V

Thảo luận Kinh Viên Giác

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

CHÂN LÝ phải là cụ thể ... bạn HVT cứ đưa ra những đạo tràng không có lục căn đi ... tui sẽ tới đó viếng thăm [smile]


Ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Khi huynh ngủ say như chết ấy thì lục căn ở chỗ nào?

P/S: tất thảy các căn đều đốn hiện không có xứ sở. Trí căn, tuệ căn cũng vậy thảy đều do sức huân tập mà hiện. Phiền não sâu cạn cũng vậy, đều do sức huân tập mà thành hì hì..
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

* TÙY THUẬN GIÁC TÁNH THANH TỊNH.


Kinh văn: Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Các ông nên biết ! Vô minh vốn không là gì cả. Chỉ vì tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ quá nhiều điên đảo, ví như người mất trí nhận sai phương hướng, đông tây trái chỗ, nam bắc lộn tên; vọng nhận tứ đại cho là cái tướng tự thân, bóng dáng lục trần cho là cái tướng tự tâm. Thực chất họ như người bị bệnh mắt. Vì bệnh mắt mà thấy có vành trăng thứ hai bên mặt trăng duy nhất.

Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Hư không vốn không có hoa đốm, người bệnh mắt vọng nhận là có. Do vọng nhận cho nên không những hiểu sai về tự tánh của hư không mà còn lầm cho rằng hư không là chỗ sanh ra hoa đốm. Cũng như vậy, luân chuyển sanh tử chỉ là sự vọng nhận và vọng thấy trong VIÊN GIÁC TÁNH thanh tịnh. Vì vậy, cho nên gọi đó là VÔ MINH.

4. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Vô minh không có thực thể. Chúng ví như sự việc trong mộng, khi mộng thì không phải không, lúc tỉnh thì chẳng có gì. Hoa đốm khi diệt mất trong hư không nhưng không thể nói có diệt, vì nó không có thật sanh. Cũng vậy, tất cả chúng sanh ở trong chỗ không sanh, vọng thấy có sanh, ở trong chỗ không diệt vọng thấy có diệt, thế cho nên gọi là luân chuyển sanh tử.

5. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử. Cái không ấy, không phải do gắng sức cố làm nó mới không mà tánh bản nhiên của nó tự không.

Tánh biết và tánh hư không, cũng như vậy. Biết mà giống như không biết, không lưu giữ về ý niệm biết chủ quan. Tánh hư không cũng không trụ chấp. Tánh biết và tánh không của hư không cả hai đều vắng lặng, bấy giờ gọi là người TÙY THUẬN GIÁC TÁNH THANH TỊNH.

Vì sao nói như thế ! Vì thực tánh của vạn pháp là không. Vì tánh của vạn pháp bất động, vì trong Như Lai tàng không có tướng đầu mối của sự sanh khởi và tướng chấm dứt của sự tận cùng. Vì không có cái tri kiến phân biệt xen vào. Vì tánh của pháp giới là chân như tròn đầy toàn diện, phổ biến mười phương.

PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA là như thế.

Bồ tát tu học Đại thừa nên phát tâm thanh tịnh như vậy. Chúng sanh đời sau theo đó mà tu sẽ không bị rởi vào tà kiến.

Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ :

Văn Thù ông nên biết.

Tất cả chư Như Lai

Nhơn địa thuở ban đầu

Đều dùng trí tuệ giác

Nhận rõ các vô minh

Biết chúng như không hoa

Mà được khỏi lưu chuyển

Người mộng thấy việc mộng

Khi tỉnh chẳng có gì

Thể Giác như hư không

Bình đẳng không động chuyển

Giác khắp mười phương cõi

Gọi là thành Phật đạo

Các huyễn diệt không chỗ

Thành Phật cũng không thành

Vì tánh Giác viên mãn

Bồ tát nương nơi đây

Mà phát Bồ đề tâm

Chúng sanh trong hậu thế

Nương đây khỏi tà kiến.

Trực chỉ:

4. Vô minh, nó không là gì cả. Nó là thứ huyễn vọng không có thực thể. Mê thì vô minh tác động hoành hành. Giác thì vô minh không có. Ví như hoa đốm trong hư không. Hoa đốm chỉ có đối với người bị bệnh nhặm mắt. Người không bệnh nhặm mắt không sao tìm thấy hoa đốm.

5. Phận sự của người tu hành giống như trách nhiệm của người gác cửa. Thành công hay thất bại tùy thuộc ở một chữ BIẾT.

Ở chương nầy, Phật dạy Bồ tát Văn Thù hãy quan tâm về chữ BIẾT. BIẾT để mà nhận biết vô minh, nhưng khi biết được vô minh, hóa giải hết vô minh thì tánh biết và vô minh bị biết đều buông bỏ hết, chỉ còn một thể giác thanh tịnh viên mãn. Bấy giờ được gọi là người TÙY THUẬN VIÊN GIÁC TÁNH.

Sanh tử là diệu dụng tùy duyên của bản thể chân như bất biến. Sanh tử không phải là việc đáng sợ. Thập phương Bồ tát cho đến chư Phật Như Lai vẫn tùy nguyện vào ra sanh tử để vun quén mãi cái nhân thành Phật cho mình.

Sanh tử do "vọng nhận" mới là thứ sanh tử đáng sợ. Đây là thứ sanh tử khổ đau vì vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, vọng nhận bóng dáng lục trần làm tướng tự tâm của mình. Sanh tử nầy là con đẻ của vô minh, khổ não ưu bi phát xuất từ "vọng nhận" thật sanh và thật tử…
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Khi huynh ngủ say như chết ấy thì lục căn ở chỗ nào?

P/S: tất thảy các căn đều đốn hiện không có xứ sở. Trí căn, tuệ căn cũng vậy thảy đều do sức huân tập mà hiện. Phiền não sâu cạn cũng vậy, đều do sức huân tập mà thành hì hì..

Tạm ngưng hoạt động chứ không phải không có lục căn, vì khi thức dậy vẫn hoạt động bình thường. Quán 12 nhân duyên sẽ rõ, gốc rễ là Vô Minh mà 6 căn là chỗ biểu hiện của nó ra bên ngoài. Là 6 cổng, ta phải chánh niệm tỉnh giác để biết rõ, không để bị lầm. Các vị chứng tự tại, 6 căn thanh tịnh, lục tặc đến đều hiện hình chẳng lẻn vào được. Nói đúng hơn tự nơi mình là tặc nên rước đồng loại vào, mình thấu tỏ thì chẳng có tặc nào cả ngoài hay trong cũng thế.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

**** (nếu KLL có nói gì sai với Phật lý .. vẫn kính xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học hỏi theo )

Câu truyện này bắt đầu từ SAY TỈNH ĐỤC TRONG ... cho nên .. cái "NGỦ" SAY cũng phải có vị trí của nó ... nên bây giờ chúng ta tiếp phần "CHUYỂN VẬT" cần có: Tâm, Tánh, thân tâm viên mãn, sáng suốt .. và một số nhân tố như là Lục Căn .. Lục Trần .. Lục Thức ..

cho nên .. chúng ta nên đi thẳng vào vấn đề này luôn:

i. Giấc Ngủ Say và Những Con Người Trong Giấc Mơ:

Khoa học ngày nay chia giấc ngủ con người ra làm 4 trạng thái thuần tự khác nhau: ở phần 1 và 2 và ba .. thì hoạt động đầu óc, cơ bắp bắt đầu thả lỏng ..nhịp tim cũng xuống thấp luôn .. nhưng tới giai đoạn 4 .. sau khi bộ óc đã được nghỉ ngơi được phần nào thì bắt đầu nó hoạt động trở lại phần nào luôn .. giai đoạn này gọi là REM (rapid eye movement) .. ở trong giai đoạn này tuy người ta vẫn ngủ, nhưng não bộ đã hoạt động lại phần nào .. để sắp xếp những dữ kiện xảy ra trong ngày, trong tư tưởng và những ngăn chứa của bộ nhớ . các phương pháp điều trị bằng thôi miên cũng là: giúp người đi vào giấc ngủ .. mà còn giữ 1 sợi dây thông vào bộ não .. đưa người ta vào REM .. để mà khai thác những dữ kiện trong đời sống bình thường lúc tỉnh táo người ta giấu .. nhưng trong lúc mơ màng đó .. lại khai ra [smile]

nhưng có thể nói, ban ngày chúng ta sao . thì ban đêm giấc mơ cũng phần nào phản ánh lên tính nết của mình .. như là GIẤC MỘNG HOÀNG LƯƠNG: một thí sinh vào kinh ứng thí trên đường mệt mỏi nấu nồi cháo kê .. nhưng ý nghĩ thi đỗ đạt công danh của anh ta trong giấc mơ vẫn vậy .. nên anh ta mơ mình đỗ đạt công danh vinh quy bái tổ .. nhưng khi thức dậy thì đúng là:

GIẤC NAM KHA ... khéo bất bình

Mở bừng con mắt thấy mình tay không



Có những GIẤC NGỦ SAY trong cuộc đời .. chúng ta DÍNH VÀO GIẤC NGỦ SAY đó luôn .. Ý NGHĨ SUY TƯ và CON NGƯỜI đó luôn .. như là Khất Nguyên .. ông ta dính vào tư tưởng "mình là TRONG" còn thế gian là đục .. cho nên khi Nước Sở lâm vào cảnh diệt vong thì Khất Nguyên cũng đi vào con đường TỰ VẪN .. QUYÊN SINH [smile]

Cho nên nói cuối cùng .. cái SAY cái TỈNH đó .. cái MÊ cái NGỘ đó .. đúng lý ra phải coi ở chỗ: TÂM CHUYỂN .. VẬT CHUYỂN .. và trong đó .. cái Ý CỦA NGƯỜI XƯA có còn không ?[smile]

RA mút đầu sào .. buông tay hố thắm

tuyệt tử tái tô

nhứt đao lưỡng đoạn

sự sống chia làm hai phần .. không liền được nữa



KLL có 1 người bạn thân .. cũng khoảng thời gian đại ca đưa coi câu truyện Khất Nguyên thì họ ly dị .. khoảng 3 năm sau .. anh ta bắt đầu hẹn hò bắt đầu cuộc sống mới .. người bạn kia thì không được, cô giữ mãi ý định có ngày tái hợp .. nên trong lúc tuyệt vọng ... vào khoảng 6 năm trước, đã tự tử .. mang theo đứa con luôn

cũng giai đoạn đó, KLL cũng cố gắng giúp cô bạn trong hoàn cảnh đó .. đoạt lại tâm trí .. nhưng mỗi lần cô ta ở cùng gia đình KLL cuối tuần thì vui vẻ .. bởi vì tạm bỏ xuống được Ý đó .. nhưng sâu xa trong đó vẫn không tự mình kiên trì kiên định .. nên cứ tuần sau lại tâm tình càng tồi tệ hơn ..

Yêu nhau thật nhiều .. rồi bước ra đi .. tình Ta còn gì

một vì sao lạc .. vụt cháy màn đêm .. nếp sống tinh cầu


....

Trên con đường về .. sỏi đá lao xao --> CÒN TA một đời (smile)


bữa đó .. KLL viết lên tâm sự của mình như vậy .. bởi vì cũng bữa đó .. KLL hiểu ra được phần sau của kinh Thủ Lăng Nghiêm đó ... và cách áp dụng [smile] . ... nên nhân tiện đây trình bày để mọi người đồng duyệt



ii. CHUYỂN VẬT = CHUYỂN TÂM ... hay là CHUYỂN Ý ? (nếu biết CHUYỂN VẬT thì đồng với NHƯ LAI .. thân tâm viên mãn sáng suốt)

Trong Kinh Pháp Cú đức Phật nói:

Nếu với Ý Thanh Tịnh --> An Lạc bước theo sau

Chúng ta đều biết .... tác dụng của Lục Căn + Lục Trần --> Lục Thức trong vấn đề gọi là CHUYỂN Ý ... nhưng tác dụng nhất thời không thay đổi được cái Ý của con người đã được hun đúc lâu năm ..

- như anh học trò vào kinh ứng thi .. đã CẢ ĐỜI có Ý MUỐN VẬY rồi .. nên trong giấc mơ, anh vẫn có ý "muốn vinh quy bái tổ" mà . [smile]

- như cô bạn cũng vậy .. đã "TOÀN TÂM TOÀN Ý" muốn như vậy rồi .. những chuyển động của tâm nhất thời không đủ để chuyển nổi toàn bộ TÂM Ý con người đã được xây dựng hun đúc từ rất lâu

TÂM chuyển thành Ý

Ý chuyển thành KHÍ

KHÍ chuyển thành "NHẪN NHÂN"

--> NHÃN GIẢ --> VÔ ĐỊCH [smile]



Còn không thì giống như Đa Lai Đạt Ma nói: "Tư tưởng hóa lời nói --> lời nói hóa hành động --> hành động sẽ hóa thành nhân cách --> và nhân cách sẽ hóa thành --> ĐỊNH MỆNH (smile)"

bởi vì chỗ chúng ta cần để ý là LỤC CĂN = ở trong là 1 phần của nhân cách đó .. hay là LỤC CĂN ở ngoài cái nhân cách đó --> là TỈNH hay là MÊ .. là Chuyển hay Không Chuyển

bởi vì hôm đó ..KLL nhìn lại thấy nhiều lần đức Phật dạy phải có sự KIÊN ĐỊNH .. KIÊN TRÌ .. cho dù ĐÃ CÓ TRÍ .. nhưng KHỔ PHÁP --> cần phải có TRÍ NHẪN .. lòng kiên trì, thì mới có thể XÔNG PHÁ được "NHỨT ĐAO LƯỠNG ĐOẠN" --> SỰ SỐNG CHIA RA LÀM HAI PHẦN

cho nên .. có Ý "THANH TỊNH" = vốn là đã có "TRÍ" .. nhưng cái TRÍ đó . mà biết áp dụng sử dụng nó đúng cách ... biết khi nào có thể "TUYỆT TỬ TÁI TÔ" .. chết đi sống lại được .. thì cái trí đó có chỗ dụng tốt [smile]

- và KHỔ PHÁP TRÍ NHẪN là 1 trong 16 thánh tướng của Tứ Diệu Đế ... đúng chứ ? [smile]

từ đó nhận ra ... LỤC CĂN vốn xưa nay bổn nhiên thanh tịnh .. nó - không thuộc vào CON NGƯỜI CŨ .. ... nó cũng sẽ chẳng phải - của CON NGƯỜI MỚI [smile]


ồ mà đúng không ?

KLL
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Rất hay! Đoạn trên tiểu đệ đặc biệt hỏi riêng huynh thôi khà khà...

Niệm trước chẳng phải niệm sau nhưng chẳng phải người khác. Thân trẻ chẳng phải thân già nhưng chẳng phải người khác. Kiếp trước chẳng phải kiếp này nhưng chẳng phải người khác, cho đến muộn vạn báo thân hiện hàng nhưng chẳng phải là người khác hi hi....

Thảy chỉ là một thể nhất như. Xưa nay vẫn luôn như vậy hì hì...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

niệm trước với niệm sau vẫn vậy:

quy căn ... đắc chỉ

- tùy chiếu thất tông [smile]

--> nên người khác nhau .... mà bình yên vô sự [smile]


thân trẻ với thân già vẫn vậy ... nên người khác nhau ... mà BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ [smile]

kiếp trước kiếp này chẳng đồng mạng ... nhưng mà .. NHẤT NGÔN NAN TẬN [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

* Vấn đề.- THOÁT LY SANH TỬ.

Trực chỉ: Sanh tử là diệu dụng tùy duyên của bản thể chân như bất biến. Sanh tử không phải là việc đáng sợ. Thập phương Bồ tát cho đến chư Phật Như Lai vẫn tùy nguyện vào ra sanh tử để vun quén mãi cái nhân thành Phật cho mình.

Sanh tử do "vọng nhận" mới là thứ sanh tử đáng sợ. Đây là thứ sanh tử khổ đau vì vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, vọng nhận bóng dáng lục trần làm tướng tự tâm của mình. Sanh tử nầy là con đẻ của vô minh, khổ não ưu bi phát xuất từ "vọng nhận" thật sanh và thật tử

Ở đoạn trực chỉ trên. Chúng ta lưu ý 2 trường hợp Sanh tử:

1/. Sanh tử "Diệu dụng tùy duyên của bản thể chân như bất biến". Loại sanh tử này không đáng sợ. Nếu tu hành để mà chấm dứt loại sanh tử này, hành giả sẽ rơi vào "Hư vô- đoạn kiến".

Sự thật: CÓ BẢN THỂ CHÂN NHƯ THÌ CÓ HIỆN TƯỢNG TÙY DUYÊN.

Như bài ca Chứng Đạo của Tổ Huyền giác, sau:

THI CA 19

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ SINH TỬ

---o0o---

Phiên âm:

Kỷ hồi tử, kỷ hồi sinh

Sinh tử du du vô định chi!

Ngã sư đắc kiến nhiên đăng Phật

Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên.


Dịch nghĩa:

Việc sinh tử kể sao cùng số…

Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi

Bổn sư ta vô lượng kiếp phát tâm lành

Làm tiên nhẫn nhục, tu hành từ thời

NHIÊN ĐĂNG cổ Phật.


TRỰC CHỈ

Ham sinh sợ tử là việc thường tình. Bởi vì người đời quan niệm rằng "đời người có một lần". Một lần sinh ra. Một lần thi đỗ. Một lần kết hôn và đáng sợ nhất, một lần chết. Cuối cùng chết là hết!

Dưới nhãn quan của người chứng đạo: vạn pháp không có cái gì mất hẳn. Vạn pháp là hiện tượng vô thường nhưng chúng duyên sinh từ bản thể chân thường. Vì vậy, việc sinh tử không thể luận kiếp số, không có sự chấm dứt dòng sinh tử. Dòng sinh tử tử sinh cứ trôi mãi không có bến bờ dừng trụ. Nó "hằng" mà "chuyển". "Chuyển" trong cái "hằng".

"… Tử rồi sinh, sinh tử lững lờ trôi"

Không phải chỉ có con người mới tử sinh vô cùng vô tận về kiếp số. Qua cái thấy của người chứng đạo, Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của ta cũng vậy, chư Phật trong mười phương ba đời cũng cùng thọ dụng một chân lý.

"… Việc sinh tử, kể sao cho cùng số…"

(hết trích)

Như vậy: Trên thật tế:

KHÔNG CÓ SANH TỬ CŨNG KHÔNG CÓ LÚC HẾT SANH TỬ. Bởi vì Pháp Sanh tử từ Chân Như mà sanh khởi. Chân như bất sanh, bất diệt nên Sanh tử cũng bất sanh, bất diệt .

Như vậy:

* Ở Thinh Văn thừa. Bậc A la Hán chấm dứt sanh tử, là chấm dứt cái gì ?


* Vấn đề.- THOÁT LY SANH TỬ.(tt)

+ Sanh tử Trầm Luân


Kính các Bạn: Sanh tử Trầm Luân mới là cái đáng sợ, mà người tu hành cần phải xuất ly.

Thế nào là "Sanh tử Trầm Luân" ?

duongsanhtu.jpg


Trực chỉ: Sanh tử do "vọng nhận" mới là thứ sanh tử đáng sợ. Đây là thứ sanh tử khổ đau vì vọng nhận tứ đại làm tướng tự thân, vọng nhận bóng dáng lục trần làm tướng tự tâm của mình. Sanh tử nầy là con đẻ của vô minh, khổ não ưu bi phát xuất từ "vọng nhận" thật sanh và thật tử

Kính các Bạn:

* "Sanh tử Trầm Luân" là vậy. Là "Vọng nhận" cái không sanh tử mà cho là Sanh tử, cái Không phải Ngã mà cho là Ngã. Chính là Vọng Nhận, nên là Vô minh. Do Vô minh nên có hành, thức, danh sắc, lục nhập, Ái thủ, hữu dẫn đến Sanh tử Ưu bi khổ não (12 nhân duyên).

* "Sanh tử Trầm Luân" là Sanh tử do Tham Ái, Dục vọng sanh khởi. Gọi là "Sanh tử trầm luân tùng tham dục khởi".

Kinh 8 điều Gíac ngộ, Phật dạy:

Ðệ nhị giác tri
Ða dục vi khổ
Sanh tử bì lao
Tùng tham dục khởi
Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại.


dịch:

Điều thứ hai phải nên giác ngộ
Ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu
Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu
Đều do tham dục dẫn đầu gây nên.
Tâm ít muốn, giữ bền đạo nghiệp
Hạnh vô vi, không tiếp nghiệp duyên
Tự nhiên sẽ hết não phiền
An vui tự tại giữa miền nhân gian.


Kính các Bạn: Sanh tử Trầm Luân dựa trên Vô minh mà sanh khởi. Nhưng Vô minh lại không thật có. Nhân Địa tu hành của Đức Phật thưở ban đầu Phật dạy:

Kinh Viên giác: Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.

Như vậy. Sự xuất ly Sanh tử, chỉ là TỈNH THỨC BIẾT VỌNG ĐỪNG THEO.

Mà ở đây Đức Phật dạy: Chỉ một chữ TRI là đủ. TRI chính là xuất ly sanh tử ưu bi khổ não.

TRI HUYỄN TỨC LY BẤT TÁC PHƯƠNG TIỆN,
LY HUYỄN TỨC GIÁC DIỆC VÔ TIỆM THỨ.

Nghĩa là:

TRI Huyễn tức là Ly Huyễn rồi vậy.- không cần bất cứ phương tiện tu hành nào khác.

LY huyễn tức là Giác Ngộ rồi đó.- Không cần phải theo thứ lớp tu hành.
 
Sửa lần cuối:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Dạ!

Con chào thầy Viên Quang!

Theo con khi hành giả quán sát bản thể thì sẽ nhận ra bản chất vô sanh pháp nhẫn của thể tánh nhất như. Bởi vì khi sát na tướng tưởng chấp sai lầm tiêu mất tức khắc toàn thể không ngằn mé. Hệt như sóng về biển khắp nơi chỉ là nước không còn trong ngoài. Vì biển vẫn sẵn là biển nên việc sanh tử như mộng huyễn. Khi khởi sóng tức y biến. Lặng sóng tức y biến.

Vậy cái gọi là bậc Thanh Văn hay bậc A la Hán gì đó cũng chỉ là những giả danh của bản thể thì có gì để chấm dứt???
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113


Như vậy:

* Ở Thinh Văn thừa. Bậc A la Hán chấm dứt sanh tử, là chấm dứt cái gì ?
Kính Thầy.
Bậc Thanh Văn, Duyên Giác chấm dứt luân hồi sanh tử chứ chưa hết sanh tử nói chung. Xả Niết Bàn vào luân hồi cứu độ chúng sanh thì cũng phải mượn thân sanh tử, loại sanh tử này gọi là biến dịch sanh tử.

Bậc Thanh Văn, Duyên giác không trụ nơi các tướng hữu, nhàm chán chúng, không có bất kì mục tiêu đối với chúng, hằng xả ly. Nhưng lại trụ vào tánh vắng lặng thể tánh.

Một cá nhân (tâm) có hai tánh thống nhất: bất động ( bản thể) và động (hữu tướng). Từ đó xuất hiên hai việc: Vô minh và Giác ngộ. Cứ một lớp vô minh được dở ra thì cảnh giới nhảy lên một bước. Thanh văn, duyên giác đã dở ra lớp căn bản phiền não ( kiến hoặc, tư kiến hoặc) nên bản thân đã ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của luân hồi. Tuy nhiên họ chưa thấu tỏ nguồn gốc vạn hữu, chưa có năng lực hiển bày tất cả hiện tượng, kể cả của chính họ.

Trở về nguồn cội khám phá điểm phát sanh ra chính mình và mọi chúng sanh, sáng tỏ rồi thì là giác ngộ hoàn toàn, chân tướng hiển lộ.

Tóm lại, mê, ngộ là hai trạng thái của tâm. Mê thì chất chứa đủ thứ, ngộ rồi thấy đủ mọi thứ nhưng tâm không chất chứa điều gì dù là chánh đạo.

Xả ly nhưng không trụ vào thể tánh vắng lặng. Sanh tử và thường trụ, nay chớ nên trụ bên nào, pháp hành ấy ắt phải vào chỗ giác ngộ toàn phần.

 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào bạn VNBN!

Điều gì có thể làm bọn giắc cướp của báu trong nhà thành thiện tri thức? Điều gì có thể làm thật tánh vô minh tức Phật Tánh? Đã sẵn sàng rồi làm sao có thể lật ngược cái bồ Đoàn?

Đều là diệu dụng của tự tánh. Chân tịnh thì thông suốt, vọng động sinh mê mờ, đã nói tự tánh thì không có lý trụ hay không trụ bởi tự tánh thì luôn sẵn sàng lìa tướng ngôn thuyết. Cái tưởng muốn thấu tỏ nguồn gốc của vạn hữu hay muốn an trụ chỗ nào đều là huyễn tướng câu sanh chướng ngại trí vô lậu sẵn sàng hi hì....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

Tui nhớ hồi đó có đọc 1 cuốn sách của Thích Nữ Trí Hải ... cô viết có 1 đoạn thật là hay:

không gian không ngằn mé ... gọi là vũ

thời gian không cùng tận .. gọi là trụ


trong vũ trụ đó .. có muôn ngàn chúng sinh .. đồng biệt .. thánh phàm khác nhau ...


và lẽ đương nhiên .. khi chúng ta nhìn vào .. .đó là những chúng sinh khác nhau ... tư tưởng số mênh .. Ý khác nhau .. TÂM và TÁNH khác nhau ... nhưng đức Phật nói:

nếu với Ý thanh tịnh .. AN LẠC bước theo sau


cho nên ... trong cái vũ trụ đó đó, dù là bao nhiêu SINH DIỆT BIẾN ĐỔI .. vẫn là cái --> Ý = THANH TỊNH bất biến [smile]

và cái người luôn giữ được .. biết được làm sao trong hoàn cảnh môi trường của mình .. CÓ Ý khiến cho mình được thanh tinh ... và người LUÔN CÓ CÁI Ý THANH TỊNH ĐÓ ==> tức là người NẮM GIỮ TRI KIẾN PHẬT [smile]

- tức là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ ... trí tuệ đi qua bờ bên kia [smile]


i. cho nên .... có chuyện người làm thấy khổ .. nhưng làm việc đó họ lại được vui .. thì Ý THANH TỊNH đó ... là

- PHIỀN NÃO tức NIẾT BÀN


ii. có người có chuyện khổ ... nhưng không đi đâu cầu xin hết .. chỉ NHỨT TÂM LẶNG TIẾNG --> ĐI TÌM PHẬT ... tức tâm tức phật .. thì đó là --> ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG [smile]

- hay đó là BỒ TÁT ĐẠO .. bởi vì chỉ cần CHUYỂN TÂM ... TÂM CHUYỂN từ chỗ TỬ = ĐƯỜNG NÀY .. sang chỗ KHÁC là xong [smile]


iii. có người nghe theo lời CHƯ PHẬT .. CHƯ TĂNG .. CHƯ TÔN ĐỨC .. theo PHÁP họ trao truyền mà học hỏi .. mà giữ gìn mà kiên trì .. thì dù là người KHÔNG CÓ TRÍ TUỆ BÁT NHÃ .. nhưng nhờ có lòng học hỏi, nghe theo .. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO mà cũng được --> QUA BỜ BÊN KIA --> ĐÁO BỈ NGẠN

đó là chính là hiện tượng THINH VĂN ... phân tích là không mặc dù bản thân người đó cũng không biết là làm sao [smile]

Đại Trí Độ có nói:

Phật pháp như biển cả

- có thể VƯỢT QUA ==> bằng TRÍ

- có thể NƯƠNG VÀO ==> bằng TÍN


cho nên ... Y PHÁP HÀNH ... TÙY TÍN HÀNH ... cũng là những bậc hiền nhân ... chắc chắn và có lẽ có thể là cũng cỡ cỡ như là THINH VĂN đó đó [smile]


cho nên, nếu có thể được phép so sánh thì chúng ta nhìn thấy:

- BỒ TÁT = ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG .. thì đã "TỰ MÌNH" có TRÍ ...

- THINH VĂN = do lắng nghe .. học hỏi .. tin theo .. thọ trì .. hành trì điều mà người ta truyền đạt .. thì cũng có "TRÍ" nhưng cái trí này khác cái trước 1 tí [smile]




** ii. có người có chuyện khổ ... nhưng không đi đâu cầu xin hết .. chỉ NHỨT TÂM LẶNG TIẾNG --> ĐI TÌM PHẬT ... tức tâm tức phật .. thì đó là --> ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG [smile]

- hay đó là BỒ TÁT ĐẠO .. bởi vì chỉ cần CHUYỂN TÂM ... TÂM CHUYỂN từ chỗ TỬ = ĐƯỜNG NÀY .. sang chỗ KHÁC là xong [smile]


vì vậy .. sự miêu tả Y BIẾN .. BIẾN Y .. trong tất cả mọi động tịnh trạng thái mà bạn HVT miêu tả ... rớt vào trường hợp thứ hai này ... tức là ĐƯƠNG THỂ --> TỨC TRÍ ... TỨC KHÔNG ...

nhưng cũng không phải như vậy là hết .. bởi vì nhiều khi TRÍ BÁT NHÃ nhìn sâu vào hơn nữa .. thì là KINH VÔ NGÃ TƯỚNG:

trong kinh này đức Phật dạy BỒ TÁT --> thì cần phải RỜI BỎ TỨ TƯỚNG [smile]


vì vậy đương nhiên là NHANH CHẬM ĐỒNG BIỆT khác nhau .. thân TỰ TRÍ .. hay là thân NƯƠNG TRÍ .. hay là thân HỌC TRÍ ... vv.. cũng có nhiều sự phân biệt và trường hợp cụ thể khác [smile]

--> cũng mong là như vậy [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Hi hi...

Chào bạn VNBN!

Điều gì có thể làm bọn giắc cướp của báu trong nhà thành thiện tri thức? Điều gì có thể làm thật tánh vô minh tức Phật Tánh? Đã sẵn sàng rồi làm sao có thể lật ngược cái bồ Đoàn?

Đều là diệu dụng của tự tánh. Chân tịnh thì thông suốt, vọng động sinh mê mờ, đã nói tự tánh thì không có lý trụ hay không trụ bởi tự tánh thì luôn sẵn sàng lìa tướng ngôn thuyết. Cái tưởng muốn thấu tỏ nguồn gốc của vạn hữu hay muốn an trụ chỗ nào đều là huyễn tướng câu sanh chướng ngại trí vô lậu sẵn sàng hi hì....

Kính chào bạn.
Mỗi cá nhân gồm 2 mặt bất nhị: tự tánh và không tự tánh. Không tự tánh thì sanh diệt, tự tánh thì không sanh diệt. Do đó, xảy ra quá trình xoay chuyển, biến đổi, tiến hóa, bên ngoài thì là thân tướng cảnh giới, bên trong thì là nhận thức. nhưng không phải xoay chuyển tùy tiện mà theo sự định hướng của tự tánh (duyên khởi), điểm cuối cùng là bên trong nhận thức trọn vẹn tự tánh đồng nghĩa bên ngoài vĩnh viễn không còn cảnh giới.

Tự tánh lưu giữ tất cả chủng tử không tự tánh của mỗi cá nhân và bảo đảm duyên khởi cho các chủng tử. Mỗi chúng ta có mặt ở đây đều là kết nối các chủng tử, nhóm các nhân duyên. Và hiện đang xoay chuyển, cho đến khi các chủng tử hoàn mãn tức cho đến khi chúng ta thấu rõ hoàn toàn tự tánh và phi tự tánh. Đạo lộ thì như Thầy Viênquang6 nêu đó.



 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn HVT một ly trà [smile]:

cũng vẫn là SAY TỈNH ĐỤC TRONG ... và cũng vẫn: CHÂN LÝ phải là cụ thể [smile]

- nhưng Khất Nguyên vì là người nước SỞ, cho nên .. thấy nước SỞ bị mất mà không làm gì được, không được làm gì là ĐỤC ....

- còn ông lão thì lại coi đó TRONG ... bởi vì trong lời của ông lão ... đã không có NƯỚC SỞ [smile]


Tiền không biến chuyển,
Giai do vọng kiến.
Bất dụng cầu chơn,
Duy tu tức kiến. - Tín Tâm Minh


Tiền không thay đổi .. đều là vì nhìn vào chỗ --> thay đổi .. biến chuyển

nếu đó là "thật tướng" ... là "thật kiến" ... thì đã không biến chuyển



Tuy nhiên đối với người đứng trước sự biến chuyển ấy ... cái vọng kiến ấy thì đức Phật cũng chỉ ra nhiều phương pháp khác nhau:

i. Tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT nối nhau

SỐNG theo đường thuận

CHẾT theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện ác 1 đời ..

đồng thời hiện ra

cái thuận của sống

cái nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Lẽ đương nhiên .. lúc đó là lúc .. dù có Ý THANH TỊNH .. nhưng LÒNG nào đã dễ yên ... cho nên ... phải KIÊN TRÌ ..ngay lúc SANH TỬ, nắm cái KHÔNG SỐNG KHÔNG CHẾT như là các vị thiền sư đã nói ..

tức là --> TRỰC CHỈ CHƠN TÂM [smile]



ii. NHƯ LÝ THẬT KIẾN

trong kinh Kim Cang .. sau phẩm Chánh Tông Đại Thừa 1 chương .. thì là phẩm NHƯ LÝ THẬT KIẾN .. ở trong đó đức Phật chỉ nói:

- người "DÙNG THÂN TƯỚNG" để nhìn thấy thật kiến ... thì không thể được .. bởi vì "THÂN TƯỚNG ấy" cũng không phải là thật tướng .. cho nên đứng ở vị trí đò mà nhìn sẽ không có ... THẬT KIẾN

NHƯ LÝ THẬT KIẾN.

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng. Phật cáo Tu-bồ-đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

DỊCH:

THẤY LẼ THẬT ĐÚNG LÝ.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? - Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề:

Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.




iii. ở trong Tín Tâm Minh .. thì Tam Tổ Tăng Xán lại nói tiếp phần sau như vầy ... nguyên nhân phần đầu lại giống KINH KIM CANG "hư thị giai vọng" .... cho nên ông chỉ cách lìa "THÂN TƯỚNG bằng LY KIẾN" :

Tiền không biến chuyển,
Giai do vọng kiến.
Bất dụng cầu chơn,
Duy tu tức kiến.

Không trước chuyển biến,
Ðều do vọng kiến.
Chẳng cần cầu chơn,
Chỉ cốt dứt kiến.



thôi .. tạm gác say tỉnh đục trong qua một bến .. tương truyền ngày xưa có 1 người gọi là Hoàng Nhất Thiền Sư ... có nhiều người tới ổng để thọ giáo Phật Pháp thì ổng chỉ đưa ra 1 NGÓN TAY ... tức là MỘT với 1 ý chính thôi

- MỘT ... tức là TÂM


cho nên ... chắn chắn và có lẽ có thể là THIỀN TÔNG chuyện gì .. cũng chỉ đưa 1 THỨ RA THÔI --> TRỰC CHỈ CHƠN TÂM [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
CHƯƠNG HAI

BIẾT HUYỄN LÀ ĐÃ LY HUYỄN
LY HUYỄN LÀ PHẬT RỔI

--- o0o ---

Kinh văn: Bấy giờ Bồ tát Phổ Hiền đảnh lễ Phật và chấp tay thưa:

Bạch Thế Tôn ! Những người cầu học Đại thừa, sau khi nghe hiểu cảnh giới VIÊN GIÁC thanh tịnh rồi phải tu hành thế nào để được kết quả tốt? Bạch Thế Tôn ! Khi chúng sanh nhận biết tất cả là huyễn thì thân tâm họ cũng huyễn. Vậy thì lấy huyễn tu huyễn, có kết quả chăng? Và khi các huyễn diệt hết, thân tâm cũng không còn thì ai là người tu để gọi là tu hành huyễn? Giả sử có hàng chúng sanh không biết tu hành, thường buông trôi sống trong sanh tử huyễn hóa với vọng tưởng loạn tâm, không hề biết cảnh giới như huyễn thì làm sao có được ngày giải thoát? Cúi mong Như Lai vì hàng Bồ tát và chúng sanh đời sau mở đường phương tiện dạy pháp tu hành tiệm tiến khiến cho xa lìa các huyễn !

Phật dạy ! Lời hỏi của ông rất có ý nghĩa, sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho các hàng Bồ tát và chúng sanh đời sau, những người chủng tánh Đại thừa cầu học NHƯ HUYỄN TAM MUỘI.

Nầy, Phổ Hiền ! Tất cả chúng sanh và các thứ huyễn hóa đều sanh trong NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM, ví như hoa đốm sanh khởi trong hư không. Dù hoa đốm có sanh, có diệt, hư không vẫn y nhiên. Các huyễn tùy sanh, tùy diệt mà NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM bất động.

Đối với huyễn pháp mà đề cập giác tâm, nhưng nếu chấp có giác tâm thì vẫn chưa ly huyễn. Bồ tát và chúng sanh đời sau phải viễn ly tất cả cảnh giới huyễn hóa, tiếp đến viễn ly khái niệm viễn ly. Viễn ly cả ý niệm ly và không ly, bấy giờ mới thật viễn ly các huyễn. Ví như người cần lửa, lấy hai thanh gỗ cọ vào nhau, lửa phát, gỗ cháy, tro bay, khói diệt. Lấy huyễn tu huyễn phương cách ví cũng như vậy. Các huyễn dù diệt hết mà thiền giả không rơi vào đoạn diệt.

Nầy, Phổ Hiền ! Biết huyễn tức là ly huyễn rồi, đòi hỏi phương tiện mà chi ! Ly huyễn là Phật rồi tìm hiểu tiệm tiến làm gì ! Bồ tát và chúng sanh đời sau học tu như thế sẽ được viễn ly các huyễn.

Bấy giờ đức Như Lai tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:



Phổ Hiền ông nên biết.

Tất cả các chúng sanh.

Vô thỉ huyễn vô minh.

Như hoa đốm trong không.

Từ hư không huyễn có.

Hoa đốm dù diệt hết.

Hư không vẫn y nhiên.

Huyễn từ Giác tâm sanh.

Huyễn diệt Giác bất động.

Hàng Đại thừa Bồ tát.

Các chúng sanh đời sau.

Hằng nên viễn ly huyễn

Các huyễn hãy vĩnh ly.

Như cọ gỗ lấy lửa.

Lửa cháy gỗ tiêu tan.

Tro tàn, khói bốc hết.

Giác, không cần tiệm tiến.

Phương tiện cũng chẳng dùng.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113

Hai câu màu xanh mà Thầy VQ trích dẫn ra quá hay. Đây là chỗ chúng ta thực hành. VNBN không nói gì nữa, xin phép ca tụng và thực hành lời dạy này của Thế Tôn.

Những phần tiếp theo của Kinh Viên Giác chỉ rõ cách tu và những sai lầm. Ngưỡng mong Thầy VQ phổ truyền ngày ngày để chúng con được học và thực hành pháp vi diệu này, sẽ tiến thẳng Vô Thượng Bồ Đề.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha ha ... kính bạn VNBN một ly trà [smile]:

Kinh Pháp Cú có 1 đoạn nói: Ý dẫn đầu, các pháp. Ý tạo tác làm chủ.

Tuy nhiên .. nếu cái Ý đó không được rõ ràng, không đủ kiên trì, nghi tình chưa được phá hết .. thì cái Ý đó cũng không sai sử được "CON TRÂU" làm theo ý nó được. Cho nên thiền tông mới có thập mục ngưu đồ để tìm ra con trâu, chăn trâu ..

- dắt trâu --> VỀ NHÀ

rồi Trâu Người Đều Mất .. rồi chỉ còn Vầng Trăng .. rùi Hòa Quang Đồng Trần .. trở về tự nhiên


vì vậy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm mới có đoạn cụ thể hơn về giai đoạn đó: Hai Luồng Tập Khí, xen kẽ lẫn nhau ... khi mà CHẾT theo đường khác [smile]


Cho nên ... hồi đó tui có viết 1 câu truyện vui: Phật Tổ Có Mấy Con Trâu

Trời vừa sáng, Sư Phụ gọi ba đê tử tới Đại Hùng Bảo Điện. Sư Phụ nói: chúng ta nên bắt trước người xưa, kiên trì nhẫn nại cần cù dắt con trâu của mình ra đồng mà chăn nó .. Tinh Bản tại ngưu lang (1). Chùa mình có 12 con trâu, các con ai muốn lãnh bao bao nhiêu thì cứ tự nhiên.

Đại Đồng, đại đệ tử hăng hái:

- Sư phụ, con lãnh 6 con trâu.

Nói thế là đi luôn .. vừa đi vừa hát:

ai biểu chăn trâu ... LÀ KHỔ ? [smile]

chăn trâu ... sướng lắm chớ



Trung Đồng, cũng không thua gì đại sư huynh, xung phong luôn:

- Sư Phụ, con lãnh 4 con trâu ...

Nói xong liền đi .. cũng vừa đi vừa ngâm nga:

tìm trâu thấy được --> dấu Chân Trâu

tìm thấy được Trâu ... HỎI: phải trâu ? [smile .. phải hỏi cho chắc ăn]

rồi sau quên mất người đâu có

HỎI: có trâu không ? .. hỏi có người ? [smile .. cũng phải hỏi cho chắc ăn ]


Hai sư huynh đi rồi chỉ còn một mình Tiểu Đồng .. đang vò đầu .. bó gối .. suy nghĩ ... Một hồi lâu, sư phụ tới xoa đầu tiểu đồng .. ân cần hỏi:

- Con có lãnh con trâu nào đi chăn không ?


Tiểu Đồng không trả lời .. vẫn chìm đắm trong suy tư ... một hồi sau, Tiểu Đồng rụt rè giơ tay xin Sư Phụ cho hỏi ... Sư Phụ cười gật đầu .. Tiểu Đồng hỏi:

- Thưa sư phụ, PHẬT TỔ CÓ MẤY CON TRÂU ? (2)




(1)TINH BẢN tại --> NGƯU LANG trong Kinh Dịch, hai hào dưới cùng tượng trưng cho Đất ... được miêu tả bằng hai câu:

hào một: tiềm long --> VẬT --> DỤNG

hào hai: hiện long --> tại --> ĐIỀN

cho nên trong Sấm Trạng Trình ông trình bày hiện tượng quốc gia bị suy tàn bởi đạo đức bị suy tàn .. và ông nói:

TINH BẢN tại --> NGƯU LANG


(2) Phật Tổ có mấy Con Trâu

trong kinh Kim Cang .. Phẩm Chánh Tông Đại Thừa có đoạn viết

CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,

--> ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.



Cũng không ai nói rõ là số lượng con trâu phải được tinh hóa .. bao nhiêu các loài được diệt độ thì mới có thể DẮT TRÂU VỀ NHÀ ... VẦNG TRĂNG xuất hiện [smile]

nhưng chắc chắn và có thể có lẽ là --> khi Vầng Trăng xuất hiện rồi .. thì NGHI TÌNH đã hết [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9/4/18
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Tuy chỉ là Diệu dụng của một bàn tay nhưng có thể phân biệt sự khéo léo của diệu dụng.

Tuy chẳng khác người thủa trước mà chỉ khác hành vi thủa trước nên hành giả cần cố gắng thiền quán để đạt được như huyễn tam muội.

Việc tu hành chính là việc giữ gìn hay bảo nhậm chỗ minh bạch sẵn sàng của tự tánh hì hì.. :icon_lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

Tiếp câu truyện SAY TỈNH ĐỤC TRONG này ... nên tui thấy người xưa .. như Lão Tư có vài câu hay quá .. ông nói:

Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi. Cố năng vi bách cốc vương.

Sông biển sở dĩ làm vua trăm hang suối chính vì khéo ở chỗ thấp, vì thế nên làm vua trăm hang suối.


Tui nghĩ đối với Tự Ngã cũng thế ... CHƠN NGÃ cũng khéo đứng chỗ THẤP so với TÂM VƯƠNG của người ta .. mà rút cuộc nó chính là ÔNG CHỦ thật sự ... [smile]

*** có nhiều thứ .. không tên không tuôi .. không danh hông phận ... khéo đứng chỗ thấp .. ai cũng tưởng là sai khiến được --> MÀ LẠI ĐƯỢC VIỆC [smile]

cho nên diệu dụng trăm ngày .. là ở chỗ: NGƯỜI ẤY LÀ AI ... AI ... AI ... ÁI ? [smile]

Thiện Hội có lần bảo Sư: Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay.

Sư hỏi: Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?

Hội đáp: Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.

Sư hỏi: Thế nào là chỗ không sống chết?

Hội đáp: Ngay trong sống chết nắm lấy nó mới được.

Sư hỏi: Làm sao mà hiểu?

Hội đáp: Ngươi hãy đi, chiều nay sẽ đến.

Chiều Sư lại vào, như đã hẹn, Hội bảo: Đợi đến sáng mai đông đủ, sẽ chứng minh cho ngươi.

Sư tỉnh ngộ, liền sụp lạy.

Hội hỏi: Ngươi thấy đạo lý gì?

Sư thưa: Con đã lĩnh hội.

Hội hỏi: Ngươi hiểu như thế nào?.

Sư đưa nắm tay lên, thưa: Bất tiếu [3] là cái này đây.


^ Bất tiếu (不肖): Con không được như cha gọi là bất tiếu. Con hư cũng gọi là bất tiếu. Tiếu nghĩa là suy vi, hư hỏng, mất mát.


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Tùy thuận tự tánh Viên Giác.

TRỰC CHỈ

1. Phát tâm tu học Đại thừa phải tư duy tìm hiểu về VIÊN GIÁC TÁNH của vạn pháp và VIÊN GIÁC TÂM của chính mình, vì đó là mục tiêu chính của hành giả cần đạt đến.

+ Thế nào: "VIÊN GIÁC TÁNH của vạn pháp" ?

- Vạn Pháp là chỉ cho tất cả "Vô Tình chúng sanh". Nghĩa là chỉ cho vạn vật hiện tượng trong vũ trụ không có suy nghĩ. tình thức. Ví dụ: cái cây, nước, lửa v.v... Nói chung là 6 trần Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.- Đây là đối tượng BIẾT của con người.

- Tánh chung của Vạn Pháp là nó vốn "thanh tịnh bản nhiên". Nghĩa là chúng tự nhiên trong sạch không làm nhiễm ô đau khổ cho bất cứ ai. Nhưng chúng sanh không biết sử dụng mà khiến tự mình bị đau khổ vì tính chất tự nhiên của chúng.

Ví như Lửa. tự tánh nó tuy là nóng, nhưng nó không tự đốt cháy ai, mà do chúng ta không khéo sử dụng chúng, nên chúng trở thành có lợi hay có hại là do ta. Ví như cây Anh túc, nó vốn là thảo mộc nình thường, nhưng do con người sử dụng mà nó trở thành thuốc độc, hay thuốc chửa bệnh là do mình. Mà kinh Thủ lăng nghiêm dạy:

"TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁP HIỆN".

Hay Tín Tâm minh dạy:

DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN

Dịch : Muốn chứng lấy nhất Phật thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

Tánh Bản Nhiên Thanh Tịnh của vạn pháp. Ở đây gọi là :"VIÊN GIÁC TÁNH của vạn pháp" . Còn gọi là "Viên giác Lý"

+ Thế nào: "VIÊN GIÁC TÂM của chính mình" ?

- Đó là chỉ cho tất cả "Hữu Tình chúng sanh". Nhưng loài bò, bay, mái, cựa v.v... nghĩa là khác với loài khoáng vật, thực vật. v.v...

- Tánh Thật của "Hữu Tình chúng sanh" là nó vốn Thanh tịnh bản Nhiên, không tham, không sân, không si, nói chung là không có Vô minh. Nhưng do chúng sanh do vô minh che tâm, không nhận ra được Phật Tánh, Viên giác Tánh của mình, mà lại chạy theo vọng tưởng mà phải bị đắm chìm trong sanh tử. Như bài kệ Tổ huyền quang dạy:

Giác tánh viên minh,
Tùng lai trạm tịch,
Bổn vô nhơn ngã chi huyễn tướng,
Hà hữu sanh tử chi giả danh ?
Nhơn tối sơ nhất niệm sai thù,
Tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.


Dịch:

Giác tánh viên minh, xưa nay vắng lặng; nếu không có ngã – nhân huyễn tướng thì nào có sanh - tử giả danh. Nhơn đầu tiên một niệm sai lầm, từ vọng tưởng có ngay sanh - diệt.

- Cái Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Hữu Tình chúng sanh, gọi là "VIÊN GIÁC TÂM của chính mình" cũng gọi là VIÊN GIÁC TRÍ.

* Hành giả tu tập và sống phù hợp Với LÝ và TRÍ Viên giác. Gọi là Thành Phật vậy thôi.

Như lời Trực chỉ:

Pháp tánh và Phật tánh chỉ là tên gọi khác của bản thể CHÂN NHƯ. Nhận thức trên mặt ĐỒNG, ta thấy Phật tánh và pháp tánh là một. Nhận thức qua mặt DỊ, ta thấy Phật tánh và Pháp tánh không phải một.

"Phật tánh tại hữu tình
"Pháp tánh tại vô tình
"Phật pháp bản lai vô nhị tánh
"Nhất hỏa năng thiêu bách vạn sài"

Pháp tánh tự nó thanh tịnh. Pháp tánh tự nó không xan tham, không có thủ xả, không có cái của ta của mi. Cái
tự tánh thanh tịnh sẵn có của hữu tình chúng sanh gọi là Phật tánh. Tánh thanh tịnh sẵn có của vô tình chúng sanh gọi là Pháp tánh. Phật tánh và pháp tánh không hai, ví như cùng một thứ lửa tùy đốt vào củi mà tên lửa và độ nóng có khác. Sự thật, pháp tánh là tự tánh "như thị bản nhiên" của hiện tượng vạn pháp. Nó không là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp...Cho nên sống đúng với pháp tánh, tùy thuận pháp tánh,
(hết trích)

Tu hành và sống hợp với Lý và TRí Viên giác.- tức là: Tùy thuận tự tánh Viên Giác. Thì gọi là Thành Phật vậy thôi.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top