Thiền ngữ

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BỐ THÍ - Lại Quả Thiền Sư

Bố thí là một hạnh trong lục độ. Muốn hành đạo Bồ Tát độ tất cả chúng sanh, trước hết phải độ bằng cách bố thí.

Phải biết, tâm bệnh của chúng sanh, dù là Phật sống hiện ra ở trước chúng sanh, nếu chúng sanh ấy vô duyên cũng chẳng muốn gặp Phật, dù Phật hiện các thần thông trước chúng sanh, chúng sanh cũng không muốn tin Phật. Sao vậy? Vì họ tưởng rằng đối với gia đình họ vô ích, đối với bản thân họ cũng vô ích. Dẫu cho tướng hảo, thần thông của Phật mà gặp chúng sanh vô duyên, họ cũng khó sanh lòng kính tin nên bỏ qua chẳng màng đến. Người hành đạo Bồ Tát đối với kẻ vô duyên thì gieo duyên cho họ, họ không tiền thì cho tiền, họ không vật thì cho vật, họ không áo thì cho áo, họ không có ăn thì cho ăn. Các chúng sanh ấy nhớ đến cái ân đức cứu giúp, chẳng những đời này không quên mà đời đời kiếp kiếp cũng khó quên. Thế nên muốn độ chúng sanh cần phải hành bố thí để gieo duyên.

Người hành đạo Bồ Tát phải dùng Vô Tận Thí :

Như có người hận ta thì bố thí hoan hỷ. Có người phỉ báng ta thì bố thí vui vẻ. Có người trộm cắp của ta thì bố thí tiền của. Có người hại ta thì bố thí thân mạng. Có người đánh mắng ta thì bố thí nhẫn nhục. Thấy người không áo liền cởi áo trên thân mình để bố thí. Thấy người đói liền đem phần cơm mình cho ăn. Thấy người không tiền xe liền đem tiền giúp đỡ. Thấy người đánh nhau bèn vội khuyên can. Thấy cha đánh con liền dùng lời khéo an ủi. Thấy con ngỗ nghịch với cha liền ngăn trở. Thấy mẹ chồng độc ác đánh nàng dâu liền khuyên can ra cho nàng dâu chạy thoát. Thấy nàng dâu hỗn với mẹ chồng liền ngăn cản. Người hành đạo Bồ Tát không phân biệt tăng tục, nam nữ, chỉ cần trong thân ngoài thân đều bố thí hết. Ấy mới là cái hạnh bố thí của đại Bồ Tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BIẾT NHÂN BIẾT QUẢ - Lại Quả Thiền Sư

Hai chữ NHÂN QUẢ, mười pháp giới đồng nhau. Bất cứ nơi nào lúc nào, người nào, việc gì đều chẳng ra ngoài nhân quả. Như cái nhân tham thiền quyết định cảm cái quả đại ngộ. Nhân niệm Phật quyết định cảm cái quả vãng sanh Tây phương. Tạo nhân phá giới quyết định cảm quả địa ngục. Tu nhân trì giới quyết định cảm quả sanh lên Trời. Nhân trồng mè quyết định cảm quả mè, nhân trồng đậu quyết định cảm quả đậu. Tu nhân Tòng Lâm cảm quả ngồi đạo tràng. Tu nhân khổ hạnh cảm quả phước đức. Tu nhân thiền định cảm quả trí huệ. Làm nghiệp nhân chúng sanh cảm quả chúng sanh. Tu nhân giải thoát cảm quả chư Phật. Muốn biết nhân đời trước thì xem chỗ hưởng thụ của đời này. Muốn biết quả đời sau thì xem việc làm của đời này. Tiền nhân hậu quả đều tự nơi mình, thay đầu đổi mặt đều do nhân quả. Một lời nói, một việc làm cần phải xét lợi hại, nhất cử nhất động đều chẳng ngoài nhân quả. Hễ có động niệm cho đến làm việc đều là tạo nhân, có gieo nhân thì phải gặt quả. Kẻ mang quả tu nhân thì nhân gồm biển quả. Kẻ tu nhân cảm quả thì quả suốt nguồn nhân. Ngàn Thánh muôn Phật cũng chẳng thể ra khỏi nhân quả. Thường có người chấp "khoát-đạt-không" (chấp cái không của tuyệt diệt) bác bỏ nhân quả, ấy là người mù dẫn cả bọn mù cùng vào hầm lửa. Sự bác bỏ nhân quả thật nguy hiểm thay!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ngã Mạn - Thiền Sư Lai Quả

NGÃ MẠN

Người tham thiền hàng ngày tự coi mình như con cháu của thiên hạ, thấy kẻ tục người Tăng đều khiêm nhường cung kính mới là bổn phận của Tăng sĩ. Chỉ nguyện ta sợ thiên hạ, nguyện thiên hạ không sợ ta, không kính ta. Nếu làm được như thế mới là một Tăng sĩ tốt.

Xin khuyên mười phương, nghìn vạn kẻ tục, người Tăng hãy mau trừ ngã mạn. Phải biết ngã mạn là vật phụ thuộc của tham sân si, cho nên Phật nói: “Tham, sân, si, mạn, nghi là năm điều gốc của địa ngục”. Đúng thay lời này!

Có một phương pháp trừ ngã mạn rất hay, đó là xem nam nữ Tăng tục là cha mẹ quá khứ của ta, và là chư Phật vị lai. Tôi thấy anh thì tôi hiếu thuận như đối với cha mẹ, anh thấy tôi thì anh cung kính như đối với Phật. Anh hiếu thuận tôi, tôi cung kính anh, cả thiên hạ đều làm như thế thì một chữ MẠN này tuyệt chủng.

Ngã mạn là tự cho rằng cả thiên hạ chỉ có một mình ta, cả thiên hạ không ai bằng ta. Tăng thượng mạn là cho rằng kinh Phật, lời Tổ chỉ là giấy cũ, Phật là đồng, gỗ làm thành. Tăng thượng mạn này sau khi chết bị đọa địa ngục A Tỳ. Ty liệt mạn, như là nói: “Quân tử không làm việc hạ tiện, Hòa Thượng trụ trì không nên đi khất thực, lượm giẻ rách v.v… Ty liệt mạn này sau khi chết bị đọa vào Tam đồ khổ.

Tất cả các mạn, mạn nào cũng có ngã. Ngã mạn so với ba độc tham sân si, nó còn độc hơn. Ba độc trước tuy độc mà còn có lúc thôi riêng một cái độc ngã mạn này ở loài người thì mạn người, ở loài quỷ thì mạn quỷ, ở loài súc sanh thì mạn súc sanh, ở chỗ nào thì sanh mạn ở chỗ đó. Ở trong loài người mạn như là kẻ tục hát xướng, nghe qua nói hát không hay. Trong loài quỷ mạn quỷ như đại quỷ khuấy nhiễu người, tiểu quỷ cật đố nói: “Tôi phá người còn hơn ông”. Trong loài súc sanh mạn súc sanh là như mới thả con heo nhỏ vào chuồng con heo lớn chạy đến cắn một cái. Xét kỹ nếu mọi người coi người khác như cha mẹ, như chư Phật thì mới hết ngã mạn được.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
NGÃ MẠN

Người tham thiền hàng ngày tự coi mình như con cháu của thiên hạ, thấy kẻ tục người Tăng đều khiêm nhường cung kính mới là bổn phận của Tăng sĩ. Chỉ nguyện ta sợ thiên hạ, nguyện thiên hạ không sợ ta, không kính ta. Nếu làm được như thế mới là một Tăng sĩ tốt.

Xin khuyên mười phương, nghìn vạn kẻ tục, người Tăng hãy mau trừ ngã mạn. Phải biết ngã mạn là vật phụ thuộc của tham sân si, cho nên Phật nói: “Tham, sân, si, mạn, nghi là năm điều gốc của địa ngục”. Đúng thay lời này!

Có một phương pháp trừ ngã mạn rất hay, đó là xem nam nữ Tăng tục là cha mẹ quá khứ của ta, và là chư Phật vị lai. Tôi thấy anh thì tôi hiếu thuận như đối với cha mẹ, anh thấy tôi thì anh cung kính như đối với Phật. Anh hiếu thuận tôi, tôi cung kính anh, cả thiên hạ đều làm như thế thì một chữ MẠN này tuyệt chủng.

Ngã mạn là tự cho rằng cả thiên hạ chỉ có một mình ta, cả thiên hạ không ai bằng ta. Tăng thượng mạn là cho rằng kinh Phật, lời Tổ chỉ là giấy cũ, Phật là đồng, gỗ làm thành. Tăng thượng mạn này sau khi chết bị đọa địa ngục A Tỳ. Ty liệt mạn, như là nói: “Quân tử không làm việc hạ tiện, Hòa Thượng trụ trì không nên đi khất thực, lượm giẻ rách v.v… Ty liệt mạn này sau khi chết bị đọa vào Tam đồ khổ.

Tất cả các mạn, mạn nào cũng có ngã. Ngã mạn so với ba độc tham sân si, nó còn độc hơn. Ba độc trước tuy độc mà còn có lúc thôi riêng một cái độc ngã mạn này ở loài người thì mạn người, ở loài quỷ thì mạn quỷ, ở loài súc sanh thì mạn súc sanh, ở chỗ nào thì sanh mạn ở chỗ đó. Ở trong loài người mạn như là kẻ tục hát xướng, nghe qua nói hát không hay. Trong loài quỷ mạn quỷ như đại quỷ khuấy nhiễu người, tiểu quỷ cật đố nói: “Tôi phá người còn hơn ông”. Trong loài súc sanh mạn súc sanh là như mới thả con heo nhỏ vào chuồng con heo lớn chạy đến cắn một cái. Xét kỹ nếu mọi người coi người khác như cha mẹ, như chư Phật thì mới hết ngã mạn được.

ở nơi vô minh và ba độc tham sân si chính là chỗ đắc đạo của chư Phật.
Kẻ chưa từng biết thế nào là tham thiền mà hướng vào lời của chư Tổ để cho là ý mình thì chư Tổ thường gọi đó là "con chó đuổi theo cục xương" hề hề..
lâu ngày lâu ngàỳ hề hề...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
ở nơi vô minh và ba độc tham sân si chính là chỗ đắc đạo của chư Phật.
Kẻ chưa từng biết thế nào là tham thiền mà hướng vào lời của chư Tổ để cho là ý mình thì chư Tổ thường gọi đó là "con chó đuổi theo cục xương" hề hề..
lâu ngày lâu ngàỳ hề hề...

heeeeeee, con chó duoi theo cục xương cũng tốt chứ đâu có sao. Nhiều người muốn được như vậy mà không được đó. Heeeeeeeeeeeeee.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
nghi thức hộ niệm niệm Phật cho chư tăng sắp viên tịch - Bách Trượng Thanh Quy -

Sắp Viên Tịch
Giờ viên tịch sắp đến, phàm người săn sóc bịnh nhân cần niệm Phật lớn
tiếng để trợ giúp vãng sanh. Sau khi viên tịch chờ tàn một cây nhang mới
sắp xếp tang lễ, hoặc đưa ra một số việc cần làm, nên chia đều để tránh tranh
cải nhau. Nếu y pháp cận bên nên liệm theo, để lại tiểu sư không thể đắp
được; vải gai khóc thống thiết. Thỉnh thủ tọa chủ tang, những người khác túc
trực ở phòng khách, nhà kho, nhà bếp lo liệu công việc. Mọi Phật sự tùy
nghi mà làm, đừng quên thể ông tăng để không phí của Tam Bảo, không
phiền lòng đại chúng. Nếu Trụ Trì có công với Tam Bảo, tăng chúng nên
niệm nghĩ ân đức, như y bát chưa truyền đều nên tiến hậu thương tiếc.
Chứng nghĩa ghi rằng: Công tích người lúc sanh tiền tới lúc lâm chung
mới trắc nghiệm, không hẳn là người có bịnh hay không bịnh, mà chỉ xem
trước giờ ra đi có nhẹ nhàng, tự tại hay không mới biết được mà thôi. Sách
Thiền Tông Bí Yếu ghi rằng: thiền sư Động Sơn Lương Giới lúc thị tịch, hỏi
chúng rằng:
- Lìa bỏ cái xác nhơ này hướng về đâu để chúng ta gặp nhau?
Chúng không trả lời. Theo lời Ngài dạy bảo: cạo tóc, tắm rửa thân thể
sạch sẽ, cho thỉnh đại hồng chung để Ngài từ biệt chúng. Ngài an nhiên ngồi
mà hóa, lúc đó đại chúng thương quá kêu lên, níu lại không cho đi. Sư bỗng
mở mắt bảo chúng rằng:
- Người xuất gia tâm không tùy vật là tu hành đúng; tham sanh úy tử,
thương tiếc giá có ích gì!
Nhưng chủ sự khiến bày thiết trai kéo dài 7 ngày, đồ ăn đầy đủ, Sư cũng
tùy chúng thọ trai xong, bèn nói:
- Nhà tăng vô sự, đại hạn lâm hành đừng nên náo động.
Nói xong về lại phòng, ngồi ngay ngắn mà tịch.
Lại như thiền sư Thúy Nham Khả Chân lúc sắp lâm chung hiện bịnh rất
ngặt nghèo, nằm vật vả dưới đất, nghiêng qua một bên không cục cựa. Triết
khai thị tỏ lòng thương cảm nói rằng:
- Bình sanh chê Phật mắng Tổ, nay làm gì thế kia?
Sư thấm thía quát lên rằng:
- Ông cũng làm vậy thấy giải không?
Liền ngồi dậy kêu thị giả đốt hương khói xông lên rồi thị tịch. Hai bậc cổ
đức này lúc lâm chung đều có bịnh khổ nhưng đều tự do tự tại như thế, há
không nhờ tích lũy công huân tu tập hay sao!
Lại trong kinh ghi rằng, người lúc lâm chung muốn nghe tiếng chuông,
tiếng khánh làm tăng thêm chánh niệm cần thiết ngay trước lúc hơi thở chưa
dứt hẳn. Ngày nay thời đi thẳng, người mất tắt thở chưa bao lâu đã tới lúc
nhập quan, tụng Kinh, gõ khánh đã không kịp nữa rồi. Tuy nhiên, đây là việc
của người còn lại; nếu người chết lúc sống tu hành tịnh nghiệp đến lúc này
thời hẳn được người khác trợ lực cũng như gấm có thêu hoa. Nếu người chết
lúc sanh tiền không tu tịnh nghiệp đến lúc này đây hoàn toàn trông vào tha
lực, chính là từ trước lúc tắt hơi thở trở đi niệm Phật ngay cho tới khi nhập
quan về sau. Tuy không mong được lợi ích, nhưng lợi ích có thừa. Nhưng
chắc chắn việc trợ niệm không thể thiếu được mà luận về đạo có thể đem an
lạc giúp đỡ chứ? Chỉ có lúc lâm chung mới qui tụ được người đồng chí phân
ban niệm Phật, giúp người mất được chánh niệm vãng sanh. Nên niệm Phật
là điều không thể thiếu được.
Ngoài ra, nên sắp xếp với nhân viên nhà thương hay nhà quàng không
được động tới thân xác trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó
nên luân phiên niệm Phật không dứt. Sau đó mới tắm rửa, thay quần áo và di
chuyển thi hài đi nơi khác.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Le nhập quan cho chư tăng thiền tông đều niệm phật và tụng kinh A Di đà trong Bách Trượng Thanh quy

1.40 Lễ Nhập Quan

Quan mà có sách gọi là khám, là rất sai lầm. Có bàn rõ ở phần chứng
nghĩa. Phàm người bịnh nguy kịch, phải chuẩn bị cổ quan tài trước như kiểu,
vật liệu ra sao v.v… càng đơn giản bao nhiêu càng tiện việc thiêu bấy nhiêu
và cũng đỡ được một phần chi phí. Hơi thở người mất vừa dứt là dẫn mõ
theo tiếng niệm Phật cho tới lúc nhập quan. Mời các thầy nhiều chùa tới làm
lễ nhập quan. Vị chủ sám làm phép sái tịnh trên – trong quan tài, đậy nắp
xong, liền thuyết pháp ngữ. Nên quỳ thuyết nếu người mất lớn tuổi hơn (sám
chủ) đáng hàng hậu bối cần phải chắp tay nghiêm chỉnh. Ban lời pháp ngữ
xong, Duy Na bạch:
Trở lên công đức niệm tụng, phụng vì đại Hòa Thượng tân viên tịch (thay
đổi theo phẩm vị: Thượng Tọa, Đại Đức v.v…) của lễ nhập quan trang
nghiêm báo địa, 10 phương ba đời chư Phật, hết thảy chư đại Bồ Tát, ma ha
bát nhã ba la mật.
Tụng bát nhã, hồi hướng. Kim Quan đặt tại phòng khách luân phiên tụng
niệm 4 người một ban tụng Kinh A Di Đà, niệm Phật, đêm ngày không gián
đoạn cho tới khi di quan.
Các khóa lễ sáng, tối đại chúng đều đến trước Kim
Quan tụng Kinh, tới giờ ngọ cử 2 người cúng ngọ mỗi ngày và tiến giác linh:

Giác linh đã tạo các nghiệp ác
Đều do vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Hết thảy gốc tội, đều xin sám hối.

Ngưỡng mong giác linh bất loạn, chánh niệm rõ ràng vãng sanh ngay về
cõi an lạc, diện kiến Phật Di Đà và các Thánh chúng, tu hạnh 10 địa chứng
Niết Bàn lạc.


10 phương 3 đời hết thảy chư Phật, chư đại Bồ Tát chứng minh tiếp độ.
Nếu giác linh có di chúc vật gì nên tụng thêm Kinh Phạm Võng. Căn cứ
qui tắc xưa nhập quan vị tăng, phải giặt giụa quần áo cũ, ngoài mặc y 7 điều
từ trên đảnh cho tới dưới chân, chuỗi hạt đeo tay, tọa cụ đặt dưới chân, ếm
trà 2 bên thân thể, đậy nắp quan dùng tro niêm kỹ. Dù người thân đến thăm
cũng không được mở nắp quan tài, không phô trương hiếu tâm, không rộng
nêu liên hệ đi điếu, không mặc đồ gai bố đội vải trắng, không bày từ cáo
phó, không chiêu nhóm thí chủ làm thân thuộc, không làm đám theo thế tục,
chỉ chú tâm tụng niệm mà thôi. Những vật dụng, y bát hết thảy đem cúng
cho chúng. Trụ Trì còn như thế, những vị khác phải biết noi theo.
Chứng nghĩa ghi rằng: gần đây có một việc gọi là khám ngồi đã thành
thói quen mà không biết là trái lời Phật dạy. Căn cứ theo Kinh Niết Bàn
quyển hạ, đức Thế Tôn ở thành Câu Thi Na giữa 2 cây song thọ, Ngài nằm
võng yên lặng thị tịch nhập quan mà hóa. Than ôi! Phật là bậc chí tôn của 3
cõi mà còn nằm như ngủ nhập quan, người tăng sĩ học Phật cũng phải dùng
quan tài rõ ràng. Vì thế Lục Tổ Đàn Kinh ghi rằng: người chết nằm không
ngồi! Chỉ một câu này cũng cho thấy đương thời Lục Tổ mất cũng nằm
trong quan tài. Việc nói về tọa khám hoàn toàn do háo danh mà phát sanh,
nếu quả thật bình thường thiền định lực sâu có thể ngồi mà hóa thì tọa khám
không có trở ngại. Nếu lúc sanh tiền một đời lo việc ngoài không học tham
thiền, lúc lâm chung gượng ép ngồi khám, thật là phí khí lực. Vả lại thần
thức chưa hoàn toàn thoát hẳn cũng khó qua được nạn khổ.

Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: Hòa Thượng Phổ Hóa ở Trấn Châu đời
Đường Hàm Thông nguyên niên (năm đầu) sắp thị tịch hướng sang mọi
người xin một cái áo dài, có người cho một áo ngủ hoặc đưa cho miếng vải
tang. Ngài đều không nhận. Ngài Lâm Tế sai người đưa tới một áo quan liền
cười nhận ngay, rồi lên từ biệt chúng mà rằng: “ngày mai Phổ Hóa chết ở
Đông môn”. Người trong quận nghe đồn rủ nhau kéo ra xem, Sư bảo: “hôm
nay chôn không hợp quạ xanh, ngày mai đi ra Nam môn mà hóa”. Mọi
người cũng đi theo xem. Lại nói rằng: “ngày mai ra Tây môn tốt hơn”. Mọi
người ra đợi ở đó càng lúc càng đông, đi ra rồi lại đi về, khiến ai nấy mỏi
chán cho tới ngày thứ tư, Ngài tự bưng quan tài đi ra cửa Bắc rồi thúc mõ
nhập vào quan mà hóa. Đây cũng là một chứng minh việc dùng quan tài của
cổ đức vậy.

 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Lễ vía Phật Di Đà - Bách Trượng Thanh Quy.

Lễ vía Phật Di Đà

Ngày 17 tháng 11 âm lịch là lễ Phật A Di Đà đản sanh. Nghi tiết giống như vía Phật Dược Sư, chỉ thay đổi tụng Kinh Di Đà và lời bạch như sau:
Cung kính nghe rằng, năm hoa mai khâu kết viền cho đến thời Chu
Chánh Kiến Tử…
Chính giác hoàng lập hội Di Đà Khánh Đản
Thiết nghĩ… tên Trụ Trì….
Ái buộc đất nước bẩn nhơ, nghiệp ràng thân huyễn
Được gặp thân thừa quán vòng hoa mà nung chí
Chuyên tu tịnh niệm hướng đất báu để gởi thần
Muốn báo đáp lòng thương bao la của mẹ
Không gì hơn hôm sớm tâm thành
Thiết lập đạo tràng kính tôn hiến cúng
Niệm hồng danh công đức
Tụng kinh điển nhứt thừa
Ngưỡng nguyện mắt xanh biếc rủ soi
Tay vàng phả ánh sáng trong rừng bảo thọ
Vọng nghe tiếng Phạm âm bàn thật tướng
Dây vàng trong cõi chiêm ngưỡng diệu tướng vãng sanh.

Lại nguyện:
Hồng ân thương xót chứng minh nạp thọ. Đứng nguyên và cử tán bài:
Lạc Bang giáo chủ… Xong lạy 3 lạy rồi lui ra.

Chứng nghĩa ghi rằng: đức Phật A Di Đà là chỗ nương tựa vững chắc của chúng sanh cõi Ta Bà này như niệm danh hiệu Ngài, tụng các Kinh Tịnh Độ đều đã có nói rõ. Nhưng tổ chức lễ Thánh đản của Phật là chưa thấy phổ thông mà hầu như thiếu kinh điển. Đức Phật Thích Ca xưng tán cõi Tịnh Độ
chỉ cho ta trở về nhà mà Phật A Di Đà là chốn gia hương thân thuộc ta đó. Chúng ta yêu thương quốc độ đó, lao nhọc lâu tựa cửa ngóng trông, nay gặp ngày đản sanh của cha lành không thể tự ý mà có được. Cho nên vía Phật A Di Đà phải do đức Phật Thích Ca khởi xướng. Vã từ trước tới nay người
niệm Phật bình thường gọi là chuyên tu, đến khi cầu thọ mạng (sống lâu) đổi tụng Kinh Dược Sư; muốn giải tội khiên tụng Kinh Lương Hoàng Sám, cứu nạn nguy cấp tụng chú Tiêu Tai, cầu trí tuệ niệm danh hiệu Quán Thế Âm.


Như có ý hướng niệm Phật A Di Đà nên đặt ở một chỗ cao mà không nghĩ là niệm Di Đà mới cảm được thọ mạng lâu dài, huống gì Ngài hiện thân sống lâu vô lượng ư? Niệm Phật A Di Đà có thể diệt được tội sanh tử trong 8 ngàn ức kiếp, huống gì tội chướng lâm nguy trước mắt ư?

Kinh Di Đà ghi rằng: “Ta lấy trí huệ quang soi sáng vô số cõi, huống người đời xưng trí huệ ư?” Cho nên Phật A Di Đà như cây thuốc (lương dược) quí trong núi Tuyết Sơn, chữa trị được bá bịnh; không chỉ riêng cầu sanh về Tịnh Độ như chúng sanh mong mỏi.

Căn cứ theo báo Sơn Am tạp lục ghi: Đời Nguyên Triều niên hiệu Chí Chánh 15 vào mùa đông có Trương Sĩ Thành xâm nhập Hồ Châu vùng Giang Triết phòng ngự, thắng được loạn tặc hơn 40 người, ban đêm lưu lại chùa Ô Sào tại Tây Hồ. Lê Minh Thích trước ở chùa Thiên Ninh tại Nhiêu Châu, vị tăng bày mưu lớn. Hai dãy nhà hai bên có lối đi bộ, gả tù nhân thấy nhà sư lập mưu; tụng Kinh không dứt, nguyện cầu rằng:Thầy cứu con. Sư nói: “Ta cứu con không được. Nếu con hết lòng thành niệm Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn A Di Đà Phật mới cứu được con.” Trong đó có người thành tâm niệm Phật lớn tiếng ngày đêm không dứt mà quan tòa đã bỏ tù họ, trói lõng lẽo. Đến người thứ ba do thiếu đồ trói nên chỉ cột bằng dây. Đưa đến quan xử, quan tòa riêng vặn hỏi người thứ ba này. Người thứ nhất khai canh tác ruộng lúa mạch, bị bắt; người thứ nhì khai làm nghề thợ cưa ở Ninh Châu tới đây làm việc, bị bắt; người thứ ba bèn được miễn. Bèn đến chùa Ô Sào lễ tạ Thầy đã bày mưu kế rồi từ giả. Do quán xét việc này đến như tội tử hình, niệm Phật có thể khỏi, huống gì việc khác chứ? Cũng cần ghi thêm ở
đây: để khuyên người niệm Phật không thành khẩn nên không như nguyện.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Xứ xứ phùng qui lộ

Ðầu đầu thị cố hương

Bản lai thành hiện sự

Hà tất đãi tư lương

Tạm dịch:

Chốn chốn đường về cũ

Nơi nơi vốn cố hương

Xưa nay thành hiện sự

Nào phải đợi suy lường

(Thiền sư Bổn Như)
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tham Thiền Trích "Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân" Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch


Tham thiền cùng niệm Phật


Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình. Đây là hiện tướng xấu xa trong nhà Phật, thật rất đau lòng ! Thế tục có câu: "Gia đình hòa hợp thì muôn sự đều hưng thịnh. Gia đình ai oán thì miệng chẳng ngon."


Huynh đệ chửi mắng lẫn nhau, chẳng lẽ không bị người đời cười chê cùng khinh khi hay sao ! Tham thiền, niệm Phật cùng các pháp môn khác đều do kim khẩu của Phật Thích Ca thuyết ra. Đạo vốn không hai, chỉ do căn khí nghiệp duyên của chúng sanh không đồng, nên Phật tùy theo bịnh mà cho thuốc. Vì phương tiện nên đức Phật thuyết ra nhiều pháp môn để nhiếp thọ giáo hóa quần sanh. Sau này, chư đại đức y theo giáo lý mà phân tông phái; bất quá chỉ do tùy căn cơ mà thuyết pháp. Nếu người muốn tu trì để trở về tự tánh thì chỉ cần bước vào một cửa là có thể nhập đạo diệu môn, vì bổn gốc vốn không phân biệt cao thấp. Các pháp xưa nay vốn hỗ tương lẫn nhau và viên dung không ngại. Nếu như niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì có khác gì với tham thiền ! Tham thiền đến độ cả hai năng và sở đều mất thì có khác gì với thật tướng niệm Phật ! Thiền tức là Thiền trong Tịnh Độ. Tịnh Độ tức là Tịnh trong Thiền. Thiền và Tịnh Độ vốn tương trợ lẫn nhau. Sao người đời khởi tâm chấp trước một bên, thấy cửa này nhà nọ, tự tán thán mà hủy báng kẻ khác, giống như nước với lửa chẳng bao giờ tương dung, khiến phản lại thâm ý phân tông khác giáo của Phật Tổ ! Lại nữa, có thể vô ý phạm trọng tội hủy báng Phật pháp. Thật có đáng thương lắm không ! Hy vọng quý vị đồng nhân, không luận tu trì pháp môn nào, đều phải thể hội thâm sâu yếu chỉ vô tranh của Phật Tổ, chớ múa gậy đánh nhau trong nhà. Mọi người phải hợp lực đồng tâm, cứu độ con thuyền Bát Nhã trên sóng ba đào.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Thuyết thông lại tâm thông (1),
Như mặt trời giữa không,
Chỉ truyền pháp kiến tánh,
Hoằng pháp phá tà tông.
Pháp vốn chẳng đốn tiệm,
Mê ngộ có nhanh chậm,
Pháp môn kiến tánh này,
Kẻ ngu chẳng thể tri.
Thuyết tuy muôn ngàn lối,
Đúng lý chỉ là một,
Nhà phiền não đen tối,
Thường nên sanh huệ nhựt,
Tà khởi phiền não tới,
Chánh đến phiền não trừ,
Tà chánh đều chẳng chấp,
Thanh tịnh đến cùng tột.
Tự tánh vốn bồ đề,
Khởi tâm tức là vọng,
Tịnh tâm ở trong vọng,
Niệm chánh chẳng tam chướng,
Người đời muốn tu đạo,
Tất cả đều chẳng ngại,
Thường tự thấy lỗi mình,
Với đạo tức tương ưng.
Muôn loài tự có đạo,
Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,
Ngoài tâm đi tìm đạo,
Suốt đời chẳng thấy đạo.
Bôn ba qua một đời,
Sau cùng tự áo não.
Muốn được thấy chơn đạo,
Hạnh chánh tức là đạo,
Nếu tự chẳng đạo tâm,
Đen tối chẳng thấy đạo.
Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.
Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền não tự tan rã.
Thương ghét chẳng quan tâm,
Duỗi thẳng hai chân nằm.
Muốn hoá độ chúng sanh, (2)
Tự phải có phương tiện,
Khiến họ hết nghi ngờ,
Tức là tự tánh hiện.
Phật pháp tại thế gian,
Chẳng rời thế gian giác,
Lià thế tìm bồ đề,
Cũng như tìm sừng thỏ.
Chánh kiến gọi xuất thế,
Tà kiến gọi thế gian,
Tà chánh đều quét sạch,
Tánh bồ đề rõ ràng.
Tụng này là đốn giáo,
Cũng gọi đại pháp thuyền.
Lúc mê tu nhiều kiếp,
Ngộ chỉ một sát na.

(Lục tổ huệ năng)
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới

(tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).

Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.

(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền ).

Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,

Nhân nghiã thì già trẻ thương nhau.

Khiêm nhường thì sang hèn hoà thuận,

Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.

Nếu công phu miên mật mãi mãi,

Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.

Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,

Lời trái tai ắt là trung ngôn.

Tự sửa quấy sẽ sanh trí huệ,

Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.

Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,

Thành đạo chẳng do bố thí tiền.

Bồ đề chỉ ở nơi tâm ngộ.

Đâu cần hướng ngoại để cầu huyền.

Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,

Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.

(Lục tổ Huệ Năng)
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
THIỀN SƯ TRUNG HOA TẬP 1 - H.T Thích Thanh Từ

Người tu Thiền phải dẹp sạch bản ngã, dù là bản ngã thánh cũng không còn. Nếu còn thấy sở đắc là còn bản ngã, giả sử thấy đắc quả thánh cũng là vị thánh tương đối, chớ chưa thật giải thoát. Chỗ giải thoát cứu kính là tâm không còn dính mắc một chỗ nào, như câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Vì thế vua Đường Túc Tông hỏi Thiền sư Huệ Trung: “Thầy được pháp gì?” Huệ Trung đáp: “Bệ hạ thấy một mảnh mây trong hư không chăng?” - “Thấy” - “Nó do đóng đinh mắc hay cột dây mắc?” Được không dính mắc mới tự tại giải thoát, còn dính mắc bất cứ một quả vị nào cũng là chưa tự tại. Thế mà, người tu thiền hiện nay ngồi lại là mong thấy cái này, chứng quả kia. Khởi tâm vọng cầu như vậy làm sao không lạc vào cảnh giới ma? Làm sao tránh khỏi cuồng loạn?

Chẳng những tâm không còn dính mắc trong quả vị, mà cũng sạch hết phàm tình thánh giải. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhược tác thánh giải tức thọ quần tà.” Phàm tình là tình chấp của chúng sanh trong lục đạo. Thánh giải là cái hiểu thánh, hiểu rằng mình chứng mình đắc trong các quả vị thánh. Nếu chưa sạch phàm tình thánh giải thì người tu khó bề thoát khỏi cảnh ma. Tổ Qui Sơn sắp tịch, bảo chúng: “Sau khi Lão tăng trăm tuổi sẽ đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái đề năm chữ ‘Qui Sơn Tăng Linh Hựu’. Khi ấy, gọi là Qui Sơn tăng hay gọi là con trâu? Gọi là con trâu hay gọi là Qui Sơn tăng? Gọi thế nào mới đúng?” Người thời nay nghe câu nói này bèn sanh nghi “tại sao Ngài tu như vậy mà đọa làm súc sanh”? Thật là cái biết của kẻ mù, làm sao thấy được trời đất bao la? Nơi Ngài tâm phàm thánh đã sạch mới thốt ra được câu ấy.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Trích kinh pháp bảo đàn - Lục Tổ huệ Năng

Sư cho là đúng, lại bảo Chí Thành: Giới định huệ của Thầy ngươi dạy người căn khí nhỏ, giới định huệ của ta dạy người căn khí lớn. Nếu ngộ được tự tánh, cũng chẳng lập Bồ Đề Niết Bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến, chẳng có một pháp có thể đắc, như thế mới được kiến lập vạn pháp. Nếu thấu lý này, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người kiến tánh lập cũng được, chẳng lập cũng được, đi lại tự do, chẳng trệ chẳng ngại, cần dùng liền làm, cần nói liền đáp (làm và nói đều chẳng tác ý), khắp hiện hoá thân chẳng lià tự tánh, tức được thần thông tự tại, du hý tam muội, gọi là kiến tánh. Chí Thành lại bạch: Thế nào là nghiã Chẳng lập? Sư nói: Tự tánh chẳng quấy chẳng si chẳng loạn, niệm niệm quán chiếu Bát Nhã, thường lià pháp tướng, tự do tự tại, thuận nghịch đều được, có gì để lập? Tự tánh tự ngộ, đốn ngộ đốn tu, cũng chẳng thứ tự, cho nên chẳng lập tất cả pháp, các pháp tịch diệt, đâu có thứ lớp? Chí Thành lễ bái, nguyện làm thị giả hầu hạ sớm chiều.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Thiền bệnh - thích thanh từ

Thiền vốn không bệnh, có bệnh sao gọi là thiền? Tuy nhiên, do người thực hành công phu nghiêng lệch, tâm vội vàng hấp tấp không thể nhận sâu lý thật, được ít cho là đủ, tạo cơ hội cho tính chấp ngã được nuôi dưỡng sống còn nên trở thành bệnh hoạn trên đường tu, nếu không kịp thời tỉnh giác thì nhân quả sẽ đến khó lường trước được!

Bởi lý thiền quá gần gũi, xác thật, người nhận ra chỉ trong chớp mắt nhưng sống được trong ấy hẳn không phải một ngày, hai ngày là xong. Người mới thấy dễ lầm Phật nhân thành Phật quả.

Thiền lại chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, lấy tự tin làm gốc, nên người không khéo nhận dễ thành kiêu mạn, cho TA là trên hết. Trong đây chỉ nêu một ít bệnh thường gặp, thường có để giúp cho người thực hành ngừa tránh, không rơi vào lối tẻ, đường ma mà thành tựu sức sống trọn vẹn.

I. BỆNH CHẤP LÝ BỎ SỰ, NGHIÊNH LỆCH MỘT BÊN

Người học thiền hấp tấp cứ nghĩ thiền là vượt ngoài đối đãi, không tu không chứng, vốn không có một pháp thật cho người thì có gì để làm, để học? Do đó, thấy người ngồi thiền thì chê là hcấp tướng, thấy kẻ lễ Phật thì cười là hình thức, thấy kẻ nghe giảng thì bảo là mê chữ nghĩa v.v… trái lại tự mình sống buông thả như người tầm thường không tu, cho đó là TA đạt thiền. Đây là bệnh nghênh lệch bên lý, thiếu sức sống thật.

Hãy xem Lục Tổ gạn hỏi Hoài Nhượng:

- Có tu chứng chăng?

Hoài Nhượng thưa:

- Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được.

Với chỗ thấy của ngài Hoài Nhượng thì không hoàn toàn bác bỏ tu chứng đã biết chỗ rốt ráo đó vốn không một vật gì có thể so sánh nhưng phải công phu thực hành sâu xa mới chứng nghiệm được, đâu phải để tự nhiên mà biết. Song tuy nói tu chứng nhưng thực ra nó vốn chưa từng có gì nhiễm ô được nên cũng không có chỗ để tu, để chứng, để được gì thêm nữa. Đây, chính là người có công phu thực sự mới nói lên được rõ ràng như thế. Nếu người kẹt trên lý suông thì khi bị gạn hỏi như thế hẳn sẽ đáp: “Không có tu chứng” vì không có một vật gì có thể so sánh thì tu chứng cái gì? Tuy nhiên với người có chỗ sống chân thật, nghe nói thế liền biết ngay, người này chỉ thấy một bên lý, chưa có sức sống thật sự. Người tu thiền chân chánh cần xét kỹ điểm này, chớ để nhân lành thành quả dữ!

II. BỆNH TRI GIẢI - THIỀN NÓI

Hòa thượng phù Sơn Pháp Diễn nói với Đạo Ngô Chân rằng: “Người học đạo chưa đến nơi đến chốn, tự khoe thấy nghe, đuổi theo hiểu biết, dùng miệng lưỡi để hơn thua nhau, khác nào nhà xí bồi đồ nhơ nhớp chỉ làm tăng thêm mùi hôi thối mà thôi.”

Đây là, cứ lo hơn thua trênc ái miệng, đề cao cái Hiểu Biết của mình mà quên mất công phu thực tu, thực chứng. Đó là bệnh MÓI THIỀN, cần phải tránh!

III. BỆNH KIÊU NGẠO NGÔNG CUỒNG

Người có công phu thấy được chút ít lẽ thật, vội chấp vào đó là sở đắc của mình, chưa có sức sống chân thật sâu sa nên sanh tâm kiêu mạng. Thấy mình là hơn tất cả, vì ít ai có chỗ thấy được như mình. Nếu không sớm tỉnh, lâu ngày thành thói quen, thấy trước mắt như không người, chẳng có ai BIẾT ta, chỉ TA biết TA thôi, bèn trở thành ngông cuồng, xem thường nhân quả, rất nguy hiểm.

Như trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một ông tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhứt tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh bị Bạch Ẩn quở trách (xem phần Một Sức Sống sáng tạo).

Thiền sư Quảng Trí bảo: “ Miệng nói niệm Phật, tụng kinh, lễ lạy là Tiểu thừa chấp tướng, dạy người tu tập, còn chính mình thì ngồi chơi. Hoặc suốt năm chẳng lạy một vị Phật nào, chẳng một lần lễ sám hối, chẳng tụng một bộ kinh. Trái lại, những sách vỡ thế gian không cần thiết thì ghi chép, hạnh người tu không làm việc thế tục mà làm, xưng là bác học. Khinh rẻ quả Phật không chịu tu, cũng không cần làm chút điều lành. Khiến cho trẻ nhỏ hậu sanh ra vẻ thông minh, chỉ tìm kiến giải, vừa có chỗ hiểu biết liền cho là một nhảy thẳng vào, còn gì phải nói. Rồi ngông cuồng, ngạo mạn, cống cao trừng trợn, miệng nói bừa bãi, thân không chọn bạn. Chẳng nghĩ đến tình dục thế gian vẫn đầy tràn không ngằn mé, thế nào lại dùng lời haọt bát mà phá vỡ cửa nhân quả! Tự làm, làm lầm mọi người, đâu tránh khỏi bị chìn đắm. Nếu chẳng bị ma thâu nhiếp, nhất định phải đọa mãi nơi tam đồ, chịu cảnh núi đao rừng kiếm để đền lại cái nhân trước kia và mang lông đội sừng để đáp trả cái quả sau đó.”

Người biết rõ nhân quả, nghe đến chẳng rùng mình sao?

IV. BỆNH CHẤP KHÔNG, KHINH THƯỜNG NHÂN QUẢ

Bổi chấp lầm theo kiến giải thô cạn, nghe chỗ lý tột của thiền là bặt niệm đối đãi, không tướng phàm thánh, thiên đường địa ngục có thể được, bèn mặc tình mắng Phật, chửi Tổ, chê kinh. Song, đó chỉ là nghe hiểu, mà Tâm thật chưa đến , vội đi chê bai tất cả, không ngờ thân mình lọt vào lưới mà mà không hay biết.

Thiền sư Quảng Trí bảo: " Những người họ đạo, nếu như hành chưa đoạn , tập khí phiền não lại sâu đậm, ghé mắt sanh tình, chạm trần thành trệ, dù rõ ý xong ý nghĩa sanh tử mà sức kia chưa đủ, chẳng thể chấp rằng:" ta đã ngộ xong, phiền não tánh là không , nếu khởi tâm tu lại là điên đảo". Thế nhưng, tánh phiền não dù không, mà hay khiến thọ nghiệp. Nghiệp quả không tánh, mà cũng tạo nhân khổ. Khổ đau tuy hư dối vậy mà khó nhẫn là sao ?"

Nghĩa là miệng nói không mà tâm chưa không thì đâu tránh khỏi nhân quả, chớ bảo là hoàn toàn không có gì.

Ở một đoạn khác , thiền sư Quảng Trí lại bảo: "Người xưa nói :- Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo:" Pháp lìa danh tự, nều theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng". Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau. Đâu chẳng thấy Kinh Lăng Nghiêm nói:" Nếu ở trong định kia, các thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình là đủ, thì có một phần đại ngã mạng, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vọ số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh Văn, Duyên Giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, kinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng , gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy. Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không, tử cũng không, nhưng vua Diêm La chẳng không thì làm sao đây ? Thật đáng thương xót !"

Đó gọi là Si không, mê lầm nhân quả là bệnh chẳng phài thiền cần phải tránh !

V. BỆNH TỰ MÃN DỪNG BƯỚC GIỮA ĐƯỜNG

Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng khôgn cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm. Không ngờ tập khí ngã mạn ngấm ngầm nổi dậy, thấy ta hơn gnười, ta tự đầy đủ, ta biết hết rồi v.v… thành mở đường cho cái ta sống dậy mà không hay biết. Sự thật cái hiểu của mình có được bao nhiêu so với mười trí của Phật đã được mấy cái mà vội tự mãn quá thế? Đây là bệnh chẳng phải thiền.

Thiền sư Tâm ở Hoàng Long sau khi đại ngộ, Sư vẫn sống chung lộn với chúng và thường hay tìm hêỉu dứt khaót về lời dạy của Vân Môn. Hòa thượng Huệ Nam thấy vậy bèn hỏi:
- Đã biết việc này rồi thì thôi, ông còn dụng nhiều công phu để làm gì?
Sư thưa:
- Dạ, chẳng đúng. Hễ còn một mảy may nghi ngờ là chưa đến hàng vô học, đâu thể tự do tung hoành xoay chuyển trời đất được.
Hòa thượng Huệ Nam công nhận.
Kinh nghiệm của người thực sống, thực hiểu đầy đủ là như thế. Người chân thật có đạo tâm cần thấy rõ!

VI. TÓM KẾT
Thiền sư Quảng Trí bảo: “Pháp tánh không bờ mé, biển hạnh khó đo lường. Vì vậy khoảng trong sát na hành đủ vô số kiếp, hoặc hằng hà sa kiếp chưa hết một niệm. Đều bởi, người có hiền ngu, căn cơ có lợi độn mà ngộ có chậm mau vậy. Hoặc đã ngộ nhập thôi dứt quá sớm, trí chẳng vào tới đạo vi điệu, thì khó thắng nổi tập khí. Nếu một niệm chẳng hết sạch , tức là cội gốc sanh tử, sẽ bị nghiệp lôi đi, trở vào trong bào thai thân sau.”

Nói chung người tu thiền phải luôn luôn thấy rõ chính mình trong mọi trường hợp, không để một chút bóng tối xen vào khiến che mờ chân tánh. Điều nên nhớ là, mình đang sống trở về chân, thì phải chân thật với chính mình, không thể dối mình bằng lý này lý nọ. Một điểm qua trọng nhất không thể lầm lẫn là, phải luôn luôn sáng ngời không để tướng ngã xen vào mà không hay biết. Có tướng ngã vào, nhất định là bệnh, dù lý luận bao che cách mấy cũng không khỏi! Mà chúng ta đều là những người hiện còn đang tu, chưa phải đến quả cứu cánh thì ai dám bảo là hoàn toàn sạch hết tướng ngã ?. Đã chưa thật sạch hết thì dám tự hào hay sao? Vừa có niệm tự hào thì chính nó đã hiện ra rồi, đâu thể che mắt được bậc thiện tri thức! Cần phải một phen sáng là sáng mãi tột mé vị lai không cùng tận, chẳng dừng lại ở bất cú chỗ nào. Mong huynh đệ chúng ta hãy cẩn thận !
 

Bọ Cạp

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2016
Bài viết
41
Điểm tương tác
26
Điểm
18
thiền ngữ rất nhiều, chẳng hay ở đây có sư nào tu thiền chăng ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên