Ba Tuần

Tiên đề Phật giáo !

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4. nói:
Muốn dùng lời nói của thế gian để nhập Tri Kiến Phật đâu có thể được !

Thế Tôn, nếu tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v... của thế gian đều là Như Lai Tạng, bản tánh vốn trong sạch, sao lại bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai, thành rồi hoại, hoại rồi thành, thành hoại chẳng ngừng?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Phú Lâu Na và hàng A La Hán lậu tận vô học trong Hội rằng:

- Hôm nay, Như Lai vì cả chúng trong Hội này hiển bày tánh chơn thắng nghĩa trong thắng nghĩa, khiến hàng định tánh Thanh Văn và tất cả A La Hán chưa được Nhị Không (nhân ngã không và pháp ngã không), phát tâm hướng về thượng thừa, đều được chỗ tu hành chơn chánh, thiết thực chẳng xao động của cảnh giới tịch diệt nhất thừa, các ngươi hãy chú ý nghe.

Phú Lâu Na và đại chúng kính vâng pháp âm của Phật, yên lặng ngồi nghe.

Phật bảo:

- Phú Lâu Na, như lời ngươi nói, bản tánh trong sạch, sao lại bỗng sanh núi sông đất đai.

Ngươi chẳng thường nghe Như Lai dạy rằng: Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu hay sao?

Bạch Thế Tôn, vâng ạ, con thường nghe Phật khai thị nghĩa này.

Phật bảo:

- Ngươi nói giác minh, là do tánh minh được gọi là giác; hay là cái giác bất minh, gọi là minh giác?

Phú Lâu Na nói:

- Nếu cái bất minh này gọi là giác, thì chẳng có sở minh.

Phật bảo:

- Nếu chẳng có sở minh thì chẳng có minh giác, có sở chẳng phải là giác, không sở chẳng phải là minh, chẳng minh lại chẳng phải tánh trạm nhiên sáng tỏ của bản giác. Vì tánh giác ắt minh, vọng cho là minh giác, bổn giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

- Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, khác với cái dị này, do sự dị mà lập sự đồng, tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị. Nhiễu loạn như thế, đối đãi nhau sanh ra mỏi mệt, mỏi lâu thành trần, tự hỗn tạp lẫn nhau, do đó sanh ra trần lao phiền não, khởi dậy thành thế giới, tịch lặng thành hư không; hư không là đồng, thế giới là dị, do đồng dị lập ra chẳng đồng chẳng dị, ấy là pháp hữu vi.

Cái vốn chẳng đồng dị của bản giác, mới thật là pháp vô vi...

Lại nữa, Phú Lâu Na, cái minh hư vọng này chẳng phải gì khác, do giác minh thành lỗi lầm; sở minh đã vọng lập, thành lý minh có ngằn mé. Vì vậy, nên nghe chẳng ra ngoài tiếng, thấy chẳng vượt khỏi sắc, sáu thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đã vọng lập, do đó chia ra Kiến, Văn, Giác, Tri.

Cộng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà có hợp, ly, thành, hóa;

Do kiến chấp của sở minh nên sanh khởi sắc tướng, do năng minh của kiến chấp thì thành tư tưởng.

Ý kiến khác với mình thì thành ghét, tư tưởng đồng với mình thì thành yêu.

Gieo cái yêu thành hạt giống, thu nạp tư tưởng thành cái thai, giao cấu phát sanh, hấp dẫn cộng nghiệp, nên có
nhân duyên sanh ra bào thai.


Phú Lâu Na nói:

- Thế Tôn! Nếu Diệu Giác này vốn nhiệm mầu sáng tỏ, cùng với tâm Như Lai chẳng thêm, chẳng bớt, khi không bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai; nay Như Lai đã chứng Diệu Giác, làm sao núi sông đất đai và các tập khí hữu lậu còn được sanh trở lại?

Phật bảo Phú Lâu Na:

- Ví như người mê ở một xóm làng, nhận lầm phương Nam thành phương Bắc, vậy sự mê lầm này từ mê ra hay từ ngộ ra?

Phú Lâu Na đáp:

- Người mê như vậy chẳng từ mê ra, cũng chẳng từ ngộ ra? Tại sao? Mê vốn chẳng gốc, làm sao từ mê ra? Ngộ chẳng sanh mê, sao nói từ ngộ ra?

Phật nói:

- Người mê kia đang trong lúc mê, bỗng có người ngộ chỉ thị cho ngộ, Phú Lâu Na, ý ngươi thế nào? Người ấy dẫu mê, đối với xóm làng này, còn mê lại nữa chăng?

- Bạch Thế Tôn, không ạ!

- Phú Lâu Na, mười phương Như Lai cũng như vậy, sự mê này vốn chẳng có gốc, tánh rốt cuộc là không, xưa vốn chẳng mê, do vọng chấp nên tựa như có mê có giác, giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh mê.

- Cũng như người nhặm thấy hoa đốm trên không, nếu trừ được bệnh nhặm thì hoa đốm nơi không liền diệt. Bỗng có người ngu ở chỗ hư không mà hoa đốm đã diệt kia, mong đợi hoa đốm sanh nữa, ngươi xét người này là ngu hay trí?

Phú Lâu Na đáp:

- Hư không vốn chẳng có hoa đốm, vọng thấy có sanh diệt, thấy hoa đốm diệt đã là điên đảo rồi, lại còn muốn hoa đốm sanh nữa, thì thật là điên dại, làm sao còn gọi người điên như vậy là ngu hay trí!

Phật bảo:

- Theo như ngươi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu Giác của chư Phật lại sanh núi sông đất đai nữa! Cũng như quặng vàng, đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở thành quặng nữa; như cây đã đốt thành tro, thì chẳng trở lại thành cây nữa. Bồ Đề Niết Bàn của chư Phật cũng như vậy.

Phú Lâu Na, ngươi cho tướng Sắc, Không đoạt mất lẫn nhau nơi Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng tùy theo sắc không cùng khắp pháp giới, nên ở trong đó, gió thổi thì động, hư không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối, chúng sanh mê muội, trái giác tánh, hợp cảnh trần, phát khởi trần lao, nên có tướng thế gian.

- Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất một diệu tâm sáng tỏ, tròn đầy chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên hiện ra tánh Chơn Như sáng tỏ của diệu tâm.

- Cái diệu tâm sáng tỏ này, phi tâm, phi không, phi địa, thủy, hỏa, phong; phi nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới; phi minh, phi vô minh, phi minh vô minh tận, như thế cho đến phi lão phi tử, phi lão tử tận; phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí, phi đắc, phi bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; phi đến bờ bên kia, cho đến phi Như Lai, phi Ứng Cúng, phi chánh Biến Tri; phi Đại Niết Bàn, phi thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức, (tứ đức của Niết Bàn), cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều phi cả.

- Cái diệu tâm sáng tỏ này tức tâm, tức không, tức địa, thủy, hỏa, phong; tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; tức nhãn thức giới, cho đến tức ý thức giới; tức minh, tức vô minh, tức minh vô minh tận; cho đến tức lão, tức tử, tức lão tữ tận, tức khổ, tập, diệt, đạo; tức trí, tức đắc; tức bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; tức đến bờ bên kia, cho đến tức Như Lai, tức Ứng Cúng, tức Chánh Biến Tri; tức Đại Niết Bàn, tức thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức; cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều tức như thế cả.

- Cái diệu tâm sáng tỏ này lìa Tức lìa Phi, cũng Tức cũng Phi Tức, tại sao chúng sanh tam giới của thế gian và các hàng Thanh Văn, Duyên Giác của xuất thế gian muốn dùng cái tâm sở tri để suy lường Vô Thượng Bồ Đề của Như Lai; muốn dùng lời nói của thế gian để nhập Tri Kiến Phật, đâu có thể được!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Phật ngôn: Nhữ xưng giác minh, vi phục tính minh, xưng danh vi giác? Vi giác bất minh, xưng vi minh giác?

Phật bảo: Ngươi nói giác minh, là do tánh minh được gọi là giác; hay là cái giác bất minh, gọi là minh giác?


Ngươi nói Trí Huệ sáng suốt, vậy do tánh sáng suốt được gọi là Trí Huệ hay là do Trí Huệ biết được cái không sáng suốt mà gọi là sáng suốt ?

Phú Lâu Na ngôn: Nhược thử bất minh, danh vi giác giả, tắc vô sở minh .

Phú Lâu Na nói: Nếu cái bất minh này gọi là giác, thì chẳng có sở minh.

Nếu do tánh sáng suốt mà được gọi là Trí Huệ, thì chẳng có cái bị biết.

Phật ngôn: Nhược vô sở minh, tắc vô minh giác; hữu sở phi giác, vô sở phi minh.

Phật bảo: Nếu chẳng có sở minh thì chẳng có minh giác, có sở chẳng phải là giác, không sở chẳng phải là minh

Nếu chẳng có cái bị biết thì cũng chẳng có cái tánh sáng suốt.

Có cái bị biết chẳng phải là Trí Huệ, chẳng có cái bị biết cũng chẳng phải là sáng suốt.

Vô minh hựu phi giác trạm minh tính, tính giác tất minh.

Chẳng minh lại chẳng phải tánh trạm nhiên sáng tỏ của bản giác, vì tánh giác ắt minh.

Chẳng sáng suốt thì chẳng phải tánh vốn sẵn có của Trí Huệ. Vì tánh của Trí Huệ tất sáng suốt.

Giác phi sở minh, nhân minh lập sở.

Bổn giác chẳng phải sở minh, do chấp sự minh nên lập sở minh.

Trí Huệ chẳng có cái bị biết, do sáng suốt mà tạo lập cái bị biết. [ giống như nhìn vào hư không trống rỗng, vốn chẳng có gì, nhìn lâu thì tự nhiên tạo lập ra cái bị biết vậy ]

Sở ký vọng lập, sinh nhữ vọng năng.

Sở minh đã vọng lập, thì sanh cái năng minh hư vọng của ngươi.

Cái bị biết đã sinh, thì cái biết được nó cũng sinh theo.

[Cái vô thường đã sinh, thì cái biết được vô thường cũng sinh theo ]

Vô đồng dị trung, sí nhiên thành dị, dị bỉ sở dị, nhân dị lập đồng.

Ở trong chẳng đồng dị, vọng chấp thành dị, khác với cái dị này, do sự dị mà lập sự đồng.

Ở nơi Trí Huệ sáng suốt vô phân biệt - chẳng nơi chỗ; chẳng biến động, xuất hiện cảnh tượng, cho là thật có, rồi sinh sự phân biệt.

Đồng dị phát minh, nhân thử phục lập vô đồng vô dị.

Tướng đồng dị đã sanh, từ đó lại lập ra cái chẳng đồng chẳng dị.

Cái này sinh rồi cái kia sinh, từ đó lại lập ra cái khác với hai cái này.

 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Chuyện dễ hiểu vậy mà bạn Ba Tuần không hiểu thì tôi cũng bó tay rồi :D


Ba Tuần đứng trên trục [Như Thị] để đưa ra quan niệm rằng:

"dơ" không tồn tại độc lập lìa "cái giẻ này dơ", nên có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ". Vì có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ" nên nói "dơ" là cái gì vô thường thì cũng đúng !



Tôi chẳng hiểu đứng trên trục [Như Thị] có nghĩa là gì nhưng biết rõ là nó sai. Bạn không nên ngụy biện rằng do tôi đứng ở góc độ khác nên nó đúng. Ví nếu vậy bạn phải giải thích là tại sao lại đúng, nhưng bạn không giải thích được!

Ví dụ nói: 'tôi đang bỏ chạy' thì bạn cho rằng 'chạy tức là tôi' thì nghe có lọt lỗ tai không? :D Rồi bạn ngụy biện rằng do 'đứng trên trục [Như Thị]' nên thấy vậy là đúng à? :D :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chuyện dễ hiểu vậy mà bạn Ba Tuần không hiểu thì tôi cũng bó tay rồi :D


Ba Tuần đứng trên trục [Như Thị] để đưa ra quan niệm rằng:

"dơ" không tồn tại độc lập lìa "cái giẻ này dơ", nên có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ". Vì có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ" nên nói "dơ" là cái gì vô thường thì cũng đúng !



Tôi chẳng hiểu đứng trên trục [Như Thị] có nghĩa là gì nhưng biết rõ là nó sai. Bạn không nên ngụy biện rằng do tôi đứng ở góc độ khác nên nó đúng. Ví nếu vậy bạn phải giải thích là tại sao lại đúng, nhưng bạn không giải thích được!

Ví dụ nói: 'tôi đang bỏ chạy' thì bạn cho rằng 'chạy tức là tôi' thì nghe có lọt lỗ tai không? :D Rồi bạn ngụy biện rằng do 'đứng trên trục [Như Thị]' nên thấy vậy là đúng à? :D :D

Hì hì...

Sao bạn không hiểu nó là gì, mà lại biết nó là sai ?!!

Trung Phong Pháp Ngữ. nói:
Khó nói cái thấy của người đã ngộ cho người chưa ngộ nghe, như người mù từ thuở sơ sanh nói cho họ nghe về ánh sáng mặt trời, họ tuy nghe nhưng chẳng thể biết. Người ngộ không còn đạp dấu của lúc chưa ngộ; như người ngủ thức dậy, bảo người ấy làm lại việc trong mộng, tuy người ấy nhớ mà chẳng tìm lại được. Người tham học phải lấy ngộ làm tiêu chuẩn,

vì thế cái ngộ này lại là một điều khó.

Doccoden nói:
Hí hí Bạn lấy ví dụ người bị câm nên diễn đạt sai rồi đố tôi đó là khái niệm gì thì chết rồi. Chắc lát nữa bạn lại lấy ví dụ một người bị mù bẩm sinh rồi hỏi khái niệm gì tiếp quá
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Hì hì...

Sao bạn không hiểu nó là gì, mà lại biết nó là sai ?!!


Những gì tôi nói thì sai chỗ nào? Còn khi tôi nói bạn sai thì bạn lại cho rằng do đứng ở góc độ khác. Vậy là ngụy biện rồi :D Ví dụ như nói 'anh A nhìn thấy con bò' thì tôi nói 'vậy anh A tức là con bò' nghe có được không? Hễ ai nói tôi sai thì tôi cho rằng 'do tôi đứng trên trục [Như Thị]' blah blah...:D :D

Bạn lại dùng ví dụ kiểu này:

như người mù từ thuở sơ sanh nói cho họ nghe về ánh sáng mặt trời, họ tuy nghe nhưng chẳng thể biết.

-> để ngụy biện cho những gì người khác nghi ngờ là không được rồi. Đây là cách mà mấy loại tà ma ngoại đạo hay dùng để dụ dỗ người ta tin theo. Họ vẽ ra một thứ gì đó không có thật, hễ ai không tin thì họ sẽ nói ý như bạn nói câu trên đó :D :D

Tóm lại: chỉ nói những gì có thể chứng minh được thì mới là chân lý. Hễ sai thì không nên tìm cách ngụy biện. Cũng đừng tin những gì người khác nói những điều tưởng tượng không có thật rồi dụ dỗ rằng nó như ánh sáng mặt trời còn con người như người mù bẩm sinh nên không thấy...blah blah :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Những gì tôi nói thì sai chỗ nào? Còn khi tôi nói bạn sai thì bạn lại cho rằng do đứng ở góc độ khác. Vậy là ngụy biện rồi :D Ví dụ như nói 'anh A nhìn thấy con bò' thì tôi nói 'vậy anh A tức là con bò' nghe có được không? Hễ ai nói tôi sai thì tôi cho rằng 'do tôi đứng trên trục [Như Thị]' blah blah...:D :D

Bạn lại dùng ví dụ kiểu này:

như người mù từ thuở sơ sanh nói cho họ nghe về ánh sáng mặt trời, họ tuy nghe nhưng chẳng thể biết.

-> để ngụy biện cho những gì người khác nghi ngờ là không được rồi. Đây là cách mà mấy loại tà ma ngoại đạo hay dùng để dụ dỗ người ta tin theo. Họ vẽ ra một thứ gì đó không có thật, hễ ai không tin thì họ sẽ nói ý như bạn nói câu trên đó :D :D

Tóm lại: chỉ nói những gì có thể chứng minh được thì mới là chân lý. Hễ sai thì không nên tìm cách ngụy biện. Cũng đừng tin những gì người khác nói những điều tưởng tượng không có thật rồi dụ dỗ rằng nó như ánh sáng mặt trời còn con người như người mù bẩm sinh nên không thấy...blah blah :D

Hề hề,

Tại cái mình nói là siêu việt lý luận mà bạn !

Ba Tuần nói:
Tiên đề là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh. ( và có thể chứng nghiệm !)

Vẽ ra như thế là đã dùng hết công lực để mà cố diễn nói cái chỗ Bất khả tư nghì, "xuất ly tư duy", "ngộ nhập chánh trí" rồi vậy.

Mình không nói bạn sai, hề hề. Bạn đúng ! Bạn đúng !

Ba Tuần nói:
Cái giẻ ---------rớt xuống bùn----------- Cái giẻ này dơ ---------cho vào máy giặt-----------Cái giẻ này sạch.

Quá khứ ------------------------------------------Hiện tại ------------------------------------------------Tương Lai
(Hiện tại)----------------------------------------(Tương lai)-------------------------------------------(Tương Lai)
(Quá khứ)----------------------------------------(Quá khứ)-----------------------------------------------(Hiện Tại)

[Thời gian, Không gian]
[Vô thường, có nơi chỗ, hữu tướng, thật hữu (thật có)]


(Hiện Tại)------------------------------------------------(Hiện tại)------------------------------------------------(Hiện tại)

[ Như thị ]
[chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)]

Phật pháp vi diệu,
Bất khả tư nghì.
Chủng nhân đã gieo,
Vị lai gặt quả.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Hề hề,

Tại cái mình nói là siêu việt lý luận mà bạn !



Vẽ ra như thế là đã dùng hết công lực để mà cố diễn nói cái chỗ Bất khả tư nghì, "xuất ly tư duy", "ngộ nhập chánh trí" rồi vậy.

Mình không nói bạn sai, hề hề. Bạn đúng ! Bạn đúng !

Phật pháp vi diệu,
Bất khả tư nghì.
Chủng nhân đã gieo,
Vị lai gặt quả.


Muốn 'siêu việt lý luận' thì phải lý luận đúng trước đã, chứ đã lý luận sai mà cho đó là 'siêu việt lý luận' thì đâu có được :D

Thật ra 'siêu việt lý luận' có nghĩa là 'lý luận không với tới được'. Muốn hiểu điều đó thì phải lý luận cho đúng trước đã, qua chỗ đúng đó mới tìm hiểu xem để thấy tính chất tương đối trong sự đúng sai...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Muốn 'siêu việt lý luận' thì phải lý luận đúng trước đã, chứ đã lý luận sai mà cho đó là 'siêu việt lý luận' thì đâu có được :D

Thật ra 'siêu việt lý luận' có nghĩa là 'lý luận không với tới được'. Muốn hiểu điều đó thì phải lý luận cho đúng trước đã, qua chỗ đúng đó mới tìm hiểu xem để thấy tính chất tương đối trong sự đúng sai...

Hề hề,

Vậy thì phải hỏi bạn câu này, không có con mắt có nhìn thấy sự vật được không ?
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Cái giẻ ---------rớt xuống bùn----------- Cái giẻ này dơ ---------cho vào máy giặt-----------Cái giẻ này sạch.

Quá khứ ------------------------------------------Hiện tại ------------------------------------------------Tương Lai
(Hiện tại)----------------------------------------(Tương lai)-------------------------------------------(Tương Lai)
(Quá khứ)----------------------------------------(Quá khứ)-----------------------------------------------(Hiện Tại)

[Thời gian, Không gian]
[Vô thường, có nơi chỗ, hữu tướng, thật hữu (thật có)]

(Hiện Tại)------------------------------------------------(Hiện tại)------------------------------------------------(Hiện tại)

[ Như thị ]
[chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)]


Tôi chẳng hiểu ý bạn nói gì luôn. Bây giờ bỏ chuyên dơ sạch đi cho đơn giản nhé, chỉ nói tới một sự vật cụ thể là 'cái giẻ' mà thôi.

Nào, bây giờ bạn giải thích cho tôi hiểu xem:

Tại sao nói cái giẻ chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)?
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tôi chẳng hiểu ý bạn nói gì luôn. Bây giờ bỏ chuyên dơ sạch đi cho đơn giản nhé, chỉ nói tới một sự vật cụ thể là 'cái giẻ' mà thôi.

Nào, bây giờ bạn giải thích cho tôi hiểu xem:

Tại sao nói cái giẻ chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)?

Hề hề,

À sơ đồ này Thầy tớ bảo tớ vận hết công lưc mà vẽ ra, để cứu huệ mạng của Doccoden.

Và có dặn "thầm" là nếu Doccoden không hiểu thì thôi không sao, dành sức mà đi làm việc khác ! Hì hì.

Lý luận của tớ là sai ! Của bạn đúng !

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tất nhiên là không. Rồi sao nữa? :D

Ừ ừ...

" Thị lực mù - trạng thái kỳ lạ nhất của nhận thức. "

Một số người khiếm thị có được khả năng nhìn nhận sự vật không phải bằng mắt mà bằng một giác quan kỳ lạ nằm trong tiềm thức của tâm trí con người... (Vnexpress)

Link tại ĐÂY.

 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Hề hề,

À sơ đồ này Thầy tớ bảo tớ vận hết công lưc mà vẽ ra, để cứu huệ mạng của Doccoden.

Và có dặn "thầm" là nếu Doccoden không hiểu thì thôi không sao, dành sức mà đi làm việc khác ! Hì hì.

Lý luận của tớ là sai ! Của bạn đúng !


Hí hí :D Bạn làm tôi nhớ đến một câu chuyện cười. Ông thợ kính vẽ nguệch ngoạc một hình thù kỳ dị trên tấm bảng, ông khách bảo không thấy rõ nó là cái gì. Thế là tên thợ reo lên: 'à, vậy là anh cần phải mua một cái kính đeo mắt' :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hí hí :D Bạn làm tôi nhớ đến một câu chuyện cười. Ông thợ kính vẽ nguệch ngoạc một hình thù kỳ dị trên tấm bảng, ông khách bảo không thấy rõ nó là cái gì. Thế là tên thợ reo lên: 'à, vậy là anh cần phải mua một cái kính đeo mắt' :D

À, trong trường hợp này thì lại hơi khác một chút.

Phải đập tan nát cái "kính đeo mắt" đi !

Hề hề.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Ừ ừ...

" Thị lực mù - trạng thái kỳ lạ nhất của nhận thức. "

Một số người khiếm thị có được khả năng nhìn nhận sự vật không phải bằng mắt mà bằng một giác quan kỳ lạ nằm trong tiềm thức của tâm trí con người...

Link tại ĐÂY.


Trời ạ, mấy chuyện mê tín với thần bí thần thoại thì đầy dẫy trong thời buổi thế giới phẳng này. Chắc lát nữa bạn lại đem mấy trò lên đồng lên cốt ra đây để chứng minh cái này cái nọ... :D

Vậy là bạn tự vả mồm mình rồi nhé, vì trước đó bạn đã trích kinh phật để xác quyết rằng nhờ có mắt tiếp xúc với cảnh trần mới sinh ra thức đó :D :D

Thôi bạn cứ tiếp tục thuyết giảng giáo lý của mình đi, tôi biến đây. Chúc may mắn nhé :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Trời ạ, mấy chuyện mê tín với thần bí thần thoại thì đầy dẫy trong thời buổi thế giới phẳng này. Chắc lát nữa bạn lại đem mấy trò lên đồng lên cốt ra đây để chứng minh cái này cái nọ... :D

Vậy là bạn tự vả mồm mình rồi nhé, vì trước đó bạn đã trích kinh phật để xác quyết rằng nhờ có mắt tiếp xúc với cảnh trần mới sinh ra thức đó :D :D

Thôi bạn cứ tiếp tục thuyết giảng giáo lý của mình đi, tôi biến đây. Chúc may mắn nhé :D

Hề hề,

Thì toàn nhìn tiêu đề, xong rồi vận thần thông "biến" hóa, có đọc bài Kinh Phật tớ trích trong chủ đề này đâu, cũng như bài báo đó là hiện tượng mê tín hay khoa học thực nghiệm ?!

Chúc một kiếp nhân sinh vui vẻ !

Mộ Phần.


Tới cửa VÔ MINH liền quay đầu,
Than rằng cuộc đời lắm bể dâu.
Khổ kia đang chịu từng ngày một,
Mà còn suy nghĩ chuyện đâu đâu !



Thế gian vô thường,
Quốc độ nguy thúy,
Tứ đại Khổ, Không;
Ngũ ấm vô ngã.
Sinh, diệt, biến dị.
Hư ngụy vô chủ,
Tâm thị ác nguyên,
Hình vi tội tẩu.
NHƯ THỊ quán sát,
Tiệm ly sinh tử !​


Ba Tuần nói:
Cái giẻ ---------rớt xuống bùn----------- Cái giẻ này dơ ---------cho vào máy giặt-----------Cái giẻ này sạch.

Quá khứ------------------------------------------------Hiện tại------------------------------------------------Tương Lai
(Hiện tại)------------------------------------------------(Tương lai)------------------------------------------------(Tương Lai)
(Quá khứ)------------------------------------------------(Quá khứ)------------------------------------------------(Hiện Tại)

[Thời gian, Không gian]
[Vô thường, có nơi chỗ, hữu tướng, thật hữu (thật có)]


(Hiện Tại)------------------------------------------------(Hiện tại)------------------------------------------------(Hiện tại)

[ Như thị ]
[chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top