Thiền ngữ

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
"... Người học Đạo hễ có một niệm vọng tâm là xa Đạo, ấy là điều tối kị. Hết thảy mọi niệm đều vô tướng, đều vô vi, tức là Phật. Người học Đạo nếu muốn thành Phật thì hết thảy Phật pháp đều không cần phải học, chỉ cần học cái không mong cầu, không chấp trước là đủ. Không mong cầu thì tâm không sinh, không chấp trước thì tâm không diệt. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là chỉ đối trị với tám vạn bốn ngàn phiền não, đấy chỉ là Pháp môn giáo hoá tiếp dẫn. Vốn không có pháp nào, sự lìa bỏ chính là Pháp, người biết lìa bỏ chính là Phật. Chỉ cần lìa bỏ mọi phiền não thì không còn pháp gì để chứng đắc cả... Phàm phu nắm lấy ngoại cảnh, đạo nhân nắm lấy tâm. Tâm, cảnh đều quên chính là pháp chân thật. Quên cảnh thì dễ, quên tâm thật khó. Người ta không dám quên tâm, sợ rơi vào hư không rồi không chỗ nắm níu, chứ không biết rằng, Không vốn vô không, chỉ một Pháp giới chân thật mà thôi vậy."

Có vị tăng hỏi: "Làm thế nào để khỏi bị rơi vào giai cấp của quả vị?" Sư đáp: "Chỉ cần suốt ngày ăn cơm mà chưa từng cắn một hạt gạo, suốt ngày đi mà chưa từng đạp một mảnh đất. Ngay khi ấy không có tướng ngã tướng nhân nào, suốt ngày không rời một việc nào cả, không bị cảnh mê hoặc, thế mới gọi là người tự tại. Bất cứ lúc nào, bất cứ niệm nào cũng không bao giờ thấy một tướng nào cả. Đừng cố chấp ba thời trước sau! Chặp trước không đi, chặp nay không đứng, chặp sau không đến. An nhiên vững ngồi, nhiệm vận không câu chấp, thế mới gọi là giải thoát.
Hãy cố lên! Hãy cố lên! Trong pháp môn này, ngàn người vạn người, chỉ được dăm ba. Nếu không nỗ lực công phu, ắt có ngày gặp tai ương. Cho nên nói:
Ra sức đời này cho liễu ngộ
Hoạ kia kiếp kiếp há mang hoài?..."
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Mục tiêu chủ yếu của thiền là gì?

Đến khi Thái tử Trần Khâm tức vua Trần Nhân Tông sau này, được vua Trần Thánh Tông gởi qua Tuệ Trung Thượng Sĩ học đạo lý. Khi từ giã trở về, Thái tử hỏi: “Mục tiêu chủ yếu của thiền là gì?” Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ trả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, nghĩa là quay lại chiếu soi nơi mình, đó là phận sự chính, không phải từ bên ngoài mà được. Nên biết Thiền mà Thượng Sĩ nói cho vua Trần Nhân Tông nghe là sự phản quan nội tâm mình để được ngộ đạo, chớ không chuyện gì khác.
Theo Thích Thanh Từ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Người học đạo trước tiên nên bỏ các duyên tạp học, quyết định chẳng cầu, quyết định chẳng chấp, nghe pháp thâm sâu giống như gió thoảng qua lỗ tai, qua rồi thì thôi chẳng truy tầm nữa, ấy mới gọi là thâm sâu. Tức là vào Như Lai Thiền, lìa "sanh Thiền tưởng"(sanh tâm cho là Thiền gọi là sanh Thiền tưởng). Tổ Sư từ xưa nay chỉ truyền một tâm, chẳng có hai Phật, chỉ thẳng tâm ngươi tức là Phật, đốn siêu Đẳng Giác Diệu Giác. Chỉ một tâm bản niệm, quyết định chẳng chảy ra niệm thứ hai mới vào được thiền môn ta. Pháp vốn như thế, các ngươi đối với chỗ này tính làm sao mà học? Cho nên nói khi tâm tính muốn thì bị ma của tâm tính muốn trói buộc, khi tâm chẳng tính muốn lại bị ma của tâm chẳng tính muốn trói buộc, ma chẳng từ ngòai đến, từ tự tâm ngươi ra. Chỉ có Bồ -Tát-Vô-Thần-Thông dấu tích chẳng thể tìm. Trong bất cứ lúc nào, nếu tâm cho là thường tức là ngoại đạo thường kiến, nếu xem tất cả pháp không, trụ nơi không kiến, tức là ngoại đạo đoạn kiến. Cho nên nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Ấy còn là đối với người tà kiến ngoại đạo mà nói. Nếu nói pháp thân là qủa cùng tột, ấy còn là đối với tam hiền thập thánh mà nói. Nên Phật phải đoạn dứt hai thứ ngu, một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu. Phật đã như thế còn nói gì đến Đẳng Giác Diệu Giác nữa.

Theo Hoàng Bá Thiền Sư
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Chư Tổ nói " Y văn giải nghĩa tam thế Phật oan ". Vì lời nói của chư Phật, chư Tổ chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc, ý của Phật chẳng phải ở trong văn tự. Nếu cứ y theo lời văn, rồi đem ý mình (vọng tâm) mà tìm hiểu thì nghịch với ý Phật, tức là làm oan cho Phật.

Giả sử nếu có một ngừơi nào chẳng ở nơi một danh một tướng lập kiến giải thì ta nói khắp mười phương thế giới muốn tìm kẻ như người này trọn chẳng thể được, vì chẳng có người thứ hai để kế thừa ngôi Tổ. Cũng nói dòng Thích Ca thuần nhất vô tạp. Nói tóm lại tất cả tự tánh sẳn đủ chớ nên tìm cầu nữa, hễ tìm cầu thì liền mất cả thể dụng của chính mình, cũng như kẻ ngu ở trên núi kêu một tiếng, nghe tiếng vang ở dưới núi đáp lại liền chạy xuống núi đi tìm, tìm không được lại kêu một tiếng nữa, nghe tiếng vang trên núi đáp lại rồi lại chạy lên núi tìm. Cứ vậy lên lên xuống xuống tìm mãi trải qua muôn ngàn kiếp, chỉ là một người đuổi theo âm thanh, rốt cuộc thành một người lãng phí cuộc đời sanh tử của chính mình một cách oan uổng. Ngươi phải biết vô thanh tức vô tiếng vì niết bàn vốn vô thanh, vô văn, vô tri, tuyệt tông tuyệt tích, kẻ được như thế mới là ở sát cạnh bên Tổ Sư.

Ngài thượng đường rằng :

_Tức tâm là Phật, trên từ chư Phật, dưới đến sâu bọ hàm linh đều có Phật tánh, đồng một tâm thể, nên Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ đến chỉ truyền một tâm pháp, chỉ thẳng tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu hành, chỉ cần nhận lấy tự tâm, thấy tự bản tánh, chớ nên tìm cầu cái khác. Thế nào là nhận lấy tự tâm? Cũng như cái hiện đang nói năng chính là tâm ngươi, nếu chẳng nói năng lại chẳng tác dụng thì tâm thể giống như hư không, chẳng có tướng mạo cũng chẳng phương sở cũng chẳng phải tuyệt không có, vì có mà chẳng thể thấy, nên Tổ Sư nói :"Tâm địa tức chân tánh, chẳng đầu cũng chẳng đuôi, ứng duyên mà giáo hóa, phương tiện gọi là trí". Nếu khi chẳng ứng duyên chẳng thể nói hay không, đang khi ứng duyên cũng chẳng dấu tích, đã biết như thế nay chỉ cần đi theo đường vô trụ của chư Phật. Kinh nói :"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".

Tất cả chúng sanh dùng ý căn phan duyên tạo tác, trôi lăn trong lục đạo, sanh tử luân hồi chẳng ngừng, uổng chịu đủ thứ khổ như Duy Ma Cật nói :"Người khó hóa độ tâm như con khỉ phải dùng bao nhiêu thứ pháp kềm chế tâm họ rồi mới điều phục được". Nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt. Phải biết tất cả các pháp từ trời, người, a tu la cho đến địa ngục, lục đạo đều do tâm tạo, nay chỉ cần học vô tâm, các duyên bỗng ngưng, chớ sanh vọng tưởng phân biệt, vô nhân, vô ngã, vô tham sân, vô yêu ghét, vô thắng bại. Chỉ cần trừ bỏ đủ thứ vọng tưởng, bản tánh vốn tự thanh tịnh, tức là tu hành đúng theo Phật pháp, Bồ Đề v.v... Nếu chẳng ngộ ý này dẫu cho ngươi siêng năng học rộng, khổ hạnh tu tập, ăn mặc cực khổ mà chẳng nhận thức tự tâm đều gọi là hạnh tà, đều thành thiên ma ngoại đạo, thủy lục chư thần. Tu hành như thế có ích lợi gì!

Theo Hoàng Bá Thiền Sư
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ngài Pháp Hải bạch rằng: “Hòa thượng để lại giáo pháp gì khiến cho những người mê đời sau được thấy Phật tánh ?”
Tổ bảo: “Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sanh muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật, tự tánh nếu mê Phật là chúng sanh, tự tánh bình đẳng chúng sanh là Phật, tự tánh tà hiểm Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúng sanh, một niệm bình trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tự Phật đó là chân Phật, nếu tự không có tâm Phật thì chỗ nào cầu được chân Phật ? Các ông tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đều là bản tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt. Nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ý kệ này, tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:
Chân như tự tánh là chân Phật,
Tà kiến tam độc là ma vương,
Khi tà mê ma ở trong nhà,
Khởi chánh kiến Phật ở trong nhà.
Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.
Pháp thân báo thân và hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân,
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhân Bồ-đề thành Phật.
Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong hóa thân,
Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,
Về sau viên mãn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh,
Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,
Thấy tánh sát-na tức là chân.
Đời này nếu gặp pháp đốn giáo,
Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật,
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ tìm chân.
Nếu hay trong tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật,
Chẳng thấy tự tánh ngoài tìm Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.
Pháp môn đốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu,
Bảo ông người học đạo đời sau,
Không khởi thấy này rất xa xôi.”
(Chân như tự tánh thị chân Phật,
Tà kiến tam độc thị ma vương,
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chánh kiến chi thời Phật tại đường.
Tánh trung tà kiến tam độc sanh,
Tức thị ma vương lai trụ xá,
Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chân vô giả.
Pháp thân, báo thân cập hóa thân,
Tam thân bản lai thị nhất thân,
Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ đề nhân.
Bản tùng hóa thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường tại hóa thân trung,
Tánh sử hóa thân hành chánh đạo,
Đương lai viên mãn chân vô cùng.
Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâmtức thị tịnh tánh thân,
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh sát na tức thị chân.
Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ tự tánh kiến Thế Tôn,
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân.
Nhược năng tâm trung tự kiến chân,
Hữu chân tức thị thành Phật nhân,
Bất kiến tự tánh ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhân.
Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhân tu tự tu,
Báo nhữ đương lai học đạo giả,
Bất tác thử kiến đại du du.)

Trích Pháp bảo đàn kinh.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Pháp không có tà, chánh

Có vị cư sĩ hỏi :
- Thế nào được trụ chánh Pháp ?
Sư đáp:
- Cầu trụ chánh pháp là tà. Vì cớ sao? Vì Pháp không có tà, chánh.
- Làm sao được thành Phật?
- Chẳng dùng tâm bỏ chúng sanh, cốt đừng ô nhiễm tánh mình. Kinh nói " Tâm, Phật, Chúng sanh cả ba không sai biệt".
- Nếu hiểu như thế được giải thoát chăng?
- Vốn tự không trói buộc , chẳng cần cầu giải thoát. Pháp vượt ngoài ngôn ngữ văn tự , chẳng dùng trong câu số mà cầu ; Pháp chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai , không thể do trong nhơn quả mà khế hội ; Pháp vượt tất cả, không thể so sánh; Pháp thân không hình tượng, ứng vật hiện hình , chẳng rời thế gian mà cầu giải thoát.

Theo thiền sư Huệ Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kẻ học Phật ngày nay, cốt yếu là phải cầu Kiến giải chơn chánh. Nếu được kiến giải chơn chánh thì sanh tử chẳng nhiễm, đi đứng tự do, chẳng cần cầu sự thù thắng mà sự thù thắng tự đến. Nầy chư huynh đệ ! Chỉ như từ xưa các bậc tiên đức đều có một con đường đưa người thoát ra. Nhưng chỗ dạy của Sơn tăng các vị cốt yếu chẳng bị người mê hoặc. Cần dùng thì dùng chớ nghi ngờ trì trệ. Như có kẻ học giả ngày nay không biết bịnh của mình tại chỗ nào? Bệnh của họ là ở chỗ không tự tín. Quí vị nếu tự tín không tới thì liền mờ mịt, và thuận theo sự xoay chuyển của tất cả cảnh, bị muôn cảnh chi phối không được tự do. Quí vị nếu khô cạn được những niệm dong ruổi tìm tâm thì cùng với Phật, Tổ không khác. Quí vị muốn biết Phật, Tổ không? Chỉ ở trước mặt quí vị nghe pháp đấy. Người học tin chẳng tới liền hướng bên ngoài mà dong ruỗi tìm cầu. Giả sử cầu được cũng đều là tướng của văn tự, rốt lại không được ý sống động của Tổ sư. Chớ lầm lạc! Các Thiền đức, bây giờ chẳng gặp muôn kiếp nghìn đời luân hồi trong ba cõi, chọn lấy cảnh tốt mà đi hay sanh ra từ bụng trâu bụng lừa?

Theo thiền sư Lâm Tế
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Người đọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay về tự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cái tánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có không chuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cả cảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độc lập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụng được mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăng thượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành. Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũng không trụ vào tri giải, đó là người tu hành.


Đọc kinh xem giáo nói theo thế gian thì đó là việc tốt, nhưng nếu đem so với người thấu lý mà nói thì đó là người ngu si, bậc Thập địa thoát ra không khỏi, còn bị trôi lặn vào dòng sanh tử. Song tam thừa giáo đều dùng để trị bệnh tham, sân,… Như nay niệm niệm đều có cái bệnh tham, sân, … thì trước tiên cần phải điều trị. Chẳng cần tìm tri giải về nghĩa cú, tri giải thuộc về tham, tham lại biến thành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả pháp có, không, cũng lìa cả cái lìa, thấu suốt nghĩa ba câu, tự nhiên cùng Phật không khác. Đã tự là Phật còn lo chi Phật không biết nói Pháp. Chỉ sợ chẳng phải Phật, nên bị các pháp có không trói buộc, chẳng được tự do. Thế nên, lý chưa vững mà trước tiên đã có phước trí thì sẽ bị phước trí lôi đi như kẻ hèn sai khiến người sang, chẳng bằng đầu tiên ngộ lý rồi sau hãy có phước trí

Đọc kinh xem giáo, cầu tất cả tri giải chẳng phải là không cho. Dù hiểu được tam thừa giáo là khéo được đồ anh lạc trang nghiêm, được ba mươi hai tướng, nhưng tìm Phật thì chẳng phải. Kinh nói: “Người học giả tham chấp tam tạng Tiểu thừa còn không cho thân cận, huống chi tự cho mình là đúng”. Trong Kinh Niết Bàn, Tỳ Kheo phá giới và danh tự A La Hán bị liệt vào trong mười sáu ác luật nghi, đồng với người săn bắn, lưới cá vì lợi dưỡng mà giết hại sinh vật. Loại kinh Đại Thừa Phương Đẳng cũng như cam lồ mà lại cũng như thuốc độc, tiêu được thì như cam lồ, tiêu không được thì như thuốc độc, Người học kinh xem giáo nếu không hiểu được đó là lời nói sống hay lời nói chết (tử ngữ) thì chắc chắn không thấu nghĩa cú, thà đừng học tốt hơn.


Cũng nói: Cần xem giáo mà cũng cần phải tham học với bậc thiện tri thức, nhất là cần phải tự có mắt để biện biệt lời nói sống hay lời nói chết mới được. Nếu biện tài chẳng được thì chắc chắn thấu qua không nổi, chỉ là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Vì thế, dạy người học huyền chỉ, không cho học văn tự. Như bảo: Nói thể chẳng nói tướng, nói nghĩa chẳng nói văn, người nói như vậy gọi là chân thuyết. Nếu nói văn tự thì đều là phỉ báng đây gọi là tà thuyết. Bồ Tát nếu nói thì phải nói đúng như Pháp cũng gọi là chân thuyết, phải làm cho chúng sanh trì tâm chẳng trì sự, trì hạnh chẳng trì Pháp, nói người chẳng nói chữ, nói nghĩa chẳng nói văn.


Trích Bá Trượng Quảng Lục
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sáu cửa vào động thiếu thất - Cửa thứ hai: Phá tướng luận-ổ Bồ Đề Đạt Ma - HT. Thích Thanh Từ dịch và giảng giải

Phá tướng tức là dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm.

Hỏi: - Nếu có người chí cầu Phật đạo phải tu pháp gì thật là tỉnh yếu?

Chữ tỉnh là đơn giản, chữ yếu là thiết yếu. Nói tóm lại là phương pháp đơn giản, thiết yếu là pháp gì?

Đáp: - Chỉ quán tâm. Đó là một pháp tổng nhiếp hết các pháp cho nên rất là tỉnh yếu.

Tức là chỉ có phương pháp quán tâm là tỉnh yếu bậc nhất, chớ không có phương pháp nào tỉnh yếu hơn nữa. Tại sao vậy? Vì một cái tâm đó nó bao trùm hết các pháp cho nên nói là tỉnh yếu.




Hỏi: - Sao nói một pháp hay nhiếp hết các pháp?



Đáp: - Tâm là cội gốc của muôn pháp. Tất cả các pháp chỉ do tâm mà sanh ra. Nếu hay liễu được tâm thì muôn pháp đều đầy đủ, ví như cây to có những cành lá và hoa quả thảy đều y nơi cái gốc mà sanh ra. Khi chúng ta chặt cây, đào gốc ắt là cây phải chết. Nếu liễu được tâm mà tu hành thì tỉnh lực mà dễ thành (tỉnh lực tức là ít tốn công lực). Còn không liễu được tâm mà tu hành thì phí công nhiều mà vô ích. Cho nên biết tất cả thiện, ác đều do nơi tâm mình. Ngoài tâm riêng cầu cái gì khác trọn không có lẽ ấy.

Như vậy ở đây có hai câu hỏi:

1. Câu thứ nhất: Mở màn cho người cầu đạo có phương pháp gì vừa đơn giản mà lại thiết yếu. Ngài chỉ cho một phương pháp đơn giản và thiết yếu nhất là Quán tâm. Quán tâm không phải ngồi lại một chỗ mà quán tâm, mà là trở về thấy được tâm mình hay là chăn trâu, nghĩa là thấy nó đang chạy Đông chạy Tây hay là thấy nó đứng yên lặng. Đó gọi là quán tâm. Pháp quán tâm là pháp cội nguồn.

2. Câu thứ hai: Tại sao nói: “chỉ có một pháp đó mà trùm hết các pháp”? Vì pháp quán tâm nó là cội gốc của các pháp. Ví như cây to có hoa, quả, có cành, có lá. Cành, lá, hoa, quả tuy nhiều nhưng từ cái gốc mà ra. Nếu chúng ta muốn cây nó chết thì chặt gốc nó, tự nhiên cành, lá, hoa quả theo đó mà hết. Như vậy muôn pháp thiện, ác đều từ tâm mà ra. Nếu ngay tâm mà chúng ta nhận được, liễu tri được thì muôn pháp cũng theo đó mà sạch. Không trở về tâm mà đi cầu những pháp khác bên ngoài thì không bao giờ có cái lẽ đó, nghĩa là không bao giờ đạt được đạo.


 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sư thị chúng rằng: Người xưa nói “Đại trí không phân biệt, đại dụng không lý sự, như mặt trăng hiện nơi ngàn sông, như làn sóng tùy theo sòng nước”. Ngưng cái nào là cái không phân biệt của đại trí, cái nào là cái không lý sự của đại dụng? Có phải hỏi một đáp mười, biện tài như suối chảy là đại trí chăng? Có phải thô ngôn với tế ngữ đều quy đệ nhất nghĩa" hay là "lật ngã thiền sàng, hét tan đại chúng”, hoặc là "quay đầu bỏ đi, do dự liền đánh" v.v... Là đại trí chăng? Nếu mà kiến giải như thế chớ nói làm một ông tăng, muốn làm nô lệ dưới cửa ông tăng cũng còn chưa thể được.

Thiện tri thức! Kẻ thực chứng thực ngộ mà đối với đại pháp còn chưa sáng tỏ, khi dạy người vẫn khó tránh khỏi đem cái chỗ tự chứng, tự ngộ của mình để dạy bảo người, làm mù mắt người, huống là kẻ chưa chứng ngộ, học lời nói của người khác, làm mù mắt người là điều chắc chắn vậy. Việc này rất là khó. Người đại căn khí đến chỗ này còn không có chỗ để đặt chân, huống là bọn ma tiểu căn vô tri, làm sao dám mở miệng khoe trương bậy bạ. Các ông thử suy nghĩ kỹ xem trong tâm mình thực đến chỗ bất nghi (triệt ngộ) chưa? Nếu thực chưa đến mà ta lại thả cửa cho qua, làm như vậy là tạo tội địa ngục. Nên biết thí chủ mười phương đem hạt gạo cọng cải cúng dường các ông là muốn các ông đạo pháp thành tựu, đồng đến Phật thừa. Nếu các ông chỉ cầu phước báu đời sau, đạo pháp không thành thì làm sao tiêu được? Các ông đã quyết tâm kế thừa cửa thiền này cần phải tâm cảnh nhất như mới có ít phần tương ưng. Chớ nên nghe ta nói vậy liền nhắm mắt, bộ dạng như kẻ chết, cho là tâm cảnh nhất như, bày đặc như vậy làm sao được! Các ông muốn chân thật đến chỗ tâm cảnh nhất như, đem thức thứ tám một dao cắt dứt; chỉ giữ nghi tình, ngoài ra đều chẳng màng đến.

Hòa thượng Nham Đầu có nói “Vừa có sở trọng liền thành hang ổ”. Các ngươi suốt đời tham cứu việc này, kẻ vô sở đắc thì khỏi nói rồi, nhưng trong đó nhiều người cứ ngồi trong hang ổ, suốt đời không ló đầu ra cũng không biết quấy. Có kẻ thì ở trên lời nói của cổ đức được chút mùi vị, đem ngữ cú kỳ diệu làm hang ổ; có kẻ thì trong kinh giáo nghĩa cú được mùi vị, lấy kinh giáo làm hang ổ; Có kẻ thì trên công án cổ nhân được mùi vị, đem những lời nói vấn đáp thưởng phạt của cổ nhân làm hang ổ; có kẻ thì trên tâm tánh mình được mùi vị, lấy "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" làm hang ổ; có kẻ thì ở chỗ nín lặng vô ngôn vô thuyết được mùi vị, đem bế tai nhắm mắt ngồi trong hang quỷ chẳng lay động làm hang ổ; có kẻ thì trong việc ứng dụng hàng ngày được mùi vị, đem nhướng mày nháy mắt nhắc nhở tỉnh giác làm hang ổ; có kẻ nói pháp chẳng ở trên lời nói, chẳng ở trên tình thức, chẳng ở chỗ cử chỉ động tác, nhận lầm nghiệp thức là Phật tánh, ở đây được mùi vị, đem "đánh lửa đá, ánh sáng điện chớp" làm hang ổ. Những cái hang ổ nói trên đều là do được mùi vị mà có sở trọng. Nếu người không có khí phách đại trượng phu, cứ theo chỗ sở trọng của mình cho là kỳ lạ, huyền diệu, yên ổn cảnh giải thoát, chẳng tự biết quấy. Cứ chấp cái tư tưởng như thế dẫu cho Phật ra đời cũng cứu không nổi. Trong giáo môn gọi là si-ám-hoặc (hoặc: mê hoặc). Tại sao vậy? Vì si nên chấp tà làm chánh, vì ám nên đọa nơi sở trọng mà chẳng thể lay động. Nếu ở nơi tâm vô sở khởi, ở nơi pháp vô sở trụ thì tự nhiên vô sở trọng. Vô sở trọng thì vô dục vô y, nơi pháp tự tại.

Hôm nay các ông muốn công phu được tương ưng cũng không khó, chỉ cần ở nơi tâm bình đẳng vô sở nhiễm trước. Thế nào là nhiễm trước? Cũng như sanh khởi chúng sanh tưởng, Phật tưởng, thế gian tưởng, xuất thế gian tưởng, cầu xuất ly tưởng, cầu Phật trí tưởng v.v... đều gọi là nhiễm trước. Nếu đang khi tâm nhiễm trước muốn khởi mà chưa khởi, dũng mãnh tinh tấn một cái nhảy ra, thì tâm này sáng tỏ độc thoát, vừa cảm thấy như vậy liền chuyển hướng lên trên thì tự nhiên nơi nào, chỗ nào cũng đều hiển bày sáng tỏ. Được đến chỗ điền địa này rồi cũng không được màng đến, nếu màng đến thì có sở trọng, vừa có sở trọng thì tâm này bị xì hơi. Như thế chỉ gọi là tâm xì hơi chẳng gọi là tâm bình đẳng. Nói bình đẳng là thiện với ác đẳng, thuận với nghịch đẳng, lý với sự đẳng, phàm với thánh đẳng, hữu lượng với vô lượng đẳng, thể với dụng đẳng… cái đạo lý này chỉ có kẻ chứng mới biết. Các ngươi nếu chưa chứng thì phải tự chứng lấy. Chứng rồi mới được gọi là chân xuất gia. Nếu tự tâm chưa chứng mà hướng ngoài tâm thủ chứng, ấy gọi là kẻ xuất gia ngoại đạo, chẳng thể làm hạt giống Phật.

Theo ĐẠI HUỆ NGỮ LỤC
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Cung người, ta chớ cầm, ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ biết. "Lời này dù tầm thường cũng có thể làm trợ duyên để đi vào đạo. Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm từ sáng tới tối đã làm việc gì tự lợi, lợi người? Nếu cảm thấy hơi thiêng một bên thì phải tự cảnh sách, chẳng nên khinh thường. Xưa kia thiền Sư Đạo Lâm kết am trên cây tùng nơi núi Tần Vọng, người thời ấy gọi Ngài là Hòa Thượng "ổ chim". Khi Bạch Cư Dị làm quan Thị Lang ở Tiền Đường có vào núi thăm Sư. Ông thưa: Chỗ ở của Sư rất nguy hiểm.

Sư Nói: Lão Tăngcó gì nguy hiểm. Thị Lang càng nguy hiểm hơn.

Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?

Củi lữa lẫn lộn, tánh thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư!

Dị lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?

Sư nói: Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành.

Con nít ba tuổi cũng biết nói như thế.

Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được.

Dị liền lễ bái cáo từ.

Nay muốn ít phí tâm lực chớ màng đến con nít nói được hay nói chẳng được, ông già tám mươi hành được hay hành chẳng được, hễ việc ác chớ làm thì xong. Lời này tin hay không tin xin nghĩ kỹ!
Theo Đại Huệ Thiền Sư!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ông xuất thân dòng phú quí mà chẳng bị phú quí trói buộc, nếu chẳng phải đời trước gieo trồng chủng trí Bát Nhã thì đâu thể được như vậy. Chỉ e ông quên ý này, bị thông minh lanh lợi chướng ngại, dùng cái tâm có sở đắc để cầu pháp vô sở đắc, nên chẳng thể ở nơi nguồn gốc cho một dao cắt đứt ngay đó thôi nghỉ như cổ nhân vậy. Bệnh nầy chẳng riêng sĩ phu trí thức mà tăng sĩ tham học lâu năm cũng mắc phải. Họ phần nhiều không chịu ở nơi ít phí sức làm công phu, chỉ dùng ý thức thông minh so đo suy nghĩ để hướng ngoại tìm cầu, chợt nghe thiện tri thức trước mặt khai thị về việc bổn phận vượt ra ngoài phạm vi ý thức thông minh so do suy nghĩ thì lại bỏ qua. Lại tưởng Cổ Đức có pháp thật cho người.
Ngài Nham Đầu (828-887) nói: "Buông vật là cao, chạy theo vật là thấp". Phải biết cương yếu của Thiền Tông cần nên biết cú (ngữ). Thế nào là cú? Khi chẳng nghĩ điều gì là chánh cú, cũng gọi là lịch lịch (rõ ràng), cũng gọi là tỉnh tỉnh, cũng gọi là thế ấy. Đem cái "thế ấy" đó để phá tan tất cả thị phi nhưng mới nói thế ấy thì chẳng phải thế ấy rồi, cho nên gặp cú quét cú gặp phi cú quét phi cú, giống như một đống lửa hồng, đụng gì cũng cháy, đâu thể có chỗ dựa.
Sĩ phu trí thức thời nay phần nhiều đem suy nghĩ so đo làm nơi nương náu, mới nghe lời nói "thế ấy" bèn cho là lọt vào "ngoan không". Khác chi chỉ vì nghi sợ ghe chìm mà đã vội nhẩy xuống nước trước để bị chết đuối. Thật rất đáng thương xót!
Gần đây, tôi có đến Giang Tây gặp Lữ Cư Nhân, Cư Nhân từ lâu, đã lưu tâm đến Tổ Sư Thiền này và cũng mang cùng một bệnh ấy. Ông ta đâu chẳng phải là người không thông minh ư!
Tông Cảo tôi có hỏi ông: Ông sợ tôi rơi vào không, vậy ông có biết được người sợ đó là không hay là chẳng không? Thử nói xem!
Ông ta ngẩm nghĩ muốn tìm câu trả lời, lúc ấy tôi liền hét cho một tiếng, cho đến ngày hôm nay ông ta vẫn còn mờ mịt, dò xét mặt mũi chẳng được. Đó là vì trước kia đã ôm cái tâm cầu ngộ, tự làm chướng nạn, chứ chẳng do việc gì khác. Nay Ông hãy thực hành Công phu tham Thiền như thế, lâu ngày chầy tháng tự nhiên sẽ được đến nơi.
Nếu muốn đem tâm chờ ngộ, đem tâm chờ thôi nghỉ thì dù tham mãi đến Di Lặc hạ sanh cũng chẳng thể ngộ, cũng chẳng thể thôi nghĩ, trái lại càng thêm mê muội mà thôi.
Hòa Bĩnh Điền nói:
Thần quang bất muội
Vạn Cổ huy du
Nhập thử môn lai
Mạc tồn tri giải
Dịch nghĩa:
Thần quang chẳng phải sáng tối
Luôn luôn chiếu soi vạn cổ
Những ai muốn nhập cửa này
Cần phải quét sạch tri giải
Cổ Đức nói: "Việc này chẳng thể dùng hữu tâm cầu, chẳng thể dùng vô tâm đắc, chẳng thể dùng ngữ ngôn tạo, chẳng thể dùng im lặng thông". Trên đây là những lời tha thiết bậc nhất để dạy bảo hậu học mà thường thường người tham thiền chỉ đọc qua rồi thôi, không chịu xét nét kỹ lưỡng xem đó là đạo lý gì. Nếu là người có chí khí, vừa nghe nói đến liền ngay đó đem bảo kiếm Kim Cương Vương chém một nhát đứt bốn sợi xiềng xích này (bốn sợi xiềng xích là hữu tâm, vô tâm, nói, nín) như vậy thì đường sanh tử đứt, đường phàm thánh cũng đứt, so đo suy nghĩ cũng đứt, đắc thất thị phi cũng đứt, dưới gót chân người ấy sạch trơn không còn gì để nắm. Há chẳng khoái thay! Há chẳng sướng thay!
Theo Đại Huệ ngữ lục
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sư thị chúng:
Hàng tăng sĩ mặc pháp phục này, theo lý thì nên biết rõ việc hướng thượng, chớ cho là việc tầm thường. Nếu chỗ thừa đương rõ ràng, tức có thể chuyển được chư Thánh về phía sau lưng của tự kỷ, như thế mới được tự do. Nếu không chuyển được thì dầu có học được 10 phần đi nữa cũng chắp tay đứng sau lưng các vị ấy mà thôi, còn nói được gì?
Nếu chuyển được tự kỷ, một khi các cảnh giới dù thô hiển hiện đến cũng có thể làm chủ được. Ví như té ngã trong bùn cũng làm chủ được. Như một vị tăng hỏi ngài Dược Sơn: “ Trong Tam thừa giáo, có ý Tổ chăng? Ngài Dược Sơn đáp: Có. Tăng hỏi: Đã có thì Đạt-ma đến làm gì? Dược Sơn đáp: Chỉ vì có nên mới đến”. Như thế, há chẳng phải đã làm chủ được, chuyển được trở về tự kỷ sao? Kinh dạy: “Phật Đại Thông Trí Thắng, 10 kiếp ngồi đạo tràng, Phật Pháp chẳng hiện tiền, chẳng thành Phật đạo”. Kiếp tức là dính mắc, gọi là 10 phần, cũng gọi là đoạn sấm lậu, là tuyệt ngã tư đường vậy, chẳng quên Đại quả. Cho nên nói: Giữ chặt, đắm trước là cẩu thả thừa đương, chẳng biết tốt xấu.
Ta thường thấy trong tòng lâm, có một loại người thích luận bàn, như vậy có thể lập được việc hướng thượng chăng? Bọn người này chỉ nói những việc đã rõ từ trước. Ông không nghe thiền sư Nam Tuyền nói: “Dẫu cho ông học được 10 phần, cũng còn cách Vương lão sư một quãng đường”. Việc rất khó, đến đây cần phải kỹ càng, mới được rõ ràng tự tại. Chẳng luận là thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chỉ cần tất cả nơi không dời đổi. Vốn là người xưa, nhưng không đi con đường xưa mà thôi!
Nếu có tâm ham thích, lại thành ra chấp trước, nếu thoát được thì chọn lựa làm gì? Cổ đức nói: “Chỉ sợ không được luân hồi”. Ông nói thế nào? Như người hôm nay thích nói chỗ thanh tịnh, thích nói đến việc quá khứ, bệnh này rất khó trị. Như việc thô trọng của thế gian lại là nhẹ, còn bệnh thanh tịnh này là nặng, vì đắm trước tất cả mùi vị Tổ, Phật. Thầy ta nói: “Tâm sinh là phạm giới, biết vị là phá trai, hãy gọi cái gì là vị? Chỉ là mùi vị Phật, Tổ. Vừa khởi tâm ham thích liền phạm giới. Như nay nói phá trai phá giới thì vừa lập tam yết-ma là đã phá rồi, như ba hoặc tham, sân, si tuy khó đoạn nhưng lại nhẹ, còn thanh thanh tịnh tịnh, vô vi vô sự thì lại nặng không gì sánh nổi.
Tổ sư xuất thế cũng chỉ vì cái này, cũng chẳng vì một mình ông. Ngày hôm nay chớ xem thường. Mèo nhà, trâu trắng tu hành lại càng sung sướng, chẳng còn có thiền có đạo. Còn như ông tìm cầu đủ loại, nào Phật Tổ cho đến Bồ-đề Niết-bàn, đến bao giờ mới xong việc đây? Tất cả đều là tâm sanh diệt, vì thế không bằng mèo nhà, trâu trắng ngờ nghệch vô tri, không biết Phật, Tổ, Bồ-đề, Niết-bàn, cho đến thiện ác, nhân quả, chỉ biết đói ăn khát uống mà thôi. Nếu có thể như thế thì lo gì không thành tựu! Ông không nghe nói: “Tính toán suy lường thì không thành”. Vì thế biết rõ sẽ mang lông đội sừng, kéo dắt nhau đi. Được tiện nghi này mới có chút ít phần tương ưng.
Ông không nghe nói các thế giới A-súc, Di-lặc, Diệu Hỷ v.v..bị người Hướng thượng gọi là nơi của hàng Bồ-tát giải đãi vô tàm quí, cũng gọi là Biến dịch sanh tử. Như vậy đối với việc chính phải thế nào? Nên cẩn thận mới được!
Người người đều có một chỗ ngồi vững chắc, Phật ra đời chiếm chẳng được. Thể hội như thế mà tu hành, chẳng nên chạy theo danh lợi. Nay ông thành Phật, thành Tổ cũng chỉ cái ấy, đọa tam đồ, địa ngục, lục đạo, cũng chỉ cái ấy! Tuy không có chỗ dùng, nhưng lìa nó chẳng được, cần phải làm chủ, nếu làm chủ được, tức không biến dịch. Thiền sư Vĩnh Gia nói: “Mờ mờ mịt mịt chiêu ương họa”.
Hỏi: Thế nào là mờ mờ mịt mịt chiêu ương họa?
Đáp: Tất cả cũng chỉ cái ấy.
Hỏi: Làm sao tránh được?
Đáp: Biết rõ tức được, cần tránh làm gì? Không chỉ không tránh Bồ-đề, Niết-bàn, phiền não, vô minh mà các việc thô trọng thế gian cũng chẳng cần phải tránh. Tránh tức đồng với biến dịch, cho đến thành Phật, thành Tổ, Bồ-đề, Niết-bàn, các tai họa này không nhỏ. Vì sao như thế? Chỉ vì biến dịch. Nếu không biến dịch, ngay đó tự do tự tại nơi cảnh mới được.
Đêm mùa Hạ, năm Canh Dậu, niên hiệu Thiên Phục thứ I (901), Sư hỏi Tri sự:
- Hôm nay là ngày mấy?
Tri sự đáp: Ngày 15 tháng 6
Sư nói: Tào Sơn một đời hành cước khắp nơi, chỉ lo 90 ngày hạ. Sáng mai giờ Thìn ta hành cước!
Đến giờ Sư đốt hương, ngồi yên thị tịch, thế thọ 62, hạ lạp 37. Thụy hiệu Nguyên Chứng Thiền sư, tháp hiệu Phước Viên.

Theo ngữ lục thiền sư TÀO SƠN BẢN TỊCH
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Lại một hôm Sư rảnh rang dạy chúng:
- Muốn cầu thấy Phật cứ nhận nơi chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê không
tự biết có Phật, chớ Phật đâu có làm mê chúng sanh. Ngộ được tự tánh của mình
thì chúng sanh là Phật, mê tự tánh của mình thì Phật là chúng sanh. Giữ được tự
tánh của mình bình đẳng thì chúng sanh là Phật, để tự tánh mình gian hiểm thì
Phật là chúng sanh. Tâm ta sẵn có Phật, Phật sẵn nơi mình đó là chân Phật. Nếu tự
tâm không Phật thì tìm chân Phật nơi nào? Nên kinh nói: “Tâm sanh thì các pháp
sanh, tâm diệt thì các pháp diệt”. Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là Bồ-đề.
Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật. Niệm trước chấp cảnh là phiền
não, niệm sau lìa cảnh là Bồ-đề.
Tự thể của chân tâm chẳng phải chỗ ta nói bày đến được, trong suốt như hư
không không bờ mé, như tấm gương trong sạch tròn sáng, khen chê khó đến kịp,
nghĩa lý khó suốt thông. Không thể lấy cái có không, nơi này chốn nọ mà xét tột
được chỗ u huyền của nó. Cũng không thể lấy trí khôn và ngôn ngữ mà bàn đến
chỗ huyền diệu của nó. Chỉ có ai ngộ được chân tâm thì hiểu ngay nơi mình. Ví
như muôn thứ hương thơm, chỉ đốt một lò là hiểu hết mùi thơm. Như vào bể cả
tắm, chỉ cần hớp một ngụm nước là biết hết toàn vị của bể cả.
Chốn chân thật thâm sâu lặng lẽ, giác ngộ thì bụi trần lắng sạch tâm thể
trong ngần; dứt hết mối manh danh tướng của ngoại cảnh, sạch hết những năng sở
ở trong tâm. Bởi ban đầu bất giác, bỗng khởi ra vọng động, chiếu soi lại tự tâm,
theo cái chiếu soi ấy mà sanh ra tâm trần, nên gọi là chúng sanh. Như gương hiện
hình tượng, chợt có thân căn. Từ đó chân tâm bị dời đổi, căn tánh bị sai lạc, chấp
vào tướng đuổi theo danh, chứa mãi những vọng trần ứ đọng, kết mãi những vọng
thức liên miên. Đem túm bọc chân giác vào giấc mê đêm, đắm chìm mê muội
trong tam giới. Làm mù lòa con mắt trí ở trong ngõ tối, khúm núm cúi lòn trong
chín loài. Ở trong cõi chẳng đổi dời, bỗng dưng luống chịu kiếp luân hồi. Trong
pháp vô thoát, mà tự chuốc sự trói buộc nơi thân. Như con tằm mùa xuân, làm kén
tự giam mình, con thiêu thân mùa thu tự nhào vô đèn thiêu xác. Đem những sợi tơ
nhị kiến buộc lấy nghiệp căn khổ sở, dùng đôi cánh của lòng tham mù quáng toan
dập tắt vòng lửa tử sinh.
Lại có những kẻ tà căn ngoại chủng, tiểu trí quyền cơ; chúng không hiểu rõ
nguồn bệnh của sanh tử, không biết gốc kiến chấp của ngã nhơn (ta người). Chỉ
muốn tránh chỗ huyên náo, bỏ nơi hoạt động, cố phá từng tướng tách từng mảnh
bụi của từng vật thể để tìm hiểu biết. Làm như thế, tuy nói rằng nếm được mùi tĩnh
lặng, thầm hợp với lý không, nhưng không biết đó là cái lối làm chôn vùi chân
tánh, trái ngược chân giác, chẳng khác nào kẻ chẳng biện rõ sắc xanh đỏ trong mắt,
chỉ lo tắt quầng sáng của ngọn đèn, không lo xét tột cùng cái huyễn thân ở trong
thức, lại luống chạy trốn cái bóng rỗng dưới mặt trời. Như thế chỉ lao nhọc tinh
thần, tốn hao sức lực. Chẳng khác nào đổ nước vào băng, ném củi vào lửa. Có biết
đâu, bóng lòa hiện ra màu xanh, bóng rỗng theo nơi thân. Nếu chữa khỏi bệnh lòa
ở mắt thì bóng xanh kia tự mất, diệt thân huyễn chất này thì bóng nọ không còn.
Nếu biết quay ánh sáng soi lại nơi mình, bỏ ngoại cảnh mà xem ở tự tâm,
thì Phật nhãn sáng suốt, bóng nghiệp tự tan, pháp thân hiện ra, những vết trần tự
diệt. Ta phải lấy lưỡi dao trí của tâm tự giác mà rạch lấy ra tâm châu trong những
mối dây quấn chặt. Phải dùng mũi giáo tuệ chặt đứt lưới kiến chấp trong trần cảnh.
Ấy chính là tông chỉ cùng tâm chân thuyên đạt thức đó vậy.
Sư lại nói:
- Trí hay chiếu vốn không, cảnh bị duyên cũng lặng. Lặng mà không phải
lặng, bởi không có người hay lặng. Soi mà không soi, bởi không có cảnh bị soi.
Cảnh và trí đều lặng, tâm lo nghĩ an nhiên, đây chính là con đường cốt yếu trở về
nguồn.
Lại nói:
- Lặng lặng sanh vô ký, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng. Lặng lặng dù hay trị loạn
tưởng mà trở lại sanh vô ký. Tỉnh tỉnh dù hay trị vô ký mà trở lại sanh loạn tưởng.
Vì vậy nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải, vô ký lặng lặng sai. Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,
loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.”
Sư lại nói:
- Người phàm phần nhiều ở nơi sự làm ngại lý, nơi cảnh làm ngại tâm, nên
thường muốn trốn cảnh để an tâm, bỏ sự để giữ lý. Song chẳng biết, chính tâm ấy
làm ngại cảnh, lý làm ngại sự. Chỉ cần tâm không thì cảnh tự không, lý lặng thì sự
tự lặng, chợt liền trở ngược lại tự tâm.
Vọng thân đem đến gương soi bóng, bóng chẳng khác với vọng thân. Chỉ
muốn bỏ bóng ghét vọng, có biết đâu thân cũng vốn hư dối, thân nào khác với
bóng mà muốn một có, một không?
Nếu muốn lấy một, bỏ một hằng cùng chân lý cách xa. Lại mến Thánh ghét
phàm thì nổi chìm trong biển sanh tử.
Phiền não nhân tâm cố hữu,
Vô tâm phiền não hà cư,
Bất lao phân biệt thủ tướng,
Tự nhiên đắc đạo tu du.
Dịch:
Phiền não do tâm nên có,
Tâm không phiền não ở đâu?
Chẳng nhọc phân biệt lấy tướng,
Tự nhiên được đạo chóng mau.

Trích Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
trả lời câu hỏi của đạo hữu băng tâm

Kính tiền-bôí Nguoidienhocphat1 !

Thưa, hôì đó bangtam nghe noí " Những người bị dựa (lên đồng) là bị tự kỷ ám thị ". Nay nghe laị từ nâỳ trong baì viết cuả tiền-bôí mà bangtam củng chưa hiêủ rõ. Kính thỉnh tiền-bôí chỉ dạy về nghiã chung chung và ý nghiã riêng trong baì (Thiền-Ngữ) mà tiền-bôí viết cho bangtam được hiêủ rõ.

Sư thị chúng:
Hàng tăng sĩ mặc pháp phục này, theo lý thì nên biết rõ việc hướng thượng, chớ cho là việc tầm thường. Nếu chỗ thừa đương rõ ràng, tức có thể chuyển được chư Thánh về phía sau lưng của tự kỷ, như thế mới được tự do. Nếu không chuyển được thì dầu có học được 10 phần đi nữa cũng chắp tay đứng sau lưng các vị ấy mà thôi, còn nói được gì?
Nếu chuyển được tự kỷ, một khi các cảnh giới dù thô hiển hiện đến cũng có thể làm chủ được.



Kính tri ân.
bangtam



Cảm ơn Băng Tâm đã quan tâm đến Thiền Ngữ của Thiền Tông.

Thực ra mà nói pháp môn thiền trực chỉ nhân tâm này thì tự tu tự ngộ, tự uống mới biết nước nóng lạnh, khi mà diễn nói bằng ngôn ngữ thì ngay nơi đó đã sai rồi và cũng khó mà chuyển tải được cho người nghe hiểu được nội dung mình nói. Nay vì câu hỏi băng tâm người điên đành làm một việc sai nữa là lấy hữu ngôn để diễn đạt cái vô ngôn. Vì thế, xin quý hữu rộng lòng bỏ qua, xin mười phương chư phật chư tổ bỏ qua. Nam mô cầu sám hối bồ tát ma ha tát!

Vì thiền tông nay điều cốt cán bước vào tu là phải biết được Ta là Phật Phật là ta, nghĩa là ai cũng sẵn có một cái chơn tâm thường trụ viên mãn tròn đầy, cái chơn tâm này bao trùm cả không gian thời gian không ngoài một vật, mười phương chư phật và chúng sanh đều có đồng một chơn tâm này không sai khác, không ngằn mé. Vì cái chơn tâm như vậy nên nó làm gì có tăng có giảm, làm gì có dính mắc vào bất cứ cái gì nghĩa là vô sở trụ. Khi vô sở trụ thì không bị trần cảnh chi phối không có bị 6 căn 6 trần 6 thức làm cho dính mắc, khi vô sở trụ thì làm có cái gì làm cho nó lay động, cho dù phong ba bão tố nghiệp lực đến nhưng không bi dính mắc vào sáu căn 6 trần 6 thức thì luôn tự tại an nhiên. Khi vô sở trụ thì không thấy sự khác biệt niết bàn hay địa ngục, Phật hay Thánh, phiền não hay bồ đề, không thấy đắc hay không đắc, đó là vì sao cái vị tổ sư chỉ nắm bàn tay ra rồi xòa bàn tay, nắm bàn tay là phiền não xòa bàn tay là bồ đề. Một niệm mê là chúng sanh, một niệm giác là Phật.... Chỉ có cái biết chân thật (cái thường biết rõ ràng) tất cả các sự vật hiện tượng. Từ cái vô sở trụ này mà tùy duyên hóa hiện hàng vạn phương tiện (hay 84 000 pháp môn) ta thường nói mà theo ngôn ngữ quý vị hay thường diễn đạt là chơn không diệu hữu, hay là vạn pháp duy tâm tạo. Từ cái tâm vô sở trụ không ngằn mé này sẽ thấy chúng sanh và ta đồng 1 bản thể, nên nỗi đau của chúng sanh chính là nỗi đau của chính ta, phiền não của chúng sanh chính là phiền não của ta, vô minh chúng sanh chính là vô minh của ta, ta sẽ thấy ta không còn là ta nữa ta là chúng sanh, chúng sanh là ta. Nghĩa là Vô Ngã. Chỉ có một hạnh nguyện đại từ đại bi cứu độ chúng sanh mà thôi. A di đà Phật!

Trở lại câu hỏi của băng tâm. Tự kỷ trong ngôn nhà thiền ở đây là CHÍNH MÌNH. Quý vị nào có tu thiền sẽ biết cụm tùm "phản quan tự kỷ". Phản quan là soi xét, là quán chiếu. như vậy phản quan tự kỷ là quan sát quán chiếu lại chính mình. Đây là một phương tiện cơ bản nhất để tu thiền tông đốn ngộ hay bất kỳ một pháp môn nào khác. Mà người điên thường dùng ngôn ngữ bình dân nói rất nhiều trong diễn đàn này là "quý vị nên quay về nội tâm mình mà tu sửa, thấy cái tâm minh nó hôi thối chỗ nào mà sửa chổ ây".

Vì sao phản quan tự kỷ là phương tiện cơ bản để tu pháp môn thiền tông cũng như bất kỳ pháp môn nào khác:
Bởi vì, Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ sơ tổ thiền phái trúc Lâm, thầy của Tổ Trần Nhân Tông có nói: Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được. Khi Thái Tử Trần Khâm hỏi ngài pháp yếu của thiền tông là gì?

Trong pháp tu tứ niệm xứ của thiền nguyên thủy cũng vậy: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Cả bốn thứ quán này đều quay lại mình, chớ không đi hướng nào khác.

Trong pháp tu quán hơi thở (Anapanna) cũng vậy cũng nhìn lại hơi thở của mình từ thô đến tế. hay còn gọi “Lục diệu pháp môn” đó là sáu môn quán chiếu xoay lại mình: Sổ tức, Tùy tức, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh.

Đến đại thừa cho dù thiền hay tịnh hay mật thời khóa cuối đều trì tụng bát nhã tâm kinh. Có một câu đắc nhất trong bài tâm kinh đó là " Chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không". chiếu soi 5 uẩn không thật thì qua hết tất cả khổ nạn.

Vì sao nhị tổ Huệ Khả hỏi Bồ Đề Đạt Ma: xin ngài an tâm con. Tổ Bồ Đề nói: Đưa tâm con ra đây ta an. Mà nhị tổ ngộ đạo. Là vì khi tổ hỏi như vậy Nhị Tổ phản quan tự kỷ xoay lại nhìn vào chính mình thì thấy cái tâm bất an (hay cái tâm lăng xăng, cái tâm vọng tưởng) của mình nó đâu còn nữa mà nơi đó chỉ có cái tâm thường trụ không sanh không diệt, nó đã sẵn có rồi thì an hay không an làm gì nữa? Tại sao mình đã có sẵn cái tâm thường trụ không sanh không diệt nơi tự tánh của mình mà mình phải đi nhờ thầy của mình an là sao? Quý vị có thấy vô lý không? Chính từ chổ vô lý đó mà Nhị Tổ ngộ đạo vì ngài đã thấy được tự tánh của mình. A di đà Phật!

Khi đã hiểu được phản quan tự kỷ là gì thì quý vị sẽ hiểu được lời khai thị của ngài Tào Sơn Bản Tịch:
Hàng tăng sĩ mặc pháp phục này, theo lý thì nên biết rõ việc hướng thượng, chớ cho là việc tầm thường. Nếu chỗ thừa đương rõ ràng, tức có thể chuyển được chư Thánh về phía sau lưng của tự kỷ, như thế mới được tự do. Nếu không chuyển được thì dầu có học được 10 phần đi nữa cũng chắp tay đứng sau lưng các vị ấy mà thôi, còn nói được gì?

Nếu chuyển được tự kỷ, một khi các cảnh giới dù thô hiển hiện đến cũng có thể làm chủ được.

Việc hướng thượng là gì? Là việc tu mà thấy được tự tánh chơn như hay bổn lai diện mục của chính mình? Và dĩ nhiên việc này thì sao tầm thường được mà là việc phi thường hàng vạn người may ra chỉ vài người làm được.
Nếu thấy được rõ tự tánh chơn như chính mình thì tức có thể chuyền được chư Thánh về phía sau lưng của chính mình như thế mới được tự do. Khi an trụ trong tự tánh mình rõ ràng chân thật rồi thì mình cũng không khác gì Phật cũng không khác gì chư Thánh, vì nơi đó Thánh Phàm đồng là một mà, khi an trụ vào trong tự tánh như vậy thì không còn dính mắc cái gì cả nghĩa là hoàn toàn tự do hay là giải thoát ngay hiện tại, hay nói theo ngôn ngữ kinh điển là niết bàn hiện tiền.

Còn nếu không chuyển được chính mình nghĩa là không thấy và an trụ được trong tự tánh chơn như của mình thì có học được 10 phần đi nữa cũng chắp tay đứng sau lưng các vị ấy mà thôi, còn nói được gì? Cái chổ này người điên nói rất nhiều trong diễn đàn này bằng ngôn ngữ bình dân "quý vị cho dù thông thạo tam tạng kinh điển, sôi kinh nấu điển mà không quay vào nội tâm mình tu sửa thì những kiến thức kia chỉ vứt vào sọt rác mà thôi". Nếu chuyển được chính mình một khi các cảnh giới dù thô hiển hiện đến cũng có thể làm chủ được. Điều này mình đã phân tích như trên một khi đã an trụ trong tự tánh cho dù phong ba bão táp đến thì ta vẫn an nhiên tự tại. A di đà Phật!

Thiện Thuận kính kiến giải!
Nam mô chư vị Tổ Sư Thiền!
Nam mô cầu sám hối bồ tát Ma ha Tát!
Nam mô Quán Thế âm Bồ Tát!
Nam Mô A di Đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
SƯ TÁM MƯƠI TÁM TUỔI, DẶN DÒ NIẾT BÀN - sư Huệ Hải Thiền Sư Việt Nam

Sư dạy chúng:
- Đầu xuân Ất Mùi năm nay báo cho Thượng tọa rằng, nay tôi khí lực đã
yếu kém, thường tắm gội khó khăn, bệnh hoạn suy yếu, thời đã đến rồi, chẳng còn
ở lâu!
Vị Thượng tọa bạch Sư:
Phật pháp vi diệu có gì thiết yếu mong Thầy truyền trao cho lý tột!
Sư bảo:
Đạo giáo từ xưa đến nay đã trao phó là bặt ngôn từ, không lời để nói, chính
ta ngay lúc đó phó thác.
Thượng tọa lại hỏi: Đại chúng ứng dụng thế nào?
Sư đáp: Lấy tâm mà dùng.
Đến giờ Dậu ngày mùng 10 tháng 5 môn nhân trong chùa chợt thấy sao
sáng xuất hiện, tỏa sáng soi suốt cả chùa, mới biết việc đó.
Qua buổi sáng ngày 12, Sư bảo thị giả:
Hãy đem nước đến nhà tắm, ta sẽ tắm rửa.
Tắm xong, Sư trở về phòng bảo vị Thượng tọa:
Ta đến lúc mạng chung, hãy báo khắp cho đại chúng!
Thượng tọa đem pháp phục ca-sa cho Sư đắp vào, đội mũ Chuẩn Đề, đeo
xâu chuỗi ngồi kiết-già an định hai giờ, rồi phó chúc bài kệ:
Thời đương bát thập bát,
Hốt nhiên đăng tọa thoát.
Hữu lai diệc hữu khứ,
Vô tử diệc vô hoạt.
Pháp tánh đẳng hư không,
Sắc thân như bào mạt.
Đông Độ ly Ta-bà,
Tây Phương liên hoa phát.

Dịch:

Giờ đúng tám mươi tám,
Bỗng nhiên lên ngồi thoát.
Có đến cũng có đi,
Không chết cũng không sống.
Pháp tánh đồng hư không,
Sắc thân như bọt nước.
Đông Độ rời Ta-bà,
Tây Phương hoa sen nở.

Sư ngâm kệ xong, đến giờ Mùi thì ngồi yên lặng mà tịch, nhục thân được
nhập tháp không có trà tỳ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sư lại nói:
Thức đắc y trung bảo,
Vô minh túy tự tỉnh.
Bách hài tuy hội tán,
Nhất vật trấn trường linh.
Tri cảnh hồn phi thể,
Thần châu bất định hình.
Ngộ tắc tam thân Phật,
Mê si vạn quyển kinh.
Tại tâm tâm khả trắc,
Lịch nhĩ nhĩ nan thinh.
Võng tượng tiên thiên địa,
Huyền tuyền xuất yểu minh.
Bổn cương phi đoàn luyện,
Nguyên tịnh mạc trừng đình.
Bàn bạc luân triêu nhật,
Linh lung ánh hiểu tinh.
Thụy quang lưu bất diệt,
Chân khí xúc hoàn sanh.
Giám chiếu không động tịch,
La lung pháp giới minh.
Giải ngữ phi quan thiệt,
Năng ngôn bất thị thanh.
Tuyệt biên nhị ô mạn,
Vô tế đẳng không bình.
Kiến nguyệt phi quan chỉ,
Hoàn gia mạc vấn trình.
Thức tâm tâm tắc Phật,
Hà Phật cánh kham thành.
Dịch:
Biết được báu trong áo,
Vô minh say tự tỉnh.
Trăm hài dù tan rã,
Một vật vững sáng luôn.
Biết cảnh chẳng phải thể,
Châu thần chẳng định hình.
Ngộ ắt ba thân Phật,
Si mê muôn quyển kinh.
Ở tâm tâm lường được,
Qua tai tai khó nghe.
Không hình trước trời đất,
Suối huyền vượt tối tăm.
Cứng sẵn không nung luyện,
Vốn sạch chớ lóng yên.
Mênh mông vầng nhật sớm.
Lấp lánh ánh sao mai.
Sáng lành sáng sáng mãi,
Chân khí chạm lại sanh.
Chiếu soi không động lặng,
Che trùm pháp giới minh.
Hiểu lời nào dính lưỡi?
Hay nói chẳng phải thanh.
Tuyệt bờ dừng nhơ nhiễm,
Không mé đồng hư không.
Thấy trăng thôi xem ngón,
Đến nhà chớ hỏi đường.
Biết tâm tâm ắt Phật,
Còn Phật nào để thành?

Theo Huệ Hải Thiền Sư Ngữ Lục
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Theo Tuệ Trung Thượng Sỹ - Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm

Khi tâm sinh chừ, sinh tử sinh
Khi tâm diệt chừ, sinh tử diệt
Sinh tử xưa nay tính vốn không
Thân huyễn hóa này cũng sẽ diệt.
Phiền não bồ đề cũng tiêu vong
Ðịa ngục thiên đường tự khô kiệt.
Nước sôi lửa cháy mát mẻ ngay
Núi kiếm rừng đao giã đổ hết
Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi
Ta nói thực tại, không nói pháp.
Sinh là vọng sinh, tử vọng tử
Tứ đại vốn không, thiếu chỗ tựa
Chớ như hươu khát đuổi bóng nước
Chạy khắp Tây Ðông không ngừng nghỉ
Pháp thân không tới cũng không đi
Chân tính không phi cũng không thị
Ðến nhà, còn hỏi đường là chi?
Thấy trăng, thôi khỏi cần tay chỉ
Sợ hãi tử sinh là người mê
Ðạt ngộ ung dung là kẻ trí.

(Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh,
Tâm chi diệt hề, sinh tử diệt.
Sinh tử nguyên lại tự tính không
Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt
Phiền não, bồ đề ám tiêu ma
Ðịa ngục thiên đường tự khô kiệt
Hoặch thang lô thán đốn thanh lương
Kiếm thụ đao sơn lập tồi chiết
Thanh văn tọa thiền ngã vô tọa
Bồ tát thuyết pháp ngã thực thuyết
Sinh tự vọng sinh, tử vọng tử
Tứ đại bổn không tòng hà khởi
Mạc vi khát lộc sấn dương diệm
Ðông tẩu Tây trì vô tạm dĩ
Pháp thân vô khứ diệc vô lai
Chân tính vô phi diệc vô thị
Ðáo gia tu trí bãi vấn trình
Kiến nguyệt an năng khổ tầm chỉ
Ngu nhân điên đảo bố sinh tử
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ).
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
BUÔNG KHÔNG XUỐNG - Lại Quả Thiền Sư

Người tham thiền đối với thế giới thân tâm buông không xuống. Thân ở trong Tòng Lâm mà tâm ở ngoài thế gian. Tu không lợi ích, không chút tiến bộ, phải biết là do tâm bị nghiệp thức nhốt chặt, thức bị ý mê hoặc nhốt chặt, ý bị tưởng trần nhốt chặt, tưởng bị thân thể nhốt chặt, thân bị gia đình nhốt chặt, gia đình bị sơn hà nhốt chặt, sơn hà bị đại địa nhốt chặt, đại đị bị hư không nhốt chặt, hư không bị vô minh nhốt chặt, vô minh bị bất giác nhốt chặt, bất giác bị chúng sanh nhốt chặt, chúng sanh bị mê luân (bánh xe mê lầm) nhốt chặt.

Cái quan ải lớn của mê luân này từ xưa đến nay chẳng biết đã nhốt biết bao nhiêu hữu tình vô tình như thiên địa, nhật nguyệt, người và phi người, nhà cửa, cây cối, cầm thú, nam nữ.... Quá khứ đã nhốt trải qua vô lượng kiếp, rồi hiện tại cho đến vị lai cùng tột vô lượng kiếp chẳng biết nhốt đến khi nào mới thôi. Than ôi, đau đớn thay! Xem đi xét lại đều do ba chữ Buông Không Xuống mà ra, làm cho hồ đồ hỗn loạn. Nếu thức buông xuống suy lường, thân buông xuống vọng tưởng, hư không buông xuống đại địa, gạch ngói buông xuống đất sình, như thế, thức buông suy lường rồi thì tâm bất khả đắc, thân buông vọng tưởng rồi thì thân bất khả đắc, hư không buông đại địa rồi thì thế gian bất khả đắt, vậy ba thứ thân, tâm, thế hoàn toàn buông xuống thì muốn tìm một chúng sanh cũng không ra. Phải biết ba chữ Buông Không Xuống bản lãnh rất lớn. Nó khiến "bất giác" thành chúng sanh, khiến vọng tưởng thành thân thể, khiến hư không thành đại địa, khiến thân xác nằm núi hoang, khiến đầu xanh thành đầu trắng, khiến đi bị ngồi, khiến chạy bị ngưng, ấy đều là sức lớn của mê luân. Nếu ta muốn có đủ sức làm cho cái mê luân được ngộ thì phải tìm ra một phương pháp buông xuống được. Phương pháp đó tức là pháp tham thiền. Hãy mau mau ôm chặt câu thoại đầu tham mãi, dẫu cho phải chịu khổ năm ba mươi năm cũng phải đập vỡ cái mê luân này mới được đến chỗ thôi nghỉ của việc tham thiền. Nay tôi dặn thêm một lời : "Thôi nghỉ thì được, chỗ thôi nghỉ thì chẳng thể được".
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
QUÊN MỆT NHỌC - Lại Quả Thiền Sư

Quên mệt nhọc có hai :

l. Người xuất gia mà chuyên lo phục vụ thế pháp, ứng phó kinh sám, ham được tiếng khen, để tâm nơi lợi dưỡng, hạnh Phật hoàn toàn thiếu sót, đi sâu vào hạnh thế tục đến chỗ cực điểm, khiến cho quên cả bổn phận làm người, đâu phải là quên mệt nhọc vì hành đạo ư? Thật đáng buồn thay!

2. Thân ở Tòng Lâm, tâm thường lo âu ăn cơm, uống trà lãng phí của thí chủ, nếu chẳng tu hành, nợ này làm sao đền trả. Như vậy, chẳng màng thân tâm, chẳng kể đêm ngày, trước giữ thanh quy, kế kính chức sự, một khi được kêu gọi làm công tác, liền xung phong đi trước, để người khác theo sau, mau mắn như đi rước châu báu. Tự thẹn không có tài năng, nên đem sức bản thân ra đóng góp, chỉ biết có công việc làm chứ không kể đến thân, từ sáng đến chiều, ngày nào cũng thường làm như thế. Lại nữa, thân bận rộn vì phước, tâm tu hành vì huệ, suốt năm rất ít nói chuyện, hàng ngày ít làm sai trái. Oai nghi tế hạnh cử chỉ hơn người. Công phu miên mật chẳng có giờ rảnh. Niệm sanh tử thiết, khổ hạnh càng sâu, ngày chẳng đủ thời giờ phải nối tiếp đến đêm. Áo rách không rảnh may vá, bệnh nặng không dùng thuốc trị. Thường nói : "Một hơi thở chẳng hít vào, thân này thuộc về ai?". Thống thiết như thế, ngày đêm quên mệt nhọc, chỉ lo đạo nghiệp khó thành, chẳng lo thân tâm an toàn. Nhân cách người này làm gương mẫu cho hiện tại, là kim chỉ nam cho đời mạt pháp. Mong người học đạo hãy bắt chước theo, chớ nên bắt chước những kẻ giả quên mệt nhọc, sáng siêng năng chiều lười biếng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên