Thơ Thiền.

Bất giác

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2015
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Niêm hoa- Vi tiếu, là câu chuyện về Chí Đạo Vô Ngôn. (Chỗ tuyệt cao của Đạo, không cần lời nói)

heezGBd.jpg


Có nhiều khi. Đối với phương thức tu học Thiền Tông, chư Tổ đã dùng cách: Cắt đức dòng ngôn ngữ, chặn đứng sự tư duy.

Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.

Vacchagotta tới thăm đức Phật. Ông hỏi:
- Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không?
Phật im lặng không trả lời.

Lát sau Vacchagotta hỏi:
- Như vậy là không có linh hồn phải không?
Phật cũng ngồi im lặng.

Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra....


Thừa kế sự im lặng " vô ngôn, tuyệt lự " này; chư Tổ thiền tông hạn chế dùng lời nói để dạy Đạo, nên mới có Tôn chỉ là : " Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền " (không cần văn tự ngữ ngôn, ngoài giáo ( lý ) mà truyền riêng ).

Nhưng, khả năng tiếp thu của hàng đệ tử, đối với cảnh giới "vô ngôn" rất là hạn chế. Do vậy để nâng đở những hàng hậu học sơ cơ, chư tổ đã phương tiện dùng đến Thơ - kệ v.v... (một phương tiện kiệm lời, để dần dần tiến đến vô ngôn) nhầm tiếp cơ độ chúng, gọi đó là THƠ THIỀN.

Trong kho tàng Thơ- kệ trong nhà Thiền rất bao la, thâm thúy.

Hôm nay, chúng ta thử tìm tòi một số bài Thơ câu kệ bàng bạc trong các hành trạng của chư Cổ Đức Thiền gia, để nhắm nháp chút ít hương vị nhà thiền.

Xin kính mời Quí Thiện hữu tri thức, yêu thích thiền vị hãy cùng nhau chia sẻ.

Cung kính thỉnh mời....

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bất giác

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2015
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Thơ Văn Lý - Trần

* Thị Đệ tử.

Kính các Đạo hữu.

Chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận từ Thơ Văn Lý - Trần, sẽ trích một ít tác phẩm của các vị Thiền Sư thời Lý Trần trong nền Văn học thiền Việt Nam.

Thị đệ tử
Vạn Hạnh thiền sư

示 第 子

身 如 電 影 有 還 無
萬 物 春 榮 秋 又 枯
任 運 盛 衰 無 怖 畏
盛 衰 如 露 草 頭 舖


Thị đệ tử

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.


Dịch thơ:

Dạy đệ tử

Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương Đông


(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Vạn Hạnh Thiền sư, là thầy ( Quốc Sư) của 2 triều đại Trần và Lý.

Khi đất nước vào trạng thái suy vong, ngài đã phò Lý Công Uẩn lập nên triều Đại nhà Lý.

Sử chép, Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025), vốn là người họ Nguyễn, quê ở Cổ Pháp, (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Có người nói tên thật của ông là Nguyễn Văn Hạnh, có người lại nói không rõ tên tục của ông là gì.

thumbnail.php


Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi ổn định, TS đã lui về dạy đệ tử tu hành theo Thiền Tông.

Trước khi "tịch", TS gọi đệ tử lại và nói bài kệ này.
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)



"Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh.
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tác như thị quán"


Những câu thơ thiền của TS Vạn Hạnh mang dáng vóc của bài kinh trong Kim Cang kinh nêu trên.

Đây là pháp thiền quán mà đức Phật đã dạy.

Theo phép quán này, Hành giả thường quán chiếu xét soi các pháp hữu vi, nghĩa là các pháp do nhân duyên tác hợp mà có. Đối với người tu phải quán thấy nó không bền chắc, nó tạm bợ mong manh, ví như cảnh trong mộng, như ánh chớp v.v...

Thường quán như vậy nên rõ được lý vô thường, vô ngã của vạn pháp.

Đây là pháp quán "Như huyễn Tam muội".
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Nhậm Vận.- mới là cốt lõi của bài thơ thiền này

TRANH ĐẠI THỪA TRANH THIỀN TÔNG

Nói về 10 giai đoạn của tiến trình tu tập:

1. Vị mục : chưa chăn 1. Tầm ngưu : tìm trâu
2. Sơ điều : mới chăn 2. Kiến tích : thấy dấu
3. Thọ chế : chịu phép 3. Kiến ngưu : thấy trâu
4. Hồi thủ : quày đầu 4. Đắc ngưu : được trâu
5. Tuần phục : vâng chịu 5. Mục ngưu : chăn trâu
6. Vô ngại : không ngại 6. Kỵ ngưu qui gia : cỡi trâu về nhà
7. Nhậm vận : tha hồ . Vong ngưu tồn nhân : quên trâu còn người
8. Tương vong : cùng quên 8. Nhân ngưu câu vong : người trâu đều quên
(vẽ vòng tròn)
9. Độc chiếu : soi riêng 9. Phản bổn hoàn nguyên : trở về nguồn cội
10. Song dẫn : dứt cả hai 10. Nhập triều thùy thủ : thõng tay vào chợ
(vẽ vòng tròn)

7z.jpg


bức tranh trên là tranh Nhậm vận
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Nhậm Vận.

Thế nào là "Nhậm Vận" ?

"Thiền" lấy sự hàng phục TÂM làm mục tiêu tu tập, lấy Kiến Tánh thành Phật làm kết quả cuối cùng.

Kinh dạy: "Thế Tôn, Thiện nam tử thiện nữ nhân, phát A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm, ưng vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm? Phật ngôn: Thiện tai! Thiện tai! Tu Bồ Ðề! Như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm.

Duy nhiên, Thế Tôn! Nguyện nhạo dục văn. ..
"


Nghĩa: Bạch Ðức Thế-tôn! Người thiện nam, người thiện nữ, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nên làm sao trụ, làm sao hàng phục được tâm?

Ðức Phật nói: Lành thay! Lành thay! Tu-bồ-đề! Ðúng như lời ông nói, Như-lai khéo hộ niệm các vị Bồ-tát, khéo phó chúc các vị Bồ-tát. Nay ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà nói. Người thiện nam, người thiện nữ, phát tâm a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm.

Dạ! Bạch Thế-tôn! Con nguyện vui lòng lắng nghe.


(Kinh Kim Cang).

Hàng phục Tâm, chính là hàng phục sự chấp vọng Tâm, tức là chấp Ngã và chấp pháp...
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Thiền: là Chỉ, tức là dừng đứng mọi ý niệm. Đối với Thiền.- Ngã và Pháp cô động lại thành ý niệm, hay nói cách khác "Niệm" là biểu hiện đầu tiên và vi tế của Ngã chấp và Pháp chấp.

Kinh Pháp Bảo Đàn dạy:

"vô niệm : niệm tức chánh
hữu niệm : niệm thành tà"


Do đó tu tập Thiền, là tu tập cắt đứt mọi hý luận, suy nghĩ, luận bàn. Thiền tối kỵ hý luận, không giảng dạy, thường chỉ ngậm miệng quên lời, thảng hoặc có nói thì thường chỉ nói bằng lối phi lý luận. tức là lối nói chỉ thẳng chân tâm (Vô niệm)

như câu chuyện thiền sau đây:

Thiền Sư hương Nghiêm.

Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.

Một hôm Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?

Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:

?Bánh vẽ chẳng no bụng đói.? Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:

- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?

Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:

Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần.? Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.



images
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
* Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照.

Nghĩa :"Bản tâm nếu tịnh không, mặt trời trí huệ tự chiếu"

Đó là lời dạy của Tổ Bách Trượng.* Ý dạy là: Khi tu Thiền đến được cảnh giới "vô niệm", thì Huệ nhật tự chiếu. tức là thực sự TRI.

Tri có 3 bực:

1/. Tưởng tri: là thấy sai lầm bằng vọng thức.

2/. Thắng tri: là thấy bằng sự quán chiếu thiền định. (chánh kiến).

3/. Liễu tri: thấy thực tướng các pháp bằng trí huệ Vô niệm. (Huệ nhật tự chiếu).

* Vậy, sau giai đoạn tưởng tri, tiếp theo là giai đoạn thắng tri (quán chiếu), cuối cùng là tự tri tự giác (liễu tri). Tự tri không phải bằng suy niệm mà bằng dứt niệm; dứt niệm bằng những phép tu tập Thiền định. Bằng tịnh quán, con người thấy, – xin nói rõ thấy, là tri kiến vô kiến, chớ không phải là học, là nghĩ, hay nghe nói, (tất cả bí quyết của sự chứng ngộ đều nằm ở chữ thấy đó) Cái liễu tri đó – Thấy tâm không thật, thấy người không thật.

Thấy tâm không thật thì tâm dứt : trâu quên (tranh 7 : vong ngưu tồn nhân).

h059.png


Cỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng



Đây là NHẬM VẬN.

Như vậy, bài kệ thị Đệ tử của Thiền Sư Vạn Hạnh, là biểu trưng sự chứng ngộ, Tri kiến Vô kiến, tức Tri kiến Phật, và dạy đệ tử con đường thể nhập Tri kiến vô kiến vậy.


 

Bất giác

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2015
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Nhất chi mai

* Nhất chi mai (cáo tật thị chúng)

春去百花落

春到百花開

事逐前眼過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅


"Xuân khứ: bách hoa lạc,

Xuân đáo: bách hoa khai.

Sự trục tiền nhãn quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".


Nghĩa : CÁO BỆNH DẠY ĐỆ TỬ.

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua sân trước một cành mai.


________(Mãn Giác Thiền Sư )

Cáo tật thị chúng, là một cành mai bất diệt, mà Thiền Sư Mãn Giác đã để lại cho đời.

images


Rất mong được Quí ĐH chúng ta cùng nhau thưởng ngoạn...

Kính.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính anh ngọc quang

* Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照.

Nghĩa :"Bản tâm nếu tịnh không, mặt trời trí huệ tự chiếu"

Đó là lời dạy của Tổ Bách Trượng.* Ý dạy là: Khi tu Thiền đến được cảnh giới "vô niệm", thì Huệ nhật tự chiếu. tức là thực sự TRI.

Tri có 3 bực:

1/. Tưởng tri: là thấy sai lầm bằng vọng thức.

2/. Thắng tri: là thấy bằng sự quán chiếu thiền định. (chánh kiến).

3/. Liễu tri: thấy thực tướng các pháp bằng trí huệ Vô niệm. (Huệ nhật tự chiếu).

* Vậy, sau giai đoạn tưởng tri, tiếp theo là giai đoạn thắng tri (quán chiếu), cuối cùng là tự tri tự giác (liễu tri). Tự tri không phải bằng suy niệm mà bằng dứt niệm; dứt niệm bằng những phép tu tập Thiền định. Bằng tịnh quán, con người thấy, – xin nói rõ thấy, là tri kiến vô kiến, chớ không phải là học, là nghĩ, hay nghe nói, (tất cả bí quyết của sự chứng ngộ đều nằm ở chữ thấy đó) Cái liễu tri đó – Thấy tâm không thật, thấy người không thật.

Thấy tâm không thật thì tâm dứt : trâu quên (tranh 7 : vong ngưu tồn nhân).

h059.png


Cỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng



Đây là NHẬM VẬN.

Như vậy, bài kệ thị Đệ tử của Thiền Sư Vạn Hạnh, là biểu trưng sự chứng ngộ, Tri kiến Vô kiến, tức Tri kiến Phật, và dạy đệ tử con đường thể nhập Tri kiến vô kiến vậy.


cám ơn anh đã giải thích cặn kẽ.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
* Nhất chi mai (cáo tật thị chúng)

春去百花落

春到百花開

事逐前眼過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅


"Xuân khứ: bách hoa lạc,

Xuân đáo: bách hoa khai.

Sự trục tiền nhãn quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".


Nghĩa : CÁO BỆNH DẠY ĐỆ TỬ.

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua sân trước một cành mai.


________(Mãn Giác Thiền Sư )

Cáo tật thị chúng, là một cành mai bất diệt, mà Thiền Sư Mãn Giác đã để lại cho đời.

images


Rất mong được Quí ĐH chúng ta cùng nhau thưởng ngoạn...

Kính.

Tiểu sử Mãn Giác Thiền Sư.

Sách Ngữ lục kể rằng, thời Lý Thánh Tông (1054-1072), thân phụ của Ngài đang giữ chức Trung thư Viên ngoại lang. Lúc đó, Ngài được dự kỳ tuyển để phụng hầu cung vua. Đến năm Anh Vũ Chiêu Thắng 1077 triều Lý Nhân Tông, Ngài xin xuất gia. Vua chấp nhận.

Sau khi Ngài đắc đạo, vua Nhân Tông mời Ngài đến Nhập nội Đạo tràng đứng đầu Thiền viện Giáo Nguyên với danh nghĩa Tứ tử Đại sa môn được thực ấp 50 hộ và giao cho Ngài nắm Tam ti công sự - chức Tam ti Phó sứ.

Ban đầu, vua Nhân Tông ban tên cho Ngài là Hoài Tín. Sau, vì kính trọng Ngài, từ đó, vua gọi Ngài là Trưởng lão (長老). Khái niệm Trưởng lão lại có 2 nghĩa: một là, chỉ người có trí tuệ, có uy quyền trong chính phủ; hai là, trong Thiền lâm, những vị Thượng tọa Tì khưu đứng đầu về sự hiểu biết sâu sắc và có năng lực giảng giải kinh Phật mới được gọi là Trưởng lão. Rồi khi Trưởng lão mất, đức vua sắc cho Ngài thụy là Mãn Giác.

Như vậy, Trưởng lão vừa trong chính phủ, vừa đứng đầu Thiền gia. Vì thế, khi bị ốm, “ngày 30 tháng 11 niên hiệu Hội Phong thứ 5, (Trưởng lão) cáo tật”.

Vậy Trưởng lão cáo tật với ai ? Trước hết, Ngài cáo tật với đức vua Lý Nhân Tông và cuối cùng, Ngài cáo tật với Tam ti, vì Ngài chỉ dưới vua và dưới Tam ti mà thôi. Tuy nhiên, với tư cách người đứng đầu Thiền viện Giáo Nguyên - trung tâm Phật học Thăng Long nên khi thị tịch, Ngài muốn trao truyền Tông yếu Thiền tông cho đệ tử và cần Thị chúng kệ.

(theo PGS. TS Nguyễn Đăng Na)
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
* Tông yếu Thiền tông.

Ngài muốn trao truyền Tông yếu Thiền tông cho đệ tử. Vậy những gì là tông yếu (yếu chỉ của tông môn) ?

"Xuân khứ: bách hoa lạc,

Xuân đáo: bách hoa khai.

Sự trục tiền nhãn quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Đây là câu diễn tả về sự thay đổi, biến dị vô thường của vũ trụ và con người.

Đây chưa thể gọi là tông yếu của thiền !
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Phải chăng "Yếu chỉ Thiền Tông" mà Thiền sư Mãn Giác gửi gấm ở 2 câu còn lại :

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
.
?

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua sân trước một cành mai.

Vâng ! Xuân tàn thì hoa rụng, nhưng rụng không phải là đã hết. Mà Xuân tàn, rồi xuân lại đến, Hoa rụng, rồi hoa lại nở, vòng luân hồi mãi mãi không dứt đoạn, như một cành mai, hôm 16 đã rụng sạch trơ cành khô khốc.

Anh16.jpg


Qua một đêm dài, thì trong chỗ không tận lại trổ vàng hoa.

images


Cái chỗ Không Tận đó. tức là Chân như, bất sanh, bất diệt, không đến không đi, mà lại hàm chứa mầm sanh khởi.- Đó là Vô Sanh mà Sanh. Thấy được Tánh Như, tánh vô sanh sanh, đó là Kiến Tánh.

Yếu chỉ thiền tông là đó. Trực chỉ Chân Tâm, kiến tánh thành Phật vậy.

 

Bất giác

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2015
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
* Thiền Lão Thiền sư, có giai thoại Thiền với vua Lý Thái Tông, qua các câu kệ:

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真


Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.


Dịch thơ:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.


Mời quí Thiện tri thức, nhàn đàm ạ...
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Tiểu sử Thiền sư Thiền Lão

* Thiền Lão Thiền sư, có giai thoại Thiền với vua Lý Thái Tông, qua các câu kệ:

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真


Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.


Dịch thơ:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.



* Thiền Lão thiền sư. Là một cao Tăng phái thiền Vô Ngôn Thông thời Lý. sư tu ở núi Thiên Phúc. Nghe tiếng Sư là người đạt đạo, trong một sáng mùa xuân vua Lý Thái tông lên núi viếng thăm sư.

Vua hỏi:
Hòa Thượng đến tu núi này được bao lâu rồi?, Thiền sư đáp:

但知今日月
誰識舊春秋


Đãn tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu Xuân Thu!


Dịch thơ:

Sống trong giờ hiện tại
Ai hay năm tháng qua!


Hay:

Sống ngày nay biết ngày nay
Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!


Vua lại hỏi tiếp: Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp:

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真


Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.


Dịch thơ:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.


Vua hỏi: Có ý chỉ gì?

Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.

Vua liền tỉnh ngộ.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_Lão
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Thiền CHỈ

Đãn tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu Xuân Thu!


Dịch thơ:

Sống ngày nay biết ngày nay
Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!

THIỀN: có 3 trạng thái:

+ Chỉ. - Dừng đứng mọi tư tưởng.

+ Quán.- Dùng trí chiếu soi theo đề mục.

+ Vừa Chỉ vừa quán.- Gọp chung 2 pháp trên mà đồng tu.

Như vậy 2 câu thơ này, là nói về trạng thái CHỈ.

Hành giả tu pháp môn này, tâm thức có thể qui thàng 4 chữ. "Thực tại hiện tiền" (Cái thực tại ở ngai đây và bây giờ), hoặc "Tỉnh thức đương niệm", hoặc "biết vọng đừng theo", "tri huyễn tức giác" v.v...

Tức là, đối với thiền giả: Khi đi biết rõ mình đang đi, khi đứng biết rõ mình đang đứng v.v... không để cho vọng tưởng lôi mất chánh niệm, có thể nói là "Tâm để trên sóng mũi".

Kinh NHẤT DẠ HIỀN GIẢ diễn tả:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.


Giai đoạn này tương đương với bức tranh V. Chăn trâu (thập mục ngưu đồ)

B52vCzb.jpg



V.- CHĂN TRÂU

DẪN – Niệm trước vừa khởi, niệm sau tiếp theo. Bởi đã Giác nên thành Chân. Bởi tại mê, hóa ra vọng. Chẳng phải lo cảnh mà có, nhưng chính do tâm mà sinh. Xỏ mũi, cùm đầu, không chần chờ gì nữa.

TỤNG

Tiên sách thời thời bất li thán
Khủng y túng bộ nhập ai trần
Tương tương mục đắc thuần hòa dã
Cơ tỏa vô ức tự trục nhân.

Cây roi mang sẵn kè
Ngại y tung vó theo bè trần ai
Sửa lưng, mày đó ta đây
Trói chân cho kỹ, mày quây đường nào ?

 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Vua lại hỏi tiếp: Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp:

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

Dịch thơ:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

Vua hỏi: Có ý chỉ gì?

Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.

Vua hỏi: Có ý chỉ gì?

Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.


Vậy "Ý chỉ" gì ? với 2 câu thơ ấy, mà "Lắm lời không ích về sau" (tức là vô ngôn, tuyệt lự) ?

Theo tôi: THIỀN là con đường đi đến "vô tâm", nghĩa là vượt khỏi "Thức tình phân biệt". vì Thức là vọng khởi của Chân tâm, do vô minh mà hiện khởi.

Trong kinh Tương Ưng Bộ II (Samyutta Nikàya), Đức Phật đã thuyết minh về Mười hai nhân duyên (Duyên khởi) như sau: "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh sinh, có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ khổ uẩn sinh. Đây gọi là Duyên khởi".

* Như vậy 2 câu thơ này là, dạy về THIỀN QUÁN.

Ở đây Thiền giả quán rằng: Vô minh chính là NIỆM (1), do có niệm nên có Hành, do có Hành nên có Thức v.v... Như vậy khi Thiền giả dứt niệm (tu đến Vô niệm), thì trở về CHÂN NHƯ.

* Khi về được Chơn như thì lúc ấy:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác (các pháp bất nhị)
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.
( các pháp đều là CHÂN NHƯ.)

Vì khi trở về bản thể, thì tất cả pháp đều NHƯ. Bất Nhị cũng là Nhất Chân.- Đó là NHƯ

* (1) Biểu hiện của Niệm là: ngôn ngữ văn tự, suy nghĩ luận bàn, nói nín động tịnh v.v... Vì vậy Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.

Đây là tương ưng tranh chăn trâu số 8

VIII. – NGƯỜI TRÂU ĐỀU QUÊN

DẪN – Buông bỏ tình phàm, thì ý Thánh cũng không. Chỗ có Phật cũng không thèm rong chơi, chỗ không Phật cũng không thèm ngó lại. Không vướng đầu này hay đầu nọ, không liếc xéo nơi này hay nơi kia. Hàng trăm con chim ngậm hoa, thẹn sao là thẹn !

TỤNG

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
Bích thiên liêu quách tín nan thông
Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyệt
Đáo thử phương năng hiệp tổ tông


Người, Trâu, roi vọt đều không
Trời xanh vời vợi mù trông chốc mòng
Tuyết khoe trắng giữa than hồng
Cội nguồn quê quán tao phùng một phen


01-thienluanthuong-08-h.jpg


Đây là "Thức Tâm, đạt Bổn".- Như vậy Thiền Lão Thiền sư đã trả lời với nhà vua:

Vua lại hỏi tiếp: Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp: Tất cả việc làm như ăn cơm, mặc áo v.v... đều là làm Phật sự,( nào phải đợi tụng kinh, ngồi thiền).- Vì Nhật dụng vô phi Đạo. Vì tất cả pháp đều từ Như mà hiện, nếu kiến tánh thì, bản thể chúng là Toàn Chân.
 

Bất giác

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 10 2015
Bài viết
24
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Thiền sư Huệ sinh.

(Kệ đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn )

Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sinh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng già nguyệt
Không không độ hài chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông chu.


Dịch nghĩa:

( Kệ trả lời Lý Thánh Tông hỏi về tâm nguyện).

Thế giới hiện tượng vốn như không có,
Chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không.
Nếu người ta hiểu được cái nguyên lý ấy,
Thì chúng sinh cũng đồng nhất với Phật.
Lặng lẽ như vầng trăng tên núi Lăng Già,
Hư không như con thuyền vượt biển.
Biết cái đúng không, thì cái không hóa ra cái có,
Và sẽ mặc ý đi suốt khắp cảnh giới tam muội


Mời các Thiện tri thức cùng tìm hiểu bày thơ này.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
(Kệ đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn )

Theo tôi. tiêu đề này nên dịch là:

( Kệ trả lời Lý Thánh Tông hỏi về nguồn Tâm).

Thì sẽ dể hiểu hơn. Vì lẽ:

* Kinh 42 chương, chương 2 Ngộ vô vi pháp có đoạn:
Phật ngôn: “Xuất gia Sa môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên. Đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu. Tâm bất hệ Đạo, diệc bất kiết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng. Bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi Đạo.”

Đức Phật dạy: “Người xuất gia làm Sa môn, cắt bỏ ái dục, biết được nguồn tâm của mình. Đạt được lý mầu của Phật, nhận ra pháp Vô vi. Trong tâm không sở đắc, bên ngoài không mong cầu. Tâm không ràng buộc nơi đạo, cũng không tạo nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng. Không cần trải qua các quả vị mà tự siêu việt, gọi đó là Đạo.”


* Theo sách Thiền uyễn Tập anh, có nói: Đời Lý Thánh Tông, vì cảm trí huệ siêu xuất của Sư, nên vua phong thiền sư làm Tả nhai đồ tăng thống, ngang với tước hầu.

Nhân một buổi cúng dường trai tăng, vua Lý Thái tông, hỏi Đạo, Thiền Sư Huệ Sinh là Pháp sư, đã chỉ rõ nguồn tâm, trả lời nhà vua bằng bài kệ này.

Như vậy lời tựa, nếu dịch là: hỏi về nguồn Tâm sẽ sáng tỏ hơn.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* Như .- Là bản thể, bản thể là vô pháp.

Nếu, nhìn theo sự gợi ý của bạn Ngọc Quang, chúng ta thử quán chiếu vế đầu 4 câu của bài kệ xem thử:

Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sinh dữ Phật đồng.

* Pháp bản "NHƯ" Vô pháp : Là chỉ cội gốc của các pháp vốn là "NHƯ". Mà Như là Vô pháp. Vô pháp tức là Tánh không, là thật tướng của các pháp. Như Luận trí Độ dạy:

....... Hỏi: Thế nào gọi là "Bồ tát đã thấy được Thật Tướng các pháp ?"

....... Đáp: Như lời Phật dạy ngài Tu Bồ Đề:" Nếu Bồ tát quán hết thảy các pháp là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải khổ, chẳng phải lạc, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải có, chẳng phải không, thì gọi là Bồ tát hành Bát Nhã Ba- la- mật, thấy rõ Thật tướng các pháp. Lại nữa, Bồ tát quán hết thảy ngôn ngữ đều đoạn, hết thảy tâm hành đều diệt, thấy rõ tâm chẳng sanh, cũng chẳng diệt, như như tịch tịnh như tướng Niết bàn"
.

Thế nào là nghĩa: Hết thảy tâm hành đều diệt ?

+ Tâm hành xứ diệt:

....... Chỗ tâm hành dứt bặt, nghĩa là cảnh giới vắng lặng, không còn suy tư phân biệt. Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí quyển trung phần đầu (Đại 44, 252 thượng) nói: Lìa tâm duyên, vì chẳng phải ý và lời có thể phân biệt; chỗ tâm hành diệt, vì chẳng phải cảnh của Tư tuệ. Đây chính là chân như pháp tính, không thể dùng lời nói để giảng giải, cũng chẳng phải chỗ Tư tuệ phân biệt mà biết được. [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.1, hạ; Đại nhật kinh sớ Q.19; Tông kính lục Q.92].
(Từ điển Phật Quang)

* Như vậy "NHƯ" là cội gốc các pháp, cũng là nguồn cội của Tâm.

* Thể "Như" này, vô tướng, vô sanh, vô niệm ... nhưng là nền tảng sanh ra vạn pháp nên nói là: Phi hữu diệc phi không. (chẳng phải có, chẳng phải không, vì là Chơn Không, mà diệu hữu)

* Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sinh dữ Phật đồng.


Nếu ai biết được pháp này, thì thấy chúng sanh và Phật đều đồng một thể "Như".

Phật từ Như mà đến nên gọi là Như Lai. Chúng sanh chưa biết đường về nên gọi là " Như Lai tại triền".

* Bài kệ truyền tâm ấn của Phật cho vị Tổ đầu tiên của pháp môn này (Ma-ha Ca-diếp) đã xác định ý nghĩa của vấn đề :

images


Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp.


Dịch :

Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay hồi trao không pháp
Các pháp đâu từng pháp.


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên