VO-NHAT-BAT-NHI

Tìm hiểu về Pháp Thân Phật.

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,089
Điểm tương tác
1,031
Điểm
113
Bài 16.- Tổng kiến về Pháp Thân (Như Lai). phần 2

- Trong Kinh Ðại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh (2) đức Thế Tôn giảng cho Ngài Ca Diếp về mười danh hiệu của chư Phật : 1.- Như Lai. 2.- Ứng Cúng. 3.- Chánh Biến Tri. 4.- Minh Hạnh Túc. 5.- Thiện Thệ. 6.- Thế Gian Giải. 7.- Vô Thượng Sĩ. 8.- Ðiều Ngự Trượng Phu. 9.- Thiên Nhân Sư. 10.- Phật Thế Tôn.

- Trong đó ưu điểm nổi trội là Đức Hiệu NHƯ LAI.
K. Kim Cang rằng: Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa", có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ", cũng trong kinh nầy một đọan sau, đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai " có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai ".- Mà cũng có Nghĩa là Phật từ THỂ NHƯ mà đến, đến rồi lại về NHƯ (Tùng Như sở lai, diệc Như sở khứ).
* Như vậy thì rõ là:

Hệ luận 1: Phật từ CHÂN NHƯ mà thị hiện.- Phật là "TƯỚNG" . Chân Như là "THỂ".

-
Hoa Nghiêm. phẩm Như Lai hiện tướng:“Hiện tướng” là Phật thị hiện tướng. Phật vốn là vô tướng, vì muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, cho nên ở trong vô tướng mà hiện ra ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.Thị hiện 3 thân, 10 Thân.

“Phẩm” này thuộc về phẩm thứ hai trong Kinh Hoa Nghiêm, nói rõ đạo lý vì sao Như Lai hiện tướng, cho nên gọi là Phẩm Như Lai Hiện Tướng Thứ 2.
Thế nào là thân của chư Phật ? Tức là thân đầy khắp tất cả mọi nơi, tức cũng là tận hư không khắp pháp giới. Phật có ba thân và mười thân.

Ba thân là:
– Pháp thân
– Báo thân
– Ứng thân.

Mười thân là:
– Bồ đề thân
– Nguyện thân
– Hóa thân
– Trụ trì thân
– Tướng hảo trang nghiêm thân
– Thế lực thân
– Ý sinh thân
– Phước đức thân
– Pháp thân
– Trí thân.

k. Hoa Nghiêm.- Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ 1) Đại Bồ-tát Pháp Hỷ Huệ Quang Minh nói:
Pháp thân vốn vô sanh
Mà thị hiện xuất sanh
Pháp tánh như hư không
Chư Phật trụ trong đó
Không trụ cũng không đi
Mọi nơi đều thấy Phật
Vô thể vô sở trụ
Cũng không có chỗ sanh
Không tướng cũng không hình
"Chỗ hiện đều như bóng".

* Như vậy thì rõ là:

Hệ luận 2: Pháp Thân là "Hiện TƯỚNG" của Chân Như. . Chân Như là "THỂ".

-
Kinh. Kim Cang: UY NGHI TỊCH TĨNH

Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.

DỊCH:

BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH

Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.

Hàm ý là:

Mọi sự tới – lui, qua – lại, phải – trái… đều là tướng phàm phu, còn bị mắc kẹt trong vòng sắc tướng, chưa thể thoát ra ngoài vòng đối đãi của nhị nguyên được. Pháp còn trong vòng đối đãi là pháp chấp thế gian hay cũng gọi là pháp nhiễm. Pháp lìa tướng siêu xuất thế gian hay còn gọi là pháp tịnh. (Phật Thân là thế)

* Cũng k. Kim Cang dạy: “Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao, có thể dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai chăng?”. Tu Bồ Đề đáp: “Thưa Đức Thế Tôn không thể, chẳng thể nào dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn dạy rằng, thân ba mươi hai tướng quý ấy vốn chẳng phải ba mươi hai tướng quý thật, mà chỉ tạm gọi là thân ba mươi hai tướng quý”. (Pháp thân cũng vậy. Phật nói Thân lớn, chẳng phải là Thân lớn (Pháp Thân) mà gọi là Thân lớn vậy thôi) Và, Đức Phật kết luận: “Nếu ai dựa vào thân tướng để mong thấy Phật, nếu ai nương theo âm thanh để cầu thấy Phật, đó là những người mang ý nghĩ lầm lạc, chẳng bao giờ thấy được Như Lai” (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai).

* Cũng k. Kim Cang dạy: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

* Như vậy thì rõ là:

Hệ luận 3: Tất cả Thân.- dù là Như Lai Thân, Pháp Thân, ý Sanh Thân v.v... đều là TƯỚNG của THỂ NHƯ.

- Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Thế Tôn dạy Bồ tát Ðại Huệ về Như Lai Tạng : "... Ðại Huệ ! Có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết bàn, ly tự tánh, bất sanh, bất diệt những câu như thế đều nói Như Lai Tàng..."(hết trích)

Ý rằng:
Hiểu nghĩa rốt ráo Như Lai tạng là kho chứa Phật tính hay Chân như. Tạng có 3 nghĩa:

1.- Thu nhiếp lại: Chân như ở trong chúng sanh bao gồm hai mặt hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp thì sinh ra hết thảy các pháp nhiễm ô, không hòa hợp thì sanh ra hết thảy các pháp thanh tinh. Cả hai Nhiễm pháp và Tịnh pháp đều nằm trong Như lai tính tức Chân như, nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác, Chân như bao gồm mọi pháp, Như Lai tạng chứa tất cả các pháp.(Gồm cả Pháp Thân)
2.- Giấu kín che phủ: Khi Chân như ở trong phiền não, bị phiền não che lấp mất tính đức của Chơn như, nó không thể hiện ra được vì lẽ đó gọi là Như Lai tạng.

3.- Có khả năng nuôi dưỡng: Chân như ở trong phiền não, ngậm chứa thâu nhiếp hết thảy công đức quả vị của Như Lai, cho nên gọi là Như Lai tạng.

Như trên vừa trình bày, Như Lai tạng gồm cả tịnh và nhiễm pháp, vậy tu tập là gột trừ phiền não nhiễm ô để chỉ có những tịnh pháp, hiển lộ Chân như.

* Chúng ta thấy rằng Như Lai tạng chứa hết thảy các pháp, vạn hữu (Kể cả Pháp Thân) vốn là Chân như từ Như Lai tạng mà ra, nên vạn hữu duyên sanh mà có là Chân như duyên khởi hay Như Lai tạng duyên khởi vậy.

Hệ luận 4: Nhiễm- Tịnh . Chúng Sanh- Như Lai đều là HIỆN TƯỚNG của THỂ NHƯ. tuỳ theo công đức tu hành, chuyển hoá được bao nhiều mà có tên khác nhau.- Ão Hoá Sanh Thân tức Pháp Thân là ý này.

* 10 Thân Phật.k. H Nghiêm

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI TRONG KINH HOA NGHIÊM QUA HÌNH ẢNH THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ. Thích Nữ Tâm Thảo (luận văn nghiêng cứu K. Hoa Nghiêm).

(VQ Lượt trích & Bình giải.)
* Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu Đức Phật là tất cả, thông cả vũ trụ, lấy vũ trụ làm pháp giới. Báo thân Tỳ Lô Giá Na Phật ở thế giới Liên Hoa Tạng thuần tịnh giáo hóa hàng Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca là hóa thân ở thế giới Ta Bà tùy thuận chúng sanh, dùng vô số phương tiện giáo hóa. Phật tùy căn cơ chúng sanh hiện thân tuy một mà hai, tuy hai mà một không hơn kém khác nhau vậy.

“Tỳ Lô Giá Na” dịch Phổ Quang Minh Chiếu, tiêu biểu cho ánh sáng trí tuệ tuy không thấy nhưng phổ chiếu toàn diện và chi phối tất cả. Từ Tỳ Lô Giá Na tiêu biểu qua hình ảnh Phật với mười loại thân, khác với quan niệm thông thường cho rằng thượng đế tạo ra con người và vũ trụ. Quan niệm về Phật thân trong Kinh Hoa Nghiêm được Ngài Trí Giả Đại Sư ví như hoa sen trong hồ lớn, có cái còn nằm trong bùn, có cái vượt lên mặt nước, hoặc nở hoa, hoặc còn búp. Nói khác ngũ uẩn phát triển đạt đến đỉnh cao Tỳ Lô Giá Na chi phối muôn loài.

Mười loại thân Phật trong Kinh Hoa Nghiêm:
1. Chúng sanh thân: Tức là thân ngũ uẩn. Đức Phật cũng hiện hữu từ thân ngũ uẩn, mà tiếp đến quả vị toàn giác, vì Ngài không bị ngũ uẩn chi phối. Trong khi chúng sanh cũng mang thân ngũ uẩn nhưng bị nó ràng buộc triệt để, nên luôn gánh chịu những khổ đau sanh tử.

2. Quốc độ thân: Từ ngũ uẩn làm gốc, nảy sinh ra sự sống, hiện thân thứ hai là quốc độ thân chỉ cho sơn hà đại địa. Theo tinh thần Hoa Nghiêm, nhìn sông núi hùng vĩ, ngắm dòng suối chảy, nụ hoa mơn mởn, cá bơi chim liệng, hay thấy tượng Phật trang nghiêm, cảnh chùa thanh tịnh, khiến người phát tâm, đó là vô tình thuyết pháp, hay chính thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh quang, tạo thành lực hấp dẫn đưa người đến với Đạo Phật. Do đó dưới mắt hành giả, con ong cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai... không cái gì là không dễ thương và không phải là Phật.

3. Nghiệp thân: Phật trang nghiêm thân bằng 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

4. Thanh Văn thân: Từ trong chúng sanh thân, nhận ra đời sống không bền chắc, nên khởi thân đi tìm hằng hữu. Từ bỏ đời sống thế gian đi theo lộ trình Phật mang thân tu sĩ phải tỏ rõ đạo đức và lòng nhiệt thành cộng với bản chất thật.

5. Duyên Giác thân: Là tầng lớp tri thức, quán nhân duyên thấy được mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong xã hội, và theo lời Phật dạy, người nào thấy được nhân duyên thì thấy được pháp chân thật, đó là điều tiên quyết để tiến đến quả vị toàn giác.

6. Bồ Tát thân: Tổng hợp hai pháp tu của người và Duyên Giác, chúng ta có mẫu người thứ ba vừa có đạo đức vừa có tri thức, đi vào đời độ sanh đó là Bồ Tát.

7. Như Lai thân: Với thân Như Lai, không còn phải dấn thân vào đời để cứu độ như Bồ Tát, không phải ẩn tu như hàng Duyên Giác, cũng không cần sống trong tập thể để trao đổi sách tấn nhau như hàng Thanh Văn. Vì thân Như Lai “Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ”. Chính thân này tác động đến các loài chúng sanh, giáo hóa được tất cả mà không cần cử thân động tâm.

8. Trí thân: Trên bước đường tu, sử dụng thân của từng giai đoạn tu khác nhau, thành đạt vị trí Như Lai. Lúc ấy, như như bất động mà vẫn hóa độ được chúng sanh, nên hoạt động chính của Như Lai không phải bằng thân xác, vật chất, bằng ngôn ngữ bình thường, mà bằng trí tuệ siêu việt.

9. Pháp thân: Trí Như Lai chiếu đến đâu thì biến các pháp ấy thành pháp thân của Đức Phật, rộng hơn ý niệm pháp thân của Phật Giáo nguyên thủy chỉ hạn hẹp trong giáo pháp còn lưu lại.

10. Hư không thân: Thế giới thường tịch quang hay Tỳ Lô Giá Na thân.

Kinh Hoa Nghiêm kết hợp mười loại thân trên làm thành một Đức Phật toàn diện (không) và cũng là tổng thể của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống chín loại hình, từ hàng thánh giả cho đến người thường và cả loài hữu tình, vô tình trên thế gian này.

* Kinh Hoa Nghiêm diễn tả 53 tiến trình cầu đạo của Thiện Tài và 53 vị giáo thọ nhằm chỉ cho hàng ngũ Thiện Tri Thức dạy Bồ Tát đạo và Bồ Tát hạnh cho Đồng Tử. Trong đó hai mẫu người lý tưởng là Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ lãnh vai trò hóa đạo và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh nguyện giữ vai trò hành đạo. Qua đó Thiện Tài được tôi luyện thành con người hữu ích thật sự cho đạo pháp. Bồ đề tâm và tri thức là nhân tố chính dẫn Thiện Tài đến với Đạo.

Hơn thế nữa Kinh Hoa Nghiêm là chiếc chìa khóa vàng mở tung cánh cửa Đại Niết Bàn,..(và kết luận: "" Niết Bàn Không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới mà người ta có thể tìm đến. Niết Bàn chính là ở nơi đây”.).

Hệ Luận 5: 10 Thân Phật, biến hiện khác nhau.- Đó là do Nhân Duyên (sơ khế Chân Như) hay Liễu Duyên (hoàn toàn khế hợp Thể NHƯ).- Và cũng do Tri kiến của chúng sanh tương ưng Thân nào sẽ thấy được Thân ấy.

Kính các Bạn. VQ viết những tư duy này.- không phải để hơn thua. Mà mục đích để tự mình Trạch Pháp tìm ra Thực Tướng Như Lai, Thực Nghĩa Chánh Pháp.

Kính cúng dường lên Đại chúng để cùng tư duy, cùng trạch Pháp. Nếu các Bạn thấy sai kính xin vui lòng chỉ giáo.

Bài Viết này xin kết thúc ở đây.
ty_lz110.jpg


Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

(1) Không Biết Thì Không Cần Nổi Loạn ---> HỌC THẦY ... MỚI ĐƯỢC BẰNG THẦY [smile]

1. Đồng ý là đồng ý về câu hỏi nhắc lại của Thầy VQ, là Pháp Thân tự có. Kinh Lăng Nghiêm đã khẳng định như vậy. - MOD VNBN


Kinh Lăng Nghiêm khẳng định PHÁP THÂN TỰ CÓ chỗ nào ? [smile]


(2) Chân Tâm [smile]

Khi đã thấy vạn pháp là do tâm tạo ... (smile .. nhưng cả điều này MOD VNBN cũng hỏng tin)

(a) thấy trong từng pháp ... có tâm .. có ta ở trong đó ...

(b) rùi lại Ly Niệm TỰ CHỨNG [smile] .... những pháp đó .. thể là "KHÔNG" .... --->thất đại hoàn nguyên [smile]

nên kết quả là "Vọng cũng Không"

"HOÀN NGUYÊN" ... có nghĩa đặc biệt ở đây ... là BẤT KHÔNG

và cái tâm thường hằng không biến đổi ..

- đầy đủ pháp thanh tịnh đó ... gọi là ---> CHÂN TÂM.... hay thường gọi khác đi là CHƠN KHÔNG BẤT KHÔNG


cho nên ... MOD VNBN muốn học thì đăng ký đi [smile ] ... tui chỉ cho [smile]

3. Thất Đại Hoàn Nguyên ---> là nói Vạn Duyên.

Các Duyên --> không tự có,
---> cũng không do nhân duyên khởi đầu.

Còn Tự tánh ---> thì nó không phải là các duyên.

Nó Tự Có, (hahahhaha) ---> tùy duyên mà vạn biến ra - VNBN

---> cái đoạn này đúng là TÀO LAO [smile] .... môi trường học hỏi đàng hoàng .. thường không có GHẾ CHO TAO LAO NGỒI CHƠI THONG THẢ [smile] ...mệt đó [smile]

*** tui bảo đảm lời tui nói ... khỏi cần DỊ NGHỊ

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113
Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã soạn một bài về Pháp thân qua một cái nhìn tổng quan toàn diện cả Nam truyền (Sơ kỳ đến Bộ phái) lẫn Bắc truyền, Tạng truyền...cho mọi Phật tử có cái nhìn khái quát, rõ ràng về Pháp thân. Một lần nữa xin đa tạ Thầy.

Hề hề,
Kinh điển vốn quãng đại mà thậm thâm nên Luận giải cũng phải đa văn rộng lớn mà sâu sắc đến tận cùng chấm phẩy. Vì vậy, mới nói đến chỗ Đại đồng mà người sơ tâm tầm cầu giải thoát đã như đứng giữa trời vạn lý không mây mơ hồ không biết quy hướng nơi nao vì hoa mắt. Đề cập chỗ Tiểu dị thì lại vạn phần bối rối vì ngôn từ chằng chịt lớp lớp tương giao xoay vần sanh diệt khiến người đảo điên mà điên đảo.

Nói về Pháp thân nên chăng có thể khái quát:

1. Đứng về mặt Đức Lý (Triết học): Thì Pháp thân chính là Pháp và Luật.
Phật đà ngôn "Hãy lấy Giới luật làm Thầy. Hãy lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa".
Cho nên Pháp thân gồm có: Giới - Định - Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến.
Phật đà ngôn "Giáo pháp của Như lai toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối".
Cho nên mỗi một hành giả cứ yên một...trăm cái tâm mà đi theo con đường Tứ đế, Bát chánh đạo.
2. Đứng về mặt Huyền vi (Tôn giáo): Thì Pháp thân chính là Chân như.
Vì Vạn Pháp Nhất Như cho nên Pháp thân hiện hữu khắp Pháp giới vũ trụ, Không, Hữu tình Vô tình.
Cũng vì Vạn Pháp Nhất Như nên Hữu vi pháp (Pháp do nhân duyên sanh) và Vô vi pháp (Pháp ngoài nhân duyên) là không khác tức Bất dị nên nói Niết bàn, Luân hồi là một hay Thánh giả với Phàm phu đều đồng một Thể với Pháp thân (Tuy Bất dị nhưng Phật tử cũng nên biết rằng Hữu vi, Vô vi cũng Bất nhất, he he)
Cũng bởi vì Pháp thân là Chân như pháp giới (hay ngược lại) cho nên là chỗ huyền môn bất khả tư nghì. Chỗ bất khả tư nghì thì là nơi người Phật tử cần phải đặt Tín tâm làm hướng đạo cho đến khi Trí huệ khai mở chứng thực.

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính đa tạ Thầy Viên Quang đã soạn một bài về Pháp thân qua một cái nhìn tổng quan toàn diện cả Nam truyền (Sơ kỳ đến Bộ phái) lẫn Bắc truyền, Tạng truyền...cho mọi Phật tử có cái nhìn khái quát, rõ ràng về Pháp thân. Một lần nữa xin đa tạ Thầy.

Hề hề,
Kinh điển vốn quãng đại mà thậm thâm nên Luận giải cũng phải đa văn rộng lớn mà sâu sắc đến tận cùng chấm phẩy. Vì vậy, mới nói đến chỗ Đại đồng mà người sơ tâm tầm cầu giải thoát đã như đứng giữa trời vạn lý không mây mơ hồ không biết quy hướng nơi nao vì hoa mắt. Đề cập chỗ Tiểu dị thì lại vạn phần bối rối vì ngôn từ chằng chịt lớp lớp tương giao xoay vần sanh diệt khiến người đảo điên mà điên đảo.

Nói về Pháp thân nên chăng có thể khái quát:

1. Đứng về mặt Đức Lý (Triết học): Thì Pháp thân chính là Pháp và Luật.
Phật đà ngôn "Hãy lấy Giới luật làm Thầy. Hãy lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa".
Cho nên Pháp thân gồm có: Giới - Định - Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến.
Phật đà ngôn "Giáo pháp của Như lai toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối".
Cho nên mỗi một hành giả cứ yên một...trăm cái tâm mà đi theo con đường Tứ đế, Bát chánh đạo.
2. Đứng về mặt Huyền vi (Tôn giáo): Thì Pháp thân chính là Chân như.
Vì Vạn Pháp Nhất Như cho nên Pháp thân hiện hữu khắp Pháp giới vũ trụ, Không, Hữu tình Vô tình.
Cũng vì Vạn Pháp Nhất Như nên Hữu vi pháp (Pháp do nhân duyên sanh) và Vô vi pháp (Pháp ngoài nhân duyên) là không khác tức Bất dị nên nói Niết bàn, Luân hồi là một hay Thánh giả với Phàm phu đều đồng một Thể với Pháp thân (Tuy Bất dị nhưng Phật tử cũng nên biết rằng Hữu vi, Vô vi cũng Bất nhất, he he)
Cũng bởi vì Pháp thân là Chân như pháp giới (hay ngược lại) cho nên là chỗ huyền môn bất khả tư nghì. Chỗ bất khả tư nghì thì là nơi người Phật tử cần phải đặt Tín tâm làm hướng đạo cho đến khi Trí huệ khai mở chứng thực.

Trừng Hải
Đạo hữu Trừng Hải thân mến,

Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ. Chúng sanh vừa lên bờ lại thấy một rừng cây Vô lượng nghĩa của Danh tự Phật Pháp nữa, quả là bờ này không ổn, bờ kia không an có phải chăng ? Hề hề

Có lẽ phải cần thêm một cái "la bàn" nữa !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Đạo hữu VNBN thân mến,

Cái đoạn mà đạo hữu bảo Ba Tuần "gán ghép" cho Phật ấy nó nằm tại Q2, bản dịch năm 1990 của HT Thích Duy Lực, cụ thể là :

"Nên biết cái bản giác diệu minh này phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên. Vô Phi và Bất Phi, Vô Thị và Phi Thị, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp. Nay ngươi sao lại ở trong đó dùng chấp tâm đuổi theo những danh tướng hí luận của thế gian, vọng khởi phân biệt, cũng như dùng tay nắm bắt hư không, chỉ tự lao nhọc, hư không làm sao cho ngươi bắt được?"

Còn những vấn đề sau thì Ba Tuần dùng chính câu cuối của đoạn Kinh trên để tặng đạo hữu:

"Dùng tay nắm bắt hư không, chỉ tự lao nhọc, hư không làm sao cho ngươi bắt được ?"

Mến kính,
Ba Tuần.
Về tinh thần tu học thì như câu cuối của đạo hữu nói.
Ở đây, VNBN muốn làm rõ lời dạy của Kinh điển.
Bản giác diệu minh hay cũng gọi là tánh giác, vốn đã là tự có nơi mỗi cá nhân. Tuy nhiên dể tánh giác hiển lộ thành sự giác ngộ thì cần trãi qua các nhân duyên pháp giới, lĩnh hội Tri Kiến Phật, Trung đạo vô sở đắc.

Chỗ Bản giác diệu minh, văn tự tâm tư sở chứng đều chẳng đến được nên chư Phật dạy như vậy để ngăn hành giả lập tri kiến, lập tử tưởng, vướng nơi văn tự hoặc chứng đắc.

Nói thêm: bất kì một khái niệm nào được lập tri thì đều chẳng phải cái vốn có, dù có mang tên là cái vốn có thì qua cách lập tri của hành giả thì vẫn không phải là cái vốn có.

Mỗi người có viên ngọc quý vốn có thì đó là cái tự nhiên. Nhưng nếu hành giả lập tri cái Viên Ngọc ấy, là này hay là kia, .... thành một hiện tượng thì cái đó không phải là Viên ngọc vốn có nữa, sẽ là phi nhân duyên, phi tự nhiên như vạn pháp vậy.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là sự hiển lộ của Viên Ngọc Quý; mọi sự đối đáp của Ngài là sự phản chiếu tư niệm của người đối đáp với Ngài, danh tự dù đúng nhưng hiểu sai thì vẫn bị Ngài bác bỏ.
 
Sửa lần cuối:

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Về tinh thần tu học thì như câu cuối của đạo hữu nói.
Ở đây, VNBN muốn làm rõ lời dạy của Kinh điển.
Bản giác diệu minh hay cũng gọi là tánh giác, vốn đã là tự có nơi mỗi cá nhân. Tuy nhiên dể tánh giác hiển lộ thành sự giác ngộ thì cần trãi qua các nhân duyên pháp giới, lĩnh hội Tri Kiến Phật, Trung đạo vô sở đắc.

Chỗ Bản giác diệu minh, văn tự tâm tư sở chứng đều chẳng đến được nên chư Phật dạy như vậy để ngăn hành giả lập tri kiến, lập tử tưởng, vướng nơi văn tự hoặc chứng đắc.
Đạo hữu VNBN thân mến,

Đối cảnh tâm cứ khởi,
Bồ đề làm sao trưởng.
Đối cảnh niệm Phật sinh,
Vọng tưởng đâu chỗ khởi.
Đem tam tạng kinh điển,
Đốt thành tro thành bụi,
Lễ Phật, thường niệm Phật,
Học Kinh mới không lỗi.

Ngày xưa mới học Kinh,
Khiêm cung thời tự trách,
Sau bao năm đèn sách,
Đạo mạo thêm kiêu ngạo.
Muốn đem hết phẩn uế,
Trút ra cho rỗng ruột,
Trống rỗng thể như như,
Kính người, chẳng tự dối.

Di Đà Phật rơi lệ,
Ngó hoa héo rụng tan,
Hướng lạc lối gian nan,
Phật thương, cứu chẳng nổi.
Sau lời ắt lại lời,
Lôi thôi tự chẳng hối,
Vẫn đành tín tâm minh,
"Bồ đề không tội lỗi" !

Tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật.
Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Đạo hữu VNBN thân mến,

Đối cảnh tâm cứ khởi,
Bồ đề làm sao trưởng.
Đối cảnh niệm Phật sinh,
Vọng tưởng đâu chỗ khởi.
Đem tam tạng kinh điển,
Đốt thành tro thành bụi,
Lễ Phật, thường niệm Phật,
Học Kinh mới không lỗi.

Ngày xưa mới học Kinh,
Khiêm cung thời tự trách,
Sau bao năm đèn sách,
Đạo mạo thêm kiêu ngạo.
Muốn đem hết phẩn uế,
Trút ra cho rỗng ruột,
Trống rỗng thể như như,
Kính người, chẳng tự dối.

Di Đà Phật rơi lệ,
Ngó hoa héo rụng tan,
Hướng lạc lối gian nan,
Phật thương, cứu chẳng nổi.
Sau lời ắt lại lời,
Lôi thôi tự chẳng hối,
Vẫn đành tín tâm minh,
"Bồ đề không tội lỗi" !

Tất cả chúng sanh rồi sẽ thành Phật.
Mến kính,
Ba Tuần.
Đa tạ lời khuyên bảo của Ngài! VNBN biết tự lo liệu!
Còn ở đây, chúng ta cứ thảo luận vô tư. Mọi thứ đều có sự minh định rõ ràng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đa tạ lời khuyên bảo của Ngài! VNBN biết tự lo liệu!
Còn ở đây, chúng ta cứ thảo luận vô tư. Mọi thứ đều có sự minh định rõ ràng.
Đạo hữu VNBN thân mến,

Nhân duyên đã đến, đây là những lời cuối cùng Ba Tuần dành cho đạo hữu.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Di Đà Phật rơi lệ,
Ngó hoa héo rụng tan,
Hướng lạc lối gian nan,
Phật thương, cứu chẳng nổi.
Sau lời ắt lại lời,
Lôi thôi tự chẳng hối,
Vẫn đành tín tâm minh,
"Bồ đề không tội lỗi" !

Ha ha...

Ông đối diện Phật
Phật đối diện ông
Ông khởi tâm gì
Ông biết Phật biết
Phật chỉ nhìn ông
Khiến ông sám hối

Hay thay
Hay thay

Em cũng rất kính phục cái tâm từ bi của bác. Bi +Trí + Dũng bác đủ cả đúng là Pháp Vương Tử nha :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Đạo hữu VNBN thân mến,

Nhân duyên đã đến, đây là những lời cuối cùng Ba Tuần dành cho đạo hữu.

Nam mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tùy ý Ngài vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Nhất Thiết Chủng Trí [smile]

Đấng Nhất thiết trí,---> xa lìa hết thảy sự tướng phân biệt. (1)

Con nay xin được thấy lại năng lực đại thần thông của Như lai.

Khi được thấy Như lai, nguyện cho con đạt được pháp chưa đạt, không thối chuyển pháp đã đạt, lìa các phân biệt, an trú trong pháp lạc tam muội, tăng trưởng đầy đủ Như lai trí."

tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

bất trừ vọng tưởng .. bất cầu chân

vô minh thực tánh ---> tức phật tánh

ảo hóa không thân --> tức pháp thân - Chứng Đạo Ca (2)


(1) Lìa Tâm .. không có cảnh giới 6 trần - Đại Thừa Khởi Tín Luận

(2) ảo hóa không thân ---> lập tức hoát nhiên .. ảo hóa không thân .. đoạt lại bổn tâm cũng là vô vi .. cũng tức là TRÍ TUỆ [smile]

tijnh hóa sự chấp thật "6 căn, 6 trần, 6 thức) ... càng tịnh hóa tới đâu .. thì tấm gương

Chuyển hóa hay tịnh hóa thế nào? Tịnh hóa sự chấp thật “các hình bóng ảnh hiện của sáu xứ, sáu cảnh, sáu thức”. Càng tịnh hóa đến đâu tạng thức như tấm gương trống không và sáng tỏ hiện ra đến đó ... gọi đó .... ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ [smile] .. hay là PHÁP THÂN BỒ TÁT [smile]



(2) Với TÂM TƯ ... Ý KHÔNG THANH TỊNH

Do vì Tâm-thể nhơ bẩn --> mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ.

cái ngày gọi là ... TÀO LAO MIẾT... rùi ... tưởng TRÍ TUỆ ... xuất danh là TÀO LAO [smile]

Đại huệ !

Kẻ phàm phu ngu dốt ---> bị ác kiến cắn rỉa (smile) , tà kiến mê hoặc (smile), vô trí (smile)

---> mà vọng nói là Nhất thiết trí.
- Kinh Đại Thửa Nhập Lăng Già, NS Trí Hải


(3) Trí Tịnh Tướng - Hiển Bày Pháp Thân Phật [smile] .

TRÍ TỊNH TƯỚNG là


  • Y nơi pháp lực huân tập, (smile)
  • Y như thật tu hành, (smile)
  • Y đầy đủ phương tiện, (smile]
  • Y phá tướng thức hòa hợp, (smile)
  • Y diệt tướng tương tục của tâm, (smile)

---> hiển bày pháp thân, trí thuần tịnh. - Đại Thừa Khởi Tín Luận



cốc cốc cốc cốc (lâu rùi mới KHƠI MÕ TỤNG KINH ... smile)


Tự quy y Phật xin nguyện chúng sinh

Thể theo đạo cả phát lòng vô thượng



Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh

Thấu rõ kinh tạng ---> trí tuệ như biển (smile)

Tự quy y Tăng xin nguyện chúng sinh

Thống lý đại chúng ---> nhứt thiết vô ngại





ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha (smile)


(1) Tánh Giác "hằng minh" ----> Tâm Thể Thanh Tịnh tức Pháp Thân Phật

"Nơi Tánh Giác thì nói Diệu Minh,
vì cái Thể ấy vốn tự nhiệm mầu (Diệu) ---> mà hằng sáng (Minh)", chẳng do cái nào khác mà sáng.

Nơi Bản Giác ---> thì nói là Minh Diệu,

vì do lực huân tu bất tư nghì ---> mà rõ biết Tánh Giác nhiệm mầu vậy." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Nhẫn Tế Thiền Sư





TÁNH GIÁC: " Tức là Diệu ---> mà Minh: chẳng có chút Vô Minh nào."

** (tánh giác tồn tại 1 cách KỲ DIỆU ... và tánh giác "hằng minh" .... cho nên .. ở nơi các loài "VÔ TÌNH" ... tâm thể của chúng "bảnh nhiên thanh tịnh" = chẳng một chút vô minh nào nên là "hằng minh ...." ... gọi là "PHÁP TÁNH" .. vì lý do này mà kinh Hoa Nghiêm có nói tới "các loài vô tình .. hữu tình đồng thuyết pháp" )


Tâm của 1 vị phật .. năfm ở chỗ "HÓA TÂM" ... tức là chỗ TâmThể thanh tịnh =chẳng 1 chút vô minh nào .. dù là khi ông Phật thành đạo vẫn trụ thế: nhưng tất cả "bản giác" đã "hóa tâm" thành "TÁNH GIÁC" ... vì vậy ... thì ông Phật vẫn đầy đủ giác tri chứ có gì khác [smile] .. nhưng GIÁC TRI [smile] đã hóa "TRÍ TUỆ" (các Thức đã hóa TRÍ TUỆ" ) ... nên ở nơi tâm ông Phật .. có biểu hiện tự tại vô ngại



(2) Bản Giác Minh Diệu ---> Như Lai Tạng là "Giác Minh"


con người chúng ta .. tư duy và cảm nhận theo nhận thức .. đến từ GIÁC MINH (Tàng Thức - A Lại Đa) ... ở nơi tàng thức ... đã chất chứa: TƯ - tức là "con người riêng tư" theo cảm nhận (Thọ) .. được ghi nhận (Tưởng) .. và những gì riêng tư đó luôn được biết đến (Thức)

Sự TỰA Ỷ vào GIÁC MINH đó .. cũng hên xui [smile] .. phần nhiều là BUỒN NHIỀU HƠN VUI [smile] ... muốn nói là chẳng có "VÔ MINH" ... thì phần lớn .. thì ai cũng sẽ công nhận: [smile] .. .NÓI THẾ là CÓ GÌ SAI SAI NHỈ ? [smile]

cho nên ở trong Bản Giác .. thì cái minh nó tồn tại mội cách MINH ---> DIỆU [smile] ...

*** (cũng là MINH .. mà nó chạy vòng vòng .. lòng dòng sao đó ... )

vì vậy Nhẫn Tế Thiền Sư nói:

BẢN GIÁC ---> Tức là Minh ---> mà Diệu (smile) ,

thì chẳng ngừng trụ nơi cái Minh ---> Chính đó là chỗ Tâm Vương bày lộ rõ ràng (bát thức)

Còn như cái Giác Minh (A Lại Da) ---> bèn rơi vào Tình Thức, lìa Giác liền là Vô Minh, làm sao nói rằng Diệu?

Nên ở sau, kinh nói ---> Cái Giác Minh là lầm lỗi."



(3) Như Lai Tạng là "TÁNH GIÁC DIỆU MINH" [smile]



" Ta ---> thì lấy Tánh Diệu Minh (smile) ---> , bất sanh bất diệt --> hợp với Như Lai Tạng.

===> Như Lai Tạng ---> đó chính là Tánh Giác Diệu Minh, --> tròn vẹn chiếu soi pháp giới

. Thế nên, ở trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, đạo tràng bất động, cùng khắp mười phương thế giới. Thân trùm cả mười phương hư không vô tận, nơi đầu một mảy lông, hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần, chuyển bánh xe pháp lớn. Diệt trần hợp Giác, nên Chân Như Diệu Giác Minh Tánh hiện bày."


ờ mà đúng hông? [smile]

Ha ha ha[smile]

thật ra ngay từ đầu tui đã biết MOD VNBN "hỏng hiểu nghĩa" = VIÊN NGỌC CÓ SẴN .. nó tồn tại như thế nào rồi [smile]

Ngọc Lý bí thanh diễn diệu âm [smile]
cá trung mãn mục .. lộ thiền tâm [smile]


1. CÁI CÓ SẴN ===> là TÁNH GIÁC [smile]

theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

có nghĩa là BẤT GIÁC thấy khổ .. nhưng vẫn còn chút linh giác linh lợi để biết ra theo kinh nghiệm, sở học sở trường của mình [smile ] đây gọi là NĂNG MINH, SỞ MINH

thí dụ:

thò tay vô lửa .. bị phỏng nóng rát thì rút ra ... cho đó là do bản năng .. là do lanh lẹ .. là do cơ bắp [smile ]

hay là thất tình .. quốc phá gia vong .. lớn quá thì chẳng biết làm sao ---> CẦU XIN THƯỢNG ĐẾ CHO CON QUỐC GIA MỚI [smile]

cho nên .. THỦY GIÁC là cái giác cứ phải đổi mới thay đổi hoài

Cộng với bỏ thêm vào NGŨ DỤC .. TAM GIỚI .. THAM SÂN SI MẠN KIẾN NGHI .. THẬP KIẾT SỬ thì thiệt đúng là điên đảo .. ...cứ như cỡ MOD VNBN .. thì cũng là điên đảo dài cả BỘ PHIM TẬP ngàn ngày rùi rùi [smile]

cho nên ... định nghĩa pháp thân mà Thày VQ .. bác TH ... vv. giới thiệu là

- Giáo Pháp Thân: Luật là luận

- Công Đức Pháp Thân: .. có nghĩa là 5 công đức thực hành tất cả các pháp - Giới đầy đủ, Định đầy đủ, Tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ [smile]

những công đức này ... thường cũng đi cùng với CHÁNH BIẾN TRI, THẬP LỰC, TỨ VÔ ÚY, TAM BẤT HỘ



(i) Chánh Biến Tri: cũng có nghĩa là pháp thân .. là sự thấy biết các pháp chân chính ... vì vậy .. Chánh Biến Tri cũng đồng nghĩa với từ "PHẬT" nghĩa là: tam-miệu tam-phật-đà, chính đẳng giác, đẳng chính giác (smile)

(ii) Thập Lực:

1. Xứ phi xứ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết một cách chắc thật đối với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo nghiệp thiện thì nhất định được phước báo an vui và ngược lại.

2. Nghiệp dị thục trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết rõ nghiệp duyên, quả báo, sinh xứ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai của tất cả chúng sanh.

3. Tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt về các pháp tu thiền định, biết rõ và đúng như thật về thứ lớp, sâu cạn của thiền định, giải thoát.

4. Căn thượng hạ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về căn cơ cao thấp của chúng sanh.

5. Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt mọi kiến giải và biết rõ như thật về tất cả các dục lạc, thiện ác khác nhau của chúng sanh.

6. Chủng chủng giới trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết khắp và đúng như thật về hoàn cảnh thực tế khác nhau của chúng sanh ở thế gian.

7. Biến thú hạnh trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về nơi đến của các hạnh hữu lậu là lục đạo và các hạnh vô lậu là Niết-bàn.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về các túc mạng, một đời cho đến cả trăm ngàn đời, chết đây sanh kia, tên tuổi, đời sống và thọ mạng của chúng sanh.

9. Sinh tử trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về thời gian sanh tử, cõi thiện và cõi ác ở đời vị lai, cùng các nghiệp duyên thiện ác của chúng sanh.

10. Lậu tận trí lực: Trí tuệ của Như Lai đoạn tận hết thảy các tập khí, phiền não không còn sanh khởi, thành tựu giải thoát tốt hậu.

(iii) Tứ Vô úy

Tứ vô sở uý còn gọi là Tứ vô uý. Tâm giáo hoá người mà không khiếp sợ gọi là vô uý (化 他 之 心 不 怯 名 無 畏)

a. Đức Phật chứng đạt Nhất thiết trí nên đối với tất cả việc đều thấu suốt. Tất cả kinh thư, luận nghị đức Phật đều thông đạt, vấn đáp rõ ràng, nên không có sợ hãi. Người thường kém về giới đức, đa văn, trí tuệ nên thường bị đời chê bai.

b. Đức Phật đã đoạn trừ tất cả phiền não, không còn bị chúng chi phối nữa.

c. Phật thuyết pháp tựa như uy lực của sư tử trước các loài thú. Phật thuyết pháp dựa trên thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Kẻ trí không thể phá hoại được còn đối với phàm phu vô trí thì Phật không tranh cãi với họ.

d.chứng đạt đầy đủ đạo xuất thế, diệt trừ mọi khổ não. Tức tuyên thuyết đạo xuất ly không sợ hãi.

(iv). Tam bất hộ:

Phật luôn an trụ trong chánh niệm, chánh tri.
(1) Khi duyên cảnh thuận không sinh tâm hoan hỷ. (2) Khi duyên cảnh nghịch không sinh tâm lo buồn. (3) Khi duyên cảnh không thuận nghịch không sinh tâm hoan hỷ và lo buồn. Ba niệm trụ này đều lấy niệm và tuệ làm thể. Đây thuộc xứ phi xứ trí lực - Thành Thật Luận,

phatgiao.vn

cho nên .. CÓ CÁI GÌ HỎNG PHẢI LÀ TRÍ không? [smile] .... rùi lấy ngay cả tam niết bàn: Vô Tướng Niết Bàn, Vô Ái Niết Bàn, Chân Không Niết Bàn cũng đều là do tu tập TRÍ TUỆ mà có

---> cái CHỖ KHÔI HÀI ---> là VNBN tự cho là CÓ VIÊN NGỌC ---> mà lại chẳng hề biết VIÊN NGỌC ĐÓ LÀ GÌ [smile]... tới khi THẤY NGỌC .. mà CÒN TÀO LAO xạo xự .. ngọc là gì gì gì gì ... tự có tự chỉ tự thiên [smile]

chỗ khó ở đây là MOD VNBN vốn không biết là VIÊN NGỌC TỰ CÓ LÀ GÌ .. rùi thì ĐẢO ĐIÊN TRÌNH ĐỘ, DANH TỪ NÁO LOẠN ... BẤT TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO nên mới có cái náo loạn này ... phải thế mà [smile]



(2) Cúng Dường Bát Nhã Ba LA Mật Như Thế NÀo ? [smile]

Bạch đức Thế Tôn! Phải cúng dường Bát nhã ba la mật thế nào?”


Đức Phật nói: “Phải như cúng dường Phật mà cúng dường Bát nhã ba la mật. Phải như lễ Phật mà lễ Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì Phật chẳng khác Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật. Trong Bát nhã ba la mật ---> nầy xuất sanh chư Phật, chư Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn


Bát Nhã là từ phiên âm của TRÍ TUỆ của tiếng Phạn là (Prana) ... Trí Tuệ Bát Nhã vốn là danh từ đồng nghĩa TRÍ TUỆ = BÁT NHÃ [smile] .. ghép chung hai thứ tiếng để phân biệt với TRÍ TUỆ thường thức trong đới sống (Wisdom)

như vậy .. TRÍ TUỆ ... là nguồn gốc sản sinh CHƯ TÔN ĐỨC [smile]



(a) Cúng Dường Chư Tăng như thế nào ? (smile)

chúng ta cúng dường chư Tăng cũng hệt như vậy .. là vì trí tuệ của họ có thể giúp đỡ cho chúng ta trên con đường tu học giải thoát [smile]



Huệ mạng có nghĩa là:



ý dịch là cụ thọ mạng
(具壽命), cụ thọ (具壽); cũng là từ tôn xưng đối với vị Tỳ Kheo cao đức, còn gọi là huệ thọ (慧壽). Giống như sắc thân thì nương tựa vào ăn uống để nuôi dưỡng,



Pháp Thân lấy trí tuệ ---> làm thọ mạng nuôi dưỡng; nên mạng của trí tuệ bị thương tổn thì thể của Pháp Thân mất đi. Vì tuệ là thọ mạng của Pháp Thân, nên được gọi là tuệ [huệ] mạng.



Lại Huệ mạng là tiếng dùng để gọi hàng Tỳ Kheo. Ấy là hạng người nghe nhiều, biết rộng, ý thức mạnh mẽ, lấy trí huệ làm đời sống của mình, tức là hạng sống bằng đời trí huệ




Lại nữa, Huệ mạng cũng kêu Huệ thọ, Cụ thọ. Như Phật gọi: Huệ mạng Tu bồ Đề tứ là vị Tỳ Kheo Tu bồ Đề sống đầy đủ cái đời Trí huệ, thành Đại La Hán



Huệ mạng cũng là tiếng mà bực Thượng tọa dùng để gọi bực Hạ tọa, còn bực Hạ tọa gọi bực Thượng tọa là Tôn giả.



Như trong Tăng Già Tra Kinh (僧伽吒經, Taishō Vol. 13, No. 423) quyển 1 có đoạn: “Nhất thời Bà Già Bà, tại Vương Xá Thành Linh Thứu Sơn trung, cọng Ma Ha Tỳ Kheo tăng nhị vạn nhị thiên nhân câu, kỳ danh viết, huệ mạng A Nhã Kiều Trần Như, huệ mạng Ma Ha Mô Già Lược, huệ mạng Xá Lợi Tử, huệ mạng Ma Ha Ca Diếp, huệ mạng La Hầu La, huệ mạng Bà Câu La, huệ mạng Bạt Đà Tư Na, huệ mạng Hiền Đức, huệ mạng Hoan Hỷ Đức, huệ mạng Võng Chỉ, huệ mạng Tu Phù Đế, huệ mạng Nan Đà Tư - Tự Điển Phật Học .. Đoàn Trung Còn



cho nên .. cũng vẫn lời nói đó .. nếu KLL nói gì sai .. vẫn kính xin thày VQ tận tình chỉ đạy [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Phật đà ngôn "Giáo pháp của Như lai toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối".

Ha ha...

Con thích nhất câu này ạ! :D


Lấy Như Thị làm nhân

Được Như Thị làm Quả

Như Thị vốn chẵng tu

Nên cũng không ai tu


Từ khi bắt đầu mờ mịt đến khi sáng tỏ vẫn vô sở đắc. Tuyệt!

Sao cái Thế giới này nó như mộng huyển vậy nè :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Ha ha ha[smile]

thật ra ngay từ đầu tui đã biết MOD VNBN "hỏng hiểu nghĩa" = VIÊN NGỌC CÓ SẴN .. nó tồn tại như thế nào rồi [smile]

Ngọc Lý bí thanh diễn diệu âm [smile]
cá trung mãn mục .. lộ thiền tâm [smile]


1. CÁI CÓ SẴN ===> là TÁNH GIÁC [smile]

theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

có nghĩa là BẤT GIÁC thấy khổ .. nhưng vẫn còn chút linh giác linh lợi để biết ra theo kinh nghiệm, sở học sở trường của mình [smile ] đây gọi là NĂNG MINH, SỞ MINH

thí dụ:

thò tay vô lửa .. bị phỏng nóng rát thì rút ra ... cho đó là do bản năng .. là do lanh lẹ .. là do cơ bắp [smile ]

hay là thất tình .. quốc phá gia vong .. lớn quá thì chẳng biết làm sao ---> CẦU XIN THƯỢNG ĐẾ CHO CON QUỐC GIA MỚI [smile]

cho nên .. THỦY GIÁC là cái giác cứ phải đổi mới thay đổi hoài

Cộng với bỏ thêm vào NGŨ DỤC .. TAM GIỚI .. THAM SÂN SI MẠN KIẾN NGHI .. THẬP KIẾT SỬ thì thiệt đúng là điên đảo .. ...cứ như cỡ MOD VNBN .. thì cũng là điên đảo dài cả BỘ PHIM TẬP ngàn ngày rùi rùi [smile]

cho nên ... định nghĩa pháp thân mà Thày VQ .. bác TH ... vv. giới thiệu là

- Giáo Pháp Thân: Luật là luận

- Công Đức Pháp Thân: .. có nghĩa là 5 công đức thực hành tất cả các pháp - Giới đầy đủ, Định đầy đủ, Tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ [smile]

những công đức này ... thường cũng đi cùng với CHÁNH BIẾN TRI, THẬP LỰC, TỨ VÔ ÚY, TAM BẤT HỘ



(i) Chánh Biến Tri: cũng có nghĩa là pháp thân .. là sự thấy biết các pháp chân chính ... vì vậy .. Chánh Biến Tri cũng đồng nghĩa với từ "PHẬT" nghĩa là: tam-miệu tam-phật-đà, chính đẳng giác, đẳng chính giác (smile)

(ii) Thập Lực:

1. Xứ phi xứ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết một cách chắc thật đối với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo nghiệp thiện thì nhất định được phước báo an vui và ngược lại.

2. Nghiệp dị thục trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết rõ nghiệp duyên, quả báo, sinh xứ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai của tất cả chúng sanh.

3. Tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt về các pháp tu thiền định, biết rõ và đúng như thật về thứ lớp, sâu cạn của thiền định, giải thoát.

4. Căn thượng hạ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về căn cơ cao thấp của chúng sanh.

5. Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt mọi kiến giải và biết rõ như thật về tất cả các dục lạc, thiện ác khác nhau của chúng sanh.

6. Chủng chủng giới trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết khắp và đúng như thật về hoàn cảnh thực tế khác nhau của chúng sanh ở thế gian.

7. Biến thú hạnh trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về nơi đến của các hạnh hữu lậu là lục đạo và các hạnh vô lậu là Niết-bàn.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về các túc mạng, một đời cho đến cả trăm ngàn đời, chết đây sanh kia, tên tuổi, đời sống và thọ mạng của chúng sanh.

9. Sinh tử trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về thời gian sanh tử, cõi thiện và cõi ác ở đời vị lai, cùng các nghiệp duyên thiện ác của chúng sanh.

10. Lậu tận trí lực: Trí tuệ của Như Lai đoạn tận hết thảy các tập khí, phiền não không còn sanh khởi, thành tựu giải thoát tốt hậu.

(iii) Tứ Vô úy

Tứ vô sở uý còn gọi là Tứ vô uý. Tâm giáo hoá người mà không khiếp sợ gọi là vô uý (化 他 之 心 不 怯 名 無 畏)

a. Đức Phật chứng đạt Nhất thiết trí nên đối với tất cả việc đều thấu suốt. Tất cả kinh thư, luận nghị đức Phật đều thông đạt, vấn đáp rõ ràng, nên không có sợ hãi. Người thường kém về giới đức, đa văn, trí tuệ nên thường bị đời chê bai.

b. Đức Phật đã đoạn trừ tất cả phiền não, không còn bị chúng chi phối nữa.

c. Phật thuyết pháp tựa như uy lực của sư tử trước các loài thú. Phật thuyết pháp dựa trên thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Kẻ trí không thể phá hoại được còn đối với phàm phu vô trí thì Phật không tranh cãi với họ.

d.chứng đạt đầy đủ đạo xuất thế, diệt trừ mọi khổ não. Tức tuyên thuyết đạo xuất ly không sợ hãi.

(iv). Tam bất hộ:

Phật luôn an trụ trong chánh niệm, chánh tri.
(1) Khi duyên cảnh thuận không sinh tâm hoan hỷ. (2) Khi duyên cảnh nghịch không sinh tâm lo buồn. (3) Khi duyên cảnh không thuận nghịch không sinh tâm hoan hỷ và lo buồn. Ba niệm trụ này đều lấy niệm và tuệ làm thể. Đây thuộc xứ phi xứ trí lực - Thành Thật Luận,

phatgiao.vn

cho nên .. CÓ CÁI GÌ HỎNG PHẢI LÀ TRÍ không? [smile] .... rùi lấy ngay cả tam niết bàn: Vô Tướng Niết Bàn, Vô Ái Niết Bàn, Chân Không Niết Bàn cũng đều là do tu tập TRÍ TUỆ mà có

---> cái CHỖ KHÔI HÀI ---> là VNBN tự cho là CÓ VIÊN NGỌC ---> mà lại chẳng hề biết VIÊN NGỌC ĐÓ LÀ GÌ [smile]... tới khi THẤY NGỌC .. mà CÒN TÀO LAO xạo xự .. ngọc là gì gì gì gì ... tự có tự chỉ tự thiên [smile]

chỗ khó ở đây là MOD VNBN vốn không biết là VIÊN NGỌC TỰ CÓ LÀ GÌ .. rùi thì ĐẢO ĐIÊN TRÌNH ĐỘ, DANH TỪ NÁO LOẠN ... BẤT TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO nên mới có cái náo loạn này ... phải thế mà [smile]



(2) Cúng Dường Bát Nhã Ba LA Mật Như Thế NÀo ? [smile]

Bạch đức Thế Tôn! Phải cúng dường Bát nhã ba la mật thế nào?”


Đức Phật nói: “Phải như cúng dường Phật mà cúng dường Bát nhã ba la mật. Phải như lễ Phật mà lễ Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì Phật chẳng khác Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật. Trong Bát nhã ba la mật ---> nầy xuất sanh chư Phật, chư Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn


Bát Nhã là từ phiên âm của TRÍ TUỆ của tiếng Phạn là (Prana) ... Trí Tuệ Bát Nhã vốn là danh từ đồng nghĩa TRÍ TUỆ = BÁT NHÃ [smile] .. ghép chung hai thứ tiếng để phân biệt với TRÍ TUỆ thường thức trong đới sống (Wisdom)

như vậy .. TRÍ TUỆ ... là nguồn gốc sản sinh CHƯ TÔN ĐỨC [smile]



(a) Cúng Dường Chư Tăng như thế nào ? (smile)

chúng ta cúng dường chư Tăng cũng hệt như vậy .. là vì trí tuệ của họ có thể giúp đỡ cho chúng ta trên con đường tu học giải thoát [smile]



Huệ mạng có nghĩa là:



ý dịch là cụ thọ mạng
(具壽命), cụ thọ (具壽); cũng là từ tôn xưng đối với vị Tỳ Kheo cao đức, còn gọi là huệ thọ (慧壽). Giống như sắc thân thì nương tựa vào ăn uống để nuôi dưỡng,



Pháp Thân lấy trí tuệ ---> làm thọ mạng nuôi dưỡng; nên mạng của trí tuệ bị thương tổn thì thể của Pháp Thân mất đi. Vì tuệ là thọ mạng của Pháp Thân, nên được gọi là tuệ [huệ] mạng.



Lại Huệ mạng là tiếng dùng để gọi hàng Tỳ Kheo. Ấy là hạng người nghe nhiều, biết rộng, ý thức mạnh mẽ, lấy trí huệ làm đời sống của mình, tức là hạng sống bằng đời trí huệ




Lại nữa, Huệ mạng cũng kêu Huệ thọ, Cụ thọ. Như Phật gọi: Huệ mạng Tu bồ Đề tứ là vị Tỳ Kheo Tu bồ Đề sống đầy đủ cái đời Trí huệ, thành Đại La Hán



Huệ mạng cũng là tiếng mà bực Thượng tọa dùng để gọi bực Hạ tọa, còn bực Hạ tọa gọi bực Thượng tọa là Tôn giả.



Như trong Tăng Già Tra Kinh (僧伽吒經, Taishō Vol. 13, No. 423) quyển 1 có đoạn: “Nhất thời Bà Già Bà, tại Vương Xá Thành Linh Thứu Sơn trung, cọng Ma Ha Tỳ Kheo tăng nhị vạn nhị thiên nhân câu, kỳ danh viết, huệ mạng A Nhã Kiều Trần Như, huệ mạng Ma Ha Mô Già Lược, huệ mạng Xá Lợi Tử, huệ mạng Ma Ha Ca Diếp, huệ mạng La Hầu La, huệ mạng Bà Câu La, huệ mạng Bạt Đà Tư Na, huệ mạng Hiền Đức, huệ mạng Hoan Hỷ Đức, huệ mạng Võng Chỉ, huệ mạng Tu Phù Đế, huệ mạng Nan Đà Tư - Tự Điển Phật Học .. Đoàn Trung Còn



cho nên .. cũng vẫn lời nói đó .. nếu KLL nói gì sai .. vẫn kính xin thày VQ tận tình chỉ đạy [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
hihi hi, cười đau bụng.

1. Bạn nói:
theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

Đúng là tự vả miệng, khúc đầu bạn nói "tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào" nhưng khúc sau lại nói "cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy".
Khúc đầu Tánh giác không một chút vô minh nhưng đột nhiên xuất hiện hai thứ năng minh-sở minh đối đãi nhau, rồi Tánh Giác hòa hợp vào đó. Như vậy, bạn cần phải thấu rõ: năng minh và sở minh do đâu mà xuất hiện? Tánh giác hòa hợp vào năng minh và sở minh như thế nào?
=> Bạn chưa biết rõ Tánh giác tồn tại như thế nào đâu, cho nên bạn phán bừa là giỏi!

2. Bạn nói:
Chánh Biến Tri: cũng có nghĩa là pháp thân .. là sự thấy biết các pháp chân chính ... vì vậy .. Chánh Biến Tri cũng đồng nghĩa với từ "PHẬT" nghĩa là: tam-miệu tam-phật-đà, chính đẳng giác, đẳng chính giác.
-> Lẩn lộn kiểu như VIÊN NGỌC = TRÍ TUỆ mà VNBN đã chỉ rõ.
Pháp Thân = Tánh giác, lúc là chúng sanh vẫn trọn vẹn tự có (Bản Thể).
Chánh Biến Tri = Thấy biết hết thảy = Phật quả (Công dụng).
Chánh biến tri là công dụng của Pháp Thân, với pháp thân không khác nhưng cũng không phải là một. Chánh Biến Tri lúc thành Phật mới có, còn Pháp Thân thì lúc là chúng sanh vẫn tự có trọn vẹn.


3. Bạn nói: Bát Nhã là từ phiên âm của TRÍ TUỆ của tiếng Phạn là (Prana) ... Trí Tuệ Bát Nhã vốn là danh từ đồng nghĩa TRÍ TUỆ = BÁT NHÃ [smile] .. ghép chung hai thứ tiếng để phân biệt với TRÍ TUỆ thường thức trong đới sống (Wisdom) ...như vậy .. TRÍ TUỆ ... là nguồn gốc sản sinh CHƯ TÔN ĐỨC

-> Trí tuệ với nguồn gốc không khác nhưng cũng không phải một, chớ lầm!
TRÍ TUỆ là sự thấu rõ về Nguồn Gốc vạn pháp.
Nguồn gốc vạn pháp là Tánh giác của toàn thể cộng đồng chư Phật 3 đời. Trí tuệ cũng là pháp trong vạn pháp.
Trí Tuệ là Nhân chủng sản sanh ra chư Tôn Đức.

Tánh giác biến chiếu Nhân Chủng Trí Tuệ (sự rỗng lặng nơi tâm niệm) mà có chư Tôn Đức. Như mặt trời khi mây tan (bầu trời không mây) thì ánh sáng chiếu ra.

4. Câu văn:

Ngọc Lý bí thanh diễn diệu âm [smile]
cá trung mãn mục .. lộ thiền tâm

Cục phân bò cũng là diệu âm đấy chứ đâu phải chỉ riêng các chư Tôn Đức.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha h[smile]

A ahahhahahah ...Ờ .. cười đi rùi lại BỎ TRỐN VÌ XỆ ... có gì khó hiểu vậy MOD VNBN PHÁO HOA XUÂN ? [smile] ... hỏng phải cũng là KINH THỦ LĂNG NGHÊM mà MOD VNBN đang đọc cũng viết luôn nhỉ ? [smile]

---> còn gì muốn BẮN LÊN TƯNG BỪNG nữa hông? [smile]


1. Bạn nói:
theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

Đúng là tự vả miệng, khúc đầu bạn nói "tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào" nhưng khúc sau lại nói "cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy".

Khúc đầu Tánh giác không một chút vô minh nhưng đột nhiên xuất hiện hai thứ năng minh-sở minh đối đãi nhau, rồi Tánh Giác hòa hợp vào đó. Như vậy, bạn cần phải thấu rõ: năng minh và sở minh do đâu mà xuất hiện? Tánh giác hòa hợp vào năng minh và sở minh như thế nào?

=> Bạn chưa biết rõ Tánh giác tồn tại như thế nào đâu, cho nên bạn phán bừa là giỏi! ===> TÀO LAO



*** A hahahaha nói chuyện với MOD TÀO LAO VNBN phải giới hạn đề tài, 1 lần giải đáp 1 câu thôi nhé[smile]

CÂU TRẢ LỜI ...có không phải tự nhiên rùi .. có không phải nhân duyên rùi .. thì cũng có HÒA HỢP .... MOD VNBN CÔ ĐỌC KINH THỦ LĂNG NGHIÊM đi [smile] ... LƯỜI BIẾNG thì không bao giờ có TRÍ TUỆ [smile]

---> NGƯỜI LƯỜI thì chỉ thích bắn PHÁO HOA thôi ... [smile] ,,, cứ khoe HỌC NHƯ LAI TẠNG mà hỏi HÒA HỢP đâu ? [smile] .. hòa hợp đâu ? ... Ờ .. hòa hợp đâu ? [smile]


(1) Mod VNBN ráng đọc thêm kinh Thủ Lăng Nghiêm tí đi .. chứ gì chỉ đọc vài câu ? [smile]


Kinh : "Ví Như có người ở trong áo mình buộc một hạt Châu NhưÝ Mà không hay biết; nên phải xin ăn lưu lạc phương xa, nghèo Nàn gầy ốm. Tuy bần cùng hết sức nhưng hạt châu không Hề mất. Bỗng dưng có người Trí chỉ bày cho hạt châu, Liền muốn gì có nấy, thành giàu có lớn, mới hay hạt Thần Châu chẳng phải do ở ngoài mà
trong.gif
được.

Thông rằng : Kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm chỉ thẳng tâm người, thấy Tánh thành Phật --> đều lấy hạt châu trong áo làm ví dụ. Như Lai Tạng Tánh, bị năm Ấm che đậy, như hạt châu buộc trong áo, nên không dễ thấy được. Hướng ra ngoài chạy kiếm Thì mỗi ngày đều thấy chẳng đủ, nghèo ốm ở phương Xa, chạy cuồng chín cõi. Cầu cái vui của trời, người, giữ Riêng cái lợi ích nhỏ nhen, thì cũng còn là rong ruổi ăn Xin. Còn như được Bổn Tâm, thì đầy đủ dư dật. Hạt Châu tên NhưÝ, muốn gì được nấy. Nào ngờ tự tánh Vốn tự saun đủ ! Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp (Lục Tổ khi ngộ đạo) ! Nên diệu dụng chẳng hề thiếu Hụt, thành giàu có vô biên. Một hạt Thần Châu này, mê cũng Chưa từng mất, ngộ cũng chẳng từng được. Chỉ được Người Trí chỉ cho, bèn tự thọ dụng không cùng, nào mượn Chỗ tu chứng ư ?

Một hôm, Đức Thế Tôn đưa ra một viên ngọc ma ni tùy sắc, rồi hỏi Các vị Thiên Vương của năm phương rằng : "Viên ngọc này Màu gì ?"

Các vị Thiên Vương mỗi người nói mỗi màu khác nhau. Thế Tôn cất viên Ngọc vào tay áo, rồi đưa tay lên hỏi : ---> "Viên ngọc này có Màu gì ?"


Các vị Thiên Vương thưa : "Trong tay Phật không có châu, ---> lấy chỗ nào có Màu ?"

*** TRÍ PHẬT là NGỌC CHÂU .. soi sáng được đêm đen không đèn ..và MOD VNBN mà [smile]


khi hết phiền não che đậy ... thì Như Lai Tạng gọi là gì nhỉ ? [smile] [smile] ----> ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
ha ha ha h[smile]

A ahahhahahah ...Ờ .. cười đi rùi lại BỎ TRỐN VÌ XỆ ... có gì khó hiểu vậy MOD VNBN PHÁO HOA XUÂN ? [smile] ... hỏng phải cũng là KINH THỦ LĂNG NGHÊM mà MOD VNBN đang đọc cũng viết luôn nhỉ ? [smile]

---> còn gì muốn BẮN LÊN TƯNG BỪNG nữa hông? [smile]


1. Bạn nói:
theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

Đúng là tự vả miệng, khúc đầu bạn nói "tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào" nhưng khúc sau lại nói "cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy".

Khúc đầu Tánh giác không một chút vô minh nhưng đột nhiên xuất hiện hai thứ năng minh-sở minh đối đãi nhau, rồi Tánh Giác hòa hợp vào đó. Như vậy, bạn cần phải thấu rõ: năng minh và sở minh do đâu mà xuất hiện? Tánh giác hòa hợp vào năng minh và sở minh như thế nào?

=> Bạn chưa biết rõ Tánh giác tồn tại như thế nào đâu, cho nên bạn phán bừa là giỏi! ===> TÀO LAO



*** A hahahaha nói chuyện với MOD TÀO LAO VNBN phải giới hạn đề tài, 1 lần giải đáp 1 câu thôi nhé[smile]

CÂU TRẢ LỜI ...có không phải tự nhiên rùi .. có không phải nhân duyên rùi .. thì cũng có HÒA HỢP .... MOD VNBN CÔ ĐỌC KINH THỦ LĂNG NGHIÊM đi [smile] ... LƯỜI BIẾNG thì không bao giờ có TRÍ TUỆ [smile]

---> NGƯỜI LƯỜI thì chỉ thích bắn PHÁO HOA thôi ... [smile] ,,, cứ khoe HỌC NHƯ LAI TẠNG mà hỏi HÒA HỢP đâu ? [smile] .. hòa hợp đâu ? ... Ờ .. hòa hợp đâu ? [smile]


(1) Mod VNBN ráng đọc thêm kinh Thủ Lăng Nghiêm tí đi .. chứ gì chỉ đọc vài câu ? [smile]


Kinh : "Ví Như có người ở trong áo mình buộc một hạt Châu NhưÝ Mà không hay biết; nên phải xin ăn lưu lạc phương xa, nghèo Nàn gầy ốm. Tuy bần cùng hết sức nhưng hạt châu không Hề mất. Bỗng dưng có người Trí chỉ bày cho hạt châu, Liền muốn gì có nấy, thành giàu có lớn, mới hay hạt Thần Châu chẳng phải do ở ngoài mà
trong.gif
được.

Thông rằng : Kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm chỉ thẳng tâm người, thấy Tánh thành Phật --> đều lấy hạt châu trong áo làm ví dụ. Như Lai Tạng Tánh, bị năm Ấm che đậy, như hạt châu buộc trong áo, nên không dễ thấy được. Hướng ra ngoài chạy kiếm Thì mỗi ngày đều thấy chẳng đủ, nghèo ốm ở phương Xa, chạy cuồng chín cõi. Cầu cái vui của trời, người, giữ Riêng cái lợi ích nhỏ nhen, thì cũng còn là rong ruổi ăn Xin. Còn như được Bổn Tâm, thì đầy đủ dư dật. Hạt Châu tên NhưÝ, muốn gì được nấy. Nào ngờ tự tánh Vốn tự saun đủ ! Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp (Lục Tổ khi ngộ đạo) ! Nên diệu dụng chẳng hề thiếu Hụt, thành giàu có vô biên. Một hạt Thần Châu này, mê cũng Chưa từng mất, ngộ cũng chẳng từng được. Chỉ được Người Trí chỉ cho, bèn tự thọ dụng không cùng, nào mượn Chỗ tu chứng ư ?

Một hôm, Đức Thế Tôn đưa ra một viên ngọc ma ni tùy sắc, rồi hỏi Các vị Thiên Vương của năm phương rằng : "Viên ngọc này Màu gì ?"

Các vị Thiên Vương mỗi người nói mỗi màu khác nhau. Thế Tôn cất viên Ngọc vào tay áo, rồi đưa tay lên hỏi : ---> "Viên ngọc này có Màu gì ?"


Các vị Thiên Vương thưa : "Trong tay Phật không có châu, ---> lấy chỗ nào có Màu ?"

*** TRÍ PHẬT là NGỌC CHÂU .. soi sáng được đêm đen không đèn ..và MOD VNBN mà [smile]


khi hết phiền não che đậy ... thì Như Lai Tạng gọi là gì nhỉ ? [smile] [smile] ----> ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
hiiii, nói hoài mà vẫn không hiểu nhỉ?
NGỌC CHÂU THÌ CÓ SẴN NHƯNG TRÍ PHẬT THÌ HẾT PHIỀN NÃO MỚI XUẤT HIỆN.

Như vậy, VNBN đang phản bác cái quan niệm của bạn "TRÍ TUỆ CÓ SẴN".

Một khuclunglinh đang lặn hụp thế kia mà bảo rằng "khuclunglinh đã có sẵn TRÍ TUỆ" thì chính là điên đảo. Và đương nhiên không phù hợp với thực tế, người có Trí Tuệ Phật thì như Đức Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là một vị Phật thật thụ, chứ không phải là một chúng sanh như khuclunglinh đây.

Giữa cái có sẵn và cái không sẵn, bạn không phân biệt được, lầm lẫn như vậy thì đã thiếu trí tuệ rồi.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ngọc Châu có sẵn đó có tên gọi là gì ? [smile]

A ahhahahah .. cho Mod VNBN TÀO LAO cơ hội BẮN PHÁP HOA NHÉ [smile] ..

*** hay là MOD VNBN đã QUAY ĐẦU chuẩn bị CHẠY THEO SÁT SAU ĐÍT mà còn e lệ ... VIÊN CHÂU TRONG CHÉO ÁO ====> vốn là tượng trưng cho ĐẠI TRÍ TUỆ .. tức là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ [smile]

*** NAM MÔ MIẾT mà quên tụng BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH À [smile] ..thì ra .. NAM MÔ MIẾT đâu phải là trí tuệ [smile]


(1) TRÍ PHÁP THÂN ... VIÊN NGỌC ĐÂU ... VIÊN NGỌC ĐÂU ? [smile]

Khi ấy Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Phật Tử khéo quan sát,
Thế pháp do tâm tạo.
Thị hiện đủ thứ thân ,
Sức thần thông tư tại
Tất cả đều thành tựu,
SỞ TÁC VÔ CHƯỚNG NGẠI ."....(Hết Trích ) - Kinh Lăng Già




1. Trước hết, bạn hãy tự hỏi xem: Một chúng sanh, từ khi phát tâm đến khi thành Phật thì trãi qua những giai đoạn gì và cần bao lâu kiếp?
Hiện tại, bạn đang ở vị trí nào? - MOD VNBN


*** cái này là TÀO LAO nhé .. VIÊN NGỌC CÓ SẴN mà TÀO LAO BÍ ĐAO ĐÒI SANH KIẾP NÀO CÕI NÀO .. ĐÒI SANH CÕI GÌ CÕI GÌ .... tào lao bí đao [smile] .. A hahahahahah .. Ahahahahahah

---> CÓ SẴN .. mà vụt khỏi tầm bay [smile] .. A hahahahahah

(2) Niết Bàn

1712582562356.webp


Vi Diệu Pháp Toát Yếu .. quyển 3


nói Viên NGọc là tự nhiên có sẵn [smile] .. sao lại hỏng có sẵn .. mà đòi hỏi phải vượt qua ? [smile]

nói là NHÂN DUYÊN .. sao lại không phải là "12 nhân duyên" ... mà phải là ngoài 12 nhân duyên ? [smile]


*** tha hồ mà MOD VNBN TÀO LAO CHẠY LOẠN XẠ nhé [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
47
Điểm tương tác
1
Điểm
8
hiiii, nói hoài mà vẫn không hiểu nhỉ?
NGỌC CHÂU THÌ CÓ SẴN NHƯNG TRÍ PHẬT THÌ HẾT PHIỀN NÃO MỚI XUẤT HIỆN.

Như vậy, VNBN đang phản bác cái quan niệm của bạn "TRÍ TUỆ CÓ SẴN".

Một khuclunglinh đang lặn hụp thế kia mà bảo rằng "khuclunglinh đã có sẵn TRÍ TUỆ" thì chính là điên đảo. Và đương nhiên không phù hợp với thực tế, người có Trí Tuệ Phật thì như Đức Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là một vị Phật thật thụ, chứ không phải là một chúng sanh như khuclunglinh đây.


Giữa cái có sẵn và cái không sẵn, bạn không phân biệt được, lầm lẫn như vậy thì đã thiếu trí tuệ rồi.
Không phải Phật hết phiền não mà Phật biến thành PHIỀN NÃO thì mới thành Phật
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
47
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Ha ha ha[smile]

thật ra ngay từ đầu tui đã biết MOD VNBN "hỏng hiểu nghĩa" = VIÊN NGỌC CÓ SẴN .. nó tồn tại như thế nào rồi [smile]

Ngọc Lý bí thanh diễn diệu âm [smile]
cá trung mãn mục .. lộ thiền tâm [smile]


1. CÁI CÓ SẴN ===> là TÁNH GIÁC [smile]

theo kinh Lăng Nghiêm .. tánh giác hằng minh ... hỏng có 1 chút vô minh nào ... ... gọi đó là viên ngọc cũng đúng [smile]
chỉ có điều .. cái TÁNH GIÁC lại hòa hợp với NĂNG MINH SỞ MINH .. bị che đậy .. nên mới có hai từ khác: Bất Giác --> Bản Giác .. Bản Giác --> Thủy Giác

có nghĩa là BẤT GIÁC thấy khổ .. nhưng vẫn còn chút linh giác linh lợi để biết ra theo kinh nghiệm, sở học sở trường của mình [smile ] đây gọi là NĂNG MINH, SỞ MINH

thí dụ:

thò tay vô lửa .. bị phỏng nóng rát thì rút ra ... cho đó là do bản năng .. là do lanh lẹ .. là do cơ bắp [smile ]

hay là thất tình .. quốc phá gia vong .. lớn quá thì chẳng biết làm sao ---> CẦU XIN THƯỢNG ĐẾ CHO CON QUỐC GIA MỚI [smile]

cho nên .. THỦY GIÁC là cái giác cứ phải đổi mới thay đổi hoài

Cộng với bỏ thêm vào NGŨ DỤC .. TAM GIỚI .. THAM SÂN SI MẠN KIẾN NGHI .. THẬP KIẾT SỬ thì thiệt đúng là điên đảo .. ...cứ như cỡ MOD VNBN .. thì cũng là điên đảo dài cả BỘ PHIM TẬP ngàn ngày rùi rùi [smile]

cho nên ... định nghĩa pháp thân mà Thày VQ .. bác TH ... vv. giới thiệu là

- Giáo Pháp Thân: Luật là luận

- Công Đức Pháp Thân: .. có nghĩa là 5 công đức thực hành tất cả các pháp - Giới đầy đủ, Định đầy đủ, Tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ [smile]

những công đức này ... thường cũng đi cùng với CHÁNH BIẾN TRI, THẬP LỰC, TỨ VÔ ÚY, TAM BẤT HỘ



(i) Chánh Biến Tri: cũng có nghĩa là pháp thân .. là sự thấy biết các pháp chân chính ... vì vậy .. Chánh Biến Tri cũng đồng nghĩa với từ "PHẬT" nghĩa là: tam-miệu tam-phật-đà, chính đẳng giác, đẳng chính giác (smile)

(ii) Thập Lực:

1. Xứ phi xứ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết một cách chắc thật đối với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo nghiệp thiện thì nhất định được phước báo an vui và ngược lại.

2. Nghiệp dị thục trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết rõ nghiệp duyên, quả báo, sinh xứ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai của tất cả chúng sanh.

3. Tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt về các pháp tu thiền định, biết rõ và đúng như thật về thứ lớp, sâu cạn của thiền định, giải thoát.

4. Căn thượng hạ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về căn cơ cao thấp của chúng sanh.

5. Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt mọi kiến giải và biết rõ như thật về tất cả các dục lạc, thiện ác khác nhau của chúng sanh.

6. Chủng chủng giới trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết khắp và đúng như thật về hoàn cảnh thực tế khác nhau của chúng sanh ở thế gian.

7. Biến thú hạnh trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về nơi đến của các hạnh hữu lậu là lục đạo và các hạnh vô lậu là Niết-bàn.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về các túc mạng, một đời cho đến cả trăm ngàn đời, chết đây sanh kia, tên tuổi, đời sống và thọ mạng của chúng sanh.

9. Sinh tử trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về thời gian sanh tử, cõi thiện và cõi ác ở đời vị lai, cùng các nghiệp duyên thiện ác của chúng sanh.

10. Lậu tận trí lực: Trí tuệ của Như Lai đoạn tận hết thảy các tập khí, phiền não không còn sanh khởi, thành tựu giải thoát tốt hậu.

(iii) Tứ Vô úy

Tứ vô sở uý còn gọi là Tứ vô uý. Tâm giáo hoá người mà không khiếp sợ gọi là vô uý (化 他 之 心 不 怯 名 無 畏)

a. Đức Phật chứng đạt Nhất thiết trí nên đối với tất cả việc đều thấu suốt. Tất cả kinh thư, luận nghị đức Phật đều thông đạt, vấn đáp rõ ràng, nên không có sợ hãi. Người thường kém về giới đức, đa văn, trí tuệ nên thường bị đời chê bai.

b. Đức Phật đã đoạn trừ tất cả phiền não, không còn bị chúng chi phối nữa.

c. Phật thuyết pháp tựa như uy lực của sư tử trước các loài thú. Phật thuyết pháp dựa trên thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Kẻ trí không thể phá hoại được còn đối với phàm phu vô trí thì Phật không tranh cãi với họ.

d.chứng đạt đầy đủ đạo xuất thế, diệt trừ mọi khổ não. Tức tuyên thuyết đạo xuất ly không sợ hãi.

(iv). Tam bất hộ:

Phật luôn an trụ trong chánh niệm, chánh tri.
(1) Khi duyên cảnh thuận không sinh tâm hoan hỷ. (2) Khi duyên cảnh nghịch không sinh tâm lo buồn. (3) Khi duyên cảnh không thuận nghịch không sinh tâm hoan hỷ và lo buồn. Ba niệm trụ này đều lấy niệm và tuệ làm thể. Đây thuộc xứ phi xứ trí lực - Thành Thật Luận,

phatgiao.vn

cho nên .. CÓ CÁI GÌ HỎNG PHẢI LÀ TRÍ không? [smile] .... rùi lấy ngay cả tam niết bàn: Vô Tướng Niết Bàn, Vô Ái Niết Bàn, Chân Không Niết Bàn cũng đều là do tu tập TRÍ TUỆ mà có

---> cái CHỖ KHÔI HÀI ---> là VNBN tự cho là CÓ VIÊN NGỌC ---> mà lại chẳng hề biết VIÊN NGỌC ĐÓ LÀ GÌ [smile]... tới khi THẤY NGỌC .. mà CÒN TÀO LAO xạo xự .. ngọc là gì gì gì gì ... tự có tự chỉ tự thiên [smile]

chỗ khó ở đây là MOD VNBN vốn không biết là VIÊN NGỌC TỰ CÓ LÀ GÌ .. rùi thì ĐẢO ĐIÊN TRÌNH ĐỘ, DANH TỪ NÁO LOẠN ... BẤT TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO nên mới có cái náo loạn này ... phải thế mà [smile]



(2) Cúng Dường Bát Nhã Ba LA Mật Như Thế NÀo ? [smile]

Bạch đức Thế Tôn! Phải cúng dường Bát nhã ba la mật thế nào?”


Đức Phật nói: “Phải như cúng dường Phật mà cúng dường Bát nhã ba la mật. Phải như lễ Phật mà lễ Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì Phật chẳng khác Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật. Trong Bát nhã ba la mật ---> nầy xuất sanh chư Phật, chư Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn


Bát Nhã là từ phiên âm của TRÍ TUỆ của tiếng Phạn là (Prana) ... Trí Tuệ Bát Nhã vốn là danh từ đồng nghĩa TRÍ TUỆ = BÁT NHÃ [smile] .. ghép chung hai thứ tiếng để phân biệt với TRÍ TUỆ thường thức trong đới sống (Wisdom)

như vậy .. TRÍ TUỆ ... là nguồn gốc sản sinh CHƯ TÔN ĐỨC [smile]



(a) Cúng Dường Chư Tăng như thế nào ? (smile)

chúng ta cúng dường chư Tăng cũng hệt như vậy .. là vì trí tuệ của họ có thể giúp đỡ cho chúng ta trên con đường tu học giải thoát [smile]



Huệ mạng có nghĩa là:



ý dịch là cụ thọ mạng
(具壽命), cụ thọ (具壽); cũng là từ tôn xưng đối với vị Tỳ Kheo cao đức, còn gọi là huệ thọ (慧壽). Giống như sắc thân thì nương tựa vào ăn uống để nuôi dưỡng,



Pháp Thân lấy trí tuệ ---> làm thọ mạng nuôi dưỡng; nên mạng của trí tuệ bị thương tổn thì thể của Pháp Thân mất đi. Vì tuệ là thọ mạng của Pháp Thân, nên được gọi là tuệ [huệ] mạng.



Lại Huệ mạng là tiếng dùng để gọi hàng Tỳ Kheo. Ấy là hạng người nghe nhiều, biết rộng, ý thức mạnh mẽ, lấy trí huệ làm đời sống của mình, tức là hạng sống bằng đời trí huệ




Lại nữa, Huệ mạng cũng kêu Huệ thọ, Cụ thọ. Như Phật gọi: Huệ mạng Tu bồ Đề tứ là vị Tỳ Kheo Tu bồ Đề sống đầy đủ cái đời Trí huệ, thành Đại La Hán



Huệ mạng cũng là tiếng mà bực Thượng tọa dùng để gọi bực Hạ tọa, còn bực Hạ tọa gọi bực Thượng tọa là Tôn giả.



Như trong Tăng Già Tra Kinh (僧伽吒經, Taishō Vol. 13, No. 423) quyển 1 có đoạn: “Nhất thời Bà Già Bà, tại Vương Xá Thành Linh Thứu Sơn trung, cọng Ma Ha Tỳ Kheo tăng nhị vạn nhị thiên nhân câu, kỳ danh viết, huệ mạng A Nhã Kiều Trần Như, huệ mạng Ma Ha Mô Già Lược, huệ mạng Xá Lợi Tử, huệ mạng Ma Ha Ca Diếp, huệ mạng La Hầu La, huệ mạng Bà Câu La, huệ mạng Bạt Đà Tư Na, huệ mạng Hiền Đức, huệ mạng Hoan Hỷ Đức, huệ mạng Võng Chỉ, huệ mạng Tu Phù Đế, huệ mạng Nan Đà Tư - Tự Điển Phật Học .. Đoàn Trung Còn



cho nên .. cũng vẫn lời nói đó .. nếu KLL nói gì sai .. vẫn kính xin thày VQ tận tình chỉ đạy [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Có Viên Ngọc mà không biết viên ngọc ở đây là để cho Viên Ngọc "ĐÁNH" <mình> như nó đã đánh mình chứ không trốn chạy nó nữa, không ngăn ngừa nó như ta đã làm trước đó nữa.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
47
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Có Viên Ngọc mà không biết viên ngọc ở đây là để cho Viên Ngọc "ĐÁNH" <mình> như nó đã đánh mình chứ không trốn chạy nó nữa, không ngăn ngừa nó như ta đã làm trước đó nữa.
Viên ngọc ở đây là những thứ ta đem vứt đi: phân, cứt, rác, chất độc... Ta để nó nơi xa mình (viên ngọc đi mất giá trị). Phật thì trân quý nó, coi như bảo bối và vứt đi thứ tầm thường như danh vọng lợi dưỡng...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top