VO-NHAT-BAT-NHI

Sự và Lý Tịnh Độ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,948
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Hề hề, cục đá thì sao biết được Từ Bi hay nói đúng hơn là Đại Từ Bi Tâm vốn vô phân biệt. Vô phân biệt thì bình đằng cả mười phương thế giới hà cứ gì nói chuyện Có - Không.

Kinh điển chánh tông Tịnh thổ làm gì có cái gọi là Đới nghiệp vãng sanh phải không anh bạn cục đá, hề hề

Trừng Hải
Về từ bi Ngài lại nói thiếu rồi: Đại từ bi tâm tuy vô phân biệt nhưng vẫn làm cho thiện căn, sở cầu của chúng sanh thành tựu. Nếu chỉ có mỗi việc vô phân biệt rồi bình đẳng mà chẳng biết tùy thuận hết thảy sở cầu của chúng sanh thì đó là cái Từ Bi lý thuyết suông.

VNBN này cũng đâu có dùng từ nào trong này là đới nghiệp vãng sanh, cái đó Ngài tự dùng. VNBN chỉ nói hiện tượng vãng sanh trong các Kinh: Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà, Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Ngài nói Kinh điển Chánh Tôn là Kinh điển nào, Ngài hãy nói ra!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,382
Điểm tương tác
1,009
Điểm
113
Về từ bi Ngài lại nói thiếu rồi: Đại từ bi tâm tuy vô phân biệt nhưng vẫn làm cho thiện căn, sở cầu của chúng sanh thành tựu. Nếu chỉ có mỗi việc vô phân biệt rồi bình đẳng mà chẳng biết tùy thuận hết thảy sở cầu của chúng sanh thì đó là cái Từ Bi lý thuyết suông.

VNBN này cũng đâu có dùng từ nào trong này là đới nghiệp vãng sanh, cái đó Ngài tự dùng. VNBN chỉ nói hiện tượng vãng sanh trong các Kinh: Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà, Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Ngài nói Kinh điển Chánh Tôn là Kinh điển nào, Ngài hãy nói ra!

Hề hề, phàm phu mà cứ đòi bàn chuyện Phật làm và do cóc biết cái gọi là Đại Bi Tâm nên mới nói đến chuyện tùy thuận với sở cầu lý thuyết suông.

Không nói đến Đới nghiệp vãng sanh sao cứ suốt ngày ca tụng chuyện phàm phu "vãng sanh" về cõi Tịnh thổ A Di Đà, hề hề

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,948
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Hề hề, phàm phu mà cứ đòi bàn chuyện Phật làm và do cóc biết cái gọi là Đại Bi Tâm nên mới nói đến chuyện tùy thuận với sở cầu lý thuyết suông.

Không nói đến Đới nghiệp vãng sanh sao cứ suốt ngày ca tụng chuyện phàm phu "vãng sanh" về cõi Tịnh thổ A Di Đà, hề hề

Trừng Hải

Phàm phu mà vãng sanh được đến cõi Cực Lạc, rồi vãng sanh chắc chắn sẽ thành Phật. Theo Ngài đó không phải điều đáng mừng sao?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,382
Điểm tương tác
1,009
Điểm
113
Phàm phu mà vãng sanh được đến cõi Cực Lạc, rồi vãng sanh chắc chắn sẽ thành Phật. Theo Ngài đó không phải điều đáng mừng sao?

Phàm phu mà đòi "vãng sanh" Cực lạc là tà kiến (Giới cấm thủ kiến) đó anh bạn cục đá ơi. Dừng lại đi

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,948
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Phàm phu mà đòi "vãng sanh" Cực lạc là tà kiến (Giới cấm thủ kiến) đó anh bạn cục đá ơi. Dừng lại đi

Trừng Hải
Vậy theo Ngài 9 phẩm vãng sanh là ngụy tạo sao?


Đức Phật bảo A Nan và Vi Đề Hi : “Người hạ phẩm hạ sanh ấy.

Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do ác nghiệp phải đọa ác đạo trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy lúc lâm chung gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủy vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Ngươi ấy bị khổ bức không rãnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu ngươi chẳng thể niệm Phật kia được thì ngươi nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy : Nam mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trứơc người ấy. Như khoảng một niệm liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi rất vui mừng liền phát tâm Vô thượng Bồ đề. Đây gọi là người hạ phẩm hạ sanh.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,948
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Khái niệm phàm phu của VNBN như sau: chưa chứng A LA HÁN, cũng như Vô Sanh Pháp Nhẫn thì gọi là phàm phu. Như vậy không phải tất cả phàm phu đều vãng sanh, mà phải tu tập đúng pháp.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe rồi ý tịch nhiên

Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng chỉ một câu
Nghe rồi liễu thoát khổ

Dù tụng nhiều Kinh điển
Chẳng hiểu có ích gì?
Thông suốt chỉ một câu
Tu hành sẽ đắc Đạo


(K Pháp cú)

Bạn VNBN tuy dẫn nhiều kinh sách Tịnh Độ. Nhưng tiếc là Bạn chưa hiểu được chữ nào cả. Dẫn đến bạn diễn đạt lung tung không làm sáng tỏ nghĩa lý. lệch lạc Phật Đạo.

Bạn phải có căn bản của Phật Đạo như vầy:

1/. Giáo lý Đạo Phật lấy VÔ NGÃ làm căn bản. Vô Ngã là không chấp Thường kiến. Nghĩa là không chấp ta có "cái Hồn" để Phật rước "hồn" về Tây Phương ! Đây là "Tà kiến"

Tà kiến là:

TU HÀNH ?

Hành pháp bây giờ...thật lắm mê .
miệng thì nịnh phật ...thảm ê chề .
Lạy xưng ngũ bách... "sư thầy" chế .
Mong phật xót thương ...Cực lạc về ?

(???)

2/. Giáo lý Đạo Phật tuy lấy CHƠN NGÃ làm Đại Thừa. Nhưng Chơn ngã là Tự Tánh Di Đà - Duy Tâm Tịnh Độ. Chứ không phải là một đấng siêu nhân, siêu nhiên kiểu như Chúa Trời, lập ra Phật Quốc để làm vua một cõi. (trong khi vẫn mang 4 tướng Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả).

Kỳ sau nói thêm về Vãng Sanh.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đã gọi là thảo luận thì làm gì có chuyện đưa ra...chân lý!!!???

Đề cập đến chuyện vãng sanh thì...ok nhưng đừng có lấy TƯ Ý của kẻ phàm phu mà kết luận đúng sai về VÃNG SANH.

Cần phải am tường rõ ràng về hai pháp TÍN và NGUYỆN. Khăng khăng cho rằng mình tin không phải là TÍN; Cho rằng việc giữ vững ý nguyện về vãng sanh không phải là NGUYỆN.

Lời của Thầy VQ là lời chánh trực tâm biểu lộ chỗ thông đạt thâm tâm về Tịnh độ bạn không nên chen lời ngắt mạch trao đổi một cách vô vị như vậy.



Trừng Hải

__________________________

Nam mô A Mi Đà Phật, dạ.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe rồi ý tịch nhiên

Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng chỉ một câu
Nghe rồi liễu thoát khổ

Dù tụng nhiều Kinh điển
Chẳng hiểu có ích gì?
Thông suốt chỉ một câu
Tu hành sẽ đắc Đạo


(K Pháp cú)

Bạn VNBN tuy dẫn nhiều kinh sách Tịnh Độ. Nhưng tiếc là Bạn chưa hiểu được chữ nào cả. Dẫn đến bạn diễn đạt lung tung không làm sáng tỏ nghĩa lý. lệch lạc Phật Đạo.

Bạn phải có căn bản của Phật Đạo như vầy:

1/. Giáo lý Đạo Phật lấy VÔ NGÃ làm căn bản. Vô Ngã là không chấp Thường kiến. Nghĩa là không chấp ta có "cái Hồn" để Phật rước về Tây Phương ! Đây là "Tà kiến"

Tà kiến là:

TU HÀNH ?

Hành pháp bây giờ...thật lắm mê .
miệng thì nịnh phật ...thảm ê chề .
Lạy xưng ngũ bách... "sư thầy" chế .
Mong phật xót thương ...Cực lạc về ?

(???)

2/. Giáo lý Đạo Phật tuy lấy CHƠN NGÃ làm Đại Thừa. Nhưng Chơn ngã là Tự Tánh Di Đà - Duy Tâm Tịnh Độ. Chứ không phải là một đấng siêu nhân, siêu nhiên kiểu như Chúa Trời, lập ra Phật Quốc để làm vua một cõi. (trong khi vẫn mang 4 tướng Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả).

Kỳ sau nói thêm về Vãng Sanh.

1,
*NGÃ- VÔ NGÃ ĐỀU KHÔNG THẬT CÓ.
-THẤY CÓ NGÃ THẬT CÓ HOẶC THẤY VÔ NGÃ THẬT CÓ ĐỨC PHẬT ĐỀU BÁC BỎ.

Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ:
Như vậy ngã và vô ngã
Không thấy chân thật tính

Ngã kiến và vô ngã kiến
Đại Năng Nhân Vương bác bỏ.

2, Rơi tự tánh chúng ta hiện nay nên biết là phàm phu, cũng lớp vàng thô chưa được luyện. Tâm thanh tịnh tức tịnh độ phải hỏi là từ địa vị Bồ Tát chí ít Bất Động Địa Bồ Tát (bát địa).

-Do thầy chưa đọc kinh Vô Lượng Thọ; đức Tỳ kheo Pháp Tạng Bồ Tát cũng là từ địa vị phàm phu tức là vua, rồi xuất gia học đạo nên thành lập cõi nước Cực Lạc. Ngài chọn lựa hơn 210 ức cõi Phật, và liên tục trong 5 đại A Tăng Kỳ kiếp trang nghiêm thành cõi Cực Lạc. Là do nhân duyên thù thắng ân đức của ngài Pháp Tạng trọn đủ nhân duyên, nên không phải là hư giả.

-Kế đến pháp môn Tịnh Độ vãng sinh này phần tử độ chính là khổ nạn chúng sinh trong cõi luân hồi nên dù bạn có tin đức Phật A Mi Đà, hay chẳng hiểu tường tận, chỉ tha thiết vãng sinh liền được đi. Không cần đoạn hoặc chứng chân, kể cả chẳng hiểu lý Đại thừa vẫn thành tựu rốt ráo không có gì mâu thuẫn. Nên đức Thích Ca Mâu Ni Phật nói trong kinh A Mi Đà là pháp môn khó tin.

-Nên trong kinh Vô Lượng Thọ phẩm Ba bậc vãng sinh nói: "Phật bảo A Nan: - Nói chung, CHƯ THIÊN, NHÂN DÂN trong mười phương thế giới những ai chí tâm nguyện sanh về cõi kia thì gồm có ba bậc".

-Rõ quá rồi, chư thiên-nhân dân đều là phàm phu; do đó pháp môn này chính là vì chúng sinh khổ nhất trong sáu đạo luân hồi.


-Nếu muốn phân tích Tịnh Độ, cần phải đem kinh văn do đức Phật nói ra, và cùng thảo luận, sau đó phủ quyết đoạn nào hợp lý, chớ không nên nói theo suy nghĩ của mình, vì sao? Vì kể cả đạo lộ kiến đạo tiểu thừa chưa đắc được, do đó không nên lấy ý kiến cá nhân.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Xin quý vị đọc đoạn này..............

*THÀNH LẬP: MẶC DÙ THOÁT KHỎI KIẾN GIẢI SAI LẦM VỀ CÁC PHÁP, DO DUYÊN SINH NÊN LÀ GIẢ HỢP NHƯ LỜI ĐỨC PHẬT DẠY.

-VÀ THOÁT KHỎI BÁM CHẤP “NGÔ VÀ “NGà SỞ’,
----------------


*THÀNH LẬP: TUY RẰNG CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG ĐỀU KHÔNG TỰ TÁNH, NHƯNG NGÀI DẠY RẰNG: CÁC PHÁP TRÌNH HIỆN, CHÚNG “VẪN ĐANG HIỆN HỮU”.
-------------------------

*KẾT LUẬN: BỒ TÁT THẤY CÁC PHÁP VẪN ĐANG HIỆN HỮU, NHƯNG NÓ CHỈ LÀ TRÌNH HIỆN TRỐNG RỖNG KHÔNG CÓ TỰ TÁNH.
-CHÚNG SINH THẾ TỤC THẤY CÁC PHÁP TRÌNH HIỆN, HIỆN HỮU LÀ THẬT HIỆN.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Dầu thoát khỏi kiến giải sai lầm về giả hợp nhưng đức
Phật dạy,
Về những thứ như là “Ngã” và “Ngã Sở”,
Giống như vậy, dầu tất cả các pháp đều không có tự tánh,
Ngài dạy rằng chúng vẫn hiện hữu.

*Nếu thấy đã chấp nhận duy tâm, thì há gì không cận nhận ngoại cảnh là có! Đã duy tâm, nhất định phải có duy cảnh.
-Nếu có tâm thì nhất định phải có cảnh.

Ngài Nguyệt Xứng nói: Chỉ có người mù mới thừa nhận có tâm, mà bác bỏ không có ngoại cảnh.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Nếu Thầy VienQuang6 cho rằng chỉ có "duy tâm"= do tâm là đúng hay sai? Phái Ngài Long Thọ nói tức đang phá hoại hai đế của Phật pháp xin đọc.

THÀNH LẬP: NẾU “CÓ TÂM” THÌ CŨNG KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI”.

-ĐỐI VỚI HÀNH GIẢ DU GIÀ, CHỨNG TRÍ CHÂN NHƯ, THÌ BIẾT RẰNG: NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG THẬT TỒN TẠI.

--------------

*DUY THỨC THÀNH LẬP: VỊ BỒ TÁT HIỆN CHỨNG HIỆN TIỀN ĐỊA (địa thứ sáu), THẤU SUỐT BA CÕI DO TÂM TẠO.

-VÌ “BÁC BỎ ĐẤNG TẠO HÓA” LÀ “NGÃ THƯỜNG HẰNG”, NÊN BIẾT ĐẤNG TẠO HÓA LÀ “DO TÂM TẠO”.

-----------------


*VÍ DỤ: CHÂN NHƯ CỦA TÂM KHAI MỞ GỌI LÀ PHẬT.

-TƯƠNG TỰ THẾ GIAN NÀY CHỈ DO TÂM TẠO, KINH NÀY [LĂNG GIÀ KINH] DẠY CHỈ DO TÂM TẠO

-HỦY DIỆT SẮC BÊN NGOÀI NHƯ VẬY, KHÔNG PHẢI Ý NGHĨA TRONG KINH.

--------------



*TRUNG QUÁN THÀNH LẬP TRẢ LỜI:



*NẾU BẠN DUY THỨC NÓI RẰNG: “BA CÕI DO TÂM TẠO”.

-NGHĨA LÀ NÓI KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI.

-CỚ SAO “ĐẤNG ĐẠI THÁNH” (đức Phật) DẠY TRONG KINH RẰNG:

-TÂM ĐƯỢC SINH RA TỪ: “SI MÊ VÀ NGHIỆP”.

-------------------



*NẾU CHÍNH TÂM TẠO LẬP “HỮU TÌNH THẾ GIAN VÀ KHÍ THẾ GIAN” MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG.

-DO VẬY, PHẬT SẼ DẠY RẰNG: HẾT THẢY CHÚNG SANH TỪ NGHIỆP MÀ SINH RA.

-------------

*NẾU KHÔNG CÓ TÂM THÌ CŨNG KHÔNG CÓ NGHIỆP.

-----------------

*GIẢ SỬ CHẤP NHẬN CÓ “SẮC BÊN NGOÀI”

-THÌ “SẮC” PHÁP ẤY, “KHÔNG THỂ” LÀM CHỦ THỂ “TẠO TÁC” GIỐNG NHƯ TÂM.

(-nếu nhân tâm thức tạo ra sắc pháp bên ngoài thì.

-"quả sắc pháp bên ngoài" không thể tạo ra "nhân giống một dòng tâm thức, giống như tâm này")

-----------------

*DO VÌ, LOẠI TRỪ “CHỦ THỂ TẠO TÁC” (sắc pháp) “KHÁC VỚI TÂM”.

-MÀ KHÔNG NHẰM BÁC BỎ SẮC PHÁP.

--------------------



*Ở TRONG CHÂN LÝ CỦA THẾ GIAN CHẤP NHẬN CÓ CẢ NĂM UẨN TỒN TẠI.

-ĐỐI VỚI HÀNH GIẢ DU GIÀ, CHỨNG TRÍ CHÂN NHƯ, THÌ BIẾT RẰNG: NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG TỒN TẠI.

----------------------



*THÀNH LẬP: NẾU KHÔNG CÓ “SẮC BÊN NGOÀI” THÌ KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “CÓ TÂM” BÊN TRONG.

-NẾU “CÓ TÂM” THÌ CŨNG KHÔNG NÊN CHẤP GIỮ “KHÔNG CÓ SẮC BÊN NGOÀI”.



*THÀNH LẬP: ĐIỀU ĐÓ TRONG “BÁT NHÃ KINH” PHẬT DẠY:

-TƯƠNG ĐỒNG TRONG ĐOẠN, NHƯ CỦA “A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ LUẬN”.

-----------



*Ở ĐÂY BẠN DUY THỨC ĐÃ LẦN LƯỢT PHÁ HOẠI HAI ĐẾ (thắng nghĩa và thế gian).

-THỰC CHẤT CỦA BẠN DUY THỨC ĐÃ BỊ BÁC BỎ, KHÔNG THỂ THÀNH LẬP.

----------

*DO VẬY, THEO TRÌNH TỰ NHƯ TRƯỚC: “Y THA KHỞI” PHÁP VỐN KHÔNG SINH, NHƯNG TÔI TRUNG QUÁN THUẬN THEO THẾ GIAN NÓI CÓ SINH.

----------------



*KINH DẠY NGOẠI CẢNH KHÔNG HIỂN HIỆN, TỪ TÂM NÀY HIỂN HIỆN THÀNH MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG.

-ĐỐI VỚI NHỮNG CHÚNG SINH QUÁ THAM ĐẮM SẮC PHÁP, VÌ TRỪ THAM SẮC, NÊN BIẾT RẰNG: KINH ĐÓ LÀ “BẤT LIỄU NGHĨA” (không viên mãn).

-----------------

*ĐẤNG ĐẠO SƯ DẠY NHỮNG KINH ĐÓ LÀ “BẤT LIỄU NGHĨA” (không viên mãn)

-PHÁP BẤT LIỄU NGHĨA NÀY ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH HỢP LÝ.



*DO ĐÓ, HÀNH TƯỚNG CỦA CÁC KINH ĐIỂN KHÁC, NẾU KHÔNG NÓI VỀ “CHÂN NHƯ KHÔNG TÁNH”

-CŨNG LÀ KINH DẠY “KHÔNG VIÊN MÃN” (bất liễu nghĩa), KINH NÀY CẦN ĐƯỢC CHỨNG MINH LÀM SÁNG TỎ Ý NGHĨA.

-----------

Chú thích: -Trong Kinh Bát Nhã dạy: không có sắc, không thọ v.v... cả năm uẩn đều không thật có tự tánh.

-A Tỳ Đạt Ma Câu Xá dạy: nếu có sắc thì phải có thọ, tưởng, hành, thức,cùng có mặt.

-----------



Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:

Duy Thức:

Vị Bồ Tát hiện chứng Hiện Tiền (địa thứ sáu)

Thấu suốt ba cõi duy tâm

Vì bác bỏ Đấng Tạo Hoá là Ngã thường hằng

Nên biết Đấng Tạo Hoá là Duy Tâm.



Nhằm giúp tăng trưởng tuệ cho người trí

Trong Kinh Lăng Già Đấng Biến Tri

Chủ ý Ngài dùng ngôn thuyết kim cang

Phá huỷ đỉnh núi cao của ngoại đạo.



Như trong từng luận thuyết tôn phái

Các ngoại đạo nói rằng cá thể chúng sinh v.v…

Không thấy Đấng Sáng Tạo như trên

Đức Phật dạy: Đấng Sáng Tạo là duy tâm.



Ví dụ chân như tâm khai mở gọi là Phật

Tương tự thế gian chỉ duy tâm

Ở đây kinh dạy duy tâm

Huỷ diệt sắc như vậy, không phải nghĩa trong Kinh



Trung Quán:

Nếu điều này bạn (Duy thức) nói ba cõi duy tâm (tam hữu duy tâm)

Nghĩa là nói không có sắc

Cớ sao Đấng Đại Thánh (Phật) dạy trong Kinh

Tâm được sinh ra từ si mê và nghiệp.



Chính tâm tạo lập hữu tình thế gian

Và khí thế gian muôn hình vạn trạng

Dạy rằng: hết thảy chúng sanh từ nghiệp sinh

Nếu không tâm thì cũng không có nghiệp.



Giả sử chấp nhận có sắc thì sắc pháp ấy

Không làm chủ thể tạo tác giống như tâm

Do vì loại trừ chủ thể tạo tác khác với tâm

Mà không nhằm bác bỏ sắc.



Ở trong chân lý của thế gian

Thế gian chấp nhận uẩn có cả năm uẩn

Đối với hành giả Du Già chứng trí chân như

Thì năm uẩn đó không tồn tại.



Nếu không có sắc thì không nên chấp giữ có tâm

Nếu có tâm thì cũng không chấp giữ không có sắc

Điều đó trong Bát Nhã Kinh Phật dạy:

Tương đồng đoạn, như A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận.



Đây Duy thức đã lần lượt phá hoại hai đế

Thực chất của bạn (Duy thức) đã bị bác bỏ, không thể thành lập

Cho nên theo trình tự như trước

(Y Tha) pháp vốn không sinh, theo thế gian có sinh.



Kinh dạy ngoại cảnh không hiển hiện


Từ Tâm hiển hiện thành muôn hình vạn trạng

Đối với ai quá tham đắm sắc

Vì trừ tham sắc, nên kinh ấy là bất liễu nghĩa.




Đấng Đạo Sư dạy đây là bất liễu nghĩa

Bất liễu nghĩa này được chứng minh hợp lý

Như vậy hành tướng của Kinh điển khác


Cũng là Kinh bất liễu nghĩa, Kinh này sẽ làm sáng tỏ.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Khái niệm phàm phu của VNBN như sau: chưa chứng A LA HÁN, cũng như Vô Sanh Pháp Nhẫn thì gọi là phàm phu. Như vậy không phải tất cả phàm phu đều vãng sanh, mà phải tu tập đúng pháp.

*Ý kiến cá nhân tôi, riêng bình luận bài này bạn VNBN có những ý kiến hay hợp ý chư Phật, tại vì đi theo Tịnh Độ chính yếu là đi theo sự, từ cứ chấp sự dần đi vô lý thể.

-Nhưng lý thể ở đây không phải lý thể thực chứng trong cõi luân hồi. Mà chứng ở cõi Cực Lạc.

-Mục tiêu của người tu tịnh độ không phải là hiện đời chứng đắc cái gì cả, chỉ cầu đới nghiệp mà đi, nên nhớ như vậy.

-Mục tiêu của người Tịnh Độ là chỉ cần cầu thấy Phật A Mi Đà vãng sinh, xong hết.


-Còn chuyện các hành trì mỗi người mỗi phương pháp, học giáo lý cũng vậy Tịnh Tông không bắt học gì nhiều đơn giản cầu sự cứu hộ từ đức Phật. Bên ngoài thì họ chê cười người tu Tịnh Độ sao khờ khạo này nọ, nhưng thật ra họ là những người đại thông minh, có tiềm năng sẵn có mà người khác cần cũng không được.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Nếu Thầy VienQuang6 cho rằng chỉ có "duy tâm"= do tâm là đúng hay sai? Phái Ngài Long Thọ nói tức đang phá hoại hai đế của Phật pháp

Tùy bệnh cho thuốc thôi bạn. Ở đó VQ đang phá trừ cái chấp thường kiến ngoại đạo. Phá trừ tư tưởng mong Phật rước "Hồn" về Cực Lạc Thế Giới(Tà kiến). Không phá trừ Phàm Thánh Đồng cư Độ.

Nói cái gì cũng Sai.- Đó mới là thật đúng. Vì thật tánh các Pháp ly danh tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly duyên lự tướng ....

VQ cũng đã từng nói VÔ TÂM trong Tuyệt Quán Luận mà.

Phi pháp diệc phi tâm
Vô tâm diệc vô pháp
Thuyết thị tâm pháp thời
Thị pháp phi tâm pháp.

Dịch:
Phi pháp cũng phi tâm
Không tâm cũng không pháp
Khi nói tâm pháp này
Là pháp phi tâm pháp.

4. Nam Mô Ưu-Ba-Cúc-Đa Tôn Giả (Upagupta)

Mến
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe rồi ý tịch nhiên

Dù tụng cả ngàn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng chỉ một câu
Nghe rồi liễu thoát khổ

Dù tụng nhiều Kinh điển
Chẳng hiểu có ích gì?
Thông suốt chỉ một câu
Tu hành sẽ đắc Đạo


(K Pháp cú)

Bạn VNBN tuy dẫn nhiều kinh sách Tịnh Độ. Nhưng tiếc là Bạn chưa hiểu được chữ nào cả. Dẫn đến bạn diễn đạt lung tung không làm sáng tỏ nghĩa lý. lệch lạc Phật Đạo.

Bạn phải có căn bản của Phật Đạo như vầy:

1/. Giáo lý Đạo Phật lấy VÔ NGÃ làm căn bản. Vô Ngã là không chấp Thường kiến. Nghĩa là không chấp ta có "cái Hồn" để Phật rước "hồn" về Tây Phương ! Đây là "Tà kiến"

Tà kiến là:

TU HÀNH ?

Hành pháp bây giờ...thật lắm mê .
miệng thì nịnh phật ...thảm ê chề .
Lạy xưng ngũ bách... "sư thầy" chế .
Mong phật xót thương ...Cực lạc về ?

(???)

2/. Giáo lý Đạo Phật tuy lấy CHƠN NGÃ làm Đại Thừa. Nhưng Chơn ngã là Tự Tánh Di Đà - Duy Tâm Tịnh Độ. Chứ không phải là một đấng siêu nhân, siêu nhiên kiểu như Chúa Trời, lập ra Phật Quốc để làm vua một cõi. (trong khi vẫn mang 4 tướng Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả).

Kỳ sau nói thêm về Vãng Sanh.

*Trong hệ kinh tối cao Đại thừa là Bát Nhã đức Phật không hề nói: Tâm thức là thật (hay do tâm), nếu chấp tâm mà phủ quyết ngoại cảnh là trật rồi; đoạn kiến.

-4 ngã tướng chỉ tồn tại trong thật có trong tâm thức của phàm phu chúng sinh mê hoặc, nói lìa bốn tướng không chuyện 1 kiếp, vài trăm kiếp mà làm nổi, đây không đơn giản là bạn chuyện vãng sinh mà rộng khai bàn con đường tu chứng của Ba La La Mật thừa pháp môn phổ thông; mà thành ra cảnh chứng (lìa bốn tướng; đây là hạng kiến đạo ít nhất cũng phải là hạng cỡ như ngài Long Thọ, hoặc Quán Tự Tại Bồ Tát thấy năm uẩn đều không tự tánh) đắc của chư Bồ Tát hơn cả Thanh Văn (vì thanh văn vẫn sợ tướng luân hồi khổ) nên không hợp giáo lý Tịnh Tông rốt ráo.

-Vì cốt lõi Tịnh Tông là chấp trì danh hiệu, chấp cõi Tây Phương Cực Lạc, chấp tướng Phật A Mi Đà để giải thoát, gọi là ngộ qua con đường "hữu" tông.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
*Trong hệ kinh tối cao Đại thừa là Bát Nhã đức Phật không hề nói: Tâm thức là thật (hay do tâm), nếu chấp tâm mà phủ quyết ngoại cảnh là trật rồi; đoạn kiến.

-4 ngã tướng chỉ tồn tại trong thật có trong tâm thức của phàm phu chúng sinh mê hoặc, nói lìa bốn tướng không chuyện 1 kiếp, vài trăm kiếp mà làm nổi, đây không đơn giản là bạn chuyện vãng sinh mà rộng khai bàn con đường tu chứng của Ba La La Mật thừa pháp môn phổ thông; mà thành ra cảnh chứng (lìa bốn tướng; đây là hạng kiến đạo ít nhất cũng phải là hạng cỡ như ngài Long Thọ, hoặc Quán Tự Tại Bồ Tát thấy năm uẩn đều không tự tánh) đắc của chư Bồ Tát hơn cả Thanh Văn (vì thanh văn vẫn sợ tướng luân hồi khổ) nên không hợp giáo lý Tịnh Tông rốt ráo.

-Vì cốt lõi Tịnh Tông là chấp trì danh hiệu, chấp cõi Tây Phương Cực Lạc, chấp tướng Phật A Mi Đà để giải thoát, gọi là ngộ qua con đường "hữu" tông.

Vậy có cần Chấp chặt Thường kiến Không ? Thưa ngài.

Ở đây VQ mới nói bài học lớp 1. Bạn đem bài học lớp 10 để cải.- Đó mới là Phá Pháp. (ít ra phải hết Thường kiến, mới nên học cái khác Bạn ạ !)
 
Sửa lần cuối:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
*Trong hệ kinh tối cao Đại thừa là Bát Nhã đức Phật không hề nói: Tâm thức là thật (hay do tâm), nếu chấp tâm mà phủ quyết ngoại cảnh là trật rồi; đoạn kiến

Người ta nói ngoài Tâm không pháp tức là nói Tự Tâm vô tâm hay Tâm tức Thể chứ chấp vào chỗ nào được? Cái gọi là Tâm mà ai cũng nói Tâm Tôi ấy vốn tự Vô Tâm tức là ở nơi Vô Tâm mà sanh vọng tưởng điên đảo chứ lại có việc gì khác?
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Vậy có cần Chấp chặt Thường kiến Không ? Thưa ngài.

Ở đây VQ mới nói bài học lớp 1. Bạn đem bài học lớp 10 để cải.- Đó mới là Phá Pháp. (ít ra phải hết Thường kiến, mới nên học cái khác Bạn ạ !)

*Xin làm rõ thêm ý của vô ngã mà thầy VQ để mọi người hữu duyên đọc tham khảo. Cái gọi là Vô Ngã của đạo Phật, tôi hay nói với những bạn tôi là đức Phật không nói: Chứng vô ngã. 600 quyển kinh Bát Nhã đức Phật nói là: Chứng lý duyên khởi-hiện chứng tánh không. Vì sao? Vì cái ngã tương đối ai cũng có do các uẩn tạo thành, ngã tuyệt đối chỉ dụng tạm là ánh quang minh của tự tâm, trong sáng không sinh không diệt, không do ai tạo ra và cũng không khởi đầu và kết thúc.

-Tại sao đức Phật nói Vô Ngã? Vì không truy tìm ngã thực sự tồn tại ở chỗ nào, do đó nói vô ngã.:D Vì sao nói vô ngã? Vì duyên sinh, do duyên nên không thật nói vô ngã, chứ không phải thực sự có cái vô ngã, và cần chứng cái vô ngã này, cái cần đức Phật muốn quý vị chứng lý duyên sinh, chư không phải lý vô ngã. Khi hiểu lý vô ngã rồi, sẽ dần chứng lý duyên sinh, nhưng thể thiếu chứng pháp vô ngã nữa thì rất khó.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Vậy có cần Chấp chặt Thường kiến Không ? Thưa ngài.

Ở đây VQ mới nói bài học lớp 1. Bạn đem bài học lớp 10 để cải.- Đó mới là Phá Pháp. (ít ra phải hết Thường kiến, mới nên học cái khác Bạn ạ !)
*Thưa Thầy là cần chấp thường, càng tinh tấn càng tốt. Tại vì dưới địa vị Sơ Địa Bồ Tát trở lên, dù muốn hoàn thành 32 tướng hảo- 80 vẻ đẹp họ luôn mong muốn thành tựu Bố Thí Ba La Mật Đa đầu để thành tựu viên mãn công đức sắc thân Phật và phước báu. Còn con với bạn VNBN đây đều công nhận mình là phàm phu, nên nhất quyết phải chấp Tây Phương Cực Lạc quốc, chấp là gì? chấp giữ; chỉ cần chấp giữ này là thành tựu rồi!

Ngay cả thánh Vô Trước Bồ Tát, cũng ngồi 12 năm sau khi đã hoa rơi vào mạn đà la của ngài Di Lặc, và trong 12 năm này đến hết 3 lần thối chuyển xuống núi. Nhưng sau đó, vượt qua chướng ngại bản thân 12 năm chỉ chuyên tu định quán tưởng đức Di Lặc và được Ngài dạy pháp. Do đó nên chấp thưa Thầy. Chừng nào hiện chứng tánh không rồi, thì lúc đó nói không chấp cũng được. Chỉ sợ phàm phu không chấp chánh nhân, mà chấp tà nhân, chấp ngoại cảnh thì kẹt lắm ạ!
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
*Xin làm rõ thêm ý của vô ngã mà thầy VQ để mọi người hữu duyên đọc tham khảo. Cái gọi là Vô Ngã của đạo Phật, tôi hay nói với những bạn tôi là đức Phật không nói: Chứng vô ngã. 600 quyển kinh Bát Nhã đức Phật nói là: Chứng lý duyên khởi-hiện chứng tánh không. Vì sao? Vì cái ngã tương đối ai cũng có do các uẩn tạo thành, ngã tuyệt đối chỉ dụng tạm là ánh quang minh của tự tâm, trong sáng không sinh không diệt, không do ai tạo ra và cũng không khởi đầu và kết thúc.

-Tại sao đức Phật nói Vô Ngã? Vì không truy tìm ngã thực sự tồn tại ở chỗ nào, do đó nói vô ngã.:D Vì sao nói vô ngã? Vì duyên sinh, do duyên nên không thật nói vô ngã, chứ không phải thực sự có cái vô ngã, và cần chứng cái vô ngã này, cái cần đức Phật muốn quý vị chứng lý duyên sinh, chư không phải lý vô ngã. Khi hiểu lý vô ngã rồi, sẽ dần chứng lý duyên sinh, nhưng thể thiếu chứng pháp vô ngã nữa thì rất khó.

Người ta nói Pháp vô ngã hoặc quán Pháp vô ngã chứ không tự nhiên nói Vô Ngã, vô ngã là cái gì vô ngã chứ không tự nhiên lập vô ngã chả để làm gì mà theo danh từ càng thêm điên đảo.

Phật chỉ lập thuyết phương tiện để giáo hóa.

Giáo hóa cái gì? - giáo hóa tà kiến mê lầm!

Kiến giải, hiểu biết, đều là tập khí duyên khởi. Nếu không hội được duyên khởi sanh nhập vô sanh ( tức Ngộ) thì mãi mãi sanh mê không ngừng nên mới cần phải giáo hóa.

Vậy thôi!

Không sanh nhập vô sanh thì cứ loanh quanh còn chán! :D
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hỏi anh bạn cục đá một chút, theo kinh điển nguyên thủy Đức Phật giải thích về các sự sanh (Tứ Sanh) có từ nào nói VÃNG SANH không?

Biết chết liền, hề hề

Trừng Hải

Hi hi...

Con chào sư phụ! Người vẫn an lạc chứ ạ?

Con ít khi xem kinh điển nguyên thủy nhưng chắc chắn rằng Đức Phật dùng văn tả lợn thì dù trăm ngàn lời tả khác nhau nhưng đều không thể tả con lợn có sừng giống con bò được :D

Theo con nhìn nhận thì!

Duyên khởi pháp hiện tức là duyên sanh, duyên sanh trí tuệ nhận biết chân lý tức gọi là vãng sanh, hay khởi biết mà không trụ nơi biết thì hậu đắc trí viên quang cùng pháp thể xưa nay viên tròn. Đã sanh viên thì tướng sanh tận, Thể viên lộ thì chẳng còn bám tướng phần để mọc thêm đầu :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top