VO-NHAT-BAT-NHI

Sự và Lý Tịnh Độ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin Cảm Ơn mod Kim Cang Thoi Luan về kinh nghiệm tu tập quý báu.

Xin trờ lại với bạn VNBN. Xin được hỏi Bạn 2 câu:

1/. Theo Bạn "Vãng Sanh" là gì ? Ra Sao ? Lúc nào ? Cái gì "Vãng" ? Cái gì "Sanh" ?

2/. Bạn đã được vãng sanh chưa ?


Rất mong được chia sẻ kinh nghiệm "Vãng Sanh" của Bạn.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Xin góp ý kinh nghiệm bản thân của mình:

Đức Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm rất nhiều thế giới, rất nhiều cõi nước và rất nhiều nghiệp lực. Nên đức Phật nói: Cõi nước bất khả tư nghị, nghiệp chúng sinh bất khả tư nghị, vô lượng thế giới bất khả tư nghị.

Nhiều thứ vượt xa mắt người phàm thấy, rất nhiều thứ ta không thể biết. Nên Đại thừa có nói Ngũ Nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật Nhãn.

Thực ra mà nói chúng ta hiện tại chấp quá nhiều thứ, kể cả chấp vào không, cũng là chấp một thứ có của không, nên chưa được tự tại.

Pháp môn này tuy rằng đơn giản, nhưng phải qua một bước tiêu trừ chướng ngại. Tiêu trừ chướng ngại bằng cách nào? Bằng cách tiêu bớt nghiệp chướng. Làm sao để tiêu nghiệp chướng: Nhất định phải qua bước trì Đà La Ni Chú như Đại Bi Chú, Lăng Nghiêm Chú. Tối thượng Mật chú hệ của ngài Long Thọ như: Bí Mật Hội Chú. Đại Uy Đức Kim Cang chú, Uế Tích Kim Cang Chú v.v...

Ngày xưa người ta đi vượt biên, bị bỏ mạng rất nhiều. Cũng vậy chúng ta muốn tới một nơi tôn quý hơn, từ cõi luân hồi vô thủy đến nay; chắc chắn chúng ta vô tình do vô minh hoặc cố ý gây oán kết với chúng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Họ biết chúng ta chuẩn bị vượt biên, thế nên hết thảy chủ nợ đều đến đòi để cản trở chúng ta, hoặc có người khuyên nên bỏ ý niệm đó đi. Còn hiện tại là đào tẩu cõi luân hồi, oan hồn ma quỷ đến đòi nợ phải làm sao đây? Phải nhờ Tam Bảo Lực, tức là lực nương tựa, kế đến phải dùng Đà La Ni cũng như kiếm báu hộ thân, như dân anh chị có thế lực lớn, không cho thế lực xấu xâm hại bản thân.

Bước đi trên một con đường, chẳng bao giờ luôn trải thảm đỏ cho mình đi. Đôi lúc cũng phải có gai góc, sỏi đá. Vì vậy muốn không bị đơn độc đi nản lòng giữa đường cần có chư Bồ Tát trợ lực, hoặc dân anh chị theo cách nói của người thế tục. Bởi vì sao mình nói như vậy, vì chúng ta đang ở cõi khổ của luân hồi nên ví dụ này là chính xác. Do đó, mình khuyên những bạn hữu duyên nên trì thêm Đà La Ni là vậy.

Luân hồi tuy là giả có, nhưng chưa tỉnh mộng đắc Diệt Tận Định của Thanh Văn đạo thì thật sự vẫn tiếp tục đau khổ, thấy các pháp vẫn là có thật.

Đắc Diệt Tận Định không đơn giản như định khổ sở của ngoại đạo, chỉ cần một hai dây thôi họ muốn bỏ mạng liền được, nếu khuyên họ chớ nhập diệt họ vẫn nghe minh bạch dù ở Tận Định, sau hai ba dây họ tỉnh lại hóa độ chúng sinh. Chứ không phải như loại định của ngoại đạo, sau khi vô đó rồi thì chẳng biết thứ gì bên ngoài. Đó là điểm định đặc biệt của hệ thống Phật giáo.

Sau khi đắc định này rồi, cũng cần phải chính đức Thế Tôn Vô Thượng Đạo Sư ấn chứng mới là chắc chắn. Nhưng hiện tại chúng ta cũng không được trực tiếp diện kiến đức Phật. Chẳng phải Phật không từ bi muốn độ chúng ta, mà là nghiệp lực che chướng từ vô thủy đã ngăn ngại, phước đức kém mỏng và thiện căn cũng vậy.

Dù có hiểu lý đến tận nguồn không, nhưng khi các pháp trình hiện vẫn thấy các pháp mảy may là thật có, thì vẫn phải tiếp tục lưu chuyển trong khổ nạn.


Pháp môn này không nhất thiết bạn phải chuyên niệm đức Phật A Mi Đà, nhưng mỗi việc làm đều phải HỒI HƯỚNG VỀ TỊNH ĐỘ.

Cầu về Tịnh Độ để làm gì? Để sớm thân cận chư Phật, Bồ Tát; những thầy hay trò giỏi nhất. Thế giới Cực Lạc là một trường học tốt nhất trong mười phương, lên đó rồi mỗi chúng ta đều có thể sớm được cấp bằng quả vị Phật.
Đạo hữu,
- Sám hối nghiệp chướng chứ chẳng phải "đào tẩu". Phải biết nghiệp do mình ngu si tạo ra, cho nên gặt quả trái ý nghịch lòng gọi là chướng. Dù cho oan gia trái chủ tới thì nên phát khởi tâm chí thành sám hối xin tha thứ chứ chẳng nên ỷ vào sức thần chú "bảo kê".
 
Sửa lần cuối:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trả lời Bạn VNBN.

+ Thứ nhất: Cách trả lời về Lý Chân Thường của Thầy là không khế hợp với Tịnh Độ Tông, nó vẫn là đường lối của Thiền Tông. Xiển dương Lý đó thì không cần cầu vãng sanh Cực Lạc, không cần biết tới Cực Lạc và A Di Đà Phật, cũng như bất kì Tịnh Độ nào khác trong mười phương. Thử hỏi một Mod như vậy thì làm sao gọi là Mod Tịnh Độ Tông xiển dương Cực Lạc thế giới?

Kính Bạn VNBN. Trích dẫn trên của Bạn rút ra 3 điều:

1). (Theo Bạn) Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông, nó vẫn là đường lối của Thiền Tông. ?

Trả lời Bạn:

* Giáo lý Đức Phật dạy tất cả các thời đều nhất quán không sai khác. Ví như nước biển chỉ có một vị là Mặn. Tất cả lời của Thế Tôn chỉ có một vị là Giải Thoát (Nghĩa là giải thoát tất cả mọi Tà kiến, chấp nhất).- Tịnh Độ Thiền quán đều là do Đức Phật dạy. Nhất Định không chống trái nhau (Đức Phật không dùng "bả thuốc mê tín" để hại chúng đệ tử.- Bạn nói "Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông".- LÀ SAI.

* Xem trong các Vị Đại Sư Tịnh Độ Tông từ cổ chí kim:

+
Trong 48 cách trì danh của Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am) có 5 cách thuộc Lý Tịnh Độ (Thiền). đó là:
35. Tức thiền tức Phật
36. Tức giới tức Phật
37. Tức giáo tức Phật
38. Không trì mà trì
39. Trì mà không trì

+ Hòa Thượng Tuyên Hóa (Vạn Phật thánh thành) nói: "Như vậy thật tướng niệm Phật tức là tham thiền. "

+ Các Vị Tịnh Độ sư tu hành các ngôi chùa từ Nam chí Bắc ở VN.. Lúc Đầu mỗi năm hoặc khi làm các Pháp Sự cầu an, cầu siêu đều làm lễ KHAI CHUNG BẢN. Với bài kệ:

Thiết dĩ: Kim chung vận hướng ư không kiếp chi tiền. Mộc bản thính truyền ư oai âm na bạn. Ngô kim yết thị đường tiền, dụng biểu định huệ viên dung quỹ tắc. Đương Kim … Tương vi y bát hoằng pháp lợi sanh

Nhơn Thiên hiệu lịnh, Phật Tổ hồng quy, thời tiết ký chí quyền thuộc A thùy. Viên đàn “Keng” Đàn “Keng - Keng”. Phương Trát “Cốc” Trát “Cốc - Cốc”.

Bất thị kim linh diệc phi mộc đạt, quyền thiệt song hành phương viên hộ tác. Nhị lục thời trung dỉ vi thường tắc,
Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc. Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.

Nhứt cá viên hề “Keng” nhứt cá phương “Cốc”. Đại thiên sa giới triệt tư lương. Kim chung mộc bản tùng tư chấn. Vạn cổ sum nhiên tuyển Phật trường. Nhứt chùy đả phá Thái Hư không “keng”. Vạn lý cô vân tùy tán lạc “keng”. Tùng ngộ đồng đầu thiết ngạnh nhơn “keng”. Nhậm bỉ ư tư hoán bì xác “keng”. Đại chúng văn thính lệnh nhi hành. Vật sử tương tâm nhi chấu bạt.

-
Câu: Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc.

Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.


Nghĩa là:

Pháp tại người Hành. Đạo do Tâm tác động. Chẳng nhơ, chẳng sạch ấy là Tây Phương. Không buồn không khổ thật đúng là Cực Lạc

Duy Tâm là Tịnh Độ khẳng định như vậy và tu hành quyết định như vậy.

Bản Tánh Di Đà do tự mình giác Ngộ
(không ở bên ngoài)

Thưa Bạn Lý Tịnh Độ, Thiền và Tịnh không rời là vậy.

+ Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Vị Tông Sư Tịnh Độ Tông, người đã viết Tác phẩm NIỆM PHẬT THẬP YẾU mà bất cứ người tu Tịnh Độ nào cũng cần nên xem. Ngài khẳng định:

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

Đấy..- Ngài đâu có tách Thiền- Tịnh xa nhau như Bạn !!!

Thưa Bạn PHẬT-PHÁP-TĂNG đều thống nhất với nhau: Phật là Giác, là Tâm. Thiền và Tịnh chung một Gốc đều do đức Phật dạy. Nay Bạn cố tình "gáng - tách" cho Tịnh xung đột với Thiền là ý gì ?


(còn 2 câu nữa)
 
Sửa lần cuối:

Vô Năng

Registered
Phật tử
Reputation: 22%
Tham gia
7/2/17
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Vô Năng xin được phép trình bày một số ý kiến. Mong mọi người hoan hỷ.

Thứ nhất, phương pháp niệm Phật vãng sanh, như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đề cập, Phật thuyết cho bà Vi Đề Hi. Người đang phải chịu khổ nảo bức bách: Đứa con do chính mình sinh ra, chính mình nuôi lớn - A Xà Thế, lại muốn giết mẹ, giam cầm cha nó. Sự khổ nảo đó, như sợ hãi bị giết, buồn bã vì con, lo lắng cho chồng. Thử hỏi, một người phụ nữ phàm tục, chân yếu, tay mềm này có thể bám víu vào đâu? Còn có tâm trạng nào mà nhớ đến Tịnh Độ trong tâm, chân thường, Phật tánh....?
Pháp niệm Phật (A Di Đà Phật), vốn thuyết cho những hạn chúng sanh khổ đau bức bách như bà Vi Đề Hi. Như những hạn người đói rét, ốm đau, phải lê lết thân thể tàn tật, bán vé số, xin chút tiền lẻ. Như hạn bẩm sinh chậm trí, thiểu năng, mãi chẳng thể lớn. Như hạn bị tai nạn tàn tật, bán thân bất toại, hay bệnh nằm liệt giường, cận kề sinh tử. Như hạn lúc trẻ mãi chơi, đến lớn chỉ biết tiền tài, vợ con, đến lúc già yếu lú lẫn, hay nằm thoi thóp trên giường, mới nhớ đến Phật, mới biết lo tu. Với những kẻ này, tâm trí quẩn bách bởi khổ đau, bệnh tật dày vò. Thử hỏi nói giáo lý như Tứ Đế, Chân Không, Vô Ngã,.... họ sẽ hiểu sao? Sẽ thực hành được sao?
Chẳng lẽ, Phật đối với những hạn chúng sanh này không thể giúp, chỉ đành bó tay để họ lặn hụp trong sanh tử, mặc cho vô thường lôi họ đi sao?
Một phương pháp đơn giản.
Kinh Lăng Nghiêm, Phật thuyết phần nhiều vì A-Nan. Nhưng thuyết hết cả bài kinh, A-Nan cũng không thành tựu được Thánh Quả. Cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. (Mãi đến sau khi Phật nhập niết bàn A-Nan mới thành tựu Thánh Quả)

Những triết lý nhiệm màu như:
Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Đây điều là do những vị cao tăng, tông sư, thiền sư, trãi qua nhiều năm ròng rã tu học mới chứng được. Nhưng phàm phu không phải hạn tránh đời, ly tục. Họ phải chịu nhiều khổ não trong cuộc sống, không phải ai cũng có căn lành và phước báu giống nhau để một ngày 3 thời công phu, phương pháp, lớp lang rõ ràng.

Thứ 2. Pháp môn niệm Phật dựa trên nguyện lực của Phật A Di Đà. Nên có chổ khác với Tự tánh thành Phật.
+ Ví như tu thiền, nếu đến mãn kiếp, lâm chung, vẫn chưa được "Tự tánh thành Phật" liền nhập vào sáu nẻo luân hồi.
+ Ví như niệm phật, trì giới, tới lúc mãn kiếp, lâm chung, dù cho đã thành tựu Thánh Quả hay chưa thành tựu đều sẽ được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Đến đây, nơi Tây Phương Cực Lạc, hành giả sẽ tu hành cho đến quả vị Phật mà không phải lo lắng giữa đường dầu hết đèn tắt hay luân hồi sáu nẻo.

Mô Phật. Chia sẽ một số ý kiến. Mong chư vị hoan hỷ.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đạo hữu,
- Sám hối nghiệp chướng chứ chẳng phải "đào tẩu". Phải biết nghiệp do mình ngu si tạo ra, cho nên gặt quả trái ý nghịch lòng gọi là chướng. Dù cho oan gia trái chủ tới thì nên phát khởi tâm chí thành sám hối xin tha thứ chứ chẳng nên ỷ vào sức thần chú "bảo kê".

*Có thể bạn đang hiểu lầm ý tôi, chữ Đào Tẩu mà tôi nói nghĩa là: Việc tu hành cần lặng lẽ không khoa trương, cho đến tự mình vãng sinh về Tịnh Độ của chư Phật. Tôi lúc nào nói chuyện mẹ tôi thay vì nói tôi và mẹ sẽ vãng sinh, tôi dùng từ đào tẩu. Để thứ nhất khỏi có chướng ngại. Thứ hai bạn muốn thoát ra cái ngục này không đơn giản đâu bạn ạ, Ma tử, Ma chủ sẽ tới quấy nhiễu, chướng ngại. Chữ đào tẩu nghĩa làm ám hiệu ạ! Khi nào bạn tới công phu này rồi, bạn sẽ hiểu hết ý tôi muốn nói.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Trả lời Bạn VNBN.



Kính Bạn VNBN. Trích dẫn trên của Bạn rút ra 3 điều:

1). (Theo Bạn) Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông, nó vẫn là đường lối của Thiền Tông. ?

Trả lời Bạn:

* Giáo lý Đức Phật dạy tất cả các thời đều nhất quán không sai khác. Ví như nước biển chỉ có một vị là Mặn. Tất cả lời của Thế Tôn chỉ có một vị là Giải Thoát (Nghĩa là giải thoát tất cả mọi Tà kiến, chấp nhất).- Tịnh Độ Thiền quán đều là do Đức Phật dạy. Nhất Định không chống trái nhau (Đức Phật không dùng "bả thuốc mê tín" để hại chúng đệ tử.- Bạn nói "Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông".- LÀ SAI.

* Xem trong các Vị Đại Sư Tịnh Độ Tông từ cổ chí kim:

+
Trong 48 cách trì danh của Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am) có 5 cách thuộc Lý Tịnh Độ (Thiền). đó là:
35. Tức thiền tức Phật
36. Tức giới tức Phật
37. Tức giáo tức Phật
38. Không trì mà trì
39. Trì mà không trì

+ Hòa Thượng Tuyên Hóa (Vạn Phật thánh thành) nói: "Như vậy thật tướng niệm Phật tức là tham thiền. "

+ Các Vị Tịnh Độ sư tu hành các ngôi chùa từ Nam chí Bắc ở VN.. Lúc Đầu mỗi năm hoặc khi làm các Pháp Sự cầu an, cầu siêu đều làm lễ KHAI CHUNG BẢN. Với bài kệ:

Thiết dĩ: Kim chung vận hướng ư không kiếp chi tiền. Mộc bản thính truyền ư oai âm na bạn. Ngô kim yết thị đường tiền, dụng biểu định huệ viên dung quỹ tắc. Đương Kim … Tương vi y bát hoằng pháp lợi sanh

Nhơn Thiên hiệu lịnh, Phật Tổ hồng quy, thời tiết ký chí quyền thuộc A thùy. Viên đàn “Keng” Đàn “Keng - Keng”. Phương Trát “Cốc” Trát “Cốc - Cốc”.

Bất thị kim linh diệc phi mộc đạt, quyền thiệt song hành phương viên hộ tác. Nhị lục thời trung dỉ vi thường tắc,
Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc. Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.

Nhứt cá viên hề “Keng” nhứt cá phương “Cốc”. Đại thiên sa giới triệt tư lương. Kim chung mộc bản tùng tư chấn. Vạn cổ sum nhiên tuyển Phật trường. Nhứt chùy đả phá Thái Hư không “keng”. Vạn lý cô vân tùy tán lạc “keng”. Tùng ngộ đồng đầu thiết ngạnh nhơn “keng”. Nhậm bỉ ư tư hoán bì xác “keng”. Đại chúng văn thính lệnh nhi hành. Vật sử tương tâm nhi chấu bạt.

-
Câu: Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc.

Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.


Nghĩa là:

Pháp tại người Hành. Đạo do Tâm tác động. Chẳng nhơ, chẳng sạch ấy là Tây Phương. Không buồn không khổ thật đúng là Cực Lạc

Duy Tâm là Tịnh Độ khẳng định như vậy và tu hành quyết định như vậy.

Bản Tánh Di Đà do tự mình giác Ngộ
(không ở bên ngoài)

Thưa Bạn Lý Tịnh Độ, Thiền và Tịnh không rời là vậy.

+ Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Vị Tông Sư Tịnh Độ Tông, người đã viết Tác phẩm NIỆM PHẬT THẬP YẾU mà bất cứ người tu Tịnh Độ nào cũng cần nên xem. Ngài khẳng định:

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

Đấy..- Ngài đâu có tách Thiền- Tịnh xa nhau như Bạn !!!

Thưa Bạn PHẬT-PHÁP-TĂNG đều thống nhất với nhau: Phật là Giác, là Tâm. Thiền và Tịnh chung một Gốc đều do đức Phật dạy. Nay Bạn cố tình "gáng - tách" cho Tịnh xung đột với Thiền là ý gì ?


(còn 2 câu nữa)
Giai thoat trong long ban tay 32.webp


THỨ TỰ CỦA TẤT CẢ ĐẠO LỘ CỦA CHƯ PHẬT ĐỀU ÁP DỤNG CHO MỘT NGƯỜI TU GIẢI THOÁT.

Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay của đức pháp chủ Gelugpa ngài Pabongka Rinpoche:

Bạn có thể nghĩ Tiểu thừa, Đại thừa, Kinh giáo, Mật giáo v.v..., mỗi thứ cốt dành cho những hạng đệ tử đặc biệt, không phải tất cả giáo lý ấy đều dành cho một người thực hành để đạt giác ngộ. Nhưng cũng không phải vậy.

Một người đang nói cho một người nghe về những pháp tu để giác ngộ. Khi người nghe đang ở trình độ Nhỏ hay Trung bình, thì đầu tiên Phật giảng giáo lý Tiểu thừa. Vị ấy phải quán vô thường, khổ. Sau khi đã tiến bộ, vị ấy bây giờ ở vào trình độ Phạm vi Lớn, nên giáo lý Đại thừa được giảng cho vị ấy.

Bây giờ vị ấy thụ giáo về tâm bồ-đề, về sáu hạnh Ba-la-mật, v.v... Và khi vị ấy đã trở thành một Pháp khí thích hợp với Mật điển, đức Phật giải thích về Kim Cang thừa: Hai giai đoạn của Du-già tối thượng và những thực hành mật có đôi. Tuy nhiên tất cả những pháp ấy đều thích hợp cho một người như bạn tu để đạt giải thoát.

Bởi thế bất cứ một kinh điển nào của Đấng Chiến Thắng cũng thuộc về, hoặc là một DÒNG CHÍNH của đạo lộ hoặc là một trong những CON ĐƯỜNG RẼ của đạo lộ; không một kinh nào là thừa đối với một người tu để đạt tuệ giác.

________________________________________________________________________



*Trích từ lời Tổ Pabongka Rinpoche, Thầy Vienquang6 là đang dần có cái nhìn tổng quát về giáo lý đức Phật điều này là chính xác. Tất cả giáo lý đức Phật đều chẳng dư thừa chẳng qua bạn đang ở trong tình trạng căn cơ nào, thì hiểu theo loại sách giáo khoa đó.

Còn ví dụ như Thầy Vienquang6 đang lớp căn bản, dùng cho cấp 1, cấp 2, cần giáo trình này hay không? Cần. Vì sao? Ai cũng cần phải bước qua giai đoạn này mà thôi.

Bước qua giai đoạn trên thì những sách vở cấp dưới cần buông xuống. Tuy thế vẫn không thể chê trách sách vở cấp dưới là không tốt, nó chỉ là quá trình học tập mỗi thời gian cần giai đoạn sách vở khác nhau.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Vô Năng xin được phép trình bày một số ý kiến. Mong mọi người hoan hỷ.

Thứ nhất, phương pháp niệm Phật vãng sanh, như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đề cập, Phật thuyết cho bà Vi Đề Hi. Người đang phải chịu khổ nảo bức bách: Đứa con do chính mình sinh ra, chính mình nuôi lớn - A Xà Thế, lại muốn giết mẹ, giam cầm cha nó. Sự khổ nảo đó, như sợ hãi bị giết, buồn bã vì con, lo lắng cho chồng. Thử hỏi, một người phụ nữ phàm tục, chân yếu, tay mềm này có thể bám víu vào đâu? Còn có tâm trạng nào mà nhớ đến Tịnh Độ trong tâm, chân thường, Phật tánh....?
Pháp niệm Phật (A Di Đà Phật), vốn thuyết cho những hạn chúng sanh khổ đau bức bách như bà Vi Đề Hi. Như những hạn người đói rét, ốm đau, phải lê lết thân thể tàn tật, bán vé số, xin chút tiền lẻ. Như hạn bẩm sinh chậm trí, thiểu năng, mãi chẳng thể lớn. Như hạn bị tai nạn tàn tật, bán thân bất toại, hay bệnh nằm liệt giường, cận kề sinh tử. Như hạn lúc trẻ mãi chơi, đến lớn chỉ biết tiền tài, vợ con, đến lúc già yếu lú lẫn, hay nằm thoi thóp trên giường, mới nhớ đến Phật, mới biết lo tu. Với những kẻ này, tâm trí quẩn bách bởi khổ đau, bệnh tật dày vò. Thử hỏi nói giáo lý như Tứ Đế, Chân Không, Vô Ngã,.... họ sẽ hiểu sao? Sẽ thực hành được sao?
Chẳng lẽ, Phật đối với những hạn chúng sanh này không thể giúp, chỉ đành bó tay để họ lặn hụp trong sanh tử, mặc cho vô thường lôi họ đi sao?
Một phương pháp đơn giản.
Kinh Lăng Nghiêm, Phật thuyết phần nhiều vì A-Nan. Nhưng thuyết hết cả bài kinh, A-Nan cũng không thành tựu được Thánh Quả. Cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. (Mãi đến sau khi Phật nhập niết bàn A-Nan mới thành tựu Thánh Quả)

Những triết lý nhiệm màu như:
Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Đây điều là do những vị cao tăng, tông sư, thiền sư, trãi qua nhiều năm ròng rã tu học mới chứng được. Nhưng phàm phu không phải hạn tránh đời, ly tục. Họ phải chịu nhiều khổ não trong cuộc sống, không phải ai cũng có căn lành và phước báu giống nhau để một ngày 3 thời công phu, phương pháp, lớp lang rõ ràng.

Thứ 2. Pháp môn niệm Phật dựa trên nguyện lực của Phật A Di Đà. Nên có chổ khác với Tự tánh thành Phật.
+ Ví như tu thiền, nếu đến mãn kiếp, lâm chung, vẫn chưa được "Tự tánh thành Phật" liền nhập vào sáu nẻo luân hồi.
+ Ví như niệm phật, trì giới, tới lúc mãn kiếp, lâm chung, dù cho đã thành tựu Thánh Quả hay chưa thành tựu đều sẽ được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Đến đây, nơi Tây Phương Cực Lạc, hành giả sẽ tu hành cho đến quả vị Phật mà không phải lo lắng giữa đường dầu hết đèn tắt hay luân hồi sáu nẻo.

Mô Phật. Chia sẽ một số ý kiến. Mong chư vị hoan hỷ.

*Bạn đang ở trên góc độ chuyên môn của một giáo lý của tông phái mà bình luận, và có tâm bi mẫn với chúng sinh rất tốt.
-Không sao bạn ạ, miễn duy tâm cũng tốt, duy cái gì đó cũng chẳng sao! Miễn họ niệm Phật, và tín nguyện thiết tha là được rồi!
-Đức Phật A Mi Đà chia ra 3 bậc-chín phẩm; 4 cõi Tịnh Độ ai nấy cũng được về thôi.
-Nhưng pháp môn này bao gồm hết thảy từ phàm đến thánh.
-Độ chính làm phàm nhân kiêm các thánh giả.

*Bạn nên đọc lại lời bình luận phía trên của tôi, nói về tùy theo cấp độ mà vãng sinh theo Chú giải kinh Vô Lượng Thọ đã đăng những nhận xét đầu tiên; đó là ngài Ngẫu Ích chư tổ hợp lại không phải ý kiến cá nhân.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Kết luận: Đức Phật A Mi Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc quốc, không bắt bạn phải hành trì nhất định là cái gì; pháp nào. Sở dĩ chúng ta cảm thấy xung đột giữa các giáo phái khác là dựa trên thực hành khác nhau.

Đúc kết: Được vãng sinh hay không là do tín sâu được bao nhiêu, nguyện tha thiết thoát cõi luân hồi ác trược được mấy phần; thế thôi đơn giản. (bất luận anh hành trì pháp nào, đức Phật A Mi Đà không hẹp hòi như chúng ta tưởng...)

Ngài Ngẫu Ích nói: Dù cho niệm Phật như tường đồng vách sắt, nhưng không có Tín-Nguyện thì vạn ức người chưa được vãng sinh.

Từ đó có thể thấy tiêu chuẩn vãng sinh của Tịnh Độ quá đơn giản, bao hàm hết thảy lối tu tập.


Không nên vì mỗi thực hành khác nhau mà tự mâu thuẫn, vì sao? Vì mỗi căn tánh, nó thích hợp người này nhưng không hợp với người kia. Vì thế mỗi thực hành có khác. Nhưng cuối cùng mỗi người ai nấy đều được vãng sinh mỗi kiểu.

Giống như Tổ Long Thọ là một tỳ kheo & tổ Mật Tông vãng sinh Tịnh Độ tuy rằng pháp hành của ngài là Tập Hội Bí Mật. Nhưng phút cuối cùng Ngài tha thiết phát nguyện vãng sinh, đắc sinh.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
*Có thể bạn đang hiểu lầm ý tôi, chữ Đào Tẩu mà tôi nói nghĩa là: Việc tu hành cần lặng lẽ không khoa trương, cho đến tự mình vãng sinh về Tịnh Độ của chư Phật. Tôi lúc nào nói chuyện mẹ tôi thay vì nói tôi và mẹ sẽ vãng sinh, tôi dùng từ đào tẩu. Để thứ nhất khỏi có chướng ngại. Thứ hai bạn muốn thoát ra cái ngục này không đơn giản đâu bạn ạ, Ma tử, Ma chủ sẽ tới quấy nhiễu, chướng ngại. Chữ đào tẩu nghĩa làm ám hiệu ạ! Khi nào bạn tới công phu này rồi, bạn sẽ hiểu hết ý tôi muốn nói.
Đạo hữu,

Vậy khi "Ma tử, ma chủ tới quấy nhiễu" thì đạo hữu thường làm gì ?
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đạo hữu,

Vậy khi "Ma tử, ma chủ tới quấy nhiễu" thì đạo hữu thường làm gì ?

*Có người cho rằng không có Ma, Ma thật sự có ma bên ngoài. Như trong kinh nói Ma Ba Tuần cư ngụ ở Tha Hóa Tự Tại Thiên.

-Như pháp hành chư tổ dạy; mỗi ngày đều cầu Tam Bảo lực. Mỗi ngày đối với tôi đều có có phần Quy Y tam bảo. Con xin quy y Phật Đà........ Kể từ ngày nay cho đến khi viên mãn Vô Thượng Bồ Đề con xin quy y Đức Phật A Mi Đà, quy y đức Địa Tạng Bồ Tát và một số Bồ Tát thần xong..... Tôi cúi đầu cụng đầu vào bàn thờ cúng nhà tôi trước chư Phật.

-Xong rồi, tôi xưng: Con nay nương oai thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật............. Xin ngài từ bi tiếp dẫn con vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc quốc.

-Rồi trì chú thôi, khi vào bộ pháp có thần chú kết giới......


-Còn chướng ngại có tới cứ thế cầu Tam Bảo Lực mà thôi, mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Vì đây là cõi luân hồi nên nó vốn là đau khổ như vậy, là điều không thể tránh khỏi, dù bạn là ai đến đây ít nhiều cũng phải lãnh thọ đau khổ mà thôi.

*Tóm lại: Mỗi ngày tôi đều Quy Y Tam Bảo Lực, còn chuyện khó khăn cứ để Tam Bảo cứu giúp.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
*Có người cho rằng không có Ma, Ma thật sự có ma bên ngoài. Như trong kinh nói Ma Ba Tuần cư ngụ ở Tha Hóa Tự Tại Thiên.

-Như pháp hành chư tổ dạy; mỗi ngày đều cầu Tam Bảo lực. Mỗi ngày đối với tôi đều có có phần Quy Y tam bảo. Con xin quy y Phật Đà........ Kể từ ngày nay cho đến khi viên mãn Vô Thượng Bồ Đề con xin quy y Đức Phật A Mi Đà, quy y đức Địa Tạng Bồ Tát và một số Bồ Tát thần xong..... Tôi cúi đầu cụng đầu vào bàn thờ cúng nhà tôi trước chư Phật.

-Xong rồi, tôi xưng: Con nay nương oai thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật............. Xin ngài từ bi tiếp dẫn con vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc quốc.

-Rồi trì chú thôi, khi vào bộ pháp có thần chú kết giới......


-Còn chướng ngại có tới cứ thế cầu Tam Bảo Lực mà thôi, mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn. Vì đây là cõi luân hồi nên nó vốn là đau khổ như vậy, là điều không thể tránh khỏi, dù bạn là ai đến đây ít nhiều cũng phải lãnh thọ đau khổ mà thôi.

*Tóm lại: Mỗi ngày tôi đều Quy Y Tam Bảo Lực, còn chuyện khó khăn cứ để Tam Bảo cứu giúp.
Như vậy thì rất tốt,

Điểm trọng yếu của pháp tu Niệm danh hiệu Phật hướng nguyện sinh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng chính là đặt trọn niềm tin nơi Phật nguyện mà siêng năng niệm danh hiệu của Ngài.

Vì niệm danh hiệu Phật là hạnh tương ưng với bổn nguyện Phật cho nên được Phật lực nhiếp thọ, tự khắc vượt thắng được chướng nạn.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Như vậy thì rất tốt,

Điểm trọng yếu của pháp tu Niệm danh hiệu Phật hướng nguyện sinh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng chính là đặt trọn niềm tin nơi Phật nguyện mà siêng năng niệm danh hiệu của Ngài.

Vì niệm danh hiệu Phật là hạnh tương ưng với bổn nguyện Phật cho nên được Phật lực nhiếp thọ, tự khắc vượt thắng được chướng nạn.

*Đa phần ai cũng mắc bệnh này, chấp pháp.

Tôi đã nói không nhất thiết phải là Niệm Phật. Bất luận tu gì cũng được hết, nếu chỉ có chuyên niệm Phật mấy người được độ thoát. Như phẩm Ba Bậc trong kinh Vô Lượng Thọ nói trong Trung Bối (trung phẩm) tức là : Trụ Hạnh Đại Thừa. Trong nguyện số 1 nói: Thập phương chúng sinh đều được độ thoát, nguyện thứ 18 nói: Kể cả, một đời không tu nếu phút cuối niệm Phật vẫn vãng sinh, điều này đồng với Hạ Phẩm trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh đều không mâu thuẫn.


-Còn chuyện hành trì như thế nào, và ra sao; đòi hỏi tự trí tuệ của bạn qua thời gian tự sẽ rút ra kinh nghiệm tu học thỏa đáng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
*Chia sẻ kinh nghiệm học pháp: Làm sao để trải qua đời sống hằng ngày đắc đại tự tại, thân tâm vui vẻ, phiền não giảm trí tuệ tăng.
-Bây giờ chúng ta nói, phiền não từ đâu ra? Phiền não lại từ si mê chấp thật, "phi như lý tác ý" (hiểu biết sai lầm).
-Làm sao có thể đoạn trừ bớt si mê chấp thật?

-Cái nhân duy nhất mà chúng ta tìm được,chính là nhân: Duyên khởi-tánh không. Ngoài nhân này ra không thấy nhân giác được an lạc; cho dù bạn trì giới, cho dù bạn đắc thiền định-thì sau khi ra định rồi phiền não liền quấy nhiễu bạn.

-Trong các bộ luận thì: Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng, Căn Bản Trung Quán Luận của ngài Long Thọ-ngài Thánh Thiên chú giải, Bảo Hành Vương Chánh Luận, (đã được dịch) v.v....

-Khi bạn thấy chẳng có pháp nào mà không do duyên khởi, thì bạn thấy không thật, tuy chưa đắc định lực nhưng sẽ cảm nghiệm chút tự tại.

-Chấp thật có, chỉ càng gây thêm đau khổ cho tâm thức; nhưng đừng rời vào "ngoan không" (không có gì) là được.

-Hy vọng, mỗi đồng tu ở đây, tu pháp nào không cần biết, đạo lý duyên khởi bạn nhất định phải học; từ lúc nào cũng suy tư; nếu nó có thật thì nó cần gì phải duyên sinh, nếu có thật thì truy tìm đến tận cùng thấy nó thật như thế nào! nếu có thật cần gì phải vô thường-đối đãi- giả hợp, nếu nó có thật cần gì phải phụ thuộc cái khác mới có. v.v....


Tuy nó là giả có, nhưng mỗi duyên có năng lực khác nhau. Rồi từ từ phân tích không thấy ngã tồn tại, không thấy tâm thức tồn tại thật ở nơi đâu, rồi đến thấy các pháp chỉ là trình hiện v.v... Từ đó chúng ta gần lại tri kiến của Phật Bồ Tát hơn, hy vọng mọi người tự nỗ lực.


Ngài Nguyệt Xứng nói trong Nhập Trung Luận: Tất cả thành tựu không lường đều do tinh tấn mà ra, là nhân chánh yếu để thành tựu phước tuệ.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
*Đa phần ai cũng mắc bệnh này, chấp pháp.

Tôi đã nói không nhất thiết phải là Niệm Phật. Bất luận tu gì cũng được hết, nếu chỉ có chuyên niệm Phật mấy người được độ thoát. Như phẩm Ba Bậc trong kinh Vô Lượng Thọ nói trong Trung Bối (trung phẩm) tức là : Trụ Hạnh Đại Thừa. Trong nguyện số 1 nói: Thập phương chúng sinh đều được độ thoát, nguyện thứ 18 nói: Kể cả, một đời không tu nếu phút cuối niệm Phật vẫn vãng sinh, điều này đồng với Hạ Phẩm trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh đều không mâu thuẫn.

-Còn chuyện hành trì như thế nào, và ra sao; đòi hỏi tự trí tuệ của bạn qua thời gian tự sẽ rút ra kinh nghiệm tu học thỏa đáng.

Đạo hữu,

Các hạnh khác không phải là hạnh của bổn nguyện, tuy hồi hướng vãng sanh xong tâm phát hạnh đôi khi chẳng phải vì hướng nguyện vãng sanh, mà vì nhiều lý do khác. Điều này người tu tự quán xét sẽ biết.

Ở đây cũng xin nói rõ, ý nghĩa của sự hồi hướng chẳng phải chỉ là câu nguyện kết thúc của một thời khóa hành trì mà nó là chánh nhân phát khởi công hạnh. Nghĩa là, do khởi tâm đó nên hành hạnh đó chứ không phải do khởi hạnh đó nên nguyện tâm đó.

Mặt khác, niệm Phật tương ưng với nguyện Hào quang nhiếp thọ, nên thân tâm người tu niệm khởi sinh an lạc nhờ sự gia trì theo bổn nguyện của Phật A Di Đà.

Đây chẳng phải là pháp chấp, nếu là pháp chấp tất bác bỏ hết thảy hạnh tu khác. Ở chỗ này gọi là khuyến tu pháp niệm Phật do vì tương ưng với hạnh nguyện của Phật, được sự nhiếp thọ của bổn nguyện lực Phật. Vì lợi ích nhất, nên khuyến tu.

Đạo hữu trong lòng ắt có "chấp trước" không nhẹ nên đọc lời trên mà phát sinh ý niệm như thế.

Cũng cần thường tự quán xét vậy.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đạo hữu,

Các hạnh khác không phải là hạnh của bổn nguyện, tuy hồi hướng vãng sanh xong tâm phát hạnh đôi khi chẳng phải vì hướng nguyện vãng sanh, mà vì nhiều lý do khác. Điều này người tu tự quán xét sẽ biết.

Ở đây cũng xin nói rõ, ý nghĩa của sự hồi hướng chẳng phải chỉ là câu nguyện kết thúc của một thời khóa hành trì mà nó là chánh nhân phát khởi công hạnh. Nghĩa là, do khởi tâm đó nên hành hạnh đó chứ không phải do khởi hạnh đó nên nguyện tâm đó.

Mặt khác, niệm Phật tương ưng với nguyện Hào quang nhiếp thọ, nên thân tâm người tu niệm khởi sinh an lạc nhờ sự gia trì theo bổn nguyện của Phật A Di Đà.

Đây chẳng phải là pháp chấp, nếu là pháp chấp tất bác bỏ hết thảy hạnh tu khác. Ở chỗ này gọi là khuyến tu pháp niệm Phật do vì tương ưng với hạnh nguyện của Phật, được sự nhiếp thọ của bổn nguyện lực Phật. Vì lợi ích nhất, nên khuyến tu.

Đạo hữu trong lòng ắt có "chấp trước" không nhẹ nên đọc lời trên mà phát sinh ý niệm như thế.

Cũng cần thường tự quán xét vậy.
*Tôi chỉ nói chuyện được vãng sinh hay không là có những điều kiện gì, gồm những ai, và cuối cùng hạng căn cơ nào mà thôi!

Nếu bạn là người có hệ thống xâu chuỗi lại bình luận trên này là hiểu ý tôi. Còn việc tôi không bàn chuyên sâu về cách hành trì, vì chuyện tu như thế nào là chuyện của mỗi người; tôi cũng tôn trọng ý bạn, miễn sao bạn thấy hợp lý với bạn vậy là tốt rồi! Thế nhé.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Trả lời Bạn VNBN.



Kính Bạn VNBN. Trích dẫn trên của Bạn rút ra 3 điều:

1). (Theo Bạn) Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông, nó vẫn là đường lối của Thiền Tông. ?

Trả lời Bạn:

* Giáo lý Đức Phật dạy tất cả các thời đều nhất quán không sai khác. Ví như nước biển chỉ có một vị là Mặn. Tất cả lời của Thế Tôn chỉ có một vị là Giải Thoát (Nghĩa là giải thoát tất cả mọi Tà kiến, chấp nhất).- Tịnh Độ Thiền quán đều là do Đức Phật dạy. Nhất Định không chống trái nhau (Đức Phật không dùng "bả thuốc mê tín" để hại chúng đệ tử.- Bạn nói "Lý Chân Thường không khế hợp với Tịnh Độ Tông".- LÀ SAI.

* Xem trong các Vị Đại Sư Tịnh Độ Tông từ cổ chí kim:

+
Trong 48 cách trì danh của Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am) có 5 cách thuộc Lý Tịnh Độ (Thiền). đó là:
35. Tức thiền tức Phật
36. Tức giới tức Phật
37. Tức giáo tức Phật
38. Không trì mà trì
39. Trì mà không trì

+ Hòa Thượng Tuyên Hóa (Vạn Phật thánh thành) nói: "Như vậy thật tướng niệm Phật tức là tham thiền. "

+ Các Vị Tịnh Độ sư tu hành các ngôi chùa từ Nam chí Bắc ở VN.. Lúc Đầu mỗi năm hoặc khi làm các Pháp Sự cầu an, cầu siêu đều làm lễ KHAI CHUNG BẢN. Với bài kệ:

Thiết dĩ: Kim chung vận hướng ư không kiếp chi tiền. Mộc bản thính truyền ư oai âm na bạn. Ngô kim yết thị đường tiền, dụng biểu định huệ viên dung quỹ tắc. Đương Kim … Tương vi y bát hoằng pháp lợi sanh

Nhơn Thiên hiệu lịnh, Phật Tổ hồng quy, thời tiết ký chí quyền thuộc A thùy. Viên đàn “Keng” Đàn “Keng - Keng”. Phương Trát “Cốc” Trát “Cốc - Cốc”.

Bất thị kim linh diệc phi mộc đạt, quyền thiệt song hành phương viên hộ tác. Nhị lục thời trung dỉ vi thường tắc,
Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc. Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.

Nhứt cá viên hề “Keng” nhứt cá phương “Cốc”. Đại thiên sa giới triệt tư lương. Kim chung mộc bản tùng tư chấn. Vạn cổ sum nhiên tuyển Phật trường. Nhứt chùy đả phá Thái Hư không “keng”. Vạn lý cô vân tùy tán lạc “keng”. Tùng ngộ đồng đầu thiết ngạnh nhơn “keng”. Nhậm bỉ ư tư hoán bì xác “keng”. Đại chúng văn thính lệnh nhi hành. Vật sử tương tâm nhi chấu bạt.

-
Câu: Pháp tại nhữ hành đạo do tâm tác. Bất cấu bất nhiễm thị Tây phương. Vô não vô ưu chơn Cực lạc.

Duy tâm Tịnh Độ khẳng thừa đương. Bổn tánh Di Đà do tự giác.


Nghĩa là:

Pháp tại người Hành. Đạo do Tâm tác động. Chẳng nhơ, chẳng sạch ấy là Tây Phương. Không buồn không khổ thật đúng là Cực Lạc

Duy Tâm là Tịnh Độ khẳng định như vậy và tu hành quyết định như vậy.

Bản Tánh Di Đà do tự mình giác Ngộ
(không ở bên ngoài)

Thưa Bạn Lý Tịnh Độ, Thiền và Tịnh không rời là vậy.

+ Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Vị Tông Sư Tịnh Độ Tông, người đã viết Tác phẩm NIỆM PHẬT THẬP YẾU mà bất cứ người tu Tịnh Độ nào cũng cần nên xem. Ngài khẳng định:

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

Đấy..- Ngài đâu có tách Thiền- Tịnh xa nhau như Bạn !!!

Thưa Bạn PHẬT-PHÁP-TĂNG đều thống nhất với nhau: Phật là Giác, là Tâm. Thiền và Tịnh chung một Gốc đều do đức Phật dạy. Nay Bạn cố tình "gáng - tách" cho Tịnh xung đột với Thiền là ý gì ?


(còn 2 câu nữa)
Kính Thầy,
Lý Chân Thường mà Thầy đã nói là không cần sự vãng sanh nên không khế hợp với đường lối cần phát nguyện vãng sanh Cực Lạc của người tu Tịnh Độ Cực Lạc! Còn Lý Chân Thường Phật dạy xưa nay vốn chẳng mâu thuẫn với ai, chính người vãng sanh Cực Lạc cầu cạnh Phật và Thánh Chúng tu tập cho mau nghiệm chứng Lý chân thường này trong thực tại.

Các vấn đề khác phát sanh từ đó.
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Vô Năng xin được phép trình bày một số ý kiến. Mong mọi người hoan hỷ.

Thứ nhất, phương pháp niệm Phật vãng sanh, như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đề cập, Phật thuyết cho bà Vi Đề Hi. Người đang phải chịu khổ nảo bức bách: Đứa con do chính mình sinh ra, chính mình nuôi lớn - A Xà Thế, lại muốn giết mẹ, giam cầm cha nó. Sự khổ nảo đó, như sợ hãi bị giết, buồn bã vì con, lo lắng cho chồng. Thử hỏi, một người phụ nữ phàm tục, chân yếu, tay mềm này có thể bám víu vào đâu? Còn có tâm trạng nào mà nhớ đến Tịnh Độ trong tâm, chân thường, Phật tánh....?
Pháp niệm Phật (A Di Đà Phật), vốn thuyết cho những hạn chúng sanh khổ đau bức bách như bà Vi Đề Hi. Như những hạn người đói rét, ốm đau, phải lê lết thân thể tàn tật, bán vé số, xin chút tiền lẻ. Như hạn bẩm sinh chậm trí, thiểu năng, mãi chẳng thể lớn. Như hạn bị tai nạn tàn tật, bán thân bất toại, hay bệnh nằm liệt giường, cận kề sinh tử. Như hạn lúc trẻ mãi chơi, đến lớn chỉ biết tiền tài, vợ con, đến lúc già yếu lú lẫn, hay nằm thoi thóp trên giường, mới nhớ đến Phật, mới biết lo tu. Với những kẻ này, tâm trí quẩn bách bởi khổ đau, bệnh tật dày vò. Thử hỏi nói giáo lý như Tứ Đế, Chân Không, Vô Ngã,.... họ sẽ hiểu sao? Sẽ thực hành được sao?
Chẳng lẽ, Phật đối với những hạn chúng sanh này không thể giúp, chỉ đành bó tay để họ lặn hụp trong sanh tử, mặc cho vô thường lôi họ đi sao?
Một phương pháp đơn giản.
Kinh Lăng Nghiêm, Phật thuyết phần nhiều vì A-Nan. Nhưng thuyết hết cả bài kinh, A-Nan cũng không thành tựu được Thánh Quả. Cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. (Mãi đến sau khi Phật nhập niết bàn A-Nan mới thành tựu Thánh Quả)

Những triết lý nhiệm màu như:
Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu

Đây điều là do những vị cao tăng, tông sư, thiền sư, trãi qua nhiều năm ròng rã tu học mới chứng được. Nhưng phàm phu không phải hạn tránh đời, ly tục. Họ phải chịu nhiều khổ não trong cuộc sống, không phải ai cũng có căn lành và phước báu giống nhau để một ngày 3 thời công phu, phương pháp, lớp lang rõ ràng.

Thứ 2. Pháp môn niệm Phật dựa trên nguyện lực của Phật A Di Đà. Nên có chổ khác với Tự tánh thành Phật.
+ Ví như tu thiền, nếu đến mãn kiếp, lâm chung, vẫn chưa được "Tự tánh thành Phật" liền nhập vào sáu nẻo luân hồi.
+ Ví như niệm phật, trì giới, tới lúc mãn kiếp, lâm chung, dù cho đã thành tựu Thánh Quả hay chưa thành tựu đều sẽ được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Đến đây, nơi Tây Phương Cực Lạc, hành giả sẽ tu hành cho đến quả vị Phật mà không phải lo lắng giữa đường dầu hết đèn tắt hay luân hồi sáu nẻo.

Mô Phật. Chia sẽ một số ý kiến. Mong chư vị hoan hỷ.
Phần thứ 2, VNBN không ý kiến.
Xin ý kiến về phần thứ nhất của bạn nói, chỉ đúng một phần. Bạn chỉ nghiên cứu một Kinh Điển mà rút ra nhận định về Tịnh Độ Tông thì có hơi vội vàng. Bạn nên nghiên cứu thêm Kinh A Di Đà, Kinh Niệm Phật Ba La Mật.

Như trong kinh A Di Đà, hội chúng toàn là các vị A LA HÁN, đại Bồ Tát, chúng Thiên giới, Phật dạy cõi Cực Lạc có rất nhiều A LA HÁN, BỒ TÁT (thực thụ) nhiều vô số kể mà trong đó có rất đông Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ chờ thị hiện thành Phật Thế Tôn.

Kết luận: không riêng phàm phu nguyện cầu vãng sanh, mà ngay cả tất cả hạng bậc Thánh Vị giải thoát tam giới cũng đều có mặt tại Cực Lạc thế giới để hội họp thánh chúng, gập Phật A Di Đà trao dồi trí huệ của mình. Trong Kinh niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xác quyết: VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT. Như vậy, phải biết rằng CỰC LẠC đã tạo ra một điều kiện tu hành lý tưởng để hành giả thẳng đến với Phật Qua tối thượng, chứ không phải chỉ để giải quyết cứu khổ!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Xin Cảm Ơn mod Kim Cang Thoi Luan về kinh nghiệm tu tập quý báu.

Xin trờ lại với bạn VNBN. Xin được hỏi Bạn 2 câu:

1/. Theo Bạn "Vãng Sanh" là gì ? Ra Sao ? Lúc nào ? Cái gì "Vãng" ? Cái gì "Sanh" ?

2/. Bạn đã được vãng sanh chưa ?


Rất mong được chia sẻ kinh nghiệm "Vãng Sanh" của Bạn.

Kính Thầy, Thầy vui tính quá, vãng sanh rồi thì VNBN làm gì còn ngồi đây mà viết bài!
Vãng sanh chỉ là Pháp nhân - duyên mà trong đó vốn rỗng rang thanh tịnh, chẳng hình hài, tướng cố định để gọi là này hay kia!
Nhân: TÍN+NGUYỆN, DUYÊN: nhớ nghĩ Cực Lạc, niệm trì danh hiệu Phật A Di Đà, tu tập hồi hướng công đức vãng sanh. Mãn duyên ta bà, do nhân+duyên như vậy mà sanh sang Cực Lạc.


Thưa Thầy, cũng như tái sanh. Theo Thầy, "tái sanh" là gì? Ra sao? Lúc nào? Cái gì "Tái"? Cái gì "Sanh"? Thầy có liên hệ gì với việc tái sanh không?
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Đạo hữu,

Các hạnh khác không phải là hạnh của bổn nguyện, tuy hồi hướng vãng sanh xong tâm phát hạnh đôi khi chẳng phải vì hướng nguyện vãng sanh, mà vì nhiều lý do khác. Điều này người tu tự quán xét sẽ biết.

Ở đây cũng xin nói rõ, ý nghĩa của sự hồi hướng chẳng phải chỉ là câu nguyện kết thúc của một thời khóa hành trì mà nó là chánh nhân phát khởi công hạnh. Nghĩa là, do khởi tâm đó nên hành hạnh đó chứ không phải do khởi hạnh đó nên nguyện tâm đó.

Mặt khác, niệm Phật tương ưng với nguyện Hào quang nhiếp thọ, nên thân tâm người tu niệm khởi sinh an lạc nhờ sự gia trì theo bổn nguyện của Phật A Di Đà.

Đây chẳng phải là pháp chấp, nếu là pháp chấp tất bác bỏ hết thảy hạnh tu khác. Ở chỗ này gọi là khuyến tu pháp niệm Phật do vì tương ưng với hạnh nguyện của Phật, được sự nhiếp thọ của bổn nguyện lực Phật. Vì lợi ích nhất, nên khuyến tu.

Đạo hữu trong lòng ắt có "chấp trước" không nhẹ nên đọc lời trên mà phát sinh ý niệm như thế.

Cũng cần thường tự quán xét vậy.
Thưa đạo hữu, bổn nguyện vẫn có các hạnh khác.

18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


Lại nữa, quán rõ 9 phẩm vãng sanh vẫn có rất nhiều hạnh khác mà Phật gôm lại có ba việc: Thọ trì giới hạnh thanh tịnh, thọ trì kinh điển Đại Thừa, Tu hành lục niệm. Nếu thực hiện tốt cả 3 việc này thì chắc chắn sớm vãng sanh.

Các vị đi trước, khuyến tu lục niệm là vì: dễ thực hành bất luận là người ngu hay trí, vừa chuyển hóa tâm, vừa tương ưng bổn nguyện Phật A Di Dà được Ngài thâu nhiếp gia bị cho. Pháp tu lục niệm là niệm Phật nhất tâm bất loạn trong Kinh A Di Đà và Niệm Phật Ba La Mật dạy trong kinh niệm Phật Ba La Mật. Hạnh khác đòi hỏi phải là bậc thượng trong chốn người tu.

Đúng như đạo hữu nói: người tu Tịnh Độ cũng giống như người tu pháp môn khác, muốn có hiệu quả cao thì phải luôn nhớ nghĩ thực hành. Như niệm Phật thì bất kì lúc nào mà mình nhớ tới là khởi tâm niệm Phật ngay, không nên chỉ niệm trong thời khóa cố định, quý ở chỗ linh hoạt nhiếp tâm niệm Phật.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thưa đạo hữu, bổn nguyện vẫn có các hạnh khác.

18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


Lại nữa, quán rõ 9 phẩm vãng sanh vẫn có rất nhiều hạnh khác mà Phật gôm lại có ba việc: Thọ trì giới hạnh thanh tịnh, thọ trì kinh điển Đại Thừa, Tu hành lục niệm. Nếu thực hiện tốt cả 3 việc này thì chắc chắn sớm vãng sanh.

Các vị đi trước, khuyến tu lục niệm là vì: dễ thực hành bất luận là người ngu hay trí, vừa chuyển hóa tâm, vừa tương ưng bổn nguyện Phật A Di Dà được Ngài thâu nhiếp gia bị cho. Pháp tu lục niệm là niệm Phật nhất tâm bất loạn trong Kinh A Di Đà và Niệm Phật Ba La Mật dạy trong kinh niệm Phật Ba La Mật. Hạnh khác đòi hỏi phải là bậc thượng trong chốn người tu.

Đúng như đạo hữu nói: người tu Tịnh Độ cũng giống như người tu pháp môn khác, muốn có hiệu quả cao thì phải luôn nhớ nghĩ thực hành. Như niệm Phật thì bất kì lúc nào mà mình nhớ tới là khởi tâm niệm Phật ngay, không nên chỉ niệm trong thời khóa cố định, quý ở chỗ linh hoạt nhiếp tâm niệm Phật.
Đạo hữu,

Theo đạo hữu, câu "phát tâm Bồ đề, tu các công đức" của nguyện 19 và " nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức" của nguyện 20 thì "công đức" được hiểu nghĩa là tu các hạnh khác phải không ?

Lại "nghe danh hiệu tôi, nhớ nước tôi" và "phát tâm Bồ Đề" của 02 nguyện 19, 20 tại sao lại yêu cầu trước khi nói: tu trồng các công đức ? "Phát tâm Bồ Đề" hiểu nghĩa là sao ?

Cuối cùng, tại sao nguyện thứ 18 chỉ nói tới niệm Phật mà không nói tới tu trồng các công đức như 02 nguyện kia ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top