Tham Trang

Sanh từ đâu đến ? Chết rồi về đâu ?

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
VNBN là: thị hiện của "Tự Tánh" với nhân Vô Minh và cùng các tập khí, chủng tử do duyên nơi pháp giới đem lại.

Tự Tánh thì tự có sẵn, là cái thật. (NGÃ THẬT, KHÔNG PHẢI PHÁP)

Còn các tập khí, chủng tử, Vô Minh, Giác Ngộ thì không tự có, mà do tương tác của Tự Tánh với các Tự Tánh còn lại mà có. (LÀ PHÁP, VÔ NGÃ)

Hề hề,

Suốt ngày tư duy ngớ ngẩn toàn trên chữ nghĩa "tự phịa" pha trộn với giáo lý đại thừa
Bây giờ VNBN hãy xác định "Tự Tánh Mình" thuộc về Tánh nào trong Tam Tánh (Kinh Giải Thâm Mật). Xác định rồi Trừng Hải sẽ chỉ rõ chỗ u mê bấy nay của VNBN

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
283
Điểm tương tác
147
Điểm
43
* Vầng Thơ Sanh Tử.

Kính các Bạn. Lúc trước diễn đàn mình ĐH Hoa Vô Tướng, - Có vầng Thơ Sanh tử, thế này:

ĐH HVT nói:

theo con thấy
Con người :


  • khi mới gá vào bụng mẹ- gọi là thai.
  • Khi lọt lòng mẹ gọi là sanh.
  • Khi lớn gọi là trưởng thành.
  • Khi tuổi cao đi đứng không nổi gọi là già.
  • Khi tắt hơi thở gọi là chết ạ .
(???).- Hết trích-

Vâng ! Vấn đề Sanh - tử, :

Muôn pháp không thường còn,
Người sanh ắt có diệt.
Sanh tử như thủy triều,
Diệt tận, chơn phúc hiện.
Thác bền, sống không bền,
Người đời ai cũng chết.
Chết mục tiêu cuộc đời,
Đúng y lời Phật dạy!
Kiếp sống trong ngắn ngủi.
Chết thật là chắc chắn,
Sớm muộn xác thân này,
Trả về cho tứ đại.
Nhìn xem thể phách hoại,
Xác như gỗ mục hư.
Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt.
(kinh Khất sĩ)

Vâng ! Ai cũng phải có sanh và ai cũng phải có tử, mà nguyên nhân của sanh tử là do ta có "Cái ngã". Do có ngã chấp nên có 2 thứ chấp là:


  • Chấp sau khi chết là hết, tức là đoạn kiến.
  • Chấp sau khi chết có cái hồn để tái sanh, đó là thường kiến.

Mà Thường kiến hay đoạn kiến đức Phật đều bát bỏ. Nên bài kinh nói:

Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt

Nghĩa là Sanh- tử là huyễn mộng, Niết Bàn vô sanh diệt mới là Chơn Lý.
=====
Nhân cảm xúc của người xưa.- Một vị Tiền nhân cũng cảm tác ra bài thơ Sanh tử:

"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!
(???)

Vâng ! Kính thưa các Bạn.- Quy lại : Có Sanh thì có Tử. Chỉ Bởi vì Chấp có "Cái TA" !!!.-Nhưng Bản lai vốn không tịch. - Không ta thì về đâu nhỉ ? Vạn nẻo chỉ là hư không!
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Nếu thấy Pháp rồi mở miệng ra nói Pháp là TỰ TÁNH?, là vô nhất bất nhị? Là gì gì????.... đó?? thì người nói đó CHẤP NGÃ MẠN, CHẤP CÓ cái gì là "ta, tôi?" Thấy cái gì là "TỰ TÁNH?, là vô nhất bất nhị?

Cái thấy từ TÂM SINH DIỆT sẽ dẫn dắt người CHẤP NGÃ MẠN, CHẤP CÓ tới một TÁI SINH tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ…dài...dài ----> vô tận.
Mỗi cái posted ở đây là những tiến trình Tâm SANH DIỆT ở mỗi người
Khi duy trì (hay tương tục, hay trưởng dưỡng) Ý NIỆM (Tâm SANH DIỆT = niệm khởi, niệm diệt liên tục mỗi sát na) trở thành một căn bản (nền tảng, nền móng) mỗi ngày.

Như thế sẽ dẫn tới một TÁI SINH tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ…
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
209
Điểm tương tác
97
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
* Vầng Thơ Sanh Tử.

Kính các Bạn. Lúc trước diễn đàn mình ĐH Hoa Vô Tướng, - Có vầng Thơ Sanh tử, thế này:

ĐH HVT nói:

theo con thấy
Con người :


  • khi mới gá vào bụng mẹ- gọi là thai.
  • Khi lọt lòng mẹ gọi là sanh.
  • Khi lớn gọi là trưởng thành.
  • Khi tuổi cao đi đứng không nổi gọi là già.
  • Khi tắt hơi thở gọi là chết ạ .
(???).- Hết trích-

Vâng ! Vấn đề Sanh - tử, :

Muôn pháp không thường còn,
Người sanh ắt có diệt.
Sanh tử như thủy triều,
Diệt tận, chơn phúc hiện.
Thác bền, sống không bền,
Người đời ai cũng chết.
Chết mục tiêu cuộc đời,
Đúng y lời Phật dạy!
Kiếp sống trong ngắn ngủi.
Chết thật là chắc chắn,
Sớm muộn xác thân này,
Trả về cho tứ đại.
Nhìn xem thể phách hoại,
Xác như gỗ mục hư.
Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt.
(kinh Khất sĩ)

Vâng ! Ai cũng phải có sanh và ai cũng phải có tử, mà nguyên nhân của sanh tử là do ta có "Cái ngã". Do có ngã chấp nên có 2 thứ chấp là:



  • Chấp sau khi chết là hết, tức là đoạn kiến.
  • Chấp sau khi chết có cái hồn để tái sanh, đó là thường kiến.

Mà Thường kiến hay đoạn kiến đức Phật đều bát bỏ. Nên bài kinh nói:

Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt

Nghĩa là Sanh- tử là huyễn mộng, Niết Bàn vô sanh diệt mới là Chơn Lý.
=====
Nhân cảm xúc của người xưa.- Một vị Tiền nhân cũng cảm tác ra bài thơ Sanh tử:

"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!
(???)

Vâng ! Kính thưa các Bạn.- Quy lại : Có Sanh thì có Tử. Chỉ Bởi vì Chấp có "Cái TA" !!!.-Nhưng Bản lai vốn không tịch. - Không ta thì về đâu nhỉ ? Vạn nẻo chỉ là hư không!
Hí hí,

Em chẳng những cho là có hồn sau khi chết mà nó còn có tới 3 hồn 7 vía lận.

Cái gì là 3 hồn 7 vía ? Đó là Tam Tánh và Thất Đại. Tam tánh đó là biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh và viên thành thực tánh. Thất đại đó là địa, thủy, hoả, phong, không, kiến và thức. Hí hí

Danh tự thì là thế, còn thật nghĩa thì là gì ?

Nếu Phật phủ nhận thường đoạn kiến, nói chung là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu. Hí hí

A Di Đà Phật.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Thấy Pháp Duyên khởithấy SỰ THẬT Vô ngã của các Pháp (hữu vi và vô vi),

Tất cả các Pháp hữu vi và vô vi Vô Ngã làm sao Thấy tất cả các PHÁP hữu vi và vô vi Vô Ngã?

Ai nói Pháp vô ngã là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu? Giơ tay lên?
Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"
A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông (Hiếu? who's, what's) lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"

A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."
Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ, vậy ông (Hiếu? who's, what's) có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?

Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước
Bản chất của HIỆN TƯỢNG là gì?

Hí hí,

Em (Hiếu? who's, what's)chẳng những cho là có hồn sau khi chết mà nó còn có tới 3 hồn 7 vía lận.

who's, what's là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu. Hí hí

A Di Đà Phật.



Sự có mặt của một bông hoa (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)SỰ THẬT. điều đó chúng ta không thể nào chối cãi.

Anh (đối tượng) có sanh ra đời hay không có sanh ra đời, TÔI (chủ thể) có sanh ra đời hay không có sanh ra đời, thì bông hoa (không người nào phúc hơn người kia) cũng có đó.

Nó (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)) độc lập ngoài chủ thể NHẬN THỨC của ta.

Bông hoa (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)
là một THỰC TẠI độc lập KHÔNG DÍNH LÍU gì tới anh (đối tượng) và tôi (chủ thể) cả,
Đó gọi là THỰC TẠI Luận Chất Phác.
HT Thích Nhất Hạnh
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
283
Điểm tương tác
147
Điểm
43
Kinh Phật dạy về vấn đề Sanh tử.

Sanh từ đâu đến ?- Tử đi về đâu ? Tu-nie11


Trước hiện thực phũ phàng của thân phận, người ta có nhiều thái độ khác nhau. Có người vô cùng sợ hãi với cái chết. Có người thì thản nhiên vì sanh tử là lẽ thường nhiên. Những người có điều kiện hơn thì đi tìm những phương cách trường sinh, thậm chí dựa vào các năng lực siêu nhiên để mong thoát khỏi tử thần. Nhưng cuối cùng, cái gì đến cũng sẽ đến.

Người học Phật không trốn tránh sự chết mà chấp nhận nó như là một sự thật khách quan. Chết chỉ là sự khép lại tạm thời của một tiến trình để mở ra một tiến trình sống mới. Đệ tử Phật chủ trương tu học để vượt thoát sanh tử không có nghĩa là tìm mọi cách để bảo dưỡng tấm thân tứ đại mà chính là thành tựu về tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?

Đức Phật đã chỉ ra phương cách tu tập để “thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não” như sau:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng với năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấy giờ bốn Phạm chí cùng đắc ngũ thông, tu hành pháp lành, ở chung một chỗ, bàn luận với nhau rằng: “Lúc thần chết đến, chẳng tránh người mạnh khỏe, mọi người hãy cùng ẩn nấp khiến thần chết không biết chỗ đến”.

Lúc ấy, một Phạm chí bay lên không trung, muốn được khỏi chết nhưng tránh chẳng khỏi mà chết ở không trung. Vị Phạm chí thứ hai lặn xuống đáy biển lớn muốn được khỏi chết, liền chết ở đó. Phạm chí thứ ba muốn khỏi chết, chui vào lòng núi Tu-di và chết trong đó. Phạm chí thứ tư chui xuống đất, đến mé kim cương, muốn được thoát chết, lại chết ở đó.

Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem thấy bốn Phạm chí, mỗi người đều tránh chết mà đều cùng chết. Thế Tôn liền nói kệ:

Không phải hư không, biển,
Không vào trong núi đá,
Không có địa phương nào,
Thoát khỏi, không bị chết.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở đây, này Tỳ-kheo! Có bốn vị Phạm chí tụ tập một nơi, muốn được khỏi chết. Mỗi người quay tìm chỗ chạy mà không khỏi chết. Một người ở hư không, một người vào biển lớn, một người vào lòng núi, một người xuống đất, đồng chết hết. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn được khỏi chết, nên tư duy bốn pháp bổn. Thế nào là bốn?

Tất cả hành vô thường, đó là pháp bổn đầu tiên nên nhớ tu hành; tất cả hành khổ, đó là pháp bổn thứ hai nên cùng tư duy; tất cả pháp vô ngã, đây là pháp bổn thứ ba nên cùng tư duy; diệt tận là Niết-bàn, đây là pháp bổn thứ tư nên cùng tư duy. Như thế, các Tỳ-kheo! Nên cùng tư duy bốn pháp này. Vì sao thế? Vì sẽ thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não. Ðây là nguồn của khổ. Như thế các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

“Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn niệm xứ.”

Bốn niệm xứ là: quán thân bất tịnh; quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường; và quán pháp vô ngã.
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
283
Điểm tương tác
147
Điểm
43
* 2 Đường Sanh Tử.

Trực chỉ về Chứng Đạo Ca. HT Th Từ Thông nói:

Dưới nhãn quan của người chứng đạo: vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó "hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".

"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"

Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.

"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"

Sanh tử không đáng sợ.

SỢ LÀ SỢ SANH TỬ BÌ LAO TÙNG THAM DỤC KHỞI.(hết trích)

Mục đích của Đạo Phật là giác ngộ đều này.

Vâng ! Thưa các Bạn. Ngoài cái đời sống "Sanh tử Vô Thường" Sanh tử bì lao của phàm nhân. Vẫn còn đời sống "Vô Sanh" Vô ưu vô diệt của bậc Thánh giả.- Đây là mục đích của Đạo Phật.

Thế nào là 2 đường Sanh Tử.

Kinh Bát Nhã nói về 2 loại Sanh Thân:

1. Pháp Tánh Sanh Thân- 2. Nghiệp báo sanh thân:

+ Nếu Bồ tát được đệ nhất thanh tịnh như vậy thì chẳng ai sánh kịp, dần dần sẽ được gần Nhất thiết chủng trí. Vì gần được Nhất thiết chủng trí nên tâm chẳng còn bị trầm một, chẳng còn sanh các tà kiến, các kiết sử phiền não.
Lúc bấy giờ, Bồ tát được thân tâm thanh tịnh, được quả báo thanh tịnh, lại phá được các chấp tướng hư vọng, thọ pháp tánh sanh thân thường được hóa sanh chẳng còn thọ nghiệp báo sanh thân nữa.(hết trích).- Đây là đời sống "Vô Sanh" Vô ưu vô diệt của bậc Thánh giả.

+ Với chúng sanh phàm phu do tạo nghiệp nên nghiệp dẫn vào sanh tử.- Đó là Nghiệp báo sanh thân.- NGHIỆP thì SANH TỬ BÌ LAO TÙNG THAM DỤC KHỞI.
2 st lộ.jpg
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28

“We live and we die. We control nothing beyond that."​

Chúng ta sống và chúng ta chết. Chúng ta không kiểm soát gì ngoài điều đó”​

Shogun

Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
Chứng Đạo Ca
Sa-Môn Huyền Giác soạn

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?

Đức Phật đã chỉ ra phương cách tu tập để “thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não”?

Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?
- "Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.

Đấng toàn giác
Bậc đạo sư vô thượng
Ngài đã tuyên thuyết
Nguyên lý tương đối của vũ trụ (≈ Duyên khởi)
Như Niết bàn,
Tịch lặng mất tính sai biệt.
Không có gì biến mất
Cũng chẳng có gì xuất hiện.

Không có gì đoạn
Cũng chẳng có gì thường.
Không có gì đồng nhất với chính nó
Cũng chẳng có gì dị biệt.
Không có gì di chuyển
Đến chỗ này hay chỗ kia
.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Vô Ngã làm sao Thấy PHÁP?

Xin mời Vô Ngã?

Life is totally meaningless.​

We live. We die. So what's the point?​

Cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa.​

Chúng ta sống. Chúng ta chết. Vậy ý nghĩa là gì????"​

- "Pháp DUYÊN KHỞI ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Người tu ngày nay thường mắc phải lỗi CHẤP THỦ.
Nếu không CHẤP THÂN, CHẤP TÂM thì cũng CHẤP vào những LỜI DẠY của chư Phật, chư tổKHÔNG THẬT SỰ nhận ra BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp.
Đó là SAI LẦM MUÔN KIẾP của chúng sanh, cho nên cứ LẨN QUẨN trong LUÂN HỒI SANH TỬ.

Ngài (thiền sư Bổn Tịnh) ví chúng ta như người gỗ máy bị điều khiển bởi ba sợi dây tham, sân, si.

Hễ THẤY cái gì vừa mắt, dễ chịu thì bị sợi dây tham giật, khiến phải làm mọi cách để chiếm hữu cho riêng mình.
Khi có chuyện KHÔNG VỪA Ý thì sợi dây sân giật khiến cho phùng mang, trợn mắt, đỏ mặt đỏ mày.​
Trước Kiến Rằng :

...Do Si ? ...Chặt Vỹ ...Cấu Đầu !
Mà Cưỡi Lừa Ngược Đi Câu Lông Rùa ...
Hay Là Lươn Trạch Đẩy Đưa...
Tính Lừa ...Đá Ngựa ...." Tà Lưa " Chính Mình !:mad:

Cảnh u tối phiền muộn hay nhớ chuyện xưa buồn chuyện nay thì sợi dây si giật khiến hai chân mày chau xuống, phiền muộn, nước mắt chảy…

Vì vậy, thiền sư dạy:
Chỉ xem người gỗ máy, đứt dây một lúc dừng.
Nếu chúng ta đủ dũng lực chặt đứt những sợi dây đó thì dừng lại được, tự chủ được.

Nói sợi dây cũng chỉ là một cách???? (nói cũng như không nói = sợi dây cũng không có thật)
Bởi vì chúng chỉ là những VỌNG TƯỞNG điên đảo KHÔNG CÓ THẬT, chẳng qua mình để NÓ điều khiển nên trở thành THẬT mà thôi.
HT. Thích Thanh Từ
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28

“Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?​

Người TU ngày nay thường mắc phải lỗi CHẤP THỦ những vạn vật, vạn sự KHÔNG THẬT?
Người TU (sư???minh tuệ???)ngày nay thường mắc phải lỗi CHẤP THỦ những phương pháp tu THEO Ý của người tu mong muốn, hay THEO người khác tu cho dễ chắc ăn như bắp?

Người KHÔNG THẬT thì TU theo cái gì cũng KHÔNG THẬT thì:

“Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?​

 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
283
Điểm tương tác
147
Điểm
43
* Lộ Giải Thoát Sanh tử.- Sanh - Vô Sanh.

TS Quảng Nghiêm có bài kệ Sanh- Vô Sanh.

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xư hành.

Dịch :

Lìa tướng mới bàn câu tịch diệt,
Được vô sanh sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ dẫm Như Lai vết đã qua.
(hết trích)
Vâng ! Đời sống "Vô Sanh" là có người đến được...

Ngài Vân Môn một hôm ở trong chúng đưa cây gậy lên nói :

“Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích nó là không, Duyên Giác gọi nó là huyễn có, Bồ tát nói đương thể tức không, Thiền gia thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến”. Phàm phu mê lầm, thấy cây gậy có hình tướng sờ mó được cho cây gậy là thật có. Hàng Nhị thừa thấy cây gậy liền phân tích : Cây gậy hiện có đây mai kia sẽ cũ, rồi hư mục, hoại mất thành không. Duyên Giác quán sát cây gậy do nhân duyên sanh. Do tứ đại chung hợp mới có cây gậy, cây gậy do duyên hợp mới có, nên không thật, như huyễn như hóa. Bồ tát thấy cây gậy đương thể tức không, nghĩa là thấy cây gậy do duyên hợp mà có nhưng không có tự tánh cố định nên nói đương thể tức không. Đương thể tức không nghĩa là hiện tướng của nó thì tạm có nhưng thể nó là không. Đó là cái nhìn thấu đáo bằng trí tuệ của Bồ tát. Như vậy cái nhìn cây gậy của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát đều căn cứ vào giáo lý Phật dạy. Còn thiền sư thì thấy cây gậy là cây gậy, không thêm một miệm nào. (hết trích).- Cảnh giới Vô Sanh cũng vậy.- Do quán bằng : Thức tri, Thắng Tri, Tuệ Tri hay liễu Tri mà thấy khác nhau thôi.

Ở Thanh Tịnh Đạo Luận, ngài Giác Âm nói:

"Không có người làm nghiệp
cũng không người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
thấy khác thế là không đúng
......
Vì ở đây không có Phạm thiên,
sáng tạo chủ của vòng tái sanh,
chỉ có những hiện tượng tuôn chảy,
do nhân duyên và các duyên khác."

- Như vậy các cảnh giới, các sự sanh khởi luân hồi của chúng sanh.- Chỉ là các dòng tâm thức chuyển lưu.- Đây là Thắng Tri, Tuệ Tri.

Đó là Thâm Nghĩa của cảnh giới.- Sanh - mà vẫn Vô Sanh.- (Ở nhánh trên của biểu đồ 2 đường Sanh tử)
Screenshot 2025-01-16 160310.png
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28

“Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?​

Người nào chưa thấy BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp thì:
thiền sư gì gì đó THẤY gì gì đó cũng chẳng DÍNH LÍU đến người nào chưa thấy BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp.

Người TU ngày nay thường mắc phải lỗi CHẤP THỦ vào những LỜI DẠY của chư Phật, chư tổKHÔNG THẬT SỰ nhận ra BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp.

BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp của:
Người KHÔNG THẬT thì TU theo BẢN CHẤT Vô Thường DUYÊN hợp của vạn pháp thì cũng

“Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?​



Tâm SANH DIỆT và Tâm KHÔNG SANH DIỆT không phải MỘT cũng không phải HAI.
Con người chỉ là HIỆN TƯỢNG BIẾN HIỆN được điều khiển BỞI Tâm SANH DIỆT ở Tàng Thức.

HIỆN TƯỢNG BIẾN HIỆN không phải SANH TỬ thì SANH TỬ LỘ chỉ là trò chơi theo Tâm Thức (tâm sanh diệt) mà thôi.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
* Lộ Giải Thoát Sanh tử.- Sanh - Vô Sanh.

TS Quảng Nghiêm có bài kệ Sanh- Vô Sanh.

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xư hành.

Dịch :

Lìa tướng mới bàn câu tịch diệt,
Được vô sanh sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ dẫm Như Lai vết đã qua.
(hết trích)
Vâng ! Đời sống "Vô Sanh" là có người đến được...

Ngài Vân Môn một hôm ở trong chúng đưa cây gậy lên nói :

“Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích nó là không, Duyên Giác gọi nó là huyễn có, Bồ tát nói đương thể tức không, Thiền gia thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến”. Phàm phu mê lầm, thấy cây gậy có hình tướng sờ mó được cho cây gậy là thật có. Hàng Nhị thừa thấy cây gậy liền phân tích : Cây gậy hiện có đây mai kia sẽ cũ, rồi hư mục, hoại mất thành không. Duyên Giác quán sát cây gậy do nhân duyên sanh. Do tứ đại chung hợp mới có cây gậy, cây gậy do duyên hợp mới có, nên không thật, như huyễn như hóa. Bồ tát thấy cây gậy đương thể tức không, nghĩa là thấy cây gậy do duyên hợp mà có nhưng không có tự tánh cố định nên nói đương thể tức không. Đương thể tức không nghĩa là hiện tướng của nó thì tạm có nhưng thể nó là không. Đó là cái nhìn thấu đáo bằng trí tuệ của Bồ tát. Như vậy cái nhìn cây gậy của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát đều căn cứ vào giáo lý Phật dạy. Còn thiền sư thì thấy cây gậy là cây gậy, không thêm một miệm nào. (hết trích).- Cảnh giới Vô Sanh cũng vậy.- Do quán bằng : Thức tri, Thắng Tri, Tuệ Tri hay liễu Tri mà thấy khác nhau thôi.

Ở Thanh Tịnh Đạo Luận, ngài Giác Âm nói:

"Không có người làm nghiệp
cũng không người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
thấy khác thế là không đúng
......
Vì ở đây không có Phạm thiên,
sáng tạo chủ của vòng tái sanh,
chỉ có những hiện tượng tuôn chảy,
do nhân duyên và các duyên khác."

- Như vậy các cảnh giới, các sự sanh khởi luân hồi của chúng sanh.- Chỉ là các dòng tâm thức chuyển lưu.- Đây là Thắng Tri, Tuệ Tri.

Đó là Thâm Nghĩa của cảnh giới.- Sanh - mà vẫn Vô Sanh.- (Ở nhánh trên của biểu đồ 2 đường Sanh tử)
Screenshot 2025-01-16 160310.png


Thiền sư gì gì đó THẤY cây gậy là cây gậy, không thêm một miệm nào:
Nghĩa rất, rất, rất....đơn giản là:

"Trên đầu thiền sư gì gì đó chỉ có một chữ "NHƯ = NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ VẬY."

Trích dẫn ba cái lẻ tẻ làm chi của những người DƯ THỪA như là:
Cảnh giới Vô Sanh cũng vậy.- Do quán bằng : Thức tri, Thắng Tri, Tuệ Tri hay liễu Tri mà thấy khác nhau thôi?????
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 35%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
269
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Thiền sư gì gì đó THẤY cây gậy là cây gậy, không thêm một miệm nào:
Nghĩa rất, rất, rất....đơn giản là:

"Trên đầu thiền sư gì gì đó chỉ có một chữ "NHƯ = NHƯ THỊ, NHƯ THẾ, NHƯ VẬY."

Trích dẫn ba cái lẻ tẻ làm chi của những người DƯ THỪA như là:
Cảnh giới Vô Sanh cũng vậy.- Do quán bằng : Thức tri, Thắng Tri, Tuệ Tri hay liễu Tri mà thấy khác nhau thôi?????
Các thiền sư do vậy,

“Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.

“Như Lai không dựng lập một cái không được thấy.

“Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được thấy.

“Như Lai không dựng lập một người thấy.

“Khi nghe…

“Khi cảm thọ…

“Khi nhận biết cái sẽ được nhận biết, Như Lai không dựng lập một [vật như] cái được nhận biết. Như Lai không dựng lập một cái không được nhận biết. Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được nhận biết. Như Lai không dựng lập một người nhận biết.

“Các tỳ kheo, do vậy, Như Lai – y hệt không khác trong khi đối cảnh với tất cả các hiện tượng [mà các hiện tượng này] có thể được thấy, được nghe, được cảm thọ & được nhận biết – là “Như thế, Như thị, Như như.’

“Và ta nói với các ngươi rằng: Không có một cái “NHƯ ” nào khác cao hơn, cũng không có gì tối thắng hơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top