Những hiện tượng trong Phàm Phu Thiền

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cùng quý đạo hữu !

Sở dĩ Vô Học mở chủ đề nầy vì bạn nguyenviettri đã nhầm lẫn một hiện tượng của Thiền cho là KIẾN TÁNH, lầm chấp chỗ nầy làm cho hành giả đứng chựng lại (như gặp phải xoáy nước nếu không thoát ra thì sẽ bị hút chìm xuống đáy sông) điều nầy nguy hiễm vô cùng. Các hành giả tự tu khi lạc vào đường Tà thì không ai cầm cương níu lại.

Các bạn ơi ! Bình thường thiên hạ thấy ai ngồi xếp bằng mắt lim dim đều gọi là ngồi Thiền và tưởng rằng Thiền nào cũng vậy, cứ định tâm đi rồi sẽ thành Phật (như Phật Thích Ca xưa).
Họ có biết đâu cũng đồng là Thiền nhưng có nhiều loại Thiền _ ứng với nhiều loại căn cơ khác nhau : Phàm Phu Thiền, Ngoại Đạo Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền, Như Lai Thiền.

Trường hợp bạn viettri tuy không ngồi Thiền nhưng có kiên trì niệm Phật _ miên mật _ vô tình khóa được căn trần, khi khóa được căn trần thì cái sống tiềm ẫn (Ý Thức) bên trong hiễn lộ dần tạo nên hiện tượng Thiền. Đây là chuyện bình thường nhưng hành giả vì không có Thầy cho nên lầm tưởng rằng nó là "ghê gớm" lắm, tự đắc rồi sẽ tự đọa mà thôi.

Mến !
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
"Những hiện tượng trong Phàm Phu Thiền"

ĐH NguyenVanHoc2006 kính ! Chân thành cảm ơn ĐH mở Topic "Những hiện tượng trong Phàm Phu Thiền"rất ý nghĩa và vi diệu vì ít ai chịu khó phân biệt những loại Thiền nên hay vấp phải vọng tưởng khi tọa thiền.
Thiền có bốn thứ:
1. Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Ngoại đạo thiền”.
2. Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Phàm phu thiền”.
3. Rõ lý sanh (nhân) không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là “Tiểu giáo thiền”.
4. Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là “Đại giáo thiền”.
Lời giải của ngài Tông Mật có thêm cái thứ năm nữa là Tối thượng thừa thiền, đó là Thiền tông.
Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Ngoại đạo thiền’. Tức là ưa ngồi thiền để có một cái gì bên ngoài tựa vào mình để được thành Thánh thành Thần; hoặc ngồi thiền để mong cầu có một sức mạnh thiêng liêng nào ở bên ngoài tựa vào mình, dầu sức mạnh đó có điện lực gì cũng thuộc về ngoại đạo thiền.
Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu thiền’. Nghĩa là nghe trong kinh Phật dạy, người tu được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền thì được sanh trên các cõi trời Sắc giới... Vì ham sanh ở các cõi trời Sắc giới mà tu để chứng các thứ thiền đó, nên gọi là phàm phu thiền. Tuy có tin nhân quả, nhưng kết quả chỉ sanh lên các cõi trời Sắc giới thôi.
Rõ lý sanh không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là ‘Tiểu giáo thiền’. Sanh không là rõ về thân con người không có ngã. Sanh không chỉ do cái nhân con người phá được ngã chấp, mà tu thiền chứng được đạo thì gọi là Tiểu thừa thiền hay Tiểu giáo thiền. Đây chứng được quả A-la-hán, giải thoát sanh tử.
Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là ‘Đại giáo thiền’. Người tu phá được chấp ngã chấp pháp, cả hai đều không mà tu thì gọi là Đại giáo thiền hay Đại thừa thiền.
Nay người hậu học, cần lấy Đại giáo thiền làm chánh,tập tọa thiền dứt niệm, chớ sanh kiến giải.



 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn những ý bổ sung của đạo hữu "chỉ chờ chết" !

Thưa các bạn ! Ngoại đạo Thiền và Phàm phu Thiền khác nhau chỗ nào ?

_ Dĩ nhiên có nhiều điểm khác, nhưng tạm thời chúng ta chỉ nói điểm khác biệt về "hướng tâm".

* Phàm Phu Thiền thì chỉ vì "ưa trên chán dưới" mà tu, không có chủ ý sẽ đạt được gì, đến đâu, tức là tu mà chưa có mục tiêu chi cả (so với Ngoại Đạo Thiền).

* Ngoại đạo Thiền thì có định hướng trước ví dụ như "Ta phải làm sao để cho cái Tiểu Ngã của Ta hòa nhập vào cái Đại Ngã của đấng Tối Cao", hoặc "Ta phải về với Chúa", hoặc "Ta muốn xuất hồn để sống cuộc sống phi thường", hoặc "Ta muốn thành tựu một môn Thần Thông nào đó", hoặc "Ta muốn cả 5 món Thần Thông"....v...v....

------------

Môn Thiền thứ năm mà Ngài Tông Mật nói là Tối Thượng Thừa Thiền, mà ở đây V/h lại nói Như Lai Thiền, Vậy 2 môn Thiền nầy khác nhau như thế nào ?

* Tối Thượng Thừa Thiền chỉ riêng độ những người có căn cơ cao _ đã nhiều kiếp tinh tấn tu hành theo Đại Thừa _ chỉ những người nầy mới tu được Tối Thượng Thừa Thiền.

* Còn Như Lai Thiền thì chỉ cần hành giả có Duyên, còn căn cơ thì căn cơ nào cũng có thể tiến bộ trong Như Lai Thiền (Bất định chủng tánh). Vì trong Như Lai Thiền nếu hành giả có "căn cơ Phàm phu" thì sẽ được ôn lại Phàm Phu Thiền trong giai đoạn đầu. Nếu hành giả tuân thủ lời dạy của bậc Chân Sư "THẤY GÌ THÌ THẤY, KHÔNG THAM ĐẮM GÌ CẢ" thì hành giả sẽ lướt qua mà tiến lên Giai đoạn Ngoại đạo Thiền hoặc Tiểu Thừa Thiền.

Như tình trạng bạn viettri hiện tại, KHÔNG BUÔNG HIỆN TƯỢNG LẠ nên không tiến lên được, ôm giữ một hiện tượng thì sẽ bị DỪNG ĐỨNG (đó là nhẹ) TẨU HỎA NHẬP MA (nặng thì điên loạn dẫn đến "chết bờ chết buội").

Hiện tại bây giờ bạn ấy đã hơi "tăn tăn" rồi đó mà bạn ấy không biết.

Mến !
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Những hành giả mà tu chứng được Kiến Tánh thì thành Phật rồi đâu tốn công toạ thiền nửa.
‘‘Không trụ vào đâu cả !’’ là Chánh định của Thiền-tông
Tứ Thiền là thiền của phàm phu ! Chữ phàm phuđây dùng theo nghĩa nhà Phật, không có ý khinh miệt , không giống như người đời thường dùng chữ "phàm phu tục tử". Phàm phu chỉ có nghĩa là chưa đắc được quả thánh.
Thế nên các vị trời cõi Dục giới, Sắc giới cho đến các vị trời cõi Vô Sắc giới đều là phàm phu! Vì không có ý khinh miệt nên gọi là "các vị Trời". Vì chưa đắc quả thánh nên gọi là phàm phu.
Tứ Thiền thuộc về cõi trời Sắc giới nên Tứ Thiền là thiền của phàm phu, không còn nghi ngờ gì nữa! Ngay đến những người mới học Phật, đọc lịch sử của đức Thế Tôn, cũng biết rằng cả Tứ Không ( từ Không Vô Biên Xứ đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ) cũng chưa giải thoát.
Tứ Thiền là thiền của phàm phu
Cho nên,Tứ Thiền chẳng phải là Chánh định.

Như-lai tối-thượng Thiền:
Tự-giác có khả-năng-tính thành Phật, nhắm vào mục-đích thực-hiện hoàn-toàn nơi mình giác-tính của Phật-đà, để nắm vững được công hành tự-giác, giác-tha và giác-hạnh viên-mãn. Ngài Tông-Mật giải thích: Tối-thượng-thiền là môn thiền-học nương vào sự nhận thức tự-tâm bản lai thanh tịnh, không có phiền não: trí-tánh vô lậu vốn sẵn đầy đủ, tâm ấy chính là Phật, hoàn-toàn không sai khác.
Tối Thượng Thiền còn gọi là Nhất-Hạnh Tam-Muội, Chân-Như Tam-muội, Như-Lai Thanh-Tịnh Thiền. Môn Thiền-học được truyền sang Trung-hoa do Đạt-Ma Tổ-Sư và truyền sang Việt-nam do Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi Tổ-Sư chính là môn Như-Lai Tối-Thượng Thiền này vậy.
Người tu học mà luôn tự mãn thì thần trí tán loạn đắc hỏa lò chớ không đắc Pháp
Cẩn tắc vô ưu
Kính,
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
kính đh Chỉ Chờ Chết
Đh đã viết như sau :

Như-lai tối-thượng Thiền: Tự-giác có khả-năng-tính thành Phật, nhắm vào mục-đích thực-hiện hoàn-toàn nơi mình giác-tính của Phật-đà, để nắm vững được công hành tự-giác, giác-tha và giác-hạnh viên-mãn. Ngài Tông-Mật giải thích: Tối-thượng-thiền là môn thiền-học nương vào sự nhận thức tự-tâm bản lai thanh tịnh, không có phiền não: trí-tánh vô lậu vốn sẵn đầy đủ, tâm ấy chính là Phật, hoàn-toàn không sai khác


Như vậy tất cả các THIỀN SƯ của Thiền Tông khi chứng là chứng quả Phật ?
Nếu vậy sự khác nhau giữa hai danh từ PHẬT và TỔ là gì đh có thể chỉ dạy ?
Nhiều người không phân định rõ chỗ nầy .
Xin cảm ơn đh .
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
(SƯU TẦM)

Các biểu hiện trong quá trình bảo nhậm tự tánh!!!<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>

<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:shapetype id=_x0000_t75 stroked="f" filled="f" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" o:preferrelative="t" o:spt="75" coordsize="21600,21600"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 8.25pt; HEIGHT: 6.75pt" id=_x0000_i1025 o:button="t" alt="Gửi bài" type="#_x0000_t75"><v:imagedata o:href="http://diendan.daitangkinhvietnam.org/styles/prosilver/imageset/icon_post_target.gif" src="file:///C:\Users\lenovo\AppData\Local\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif"></v:imagedata></v:shape>Gửi bởi Nhị Nguyên Ngày 10/10/'07, 10:56 <o:p></o:p>
Box cố ý dành cho người đã thấy Tự Tánh (đã một lần trực ngộ bổn lai)... Nhưng cũng muốn ai đó biết được để tiếp tục con đường của Tổ.
...
Thường thì người trực ngộ bổn lai thì có 2 căn để trực ngộ đó là nhãn căn & nhĩ căn các truờng hợp các căn khác trực ngộ rất hiếm nên không bàn luận...

Thứ nhất là nhãn căn: sau thời công phu hay đã có căn duyên từ truớc tu hành, nên chỉ cần duyên hay bậc giác ngộ thị hiện chỉ dẫn thì trực ngộ ngay cái không động truớc mắt, nó vốn không tướng, cùng khắp dù cho cảnh sắc trứoc mắt có diêu dộng cũng không ảnh huởng về cái không động này, nó vấn cùng khắp nhìn xa nhìn gần cũng thấy nó nhắm mắt lại vần thấy nó, nó không bị vướng kẹt khi tâm theo vật, nhờ cái này mà rõ biết các cảnh sắc do duyên khởi lúc đó hành giả nhờ lời kinh Phật dạy, ngữ lục nơi Tổ mà biết là một cái không động vốn lạ, nhưng cũng vốn quen,vì từ nhỏ đến lớn vẫn sống bằng cái công động này (ví dụ: khi nhỏ lúc bị mẹ không cho đi chơi hay khóc không ai dỗ - khóc 1 hồi ngồi thừ ra đó đơ mắt nhìn vần thấy nó - nhưng không biết nó là gì - lớn lên tu hành nói về tánh không này cũng khong hiểu nhưng qua công phu thì trực nhận lại cái không động này)... Khi đó lần hồi xem xét các căn khác biết rõ đây chính là cái thể của cái biết thường biết xưa này do tâm diêu động với trần duyên nên quên mất nó đi...

Thứ hai là nhĩ căn: Cũng như nhãn căn cái nghe ngày cùng khắp, không phân biệt âm thanh, nó vốn không động thường tĩnh, không bị vướng kẹt nơi âm tướng, nhưng vẫn không lìa âm tướng để nghe, nó cũng vốn cùng khắp, không phải tu hành mà có, khi nhận ra nó thì nó vốn xưa nay vẫn dùng, không sai khác, mà thấy rằng cái không đọng của nghe biết này ai cũng có...

Do nhiều người nghĩ rằng thấy tánh là rất cao siêu, nhưng thực ra tại mỗi người đều hiển lộ không bị che mất bởi cái gì, chỉ do tâm phan duyên mà bỏ quên nó...

Lúc đó hành giả bắt đầu bước vào thế giới Tổ Sư Thiền, nhưng việc bảo nhậm vẫn còn nhiều, vì thấy được bổn tánh giác nhưng vẫn không khác người thường chưa thấy tánh do tập khí nghiệp thức thói quen lâu đời vẫn còn nhiều...Nên ý thức là vẫn phải tu vẫn phải bảo nhậm. Nhưng việc thông hiểu các công án hay kinh Đốn Siêu Phương Tiện đã rõ phần nào (chưa toàn diện hết)..

Trong quá trình bảo nhậm tánh, thân tâm bắt đầu có những biểu hiện chuyển biến... Nếu đúng Pháp truớc tiên bảo nhậm và sống với tánh không, nhưng nếu ai ý thức là tánh này thường sanh các trí thì việc dùng niệm trí vẫn như người bình thường (chỗ dùng trí này thực ra các Tổ ngày xưa là chỉ các cửa ải phải vượt qua - gọi là Tam Quan)... Nếu dùng tánh mà bỏ Trí cũng được nhưng phải thuần thục tánh này trong mọi thời, nhưng còn phải hiểu là đến lúc nào đó tánh này sống quen dần thì vẫn phải dùng trí tác Pháp. Nếu không sẽ rơi vào không giới của tánh không này mà đi vào đoạn diệt.

Các biểu hiện Thân Tâm khi bảo nhậm tánh không này:

1. Quên: đó là việc dừng trí suy diễn ít lại do việc giác về tánh thể, nên các tác Pháp bên ngoài sẽ quên dần, chỉ lồ lộ một thể tánh không này, cảm giác quên này mạnh lên dần, quên đến độ tột cùng là quên luôn sự tồn tại của Thân & Tâm, khi ấy là bước vào mức định rất cao, trong mọi thời, còn nếu không thì Ngồi Thiền cho đến được sự quên của ý thức chỉ còn lại tánh không của cái biết thường, lúc đó tự khắc nó sẽ chuyển vào Thánh Trí, Trí này thì thật siêu việc siêu đến nổi chỉ cần nhích niệm hướng vào vấn đề nào (đây là khởi tưởng - thọ) là tức vấn đề đó tuông trào không ngừng nghĩ cho đến rốt ráo hết vấn đề đó thậm chí có thể khởi cùng lúc rất nhiều vấn đề, nó chỉ là sự mái niệm của hành và thức & hoan toàn tự động, hành ấm đã bắt đầu nó tự động hoạt động mà không cần tác ý thức vào để suy niệm, ý thức lúc này chỉ phân biệt các pháp đó... Nhưng việc sống với trí đó phải thường xuyên nếu không cũng sẽ trở lại bình thường, vì sống với trí này là bắt đàu hành kết hợp với thức để chuyển đàn thức thành trí, hành sẽ tự hoạt đọng chứ không cần mái niệm... Gọi là trí vô sư, trí này siêu nhanh nhạy, nhạy đến mức chỉ cần thay đổi vấn đề suy niệm nó sẽ tự thông chảy ra mà không cần sự can thiệp của suy niệm suy nghĩ. Nhưng để vào được trí này nhanh nhất phải ngồi thiền (cái này đừng ccháp vào lời Tổ khi xưa - Tổ xưa phá chấp để không bụot tâm trong việc ngồi Thiền - còn ngày này ngồi Thiền làm cho yên thân mà hiển rõ dần tánh giác để buớc vào chố sâu chỉ định - Còn chấp vào việc ngồi hay không ngòi thiền là không nên), và không dễ gì được trí này nếu không thường xuyên ngồi Thiền, hay cố gằng ngồi thiền thì không thể đạt được trí này (phải ngồi cho đến khi vượt qua được những khó chịu đau đớn của việc ngồi lâu lúc này mới đi sâu vào định)... Nếu được trí này và thường xuyên sống với trí này thì việc chứng đạo sẽ không còn xa...

2. Ít khởi niệm tưởng: lẽ dĩ nhiên vì giác vào tự tánh thì niệm tưởng ít đãn, vọng tưởng ít khởi, mà khi khởi thì thật sự rõ biết, nên việc ít khởi niệm tưởng là có...

3. Ít thọ cảm giác: đây là biểu hiện rõ rệt nhất, đó là ít thọ nóng lạnh, đau khổ chóng qua, mọi dục nhiễm như ăn ngon, dâm dục, nóng giận, thích hưởng thụ sẽ ít dần, thay vào đó là sự an lạc yên định của Tâm... Nên cũng không thác mắc gì, khi người này sống khi trời ôi bức nhiều người không chịu được mà hành giả vẫn thấy bình thường (điều này do bình thường tự nhiên không phải do sự chịu đựng cố gắng mà có được). Nên Tâm hiền diệu ẩn nhẫn bắt đầu xuất hiện...

4. Khí lực nơi thân: khí lực trong thân sẽ thay đổi, các biểu hiện của khí lực, là thấy rõ có sự lưu chuyển khí trong thân, có sự thấy đổi chút íh thể tạng, như nhẹ nhàng, thanh thản, mát mẻ tự thân, nên việc đắc Tâm hay Thân là điều sẽ có khi có sự chuyển đổi cho Thân Tâm Tương ưng với nhau. Nó Thay đổi đến mọt lúc nào đó mà chuyển thân tâm, nên việc oai nghi tế hạnh bắt đầu xuất hiện mà không phải câu thúc thân tâm, như nhiều người nghĩ. Lúc đó tự nhiên thấy một số huyệt đạo trên cơ thể họi tụ khí do định lực và hành ấm lưư chuyển gôm lại, để sau này biết là sẽ khai mởi một kỹ năng gì đó đặc dị ở tâm, thay tự thoát ra ngồai nếu khí lực quá mạnh, điều này hành giả yên tâm, vì không phải là luyện khí công mà sợ tẩu hoả nhập ma, vì khí lực này tự nó điều hoà cho thâm tâm an định chứ không phải là sự thúc ép lưu chuyển khí trong thân như luyện thần khí ở luyện tập võ công hay luyện thần thông, nen việc tẩu hỏa nhập ma mà điên loạn như nhiều người lầm tưởng là hoàn toàn không, còn có thì thự ra trong tâm này cfon chất chứa điều gì chưa xả bỏ như cầu thần thông, cầu trí lực, lợi dưỡng....

5. Ý Niệm: Ý niệm nhạy bén bắt đầu xuất hiện, các biển hiện này là đôi khi nhận bíet tâm người đối thoại với mình tâm như thế nào, cũng tùy ào công phu nếu cao sẽ rõ từng ý niệm người khác, còn ít thì biết rõ người đó tâm như thế nào (buồn vui yêu ghét, sân hận kiêu mạn, nghi hoặc...)...

6. Lực gia trì của chư Phật Bồ Tát: bắt đầu cẩm nhận được các lực gia trì của các Bậc Giác ngộ có nhân duyên với mình, thường xuyên gia trì hộ niệm cho định lực của mình, pháp hạnh cho mình, tuy vẫn chưa biết vị đó là ai, nhưng ít nhiều cũng thấy việc tu hành xưa này của mỗi người điều có sự trợ lực từ các vị Phật Bồ Tát... Mình từ chối cũng không được... Vì đó Tâm chúng ta tương ưng đang đi vào còn đuờng giải thoát của các vị ấy... Bình thường do tâm diêu động vô minh nếu không tu hay tu kém sẽ không nhận ra được điều nầy là thật....

7. Nhận biết định lực: Bắt đầu nhận biết định lực của quốc đọ tu hành (như các vùng Thánh Địa), hay định lực của người chuyên tu khác tùy theo mức độ.

8. Phát hiện Tâm Ma: Tâm ma ai cũng có, các tâm này thường phá hoại công đức người tu rất nhiều, nên việc phát hiện các Tâm này là sự thật, tâm đó mà các vị dắc ngộ đi trứoc đã biện ma cho người sau này rõ biết, nếu không nhận diện được các Tâm Ma này thì chúng thường xuyên phá quấy, chỉ có cắt đứt chúng chính bằng trí huệ, nên phải mài luyện gươm trí huệ này cho thật bén để chặc đứt hoàn toàn lũ Ma Tâm này... Nếu nhận diện được chúng mà chặt đứt chúng bằng trí huệ thì chúng sẽ không bén mãn nữa, còn không chúng sẽ thường sanh khởi mà hủy hoại đạo lực tu hành....


Còn nhiều thay đổi khác tuy không nhiều nên không đề cập... Còn ai công phu sâu hơn thấy rõ hơn xin mở rộng góp ý thêm nhằm cũng cố mở rộng về Thiền Đốn Ngộ... Đừng sợ người khác nghĩ mình cao mạn mà hãy nghĩ vì lợi ích giải thoát cho nhiều người...

Kính!!!<o:p></o:p>

Nhị Nguyên <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bài viết: 41 <o:p></o:p>
Tham gia: 06/10/'07, 19:00 <o:p></o:p>
Đã cảm ơn: 0 <o:p></o:p>
Được cảm ơn: 0 lần trong 0 bài. <o:p></o:p>
· Tin nhắn<o:p></o:p>
· Gửi email <o:p></o:p>
………………………………………………………………<o:p></o:p>
Gửi bởi Chanhientam Ngày 13/10/'07, 05:21 <o:p></o:p>
Coi bộ phần này ít người tham gia quá. Thôi xin góp một ý cho vui nhà vui cửa. Sau là trích lại lời dạy của Đại sư Hám Sơn (Phần in đậm) và thêm một chút ý của mình.

Chứng ngộ :
Chứng ngộ cũng có những thâm độ khác nhau. Nếu một người có thể tham công án và thâm nhập vào cái ổ của 8 thức, lật lại cái hang mù tối và bằng một cái nhảy vĩ đại, vượt qua tức thì. Lúc ấy chẳng còn gì cho người ấy chứng quả. Người ấy xứng đáng được coi là có căn cơ cao. Sự thực hiện của người ấy là sâu xa nhất. Nhiều người tu tập qua những bậc dần dần chỉ đạt được mức nông cạn. Điều tệ nhất là thỏa mãn với những sự chứng đắc nhỏ và cạn. Đừng bao giờ để mình rơi vào các ảo giác của ảo tưởng. Sao vậy? Nếu không vượt qua 8 thức, bất cứ một sự tuyệt diệu nào mà ta thấy hay làm, đều chỉ là biến thể của thức tình. Nếu ta coi các hiện tượng đó là thật, tức đang nhận giặc làm con. Các bậc Cổ đức đã nói "Các hành giả do vô minh không biết chân lý, chấp trước cái 'tâm linh tuyệt đối' tưởng tượng, mà thật ra, đó chỉ là căn nguyên khiến ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi từ thời vô thủy". Chỉ những kẻ ngu, mới gọi cái "tâm linh tuyệt đối" chấp trước đó là bổn lai nhân. Đó là cửa duy nhất ta phải thấu quả.(Thực tướng thì vô tướng. Tổ Đạt Ma nói : Không biết! )

Bảo nhậm :
Cái gọi là đốn ngộ tiệm tu, chỉ cho người đã được ngộ một cách triệt để (chân ngộ). Nhưng vẫn chưa tẩy trừ được một lần cho xong tất cả các tư tưởng tập tục trong mình. Người ấy phải cố đồng hóa cái ngộ của mình với tất cả những gì người ấy gặp phải trong hoạt động thường nhật, và phải sử dụng thực tiễn các kiến giải của mình bằng cách hòa hợp nó với các biến cố khách quan. Hễ cứ một phần của tướng khách quan được hòa hợp với "ngộ", thì một phần pháp thân được khai mở. Cứ một phần vọng tưởng tiêu tán, thì một phần trí tuệ được hiển phát. (Tám gió thổi chẳng động!)

Trực ngộ cho được cái tự tánh gọi là đồng chư Phật đó (triệt ngộ), không phải là chuyện đơn giản. Nếu không, Hoàng Bá đã không nói "Không phải một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương". Nhưng khó thì sao? Chẳng sao cả. Phải nghe Nhị Nguyên nói "Do nhiều người nghĩ rằng thấy tánh là rất cao siêu, nhưng thực ra tại mỗi người đều hiển lộ không bị che mất bởi cái gì, chỉ do tâm phan duyên mà bỏ quên nó...". Vô minh cỡ nào, tánh đó vẫn không "bỏ" mình được. Nó làm nền tảng cho mọi hoạt dụng của mình. Những thứ mà mình nhận được hiện nay, dù là tốt hay xấu cũng đều là TƯỚNG và DỤNG của nó. Mê thì lục đạo trói buộc. Tỉnh thì "Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ", ra vào tự tại trong lục đạo ... Vì thế, dù đã kiến tánh hay chưa kiến tánh, một khi mình vẫn "Không làm ác, vâng làm thiện" là mình đang TÙY THUẬN được với tánh Phật đó của mình. Nếu theo những gì mà Nhị nguyên đã khai triển trên, nói cách khác là không để cho các phân biệt nhị biên chi phối tâm mình, tức lấy "Tám gió thổi chẳng động" làm mục tiêu tu hành, thì chưa ngộ sẽ ngộ. Ngộ rồi sẽ đại ngộ. Đại ngộ rồi thì sẽ có ... một vị Phật chứng quả.

Tánh thì đồng, nhưng giác thì có cạn sâu (Ý này là của một bậc cổ đức, không phải của ht, nhưng quên mất nguyên văn cũng như tên tác giả. Từ từ kiếm ra sẽ ghi lại sau). Vì thế nói đến kiến tánh, có thể cách diễn tả của chư vị Tổ sư có khác nhau, nhưng nhất định cái thấy của chư vị phải đồng. Vì giác có cạn sâu, nên biểu hiện của mỗi người sau khi kiến tánh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Như Ngài Hám Sơn tả lại trạng thái lạy không có tướng lạy, thấy lá rơi mà không có tướng lá rơi. Có vị lại thấy cái hiện tiền, không có quá khứ vị lại. Nghĩa là không gian đối với họ thì còn đó, nhưng thời gian thì chỉ là một niệm trong hiện tại. Quá khứ của họ không có ngày hôm qua, hôm kia ... nếu có "hồi tưởng" lại quá khứ chỉ là những niệm bình đẳng hiện lên trong tâm. Có vị lại thâm hiểu duyên khởi một cách sâu xa (luận Thành Duy thức, phân ra mười loại chân như) v.v...
Kính!<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Hì ....hì.....!
Đọc bài của "nhị nguyên" thấy y chang một bài của "Sen Vàng" đã đăng ở box Thiền Tông nầy :
http://www.diendanphatphap.com/dien...ác-biểu-hiện-trong-quá-trình-bảo-nhậm-tự-tánh!!!
mà Sen Vàng thì đã thừa nhận là học trò hàm thụ của nữ quái Thanh Hải Vô Thượng Sư (THVTS) rồi.

Tùy bạn viettri muốn trở thành một nam quái thì cứ ngưỡng mộ "nhị nguyên" đi theo vết xe đổ của THVTS, nhưng xin đừng làm loãng bài phân tích của bác Văn Học bằng những bài viết "lập lờ đánh lận con đen" nữa.

Kính !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thưa cùng các bạn !

Do bởi hành giả không được chỉ dạy cho nên nhầm lẫn những hiện tượng của Phàm phu Thiền là Tổ Sư Thiền như Nhị nguyên (Sen Vàng) đã nói.
Về những hiện tượng của Phàm Phu Thiền thì nhiều lắm :

_ Thấy ánh sáng nhiều màu hoặc đơn sắc, độc chiếu hoặc đan chéo hoặc xẹt qua xẹt lại, hoặc một vật tròn sáng bay qua bay lại...........
_ Thấy có người hoặc đứng bên trái hoặc đứng bên phải nói điều gì đó, hoặc thấy Thánh, Bồ Tát, Phật ......
_ Thấy Bồng Lai Tiên cảnh, thấy núi non hùng vĩ, thấy thác nước, nước chảy, ........
_ Nghe âm thanh lạ, nghe âm thanh réo rắc du dương, nghe có người nói, nghe giảng Kinh pháp nhưng không nhớ gì hoặc nhớ lộn xộn vô nghĩa...........
_ Cảm giác bay bổng, cãm giác nặng chịch, cảm giác chỉ còn nửa thân trên, cảm giác thân tan loảng ra mây khói, .......

Những điều Sen Vàng nói hầu hết đều đúng với những hiện tượng của Phàm phu Thiền (nếu ta không chấp sự dùng sai, lạm dụng ngôn từ nhà Phật), ngoại trừ điều 6 :
6. Lực gia trì của chư Phật Bồ Tát: bắt đầu cẩm nhận được các lực gia trì của các Bậc Giác ngộ có nhân duyên với mình, thường xuyên gia trì hộ niệm cho định lực của mình, pháp hạnh cho mình, tuy vẫn chưa biết vị đó là ai, nhưng ít nhiều cũng thấy việc tu hành xưa này của mỗi người điều có sự trợ lực từ các vị Phật Bồ Tát... Mình từ chối cũng không được...

cần phải đính chính :
1. Do hành giả tưởng tượng.
2. Lực gia trì của Thiên Ma.
Trừ trường hợp hành giả đang tu Như Lai Thiền (dưới sự dẫn dắt của bậc Đại Giác Ngộ), còn người TỰ TU thì chỉ có 2 trường hợp kể trên mà thôi.

Như bài đầu đã nói :
Khi cái sống thô trôi lăn theo trần cảnh bị hạn chế lại thì cái sống vi tế bên trong (Ý Thức) nó trừng lên biến hiện đủ thứ, người tu Phật phải biết THẢN NHIÊN, KHÔNG THAM ĐẮM MÊ LUYẾN GÌ HẾT thì mới vượt qua tiến lên từng nấc (những hiện tượng đó sẽ mất đi nhanh thôi).

Khi ngồi không có hiện tượng gì hết chỉ một bề lặng trang, dễ định tâm, dễ nhập thiền đó là hành giả đã tiến lên Tiểu Thừa Thiền rồi đó, với Tiểu Thừa Thiền thì hành giả mới có cơ may KIẾN TÁNH _ quả Tu Đà Hoàn _ như ni sư Satomi Myodo của Nhật bản.
http://thuvien.maivoo.com/Hoi-Ky-Tuy-But-c21/HOA-TROI-TREN-SONG-NUOC-d1361

Truyện này thì V/h đã có chép lại với nick "kequaduong" :
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9794

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thấy bạn nguyenviettri viết bài _ ngoại trừ trật lỗi chính tả ra thì _ "lời lời châu ngọc", "nói như Tổ nói" rất khó phát hiện ra là Tổ hay là Ma nói.
_ Vậy bác dựa vào đâu mà khẳng định là bạn ấy đã NHẦM LẪN gọi một "hiện tượng của Phàm Phu Thiền" là TÁNH ?
_ Có thể nào bạn ấy không NHẦM mà bác LẪN hay không ?

Một người đã KIẾN TÁNH thì dự vào hàng Thánh rồi, nếu chúng ta cứ chủ quan bài bác thì có lẻ phải chịu nhân quả XẤU không nhỏ, nên con mong bác nói rõ hơn về vấn đề nầy.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con thấy bạn nguyenviettri viết bài _ ngoại trừ trật lỗi chính tả ra thì _ "lời lời châu ngọc", "nói như Tổ nói" rất khó phát hiện ra là Tổ hay là Ma nói.
_ Vậy bác dựa vào đâu mà khẳng định là bạn ấy đã NHẦM LẪN gọi một "hiện tượng của Phàm Phu Thiền" là TÁNH ?
_ Có thể nào bạn ấy không NHẦM mà bác LẪN hay không ?

Một người đã KIẾN TÁNH thì dự vào hàng Thánh rồi, nếu chúng ta cứ chủ quan bài bác thì có lẻ phải chịu nhân quả XẤU không nhỏ, nên con mong bác nói rõ hơn về vấn đề nầy.

Kính !
Chào các bạn, chào Hắc phong !
Ngày xưa Sen Vàng cũng "thao thao bất tuyệt" như vầy, bạn ấy nghĩ rằng "mình đã phát sanh trí huệ". Quả thật những lời bạn ấy nói ra "rất có lý lẻ", nhưng vẫn có chỗ sơ hở để cho chúng ta nhận ra là bạn ấy đã "nhận giặc làm con", đậm nét nhất là bài nầy, khi trả lời Thầy Viên Quang bạn ấy đã để ló "cái đuôi chồn" cho chúng ta thấy :


vienquang6 đã viết:

Chào viettri !

Bạn nói bạn đã kiến tánh, xin bạn làm ơn cho mọi người biết :


_ Khi kiến tánh, bạn đứng ở đâu để kiến (thấy) ?

Câu nầy bạn Hắc phong đã hỏi rồi nhưng bạn bỏ qua, không trả lời.

_ Bạn nói "khi lắc lắc đầu tìm được chân tâm", vậy xin cho v/q biết "chủ thể" : CÁI GÌ TÌM ĐƯỢC CHÂN TÂM ?


Xin đừng tiếp tục tránh né v/d, vì điều nầy lợi ích cho bạn và cho mọi người.


Mô Phật !

Bạn ấy đã trả lời :
Chào diễn đàn, chào viênquang6.
Đúng là câu hỏi như trên rất khó để trả lời thỏa đáng. Câu hỏi rất hóc búa, nhưng đó là mấu chốt của vấn đề.
Các bạn ạ, cái thân tôi có thể nói cái thân này kiến tánh( hay đặt tên gọi khác là thấy cỏ cú, cỏ khô) là có 1 phần ham hư danh mới nói mình như thế, chứ nếu cái thật là tánh, cái thật là đạo, cái thật là chân tâm nó đâu có biết khoe khoan là gì! cái khoe là cái thân này!
VẬY CÁI THÂN TÔI XIN ĐẶT LẠI TÊN: TÔI THẤY CỎ CÚ = ( THẤY TÁNH CŨNG TỐT).
..........
Và tôi xin trả lời thẳn hai vấn đề bạn nêu trên:
1 Khi kiến tánh ( thấy cỏ cú) thì cái thân tôi đứng dưới đất để thấy tánh, mọi lúc mọi nơi (trừ khi ngủ) ở trước cái laptop của thân tôi này. Dù đứng, ngồi, nằm, đi, chạy, thì cái đám cỏ cú kia vẩn ở đó hằng ở đó tự bao giờ, trong sâu thẳm thâm tâm, khó mà biết được là cái đám cỏ cú kia lẫn trong thân tứ đại hay ở ngoài thân tứ đại, nhưng phải phản quan tự kỷ mới thấy, phải thấy nó bằng tâm( vọng), tức thấy cỏ cú bằng tâm không thấy bằng mắt, và nghe cũng thế, không nghe bằng tai mà nghe bằng tâm (vọng).
Ngay bây giờ khi cái thân Trí đang gõ máy tính thì
cái đám cỏ cú kia nó trông tôi, nó nhìn lại tôi, nó quán sát ta! thật ra ta đâu có quan sát nó từng ly từng tí mà chỉ có nó mới thấy ngược lại ta từng phút từng giây, còn thân ta hay quên nó lắm, hễ ngoại trần tác động là thân ta bỏ quên nó liền!
Cái đám cỏ tức không phải là 1 vài cọng cỏ, tức là đã đan thành đám chằng chịt, dày đặc, tô thành khối, ép chặt không có kẻ hở, như ta nấu cao đơn hoàng tán, cô cho nước cao thật đậm đặc...gần giống động từ BẢO NHẬM trong nhà thiền.
Tóm lại là phải nhờ cái thân này để thấy nó bằng tâm vọng. Nhờ sáu căn để thấy nó, không có sáu căn không kết quả, tức là phải ngay sáu căn mà tu, ngay sáu căn mà chứng cái gọi là đạo, tu trên sáu căn, phải biết đâu là giặc, đâu là con, thì mới mượn giặc làm việc có ích cho ta, còn không sẽ bị giặc nó lừa.
+ không có giặc (lục căn) thì không có người đánh giặc ( tánh giác, đạo).

2. Lắc lắc đầu là có thể tìm được chân tâm:
cái thân tứ đại này tìm được chân tâm chứ còn ai! nhưng khi đi đến chỗ ấy rồi tự biết sự thật không là thế,
khi đã gặp nhân duyên thấy cái thể kia thì tự biết, tự ăn tự no, cái thể kia ( cỏ cú) sẽ quán sát lại cái thân tứ đại này trong mọi lúc.
.........
Thật ra không phải lắc lắc cái đầu là tìm được cái goi là cỏ cú ( chân tâm) mà trong mọi lúc trong mọi nơi cái cỏ cú kia cũng có mà!
Khi cái đầu không lắc nó vẩn hằng ở đó mà! Sỡ dĩ dùng từ lắc lắc là ý muốn nói nếu cần gặp đạo ( cỏ cú) thì ngay tại đây, và bây giờ lắc cái đầu cũng thấy đạo không cần vào chùa, không cần báy lại, không cần mặc sim y thắp nhan thơm mới gặp đạo!
.......
Bạn tin chăng! Bạn có tin là cái gọi là đạo có ở lục căn này không? và có tại đây và ngay trước máy tính này không? vì có ai đó nói rằng phật tại tâm!
" Không tin thì đạo không siêu
Dễ tin quá cũng khó tiêu nghiệp trần" ai đó đã nói thế.
phải tin tự tâm là phật, phật tại tâm ta mới là thật, còn phật bên ngoài khó mà thật.
.................................................. .................................................. ..................................................
VẬY CHỦ THỂ : CÁI GÌ TÌM ĐƯỢC CHÂN TÂM? thật ra không có cái gì khác ngoài cái thân ta tìm được.
Chính tâm vọng ta thấy cái kia...........

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính ban Kiễm Soát !
Xin tha thứ cho bạn Việt Trí ! Vì bạn ấy là thành viên mới chưa rõ Nội Quy (không đăng Giáo Lý của Ngoại đạo).
Mà nếu có rõ N/Q thì bạn Trí cũng vẫn đăng vì bạn ấy đâu biết rằng Ông Thanh Sĩ chỉ là Thần Tiên, chứ không phải bậc Thánh giải thoát trong đạo Phật.

Kính bác Văn Học !
bangtam không hiểu bài phát biểu của bạn Trí mà bác trích dẫn sai chổ nào, xin bác cắt nghĩa thêm.
Chào diễn đàn, chào viênquang6.
Đúng là câu hỏi như trên rất khó để trả lời thỏa đáng. Câu hỏi rất hóc búa, nhưng đó là mấu chốt của vấn đề.
Các bạn ạ, cái thân tôi có thể nói cái thân này kiến tánh( hay đặt tên gọi khác là thấy cỏ cú, cỏ khô) là có 1 phần ham hư danh mới nói mình như thế, chứ nếu cái thật là tánh, cái thật là đạo, cái thật là chân tâm nó đâu có biết khoe khoan là gì! cái khoe là cái thân này!
VẬY CÁI THÂN TÔI XIN ĐẶT LẠI TÊN: TÔI THẤY CỎ CÚ = ( THẤY TÁNH CŨNG TỐT).
..........
Và tôi xin trả lời thẳn hai vấn đề bạn nêu trên: <!-- END TEMPLATE: bbcode_quote --><!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->


1 Khi kiến tánh ( thấy cỏ cú) thì cái thân tôi đứng dưới đất để thấy tánh, mọi lúc mọi nơi (trừ khi ngủ) ở trước cái laptop của thân tôi này. Dù đứng, ngồi, nằm, đi, chạy, thì cái đám cỏ cú kia vẩn ở đó hằng ở đó tự bao giờ, trong sâu thẳm thâm tâm, khó mà biết được là cái đám cỏ cú kia lẫn trong thân tứ đại hay ở ngoài thân tứ đại, nhưng phải phản quan tự kỷ mới thấy, phải thấy nó bằng tâm( vọng), tức thấy cỏ cú bằng tâm không thấy bằng mắt, và nghe cũng thế, không nghe bằng tai mà nghe bằng tâm (vọng).
Ngay bây giờ khi cái thân Trí đang gõ máy tính thì cái đám cỏ cú kia nó trông tôi, nó nhìn lại tôi, nó quán sát ta! thật ra ta đâu có quan sát nó từng ly từng tí mà chỉ có nó mới thấy ngược lại ta từng phút từng giây, còn thân ta hay quên nó lắm, hễ ngoại trần tác động là thân ta bỏ quên nó liền!
Cái đám cỏ tức không phải là 1 vài cọng cỏ, tức là đã đan thành đám chằng chịt, dày đặc, tô thành khối, ép chặt không có kẻ hở, như ta nấu cao đơn hoàng tán, cô cho nước cao thật đậm đặc...gần giống động từ BẢO NHẬM trong nhà thiền.
Tóm lại là phải nhờ cái thân này để thấy nó bằng tâm vọng. Nhờ sáu căn để thấy nó, không có sáu căn không kết quả, tức là phải ngay sáu căn mà tu, ngay sáu căn mà chứng cái gọi là đạo, tu trên sáu căn, phải biết đâu là giặc, đâu là con, thì mới mượn giặc làm việc có ích cho ta, còn không sẽ bị giặc nó lừa.
+ không có giặc (lục căn) thì không có người đánh giặc ( tánh giác, đạo).

2. Lắc lắc đầu là có thể tìm được chân tâm: cái thân tứ đại này tìm được chân tâm chứ còn ai! nhưng khi đi đến chỗ ấy rồi tự biết sự thật không là thế,
khi đã gặp nhân duyên thấy cái thể kia thì tự biết, tự ăn tự no, cái thể kia ( cỏ cú) sẽ quán sát lại cái thân tứ đại này trong mọi lúc.
.........
Thật ra không phải lắc lắc cái đầu là tìm được cái goi là cỏ cú ( chân tâm) mà trong mọi lúc trong mọi nơi cái cỏ cú kia cũng có mà!
Khi cái đầu không lắc nó vẩn hằng ở đó mà! Sỡ dĩ dùng từ lắc lắc là ý muốn nói nếu cần gặp đạo ( cỏ cú) thì ngay tại đây, và bây giờ lắc cái đầu cũng thấy đạo không cần vào chùa, không cần báy lại, không cần mặc sim y thắp nhan thơm mới gặp đạo!
.......
Bạn tin chăng! Bạn có tin là cái gọi là đạo có ở lục căn này không? và có tại đây và ngay trước máy tính này không? vì có ai đó nói rằng phật tại tâm!
" Không tin thì đạo không siêu
Dễ tin quá cũng khó tiêu nghiệp trần" ai đó đã nói thế.
phải tin tự tâm là phật, phật tại tâm ta mới là thật, còn phật bên ngoài khó mà thật.
.................................................. .................................................. ..................................................
VẬY CHỦ THỂ : CÁI GÌ TÌM ĐƯỢC CHÂN TÂM? thật ra không có cái gì khác ngoài cái thân ta tìm được.
Chính tâm vọng ta thấy cái kia...........




Cái đầu bang tam "ngu lâu khó đào tạo", dòm dô thấy như đám rừng, cây nào cũng như cây nấy, không phân biệt được đâu là cây có độc, đâu là trái ăn được, xin bác chỉ dạy.

Kính !
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính ban Kiễm Soát !
Xin tha thứ cho bạn Việt Trí ! Vì bạn ấy là thành viên mới chưa rõ Nội Quy (không đăng Giáo Lý của Ngoại đạo).
Mà nếu có rõ N/Q thì bạn Trí cũng vẫn đăng vì bạn ấy đâu biết rằng Ông Thanh Sĩ chỉ là Thần Tiên, chứ không phải bậc Thánh giải thoát trong đạo Phật.

Kính bác Văn Học !
bangtam không hiểu bài phát biểu của bạn Trí mà bác trích dẫn sai chổ nào, xin bác cắt nghĩa thêm.

Cái đầu bang tam "ngu lâu khó đào tạo", dòm dô thấy như đám rừng, cây nào cũng như cây nấy, không phân biệt được đâu là cây có độc, đâu là trái ăn được, xin bác chỉ dạy.

Kính !
bangtam

bangtam mến !

Bạn Trí đã lở "bảo nhậm" Tà Thiền thì cái chuyện không phân biệt Thần Tiên với Thánh Phật là chuyện đương nhiên thôi.

Vì sao là Tà ?

Dầu "Ta thấy Tánh" hay "Tánh thấy Ta" cũng đều là còn có Ta (Ngã Chấp). Còn Ngã Chấp là còn Phàm Phu _ dẫu là Ông Tiên Ông Trời cũng thế, cũng là Phàm phu tuốt.

Đường hướng nào giúp cho mọi người siêu xuất 28 tầng Trời là Chánh, đường lối nào giữ chân hành giả luẫn quẫn trong 6 cõi là Tà.

Bangtam đọc lại bài của bạn Trí xem, vì bạn ấy không gặp Chánh Pháp Phật cho nên thấy một hiện tượng mà còn có mình thấy và kia là vật bị thấy thì dẫu là cỏ cú đi nữa cũng vẫn bộc lộ bản chất Vô Minh. Vô minh mới có riêng Ta và Tánh _ phân hai.

Tự xưng Kiến Tánh trong khi thực chất chỉ kiến một hiện tượng lạ trong vô minh, là Đại Vọng Ngữ, theo Kinh Phật tội nầy còn nặng hơn tôi giết cả thảy chúng sinh.

Mến !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
bangtam mến !

Bạn Trí đã lở "bảo nhậm" Tà Thiền thì cái chuyện không phân biệt Thần Tiên với Thánh Phật là chuyện đương nhiên thôi.

Vì sao là Tà ?

Dầu "Ta thấy Tánh" hay "Tánh thấy Ta" cũng đều là còn có Ta (Ngã Chấp). Còn Ngã Chấp là còn Phàm Phu _ dẫu là Ông Tiên Ông Trời cũng thế, cũng là Phàm phu tuốt.

Đường hướng nào giúp cho mọi người siêu xuất 28 tầng Trời là Chánh, đường lối nào giữ chân hành giả luẫn quẫn trong 6 cõi là Tà.

Bangtam đọc lại bài của bạn Trí xem, vì bạn ấy không gặp Chánh Pháp Phật cho nên thấy một hiện tượng mà còn có mình thấy và kia là vật bị thấy thì dẫu là cỏ cú đi nữa cũng vẫn bộc lộ bản chất Vô Minh. Vô minh mới có riêng Ta và Tánh _ phân hai.

Tự xưng Kiến Tánh trong khi thực chất chỉ kiến một hiện tượng lạ trong vô minh, là Đại Vọng Ngữ, theo Kinh Phật tội nầy còn nặng hơn tôi giết cả thảy chúng sinh.

Mến !
Kính bác Văn Học !

bangtam không hiểu chỗ đỏ đỏ
đã bào là "kiến tánh" thì mình sao lại không được quyền "thấy tánh" ?
vậy phải làm sao mới đúng ?
xin bác chỉ dạy thêm
bangtam hỏng hiểu gì hết

Kính
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

bangtam không hiểu chỗ đỏ đỏ
đã bào là "kiến tánh" thì mình sao lại không được quyền "thấy tánh" ?
vậy phải làm sao mới đúng ?
xin bác chỉ dạy thêm
bangtam hỏng hiểu gì hết

Kính
bangtam
bangtam mến !

"Tu-Bồ-Đề! Vị Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu-Đà-Hoàn chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị Tư-Đà-Hàm có thể tự nghĩ rằng mình được quả Tư-Đà-Hàm chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tư-Đà-Hàm gọi là bực Nhất-Vãng-Lai, mà thiệt không có vãng-lai, đó gọi là Tư-Đà-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-Na-Hàm có thể tự nghĩ rằng, mình được quả A-Na-Hàm chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị A-Na-Hàm gọi là bực Bất-Lai, mà thiệt không có tướng bất-lai, cho nên gọi là A-Na-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy:Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhkimcang/kinhkimcang.html


Qua đoạn Kinh văn trích dẫn (trong Kinh Kim Cang) trên chúng ta thấy, tên gọi NHẬP LƯU (Tu Đà Hoàn) chỉ là một cách nói, nếu có ai đó thấy CÓ MÌNH NHẬP VÔ BẤT KỲCÁI GÌ thì đó là MA NHẬP chứ không phải bậc Thánh Tu Đà Hoàn.
Cũng thế từ KIẾN TÁNH cũng chỉ là một cách nói, nếu có ai đó nói rằng TA KIẾN TÁNH thì phải biết đó là MA.
Bởi cớ sao ?
Bởi trong giây phút "hoát nhiên đại ngộ" ấy, hành giả không thấy TA ở đâu hết, hay nói khác đi là MẤT MÌNH (MẤT MÌNH thì đâu có chỗ đứng), MẤT MÌNH là lần đầu tiên trải nghiệm "thế nào là Vô Ngã ?" điều nầy ví von với chuyện "thấy một cái gì lạ lẫm" cho nên gọi là KIẾN. Cái chợt trải nghiệm ấy chỉ trong thoáng chốc chớ không ngày đêm lẻo đẻo bên hành giả (như bạn Việt Trí nói). Cái chợt trải nghiệm ấy đặt nền tảng căn bản cho hành trình đi đến toàn giác (như Phật) cho nên gọi là Satori _ Ngộ đạo _ chữ Ngộ là Gặp, nhưng cũng là chữ nghĩa tạm dùng, nếu có một ai đó thấy "có Ta Gặp Đạo" thì phải biết người ấy đã bị Ma xí gạt rồi.
Giáo Lý căn bản nhất của đạo Phật là Vô Ngã, nhưng bình thường chúng ta nghe, chúng ta nói chỉ là lý thuyết, phải đến "giờ phút ấy" hành giả mới lần đầu tiên thực chứng "thế nào là Vô Ngã".
Kiến Tánh là Chứng Vô Ngã, Chứng Vô Ngã sao lại còn có Ta sầm sầm một đống (như bạn Trí đã nói) ???
Bạn có nhớ chăng chuyện Ngài Huệ Khả (Thần Quang) Kiến Tánh :

Hán văn :

Nhị tổ vân:
-- Đệ tử tâm vị an, khất sư an tâm.
(Đạt) Ma vân:
-- Tương tâm lai vị nhữ an.
(Nhị) Tổ vân:
-- Mích tâm liễu bất khả đắc.

(Đạt) Ma vân:
-- Vị nhữ an tâm cánh.


Việt dịch :

Thần Quang thưa:
-- Bạch thầy, tâm con chưa an, xin Thầy chỉ dạy, cởi mở cho con.
Đạt Ma tổ sư:
-- Ngươi đem tâm ra đây, ta sẽ an cho.
Thần Quang sững sốt một hồi lâu rồi thưa:
-- Bạch Thầy, con tìm kiếm tâm, mà chẳng thấy đâu cả.

Tổ sư:
-- Đó, ta đã an tâm cho ngươi rồi.

(Vô Môn Quan – Taisho Daizasho – No: 2005)

Sau khi được tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: “Vị nhữ an tâm cánh” Thần Quang liền hụt hẫng không chỗ bám víu, bổng nhiên đại ngộ. Sơ tổ bèn cho Thần Quang pháp danh Huệ Khả. Sau nầy, Huệ Khả được truyền y bát và trở thành vị Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa.

Cái "hoát nhiên đại ngộ" của Tổ Huệ Khả là nhất thời "lọt" vào chỗ KHÔNG CÓ TA đó.

Vô Học nói ra đây nhằm chỉ cho bạn viettri, sen vàng và những hành giả có trường hợp tương tự hãy dừng đứng ngay, xả bỏ cái gọi là "bảo nhậm" đi, thà là không hiện tượng gì hết mà "còn mạng", theo nó rồi sẽ điên loạn đấy.

Dẫu Vô Học cũng không hy vọng gì các bạn ấy stop bảo nhậm hay "bái bay" Ma chướng (vì đã lậm quá rồi), nhưng nói là bổn phận V/h phải nói để cảnh giác người sau (như là cắm một nhánh cây nơi "Ổ gà, ổ voi" hay một cái hố trên đường nhựa để cho những người tham gia giao thông sẽ không phải đâm đầu xuống hố nữa).


Mến !

<!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

bangtam không hiểu chỗ đỏ đỏ
đã bào là "kiến tánh" thì mình sao lại không được quyền "thấy tánh" ?
vậy phải làm sao mới đúng ?
xin bác chỉ dạy thêm
bangtam hỏng hiểu gì hết

Kính
bangtam
Kính Bác VanHocBangtam !
Nay CT tôi xin mượn tâm phàm phu đễ xen vô chút xíu !
Bác VH nói đúng , còn thấy "Kiến tánh" là còn cái ta thấy, cái mà gọi là "Ngã tướng"!
Kiến Tánh chẳng qua là danh từ, nghĩa của danh từ kiến tánh còn không có ý niệm, còn không dựng lập được huống chi là "ta thấy tánh" . Nhưng không phải là không có kiến tánh, về ngôn ngữ thì im bặt luôn vì đâu có gì có thể nói! Về hành động thì tùy duyên thôi! Về tâm lượng thì bao la mà "không có gì", Về Cảnh giới thì "ai củng là phật", đâu củng là Niết Bàn.
Chưa kiến tánh thì nói được là chưa kiến tánh, còn kiến tánh thì có gì mà có thể nói được!
CT chưa kiến tánh.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[MP3]http://www.dieuphapam.net/tac-pham?i=1505&cd=LA&t=Dai-Thua-Tuyet-Doi-Luan-[/MP3]
 

Đính kèm

  • 1505.002_Dai-thua-tuyet-doi-luan.mp3
    5.3 MB · Xem: 245
  • 1505.003_Dai-thua-tuyet-doi-luan.mp3
    5.3 MB · Xem: 244
  • 1505.004_Dai-thua-tuyet-doi-luan.mp3
    6.3 MB · Xem: 232

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác VanHocBangtam !
Nay CT tôi xin mượn tâm phàm phu đễ xen vô chút xíu !
Bác VH nói đúng , còn thấy "Kiến tánh" là còn cái ta thấy, cái mà gọi là "Ngã tướng"!
Kiến Tánh chẳng qua là danh từ, nghĩa của danh từ kiến tánh còn không có ý niệm, còn không dựng lập được huống chi là "ta thấy tánh" . Nhưng không phải là không có kiến tánh, về ngôn ngữ thì im bặt luôn vì đâu có gì có thể nói! Về hành động thì tùy duyên thôi! Về tâm lượng thì bao la mà "không có gì", Về Cảnh giới thì "ai củng là phật", đâu củng là Niết Bàn.
Chưa kiến tánh thì nói được là chưa kiến tánh, còn kiến tánh thì có gì mà có thể nói được!
CT chưa kiến tánh.
Cám ơn Chiếu Thanh đã góp lời.

Thực ra cũng khó trách bạn viettri vì Vô Học thấy quý Thượng Tọa, Hòa thượng cũng nhiều vị vô tình cho rằng :"Giáo Lý Đạo Phật chỉ là một Triết thuyết, lâu nay chúng ta hiểu sai, bây giờ chúng ta đổi cái hiểu trở lại, phải hiểu rằng Niết Bàn là đây ! Ta cũng là Phật, Phiền não cũng là Bồ đề. là xong"

Trời ơi ! Sao chúng ta có thể xem Phật giáo chỉ là một TRIẾT THUYẾT SUÔNG như thế ?
Cái lầm tưởng nầy lẻ ra chỉ dành cho các nhà HỌC GIẢ _ những người vốn không có tu hành gì hết _ những người vốn không có nợ đàn na tín chủ gì hết.

Hãy nhớ lại sự gian khổ của Ngài Hư Vân Hòa Thượng _ 80 tuổi vẫn còn chống gậy đi hành cước _ đi tìm "một cái gì", chả lẻ cái tìm được chỉ là "một quan điểm mới" để thay thế cho cái "quan điểm cũ" hay sao ?

Mến !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa Các Bạn.Xin cho phép V/Q đóng góp một ít...

. Luận Hiển Dương Chánh Giáo ghi:


Tâm sinh chủng chủng pháp,

Tùy duyên thủy thượng âu,

Tánh chân như bất biến,

Như thủy bổn thanh trừng,

Bất biến tùy duyên chân thử tánh,

Tùy duyên bất biến thị tha tâm,

Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,

Kiến tánh thâm tri thủy diện trừng.

Dịch:

Tâm sinh ra muôn pháp,

Tùy duyên sóng nước xao,

Tánh chân như bất biến,

Như nước vốn lặng trong,

Bất biến tùy duyên là tánh ấy,

Tùy duyên bất biến chính tâm này,

Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,

Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.



Ý các Bạn thấy sao ???
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính các đạo hữu
Kính đh NVH2006, đh CT ,và đh ...

Theo ptd không phải chỉ đơn thuần một số người cho rằng "Niết Bàn là đây , ta cũng là Phật , phiền não cũng là Bồ Đề " và đối với họ , như vậy là xong , và như vậy không cần phải tu ; mà thật ra còn một số người cứ thấy một tí gì là khua lên như thể mình đã thành Phật .

Theo ptd một người tu phải có tâm hiền và thành thật , có tinh thần học hỏi ( dĩ nhiên là học hỏi từ Kinh điển )
Tu mà không học là tu mù
Học mà không tu là cái đãy đựng sách

Vâng phải nên áp dụng câu này theo lý. Đừng viện cớ đức Phật nói sau 49 năm thuyết pháp:"Ta không hề nói một câu nào ", câu này là để chúng ta bỏ chấp chặt vào Pháp , chứ không là để chúng ta cứ tu mà không cần học kinh .

Đây là nói chung chung tất cả mọi người , không riêng gì ai , và không loại trừ người viết đâu ạ.

Ý thức và năm thức đầu tuy có khi được gọi là sáu tên giặc , bởi ý thức chấp tự ngã và năm căn tham đắm cảnh trần khiến chúng sanh mãi quanh quẩn trong Ba CÕi, không thể giải thoát được .Nhưng nếu nói rằng đó là sáu con ma , hay nói rằng đó là sáu con ma nhưng ta nhờ chúng , thân này mới thấy tánh . E rằng chúng ta thấy cái tánh ở bên ngoài ta ! Tánh đó chúng sanh vốn tự có trong mình . Nếu đi tìm và thấy bên ngoài , cái tánh giác , thì tánh giác và thân tâm này không có liên can gì với nhau . Cho nên phải nhớ lạ lời Đức Lục Tổ dạy trong Kinh Pháp Bảo Đàn , cái tánh giác mình tự có ,không phải tìm bên ngoài . Tánh giác có bên trong thân tâm ta , như vậy tánh ấy có trong lục thức , mà lục thức đến từ tác động của lục căn và lục trần . Vậy phải biết là lục thức và lục căn cũng có cái tánh giác đó . Nhưng vì mê nên tánh giác chưa thể hiện được . Lục căn chạy theo trần cảnh nên bất tịnh , và vì lục căn bất tịnh nên tánh giác không hiển hiện . Còn nếu cho rằng lục căn chỉ hoàn toàn là ma , thì đi tìm cái tánh giác bên ngoài thân lục căn và tâm lục căn ?Phải biết là , một niệm MÊ tức sáu căn là Ma , một niệm GIÁC tức sáu căn là Phật. Trong kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ dạy :

Chư thiện tri thức, tánh Chơn Như của mình khởi niệm , chớ chẳng phải con mắt , lỗ tai , lỗ mũi,cái lưỡi mà niệm được . Cái Chơn Như có tánh , sở dĩ mới sanh ra niệm tưởng . Nếu cái Chơn Như không có , thì mắt , tai, màu , tiếng đương lúc ấy liền hư hoại
Chư thiện tri thức, tánh Chơn Như của mình khởi niệm , thì sáu căn tuy có thấy , nghe, biết , hiểu mà chẳng nhiễm muôn cảnh . Bởi thế nên Chơn tánh của mình bao giờ cũng tự tại. Cho nên kinh nói :"Phân biệt đặng các Pháp tướng một cách tường tận chi lý , mà cái tánh Thanh Tịnh Niết Bàn chẳng động "


Nếu hành giả nào có đọc kinh Pháp Bảo Đàn phẩm thứ Bảy CƠ DUYÊN , sẽ biết lời Lục Tổ dạy , tánh giác có bốn món :

1- Mở cái tánh thấy biết giác ngộ

2- Chỉ cái tánh thấy biết giác ngộ

3- Tỏ cái tánh thấy biết giác ngộ

4- Vào cái tánh thấy biết giác ngộ

Nếu một người nghe kinh mà không mở cái tánh thấy biết giác ngộ thì đáng buồn .Mở cái tánh giác ngộ ( của chính mình , và theo Tổ thì chúng sanh chuyên mở tánh thấy biết chúng sanh , tánh mê muội ,nên không biết mình có tánh giác ) , là điều kiện đầu tiên để dẫn đến Kiến Tánh . Nếu MỞ và CHỈ tánh ( của mình được ) thì còn có người thấy và cái Tánh để thấy . Còn TỎ và VÀO tánh thì không còn lời gì để nói !Chỗ này là để xin chúng ta khiêm tốn và dè dặt một chút để thứ nhất không mắc Vọng Ngữ , thứ hai không tự lừa dối mình.












Xin chia sẻ .
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kính thưa Các Bạn.Xin cho phép V/Q đóng góp một ít...

. Luận Hiển Dương Chánh Giáo ghi:


Tâm sinh chủng chủng pháp,

Tùy duyên thủy thượng âu,

Tánh chân như bất biến,

Như thủy bổn thanh trừng,

Bất biến tùy duyên chân thử tánh,

Tùy duyên bất biến thị tha tâm,

Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,

Kiến tánh thâm tri thủy diện trừng.

Dịch:

Tâm sinh ra muôn pháp,

Tùy duyên sóng nước xao,

Tánh chân như bất biến,

Như nước vốn lặng trong,

Bất biến tùy duyên là tánh ấy,

Tùy duyên bất biến chính tâm này,

Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,

Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.



Ý các Bạn thấy sao ???


Thưa thầy Viên Quang,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Bài kệ Thầy trích ghi rất là hay mà d/đ chưa được đọc. Bài kệ này hợp với lời Tổ Huệ Năng giảng về pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa - trong kinh Pháp Bảo Đàn – d/đ đang thích nghĩa. Cho nên, d/đ xin Thầy hoan hỷ cho phép d/đ trích lại để dẫn chứng.
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên