người đều nhìn ngay chính mình để đạt được Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên
Phật nói với A Nan rằng : “ Ngươi hãy làm đèn sáng cho chính mình, ngươi phải làm nơi
nương tựa cho chính mình, chớ nên nương tựa bên ngoài, phải siêng năng tu tập để giải
thóat cho mình”. Hết Trích

Nói chung Ông đã giỏi hơn Phật nhiều lắm , vì những điều lợi ích như ông hiểu , ông nghĩ mà Phật không biết , không quan tâm , không trao truyền, hay là Phật không thể nói thành lời được mà chỉ để mỗi người khi thực hành điều Phật dạy đến cuối cùng sẽ hiểu.
Vậy cái hiểu sau cùng là gì?
Phải chăng cái hiểu sau cùng là những cái hiểu của ông mà cần phải được nói ra.?
Thôi chúc ông mạnh giỏi bình an , khi nào muốn thành Phật thì hóa thành cục đã đỡ mất công tu hành cũng thành Phật ha ha ha ha ha.......

Cục đá thành Phật cũng là tự tánh tự độ đó bạn. Chẳng lẽ nó là dị vật hay là hư vô?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Thế giới của bạn chẳng có ai xâm phạm được cả

Cục đá thành Phật cũng là tự tánh tự độ đó bạn. Chẳng lẽ nó là dị vật hay là hư vô?

À à cái nay mình không biết. vì bạn có thấy cục đá nên có tự độ, còn tự tánh hay dị vật là cái riêng của bạn mình cũng No biết luôn.
Chúc một đời sớm thành cục đá ha ha ha ha ha..... để sớm tự độ thành Phật ha ha ha ha ha......
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
À à cái nay mình không biết. vì bạn có thấy cục đá nên có tự độ, còn tự tánh hay dị vật là cái riêng của bạn mình cũng No biết luôn.
Chúc một đời sớm thành cục đá ha ha ha ha ha..... để sớm tự độ thành Phật ha ha ha ha ha......

Nói như bạn thì Phật, cao tăng nói tự tánh tự độ là do các Ngài thấy có con người sao!

Hơn nữa, con người lại nói rằng họ có cái tâm vô ngôn vô tự rỗng lặng và cho rằng cục đá thì không có. Cục đá cũng có cái tâm vô ngôn vô tự đó thôi, mặc dù hiện tại nó vô tri vô giác.

Tâm vô ngôn vô tự
Chẳng hữu tình vô tình
Hữu tâm pháp tướng sanh
Xoay vần trong nhị cảnh
Si mê không thấy lối
Cũng nhờ bậc đạo tâm
Chỉ bày cho phương tiện
Dần dần tự thâm nhập
Tự khai rõ nguồn tâm
Hiện thực tâm vô tướng
Tùy thuận hết muôn loài
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên