- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,948
- Điểm tương tác
- 782
- Điểm
- 113
Hề hề,
Suốt ngày tư duy ngớ ngẩn toàn trên chữ nghĩa "tự phịa" pha trộn với giáo lý đại thừa
Bây giờ VNBN hãy xác định "Tự Tánh Mình" thuộc về Tánh nào trong Tam Tánh (Kinh Giải Thâm Mật). Xác định rồi Trừng Hải sẽ chỉ rõ chỗ u mê bấy nay của VNBN
Trừng Hải
Hi hi hi, còn hỏi thì tức là chưa hiểu về Tự Tánh Mình. Chưa biết người khác nói gì mà đòi chỉ thì cũng hơi lố! Nhưng mà không sao, tâm lý con người thường lại như thế!
Biến kế chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh: đều thuộc phạm trù "PHÁP" hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là "sự vật, hiện tượng nói chung". Ba tánh này không có "tự thể cố định", không phải tự có sẵn, về rốt ráo lại chẳng do nhân duyên sanh!.
Tự Tánh Mình là thực thể tự có sẵn. Tự Tánh Mình Phật nói ở đâu? Nói ở Kinh Đại Bát Niết Bàn (phẩm Như Lai Tánh), nói ở Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Cái Chân Tâm vốn có, cái Như Lai tạng), nói ở Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Tâm Thể của mỗi chúng sanh).............
Ngoài ra, Thiền Tông giáo ngoại biệt truyền đều nói, như Lục Tổ nói:
"Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp"
Như vậy: Biên kế chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh đều không phải Tự Tánh Mình mà là TÁC DỤNG của Tự Tánh Mình.
Biến kế chấp tánh là trình độ nhận thức của phàm phu hay hữu tình chúng sanh nói chung. Do vô minh, lưu chuyển dần dần thành chủng tử mà Tự Tánh Mình thị hiện ra chúng sanh có vọng thức phân biệt chấp có chủ thể trong các pháp hữu vi (ngã chấp).
Y tha khởi tánh là trình độ nhận thức của bậc thánh xuất luân hồi. Do đoạn trừ ngã chấp mà Tự Tánh mình thị hiện ra thánh nhân linh hoạt khách quan nhìn nhận các pháp hữu vi như chúng đang là.
Viên thành thật tánh là trình độ của Chư Phật Thế Tôn. Do vô minh đã tận diệt mà Tự Tánh mình vốn là một nhất thể nên chẳng có nhân chủng để Tự tánh Mình biến chiếu mà chỉ còn một thể tánh tiên thiên tròn đầy tịch chiếu không ngăn ngại.
Sửa lần cuối: