Ba Tuần

Tiên đề Phật giáo !

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113


haaaaaaaaaaa,
Con ma kia ngươi già mồm thật, ngươi với cái lão già trừng hải cứ tự sường với nhau. Phật pháp đâu có như lời các ngươi nói trên chót lưỡi đầu môi như vậy được. Ai phản bác những tư tưởng quái gỡ của ngươi ngươi đều nói người dó là ngã chấp sâu dày. Nhưng ngươi đâu có biết người ngoài nhìn vào thì thấy cái ngã của ngươi nó lớn chừng nào. Trích dẫn kinh là đừng phỉ báng thánh tăng, hành động thì trớt quớt không như lời nói. Ngày tuệ trung thường sỹ 1 vị tổ sư của thiền phái Trúc Lâm mà ngươi đòi tát tai, chê bai bồ tát Thích Thanh Từ, không nghe lời chỉ dạy thầy Thích Duy Lực, hòa thượng Hư Vân nhưng sau đó lại trich dẫn lời dạy của họ. Hạng người học Phật như ngươi chỉ học Phật trên hý luận văn tự, múa ba tấc lưỡi mà khua môi múa mép, làm con mọt sách phá hoại chánh pháp, tội của ngươi nếu không sám hối thì không biết trôi lan7 và đâu 3 đường ác đạo.
Người điên khuyên ngươi học Phật muốn trí tuệ khai mở là tu sửa cái tâm mình cho an lạc thanh tịnh, nơi đó mới đích thực là trí huệ của người học Phật đừng có đảo điên đi học Phật trên văn tự và dùng trí tuệ phàm phu của thế gian mà suy luận lung tung mà phát ngôn tầm bậy mà đọa vào 3 đường ác đạo. A di đà Phật!

Bạn nguoidien thân mến,

Mình vừa mới nói trong bài xong.

Thấy đường có sình thì đừng có dẫm lên.

Còn nếu như bảo rằng: Mặc kệ mi, ta là Bồ Cát, đang hành Bồ Tát hạnh; thì sình lấy không ngại gì với ta cả !

Nếu vậy thì phải hỏi lại, nếu đã thật chẳng dính dáng gì ?! Tại sao người ta kêu mình dính hoài, mà tự mình nói dừng 5 lần 7 lượt, không thể dừng nổi ?!

Hề hề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83


Bạn nguoidien thân mến,

Mình vừa mới nói trong bài xong.

Thấy đường có sình thì đừng có dẫm lên.

Còn nếu như bảo rằng: Mặc kệ mi, ta là Bồ Cát, đang hành Bồ Tát hạnh; thì sình lấy không ngại gì với ta cả !

Nếu vậy thì phải hỏi lại, nếu đã thật chẳng dính dáng gì ?! Tại sao người ta kêu mình dính hoài, mà tự mình nói dừng 5 lần 7 lượt, không thể dừng nổi ?!

Hề hề.

heeeeeeeee.
Người điên không hiểu ngươi đang nói gì chẳng ăn nhập với những gì người điên đang khuyên ngươi? A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113

Đạo hữu có thể viết một bài để cho thấy sự dung hội giữa các Tông phái luận về Đại thừa được chăng.

Vì nó sẽ giúp cho những ai muốn nghiên tầm giáo lý có một bức tranh tổng quan, nhờ đó việc nghiên tầm sẽ đỡ vất vả hơn để đạt được sự dung hội, mà không bị ngôn từ làm cho chướng ngại.

Kính, Ba Tuần.

Kính đạo hữu Ba Tuần

Việc viết bài về "sự dung hội" giữa các tông phái Đại thừa Phật Giáo e rằng đã quá sức trừng hải rồi. Đọc, có chánh tri kiến (biết) và chánh tư duy (hiểu) đúng Lời Đức Phật Dạy đã là khó; càng khó hơn khi diễn đạt chỗ đọc, biết và hiểu đó y Lời Đức Phật Dạy; và khó hơn thập phần khi diễn đạt được chỗ đọc, biết và hiểu cho "đại chúng" mà không bị ngôn từ làm chướng ngại.

Mến, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần

Việc viết bài về "sự dung hội" giữa các tông phái Đại thừa Phật Giáo e rằng đã quá sức trừng hải rồi. Đọc, có chánh tri kiến (biết) và chánh tư duy (hiểu) đúng Lời Đức Phật Dạy đã là khó; càng khó hơn khi diễn đạt chỗ đọc, biết và hiểu đó y Lời Đức Phật Dạy; và khó hơn thập phần khi diễn đạt được chỗ đọc, biết và hiểu cho "đại chúng" mà không bị ngôn từ làm chướng ngại.

Mến, trừng hải

Kính đạo hữu Trừng Hải,

Như Ngài Hư Vân thí dụ: "Tâm là nước, muôn pháp là sóng".

Hết thảy Tông phái Đại thừa, phải chăng muốn tìm cách "kết nối", "dung hội", làm sáng tỏ : "sóng", "nước"; và mối liên hệ "nước - sóng".

Nói về nước thì lập Pháp tánh tông (như Hoa Nghiêm, Thiên Thai...Tông)

Nói về mỗi liên hệ sóng - nước thì lập Duy thức Tông (hay Pháp tướng Tông)

Nói về sóng thì lập Nhất thiết hữu bộ (hay Thượng tọa bộ).

Chẳng hay hiểu như vậy có đúng chăng ?
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Bạn Doccoden thân mến !

Bạn nói: "Khi nhìn cái tên thớt 'Tiên đề Phật giáo !' là tôi đã thấy ngứa con mắt rồi, vì phật giáo làm gì có tiên đề "

Khi lập thớt với tiêu đề này, mình biết là sẽ khiến cho một vài bạn phát "bệnh" ví như: ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa tai, ngứa chân, ngứa tay...

Sở dĩ đang yên đang lành mà lại bị "ngứa" là vì đủ duyên, bệnh tâm tự phát, do chủng tử sẵn có nơi tâm, chứ chẳng phải vô duyên bệnh sinh ! (Cái này bạn chắc rõ nhất mà, vì bạn rất có "căn bản" về Phật Pháp - như bạn tự nhận:

.)

Xưa nay, Phật giáo chẳng có lập một danh từ gọi là Tiên đề. Điều này đúng !

Và vì mình rất ư là tin tưởng vào sự "bao dung": Từ, Bi, Hỷ, Xả; của Phật giáo, cho nên đâu ngại tùy tiện tự ý xây dựng nên một khái niệm gọi là Tiên Đề.

Vì trước không, nay có; và bởi vì nó trùng lặp về tên gọi với thuật ngữ những bộ môn khoa học lý thuyết - với hàm nghĩa đa dạng khác nhau; cho nên mình đã định nghĩa nó như thế này:

TIÊN ĐỀ là cái được coi là luôn đúng, không cần phải chứng minh.

Và như bạn nói, nó chả quan trọng gì sất, cho nên bạn đã "bỏ qua để bàn đến những vấn đề quan trọng hơn". Đây chính là thể hiện tinh thần "bao dung" của Phật giáo với những cái "kỳ quặc" xuất hiện nơi thế gian vậy !

Và sau rất nhiều bài nói chuyện qua lại, từ việc bạn phê phán khái niệm mình lập ra, cho tới việc bạn hỏi về "kinh nghiệm biết" cùng phương pháp "diệt khổ"; mình vẫn trả lời hết sức thật tình, cầu thị và không có chút gì che dấu hay "cả vú lấp miệng em" hoặc như bạn nói "nhét chữ vào mồm" cả !

Nếu có chăng đi nữa, thì việc này đâu phải lỗi do mình ! Bởi chữ nó vốn không có chân mà chạy vào mồm, chỉ có thể do người tự ôm nó rồi "nhét vào mồm" mình mà thôi ! (Hề hề, cái này chắc bạn lại càng hiểu rõ hơn ai hết, vì bạn là người rất có "căn bản" - biết Phật dạy rằng: ai cho gì, mà không nhận, thì vật đó trở lại với chính chủ ! Đường có sình, mà dẫm lên, thì lỗi là tại đôi chân không tự chủ, chứ chẳng phải tại sình lầy " !)

Và tới bài này, thì bạn quyết định tổng kết quan điểm về mình như sau:

1. Là một Phật tử, giống như nhiều Phật tử khác, "do bị mất căn bản" nên không hiểu đúng "Phật giáo" ( cũng như mình nói bạn "hiểu rõ hết" và sau khi hiểu rõ thì không còn muốn nói gì nữa ! Hề Hề)

2. Mình không hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống (Y cứ lời này: "Qua những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn nên hiểu đúng những gì hiện hữu trong cuộc sống").

Và bạn cho ví dụ luôn, vì sao bạn lại "khuyên" mình nên làm việc hiểu đúng những gì hiện hữu trước khi tìm hiểu Phật pháp:



1. "dơ" trong câu này, như bạn nói "không phải là một sư vật hiện tượng".

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng: "dơ" là một sự vật hiện tượng ?!

2. "hát" trong câu này chỉ là động thái của anh A, "hát" không phải là sự vật hiện tượng như anh A.

Và bạn cho rằng mình có quan niệm rằng "hát" là một sự vật hiện tượng ?

Vậy thưa bạn doccoden thân mến, mình thiệt lòng tha thiết muốn biết; mình cho là như thế, ở chỗ nào vậy ?!!!


Tiếp tới câu này mới làm rõ ràng mọi sự, mọi việc; là tia chớp giữa màn đêm vô mình dày của sự chấp ngã, chấp tướng, chấp ngôn:

DO BẠN HIỂU SAI NÊN SUY DIỄN


"dơ" và "hát" có tính chất hay động thái nào đó !

Một lần nữa, bạn lại cho rằng mình có quan niệm: "dơ" và "hát" có tính chất hay động thái.

Và một lần nữa, mình lại tha thiết thỉnh cầu bằng cả tấm lòng chân thành, mình cho rằng như thế và có quan niệm như thế ở chỗ nào ?!!! Xin bạn hãy chỉ ra giúp !

Cuối cùng:

"khởi nguồn từ cái sai này dẫn đến cái sai khác "

Vâng ! Từ sai thì chỉ có thể đến sai ! Đó là chân lý chắc thật !

Và dù cho đúng sai thế nào, thì người đọc những điều chúng ta bàn luận, chắc sẽ thu hoạch được nhiều điều lợi ích!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Thì ra bạn cũng còn chút gì đó để tôi có thể đàm đạo tiếp. Bạn biết tại sao tôi đưa ra 2 ví dụ đó và gán cho bạn là người hiểu sai như vậy không? Là vì 'khổ' hay 'vô thường' cũng giống như 'dơ' với 'hát', chúng đều là những tính chất và động thái của sự vật hiện tượng chứ không phải là sự vật hiện tượng.

Giờ bạn đã nhận thấy mình sai khi cho rằng 'khổ' hay 'vô thường' giống như một sự vật hiện tượng chưa? :D Nếu thấy rồi thì hãy nhìn lại những gì bạn viết đi.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thì ra bạn cũng còn chút gì đó để tôi có thể đàm đạo tiếp. Bạn biết tại sao tôi đưa ra 2 ví dụ đó và gán cho bạn là người hiểu sai như vậy không? Là vì 'khổ' hay 'vô thường' cũng giống như 'dơ' với 'hát', chúng đều là những tính chất và động thái của sự vật hiện tượng chứ không phải là sự vật hiện tượng.

Giờ bạn đã nhận thấy mình sai khi cho rằng 'khổ' hay 'vô thường' giống như một sự vật hiện tượng chưa? :D Nếu thấy rồi thì hãy nhìn lại những gì bạn viết đi.

Bạn doccoden thân mến, thật là vui khi bạn nhận ra rằng: "Thì ra bạn cũng còn chút gì đó để tôi có thể đàm đạo tiếp",

Chúng ta tiếp tục:

Bạn ví dụ: "Cái giẻ này dơ quá".

Nói tới "dơ" thì tất phải có "sạch" để làm tiêu chuẩn. Tức là nếu không có định nghĩa thế nào là "sạch", thì khái niệm "dơ", ý niệm "dơ" tuyệt nhiên chẳng có vậy.

Vd: Nay bạn thấy một cái giẻ mới mua, mới giặt có màu trắng, hương thơm dịu mát của nước xả vải. Bạn dùng mắt, mũi, tay cảm nhận tấm vải, khởi niệm lên rằng "Cái giẻ này sạch quá".

Rồi khi lỡ tay làm rớt cái giẻ màu trắng này xuống đất bùn, nó đổi thành màu nâu.

Bạn bèn so sánh tướng cái giẻ màu nâu hiện tại mới rớt xuống bùn, với hình ảnh cái "giẻ màu trắng" còn lưu giữ trong tâm bạn vừa ngắm xong, hiện tại thì cái giẻ màu trắng không còn tồn tại dưới hình thức cái giẻ màu trắng nữa, nó đã thay đổi.

Sau khi so sánh một cái hiện tồn, với một cái gọi là tướng tưởng (tức do tư tưởng lưu giữ hình tướng) - hay như so vật cầm tay với hình ảnh vật lúc trước cũng thế - bèn khởi niệm lên rằng: "Cái giẻ này dơ quá".

Vậy thì ở đây "dơ" không thể tách rời cái tướng giẻ nhuốm màu nâu đất được.

"Dơ" không thể độc lập tồn tại như là tính chất tách khỏi sự vật được. "Dơ" tuyệt nhiên không phải cái không có tướng.

"Dơ" chính là cái giẻ màu nâu đất mà thôi !

Sở dĩ "dơ" về mặt ngôn ngữ bèn bị xếp loại tính từ, và trở thành một trong những tính chất của giẻ, là vì con người, đã tách biệt nó ra khỏi sự vật hiện tồn; nhờ năng lực tưởng tượng, ghi nhớ sẵn có của tâm thức, nên mới có thể làm được như vậy ! Đây là sản phẩm của tư duy trừu tượng.

Trên thực tế, "dơ" không phải là tính chất thuần tùy siêu hình, "dơ" là cái giẻ hữu hình mang màu sắc nâu đất.

Nếu nói rằng "dơ" này không phải là sự vật, tức "dơ" này phi vật, do đó phi vô thường, thì xin hỏi bạn, cái từ "dơ" này biểu đạt cái nghĩa - tức hiện tượng gì vậy ? Hiện tượng nào mà con người quan sát thấy, để từ đó hình thành khái niệm "dơ" này ?



Quá khứ đã qua,
Hiện tại chẳng trụ,
Tương lai chưa đến.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Bạn doccoden thân mến, thật là vui khi bạn nhận ra rằng: "Thì ra bạn cũng còn chút gì đó để tôi có thể đàm đạo tiếp",

Chúng ta tiếp tục:

Bạn ví dụ: "Cái giẻ này dơ quá".

Nói tới "dơ" thì tất phải có "sạch" để làm tiêu chuẩn. Tức là nếu không có định nghĩa thế nào là "sạch", thì khái niệm "dơ", ý niệm "dơ" tuyệt nhiên chẳng có vậy.

Vd: Nay bạn thấy một cái giẻ mới mua, mới giặt có màu trắng, hương thơm dịu mát của nước xả vải. Bạn dùng mắt, mũi, tay cảm nhận tấm vải, khởi niệm lên rằng "Cái giẻ này sạch quá".

Rồi khi lỡ tay làm rớt cái giẻ màu trắng này xuống đất bùn, nó đổi thành màu nâu.

Bạn bèn so sánh tướng cái giẻ màu nâu hiện tại mới rớt xuống bùn, với hình ảnh cái "giẻ màu trắng" còn lưu giữ trong tâm bạn vừa ngắm xong, hiện tại thì cái giẻ màu trắng không còn tồn tại dưới hình thức cái giẻ màu trắng nữa, nó đã thay đổi.

Sau khi so sánh một cái hiện tồn, với một cái gọi là tướng tưởng (tức do tư tưởng lưu giữ hình tướng) - hay như so vật cầm tay với hình ảnh vật lúc trước cũng thế - bèn khởi niệm lên rằng: "Cái giẻ này dơ quá".

Vậy thì ở đây "dơ" không thể tách rời cái tướng giẻ nhuốm màu nâu đất được.

"Dơ" không thể độc lập tồn tại như là tính chất tách khỏi sự vật được. "Dơ" tuyệt nhiên không phải cái không có tướng.

"Dơ" chính là cái giẻ màu nâu đất mà thôi !

Sở dĩ "dơ" về mặt ngôn ngữ bèn bị xếp loại tính từ, và trở thành một trong những tính chất của giẻ, là vì con người, đã tách biệt nó ra khỏi sự vật hiện tồn; nhờ năng lực tưởng tượng, ghi nhớ sẵn có của tâm thức, nên mới có thể làm được như vậy ! Đây là sản phẩm của tư duy trừu tượng.

Trên thực tế, "dơ" không phải là tính chất thuần tùy siêu hình, "dơ" là cái giẻ hữu hình mang màu sắc nâu đất.

Nếu nói rằng "dơ" này không phải là sự vật, tức "dơ" này phi vật, do đó phi vô thường, thì xin hỏi bạn, cái từ "dơ" này biểu đạt cái nghĩa - tức hiện tượng gì vậy ? Hiện tượng nào mà con người quan sát thấy, để từ đó hình thành khái niệm "dơ" này ?






Đỏ: hay lắm, nếu bạn chánh tư duy thật sâu sắc ngay chỗ này thôi thì sẽ sớm đến nơi cần đến :D

Xanh: câu đầu đúng, câu tiếp thì sai.

+ "Dơ" không thể độc lập tồn tại như là tính chất tách khỏi sự vật được.
Nói cho đúng phải là:
_ "Dơ" không thể độc lập tồn tại vì nó là tính chất của sự vật nên không thể tách khỏi sự vật được.

Từ cái sai đó dẫn đến sai câu cuối:
+ "Dơ" chính là cái giẻ màu nâu đất mà thôi !
Mà lẽ ra phải nói là:
_ "Dơ" chỉ là tính chất của cái giẻ màu nâu đất mà thôi !

Tóm lại, 'dơ' không phải là sự vật mà chỉ là tính chất của sự vật. Hiện tượng nào? Là những gì liên quan đến vấn đề vệ sinh. Mà điều này đâu có quan trọng, vấn đề quan trọng là bạn phải hiểu ra 'dơ' chỉ là tính chất của sự vật chứ không phải sự vật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đỏ: hay lắm, nếu bạn chánh tư duy thật sâu sắc ngay chỗ này thôi thì sẽ sớm đến nơi cần đến :D

Xanh: câu đầu đúng, câu tiếp thì sai.

+ "Dơ" không thể độc lập tồn tại như là tính chất tách khỏi sự vật được.
Nói cho đúng phải là:
_ "Dơ" không thể độc lập tồn tại vì nó là tính chất của sự vật nên không thể tách khỏi sự vật được.

Từ cái sai đó dẫn đến sai câu cuối:
+ "Dơ" chính là cái giẻ màu nâu đất mà thôi !
Mà lẽ ra phải nói là:
_ "Dơ" chỉ là tính chất của cái giẻ màu nâu đất mà thôi !

Tóm lại, 'dơ' không phải là sự vật mà chỉ là tính chất của sự vật. Hiện tượng nào? Là những gì liên quan đến vấn đề vệ sinh. Mà điều này đâu có quan trọng, vấn đề quan trọng là bạn phải hiểu ra 'dơ' chỉ là tính chất của sự vật chứ không phải sự vật.

Bạn doccoden thân mến,

Mình sẽ tiếp tục dùng ví dụ cái giẻ và nhìn theo góc độ khác:

Cái giẻ màu trắng.

Rớt xuống đất bùn.

Không còn cái giẻ màu trắng.

Xuất hiện cái giẻ màu nâu.

-------------------------------------

"Cái giẻ này dơ" (hình tướng không rõ). [dơ chỉ là thay cho "màu" thôi ]

Đưa vào máy giặt.

"Cái giẻ này dơ" không còn.

Xuất hiện cái giẻ khác.

Khác này là cái gì ? Do đâu mà đặt tên là khác ? Do có sự so sánh về mặt hình tướng.

Nhưng thực tế có mấy cái giẻ ? 1.

Vậy lấy gì để so sánh, rồi lập nên khái niệm khác ? Bạn thử tư duy xem ?
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Bạn doccoden thân mến,

Mình sẽ tiếp tục dùng ví dụ cái giẻ và nhìn theo góc độ khác:

Cái giẻ màu trắng.

Rớt xuống đất bùn.

Không còn cái giẻ màu trắng.

Xuất hiện cái giẻ màu nâu.

-------------------------------------

"Cái giẻ này dơ" (hình tướng không rõ). [dơ chỉ là thay cho "màu" thôi ]

Đưa vào máy giặt.

"Cái giẻ này dơ" không còn.

Xuất hiện cái giẻ khác.

Khác này là cái gì ? Do đâu mà đặt tên là khác ? Do có sự so sánh về mặt hình tướng.

Nhưng thực tế có mấy cái giẻ ? 1.

Vậy lấy gì để so sánh, rồi lập nên khái niệm khác ? Bạn thử tư duy xem ?

Đỏ: bạn nói vậy dễ hiểu sai ý lắm.

Phải nói là: Cái giẻ đó trước 'dơ' nay 'sạch'. Tức là sự vật thay đổi tính chất chứ không phải sự vật cũ mất đi thay thế một sự vật khác.

Còn nói so sánh thì ngay từ đầu bạn đã nói, đó là do có khái niệm 'sạch' và 'dơ' trong đầu. Nói đến khái niệm thì dù là sự vật hay tính chất của sự vật đều quy thành khái niệm. Có lẽ do thấy cái gì cũng có khái niệm nên bạn đánh đồng sự vật và tính chất là như nhau chăng? :D
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Nói đến khái niệm thì dù là sự vật hay tính chất của sự vật đều quy thành khái niệm. Có lẽ do thấy cái gì cũng có khái niệm nên bạn đánh đồng sự vật và tính chất là như nhau chăng? :D

:D

Vô thường là thường

Câu này bạn nói thì sai, do cách hiểu sai của bạn mà ra. Nếu bạn hiểu đúng thì câu nói đó lại là...đúng :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đỏ: bạn nói vậy dễ hiểu sai ý lắm.

Phải nói là: Cái giẻ đó trước 'dơ' nay 'sạch'. Tức là sự vật thay đổi tính chất chứ không phải sự vật cũ mất đi thay thế một sự vật khác.

Còn nói so sánh thì ngay từ đầu bạn đã nói, đó là do có khái niệm 'sạch' và 'dơ' trong đầu. Nói đến khái niệm thì dù là sự vật hay tính chất của sự vật đều quy thành khái niệm. Có lẽ do thấy cái gì cũng có khái niệm nên bạn đánh đồng sự vật và tính chất là như nhau chăng? :D

"Tính chất", "sự vật" ở đây chỉ là những ký tự.

Ví dụ:

Có một tờ giấy trắng và một cây bút chì:

Bạn dùng bút trì vẽ vào tờ giấy trắng một hình tròn.

Hình tròn ấy là sự vật thật có, con mắt thấy biết.

Nhưng vì bạn bị câm từ bé, không thể phát ra âm thanh nào có nghĩa để người ta hiểu được.

Bạn bèn kéo tớ lại gần, và chỉ vào hình tròn rồi ú ớ: A A A.

Vậy là tớ hiểu rằng âm thanh: A A A chính là âm thanh đại biểu cho hình tròn. Từ nay mà bạn ú ớ: A A A là nghĩa là đang nghĩ tới hình tròn.

Sau đó bạn dùng bút chì, gạch qua gạch lại mấy đường trong hình tròn, bạn lai ú ớ: A A A (vì chẳng thể phát ra được âm thành nào khác cả !), tớ lại hiểu rằng A A A là đại biểu cho hình tròn và những đường nguệch ngoạc.

Bây giờ bạn nhìn về phía tớ mà kêu lên A A A,

Vậy thì tớ phải hiểu A A A là cái gì trong thực tế ?


 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


"Tính chất", "sự vật" ở đây chỉ là những ký tự.

Ví dụ:

Có một tờ giấy trắng và một cây bút chì:

Bạn dùng bút trì vẽ vào tờ giấy trắng một hình tròn.

Hình tròn ấy là sự vật thật có, con mắt thấy biết.

Nhưng vì bạn bị câm từ bé, không thể phát ra âm thanh nào có nghĩa để người ta hiểu được.

Bạn bèn kéo tớ lại gần, và chỉ vào hình tròn rồi ú ớ: A A A.

Vậy là tớ hiểu rằng âm thanh: A A A chính là âm thanh đại biểu cho hình tròn. Từ nay mà bạn ú ớ: A A A là nghĩa là đang nghĩ tới hình tròn.

Sau đó bạn dùng bút chì, gạch qua gạch lại mấy đường trong hình tròn, bạn lai ú ớ: A A A (vì chẳng thể phát ra được âm thành nào khác cả !), tớ lại hiểu rằng A A A là đại biểu cho hình tròn và những đường nguệch ngoạc.

Bây giờ bạn nhìn về phía tớ mà kêu lên A A A,

Vậy thì tớ phải hiểu A A A là cái gì trong thực tế ?



Có gì lạ đâu nhỉ. Như bạn nói câu đầu đó:

"Tính chất", "sự vật" ở đây chỉ là những ký tự.

"Tính chất", "sự vật" là khác nhau, bạn công nhận rồi, đúng không? Khi viết ra thì đều là ký tự cả. Nhưng đâu phải vì chúng đều là ký tự nên xem chúng là như nhau được. Ký tự chỉ là hình thức thôi. Hình thức giống nhau nhưng nội dung khác nhau.

Ví dụ: có 2 cái hộp y chang nhau, nhưng trong chúng đựng những đồ vật khác nhau. Do đó 2 cái hộp này khác nhau dù nhìn bề ngoài thì giống nhau.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Có gì lạ đâu nhỉ. Như bạn nói câu đầu đó:

"Tính chất", "sự vật" ở đây chỉ là những ký tự.

"Tính chất", "sự vật" là khác nhau, bạn công nhận rồi, đúng không? Khi viết ra thì đều là ký tự cả. Nhưng đâu phải vì chúng đều là ký tự nên xem chúng là như nhau được. Ký tự chỉ là hình thức thôi. Hình thức giống nhau nhưng nội dung khác nhau.

Ví dụ: có 2 cái hộp y chang nhau, nhưng trong chúng đựng những đồ vật khác nhau. Do đó 2 cái hộp này khác nhau dù nhìn bề ngoài thì giống nhau.

Có một tờ giấy thôi mà ! Lấy đâu ra hai ?!

Bạn trả lời ví dụ tớ xem, A A A mà người câm ú ớ, là cái gì trong thực tế ?
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ban đã hiểu 'dơ' không thể tách rời khỏi sự vật chưa? :D

Nếu hiểu rồi thì 'khổ' hay 'vô thường' cũng y như vậy thôi.

Nói 'dơ' trống không thì vô nghĩa mà phải là cái gì dơ, chẳng hạn 'cái giẻ này dơ' thì mới có nghĩa.

=> Cũng vậy, nói 'khổ' trống không thì vô nghĩa mà phải là ai khổ, chẳng hạn 'tôi khổ' thì mới có nghĩa.

=> Cũng vậy, nói 'biến đổi' trống không....:D
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


Có một bức tranh thôi mà ! Lấy đâu ra hai ?!

Bạn trả lời ví dụ tớ xem, A A A mà người câm ú ớ, là cái gì trong thực tế ?


là âm thanh chứ là cái gì? :D

Chả hiểu ý bạn muốn nói gì nữa đây. Có gì thì bạn cứ nói thẳng ra, vì tính tôi không thích nói lòng vòng mất thì giờ :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
là âm thanh chứ là cái gì? :D

Chả hiểu ý bạn muốn nói gì nữa đây. Có gì thì bạn cứ nói thẳng ra, vì tính tôi không thích nói lòng vòng mất thì giờ :D

A A A là khái niệm.

Khái niệm này đại biểu cho cái gì trong thực tế ?

Đừng nói A A A là âm thanh. Vì nếu là âm thanh thuần túy, thì người câm chẳng chỉ tay vào hình mà ú ớ A A A.

 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63


A A A là khái niệm.

Khái niệm này đại biểu cho cái gì trong thực tế ?

Đừng nói A A A là âm thanh. Vì nếu là âm thanh thuần túy, thì người câm chẳng chỉ tay vào hình mà ú ớ A A A.



Hí hí :D Bạn lấy ví dụ người bị câm nên diễn đạt sai rồi đố tôi đó là khái niệm gì thì chết rồi. Chắc lát nữa bạn lại lấy ví dụ một người bị mù bẩm sinh rồi hỏi khái niệm gì tiếp quá :D :D :D
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Reputation: 85%
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
hic ... hai ông chơi chữ ơi,có mỗi cái giẻ thôi mà hai ông làm nhức cả đầu.

túm lại :

--cái giẻ : là sự vật

--dơ : hiện tượng của sự vật

cái giẻ mới mua thì sạch,cái giẻ xài rồi thì dơ ... giặt đi lại sạch,lau nhà liền dơ

Vậy : kết luận là gì ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,335
Điểm tương tác
961
Điểm
113


Kính đạo hữu Trừng Hải,

Như Ngài Hư Vân thí dụ: "Tâm là nước, muôn pháp là sóng".

Hết thảy Tông phái Đại thừa, phải chăng muốn tìm cách "kết nối", "dung hội", làm sáng tỏ : "sóng", "nước"; và mối liên hệ "nước - sóng".

Nói về nước thì lập Pháp tánh tông (như Hoa Nghiêm, Thiên Thai...Tông)

Nói về mỗi liên hệ sóng - nước thì lập Duy thức Tông (hay Pháp tướng Tông)

Nói về sóng thì lập Nhất thiết hữu bộ (hay Thượng tọa bộ).

Chẳng hay hiểu như vậy có đúng chăng ?

Chào đạo hữu Ba Tuần

Thí dụ Sóng-Nước vốn được đề cập bởi Hoa Nghiêm tôn nhằm để chỉ giáo pháp Vạn Pháp Nhất Như, tuy vạn pháp thiên sai vạn biệt dụ cho sóng nhưng đều đồng một thể tánh Như Như dụ cho nước.
Nhưng với Thiền tông như lời ngài Hư Vân thì vì lấy Vô tướng làm bổn thể nên lấy thí dụ Tâm là Nước (vốn không Sóng) do bởi gió là trần cảnh mà sanh sóng nhằm chỉ công phu điều ngự tâm lọc bỏ cấu trần ô nhiễm y theo lời dạy của ngài Huệ Năng khi vừa bước lên đàn tràng trùng tuyên Kinh Phật Dạy "Ai muốn học đốn giáo thì phải tự khiết bạch thâm tâm, phải tự nguyện tự thoát vòng mê tâm" trong PBĐK.

Mến, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tổng kết:

Quan điểm chung của Ba Tuần và Doccoden:

1. Vô thường là thay đổi, chịu sự biến hoại.
2. Khái niệm không thể tách rời hiện tượng trực quan (dùng giác quan nhận biết được).
3. “Vô thường”, “Khổ”, “Vô Ngã” khi chúng ta trao đổi trên Diễn Đàn chỉ là những Khái niệm, với hình thức là những ký tự (chữ cái).
4. Vì khi nói tới Khái niệm mà không có sự vật hiện tồn cùng thời điểm nói tới; thì Khái niệm ấy chỉ là cái “hộp” trống rỗng không có nội dung, tức từ vô nghĩa.

Quan điểm riêng:

Vd: Khi nói “Cái giẻ này dơ.”

+ “Cái giẻ này” là sự vật.
+ “Cái giẻ này dơ” là sự vật.

So sánh 2 cái giẻ mới phát sinh ra khái niệm “dơ”. Nếu không có 2 cái giẻ, thì người ta sẽ so sánh cái giẻ hiện tồn thực tại, với hình ảnh của nó còn lưu lại. [tướng vọng tưởng của cái giẻ (tiền trần)]

Cái giẻ ---------rớt xuống bùn----------- Cái giẻ này dơ ---------cho vào máy giặt-----------Cái giẻ này sạch.

Quá khứ ------------------------------------------Hiện tại ------------------------------------------------Tương Lai
(Hiện tại)----------------------------------------(Tương lai)-------------------------------------------(Tương Lai)
(Quá khứ)----------------------------------------(Quá khứ)-----------------------------------------------(Hiện Tại)

[Thời gian, Không gian]
[Vô thường, có nơi chỗ, hữu tướng, thật hữu (thật có)]


(Hiện Tại)------------------------------------------------(Hiện tại)------------------------------------------------(Hiện tại)

[ Như thị ]
[chẳng thường, chẳng vô thường, không có nơi chỗ, vô tướng, huyễn hữu (huyễn có)]


Doccoden đứng trên trục [Thời gian, Không gian] để đưa ra quan niệm rằng:

"dơ" không tồn tại độc lập lìa "cái giẻ này dơ", nhưng cũng không thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ". Vì không thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ" nên nói "dơ" là cái gì vô thường thì không đúng !

Ba Tuần đứng trên trục [Như Thị] để đưa ra quan niệm rằng:

"dơ" không tồn tại độc lập lìa "cái giẻ này dơ", nên có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ". Vì có thể nói "dơ" là "cái giẻ này dơ" nên nói "dơ" là cái gì vô thường thì cũng đúng !

Quá khứ đã qua,
Tương lai chưa tới.
Hiện tại chẳng trụ.​

Mâu thuẫn nội tại:


Trên nói "dơ" không tồn tại độc lập lìa "cái giẻ này dơ".

Như vậy thì không thể tách rời "dơ" ra khỏi "cái giẻ này dơ". Vì không thể tách rời nên không thể so sánh.

Đã không thể so sánh, thì đâu có thể nói : là hay không là được; cũng không thể biến nó thành "tính chất của cái giẻ" được, vì như thế là tách rời nó ra thành một thực tại độc lập.

Tức nói: "dơ" là "cái giẻ này dơ", "dơ" không là cái giẻ này dơ" hay "dơ" là "tính chất của cái giẻ" cũng đều không đúng ! (Vì chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, lìa thực tại !)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 6. nói:
Dùng nghe chấp lời Phật,
Đâu bằng nghe bản văn.

Nghe chẳng tự nhiên sinh,
Do "tiếng" có tên "nghe".
Xoay nghe thoát khỏi tiếng,
Đặt tên "nghe" cho ai ?...

Nhất căn trở về cội,
Lục căn thành giải thoát...

Trở lại xem thế gian,
Giống như việc trong mộng !


Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Phó Chúc. nói:
Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì ở nơi không lìa không.

1. Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp không thì sanh trưởng vô minh.

2. Kẻ chấp không hay phỉ báng Kinh Phật, cho là chẳng cần văn tự, đã nói chẳng cần văn tự thì con người cũng không nên có lời nói, cái lời nói tức là tướng văn tự. Lại nói Ðạo ngay thẳng chẳng lập văn tự, thật ra hai chữ chẳng lập cũng là văn tự vậy! Vừa nghe người thuyết pháp, liền phỉ báng cho là dính mắc văn tự, các ngươi phải biết, tự mê còn đỡ, lại phỉ báng Kinh Phật. Chớ nên phỉ báng Kinh, để tạo nhiều tội chướng.

3. Nếu chấp tướng bên ngoài mà vọng lập phương pháp để cầu chơn, hoặc rộng lập đạo tràng, nói các lỗi lầm của CÓ và KHÔNG, những người như vậy nhiều kiếp chẳng thể kiến tánh.

4. Các ngươi phải dạy người theo pháp tu hành, chớ nên trăm điều chẳng nghĩ, làm cho đạo tánh bị ngăn ngại. Nếu thuyết pháp dạy người, chớ nên nói tự tánh vốn chẳng cần tu chứng, nói như vậy e rằng kẻ mê chẳng hiểu, lại sanh tà kiến. Chỉ nên dạy người theo pháp tu hành, hành pháp thí mà chẳng trụ nơi pháp tướng.

5. Các ngươi nếu ngộ thì thuyết như vậy, dụng như vậy, hành như vậy, tác như vậy tức không đánh mất bản tông. Nếu có người đến hỏi nghĩa, hỏi có thì đáp không, hỏi không thì đáp có, hỏi thánh đáp phàm, hỏi phàm đáp thánh, nhị biên làm nhân với nhau, sanh nghĩa trung đạo.

6. Hỏi nào đáp nấy, tất cả các câu hỏi khác đều đáp như thế thì chẳng mất cái chánh lý vậy.

Như có người hỏi thế nào là tối? thì đáp sáng, hỏi thế nào là sáng? thì đáp tối. Vì sáng mất thì tối, tối mất thì sáng, dùng sáng để tỏ sự tối, dùng tối để tỏ sự sáng, trở đi trở lại làm nhân với nhau thành nghĩa trung đạo, tất cả câu hỏi đều phải như thế.

Về sau các ngươi truyền pháp, phải y theo đây mà dạy bảo, chớ đánh mất tông chỉ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top