Ba Tuần

Tiên đề Phật giáo !

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Làm lại từ đầu, để khỏi "tránh né đề tài", hề hề.

1. Mình nói: Cái gì vô thường gọi là khổ.

Bạn cho rằng: khổ không phải là cái gì vô thường.

Mà Khổ là "trạng thái phiền não của con người" sinh ra do "gặp phải những vấn đề mình chán ghét mà không giải quyết được". Tức là cái được sinh ra. Phàm có sinh ắt có diệt, tức thay đổi ?

Trong khi cả hai cùng thống nhất hiểu "vô thường" là: thay đổi, chịu sự biến hoại.

Vậy mà bạn vẫn cho rằng: "Cái gì vô thường gọi là khổ" là không đúng, bởi vì theo bạn Khổ là cái gì ( như trạng thái phiền não, cảm giác bị bò đá, cảm giác bị kiến cắn...[tức là Thọ]) và nó đâu có vô thường ?!

Mình tối kiến, xin bạn xoáy sâu thêm vào chủ đề này !

Ủa, tôi tưởng bạn đã hiểu ra chỗ sai của mình rồi chứ. Giờ tôi nói lại nhé:

Cái gì vô thường gọi là khổ

Ví dụ bạn bị bồ bỏ làm cho bạn đau khổ. Sự đau khổ này có vô thường hay không? Có, do vô thường, tức là do nó sẽ thay đổi, mất đi nên chính vì nó vô thường nên bạn mới hết khổ.

Như vậy thì thấy rõ rằng câu nói 'Cái gì vô thường gọi là khổ' của bạn là sai!


Còn tôi nói 'khổ khác với vô thường' chứ không hề nói 'khổ thì không vô thường', bạn không nên chơi trò áp chữ vào mồm tôi như vậy chứ :D



2. Mình nói rằng: Cái gì vô thường gọi là vô ngã.

Bạn cho rằng: Vô ngã là không có bản ngã. Vô ngã không phải là cái gì vô thường.

Và "không có bản ngã" chẳng phải là cái gì vô thường, khác với cái gì vô thường. Nghĩa là "không có bản ngã" là thường còn, chẳng phải vô thường.

Giống như "không có Thượng đế", "không có ông Kẹ". Tức "bản ngã" này là sản phẩm của "trí tưởng tượng" của con người [Tưởng], như Thượng đế, ông Kẹ...; và "không có bản ngã" chính là quan niệm của con người ! [Thức]

Vậy thì cái gì tạo ra trí tưởng tượng đó ? Và quan niệm này có sinh ra, rồi diệt đi không hay là bất diệt ? Quan niệm này xuất hiện là vì nghe về Thượng đế, ông Kẹ rồi tìm kiếm chẳng thấy, nên sinh ra quan niệm này hay là vừa mới ra đời đã có quan niệm này trong đầu sẵn rồi ? Bạn có thể phát sinh quan niệm này nếu lìa thân [Sắc] bạn được không ?

Lại giống như phần trên, thì ra bạn hiểu sai như thế này:

1. Vạn vật đều có tính chất vô thường.
2. Vạn vật gọi là (tức là) vô thường.

Hai câu này khác nhau, câu 1 đúng còn câu 2 sai. Do bạn nói theo 2. nên tôi mới chỉ cho bạn thấy nói vậy là sai. Bạn lại tìm cách bào chữa câu 2. bằng cách chứng minh theo câu 1.

Ví dụ cho bạn nhìn ra vấn đề nhé:
_ Cái cây đang nở hoa.

Tất nhiên ai cũng biết hoa 'sớm nở tối tàn' nhưng không vì vậy mà cho rằng 'hoa gọi là vô thường' cả. Tại sao? Tại vì 'hoa' thì khác với 'vô thường' nên phải nói cho đúng là 'hoa có tính vô thường'.

Ví dụ tiếp: Anh A hay đổi ý. Nói vậy nghĩa là 'đổi ý' là tính cách của anh A. Chẳng ai lại nói 'anh A tức là đổi ý' cả, vì 'anh A' và đổi ý' là hai thứ khác nhau.

Cũng vậy, nói 'khổ có tính vô thường' thì đúng, còn nói ' khổ tức là vô thường' thì sai, vì 'khổ' và 'vô thường' là hai thứ khác nhau.

Giải thích rõ vậy mà bạn vẫn không hiểu thì mình xin thua :D


Xin bạn nói rõ thêm !

Đưa thêm chút ít lý thuyết, để cho bạn khỏi "bối rối":

Căn (mắt, tai,...) tiếp xúc Trần ( hình ảnh, lời nói...), phát sinh ra Thức (tức là quan niệm như: không có ông kẹ, không có bản ngã, không có thượng đế...)

Tai bạn nghe người khác nói "Có ông kẹ", "Có thượng đế", "Có bản ngã"... rồi tìm kiếm không thấy ông Kẹ, Thượng đế, bản ngã.. bèn phát sinh ra quan niệm "không có bản ngã".

Bạn cho rằng quan niệm "không có bản ngã" là thường còn ?! Hề hề.

Trong khi không có tai nghe, không có tiếng nói, không có sự tìm kiếm thì làm sao sinh ra được quan niệm "không có bản ngã" ấy. Tức là nếu lìa thân ngũ uẩn thì danh từ "bản ngã" còn chẳng biết tới, nói gì tới "không có bản ngã" !



Ps: Ở đây không phải luận bàn để lấy hơn thua, mà để xây dựng nên một khái niệm căn bản, phổ quát, "tương đối đúng đắn" về mặt nhận thức, lý thuyết; cho những bạn ham thích tìm hiểu Phật giáo mà thôi !
[/SIZE]

Phần này thì bạn lạc đề rồi, tốt hơn là bạn dùng để chứng minh cho lý duyên khởi 'cái này có là do cái kia có'. Nó chẳng ăn nhập gì với vấn đề chúng ta đang bàn luận :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ủa, tôi tưởng bạn đã hiểu ra chỗ sai của mình rồi chứ. Giờ tôi nói lại nhé:

Cái gì vô thường gọi là khổ

Ví dụ bạn bị bồ bỏ làm cho bạn đau khổ. Sự đau khổ này có vô thường hay không? Có, do vô thường, tức là do nó sẽ thay đổi, mất đi nên chính vì nó vô thường nên bạn mới hết khổ.

Như vậy thì thấy rõ rằng câu nói 'Cái gì vô thường gọi là khổ' của bạn là sai!


Còn tôi nói 'khổ khác với vô thường' chứ không hề nói 'khổ thì không vô thường', bạn không nên chơi trò áp chữ vào mồm tôi như vậy chứ :D

"ví dụ: bạn bị bò đó làm cho bạn đau khổ". Bò đá là trần, não suy nghĩ về sự bò đá là căn, phát sinh ra "đau khổ" này là Thọ, tưởng.

"sự đau khổ này có vô thường". Tức có sanh, có trụ và có diệt.

"sự đau khổ này sẽ thay đổi"

"chính vì nó vô thường" nên bạn mới "hết khổ": tức đây là tướng diệt của "sự đau khổ do bò đá"

Như vậy là bạn định nghĩa: khổ là cái có sinh, có thay đổi, có diệt. >>> Khổ là cái vô thường ! (Đừng bỏ chữ CÁI GÌ đi !!!)

Lại giống như phần trên, thì ra bạn hiểu sai như thế này:

1. Vạn vật đều có tính chất vô thường.
2. Vạn vật gọi là (tức là) vô thường.

Hai câu này khác nhau, câu 1 đúng còn câu 2 sai. Do bạn nói theo 2. nên tôi mới chỉ cho bạn thấy nói vậy là sai. Bạn lại tìm cách bào chữa câu 2. bằng cách chứng minh theo câu 1.

Ví dụ cho bạn nhìn ra vấn đề nhé:
_ Cái cây đang nở hoa.

Tất nhiên ai cũng biết hoa 'sớm nở tối tàn' nhưng không vì vậy mà cho rằng 'hoa gọi là vô thường' cả. Tại sao? Tại vì 'hoa' thì khác với 'vô thường' nên phải nói cho đúng là 'hoa có tính vô thường'.

Ví dụ tiếp: Anh A hay đổi ý. Nói vậy nghĩa là 'đổi ý' là tính cách của anh A. Chẳng ai lại nói 'anh A tức là đổi ý' cả, vì 'anh A' và đổi ý' là hai thứ khác nhau.

Cũng vậy, nói 'khổ có tính vô thường' thì đúng, còn nói ' khổ tức là vô thường' thì sai, vì 'khổ' và 'vô thường' là hai thứ khác nhau.

Giải thích rõ vậy mà bạn vẫn không hiểu thì mình xin thua :D

Tớ nói "vạn vật gọi là vô thường" chỗ nào ?

Ý thứ hai bàn về vô ngã !

Chậc chậc !!!! Sao toàn tự biên tự diễn, thêm lời, thêm ý, rồi nói là đúng là sai vậy ?

Nhắc lại và bạn hãy đọc lại cho thật kỹ:

CÁI GÌ vô thường gọi là KHỔ.

CÁI GÌ vô thường gọi là VÔ NGÃ.

Định nghĩa khổ và vô ngã của bạn, không thoát ra khỏi được CÁI GÌ vô thường !

Nên không thể phủ nhận hai điều trên !

Dù cho bạn định nghĩa KHỔ và VÔ NGÃ là CÁI GÌ đi chăng nữa !

Thì CÁI GÌ đó đều VÔ THƯỜNG cả !

Trừ khi bạn đưa ra được một cái gì KHÔNG VÔ THƯỜNG, và cái đó đặt tên là KHỔ, VÔ NGÃ. Thì khi ấy, mệnh đề

Cái gì vô thường gọi là vô ngã; mới KHÔNG ĐÚNG !

Bởi có một VÔ NGÃ là cái KHÔNG VÔ THƯỜNG !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113

Cho cái ví dụ vui cửa vui nhà, để mọi người cùng bình tâm mà suy xét:


A: Cái gì dùng để ngồi gọi là ghế.

B: Ghế không phải là cái dùng để ngồi.

Bởi vì Ghế là cái vật làm bằng gỗ, có bốn chân, do thợ gỗ từ Nhật Bản thiết kế, nó được sơn bằng hương liệu tự nhiên...

A: Thế cái vật đó có dùng để ngồi được không ?

B: Tất nhiên là ghế thì dùng để ngồi rồi; Tôi có nói ghế không dùng để ngồi đâu, Tôi nói là nếu như cái gì dùng để ngồi mà đều được gọi là ghế; thì bàn cũng có thể gọi là ghế vì bàn cũng có thể ngồi; tủ cũng gọi là ghế vì cho nó nằm ra đất ngồi lên cũng được;... thế thì bàn chẳng khác ghế, ghế chẳng khác bàn... trong khi tôi thấy ghế khác bàn, bàn khác ghế !

Thậm chí là người cũng có thể dùng để ngồi, thế thì người cũng gọi là ghế luôn à ? Nói như thế thật là sai lầm, thật là điên đảo quá đi !

A: Hề hề, vì thật là nó vốn không khác ! Tại anh chấp tướng cho nó là thường (dù nói là vô thường) nên không thấy được thật tướng của tất cả, là tướng vô thường vậy !

 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


"ví dụ: bạn bị bò đó làm cho bạn đau khổ". Bò đá là trần, não suy nghĩ về sự bò đá là căn, phát sinh ra "đau khổ" này là Thọ, tưởng.

"sự đau khổ này có vô thường". Tức có sanh, có trụ và có diệt.

"sự đau khổ này sẽ thay đổi"

"chính vì nó vô thường" nên bạn mới "hết khổ": tức đây là tướng diệt của "sự đau khổ do bò đá"

Như vậy là bạn định nghĩa: khổ là cái có sinh, có thay đổi, có diệt. >>> Khổ là cái vô thường ! (Đừng bỏ chữ CÁI GÌ đi !!!)



Tớ nói "vạn vật gọi là vô thường" chỗ nào ?

Ý thứ hai bàn về vô ngã !

Chậc chậc !!!! Sao toàn tự biên tự diễn, thêm lời, thêm ý, rồi nói là đúng là sai vậy ?

Nhắc lại và bạn hãy đọc lại cho thật kỹ:

CÁI GÌ vô thường gọi là KHỔ.

CÁI GÌ vô thường gọi là VÔ NGÃ.

Định nghĩa khổ và vô ngã của bạn, không thoát ra khỏi được CÁI GÌ vô thường !

Nên không thể phủ nhận hai điều trên !

Dù cho bạn định nghĩa KHỔ và VÔ NGÃ là CÁI GÌ đi chăng nữa !

Thì CÁI GÌ đó đều VÔ THƯỜNG cả !

Thôi được, tập trung vào một câu này của bạn thôi:

CÁI GÌ vô thường gọi là KHỔ

Tôi đưa ra ví dụ để cho thấy nó sai, bạn bảo rằng đó là 'tướng trạng của sự khổ' chứ không phải 'khái niệm Khổ' :D

Bạn không hiểu rằng do có những 'tướng trạng của sự khổ' mới sinh ra 'khái niệm Khổ'. Nói khác đi, 'khái niệm Khổ' chỉ là giả danh của những 'tướng trạng của sự khổ' cụ thể mà hàng ngày chúng ta đang đối mặt.

Chẳng hạn như nói 'có một đoàn người đang đi trên đường' thì phải hiểu là có những con người cụ thể làm thành 'đoàn người' -> đây là một giả danh không có thật để chỉ những con người có thật.

Ví dụ tiếp: chiếc xe là một tên gọi của một tập hợp từ động cơ, bánh, kính, ghế...làm nên một 'khái niệm chiếc xe'. Do đó khi muốn biết chiếc xe nào đó là tốt hay không thì phải kiểm tra những thứ làm nên chiếc xe đó. Nếu 'tướng trạng của chiếc xe' là hàng dởm thì không thể nói 'tướng trạng và khái niệm khác nhau, tuy tướng trạng dỏm nhưng chiếc xe thì tốt' được.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thôi được, tập trung vào một câu này của bạn thôi:

CÁI GÌ vô thường gọi là KHỔ

Tôi đưa ra ví dụ để cho thấy nó sai, bạn bảo rằng đó là 'tướng trạng của sự khổ' chứ không phải 'khái niệm Khổ' :D

Bạn không hiểu rằng do có những 'tướng trạng của sự khổ' mới sinh ra 'khái niệm Khổ'. Nói khác đi, 'khái niệm Khổ' chỉ là giả danh của những 'tướng trạng của sự khổ' cụ thể mà hàng ngày chúng ta đang đối mặt.

Chẳng hạn như nói 'có một đoàn người đang đi trên đường' thì phải hiểu là có những con người cụ thể làm thành 'đoàn người' -> đây là một giả danh không có thật để chỉ những con người có thật.

Ví dụ tiếp: chiếc xe là một tên gọi của một tập hợp từ động cơ, bánh, kính, ghế...làm nên một 'khái niệm chiếc xe'. Do đó khi muốn biết chiếc xe nào đó là tốt hay không thì phải kiểm tra những thứ làm nên chiếc xe đó. Nếu 'tướng trạng của chiếc xe' là hàng dởm thì không thể nói 'tướng trạng và khái niệm khác nhau, tuy tướng trạng dỏm nhưng chiếc xe thì tốt' được.

Lấy ví dụ chiếc xe của bạn làm chỗ diễn giải:

Bạn ví dụ chiếc xe giống như khổ.

Chiếc xe thì có đủ các bộ phận khác nhau như bánh, kính, ghế...

Khổ cũng có đủ thứ tạo nên nó như nước mắt, nước mũi, bò đá, kiến cắn...

Nhưng dù chiếc xe ấy có bao nhiêu bộ phận đi chăng nữa, thì những bộ phận đó đều gọi là phụ tùng xe máy cả. Bởi vì đem mà lắp cho ô tô, xe đạp, hay các thứ khác thì chẳng thể tương thích ( trừ chơi xe độ ra ! Hề hề, mà thế thì quá "dị" rồi, hàng phàm phu không đủ tiền chơi "độ" )

Khổ cũng vậy có đủ thứ tướng trạng tạo thành nó....nhưng dù nó có bao nhiêu tướng trạng đi chăng nữa thì tất cả tướng trạng đó đều gọi là cái vô thường (tức cái có sinh, trụ, diệt).

Và bạn cho rằng mình đang tách khái niệm ra khỏi thực tế mà từ đó khái niệm ấy được hình thành !

Tức là bỏ đi tất cả cá tướng trạng riêng biệt của sự khổ, mà chỉ lấy đúng cái bản chất "vô thường" của các tướng trạng đó, cùng với một tên gọi chung cho tất cả các tướng trạng đó là CÁI GÌ. Để mà tạo nên khái niệm KHỔ.

Làm như vậy thì, với những người bị muỗi cắn, chỉ lo đuổi muỗi, mà vết cắn vẫn khiến cho bực mình chẳng giúp ích gì cho họ cả ! Bởi vì dù họ biết là nó sẽ hết sau một lúc nữa ! Mà sao vẫn không hết tức giận, khó chịu ?!!

Xin thưa rằng, cái biết "vô thường" này của họ gọi là Duy lý biết; mà không phải là thật chứng biết !

Cho nên, dù có niệm trong tâm chữ "vô thường" bao nhiêu lần đi nữa, thì cũng chỉ như niệm câu "ăn cơm thì được no" mà chẳng thấy đỡ đói, hết khổ chút nào cả !

Đây là do họ chỉ học mà không tu vậy !

Tức là cái biết vô thường do học biết, mà không phải do "kinh nghiệm biết" vậy !

Cho nên dù biết "vô thường" mà không hết khổ !

Trong khi thực tế thì, khi đã "kinh nghiệm" được "vô thường" thì khổ ải sầu bi đâu có còn !
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Được rồi, bỏ chuyện cũ đi, giờ mới đến phần hay đây :D

Mời bạn giải thích cho tôi hiểu:

1. "kinh nghiệm biết" là gì?
2. Làm cách nào để hết khổ?
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Tiên đề tiếp theo:

9. Cái gì trước không thấy, nay xuất hiện thì cái ấy vô thường.

10. Cái gì vô thường thì không phải là của tôi.

Có đạo hữu học Phật nào phản đối 2 tiên đề này không ?


hihih ... câu này hay đây .

Trước kia ông Phật không có,nay ông Phật xuất hiện cho nên ông Phật là vô thường.Mà ông Phật đã vô thường thì kéo theo tất cả những gì liên quan đến ông Phật đều cũng vô thường ... kể cả Phật tánh,chân như,bản lai diện mục ... hihih

Mà tất cả đã vô thường thì đều ... không phải tôi,không thuộc về tôi

Cho nên mới nói chả có gì thực sự tồn tại cả ... kể cả ông Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Được rồi, bỏ chuyện cũ đi, giờ mới đến phần hay đây :D

Mời bạn giải thích cho tôi hiểu:

1. "kinh nghiệm biết" là gì?
2. Làm cách nào để hết khổ?

Hề hề, vậy là chịu cái khái niệm:

Cái gì vô thường gọi là Khổ; rồi phải không ?

Như Phật nói, dù cho là người Trí, cũng phải dùng thí dụ thì mới có thể hiểu được !

Bây giờ chắc phải thí dụ tiếp !

Vì dụ:

B: Tớ đói quá A ơi, làm sao để hết đói bây giờ ?

A: Có gạo trong thúng, có củi dưới bếp, hộp quẹt tớ để ở trên kệ...xuống nấu cơm, rồi ăn cơm là hết đói ấy mà !

B: Gạo là gì ? Củi là gì ? Bếp là gì ? Nấu cơm là gì ?....

A: ....


Khổ ví như đói bụng.

Nhóm lửa nấu cơm, rồi ăn cơm thì hết đói bụng du cho cách hết khổ.

Vo gạo, bỏ gạo nước vào nồi, đun sôi tới khi gần cạn thì đảo đều rồi nhỏ lửa. Sau đó tắt lửa, bắc nồi xuống đặt lên than nóng, rồi ngồi đợi thì sẽ có cơm ăn ; gọi là "kinh nghiệm biết"

Trong đây:

1. Vo gạo chính là ly dục, trì giới, nhàm chán đời sống thế tục.

2. Bỏ vào nồi, đun sôi là ngày ngày niệm: Nam mô A Di Đà Phật.

3. Gần cạn chính là ngủ thức dậy nghe tiếng niệm Phật, làm ngồi nghỉ nghe tiếng niệm Phật, thân rảnh rỗi đều nghe tiếng niệm Phật...sau đó niệm theo.

4. Niệm niệm là câu Nam mô A Di Đà Phật, dù cho muốn khởi niệm khác đều không thể được, gọi là bắc nồi xuống đặt lên than nóng !

Tới giai đoạn này thì có thể lấy "cơm" ra mà ăn được rồi, đảm bảo là không còn "khổ" nữa !

Nếu tiến thêm một bước nữa thì trời đất bao là, vô thường tức thường...Đợi tới khi nào làm được mức 4, sẽ nói cho nghe !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


Bạn ngộkhông thân mến, bạn nên ghi đầy đủ thế này:

Ba Tuần nói: "Cái gì vô thường gọi là vô ngã",

Chứ không phải là Ba Tuấn nói: "vô thường là vô ngã".

Trong hai câu này có: "cái gì vô thường" khác với "vô thường" và "gọi là vô ngã" khác với "là vô ngã" (Cả hai câu này về "số từ" cũng đã nhiều ít khác nhau rồi, chưa nói tới ý nghĩa của nó ẩn tàng bên trong !)

Bạn caiten nói: Đạo Phật không cần có tiên đề - cái ngầm hiểu là đúng, không cần phải chứng minh !

Và bây giờ, vì cái "ngầm hiểu là đúng" của mỗi người khác nhau, cho nên vì sao Ba Tuần phải đưa ra Tiên đề là bởi một trong những lý do như trên:

Tiên đề số 1: Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.

Bạn ngộkhông có phản đối không ?



Ps: Mình thấy rất nhiều bạn, có thể do nghe giảng, học hỏi từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau (không phải trực tiếp từ Kinh Phật thuyết) từ đó hình thành những quan niệm, những khái niệm, những định kiến (gọi là Tiên đề), sau đó xây dựng những lý thuyết cá nhân gọi là "Phật dạy như thế" (trong khi đó, thực ra đó là "Tôi hiểu, tôi nghe nói rằng Phật dạy như thế") để bám víu vào nó !

Cho nên Ba Tuần luôn luôn không ngại rườm rà, không ngại chê trách vì dùng lời của "người khác" để trích dẫn lại từ Kinh nào Phật dạy những điều mà Ba Tuần hiểu và nói như thế này thế kia !

Cũng vì thế, như chủ đề này đề cập Phật giáo là lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni, và chúng ta nương vào Phật giáo, một lần nữa, uốn nắn lại những quan điểm "lệch lạc" của chính mình !

Nên khi nào Ba Tuần trích dẫn Kinh văn, nghĩa là muốn các bạn có quan điểm phát sinh và cho là "Phật day như thế" thì nên chú ý xem lại bản Kinh văn - tức lời Phật dạy, để mà tự quán xét đối chiếu !

Nhờ thế chúng ta không bị rơi vào "tranh luận vô ích", "chỉ trích cá nhân", "lạc đề"...mà tập trung vào nội dung, để khai sáng Chánh tri kiến cho chính bản thân mình mà thôi !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.




hôm nay đọc lại thì đúng là ngộ không tôi đã chưa xem kỹ ... xin lỗi bạn đạo ba tuần vì đã hấp tấp phản biện.

Quả thật là đúng : Cái gì vô thường thì là vô ngã bởi vì vô thường và vô ngã thực chất chỉ là một,chẳng qua một cái mang tính chất về Thời gian,còn một cái mang tính chất về Không gian mà thôi.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18


"ví dụ: bạn bị bò đó làm cho bạn đau khổ". Bò đá là trần, não suy nghĩ về sự bò đá là căn, phát sinh ra "đau khổ" này là Thọ, tưởng.

"sự đau khổ này có vô thường". Tức có sanh, có trụ và có diệt.

"sự đau khổ này sẽ thay đổi"

"chính vì nó vô thường" nên bạn mới "hết khổ": tức đây là tướng diệt của "sự đau khổ do bò đá"

Như vậy là bạn định nghĩa: khổ là cái có sinh, có thay đổi, có diệt. >>> Khổ là cái vô thường ! (Đừng bỏ chữ CÁI GÌ đi !!!)



Tớ nói "vạn vật gọi là vô thường" chỗ nào ?

Ý thứ hai bàn về vô ngã !

Chậc chậc !!!! Sao toàn tự biên tự diễn, thêm lời, thêm ý, rồi nói là đúng là sai vậy ?

Nhắc lại và bạn hãy đọc lại cho thật kỹ:

CÁI GÌ vô thường gọi là KHỔ.

CÁI GÌ vô thường gọi là VÔ NGÃ.

Định nghĩa khổ và vô ngã của bạn, không thoát ra khỏi được CÁI GÌ vô thường !

Nên không thể phủ nhận hai điều trên !

Dù cho bạn định nghĩa KHỔ và VÔ NGÃ là CÁI GÌ đi chăng nữa !

Thì CÁI GÌ đó đều VÔ THƯỜNG cả !

Trừ khi bạn đưa ra được một cái gì KHÔNG VÔ THƯỜNG, và cái đó đặt tên là KHỔ, VÔ NGÃ. Thì khi ấy, mệnh đề

Cái gì vô thường gọi là vô ngã; mới KHÔNG ĐÚNG !

Bởi có một VÔ NGÃ là cái KHÔNG VÔ THƯỜNG !

Cái gì thế ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
hihih ... câu này hay đây .

Trước kia ông Phật không có,nay ông Phật xuất hiện cho nên ông Phật là vô thường.Mà ông Phật đã vô thường thì kéo theo tất cả những gì liên quan đến ông Phật đều cũng vô thường ... kể cả Phật tánh,chân như,bản lai diện mục ... hihih

Mà tất cả đã vô thường thì đều ... không phải tôi,không thuộc về tôi

Cho nên mới nói chả có gì thực sự tồn tại cả ... kể cả ông Phật.

Cái câu màu đen phải nói chính xác là: Trước kia không thấy Ông Phật, này xuất hiện Ông Phật cho nên Ông Phật ấy là vô thường.

"Không thấy" khác với "không có" !

Ví dụ:

Nằm trong nhà, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Mắt mù từ bé, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Nếu ra khỏi nhà, nếu khỏi bệnh mù thì thấy "bầu trời".

Vậy là "bầu trời" này xưa nay vẫn đây, chỉ vì "chướng" mà không thấy, nên cho rằng không có. Chứ chẳng phải là không có !

Phật cũng như bầu trời, chỉ vì chúng sanh chấp tướng, chấp ngôn, tạp niệm nên không thấy được Phật.

Còn tướng Thái tử Tất Đạt Đa, tướng sa môn Gotama chẳng phải là Phật, cũng chẳng không phải là Phật. Vì sao ?

Vì tướng ấy bản chất "vô thường", mà tướng vô thường là thật tướng của vạn Pháp. Dầu cho Phật ra đời hay không ra đời thì hễ có tướng thì đều vô thường cả.

Cho nên Phật tướng vô thường tức là thật tướng thường như thế ! Do vô thường bất sinh, bất diệt nên vô thường tức là thường trụ.

Nếu vô thường có diệt thì vạn vật chẳng thể sanh sanh diệt diệt tương tục, nhưng vì sanh sanh diệt diệt tương tục nên biết vô thường bất diệt, tức là thường trụ vậy !
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113


Cái câu màu đen phải nói chính xác là: Trước kia không thấy Ông Phật, này xuất hiện Ông Phật cho nên Ông Phật ấy là vô thường.

"Không thấy" khác với "không có" !

Ví dụ:

Nằm trong nhà, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Mắt mù từ bé, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Nếu ra khỏi nhà, nếu khỏi bệnh mù thì thấy "bầu trời".

Vậy là "bầu trời" này xưa nay vẫn đây, chỉ vì "chướng" mà không thấy, nên cho rằng không có. Chứ chẳng phải là không có !

Phật cũng như bầu trời, chỉ vì chúng sanh chấp tướng, chấp ngôn, tạp niệm nên không thấy được Phật.

Còn tướng Thái tử Tất Đạt Đa, tướng sa môn Gotama chẳng phải là Phật, cũng chẳng không phải là Phật. Vì sao ?

Vì tướng ấy bản chất "vô thường", mà tướng vô thường là thật tướng của vạn Pháp. Dầu cho Phật ra đời hay không ra đời thì hễ có tướng thì đều vô thường cả.

Cho nên Phật tướng vô thường tức là thật tướng thường như thế ! Do vô thường bất sinh, bất diệt nên vô thường tức là thường trụ.

Nếu vô thường có diệt thì vạn vật chẳng thể sanh sanh diệt diệt tương tục, nhưng vì sanh sanh diệt diệt tương tục nên biết vô thường bất diệt, tức là thường trụ vậy !

Lâu thật là lâu mới gặp được người am tường văn tự bát nhã, Pháp thị Vô Pháp. Kính
Phải chăng chỗ hành vô sở hành của Tín Tâm là Nhu Thuận Tâm. Kính

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Lâu thật là lâu mới gặp được người am tường văn tự bát nhã, Pháp thị Vô Pháp. Kính
Phải chăng chỗ hành vô sở hành của Tín Tâm là Nhu Thuận Tâm. Kính

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
trừng hải

Chỗ "Hành vô sở hành của Tín tâm" là "bất ly tự tánh thuyết."

Vì tự tánh bất nhị ( chẳng thường, chẳng vô thường, chẳng chẳng thường vô thường) , sẵn Trí vô phân biệt, nên chẳng lìa tự tánh tức là chỗ Tín tâm trụ. Ở chỗ Tín tâm trụ này mà khởi hạnh thì thuyết hành đều chẳng lọt vào Nhị nguyên vậy !

Hề hề, mà Ba Tuần chưa tới chỗ đó.

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113


Chỗ "Hành vô sở hành của Tín tâm" là "bất ly tự tánh thuyết."

Vì tự tánh bất nhị, sẵn Trí vô phân biệt, nên chẳng lìa tự tánh tức là chỗ Tín tâm trụ. Ở trỗ Tín tâm trụ này mà khởi hạnh thì thuyết hành đều chẳng lọt vào Nhị nguyên vậy !

Hề hề, mà Ba Tuần chưa tới chỗ đó.

Kính.

Tín Tâm là Giải Thoát tức bản lai Không hay tự tánh Không. Theo giáo pháp Pháp Tánh (dù có sự sai khác giữa các tông phái nhưng đều đồng thể tánh Như Như) thì tự tánh này bất nhất bất nhị MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA nên, vô sở hành là chỉ chỗ nhu tâm (văn bạch thoại là vô tâm), hành thì chỉ Ma ha Bát nhã Ba la mật đa thuận theo phát nguyện mà đưa hành giả về nơi Như Nguyện, "đáo Niết Bàn", gọi là Nhu thuận tâm.

Mến, trừng hải

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tín Tâm là Giải Thoát tức bản lai Không hay tự tánh Không. Theo giáo pháp Pháp Tánh (dù có sự sai khác giữa các tông phái nhưng đều đồng thể tánh Như Như) thì tự tánh này bất nhất bất nhị MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA nên, vô sở hành là chỉ chỗ nhu tâm (văn bạch thoại là vô tâm), hành thì chỉ Ma ha Bát nhã Ba la mật đa thuận theo phát nguyện mà đưa hành giả về nơi Như Nguyện, "đáo Niết Bàn", gọi là Nhu thuận tâm.

Mến, trừng hải


Đạo hữu có thể viết một bài để cho thấy sự dung hội giữa các Tông phái luận về Đại thừa được chăng.

Vì nó sẽ giúp cho những ai muốn nghiên tầm giáo lý có một bức tranh tổng quan, nhờ đó việc nghiên tầm sẽ đỡ vất vả hơn để đạt được sự dung hội, mà không bị ngôn từ làm cho chướng ngại.

Kính, Ba Tuần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tiên đề tiếp theo:

11. Cái gì vô thường thì không phải là Tôi.

12. Tên gọi và cái được gọi tên đều vô thường.
 

caiten

Registered
Phật tử
Reputation: 3%
Tham gia
23/8/16
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Trước tiên phải hỏi bạn, Bạn có khái niệm như thế nào về "Phật giáo".

Bạn có đồng ý với khái niệm của Ba Tuần về Phật giáo nghĩa là lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni hay không?
Vì không biết bạn quan niệm thế nào là Phật giáo, để rồi cho rằng:

"Phật giáo không mô tả, giải thích hay tiên đoán thế giới "

Mình nhớ không nhầm thì Phật có dạy: Như lý tác ý; tứ diệu đế ( 4 sự thật thực tế, đã được kinh nghiệm, Và đúc kết thành Lý thuyết, và được Phật nói gọi là Phật giáo) ;

Vậy cái gọi là "Lý" trong câu "Như lý tác ý" trên có phải là Phật giáo không?

Bạn có sự phân biệt và quan niệm gì về mối liên hệ giữa :

Lý thuyết- Kinh nghiệm- Thực tế và Thực tiễn ( hoạt động có ý thức, có mục đích của con người như: quan sát, thí nghiệm..)

Kính đạo hữu Ba Tuần,
Khi được hỏi Phật giáo là gì, caiten trả lời, Phật giáo là những hướng dẫn thực hành để chứng nghiệm 4 sự thật. Những hướng dẫn này do Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết, do vậy, đạo hữu có thể nói là những lời dạy của Phật Thích Ca, điều này là phù hợp.

Ba Tuần nói:
Bạn có thống nhất khái niệm Tiên đề là cái được cho là luôn đúng và không cần phải chứng minh, hay không?

Dù rằng, caiten đã nói ở trên, nhưng đạo hữu đã không chiêm nghiệm kỹ.

caiten nói:
Không phải những gì nêu ra không cần chứng minh thì được gọi là tiên đề, chỉ những tính chất, những quy luật ràng buộc các khái niệm mới gọi là tiên đề.

Ở đây, caiten sẽ cho ví dụ.
Trong hình học có khái niệm (ngầm hiểu) điểm, đường thẳng, mặt phẳng .
Tiên đề: Qua 2 điểm xác định duy nhất 1 đường thẳng. => quy luật, tính chất các khái niệm : Khẳng định qua 2 điểm, chỉ có 1 ( không có 2, không có 3) đường thẳng.

Hãy xem những gì đạo hữu đã nêu:
Ba Tuần nói:
1. Thay đổi, chịu sự biến hoại gọi là vô thường.
Chỉ là diễn giải khái niệm vô thường, tương tự như 1 người đang diễn giải điểm là gì, đường thẳng là gì (điều này vốn chẳng nhà hình học nào làm), không phải nêu quy luật hay tính chất gì.
2. Cái gì vô thường gọi là khổ.
Lại gọi tên một khái niệm này (khổ) bằng tên một khái niệm khác (vô thường).
3. Cái gì vô thường gọi là vô ngã.
Cũng lại như vậy.

Do vậy, caiten đã nói đạo hữu không hiểu đúng về tiên đề.

Những phần sau:
Ba Tuần nói:
5. Cái này xuất hiện vì cái khác xuất hiện.

6. Cái này xuất hiện thì cái khác xuất hiện.

7. Cái này biến mất vì cái khác biến mất.

8. Cái này biến mất thì cái khác biến mất.

mặc dù có format dạng quy luật, tính chất các khái niệm nhưng cũng không được coi là tiên đề vì Phật giáo không cần chúng ta thừa nhận những điều này, hay từ sự thừa nhận này để xây dựng các hệ quả, định lý ... nhằm mô tả thế giới nào cả.
caiten nói:
Mà đây là những điều sẽ thấy được khi thấy được khổ tập, và khổ diệt đạo.

Những gì cần nói, caiten đã nói:

caiten nói:
Dù cái hiểu của chúng ta về khái niệm có như thế nào thì khổ vẫn tồn tại. Hãy tinh tấn để thấy như thật khổ, khi ấy hỷ lạc sẽ không đến khi chúng ta chơi các trò chơi khái niệm. Khi ấy chúng ta sẽ càng tinh tấn để thấy được bốn sự thật - đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Phương pháp thực hành để thấy được bốn sự thật này, đó là đạo pháp. Nếu luận bàn, xin hãy luận bàn đạo pháp.

Do vậy, nếu hỷ lạc vẫn đến khi đạo hữu chơi trò chơi các khái niệm, đạo hữu vẫn thích thú với trò chơi khái niệm, caiten còn biết làm gì hơn!

Kính chúc quý đạo hữu an lạc!
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Hề hề, vậy là chịu cái khái niệm:

Cái gì vô thường gọi là Khổ; rồi phải không ?

Như Phật nói, dù cho là người Trí, cũng phải dùng thí dụ thì mới có thể hiểu được !

Bây giờ chắc phải thí dụ tiếp !

Vì dụ:

B: Tớ đói quá A ơi, làm sao để hết đói bây giờ ?

A: Có gạo trong thúng, có củi dưới bếp, hộp quẹt tớ để ở trên kệ...xuống nấu cơm, rồi ăn cơm là hết đói ấy mà !

B: Gạo là gì ? Củi là gì ? Bếp là gì ? Nấu cơm là gì ?....

A: ....


Khổ ví như đói bụng.

Nhóm lửa nấu cơm, rồi ăn cơm thì hết đói bụng du cho cách hết khổ.

Vo gạo, bỏ gạo nước vào nồi, đun sôi tới khi gần cạn thì đảo đều rồi nhỏ lửa. Sau đó tắt lửa, bắc nồi xuống đặt lên than nóng, rồi ngồi đợi thì sẽ có cơm ăn ; gọi là "kinh nghiệm biết"

Trong đây:

1. Vo gạo chính là ly dục, trì giới, nhàm chán đời sống thế tục.

2. Bỏ vào nồi, đun sôi là ngày ngày niệm: Nam mô A Di Đà Phật.

3. Gần cạn chính là ngủ thức dậy nghe tiếng niệm Phật, làm ngồi nghỉ nghe tiếng niệm Phật, thân rảnh rỗi đều nghe tiếng niệm Phật...sau đó niệm theo.

4. Niệm niệm là câu Nam mô A Di Đà Phật, dù cho muốn khởi niệm khác đều không thể được, gọi là bắc nồi xuống đặt lên than nóng !

Tới giai đoạn này thì có thể lấy "cơm" ra mà ăn được rồi, đảm bảo là không còn "khổ" nữa !

Nếu tiến thêm một bước nữa thì trời đất bao là, vô thường tức thường...Đợi tới khi nào làm được mức 4, sẽ nói cho nghe !

Nam mô A Di Đà Phật.

Ba Tuần thân mến!

Khi nhìn cái tên thớt 'Tiên đề Phật giáo !' là tôi đã thấy ngứa con mắt rồi, vì phật giáo làm gì có tiên đề :D Nhưng tôi bỏ qua để bàn đến những vấn đề quan trọng hơn. Qua những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn nên hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống trước khi tìm hiểu phật pháp.

Ví dụ:

1. Cái giẻ này dơ quá. -> 'dơ' là tính chất của cái giẻ, chứ 'dơ' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'cái giẻ'.

2. Anh A đang hát -> 'hát' là động thái của anh A, chứ 'hát' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'anh A'.

Do bạn hiểu sai như vậy nên suy diễn tiếp rằng 'dơ' và 'hát' có tính chất hay động thái nào đó, khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác :D

---------

"Không thấy" khác với "không có" !

Ví dụ:

Nằm trong nhà, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Mắt mù từ bé, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Nếu ra khỏi nhà, nếu khỏi bệnh mù thì thấy "bầu trời".

Vậy là "bầu trời" này xưa nay vẫn đây, chỉ vì "chướng" mà không thấy, nên cho rằng không có. Chứ chẳng phải là không có !

Phật cũng như bầu trời, chỉ vì chúng sanh chấp tướng, chấp ngôn, tạp niệm nên không thấy được Phật.

Còn tướng Thái tử Tất Đạt Đa, tướng sa môn Gotama chẳng phải là Phật, cũng chẳng không phải là Phật. Vì sao ?

Vì tướng ấy bản chất "vô thường", mà tướng vô thường là thật tướng của vạn Pháp. Dầu cho Phật ra đời hay không ra đời thì hễ có tướng thì đều vô thường cả.

Cho nên Phật tướng vô thường tức là thật tướng thường như thế ! Do vô thường bất sinh, bất diệt nên vô thường tức là thường trụ.

Nếu vô thường có diệt thì vạn vật chẳng thể sanh sanh diệt diệt tương tục, nhưng vì sanh sanh diệt diệt tương tục nên biết vô thường bất diệt, tức là thường trụ vậy !



Phần này xem như bạn nói thay cho nhiều phật tử lắm, âu cũng là do bị mất căn bản giống như bạn :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ba Tuần thân mến!

Khi nhìn cái tên thớt 'Tiên đề Phật giáo !' là tôi đã thấy ngứa con mắt rồi, vì phật giáo làm gì có tiên đề :D Nhưng tôi bỏ qua để bàn đến những vấn đề quan trọng hơn. Qua những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn nên hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống trước khi tìm hiểu phật pháp.

Ví dụ:

1. Cái giẻ này dơ quá. -> 'dơ' là tính chất của cái giẻ, chứ 'dơ' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'cái giẻ'.

2. Anh A đang hát -> 'hát' là động thái của anh A, chứ 'hát' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'anh A'.

Do bạn hiểu sai như vậy nên suy diễn tiếp rằng 'dơ' và 'hát' có tính chất hay động thái nào đó, khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác :D

---------

"Không thấy" khác với "không có" !

Ví dụ:

Nằm trong nhà, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Mắt mù từ bé, nhìn lên trên thì không thấy "bầu trời".

Nếu ra khỏi nhà, nếu khỏi bệnh mù thì thấy "bầu trời".

Vậy là "bầu trời" này xưa nay vẫn đây, chỉ vì "chướng" mà không thấy, nên cho rằng không có. Chứ chẳng phải là không có !

Phật cũng như bầu trời, chỉ vì chúng sanh chấp tướng, chấp ngôn, tạp niệm nên không thấy được Phật.

Còn tướng Thái tử Tất Đạt Đa, tướng sa môn Gotama chẳng phải là Phật, cũng chẳng không phải là Phật. Vì sao ?

Vì tướng ấy bản chất "vô thường", mà tướng vô thường là thật tướng của vạn Pháp. Dầu cho Phật ra đời hay không ra đời thì hễ có tướng thì đều vô thường cả.

Cho nên Phật tướng vô thường tức là thật tướng thường như thế ! Do vô thường bất sinh, bất diệt nên vô thường tức là thường trụ.

Nếu vô thường có diệt thì vạn vật chẳng thể sanh sanh diệt diệt tương tục, nhưng vì sanh sanh diệt diệt tương tục nên biết vô thường bất diệt, tức là thường trụ vậy !



Phần này xem như bạn nói thay cho nhiều phật tử lắm, âu cũng là do bị mất căn bản giống như bạn :D

Bạn Doccoden thân mến !

Bạn nói: "Khi nhìn cái tên thớt 'Tiên đề Phật giáo !' là tôi đã thấy ngứa con mắt rồi, vì phật giáo làm gì có tiên đề "

Khi lập thớt với tiêu đề này, mình biết là sẽ khiến cho một vài bạn phát "bệnh" ví như: ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa tai, ngứa chân, ngứa tay...

Sở dĩ đang yên đang lành mà lại bị "ngứa" là vì đủ duyên, bệnh tâm tự phát, do chủng tử sẵn có nơi tâm, chứ chẳng phải vô duyên bệnh sinh ! (Cái này bạn chắc rõ nhất mà, vì bạn rất có "căn bản" về Phật Pháp - như bạn tự nhận:

Phần này xem như bạn nói thay cho nhiều phật tử lắm, âu cũng là do bị mất căn bản giống như bạn
.)

Xưa nay, Phật giáo chẳng có lập một danh từ gọi là Tiên đề. Điều này đúng !

Và vì mình rất ư là tin tưởng vào sự "bao dung": Từ, Bi, Hỷ, Xả; của Phật giáo, cho nên đâu ngại tùy tiện tự ý xây dựng nên một khái niệm gọi là Tiên Đề.

Vì trước không, nay có; và bởi vì nó trùng lặp về tên gọi với thuật ngữ những bộ môn khoa học lý thuyết - với hàm nghĩa đa dạng khác nhau; cho nên mình đã định nghĩa nó như thế này:

TIÊN ĐỀ là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Và như bạn nói, nó chả quan trọng gì sất, cho nên bạn đã "bỏ qua để bàn đến những vấn đề quan trọng hơn". Đây chính là thể hiện tinh thần "bao dung" của Phật giáo với những cái "kỳ quặc" xuất hiện nơi thế gian vậy !

Và sau rất nhiều bài nói chuyện qua lại, từ việc bạn phê phán khái niệm mình lập ra, cho tới việc bạn hỏi về "kinh nghiệm biết" cùng phương pháp "diệt khổ"; mình vẫn trả lời hết sức thật tình, cầu thị và không có chút gì che dấu hay "cả vú lấp miệng em" hoặc như bạn nói "nhét chữ vào mồm" cả !

Nếu có chăng đi nữa, thì việc này đâu phải lỗi do mình ! Bởi chữ nó vốn không có chân mà chạy vào mồm, chỉ có thể do người tự ôm nó rồi "nhét vào mồm" mình mà thôi ! (Hề hề, cái này chắc bạn lại càng hiểu rõ hơn ai hết, vì bạn là người rất có "căn bản" - biết Phật dạy rằng: ai cho gì, mà không nhận, thì vật đó trở lại với chính chủ ! Đường có sình, mà dẫm lên, thì lỗi là tại đôi chân không tự chủ, chứ chẳng phải tại sình lầy " !)

Và tới bài này, thì bạn quyết định tổng kết quan điểm về mình như sau:

1. Là một Phật tử, giống như nhiều Phật tử khác, "do bị mất căn bản" nên không hiểu đúng "Phật giáo" ( cũng như mình nói bạn "hiểu rõ hết" và sau khi hiểu rõ thì không còn muốn nói gì nữa ! Hề Hề)

2. Mình không hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống (Y cứ lời này: "Qua những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn nên hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống").

Và bạn cho ví dụ luôn, vì sao bạn lại "khuyên" mình nên làm việc hiểu đúng những gì hiện hữu trước khi tìm hiểu Phật pháp:

doccoden nói:
1. Cái giẻ này dơ quá. -> 'dơ' là tính chất của cái giẻ, chứ 'dơ' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'cái giẻ'.

2. Anh A đang hát -> 'hát' là động thái của anh A, chứ 'hát' không phải là một sự vật hiện tượng như là 'anh A'.

Do bạn hiểu sai như vậy nên suy diễn tiếp rằng 'dơ' và 'hát' có tính chất hay động thái nào đó, khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác

1. "dơ" trong câu này, như bạn nói "không phải là một sư vật hiện tượng".

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng: "dơ" là một sự vật hiện tượng ?!

2. "hát" trong câu này chỉ là động thái của anh A, "hát" không phải là sự vật hiện tượng như anh A.

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng "hát" là một sự vật hiện tượng ?

Vậy thưa bạn doccoden thân mến, mình thiệt lòng tha thiết muốn biết; mình cho là như thế, ở chỗ nào vậy ?!!!


Tiếp tới câu này mới làm rõ ràng mọi sự, mọi việc; là tia chớp giữa màn đêm vô mình dày của sự chấp ngã, chấp tướng, chấp ngôn:

DO BẠN HIỂU SAI NÊN SUY DIỄN


"dơ" và "hát" có tính chất hay động thái nào đó !

Một lần nữa, bạn lại cho rằng mình có quan niệm: "dơ" và "hát" có tính chất hay động thái.

Và một lần nữa, mình lại tha thiết thỉnh cầu bằng cả tấm lòng chân thành, mình cho rằng như thế và có quan niệm như thế ở chỗ nào ?!!! Xin bạn hãy chỉ ra giúp !

Cuối cùng:

"khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác "

Vâng ! Từ sai thì chỉ có thể đến sai ! Đó là chân lý chắc thật !

Và dù cho đúng sai thế nào, thì người đọc những điều chúng ta bàn luận, chắc sẽ thu hoạch được nhiều điều lợi ích!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83


Bạn Doccoden thân mến !

Bạn nói: "Khi nhìn cái tên thớt 'Tiên đề Phật giáo !' là tôi đã thấy ngứa con mắt rồi, vì phật giáo làm gì có tiên đề "

Khi lập thớt với tiêu đề này, mình biết là sẽ khiến cho một vài bạn phát "bệnh" ví như: ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa tai, ngứa chân, ngứa tay...

Sở dĩ đang yên đang lành mà lại bị "ngứa" là vì đủ duyên, bệnh tâm tự phát, do chủng tử sẵn có nơi tâm, chứ chẳng phải vô duyên bệnh sinh ! (Cái này bạn chắc rõ nhất mà, vì bạn rất có "căn bản" về Phật Pháp - như bạn tự nhận !)



Xưa nay, Phật giáo chẳng có lập một danh từ gọi là Tiên đề. Điều này đúng !

Và vì mình rất ư là tin tưởng vào sự "bao dung": Từ, Bi, Hỷ, Xả; của Phật giáo, cho nên đâu ngại tùy tiện tự ý xây dựng nên một khái niệm gọi là Tiên Đề.

Vì trước không, nay có; và bởi vì nó trùng lặp về tên gọi với thuật ngữ những bộ môn khoa học lý thuyết - với hàm nghĩa đa dạng khác nhau; cho nên mình đã định nghĩa nó như thế này:

TIÊN ĐỀ là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Và như bạn nói, nó chả quan trọng gì sất, cho nên bạn đã "bỏ qua để bàn đến những vấn đề quan trọng hơn". Đây chính là thể hiện tinh thần "bao dung" của Phật giáo với những cái "kỳ quặc" xuất hiện nơi thế gian vậy !

Và sau rất nhiều bài nói chuyện qua lại, từ việc bạn phê phán khái niệm mình lập ra, cho tới việc bạn hỏi về "kinh nghiệm biết" cùng phương pháp "diệt khổ"; mình vẫn trả lời hết sức thật tình, cầu thị và không có chút gì che dấu hay "cả vú lấp miệng em" hoặc như bạn nói "nhét chữ vào mồm" cả !

Nếu có chăng đi nữa, thì việc này đâu phải lỗi do mình ! Bởi chữ nó vốn không có chân mà chạy vào mồm, chỉ có thể do người tự ôm nó rồi "nhét vào mồm" mình mà thôi ! (Hề hề, cái này chắc bạn lại càng hiểu rõ hơn ai hết, vì bạn là người rất có "căn bản" - biết Phật dạy rằng: ai cho gì, mà không nhận, thì vật đó trở lại với chính chủ ! Đường có sình, mà dẫm lên, thì lỗi là tại đôi chân không tự chủ, chứ chẳng phải tại sình lầy " !)

Và tới bài này, thì bạn quyết định tổng kết quan điểm về mình rằng:

1. Là một Phật tử, giống như nhiều Phật tử khác, "do bị mất căn bản" nên không hiểu đúng "Phật giáo"; cũng như mình nói bạn "hiểu rõ hết" và sau khi hiểu rõ thì không còn muốn nói gì nữa ! (Hề Hề)

2. Mình không hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống (Y cứ lời này: "Qua những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn nên hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống").

Và bạn cho ví dụ luôn, vì sao bạn lại "khuyên" mình nên làm việc hiểu đúng những gì hiện hữu trước khi tìm hiểu Phật pháp:



1. "dơ" trong câu này, như bạn nói "không phải là một sư vật hiện tượng".

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng: "dơ" là một sự vật hiện tượng ?!

2. "hát" trong câu này chỉ là động thái của anh A, "hát" không phải là sự vật hiện tượng như anh A.

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng "hát" là một sự vật hiện tượng ?

Vậy thưa bạn doccoden thân mến, mình thiệt lòng tha thiết muốn biết; mình cho là như thế, ở chỗ nào vậy ?!!!


Tiếp tới câu này mới làm rõ ràng mọi sự, mọi việc; là tia chớp giữa màn đêm vô mình dày của sự chấp ngã, chấp tướng, chấp ngôn:

DO BẠN HIỂU SAI NÊN SUY DIỄN


"dơ" và "hát" có tính chất hay động thái nào đó !

Một lần nữa, bạn lại cho rằng mình có quan niệm: "dơ" và "hát" có tính chất hay động thái.

Và một lần nữa, mình lại tha thiết thỉnh cầu bằng cả tấm lòng chân thành, mình cho rằng như thế và có quan niệm như thế ở chỗ nào ?!!! Xin bạn hãy chỉ ra giúp !

Cuối cùng:

"khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác "

Vâng ! Từ sai thì chỉ có thể đến sai ! Đó là chân lý chắc thật !

Và dù cho đúng sai thế nào, thì người đọc những điều chúng ta bàn luận, chắc sẽ thu hoạch được nhiều lợi ích !


haaaaaaaaaaa,
Con ma kia ngươi già mồm thật, ngươi với cái lão già trừng hải cứ tự sường với nhau. Phật pháp đâu có như lời các ngươi nói trên chót lưỡi đầu môi như vậy được. Ai phản bác những tư tưởng quái gỡ của ngươi ngươi đều nói người dó là ngã chấp sâu dày. Nhưng ngươi đâu có biết người ngoài nhìn vào thì thấy cái ngã của ngươi nó lớn chừng nào. Trích dẫn kinh là đừng phỉ báng thánh tăng, hành động thì trớt quớt không như lời nói. Ngày tuệ trung thường sỹ 1 vị tổ sư của thiền phái Trúc Lâm mà ngươi đòi tát tai, chê bai bồ tát Thích Thanh Từ, không nghe lời chỉ dạy thầy Thích Duy Lực, hòa thượng Hư Vân nhưng sau đó lại trich dẫn lời dạy của họ. Hạng người học Phật như ngươi chỉ học Phật trên hý luận văn tự, múa ba tấc lưỡi mà khua môi múa mép, làm con mọt sách phá hoại chánh pháp, tội của ngươi nếu không sám hối thì không biết trôi lan7 và đâu 3 đường ác đạo.
Người điên khuyên ngươi học Phật muốn trí tuệ khai mở là tu sửa cái tâm mình cho an lạc thanh tịnh, nơi đó mới đích thực là trí huệ của người học Phật đừng có đảo điên đi học Phật trên văn tự và dùng trí tuệ phàm phu của thế gian mà suy luận lung tung mà phát ngôn tầm bậy mà đọa vào 3 đường ác đạo. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top